Đóa Bạch Liên Ấy Thật Xinh Đẹp!
-
Chương 144: Vĩ thanh
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Năm thiên hi, tôi tới Vũ Hán làm một chuyên mục. Theo bước chân cải cách, Trung Quốc càng ngày càng phát triển, có một tạp chí tới tìm tôi, hy vọng tôi có thể đảm nhận một chuyên mục mang tên là “Hạnh Phúc”, chuyên mục lấy đề tài câu chuyện hạnh phúc của những người dân Trung Quốc.
Hạnh phúc không phải ai cũng giống nhau, nhưng thật ra chuyên mục này không hay ho như vậy, bởi vì trong lòng mỗi người, ai cũng đều có nhiều hơn những câu chuyện bất hạnh.
Tôi phỏng vấn những người thoạt trông có vẻ thành công trong cuộc sống, để họ nói lên những cảm nhận của mình về hạnh phúc, không ngờ cuối cùng lại trở thành chương trình kể khổ.
Nhân vật đầu tiên là Tiểu Lợi, ba mươi hai tuổi, gia cảnh giàu có, lấy được một cô vợ xinh đẹp, sinh được một cặp long phượng, những gì những người trẻ tuổi ao ước theo đuổi anh ta đều có đủ. Tôi bảo anh ta kể lại một chút về cuộc sống của mình, anh ta bắt đầu kể khổ với tôi, vợ anh ta từ lúc sinh con xong thì chỉ biết đến con cái, lại không quan tâm tới cuộc sống của anh ta con anh thì đang tới tuổi nghịch ngợm, căn bản không chịu nghe lời bố mẹ, cậu con trai ngày nào cũng đánh nhau với bạn bè, cô con gái thì động một chút là lại khóc nhè.
Tôi nói với anh ta: “Người anh em, anh không cố tình khoe khoang đấy chứ?”
Tiểu Lợi mày chau mặt ủ đốt một điếu thuốc: “Khoe khoang? Tôi chỉ hận không được đổi với cậu, giờ nghĩ lại thấy một mình vẫn sướng nhất. Tự do tự tại.”
Nhân vật thứ hai là Tiểu Khải, tốt nghiệp tiến sĩ ở một trường đại học danh tiếng, từ nhỏ đã là học sinh ưu tú, nhận được không biết bao nhiêu học bổng, sau khi tốt nghiệp thì được một công ty lớn tuyển dụng, có thể nói là cuộc đời thuận buồm xuôi gió. Tôi hỏi anh ta công việc có thuận lợi không, vốn tưởng một người thông minh ưu tú như vậy thì đi làm cũng đơn giản thuận lợi như khi đi học. Không ngờ anh ta lại phàn nàn về lãnh đạo của mình với tôi. Anh ta nói mình khổ sở đèn sách nhiều năm như vậy mà bên cạnh có người cùng tuổi tốt nghiệp xong ra trường phấn đấu năm sáu năm, chức vụ không kém anh ta là bao. Mà lãnh đạo trực tiếp của anh ta, tuổi tác không nhiều hơn, bằng cấp cũng thấp hơn nhiều, nhưng luôn khoa tay múa chân ra lệnh anh ta phải làm thế nọ phải làm thế kia. Anh ta thật không thể hiểu nổi về cái xã hội này.
Còn có vài người nữa, nhưng chung quy cũng đều như vậy. Có người nói với tôi một câu, khiến tôi gần như bị thuyết phục. Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân. Trên thế giới này có rất nhiều thứ không công bằng, có người sinh ra đã giàu có, có người trời sinh khuôn mặt đẹp. Còn mình vô luận cố gắng tới đâu cũng không thể vượt qua được người khác, như vậy thì sao có thể cảm thấy hạnh phúc được?
Càng ngày hạn chót càng tới gần, trong đầu tôi vẫn mờ mịt mù sương, mãi chẳng thể hạ bút viết, suýt chút nữa lấy mấy bài viết ở mục “Tri âm”, “Độc giả” ra, cải biên một chút để ứng phó.
Ở nhà rầu rĩ mãi không tìm được linh cảm, tôi quyết định ra ngoài một chút.
Tôi đi tản bộ trong công viên Vũ Xương, có một chiếc xe ô tô con dừng lại bên lề đường. Một cậu thanh niên trẻ tuổi ở ghế tài xế xuống xe, mở cửa sau, đỡ hai cụ ông tóc trắng xuống xe.
Tôi dừng bước lại, ánh mắt bị hai người họ thu hút.
Hai cụ ông kia thoạt nhìn ít nhất tám mươi tuổi, gương mặt đầy những nếp nhăn và những đốm đồi mồi, nhưng thoạt nhìn hai người họ vẫn tràn đầy tinh thần, gương mặt cũng rất thiện lương hiền lành. Trong đó có một người phải dùng gậy chống, người kia thì đi đứng vẫn còn rất nhanh nhẹn.
Cậu thanh niên kia hỏi hai người họ: “Đại gia gia, nhị gia gia, có cần con đi cùng hai người không?”
Cụ ông chống gậy khoát khoát tay: “Con đi chơi với bạn đi, để bọn ông tự nhiên, đến giờ tới đón là được rồi.”
Cậu thanh niên kia nhún vai, quay về lái xe đi.
Hai cụ ông dìu nhau đi vào trong công viên.
Tôi tìm một chiếc ghế dài ngồi xuống, lặng lẽ quan sát hai người họ. Thành phố này có rất nhiều người lớn tuổi, chính trong nhà tôi cũng vẫn còn ông bà nội, nhưng rất ít khi tôi chú ý tới người lớn tuổi. Ai mà chẳng thích tuổi trẻ đẹp đẽ, tràn trề tinh thần phấn chấn. Nhưng hai ông cụ kia khiến tôi không nhịn được muốn quan sát họ. Chính bản thân tôi cũng không biết có điều gì ở hai cụ ông ấy hấp dẫn mình. Có lẽ bởi thời gian gần đây tôi bị cái đề tài “Hạnh phúc” kia làm cho vướng bận. Hai cụ ông ấy, dù chỉ nhìn họ nói đùa với nhau thôi cũng có thể cảm thấy họ đang rất hạnh phúc.
Mấy phút sau, tôi quyết định đi về phía họ.
“Dạ, chào hai ông, liệu chúng ta có thể nói chuyện được không ạ?” Tôi đi tới bên cạnh họ chào hỏi.
Hai người nhìn tôi, không nói tiếng nào, nhưng đều mỉm cười. Tôi biết họ đã đồng ý.
Tôi hỏi: “Ông bao nhiêu tuổi rồi ạ?”
Cụ ông da trắng nói: “Hơn tám mươi, không nhớ rõ lắm.”
Cụ ông chống gậy thở dài một tiếng: “Năm tôi sinh ra cũng là năm Lục Kiến Chương qua đời.”
Cụ ông da trắng đành phải nói: “Tôi lớn hơn ông ấy ba tuổi.”
“Đúng vậy, già hơn tôi ba tuổi.”
Cụ ông da trắng lườm một cái, nhưng chỉ quở trách một chút, không có chút tức giận nào.
Tôi hơi sững sờ. Tôi biết Lục Kiến Chương là một danh nhân thời dân quốc, nhưng lịch sử thời dân quốc với chúng tôi mà nói rất xa vời, Lục Kiến Chương qua đời năm bao nhiêu, tôi không biết, lại không tiện hỏi lại, không thể làm gì hơn là thầm ghi nhớ trong đầu, khi nào quay về sẽ tra tài liệu.
“Nghe khẩu âm hai ông có vẻ không giống người Vũ Hán.”
“Bọn tôi tới từ Trùng Khánh.”
“Tới đây nhân dịp gì ạ?” Tôi lập tức dùng khẩu âm Tứ Xuyên để nói chuyện với họ.
“Trở lại chốn xưa.”
Cụ ông da trắng nói tương đối nhiều, tôi hỏi gì ông đều trả lời tôi, cụ ông chống gậy không nói nhiều, trong lúc cụ ông da trắng nói chuyện chỉ nhìn ông ấy.
“Hai người là anh em sao?” Tôi hỏi. Tôi nghe thấy cậu thanh niên ban nãy gọi họ là Đại gia gia, nhị gia gia.
Hai người liếc mắt nhìn nhau, nở nụ cười.
“Bên nhau một đời.”
“So với anh em còn thân thiết hơn.”
Tôi lại có chút mờ mịt. Bên nhau một đời, những lời này nghe xong có điểm giống như vợ chồng.
Chúng tôi lại vừa đi vừa nói chuyện với nhau, hai cụ ông đều đi rất nhanh, cho dù cụ ông kia có chống gậy thì cũng không phải khom lưng đi như các ông cụ lớn tuổi khác.
Tôi khen họ từ đáy lòng: “Hai ông đều rất khỏe.”
Hai người đều nở nụ cười.
“Đương nhiên rồi, năm đó đánh Nhật, giặc thất tiến thất xuất cũng không ngăn được tôi.”
“Thất tiến thất xuất? Ông kể chuyện cho bọn trẻ nhiều nên hồ đồ rồi!”
Hai mắt tôi sáng lên: “Hai người tham gia cuộc chiến kháng Nhật?” Giờ thì tôi đã tương đối rõ về tuổi tác của hai cụ ông. Hai cụ ông này quả thật rất lợi hại.
“Chân của ông ấy bị thương do đánh giặc đấy.” Cụ ông da trắng nói.
Tôi lại càng thêm giật mình: “Nói như vậy… hai người là chiến hữu của nhau?”
“Gì cũng đúng, anh em, chiến hữu… Cậu nói gì cũng đúng..”
Tôi cảm thấy rất hứng thú với thời kì lịch sử kia, càng quấn lấy họ không muốn rời. Hai ông cụ hơn tám mươi tuổi, từng tham gia cuộc chiến kháng Nhật, trải qua những năm tháng tăm tối nhất trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời của họ chắn chắn có nhiều chuyện đặc sắc hơn cuộc sống của thế hệ trẻ chúng tôi. Thế là tôi không ngừng hỏi họ chuyện quá khứ.
Tôi ngồi hàn huyên với họ rất lâu, hai cụ ông thật sự rất hiền hòa, tôi hỏi gì họ cũng nguyện ý trả lời cho tôi nghe.
Hai người họ cũng không sinh con, cậu thanh niên đưa họ tới là cháu đích tôn của anh trai cụ ông da trắng. Nghe nói những năm sáu mươi, bởi trong nhà họ có thành phần bất hảo, cho nên phải chịu rất nhiều khổ cực, cuối cùng anh trai và chị dâu ông đều không chịu đựng được mà qua đời, để lại hai người con gái. Hai người họ liền nhận nuôi con gái của anh trai, coi như con ruột mình, giờ cháu chắt đã đủ cả. Mấy đứa nhỏ rất có tiền đồ, cũng đều rất hiếu thuận.
Hai người họ cùng nhau trải qua gần trăm năm bấp bênh mưa gió, có thể coi như sách lịch sử sống. Tôi liên tục hỏi họ chuyện quá khứ, bởi có rất nhiều câu chuyện lịch sử hay chúng tôi không đọc được ở trong sách. Nhưng dường như họ đều không có hứng thú với đề tài này.
Tôi hỏi họ chuyện quốc cộng nội chiến, cụ ông chống gậy nhàn nhạt nói: “Đánh giặc xong bọn tôi xuất ngũ trở về nhà, không tham gia mấy cuộc chiến sau.”
Tôi hỏi họ về sự kiện ‘Bè lũ bốn tên’ đã hại chết anh trai và chị dâu họ, ông lão da trắng lắc đầu: “Đều đã qua, cũng chẳng có gì. Xã hội luôn có những người xấu, để rồi qua đó mới thấy rõ còn rất nhiều người tốt.”
Họ cũng rất hứng thú khi kể về chuyện cháu chắt mình, mà chuyện họ kể nhiều nhất vẫn là chuyện về đối phương.
“Lúc đó phổi ông ấy không tốt, bác sĩ nói là ho lao, trị không hết, chỉ có thể về nhà chờ chết, còn dặn chúng tôi chuẩn bị quan tài trước. Giờ ông ấy thế này thôi chứ trước kia mỏng manh yếu đuối lắm, ho ra tí máu mà đến nỗi ngồi viết di thư, còn chạy ra bên bờ ruộng cách nhà mấy dặm chờ chết, nói là không muốn liên lụy tới tôi. Tôi và bọn nhỏ đi tìm hai ngày mới tìm được ông ấy về, mãi sau này mới biết là ăn cá xương mắc vào cổ họng, làm ho ra máu.”
“Đừng có mà nói lung tung, tôi tự chạy sao? Là ai cười mà còn khó coi hơn khóc. Buổi tối đi ngủ dụ tôi ngủ xong ôm tôi khóc, nói là tôi chết ông cũng không muốn sống nữa. Hại tôi sợ đến nỗi chỉ biết chạy đi.”
“Hồi còn trẻ ông ấy hung dữ lắm, trẻ con trong thành nhìn thấy đều sợ phát khóc. Sau này già, da nhăn xuống, thế mà có người lại khen trông anh tuấn hơn.”
“Giờ tôi đi đứng không tốt, chứ trước đây tôi cõng ông ấy đi đường núi một ngày một đêm, rõ ràng ông ấy đi được cơ mà lười, lười cả đời.”
“Bậy bạ! Ông cõng tôi có mỗi một ngày, giờ ông đi tới đâu, tôi đỡ tới đó, tôi đỡ ông bao nhiêu năm ông có nhớ không?”
“Tôi kêu ông đỡ tôi chắc? Tôi chỉ cà nhắc một chút chứ đâu phải cụt, tới cả đi nhà vệ sinh ông cũng muốn đỡ tôi, người khác nhìn vào còn tưởng chúng ta định làm gì!!”
Tôi nghe mà cười không ngừng: “Hai người cảm tình tốt thật.”
Ông lão da trắng khoát tay: “Tốt cái gì mà tốt. Ngày nào ông ấy cũng đi chọc tức tôi, tôi bảo ông ấy làm cái gì ông ấy liền không làm cái đó.”
Ông lão chống gậy ung dung nói: “Mấy chuyện ông không biết đạo lý, tôi mới không thèm làm. Ông bảo buổi tối ông sợ lạnh, đến mùa đông đêm nào nửa đêm tôi cũng phải dậy đắp kín chăn cho ông một lần nữa. Tôi đi vén chăn ông à?”
“Ai bảo tôi không biết đạo lý, có ông không biết đạo lý thì có. Tôi nói tôi muốn ăn thịt nấu chín, ông lại làm đậu hũ ma bà cho tôi ăn.”
“Đấy là bác sĩ bảo ông nên ăn ít thịt.”
“Thịt nấu chín thì còn nhiều thịt lắm chắc? Lúc ngủ ông còn thích chọc chọe tôi, tôi gối thêm cái gối lót mà ông cũng rút gối của tôi ra, không cho tôi ngủ ngon giấc.”
“Ông gối hai gối liền. Bác sĩ dặn rồi còn gì, không được gối cao quá, không tốt cho đầu.”
“Tôi thích ngủ cao như thế đấy, nếu không tôi ngủ không ngon.”
“Ông lại còn dám nói, ông ngủ không ngon á, sét đánh bên tai ông cũng chẳng tỉnh lại, hồi trước gối lên tay tôi liền ngủ li bì, quất mông vài cái cũng chẳng thèm tỉnh. Ông mắc cái bệnh thiếu gia cáu kỉnh.”
Tôi ở bên cạnh nghe vừa buồn cười lại vừa xấu hổ. Hai người họ cãi cọ như quên mất sự tồn tại của tôi. Ngay cả chính tôi cũng tự thấy mình dư thừa, không nên quấy rầy hai người họ.
Vất vả lắm mới đợi được hai người dừng lại lấy hơi, tôi vội vàng hỏi một câu: “Hai ông, hai ông có nghĩ cuộc sống của mình hạnh phúc không?”
Hai người ngẩn ra, sau đó nét mặt vẻ như đã bừng tỉnh. Thật giống như trước đây hai người không tìm được từ thích hợp để hình dung cuộc sống của mình, nhưng giờ thì họ đã biết.
“Bình thường cháu chắt có không nghe lời không? Hàng xóm có cãi nhau với hai người không?” Cũng không phải tôi cố ý gây xích mích ly gián, tôi cũng biết mình hỏi như vậy thật bất lịch sự, nhưng tôi thật sự rất tò mò, ai cũng đều có chút bất mãn với cuộc sống của mình, chẳng lẽ họ không có sao?
Hai người nhìn nhau, tự hỏi nhau: “Có không?” “Có chứ nhỉ, tuần trước…” “Chuyện đấy bình thường, không tính.” “Thế không có.”
Tôi lại hỏi một câu hỏi bất lịch sự khác: “Hai người có hài lòng về nhau không? Ban nãy nói chuyện lâu như vậy, bao nhiêu chuyện xấu đều nói qua, sao không nói về nó?”
Cụ ông da trắng cười cười: “Không phải không muốn nói, là không có gì để nói. Lớn tuổi rồi, trải qua nhiều chuyện, đã không còn nhớ nữa.”
Cụ ông chống gậy nói: “Ông ấy già rồi, đầu óc không minh mẫn, tôi vẫn nhớ rõ lắm. Nhưng nhớ thì nhớ thôi, cũng thấy không việc gì, không có gì để nói.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Không có gì để nói?”
Cụ ông chống gậy nói: “Ông ấy ở bên cạnh tôi, bao nhiêu trắc trở khó khăn gì cũng cùng nhau trải qua rồi, sau này đều coi như chuyện nhỏ.”
Cụ ông tóc trắng hừ một tiếng. Ông cố đè khóe miệng xuống, vẻ như không muốn để lộ ra mình đang rất vui vẻ, nhưng không ngăn được ý cười nơi khóe mắt.
Giờ đến tôi cũng tự thấy mình quá phận. Lúc người ta hạnh phúc, đáng nhẽ ra mình phải đứng bên cạnh chúc phúc mới phải, nhưng nhìn họ hạnh phúc vui vẻ như vậy, tôi lại không nhịn được muốn tìm chút gì đó tối tăm u ám. Tôi lấy câu hỏi người bạn mình nói kia ra hỏi hai người họ. Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, tôi muốn hỏi xem họ nghĩ gì về vấn đề này.
Cụ ông chống gậy hỏi tôi: “Này chàng trai, năm nay cậu bao nhiêu tuổi rồi?”
Tôi đáp: “Hai mươi bảy.”
Cụ ông chống gậy cười cười: “Lúc tôi hai mươi bảy, bị người ta hiểu lầm là Hán gian, có người lấy đá ném vào đầu tôi, có người thì nhổ nước bọt. Lúc đó tôi không có gì cả, đừng nói là xem tivi, chơi máy tính, đến sống thôi cũng đã rất khó khăn. Nhưng tôi cảm thấy ‘rất tốt’. Giờ thế hệ các cậu ngày nay thì ‘quá tốt’ rồi, nhưng để tôi trải qua, tôi cũng chỉ thấy ‘tốt’ thôi.”
Tôi kìm lòng không đặng hỏi: “Vì sao ạ?”
Cụ ông chống gậy nói: “Cậu vừa nhắc tới hạnh phúc phải không? Bởi tôi đã từng trải qua bất hạnh, cho nên tôi hiểu được cái gì là hạnh phúc.”
Cụ ông da trắng ở bên cạnh gật đầu: “Trước kia nhà tôi rất có tiền, lúc có nhiều tiền nhất cũng là lúc tôi chán ghét cuộc sống thực tại nhất.”
Tôi cười hỏi: “Có nghĩa là càng nghèo thì càng hiểu cái gì mới là hạnh phúc?”
“Không phải.” Cụ ông da trắng trịnh trọng lắc đầu: “Không phải có tiền là không tốt, ai mà chẳng muốn có tiền chứ. Tôi chỉ muốn nói là, có nhiều thứ không thể dùng tiền để cân đo đong đếm, cũng không thể dựa vào một thứ khác để so sánh định nghĩa. Những khó khăn ngăn trở trên đường đời, tôi thấy không có gì là không tốt, bởi sau khi trải qua khó khăn rồi, ta sẽ trân trọng cuộc sống mình đang có hơn.”
Tôi ngẩn người trong thoáng chốc. Lời ông ấy nói quả thật rất có lý, tựa như những câu chuyện tôi viết, sóng gió qua đi sẽ là thời khắc cho sự thăng hoa. Chỉ là có rất nhiều người khi bị hãm chân trong cơn khốn khó không thể nhìn thấy tương lai, họ từ bỏ bước tiếp, cả một đời chẳng thể chạm vào thời khắc thăng hoa.
Lúc nói chuyện với hai cụ ông, đột nhiên tôi có xung động muốn viết một câu chuyện về họ. Tôi nghĩ nếu viết xuống, có lẽ câu chuyện này sẽ có rất nhiều cái hay.
Thời gian không còn sớm, họ chào tạm biệt với tôi, con đường họ đi khác với con đường họ đến.
Tôi đứng phía sau, nhìn bóng lưng họ rời đi.
Tôi thấy cụ ông chống gậy lặng lẽ dắt tay cụ ông da trắng, cụ ông da trắng tựa hồ như đang oán trách vài câu, nhưng vẫn nắm chặt tay người bên cạnh không buông.
Không biết vì sao, đường nhìn có chút mơ hồ.
Nếu tôi viết một câu chuyện về hai người họ, có lẽ cũng như bao câu chuyện khác, sẽ kết thúc ở đây. Hoặc có lẽ vài năm sau họ sẽ rời khỏi thế giới này, nhưng tôi không muốn nghĩ tiếp, lại càng không muốn chia sẻ một kết thúc buồn với mọi người.
Đối với hai cụ ông mà nói, thời gian cho họ khảo nghiệm tàn khốc nhất, nhưng cũng tặng cho họ những gì tốt đẹp nhất, đó chính là được ở bên nhau.
Dừng ở đây thôi, vừa đủ.
.o.
Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân: Không sợ thiếu, nhưng sợ phân chia không công bằng,
Bè lũ bốn tên: Là cụm từ để chỉ một nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho là cấu kết với nhau lộng quyền và để sát hại những Đảng viên không theo phe cánh từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó bị bắt và xét xử năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông mất
Tác giả nói ra suy nghĩ của mình:
Chính văn đến đây là kết thúc hoàn toàn. Đây là câu chuyện đầu tiên mà tôi không muốn viết thêm bất cứ phiên ngoại gì về hai nhân vật chính, bởi tôi đã viết hết những gì mình có trong đầu ra rồi.
Đây là tác phẩm dài nhất trong bốn năm rưỡi sáng tác của tôi, cũng là câu chuyện dụng tâm nhất, thật vui vì có thể chia sẻ nó với mọi người.
Nói qua về câu chuyện này một chút. Thoạt đầu muốn viết về thời dân quốc bởi được nghe ông ngoại bà ngoại kể chuyện Thượng Hải ngày xưa, khi đó họ đều là thiếu gia tiểu thư nhà giàu, nhưng những thập niên ấy cũng đã trải qua rất nhiều sóng gió. Lúc bắt đầu cảm thấy hứng thú với thời dân quốc, đồng thời tra tư liệu, tôi đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện khác nhau, có thiếu gia x hí tử, có dân quân x cộng quân, vv.. Thậm chí sau khi viết ra tôi đã phải sửa lại, nếu bạn nào nhảy hố ngay từ chương đầu tiên, chắc cũng đã biết, nhân vật chính thoạt đầu là cậu bé nhặt tàn thuốc. Nhưng có một phiên bản sớm hơn phiên bản này, phiên bản ấy chỉ lưu trong máy tính, nhân vật chính khi ấy là Cố Tu Qua.
Cố Tu Qua là nhân vật đầu tiên thành hình trong đầu tôi, tôi đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện cho anh ấy, nhưng cuối cùng bởi vì nhiều nguyên nhân nên đành phải từ bỏ, lấy Hắc Bạch làm hai nhân vật chính. Cũng bởi vậy cho nên Cố Tu Qua được tôi viết tương đối kỹ càng, bởi trong đầu đã lên được hình tượng một người cụ thể.
Lại một lần nữa cảm ơn mọi người đã đọc hết cố sự này, cảm ơn mọi người =3=
Hạnh phúc không phải ai cũng giống nhau, nhưng thật ra chuyên mục này không hay ho như vậy, bởi vì trong lòng mỗi người, ai cũng đều có nhiều hơn những câu chuyện bất hạnh.
Tôi phỏng vấn những người thoạt trông có vẻ thành công trong cuộc sống, để họ nói lên những cảm nhận của mình về hạnh phúc, không ngờ cuối cùng lại trở thành chương trình kể khổ.
Nhân vật đầu tiên là Tiểu Lợi, ba mươi hai tuổi, gia cảnh giàu có, lấy được một cô vợ xinh đẹp, sinh được một cặp long phượng, những gì những người trẻ tuổi ao ước theo đuổi anh ta đều có đủ. Tôi bảo anh ta kể lại một chút về cuộc sống của mình, anh ta bắt đầu kể khổ với tôi, vợ anh ta từ lúc sinh con xong thì chỉ biết đến con cái, lại không quan tâm tới cuộc sống của anh ta con anh thì đang tới tuổi nghịch ngợm, căn bản không chịu nghe lời bố mẹ, cậu con trai ngày nào cũng đánh nhau với bạn bè, cô con gái thì động một chút là lại khóc nhè.
Tôi nói với anh ta: “Người anh em, anh không cố tình khoe khoang đấy chứ?”
Tiểu Lợi mày chau mặt ủ đốt một điếu thuốc: “Khoe khoang? Tôi chỉ hận không được đổi với cậu, giờ nghĩ lại thấy một mình vẫn sướng nhất. Tự do tự tại.”
Nhân vật thứ hai là Tiểu Khải, tốt nghiệp tiến sĩ ở một trường đại học danh tiếng, từ nhỏ đã là học sinh ưu tú, nhận được không biết bao nhiêu học bổng, sau khi tốt nghiệp thì được một công ty lớn tuyển dụng, có thể nói là cuộc đời thuận buồm xuôi gió. Tôi hỏi anh ta công việc có thuận lợi không, vốn tưởng một người thông minh ưu tú như vậy thì đi làm cũng đơn giản thuận lợi như khi đi học. Không ngờ anh ta lại phàn nàn về lãnh đạo của mình với tôi. Anh ta nói mình khổ sở đèn sách nhiều năm như vậy mà bên cạnh có người cùng tuổi tốt nghiệp xong ra trường phấn đấu năm sáu năm, chức vụ không kém anh ta là bao. Mà lãnh đạo trực tiếp của anh ta, tuổi tác không nhiều hơn, bằng cấp cũng thấp hơn nhiều, nhưng luôn khoa tay múa chân ra lệnh anh ta phải làm thế nọ phải làm thế kia. Anh ta thật không thể hiểu nổi về cái xã hội này.
Còn có vài người nữa, nhưng chung quy cũng đều như vậy. Có người nói với tôi một câu, khiến tôi gần như bị thuyết phục. Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân. Trên thế giới này có rất nhiều thứ không công bằng, có người sinh ra đã giàu có, có người trời sinh khuôn mặt đẹp. Còn mình vô luận cố gắng tới đâu cũng không thể vượt qua được người khác, như vậy thì sao có thể cảm thấy hạnh phúc được?
Càng ngày hạn chót càng tới gần, trong đầu tôi vẫn mờ mịt mù sương, mãi chẳng thể hạ bút viết, suýt chút nữa lấy mấy bài viết ở mục “Tri âm”, “Độc giả” ra, cải biên một chút để ứng phó.
Ở nhà rầu rĩ mãi không tìm được linh cảm, tôi quyết định ra ngoài một chút.
Tôi đi tản bộ trong công viên Vũ Xương, có một chiếc xe ô tô con dừng lại bên lề đường. Một cậu thanh niên trẻ tuổi ở ghế tài xế xuống xe, mở cửa sau, đỡ hai cụ ông tóc trắng xuống xe.
Tôi dừng bước lại, ánh mắt bị hai người họ thu hút.
Hai cụ ông kia thoạt nhìn ít nhất tám mươi tuổi, gương mặt đầy những nếp nhăn và những đốm đồi mồi, nhưng thoạt nhìn hai người họ vẫn tràn đầy tinh thần, gương mặt cũng rất thiện lương hiền lành. Trong đó có một người phải dùng gậy chống, người kia thì đi đứng vẫn còn rất nhanh nhẹn.
Cậu thanh niên kia hỏi hai người họ: “Đại gia gia, nhị gia gia, có cần con đi cùng hai người không?”
Cụ ông chống gậy khoát khoát tay: “Con đi chơi với bạn đi, để bọn ông tự nhiên, đến giờ tới đón là được rồi.”
Cậu thanh niên kia nhún vai, quay về lái xe đi.
Hai cụ ông dìu nhau đi vào trong công viên.
Tôi tìm một chiếc ghế dài ngồi xuống, lặng lẽ quan sát hai người họ. Thành phố này có rất nhiều người lớn tuổi, chính trong nhà tôi cũng vẫn còn ông bà nội, nhưng rất ít khi tôi chú ý tới người lớn tuổi. Ai mà chẳng thích tuổi trẻ đẹp đẽ, tràn trề tinh thần phấn chấn. Nhưng hai ông cụ kia khiến tôi không nhịn được muốn quan sát họ. Chính bản thân tôi cũng không biết có điều gì ở hai cụ ông ấy hấp dẫn mình. Có lẽ bởi thời gian gần đây tôi bị cái đề tài “Hạnh phúc” kia làm cho vướng bận. Hai cụ ông ấy, dù chỉ nhìn họ nói đùa với nhau thôi cũng có thể cảm thấy họ đang rất hạnh phúc.
Mấy phút sau, tôi quyết định đi về phía họ.
“Dạ, chào hai ông, liệu chúng ta có thể nói chuyện được không ạ?” Tôi đi tới bên cạnh họ chào hỏi.
Hai người nhìn tôi, không nói tiếng nào, nhưng đều mỉm cười. Tôi biết họ đã đồng ý.
Tôi hỏi: “Ông bao nhiêu tuổi rồi ạ?”
Cụ ông da trắng nói: “Hơn tám mươi, không nhớ rõ lắm.”
Cụ ông chống gậy thở dài một tiếng: “Năm tôi sinh ra cũng là năm Lục Kiến Chương qua đời.”
Cụ ông da trắng đành phải nói: “Tôi lớn hơn ông ấy ba tuổi.”
“Đúng vậy, già hơn tôi ba tuổi.”
Cụ ông da trắng lườm một cái, nhưng chỉ quở trách một chút, không có chút tức giận nào.
Tôi hơi sững sờ. Tôi biết Lục Kiến Chương là một danh nhân thời dân quốc, nhưng lịch sử thời dân quốc với chúng tôi mà nói rất xa vời, Lục Kiến Chương qua đời năm bao nhiêu, tôi không biết, lại không tiện hỏi lại, không thể làm gì hơn là thầm ghi nhớ trong đầu, khi nào quay về sẽ tra tài liệu.
“Nghe khẩu âm hai ông có vẻ không giống người Vũ Hán.”
“Bọn tôi tới từ Trùng Khánh.”
“Tới đây nhân dịp gì ạ?” Tôi lập tức dùng khẩu âm Tứ Xuyên để nói chuyện với họ.
“Trở lại chốn xưa.”
Cụ ông da trắng nói tương đối nhiều, tôi hỏi gì ông đều trả lời tôi, cụ ông chống gậy không nói nhiều, trong lúc cụ ông da trắng nói chuyện chỉ nhìn ông ấy.
“Hai người là anh em sao?” Tôi hỏi. Tôi nghe thấy cậu thanh niên ban nãy gọi họ là Đại gia gia, nhị gia gia.
Hai người liếc mắt nhìn nhau, nở nụ cười.
“Bên nhau một đời.”
“So với anh em còn thân thiết hơn.”
Tôi lại có chút mờ mịt. Bên nhau một đời, những lời này nghe xong có điểm giống như vợ chồng.
Chúng tôi lại vừa đi vừa nói chuyện với nhau, hai cụ ông đều đi rất nhanh, cho dù cụ ông kia có chống gậy thì cũng không phải khom lưng đi như các ông cụ lớn tuổi khác.
Tôi khen họ từ đáy lòng: “Hai ông đều rất khỏe.”
Hai người đều nở nụ cười.
“Đương nhiên rồi, năm đó đánh Nhật, giặc thất tiến thất xuất cũng không ngăn được tôi.”
“Thất tiến thất xuất? Ông kể chuyện cho bọn trẻ nhiều nên hồ đồ rồi!”
Hai mắt tôi sáng lên: “Hai người tham gia cuộc chiến kháng Nhật?” Giờ thì tôi đã tương đối rõ về tuổi tác của hai cụ ông. Hai cụ ông này quả thật rất lợi hại.
“Chân của ông ấy bị thương do đánh giặc đấy.” Cụ ông da trắng nói.
Tôi lại càng thêm giật mình: “Nói như vậy… hai người là chiến hữu của nhau?”
“Gì cũng đúng, anh em, chiến hữu… Cậu nói gì cũng đúng..”
Tôi cảm thấy rất hứng thú với thời kì lịch sử kia, càng quấn lấy họ không muốn rời. Hai ông cụ hơn tám mươi tuổi, từng tham gia cuộc chiến kháng Nhật, trải qua những năm tháng tăm tối nhất trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời của họ chắn chắn có nhiều chuyện đặc sắc hơn cuộc sống của thế hệ trẻ chúng tôi. Thế là tôi không ngừng hỏi họ chuyện quá khứ.
Tôi ngồi hàn huyên với họ rất lâu, hai cụ ông thật sự rất hiền hòa, tôi hỏi gì họ cũng nguyện ý trả lời cho tôi nghe.
Hai người họ cũng không sinh con, cậu thanh niên đưa họ tới là cháu đích tôn của anh trai cụ ông da trắng. Nghe nói những năm sáu mươi, bởi trong nhà họ có thành phần bất hảo, cho nên phải chịu rất nhiều khổ cực, cuối cùng anh trai và chị dâu ông đều không chịu đựng được mà qua đời, để lại hai người con gái. Hai người họ liền nhận nuôi con gái của anh trai, coi như con ruột mình, giờ cháu chắt đã đủ cả. Mấy đứa nhỏ rất có tiền đồ, cũng đều rất hiếu thuận.
Hai người họ cùng nhau trải qua gần trăm năm bấp bênh mưa gió, có thể coi như sách lịch sử sống. Tôi liên tục hỏi họ chuyện quá khứ, bởi có rất nhiều câu chuyện lịch sử hay chúng tôi không đọc được ở trong sách. Nhưng dường như họ đều không có hứng thú với đề tài này.
Tôi hỏi họ chuyện quốc cộng nội chiến, cụ ông chống gậy nhàn nhạt nói: “Đánh giặc xong bọn tôi xuất ngũ trở về nhà, không tham gia mấy cuộc chiến sau.”
Tôi hỏi họ về sự kiện ‘Bè lũ bốn tên’ đã hại chết anh trai và chị dâu họ, ông lão da trắng lắc đầu: “Đều đã qua, cũng chẳng có gì. Xã hội luôn có những người xấu, để rồi qua đó mới thấy rõ còn rất nhiều người tốt.”
Họ cũng rất hứng thú khi kể về chuyện cháu chắt mình, mà chuyện họ kể nhiều nhất vẫn là chuyện về đối phương.
“Lúc đó phổi ông ấy không tốt, bác sĩ nói là ho lao, trị không hết, chỉ có thể về nhà chờ chết, còn dặn chúng tôi chuẩn bị quan tài trước. Giờ ông ấy thế này thôi chứ trước kia mỏng manh yếu đuối lắm, ho ra tí máu mà đến nỗi ngồi viết di thư, còn chạy ra bên bờ ruộng cách nhà mấy dặm chờ chết, nói là không muốn liên lụy tới tôi. Tôi và bọn nhỏ đi tìm hai ngày mới tìm được ông ấy về, mãi sau này mới biết là ăn cá xương mắc vào cổ họng, làm ho ra máu.”
“Đừng có mà nói lung tung, tôi tự chạy sao? Là ai cười mà còn khó coi hơn khóc. Buổi tối đi ngủ dụ tôi ngủ xong ôm tôi khóc, nói là tôi chết ông cũng không muốn sống nữa. Hại tôi sợ đến nỗi chỉ biết chạy đi.”
“Hồi còn trẻ ông ấy hung dữ lắm, trẻ con trong thành nhìn thấy đều sợ phát khóc. Sau này già, da nhăn xuống, thế mà có người lại khen trông anh tuấn hơn.”
“Giờ tôi đi đứng không tốt, chứ trước đây tôi cõng ông ấy đi đường núi một ngày một đêm, rõ ràng ông ấy đi được cơ mà lười, lười cả đời.”
“Bậy bạ! Ông cõng tôi có mỗi một ngày, giờ ông đi tới đâu, tôi đỡ tới đó, tôi đỡ ông bao nhiêu năm ông có nhớ không?”
“Tôi kêu ông đỡ tôi chắc? Tôi chỉ cà nhắc một chút chứ đâu phải cụt, tới cả đi nhà vệ sinh ông cũng muốn đỡ tôi, người khác nhìn vào còn tưởng chúng ta định làm gì!!”
Tôi nghe mà cười không ngừng: “Hai người cảm tình tốt thật.”
Ông lão da trắng khoát tay: “Tốt cái gì mà tốt. Ngày nào ông ấy cũng đi chọc tức tôi, tôi bảo ông ấy làm cái gì ông ấy liền không làm cái đó.”
Ông lão chống gậy ung dung nói: “Mấy chuyện ông không biết đạo lý, tôi mới không thèm làm. Ông bảo buổi tối ông sợ lạnh, đến mùa đông đêm nào nửa đêm tôi cũng phải dậy đắp kín chăn cho ông một lần nữa. Tôi đi vén chăn ông à?”
“Ai bảo tôi không biết đạo lý, có ông không biết đạo lý thì có. Tôi nói tôi muốn ăn thịt nấu chín, ông lại làm đậu hũ ma bà cho tôi ăn.”
“Đấy là bác sĩ bảo ông nên ăn ít thịt.”
“Thịt nấu chín thì còn nhiều thịt lắm chắc? Lúc ngủ ông còn thích chọc chọe tôi, tôi gối thêm cái gối lót mà ông cũng rút gối của tôi ra, không cho tôi ngủ ngon giấc.”
“Ông gối hai gối liền. Bác sĩ dặn rồi còn gì, không được gối cao quá, không tốt cho đầu.”
“Tôi thích ngủ cao như thế đấy, nếu không tôi ngủ không ngon.”
“Ông lại còn dám nói, ông ngủ không ngon á, sét đánh bên tai ông cũng chẳng tỉnh lại, hồi trước gối lên tay tôi liền ngủ li bì, quất mông vài cái cũng chẳng thèm tỉnh. Ông mắc cái bệnh thiếu gia cáu kỉnh.”
Tôi ở bên cạnh nghe vừa buồn cười lại vừa xấu hổ. Hai người họ cãi cọ như quên mất sự tồn tại của tôi. Ngay cả chính tôi cũng tự thấy mình dư thừa, không nên quấy rầy hai người họ.
Vất vả lắm mới đợi được hai người dừng lại lấy hơi, tôi vội vàng hỏi một câu: “Hai ông, hai ông có nghĩ cuộc sống của mình hạnh phúc không?”
Hai người ngẩn ra, sau đó nét mặt vẻ như đã bừng tỉnh. Thật giống như trước đây hai người không tìm được từ thích hợp để hình dung cuộc sống của mình, nhưng giờ thì họ đã biết.
“Bình thường cháu chắt có không nghe lời không? Hàng xóm có cãi nhau với hai người không?” Cũng không phải tôi cố ý gây xích mích ly gián, tôi cũng biết mình hỏi như vậy thật bất lịch sự, nhưng tôi thật sự rất tò mò, ai cũng đều có chút bất mãn với cuộc sống của mình, chẳng lẽ họ không có sao?
Hai người nhìn nhau, tự hỏi nhau: “Có không?” “Có chứ nhỉ, tuần trước…” “Chuyện đấy bình thường, không tính.” “Thế không có.”
Tôi lại hỏi một câu hỏi bất lịch sự khác: “Hai người có hài lòng về nhau không? Ban nãy nói chuyện lâu như vậy, bao nhiêu chuyện xấu đều nói qua, sao không nói về nó?”
Cụ ông da trắng cười cười: “Không phải không muốn nói, là không có gì để nói. Lớn tuổi rồi, trải qua nhiều chuyện, đã không còn nhớ nữa.”
Cụ ông chống gậy nói: “Ông ấy già rồi, đầu óc không minh mẫn, tôi vẫn nhớ rõ lắm. Nhưng nhớ thì nhớ thôi, cũng thấy không việc gì, không có gì để nói.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Không có gì để nói?”
Cụ ông chống gậy nói: “Ông ấy ở bên cạnh tôi, bao nhiêu trắc trở khó khăn gì cũng cùng nhau trải qua rồi, sau này đều coi như chuyện nhỏ.”
Cụ ông tóc trắng hừ một tiếng. Ông cố đè khóe miệng xuống, vẻ như không muốn để lộ ra mình đang rất vui vẻ, nhưng không ngăn được ý cười nơi khóe mắt.
Giờ đến tôi cũng tự thấy mình quá phận. Lúc người ta hạnh phúc, đáng nhẽ ra mình phải đứng bên cạnh chúc phúc mới phải, nhưng nhìn họ hạnh phúc vui vẻ như vậy, tôi lại không nhịn được muốn tìm chút gì đó tối tăm u ám. Tôi lấy câu hỏi người bạn mình nói kia ra hỏi hai người họ. Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, tôi muốn hỏi xem họ nghĩ gì về vấn đề này.
Cụ ông chống gậy hỏi tôi: “Này chàng trai, năm nay cậu bao nhiêu tuổi rồi?”
Tôi đáp: “Hai mươi bảy.”
Cụ ông chống gậy cười cười: “Lúc tôi hai mươi bảy, bị người ta hiểu lầm là Hán gian, có người lấy đá ném vào đầu tôi, có người thì nhổ nước bọt. Lúc đó tôi không có gì cả, đừng nói là xem tivi, chơi máy tính, đến sống thôi cũng đã rất khó khăn. Nhưng tôi cảm thấy ‘rất tốt’. Giờ thế hệ các cậu ngày nay thì ‘quá tốt’ rồi, nhưng để tôi trải qua, tôi cũng chỉ thấy ‘tốt’ thôi.”
Tôi kìm lòng không đặng hỏi: “Vì sao ạ?”
Cụ ông chống gậy nói: “Cậu vừa nhắc tới hạnh phúc phải không? Bởi tôi đã từng trải qua bất hạnh, cho nên tôi hiểu được cái gì là hạnh phúc.”
Cụ ông da trắng ở bên cạnh gật đầu: “Trước kia nhà tôi rất có tiền, lúc có nhiều tiền nhất cũng là lúc tôi chán ghét cuộc sống thực tại nhất.”
Tôi cười hỏi: “Có nghĩa là càng nghèo thì càng hiểu cái gì mới là hạnh phúc?”
“Không phải.” Cụ ông da trắng trịnh trọng lắc đầu: “Không phải có tiền là không tốt, ai mà chẳng muốn có tiền chứ. Tôi chỉ muốn nói là, có nhiều thứ không thể dùng tiền để cân đo đong đếm, cũng không thể dựa vào một thứ khác để so sánh định nghĩa. Những khó khăn ngăn trở trên đường đời, tôi thấy không có gì là không tốt, bởi sau khi trải qua khó khăn rồi, ta sẽ trân trọng cuộc sống mình đang có hơn.”
Tôi ngẩn người trong thoáng chốc. Lời ông ấy nói quả thật rất có lý, tựa như những câu chuyện tôi viết, sóng gió qua đi sẽ là thời khắc cho sự thăng hoa. Chỉ là có rất nhiều người khi bị hãm chân trong cơn khốn khó không thể nhìn thấy tương lai, họ từ bỏ bước tiếp, cả một đời chẳng thể chạm vào thời khắc thăng hoa.
Lúc nói chuyện với hai cụ ông, đột nhiên tôi có xung động muốn viết một câu chuyện về họ. Tôi nghĩ nếu viết xuống, có lẽ câu chuyện này sẽ có rất nhiều cái hay.
Thời gian không còn sớm, họ chào tạm biệt với tôi, con đường họ đi khác với con đường họ đến.
Tôi đứng phía sau, nhìn bóng lưng họ rời đi.
Tôi thấy cụ ông chống gậy lặng lẽ dắt tay cụ ông da trắng, cụ ông da trắng tựa hồ như đang oán trách vài câu, nhưng vẫn nắm chặt tay người bên cạnh không buông.
Không biết vì sao, đường nhìn có chút mơ hồ.
Nếu tôi viết một câu chuyện về hai người họ, có lẽ cũng như bao câu chuyện khác, sẽ kết thúc ở đây. Hoặc có lẽ vài năm sau họ sẽ rời khỏi thế giới này, nhưng tôi không muốn nghĩ tiếp, lại càng không muốn chia sẻ một kết thúc buồn với mọi người.
Đối với hai cụ ông mà nói, thời gian cho họ khảo nghiệm tàn khốc nhất, nhưng cũng tặng cho họ những gì tốt đẹp nhất, đó chính là được ở bên nhau.
Dừng ở đây thôi, vừa đủ.
.o.
Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân: Không sợ thiếu, nhưng sợ phân chia không công bằng,
Bè lũ bốn tên: Là cụm từ để chỉ một nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho là cấu kết với nhau lộng quyền và để sát hại những Đảng viên không theo phe cánh từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó bị bắt và xét xử năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông mất
Tác giả nói ra suy nghĩ của mình:
Chính văn đến đây là kết thúc hoàn toàn. Đây là câu chuyện đầu tiên mà tôi không muốn viết thêm bất cứ phiên ngoại gì về hai nhân vật chính, bởi tôi đã viết hết những gì mình có trong đầu ra rồi.
Đây là tác phẩm dài nhất trong bốn năm rưỡi sáng tác của tôi, cũng là câu chuyện dụng tâm nhất, thật vui vì có thể chia sẻ nó với mọi người.
Nói qua về câu chuyện này một chút. Thoạt đầu muốn viết về thời dân quốc bởi được nghe ông ngoại bà ngoại kể chuyện Thượng Hải ngày xưa, khi đó họ đều là thiếu gia tiểu thư nhà giàu, nhưng những thập niên ấy cũng đã trải qua rất nhiều sóng gió. Lúc bắt đầu cảm thấy hứng thú với thời dân quốc, đồng thời tra tư liệu, tôi đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện khác nhau, có thiếu gia x hí tử, có dân quân x cộng quân, vv.. Thậm chí sau khi viết ra tôi đã phải sửa lại, nếu bạn nào nhảy hố ngay từ chương đầu tiên, chắc cũng đã biết, nhân vật chính thoạt đầu là cậu bé nhặt tàn thuốc. Nhưng có một phiên bản sớm hơn phiên bản này, phiên bản ấy chỉ lưu trong máy tính, nhân vật chính khi ấy là Cố Tu Qua.
Cố Tu Qua là nhân vật đầu tiên thành hình trong đầu tôi, tôi đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện cho anh ấy, nhưng cuối cùng bởi vì nhiều nguyên nhân nên đành phải từ bỏ, lấy Hắc Bạch làm hai nhân vật chính. Cũng bởi vậy cho nên Cố Tu Qua được tôi viết tương đối kỹ càng, bởi trong đầu đã lên được hình tượng một người cụ thể.
Lại một lần nữa cảm ơn mọi người đã đọc hết cố sự này, cảm ơn mọi người =3=
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook