Định Mệnh
-
Chương 2-1
Bà Kui* đứng run người rùng mình giữa sương mù dày đặc, không khí lạnh lẽo đến mức người bà cứng ngắc, lòng dạ sợ hãi cực kỳ, nguyên nhân vì không biết bản thân đang ở đâu. Miệng hét gọi tìm cháu gái duy nhất mà bà xin người họ hàng xa về nuôi hơn mười năm về trước, do bố mẹ đứa bé chết vì sốt đậu mùa.
*Đọc là ‘cùi’.
“Mae Glin*, Mae Glin ở đâu? Ở đây là đâu? Ta đến ở đây thế nào được…” Ngực run run, tinh thần hoảng sợ khiếp đảm một lúc thì có ánh sáng xuất hiện trước mặt cùng với thân hình vạm vỡ quấn vải trắng cả trên lẫn dưới, có đôi mắt sắc như diều hâu loé lên sự xót thương, ngoại hình tựa như người cao tuổi tóc trắng nhưng gương mặt lại không có nếp nhăn theo như lẽ ra nên có.
*Từ “mae”, đọc là “me”, có nghĩa là “mẹ”. Nhưng ở đây nó là cách người lớn dùng để gọi người con gái nhỏ tuổi hơn theo kiểu yêu quý. Glin là tên riêng, đọc là ‘glìn’.
“Ngài hãy giúp ta với, ta bị lạc đường.” Bà Kui vội lao đến quỳ gối giơ tay lên vái lạy.
“Bình tĩnh, để rồi ta sẽ đưa về nhà, không cần sợ, ta chỉ muốn gửi gắm người thôi.”
“Người… là ai ạ?” Đôi mắt toát ánh hoảng sợ hẳn vẫn chưa giãn ra nhưng sự sợ hãi cũng biến mất một nửa theo bản chất của người không mấy khi dễ dàng e sợ điều gì. Trong lòng nghĩ rằng có lẽ nhà tu hành quấn vải trắng này hẳn là người đặc biệt dẫn dắt mình đến đây.
“Là nữ nhân, ta muốn gửi gắm con cháu ở chỗ ngươi, rồi ta sẽ dẫn dắt cho ngươi có của cải tài sản hơn cả đủ, dùng không hết kiếp này và kiếp sau.”
“Thật sao ạ?”
“Nếu nhận chăm sóc thì nhận lấy sợi dây này. Ta không ép, nhận hay không nhận đều được.” Nhà tu hành quấn vải trắng đó đưa ra sợi dây chuyền vàng có hoa văn điêu khắc gắn viên đá quý hồng ngọc màu đỏ, thiết kế đẹp mắt theo kiểu bà Kui chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Bà nhận lấy một cách sẵn lòng nhưng vẫn bối rối, rồi mọi thứ dập tắt như thể bị đạp xuống vực. Thân hình bà Kui bật dậy khỏi phảng giường, dù cho thấy rằng xung quanh là không gian quen mắt nhưng trái tim vẫn còn đập mạnh đến mức phải ôm lấy ngực của mình. Mồ hôi thấm ra trong khi không khí buổi sớm rất lạnh.
“Mơ sao? Ta thật sự mơ sao?” Cảm giác và nhận thức rõ ràng rất chân thật. Mọi thứ mồn một không giống giấc mơ như mọi khi. Bà Kui đứng dậy khỏi phảng giường thì nghe thấy âm thanh của thứ gì đó rớt đập vào tấm ván sàn nhà. Khi bà thắp đèn dầu lên thì thấy rằng thứ lấp lánh giống ánh đèn là viên hồng ngọc màu đỏ to bằng đốt ngón tay út. Trái tim bắt đầu tĩnh lại rồi lại đập nhảy giật lên lần nữa.
“Không có mơ, ta không có mơ.” Bà Kui vội cầm viên hồng ngọc đó đến phòng Phật trong khi đốt nến lạy Phật tụng kinh cho đến khi bắt đầu bình tâm lại. Sau đó đôi mắt già chiếu nhìn về viên hồng ngọc đẹp đẽ trong khay đựng tiền trong khi thở dài thượt ra. Ánh vàng mà lúc này bắt đầu thấy thường xuyên là ánh lấp lánh nổi bật từ xa xa, nhưng do đang là lúc buổi sớm, trời vẫn còn tối khiến cho thấy rõ. Bà nhìn chằm chằm tựa như hồi tưởng nhưng không chắc chắn cho đến khi trời sáng thì bà mới dọn dẹp rửa mặt rửa mày ra lệnh cho người hầu dưới nhà vào vườn làm việc…
* * *
“Dạo này nghe tiếng đồn đãi dày tai quá.” Giọng nói mà hẳn vẫn sinh động trong mỗi một ngày mở miệng kể. Đôi mắt đó vẫn lấp lánh như hai mươi năm trước.
“Tiếng đồn đãi thế nào Mae Karaket?” Nụ cười và đôi mắt sắc lúc chiếu nhìn người phụ nữ yêu thương còn hơn cả trái tim vẫn như cũ không ngớt.
“Có người thấy ánh vàng rọi đến từ phía đó… đấy ạ. Phía khúc sông cong vườn bà Kui.”
“Là thế sao? Ánh sáng gì?”
“Họ nói rằng là tài sản mà đất mẹ trao cho người có phúc.”
“Hừ.” Ánh mắt ngờ vực nhìn chằm chằm Khun Ying Wisutsakorn* của mình trong khi há miệng đang định khuyên bảo, nhưng lại không kịp rồi…
*Khun Ying ở đây là cách gọi dành cho vợ của quan lại có tước vị Praya. Còn Wisutsakorn là danh hiệu của chồng, đọc là ‘wi xụt xả còn’.
“Đi xem không ạ? Nếu như thật sự nhìn thấy thì thử đào xem. Ế… có khi thấy được thứ đồ cũ từ thời Vua Uthong hay Vua Trailok hay Vua Naresuan cũng nên đấy ạ.” Đôi mắt ánh lên ẩn chứa sự háo hức đến mức gần như múa may cả người.
“Khun Ying Karaket, con cái lớn đến mức sắp gả đi rồi đấy. Bớt bớt cái sự tò mò muốn biết lại một chút nào.”
“Ôi chao… thì người ta muốn biết mà. Nói ra thì ta cũng từng nhìn thấy ánh vàng đó đấy, chỉ là khi chuyên chú nhìn thì nó biến mất. Nhưng thật sự đến từ khúc sông cong vườn bà Kui đấy.”
“Nhảm nhí, hôm nay Por* Reuang nhỏ** hẳn là đến từ Song Kwae***. Mae Prang, Mae Kaew cũng rời khỏi hoàng cung để đến gặp, đã chuẩn bị đồ gì để cho con ăn rồi sao?”
*Por, đọc là “po”, nghĩa là bố. Nhưng cũng giống như từ “mae” ở trên, từ này được người lớn dùng để gọi người con trai nhỏ tuổi hơn theo kiểu yêu quý.
**Dùng để phân biệt với Por Reuang lớn, chính là Meun Reuang Ratchapakdee trong phần Nhân duyên tiền định, mà trong phần này đã được thăng tước vị thành Pra Ramnarong. Chữ ‘Reuang’ đọc là ‘rường’.
***Hiện nay là tỉnh Phitsanulok. Cái tên Song Kwae dịch nghĩa đen là Hai Nhánh Sông, xuất phát từ việc tỉnh này nằm giữa hai nhánh sông là sông Nan và sông Kwae Noi.
“Thật vậy, ta chỉ toàn mải mê với điều họ đồn đãi đến mức quên cả. Hôm nay ăn tôm nướng nhé, đi mua thịt lợn ở chợ nhỏ hẳn không kịp rồi. Làm thêm một nồi canh chua, chiên trứng bỏ nước mắm thơm hẳn là tốt. Khun Pi* à, ta xuống bếp trước nhé.” Ketsurang nói trong khi đứng dậy cùng với gật đầu với Pin và Yaem cho đi theo mình xuống bếp. Cả hai người hầu chỉ có thể cười gượng với Praya Wisutsakorn trước khi bò lùi tránh đi rồi đứng dậy nhanh nhẹn đi theo cô chủ của mình.
*Pi = anh, Khun = cách gọi lịch sự. Đây cũng là cách gọi chồng của người thời xưa. Do đa số mọi người đã quen với từ này từ “Nhân Duyên Tiền Định” nên mình sẽ để nguyên chứ không dịch nha.
Praya Wisutsakorn nhìn theo cả nhóm người trước khi thở dài. Mày rậm chau lại nhìn về phía khúc sông cong vườn bà Kui. Sự lo lắng sâu thẳm gợi nhớ về lần người nghịch ngợm ngã lăn ra, linh hồn bay thoát đi khi chạm vào quyển sổ duối, đến mức chàng phải đem đi chôn thay vì phá hủy, do e rằng sẽ tác động đến linh hồn của người thương thì lại càng thảng thốt. Nếu nhớ không sai thì chỗ chôn nằm ở hướng đó.
“Por Detch, ồn ào gì cùng Mae Karaket thế? Nghe đến tận trong phòng ngủ của mẹ.” Khun Ying Jampa* dù đã thêm cao tuổi, trong độ tuổi hơn 60 nhưng vẫn nhanh nhẹn bước ra ngồi trên phảng mà Ketsurang ngồi lúc nãy trong khi hỏi han. Đi theo sau là Prik và Juang tuy trông héo hắt theo tuổi tác nhưng vẫn sống thọ sống dai ngồi quạt cho. Prik đã già nua đến mức tóc bạc cả đầu nhưng tai mắt vẫn xem như không kém hơn trước bao nhiêu.
*Đọc là ‘chằm pà’, nghĩa là hoa hoàng ngọc lan.
“Nô tì nghe thấy ạ, Khun Ying Karaket nói đến ánh vàng ở khúc sông cong vườn bà Kui.”
“Ánh sáng vàng gì chứ? Tìm chuyện thú vị chơi với các con của nàng thì đúng hơn. Đến mức các con trưởng thành thành thiếu nam thiếu nữ, Mae Kaew chuẩn bị gả đi rồi, mà vợ Por Detch vẫn tò mò muốn biết không ngừng. Nuôi con cũng khác người, cười đùa rúc rích như thể người bạn đồng hành thân thiết, không có ai họ làm thế cả.” Khun Ying Jampa nói trong khi nhai trầu và thở ra tựa như chán ngán quá mức chịu đựng nhưng đôi mắt lại đầy ánh cười. Praya Wisutsakorn hạ thấp tầm mắt giấu ánh mắt sáng lấp la lấp lánh. Nếu mẹ biết Mae Karaket của chàng dạy bộ môn đánh nhau của nàng cho Mae Kaew, Mae Prang đến mức thành thạo thì nhất định sẽ đến mức gió nhộn nhạo trong bụng mà ngất.
“Hôm nay các cháu sẽ trở về nhà đầy đủ. Không biết Mae Prang có hiểu biết thêm hay chưa, nhảy nhót quá mức chịu đựng. Por Rit đâu? Không về nhà cùng con sao?”
“Por Rit tình nguyện đi mua gà ở chợ nhỏ, thưa mẹ. Gà Cam của Mae Prang vừa chết sáng nay, nên định mang xác của nó đi so sánh với gà ở chợ để mua về gạt Mae Prang.”
“Đây lại một chuyện nữa, chiều ý em gái quá mức.”
“Mae Prang không mấy khi rơi nước mắt, nhưng một khi rơi thì khó mà ngừng được. Con thấy Por Rit đã suy nghĩ tốt rồi.”
“Không phải chính con cũng không muốn nhìn thấy nước mắt Mae Prang sao? Yêu thương chiều ý từ thuở còn bé thơ. Thôi vậy, chính mẹ cũng không muốn thấy nước mắt của Mae Prang. Để mẹ đi xem trong bếp một lát, không biết hôm nay Mae Karaket làm món gì để ăn.”
“Vâng, thưa mẹ.” Praya Wisutsakorn đi đỡ mẹ đến tận cầu thang dẫn xuống bếp, rồi vào trong phòng ngủ thay đổi quần áo để ngồi làm việc ở ngoài hiên như mọi khi. Muang* vốn lớn tuổi theo thời gian, sau sự qua đời của Praya Horathibodee** thì chuyển thành người nhận lệnh của Praya Wisutsakorn, đem tráp ấm trà đặt sẵn chuẩn bị, trước khi lùi ra ngồi đợi lệnh từ xa xa.
*Đọc là ‘muông’
**Từng giải thích trong post giới thiệu truyện
Đôi mắt sắc của Praya Wisutsakorn chiếu nhìn về phía khúc sông cong vườn bà Kui, rồi quyết định bước vào phòng sách để cầm lấy bảng đá phiến ra chấm viết tính toán về điều bản thân lo lắng.
Bộ môn Suriyayat* học hỏi từ người cha là Praya Horathibordee từ xa xưa cũng được truyền lại hết cho cả con trai. Ban đầu dự đoán rằng Por Reuang, con trai cả hẳn sẽ có sự tiến bộ nhiều hơn Por Rit con trai út do có sự nghiêm nghị tương tự ông nội, nhưng lại trở thành Por Rit tiến bộ nhiều hơn. Cả lời nhẩm bùa phép cũng thành thạo do có sự tò mò muốn biết nhiều hơn người làm anh trai. Còn Por Reuang lại tiến bộ về mặt chiến đấu theo kiểu khó kiếm người đến sánh cùng được, đến ngay cả đọ kiếm cùng người làm cha như chàng, Por Reuang cũng chiến thắng một cách không khó khăn lắm.
*Bộ môn chiêm tinh Thái từ thời xa xưa, dựa trên quyển sách Surya Siddhanta bắt nguồn từ Ấn Độ.
Bùa Kritsana Kali* mà nhẩm đến thuộc nằm lòng được truyền lại từng dòng một cho con trai vì quyển sổ duối gốc đã bị chôn mất rồi. Por Rit nhận biết đầy đủ quá trình, khác với Por Reung vốn chỉ nhớ rời rạc, được trước quên sau. Ngay cả Mae Prang nghịch ngợm nhõng nhẽo xin học sách Suriyayat đến mức chàng mềm lòng chịu dạy cho thì cũng còn tiến bộ về mặt đoán vận hơn cả Por Reuang. Mà chắc chắn rằng chuyện Mae Prang học từ chàng thì phải giấu không cho người làm bà nội biết. Vì nhất định có lẽ sẽ bị phê bình nặng nề cả cha lẫn con.
*Tên một loại bùa phép không có thật, do tác giả Rompaeng tạo ra bằng cách ghép hai từ Kritsana và Kali lại với nhau. Kritsana là một hiện thân của thần Vishnu, còn Kali là một hiện thân của thần Uma trong Ấn Độ Giáo.
Tay đặt bảng đá phiến xuống khi có kết quả cần biết. Kết quả dự đoán kỳ lạ quá, cả được và mất, đôi mắt sắc có cả dấu vết âu lo lẫn ngẫm nghĩ nhiều hơn trước. Tiếng thở dài vang lên cùng câu nói chỉ to như tiếng thì thầm.
“Mae Karaket của ta…”
* * *
Meun Maharit* đi nhìn chăm chú từng con gà trong lồng một cách chăm chú. Nai Jerm** trở thành người hầu thân cận của cậu chủ đáng tuổi con, có sắc mặt đè nén không ít trong khi đi theo cậu chủ.
*Meun, đọc là “mừn”, là tước vị. Maharit, đọc “ma hả rít”, là danh hiệu Vua ban.
**Nai, đọc là “nài”, là từ được đặt phía trước tên, dùng gọi người giới tính nam từ 15 tuổi trở lên. Còn Jerm là tên riêng, đọc là “chờm”.
Dù cho quen thuộc với chuyện không giống gia đình nào ở Ayutthaya của gia đình Praya Wisutsakorn, nhưng việc ôm xác gà đến so sánh gà lần thứ tám trong vòng 12 năm qua cũng tạo ra nụ cười cho những người buôn bán quen biết thân thuộc.
“Lấy con này tốt không anh Jerm?” Khuôn mặt sắc bén thu hút có mặt mũi tương tự cha không ít ngoái mặt sang nhìn Nai Jerm để xin ý kiến. Nai Jerm người hầu đáng tuổi cha cũng đã quen thuộc với việc con của chủ nhân gọi người hầu thân thiết lâu năm của gia đình này theo kiểu của bà chủ Karaket.
“Tốt ạ ngài Meun.” Bảo ông nhìn thế nào thì gà cũng tương tự nhau hết. Càng là gà nhà thế này thì màu sắc khác biệt không bao nhiêu, nhưng người chi tiết chu đáo như Meuan Maharit lại giơ gà lên lật trước lật sau xem đến mức nhìn thấy khiếm khuyết.
“Tốt chỗ nào? Có vệt vàng ít quá. Thằng Cam của Mae Prang có vệt vàng cả hai bên rõ hơn vậy.”
“Lần này bị cái gì chết vậy ngài Meun Rit?” Ông bán hàng quen mặt lên tiếng một cách e dè, dù biết rằng con trai của Praya Wisutsakorn này đây không có câu nệ tước vị. Hay nếu nói cho đúng thì gần như cả nhà của ngài đều nói năng ngọt tai ưu ái với người buôn bán ở chợ. Càng là người buôn bán trông coi nhà bè thì lại càng trân trọng tôn kính do ngài không nhận quà hối lộ gì, ngay cả đe dọa đòi hỏi đồ đạc giảm giá cũng chưa từng lên tiếng một chút nào. Đến mức toàn bộ người buôn bán đều đồng lòng tỏ mặt vô tội nói giá thấp nhất đến mức không có lời cho người hầu nhà của ngài vốn đến tìm mua đồ để cung phụng chủ nhân.
“Chắc là bị rết cắn, buổi sáng ta quay về xem trong lồng thì nó đã chết rồi.”
Meun Maharit và Nai Jerm người hầu thân cận đi lựa chọn cho đến khi được một con gà trẻ có kích cỡ không khác lắm và màu sắc tương đối tương tự. Nên đồng ý mua cùng với nâng niu thật tốt, rồi mới bước đi quay về phía nhà ở kênh Trấu một cách nóng lòng do e rằng hai em gái sẽ về đến nhà trước, có thể khiến cho bí mật bị lộ.
Nai Chom*, người hầu trẻ trưởng thành cùng với cậu chủ và được ra lệnh cho ở lại cột trông thuyền, nhận lấy gà từ tay Nai Jerm, đợi cho đến khi cậu chủ xuống thuyền xong thì đến chỗ quen thuộc để chèo chiếc xuồng hai mái chèo nhằm thúc cho kịp thời gian. Hai người hầu khua mái chèo gỗ điều khiển thuyền, mồ hôi rơi lộp độp theo hơi nóng của ánh nắng vào đầu chiều. Nai Jerm nhìn mây đen tự dưng trôi đến trên mặt nước phía kênh Trấu, còn chưa kịp đi qua khúc sông cong vườn bà Kui thì gần như che hết toàn bộ ánh nắng.
*Đọc là “chổm”.
“Tốt thật, nắng đang nóng.” Nai Chom cười vui vẻ cùng với khua mái chèo gỗ không chịu ngơi tay.
Trước khi đến khu vực nhà của mình, Meuan Maharit nhìn thấy ánh sáng vàng từ khúc sông cong đang đi ngang qua. Mày rậm chau nhíu lại, ánh mắt tò mò muốn biết như mẹ liền bật lên, đến mức Nai Jerm phải nhìn chăm chú theo ánh mắt của cậu chủ nhưng không thấy sự kỳ lạ nào của phía ven bờ kênh. Khi đến bến thuyền nhà mình, Meuan Maharit liền ra lệnh cho người hầu.
“Anh Jerm đi lấy cuốc xẻng theo ta đến chỗ khúc sông con vườn bà Kui. Thằng Chom đem gà vào để trong lồng rồi đợi ở nhà. Ta và anh Jerm sẽ đi chôn thằng Cam.” Lên bến rồi Nai Jerm tách ra đi đến gian bếp, còn phía Nai Chom thì vội mang gà sống vừa mới mua đi về phía nhà theo mệnh lệnh của cậu chủ. Khi Nai Jerm quay lại lần nữa thì hai chủ tớ cùng nhau đi xăm xăm về phía nhà vườn bên trong, tìm nơi thích hợp rồi Nai Jerm đào đất một cách hì hục, có cậu chủ cầm xác gà quăng xuống khi hố thích hợp đủ rộng. Vừa lấp đất chôn gà xong thì bỗng dưng ánh sáng vàng xuất hiện lên một lần nữa trong khoảng cách ánh mắt nhìn thấy. Cả chủ lẫn tớ khựng lại một lúc trước khi quay sang nhìn mặt nhau, ánh sáng vàng vẫn đang tỏa ánh từ mảnh đất gần gần mà không biến mất như mọi khi.
“Ánh sáng này ta thấy từ lúc tờ mờ nhưng chỉ một thoáng là biến mất, không phải là màu vàng lâu đến dường này. Khi có ánh sáng thì ta cũng từng thầm đến nhìn nhiều lần, đến khi đến nơi thì ánh sáng biến mất nên không biết nguồn gốc. Hôm nay thấy trước mắt thì ta phải đi xem một chút rồi. Anh Jerm nghĩ rằng có phải lời nhẩm bùa phép của người nào tung ra để làm hại người trong nhà chúng ta hay không?”
“Thưa, không thể biết được ạ. Nhưng ngài Meun sẽ đi xem thật sao? Nếu là thứ không tốt thì gió đập gió thổi* sẽ trở thành chuyện lớn.” Nếu con trai của Praya Wisutsakorn bị làm sao thì ông nhất định không thoát khỏi việc mất đầu, nên giọng nói phát ra liền run sợ không ít.
*Đau bệnh mà không có lý do.
“Sợ cái gì? Chính ta cũng có bộ môn này theo người không phải là ít.” Gương mặt sắc bén thu hút ngẩng lên, thân hình cao to mạnh mẽ trông gan dạ. Anh vội bước về phía ánh sáng màu vàng mà hy vọng rằng khi đến đủ gần thì ánh sáng đó sẽ khiến anh nhìn thấy rằng ánh sáng đó rốt cuộc đến từ đâu. Khi anh đến nơi thì nhìn thấy ánh sáng vàng có điểm trung tâm nằm ở trên một mô đất gần rãnh vườn nhỏ, nên sắp xếp cầm lấy cuốc từ tay người hầu thân cận đến tự đào đất cùng sự chuyên tâm đầy mãnh liệt. Chỉ một chốc thì cuốc đã quật sâu đập vào thứ gì đó cứng hơn là cục đất đá. Tay đang đào nhận lấy lực dội lại đến mức suýt phải buông cán cuốc ra khỏi tay.
“Anh Jerm đến giúp đi, ta thấy vật gì đó rồi.” Nai Jerm đành phải cầm xẻng đến giúp đào đất trợ lực, thì phát hiện một chiếc hòm nửa cũ nửa mới. Ông liền lùi ra xa do sự nhút nhát trước khi lên tiếng ngăn cản lắp ba lắp bắp.
“Khoan hãy chạm vào, đi gọi ngài Praya, cha của ngài đến không ạ?” Nai Jerm bắt lấy tay mạnh mẽ của cậu chủ đáng tuổi con, nhưng đối phương lại gạt đi không chút để tâm.
“Gọi cha của ta làm gì? Chuyện chỉ có thế này, ta nhẩm bùa loại bỏ tà thuật đen rồi thì sẽ không sao đâu anh Jerm.” Bàn tay to mạnh mẽ bắt lấy hòm nâng lên từ mặt đất trước khi dùng cuốc bổ chìa khóa đã bắt đầu rỉ sét. Ánh sáng vàng lan ánh dày mãnh liệt hơn.
*Đọc là ‘cùi’.
“Mae Glin*, Mae Glin ở đâu? Ở đây là đâu? Ta đến ở đây thế nào được…” Ngực run run, tinh thần hoảng sợ khiếp đảm một lúc thì có ánh sáng xuất hiện trước mặt cùng với thân hình vạm vỡ quấn vải trắng cả trên lẫn dưới, có đôi mắt sắc như diều hâu loé lên sự xót thương, ngoại hình tựa như người cao tuổi tóc trắng nhưng gương mặt lại không có nếp nhăn theo như lẽ ra nên có.
*Từ “mae”, đọc là “me”, có nghĩa là “mẹ”. Nhưng ở đây nó là cách người lớn dùng để gọi người con gái nhỏ tuổi hơn theo kiểu yêu quý. Glin là tên riêng, đọc là ‘glìn’.
“Ngài hãy giúp ta với, ta bị lạc đường.” Bà Kui vội lao đến quỳ gối giơ tay lên vái lạy.
“Bình tĩnh, để rồi ta sẽ đưa về nhà, không cần sợ, ta chỉ muốn gửi gắm người thôi.”
“Người… là ai ạ?” Đôi mắt toát ánh hoảng sợ hẳn vẫn chưa giãn ra nhưng sự sợ hãi cũng biến mất một nửa theo bản chất của người không mấy khi dễ dàng e sợ điều gì. Trong lòng nghĩ rằng có lẽ nhà tu hành quấn vải trắng này hẳn là người đặc biệt dẫn dắt mình đến đây.
“Là nữ nhân, ta muốn gửi gắm con cháu ở chỗ ngươi, rồi ta sẽ dẫn dắt cho ngươi có của cải tài sản hơn cả đủ, dùng không hết kiếp này và kiếp sau.”
“Thật sao ạ?”
“Nếu nhận chăm sóc thì nhận lấy sợi dây này. Ta không ép, nhận hay không nhận đều được.” Nhà tu hành quấn vải trắng đó đưa ra sợi dây chuyền vàng có hoa văn điêu khắc gắn viên đá quý hồng ngọc màu đỏ, thiết kế đẹp mắt theo kiểu bà Kui chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Bà nhận lấy một cách sẵn lòng nhưng vẫn bối rối, rồi mọi thứ dập tắt như thể bị đạp xuống vực. Thân hình bà Kui bật dậy khỏi phảng giường, dù cho thấy rằng xung quanh là không gian quen mắt nhưng trái tim vẫn còn đập mạnh đến mức phải ôm lấy ngực của mình. Mồ hôi thấm ra trong khi không khí buổi sớm rất lạnh.
“Mơ sao? Ta thật sự mơ sao?” Cảm giác và nhận thức rõ ràng rất chân thật. Mọi thứ mồn một không giống giấc mơ như mọi khi. Bà Kui đứng dậy khỏi phảng giường thì nghe thấy âm thanh của thứ gì đó rớt đập vào tấm ván sàn nhà. Khi bà thắp đèn dầu lên thì thấy rằng thứ lấp lánh giống ánh đèn là viên hồng ngọc màu đỏ to bằng đốt ngón tay út. Trái tim bắt đầu tĩnh lại rồi lại đập nhảy giật lên lần nữa.
“Không có mơ, ta không có mơ.” Bà Kui vội cầm viên hồng ngọc đó đến phòng Phật trong khi đốt nến lạy Phật tụng kinh cho đến khi bắt đầu bình tâm lại. Sau đó đôi mắt già chiếu nhìn về viên hồng ngọc đẹp đẽ trong khay đựng tiền trong khi thở dài thượt ra. Ánh vàng mà lúc này bắt đầu thấy thường xuyên là ánh lấp lánh nổi bật từ xa xa, nhưng do đang là lúc buổi sớm, trời vẫn còn tối khiến cho thấy rõ. Bà nhìn chằm chằm tựa như hồi tưởng nhưng không chắc chắn cho đến khi trời sáng thì bà mới dọn dẹp rửa mặt rửa mày ra lệnh cho người hầu dưới nhà vào vườn làm việc…
* * *
“Dạo này nghe tiếng đồn đãi dày tai quá.” Giọng nói mà hẳn vẫn sinh động trong mỗi một ngày mở miệng kể. Đôi mắt đó vẫn lấp lánh như hai mươi năm trước.
“Tiếng đồn đãi thế nào Mae Karaket?” Nụ cười và đôi mắt sắc lúc chiếu nhìn người phụ nữ yêu thương còn hơn cả trái tim vẫn như cũ không ngớt.
“Có người thấy ánh vàng rọi đến từ phía đó… đấy ạ. Phía khúc sông cong vườn bà Kui.”
“Là thế sao? Ánh sáng gì?”
“Họ nói rằng là tài sản mà đất mẹ trao cho người có phúc.”
“Hừ.” Ánh mắt ngờ vực nhìn chằm chằm Khun Ying Wisutsakorn* của mình trong khi há miệng đang định khuyên bảo, nhưng lại không kịp rồi…
*Khun Ying ở đây là cách gọi dành cho vợ của quan lại có tước vị Praya. Còn Wisutsakorn là danh hiệu của chồng, đọc là ‘wi xụt xả còn’.
“Đi xem không ạ? Nếu như thật sự nhìn thấy thì thử đào xem. Ế… có khi thấy được thứ đồ cũ từ thời Vua Uthong hay Vua Trailok hay Vua Naresuan cũng nên đấy ạ.” Đôi mắt ánh lên ẩn chứa sự háo hức đến mức gần như múa may cả người.
“Khun Ying Karaket, con cái lớn đến mức sắp gả đi rồi đấy. Bớt bớt cái sự tò mò muốn biết lại một chút nào.”
“Ôi chao… thì người ta muốn biết mà. Nói ra thì ta cũng từng nhìn thấy ánh vàng đó đấy, chỉ là khi chuyên chú nhìn thì nó biến mất. Nhưng thật sự đến từ khúc sông cong vườn bà Kui đấy.”
“Nhảm nhí, hôm nay Por* Reuang nhỏ** hẳn là đến từ Song Kwae***. Mae Prang, Mae Kaew cũng rời khỏi hoàng cung để đến gặp, đã chuẩn bị đồ gì để cho con ăn rồi sao?”
*Por, đọc là “po”, nghĩa là bố. Nhưng cũng giống như từ “mae” ở trên, từ này được người lớn dùng để gọi người con trai nhỏ tuổi hơn theo kiểu yêu quý.
**Dùng để phân biệt với Por Reuang lớn, chính là Meun Reuang Ratchapakdee trong phần Nhân duyên tiền định, mà trong phần này đã được thăng tước vị thành Pra Ramnarong. Chữ ‘Reuang’ đọc là ‘rường’.
***Hiện nay là tỉnh Phitsanulok. Cái tên Song Kwae dịch nghĩa đen là Hai Nhánh Sông, xuất phát từ việc tỉnh này nằm giữa hai nhánh sông là sông Nan và sông Kwae Noi.
“Thật vậy, ta chỉ toàn mải mê với điều họ đồn đãi đến mức quên cả. Hôm nay ăn tôm nướng nhé, đi mua thịt lợn ở chợ nhỏ hẳn không kịp rồi. Làm thêm một nồi canh chua, chiên trứng bỏ nước mắm thơm hẳn là tốt. Khun Pi* à, ta xuống bếp trước nhé.” Ketsurang nói trong khi đứng dậy cùng với gật đầu với Pin và Yaem cho đi theo mình xuống bếp. Cả hai người hầu chỉ có thể cười gượng với Praya Wisutsakorn trước khi bò lùi tránh đi rồi đứng dậy nhanh nhẹn đi theo cô chủ của mình.
*Pi = anh, Khun = cách gọi lịch sự. Đây cũng là cách gọi chồng của người thời xưa. Do đa số mọi người đã quen với từ này từ “Nhân Duyên Tiền Định” nên mình sẽ để nguyên chứ không dịch nha.
Praya Wisutsakorn nhìn theo cả nhóm người trước khi thở dài. Mày rậm chau lại nhìn về phía khúc sông cong vườn bà Kui. Sự lo lắng sâu thẳm gợi nhớ về lần người nghịch ngợm ngã lăn ra, linh hồn bay thoát đi khi chạm vào quyển sổ duối, đến mức chàng phải đem đi chôn thay vì phá hủy, do e rằng sẽ tác động đến linh hồn của người thương thì lại càng thảng thốt. Nếu nhớ không sai thì chỗ chôn nằm ở hướng đó.
“Por Detch, ồn ào gì cùng Mae Karaket thế? Nghe đến tận trong phòng ngủ của mẹ.” Khun Ying Jampa* dù đã thêm cao tuổi, trong độ tuổi hơn 60 nhưng vẫn nhanh nhẹn bước ra ngồi trên phảng mà Ketsurang ngồi lúc nãy trong khi hỏi han. Đi theo sau là Prik và Juang tuy trông héo hắt theo tuổi tác nhưng vẫn sống thọ sống dai ngồi quạt cho. Prik đã già nua đến mức tóc bạc cả đầu nhưng tai mắt vẫn xem như không kém hơn trước bao nhiêu.
*Đọc là ‘chằm pà’, nghĩa là hoa hoàng ngọc lan.
“Nô tì nghe thấy ạ, Khun Ying Karaket nói đến ánh vàng ở khúc sông cong vườn bà Kui.”
“Ánh sáng vàng gì chứ? Tìm chuyện thú vị chơi với các con của nàng thì đúng hơn. Đến mức các con trưởng thành thành thiếu nam thiếu nữ, Mae Kaew chuẩn bị gả đi rồi, mà vợ Por Detch vẫn tò mò muốn biết không ngừng. Nuôi con cũng khác người, cười đùa rúc rích như thể người bạn đồng hành thân thiết, không có ai họ làm thế cả.” Khun Ying Jampa nói trong khi nhai trầu và thở ra tựa như chán ngán quá mức chịu đựng nhưng đôi mắt lại đầy ánh cười. Praya Wisutsakorn hạ thấp tầm mắt giấu ánh mắt sáng lấp la lấp lánh. Nếu mẹ biết Mae Karaket của chàng dạy bộ môn đánh nhau của nàng cho Mae Kaew, Mae Prang đến mức thành thạo thì nhất định sẽ đến mức gió nhộn nhạo trong bụng mà ngất.
“Hôm nay các cháu sẽ trở về nhà đầy đủ. Không biết Mae Prang có hiểu biết thêm hay chưa, nhảy nhót quá mức chịu đựng. Por Rit đâu? Không về nhà cùng con sao?”
“Por Rit tình nguyện đi mua gà ở chợ nhỏ, thưa mẹ. Gà Cam của Mae Prang vừa chết sáng nay, nên định mang xác của nó đi so sánh với gà ở chợ để mua về gạt Mae Prang.”
“Đây lại một chuyện nữa, chiều ý em gái quá mức.”
“Mae Prang không mấy khi rơi nước mắt, nhưng một khi rơi thì khó mà ngừng được. Con thấy Por Rit đã suy nghĩ tốt rồi.”
“Không phải chính con cũng không muốn nhìn thấy nước mắt Mae Prang sao? Yêu thương chiều ý từ thuở còn bé thơ. Thôi vậy, chính mẹ cũng không muốn thấy nước mắt của Mae Prang. Để mẹ đi xem trong bếp một lát, không biết hôm nay Mae Karaket làm món gì để ăn.”
“Vâng, thưa mẹ.” Praya Wisutsakorn đi đỡ mẹ đến tận cầu thang dẫn xuống bếp, rồi vào trong phòng ngủ thay đổi quần áo để ngồi làm việc ở ngoài hiên như mọi khi. Muang* vốn lớn tuổi theo thời gian, sau sự qua đời của Praya Horathibodee** thì chuyển thành người nhận lệnh của Praya Wisutsakorn, đem tráp ấm trà đặt sẵn chuẩn bị, trước khi lùi ra ngồi đợi lệnh từ xa xa.
*Đọc là ‘muông’
**Từng giải thích trong post giới thiệu truyện
Đôi mắt sắc của Praya Wisutsakorn chiếu nhìn về phía khúc sông cong vườn bà Kui, rồi quyết định bước vào phòng sách để cầm lấy bảng đá phiến ra chấm viết tính toán về điều bản thân lo lắng.
Bộ môn Suriyayat* học hỏi từ người cha là Praya Horathibordee từ xa xưa cũng được truyền lại hết cho cả con trai. Ban đầu dự đoán rằng Por Reuang, con trai cả hẳn sẽ có sự tiến bộ nhiều hơn Por Rit con trai út do có sự nghiêm nghị tương tự ông nội, nhưng lại trở thành Por Rit tiến bộ nhiều hơn. Cả lời nhẩm bùa phép cũng thành thạo do có sự tò mò muốn biết nhiều hơn người làm anh trai. Còn Por Reuang lại tiến bộ về mặt chiến đấu theo kiểu khó kiếm người đến sánh cùng được, đến ngay cả đọ kiếm cùng người làm cha như chàng, Por Reuang cũng chiến thắng một cách không khó khăn lắm.
*Bộ môn chiêm tinh Thái từ thời xa xưa, dựa trên quyển sách Surya Siddhanta bắt nguồn từ Ấn Độ.
Bùa Kritsana Kali* mà nhẩm đến thuộc nằm lòng được truyền lại từng dòng một cho con trai vì quyển sổ duối gốc đã bị chôn mất rồi. Por Rit nhận biết đầy đủ quá trình, khác với Por Reung vốn chỉ nhớ rời rạc, được trước quên sau. Ngay cả Mae Prang nghịch ngợm nhõng nhẽo xin học sách Suriyayat đến mức chàng mềm lòng chịu dạy cho thì cũng còn tiến bộ về mặt đoán vận hơn cả Por Reuang. Mà chắc chắn rằng chuyện Mae Prang học từ chàng thì phải giấu không cho người làm bà nội biết. Vì nhất định có lẽ sẽ bị phê bình nặng nề cả cha lẫn con.
*Tên một loại bùa phép không có thật, do tác giả Rompaeng tạo ra bằng cách ghép hai từ Kritsana và Kali lại với nhau. Kritsana là một hiện thân của thần Vishnu, còn Kali là một hiện thân của thần Uma trong Ấn Độ Giáo.
Tay đặt bảng đá phiến xuống khi có kết quả cần biết. Kết quả dự đoán kỳ lạ quá, cả được và mất, đôi mắt sắc có cả dấu vết âu lo lẫn ngẫm nghĩ nhiều hơn trước. Tiếng thở dài vang lên cùng câu nói chỉ to như tiếng thì thầm.
“Mae Karaket của ta…”
* * *
Meun Maharit* đi nhìn chăm chú từng con gà trong lồng một cách chăm chú. Nai Jerm** trở thành người hầu thân cận của cậu chủ đáng tuổi con, có sắc mặt đè nén không ít trong khi đi theo cậu chủ.
*Meun, đọc là “mừn”, là tước vị. Maharit, đọc “ma hả rít”, là danh hiệu Vua ban.
**Nai, đọc là “nài”, là từ được đặt phía trước tên, dùng gọi người giới tính nam từ 15 tuổi trở lên. Còn Jerm là tên riêng, đọc là “chờm”.
Dù cho quen thuộc với chuyện không giống gia đình nào ở Ayutthaya của gia đình Praya Wisutsakorn, nhưng việc ôm xác gà đến so sánh gà lần thứ tám trong vòng 12 năm qua cũng tạo ra nụ cười cho những người buôn bán quen biết thân thuộc.
“Lấy con này tốt không anh Jerm?” Khuôn mặt sắc bén thu hút có mặt mũi tương tự cha không ít ngoái mặt sang nhìn Nai Jerm để xin ý kiến. Nai Jerm người hầu đáng tuổi cha cũng đã quen thuộc với việc con của chủ nhân gọi người hầu thân thiết lâu năm của gia đình này theo kiểu của bà chủ Karaket.
“Tốt ạ ngài Meun.” Bảo ông nhìn thế nào thì gà cũng tương tự nhau hết. Càng là gà nhà thế này thì màu sắc khác biệt không bao nhiêu, nhưng người chi tiết chu đáo như Meuan Maharit lại giơ gà lên lật trước lật sau xem đến mức nhìn thấy khiếm khuyết.
“Tốt chỗ nào? Có vệt vàng ít quá. Thằng Cam của Mae Prang có vệt vàng cả hai bên rõ hơn vậy.”
“Lần này bị cái gì chết vậy ngài Meun Rit?” Ông bán hàng quen mặt lên tiếng một cách e dè, dù biết rằng con trai của Praya Wisutsakorn này đây không có câu nệ tước vị. Hay nếu nói cho đúng thì gần như cả nhà của ngài đều nói năng ngọt tai ưu ái với người buôn bán ở chợ. Càng là người buôn bán trông coi nhà bè thì lại càng trân trọng tôn kính do ngài không nhận quà hối lộ gì, ngay cả đe dọa đòi hỏi đồ đạc giảm giá cũng chưa từng lên tiếng một chút nào. Đến mức toàn bộ người buôn bán đều đồng lòng tỏ mặt vô tội nói giá thấp nhất đến mức không có lời cho người hầu nhà của ngài vốn đến tìm mua đồ để cung phụng chủ nhân.
“Chắc là bị rết cắn, buổi sáng ta quay về xem trong lồng thì nó đã chết rồi.”
Meun Maharit và Nai Jerm người hầu thân cận đi lựa chọn cho đến khi được một con gà trẻ có kích cỡ không khác lắm và màu sắc tương đối tương tự. Nên đồng ý mua cùng với nâng niu thật tốt, rồi mới bước đi quay về phía nhà ở kênh Trấu một cách nóng lòng do e rằng hai em gái sẽ về đến nhà trước, có thể khiến cho bí mật bị lộ.
Nai Chom*, người hầu trẻ trưởng thành cùng với cậu chủ và được ra lệnh cho ở lại cột trông thuyền, nhận lấy gà từ tay Nai Jerm, đợi cho đến khi cậu chủ xuống thuyền xong thì đến chỗ quen thuộc để chèo chiếc xuồng hai mái chèo nhằm thúc cho kịp thời gian. Hai người hầu khua mái chèo gỗ điều khiển thuyền, mồ hôi rơi lộp độp theo hơi nóng của ánh nắng vào đầu chiều. Nai Jerm nhìn mây đen tự dưng trôi đến trên mặt nước phía kênh Trấu, còn chưa kịp đi qua khúc sông cong vườn bà Kui thì gần như che hết toàn bộ ánh nắng.
*Đọc là “chổm”.
“Tốt thật, nắng đang nóng.” Nai Chom cười vui vẻ cùng với khua mái chèo gỗ không chịu ngơi tay.
Trước khi đến khu vực nhà của mình, Meuan Maharit nhìn thấy ánh sáng vàng từ khúc sông cong đang đi ngang qua. Mày rậm chau nhíu lại, ánh mắt tò mò muốn biết như mẹ liền bật lên, đến mức Nai Jerm phải nhìn chăm chú theo ánh mắt của cậu chủ nhưng không thấy sự kỳ lạ nào của phía ven bờ kênh. Khi đến bến thuyền nhà mình, Meuan Maharit liền ra lệnh cho người hầu.
“Anh Jerm đi lấy cuốc xẻng theo ta đến chỗ khúc sông con vườn bà Kui. Thằng Chom đem gà vào để trong lồng rồi đợi ở nhà. Ta và anh Jerm sẽ đi chôn thằng Cam.” Lên bến rồi Nai Jerm tách ra đi đến gian bếp, còn phía Nai Chom thì vội mang gà sống vừa mới mua đi về phía nhà theo mệnh lệnh của cậu chủ. Khi Nai Jerm quay lại lần nữa thì hai chủ tớ cùng nhau đi xăm xăm về phía nhà vườn bên trong, tìm nơi thích hợp rồi Nai Jerm đào đất một cách hì hục, có cậu chủ cầm xác gà quăng xuống khi hố thích hợp đủ rộng. Vừa lấp đất chôn gà xong thì bỗng dưng ánh sáng vàng xuất hiện lên một lần nữa trong khoảng cách ánh mắt nhìn thấy. Cả chủ lẫn tớ khựng lại một lúc trước khi quay sang nhìn mặt nhau, ánh sáng vàng vẫn đang tỏa ánh từ mảnh đất gần gần mà không biến mất như mọi khi.
“Ánh sáng này ta thấy từ lúc tờ mờ nhưng chỉ một thoáng là biến mất, không phải là màu vàng lâu đến dường này. Khi có ánh sáng thì ta cũng từng thầm đến nhìn nhiều lần, đến khi đến nơi thì ánh sáng biến mất nên không biết nguồn gốc. Hôm nay thấy trước mắt thì ta phải đi xem một chút rồi. Anh Jerm nghĩ rằng có phải lời nhẩm bùa phép của người nào tung ra để làm hại người trong nhà chúng ta hay không?”
“Thưa, không thể biết được ạ. Nhưng ngài Meun sẽ đi xem thật sao? Nếu là thứ không tốt thì gió đập gió thổi* sẽ trở thành chuyện lớn.” Nếu con trai của Praya Wisutsakorn bị làm sao thì ông nhất định không thoát khỏi việc mất đầu, nên giọng nói phát ra liền run sợ không ít.
*Đau bệnh mà không có lý do.
“Sợ cái gì? Chính ta cũng có bộ môn này theo người không phải là ít.” Gương mặt sắc bén thu hút ngẩng lên, thân hình cao to mạnh mẽ trông gan dạ. Anh vội bước về phía ánh sáng màu vàng mà hy vọng rằng khi đến đủ gần thì ánh sáng đó sẽ khiến anh nhìn thấy rằng ánh sáng đó rốt cuộc đến từ đâu. Khi anh đến nơi thì nhìn thấy ánh sáng vàng có điểm trung tâm nằm ở trên một mô đất gần rãnh vườn nhỏ, nên sắp xếp cầm lấy cuốc từ tay người hầu thân cận đến tự đào đất cùng sự chuyên tâm đầy mãnh liệt. Chỉ một chốc thì cuốc đã quật sâu đập vào thứ gì đó cứng hơn là cục đất đá. Tay đang đào nhận lấy lực dội lại đến mức suýt phải buông cán cuốc ra khỏi tay.
“Anh Jerm đến giúp đi, ta thấy vật gì đó rồi.” Nai Jerm đành phải cầm xẻng đến giúp đào đất trợ lực, thì phát hiện một chiếc hòm nửa cũ nửa mới. Ông liền lùi ra xa do sự nhút nhát trước khi lên tiếng ngăn cản lắp ba lắp bắp.
“Khoan hãy chạm vào, đi gọi ngài Praya, cha của ngài đến không ạ?” Nai Jerm bắt lấy tay mạnh mẽ của cậu chủ đáng tuổi con, nhưng đối phương lại gạt đi không chút để tâm.
“Gọi cha của ta làm gì? Chuyện chỉ có thế này, ta nhẩm bùa loại bỏ tà thuật đen rồi thì sẽ không sao đâu anh Jerm.” Bàn tay to mạnh mẽ bắt lấy hòm nâng lên từ mặt đất trước khi dùng cuốc bổ chìa khóa đã bắt đầu rỉ sét. Ánh sáng vàng lan ánh dày mãnh liệt hơn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook