Diệp
-
Chương 19
Vẫn biết là chia tay rồi không nên quan tâm đến nhau, không liên lạc nữa... là một hình thức tôn trọng đối phương nhưng Dũng thực sự không làm được. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai trôi qua, mỗi ngày của anh đều nhạt nhẽo, vô vị, biết bao lần định mở máy nhắn tin cho Diệp, muốn gọi cho cô chỉ để nghe giọng cho đỡ nhớ... nhưng anh lại tắt đi. Vì anh sợ, chính mình sẽ lún sâu vào mà có lẽ trong chuyện tình cảm này, anh là người đem lòng yêu Diệp nhiều hơn. Nỗi nhớ nhung cứ dày vò tâm trí, có những đêm Dũng một mình đi đến khu trọ của Diệp, từ bên ngoài nhìn vào xem ánh đèn còn sáng không, chỉ như vậy và đi về.
Người ta thường nói, trong chuyện tình cảm ai yêu nhiều hơn thì lúc chia tay sẽ đau khổ hơn, có lẽ điều đó đúng với Dũng. Anh không nghĩ bản thân mình lại ủy mỵ đến thế, sự dày vò đau khổ này thực sự rất đáng sợ. Bà Loan thấy con trai không vui vẻ đâm ra lo lắng, thương con xong lại nghĩ tới Diệp và quay ra trách mắng cô. Dĩ nhiên điều này Diệp chẳng thể biết được nhưng bà ấy vẫn cứ nói một mình, rằng thì nếu không phải tại con bé Diệp có lẽ thằng Dũng con trai bà không thần hồn điên đảo như thế.
Ban đầu Diệp cũng buồn nhưng cuộc sống cứ cuốn cô vào guồng quay hối hả, hết giờ lên lớp lại đi dạy kèm, bận rộn khiến cô quên đi những ký ức vụn vặt trong tâm hồn. Có Quyên bầu bạn, cô bạn nhí nhảnh luôn biết cách pha trò cũng khiến Diệp vui vẻ và lạc quan hơn.
Có đôi lần Dũng tìm đến khu trọ của Diệp vô tình bắt gặp xe của Quân cũng đang đứng đó, Dũng buồn và đi về thẳng. Không nghĩ đến thì thôi nhưng cứ nhìn thấy Quân là Dũng tức không chịu được, cảm giác ghen tuông thật khiến người ta khó chịu. Giống như là bị cướp tay trên vậy, nhưng cay đắng ở chỗ, Quân chưa cần làm gì Dũng đã thua, với Diệp, khoảng cách giữa Quân và cô ấy là trong sáng, hết sức trong sáng, không có lý do gì để bắt bẻ cả. Quá buồn chán, Dũng đăng ký tự nguyện xin đi công tác ở bên Nga, anh muốn trốn tránh hiện thực, muốn bản thân quên đi. Quân là sếp của Dũng, đối với việc Dũng chủ động xin đi Nga anh khá bất ngờ, Quân không biết chuyện rạn nứt tình cảm của Dũng và Diệp nên thắc mắc:
Đã suy nghĩ kỹ chưa? Một khi đặt bút xuống là không có cơ hội để hối hận đâu đấy?
Em không có gì phải suy nghĩ cả, anh cứ ký vào cho em!
Dù giận, dù không hài lòng nhưng Quân vẫn là sếp, vẫn là bậc tiền bối, Dũng ủy mị đa tình nhưng với công việc vẫn là sáng suốt, tình yêu và công việc phân định rạch ròi. Trước mặt Quân vẫn lễ phép và tôn trọng đúng mực.
Quân hỏi như vậy là biết được Dũng và Diệp có quan hệ tình cảm với nhau, những người đang yêu sẽ cố gắng để được ở gần nhau... còn Dũng thì ngược lại, cậu ấy lại chủ động đi xa. Nghĩa là... Quân thoáng suy đoán, lẽ nào hai người họ...?
- --
Một buổi chiều mùa xuân mưa bay ướt áo, hôm ấy lớp Diệp tổ chức đại hội chi đoàn nên về hơi muộn, ra đến cổng trường mới nhớ ra hôm nay là lịch dạy kèm cho Tùng. Đầu đội mưa, Diệp hối hả chạy sang bên kia đường đón xe bus để đi dạy. Mái tóc ướt mèm, nước mưa ngấm vào áo khiến môi mắt Diệp tái nhợt đi vì lạnh.
Trời chiều chập choạng tối lại có mưa bay nên người lên xe bus mỗi lúc một đông đúc, người này chen lấn người kia, quần áo ai cũng hôi rình vì ẩm ướt. Vừa lạnh vừa phải ngửi mùi cơ thể của rất nhiều người khiến Diệp chỉ muốn xuống xe ngay tức khắc. Gần đến nhà Tùng, Diệp đứng dậy nhường ghế cho người khác, bao lô đeo chéo vai, mọi người chen lấn nhau suýt nữa Diệp ngã nhào về phía trước.
Xuống xe rồi Diệp vẫn còn sợ, sợ vì người quá đông và vì cái mùi hôi hám cứ ám lấy tâm trí cô. Lục lọi bao lô tìm điện thoại xem giờ xem đã muộn hay chưa thì lạ thay không thấy, Diệp ngơ ngác:
Rõ lúc ở trường ra vẫn còn bỏ điện thoại vào đây mà? Vừa ngồi xe bus một lát đã không thấy đâu là sao nhỉ?
Vừa tiếc của vừa bực, Diệp đứng núp dưới bóng cây hoa sữa rồi kiểm lại bao lô. Thì ra trong lúc mọi người chen lấn xô đẩy nhau, kẻ cơ nhỡ nào đó đã kịp rạch bao lô của cô và lấy đi chiếc điện thoại mất rồi. Vết rạch còn mới nguyên, may mắn là thẻ sinh viên, thẻ xe bus và mấy thứ khác vẫn còn đó, nếu không thì... haizzz, nhưng dù sao vẫn tiếc của quá đi.
Diệp như người mất hồn lững thững đi về phía nhà Tùng, từ điểm đón xe bus đến nhà Tùng chưa đầy 200 mét nhưng nghĩ về cái điện thoại vừa bị mất cô không sao đi nhanh được. Thầm trách mình đen đủi, đi làm gặp mưa, đã thế đi xe lại không cẩn thận nữa.
Gần đến nhà Tùng, Diệp thấy một chiếc xe con đang đậu trước cổng, đoán là nhà bà Thủy có khách nên cô nán lại chờ người ta vào hẳn rồi mới đến. Nhưng dường như khách không có ý vào, bà Thủy ăn mặc sang trọng từ trong xe bước xuống, tay cầm ô, mặt vui vẻ trò chuyện qua khung cửa kính ô tô:
Em đi vào đây, anh về nhé!
Ừ, anh cũng về đây, em vào nhà đi kẻo mưa lạnh.
Giọng người đàn ông trong xe cất lên khiến Diệp giật mình, sao nghe giọng lại quen thuộc đến thế? Người đó chẳng phải là bác Hưng, bố của anh Dũng, chồng bà Loan sao? Tại sao bác ấy lại đi chung với bà Thủy được nhỉ? Không lẽ hai người họ cặp kè với nhau? Không đúng, chắc không phải đâu, Diệp vội gạt suy nghĩ ấy đi vì cô nghĩ, có thể bà Thủy là bạn bè với ông Hưng mà thôi, nghĩ xấu cho người khác phải tội chết, trong khi cô chẳng biết gì về người ta.
Cửa kính xe hạ xuống, chiếc xe rì rì lao vụt qua Diệp, bà Thủy cười tít mắt, tay cầm túi xách loay hoay mở cổng đi vào nhà. Diệp nhanh chóng chạy theo để đỡ phải gọi cổng:
Bác đi làm về muộn thế ạ?
Bà Thủy mải nghĩ về ông Hưng nên cười tít mắt, không biết Diệp đi theo sau từ khi nào, nghe tiếng cô chào hỏi bà giật mình quay lại:
Ơ, cháu à? Ừ, bác có chút việc nên về hơi muộn, đầu xuân mà mưa phùn thế này ngại quá cơ. Cháu cứ làm việc của mình, bác đi thay đồ đã nhé!
Vì Diệp đã dạy khá lâu nên mọi người cũng quen mặt, không khách sáo như mấy buổi đầu nữa, việc ai người ấy làm. Sẵn tâm trạng đang vui vẻ nên bà Thủy cứ hồn nhiên hát mấy giai điệu, dù ở lầu hai Diệp vẫn nghe rõ. Không nghĩ ở độ tuổi này rồi bà ấy còn hồn nhiên như vậy, bỗng nhiên Diệp nghĩ tới mẹ ở quê, có lẽ bà Thủy cũng chạc tuổi như mẹ cô. Nhưng xét về ngoại hình có lẽ bà Thủy trẻ trung hơn rất nhiều, nước da căng sáng mịn màng, thân hình eo thon, giọng nói ngọt ngào trong trẻo, đến Diệp còn thấy quyến rũ... chắc chắn đàn ông không ai là không thích được cả.
Mẹ cô ở quê chẳng khi nào biết diện đầm, tô son đánh phấn, chưa khi nào thấy mẹ hát một bài gì, cuộc sống cứ lặng lẽ ngày này qua ngày khác... thậm chí lúc nào cũng tiết kiệm dành hết cho con gái nữa. Diệp thấy thương mẹ quá! Cứ miên man suy nghĩ mà Diệp quên khuấy đi thời gian, vừa nghĩ về mối quan hệ của ông Hưng bà Thủy, lại nghĩ về mẹ và so sánh với bà Thủy, lại nghĩ về việc mất điện thoại chiều nay...
Chị Diệp, sao chị còn ở đây thế?
Tùng vừa lên đến phòng liền bất ngờ thốt lên.
Em đi học về muộn à, chị chờ em về mà?
Em nhắn tin cho chị rồi mà, hôm nay em có hẹn với mấy đứa nên không về sớm được. Chị không đọc tin nhắn của em à?
Chị... chị... điện thoại của chị mất rồi!
Diệp ngập ngừng đáp, đối với một sinh viên gia cảnh bình thường như cô, việc mất một chiếc điện thoại... thực sự là một việc lớn lao, nhắc đến chuyện này ánh mắt cô không che giấu được nỗi buồn.
Sao lại mất vậy chị? Mất từ khi nào ạ?
Tùng tỏ vẻ quan tâm, thú thực cu cậu cũng rất quý Diệp, ngày thường thấy cô lạc quan bao nhiêu hôm nay mặt ỉu xìu, Tùng thấy thương thương gì đâu.
Chị đi xe bus trên đường đến đây, xe đông người.... chị không chú ý nên người ta lấy mất lúc nào không hay!
Diệp thật thà kể lể.
Trời... sao chị không cẩn thận thế? Đi xe bus là hay bị mất đồ lắm, chị còn mất gì nữa không? Kiểm tra lại chưa chị?
Không có em. Chỉ mất điện thoại thôi.
Trời đang mưa to lắm, để em đưa chị về nhé!
Chị tự về được mà, hôm nay muộn rồi để hôm khác học nhé!
Nói đoạn Diệp đứng dậy định bỏ về. Tùng thấy Diệp như vậy thì không nỡ, nhìn cô buồn buồn Tùng cứ đau lòng thế nào ấy.
Để em đưa chị về, trời tối vậy em không yên tâm!
Không cần đâu, mẹ em mắng đấy!
Em lớn rồi, đưa chị về nhà chứ có làm gì xấu đâu mà sợ mẹ mắng?
Chị tự về được mà, em tắm gội rồi nghỉ ngơi đi nhé, cũng muộn rồi...
Diệp ngại là ngại với bà Thủy, sợ bà ấy đánh giá cô thiếu nghiêm túc, hơn cả cô cũng ngại đi riêng với Tùng. Tùng mang tiếng là học sinh nhưng hai người đứng cạnh nhau cũng không khác gì bạn bè cả. Chỉ sợ người khác hiểu lầm mà thôi.
Chị em mình mới quen nhau hay sao mà chị cứ khách sáo thế nhở? Trời mưa em đưa chị về thôi mà, với cả giờ này làm gì còn xe bus đâu?
Không chối được Diệp đành đồng ý để Tùng đưa về, cô đứng chờ ở cổng, Tùng dắt xe đạp điện ra, cu cậu đang loay hoay mặc áo mưa thì xe ô tô của Quân bất ngờ xuất hiện. Diệp đi xe anh mấy lần rồi nên nhìn thoáng là nhận được ngay, tự nhiên cô thấy hồi hộp lạ kỳ, biết Quân sắp đi vào mà hai gò má nóng rực lên khó hiểu.
Em chuẩn bị về đấy à? Có người đón không hay để anh đưa về nhé?
Trời lất phất mưa bay, Quân che ô lên phía trước cố ý muốn tránh mưa cho Diệp, đúng lúc ấy Tùng phi xe đạp điện từ trong nhà ra.
Em chào anh!
Thấy Quân, Tùng lễ phép chào hỏi.
Muộn rồi còn định đi đâu nữa? Đang mưa đấy.
Quân không biết Tùng định đưa Diệp về nên tò mò.
Em đưa chị Diệp về nhà, mưa quá, giờ này không còn xe bus anh ạ.
Thôi khỏi, em vào ăn tối đi, tiện đường anh đưa Diệp về luôn cũng được!
Dứt lời Quân kéo tay Diệp đi nhanh về phía xe của mình, cô ngơ ngác quay đầu lại nhìn Tùng, chưa biết từ chối ra sao thì cả người đã ngồi gọn trong xe. Diệp ấp úng:
Em đã nhận lời để Tùng đưa về rồi anh ạ!
Tùng cũng chả bằng anh, trời mưa như thế em định ngồi xe của nó thể nào cũng ướt hết!
Ướt cũng vẫn hơn là đi bộ!
Diệp ngậm ngùi.
Thà em chịu ướt chứ không muốn ngồi xe anh à?
Quân thấy hụt hẫng, anh thực lòng muốn quan tâm đến cô, lịch học của Tùng anh thuộc lòng từ giờ giấc, thấy trời mưa nên mới chủ động lái xe đến đưa Diệp về. Vì anh biết, Diệp bây giờ chẳng có ai đón đưa như trước kia nữa.
Em không có ý đó.
Anh cũng hy vọng là vậy.
Quân im lặng lái xe, cả hai cùng im lặng, hôm nay Diệp buồn, tâm trạng cứ tiếc mãi cái điện thoại nên không vui vẻ được. Đến đầu ngõ, Diệp cảm ơn Quân rồi lặng lẽ xuống xe.
Diệp! Em vẫn buồn chuyện của Dũng à?
Quân không đành lòng liền hỏi với theo, Diệp giật mình quay lại. Thấy cô buồn buồn Quân tưởng Diệp thất tình nhưng đâu phải như vậy, cô chỉ đang tiếc cái điện thoại mà thôi. Nó không giá trị như nhiều mẫu điện thoại khác nhưng là quà của bố mẹ mua tặng hôm sinh nhật, cứ nghĩ vậy nên cô tiếc lắm.
Em có buồn gì đâu anh? Mọi chuyện cũng qua lâu rồi mà.
Diệp mỉm cười che giấu đi nội tâm đang giằng xé.
Hôm nay thấy em khác lắm, có tâm sự gì có thể chia sẻ cùng anh được không? Anh sẵn sàng nghe em tâm sự.
Quân nói lời chân thành.
Em cảm ơn anh, thực sự là em không có chuyện gì cả, em đi về đây, hôm khác gặp lại nhé!
Người ta thường nói, trong chuyện tình cảm ai yêu nhiều hơn thì lúc chia tay sẽ đau khổ hơn, có lẽ điều đó đúng với Dũng. Anh không nghĩ bản thân mình lại ủy mỵ đến thế, sự dày vò đau khổ này thực sự rất đáng sợ. Bà Loan thấy con trai không vui vẻ đâm ra lo lắng, thương con xong lại nghĩ tới Diệp và quay ra trách mắng cô. Dĩ nhiên điều này Diệp chẳng thể biết được nhưng bà ấy vẫn cứ nói một mình, rằng thì nếu không phải tại con bé Diệp có lẽ thằng Dũng con trai bà không thần hồn điên đảo như thế.
Ban đầu Diệp cũng buồn nhưng cuộc sống cứ cuốn cô vào guồng quay hối hả, hết giờ lên lớp lại đi dạy kèm, bận rộn khiến cô quên đi những ký ức vụn vặt trong tâm hồn. Có Quyên bầu bạn, cô bạn nhí nhảnh luôn biết cách pha trò cũng khiến Diệp vui vẻ và lạc quan hơn.
Có đôi lần Dũng tìm đến khu trọ của Diệp vô tình bắt gặp xe của Quân cũng đang đứng đó, Dũng buồn và đi về thẳng. Không nghĩ đến thì thôi nhưng cứ nhìn thấy Quân là Dũng tức không chịu được, cảm giác ghen tuông thật khiến người ta khó chịu. Giống như là bị cướp tay trên vậy, nhưng cay đắng ở chỗ, Quân chưa cần làm gì Dũng đã thua, với Diệp, khoảng cách giữa Quân và cô ấy là trong sáng, hết sức trong sáng, không có lý do gì để bắt bẻ cả. Quá buồn chán, Dũng đăng ký tự nguyện xin đi công tác ở bên Nga, anh muốn trốn tránh hiện thực, muốn bản thân quên đi. Quân là sếp của Dũng, đối với việc Dũng chủ động xin đi Nga anh khá bất ngờ, Quân không biết chuyện rạn nứt tình cảm của Dũng và Diệp nên thắc mắc:
Đã suy nghĩ kỹ chưa? Một khi đặt bút xuống là không có cơ hội để hối hận đâu đấy?
Em không có gì phải suy nghĩ cả, anh cứ ký vào cho em!
Dù giận, dù không hài lòng nhưng Quân vẫn là sếp, vẫn là bậc tiền bối, Dũng ủy mị đa tình nhưng với công việc vẫn là sáng suốt, tình yêu và công việc phân định rạch ròi. Trước mặt Quân vẫn lễ phép và tôn trọng đúng mực.
Quân hỏi như vậy là biết được Dũng và Diệp có quan hệ tình cảm với nhau, những người đang yêu sẽ cố gắng để được ở gần nhau... còn Dũng thì ngược lại, cậu ấy lại chủ động đi xa. Nghĩa là... Quân thoáng suy đoán, lẽ nào hai người họ...?
- --
Một buổi chiều mùa xuân mưa bay ướt áo, hôm ấy lớp Diệp tổ chức đại hội chi đoàn nên về hơi muộn, ra đến cổng trường mới nhớ ra hôm nay là lịch dạy kèm cho Tùng. Đầu đội mưa, Diệp hối hả chạy sang bên kia đường đón xe bus để đi dạy. Mái tóc ướt mèm, nước mưa ngấm vào áo khiến môi mắt Diệp tái nhợt đi vì lạnh.
Trời chiều chập choạng tối lại có mưa bay nên người lên xe bus mỗi lúc một đông đúc, người này chen lấn người kia, quần áo ai cũng hôi rình vì ẩm ướt. Vừa lạnh vừa phải ngửi mùi cơ thể của rất nhiều người khiến Diệp chỉ muốn xuống xe ngay tức khắc. Gần đến nhà Tùng, Diệp đứng dậy nhường ghế cho người khác, bao lô đeo chéo vai, mọi người chen lấn nhau suýt nữa Diệp ngã nhào về phía trước.
Xuống xe rồi Diệp vẫn còn sợ, sợ vì người quá đông và vì cái mùi hôi hám cứ ám lấy tâm trí cô. Lục lọi bao lô tìm điện thoại xem giờ xem đã muộn hay chưa thì lạ thay không thấy, Diệp ngơ ngác:
Rõ lúc ở trường ra vẫn còn bỏ điện thoại vào đây mà? Vừa ngồi xe bus một lát đã không thấy đâu là sao nhỉ?
Vừa tiếc của vừa bực, Diệp đứng núp dưới bóng cây hoa sữa rồi kiểm lại bao lô. Thì ra trong lúc mọi người chen lấn xô đẩy nhau, kẻ cơ nhỡ nào đó đã kịp rạch bao lô của cô và lấy đi chiếc điện thoại mất rồi. Vết rạch còn mới nguyên, may mắn là thẻ sinh viên, thẻ xe bus và mấy thứ khác vẫn còn đó, nếu không thì... haizzz, nhưng dù sao vẫn tiếc của quá đi.
Diệp như người mất hồn lững thững đi về phía nhà Tùng, từ điểm đón xe bus đến nhà Tùng chưa đầy 200 mét nhưng nghĩ về cái điện thoại vừa bị mất cô không sao đi nhanh được. Thầm trách mình đen đủi, đi làm gặp mưa, đã thế đi xe lại không cẩn thận nữa.
Gần đến nhà Tùng, Diệp thấy một chiếc xe con đang đậu trước cổng, đoán là nhà bà Thủy có khách nên cô nán lại chờ người ta vào hẳn rồi mới đến. Nhưng dường như khách không có ý vào, bà Thủy ăn mặc sang trọng từ trong xe bước xuống, tay cầm ô, mặt vui vẻ trò chuyện qua khung cửa kính ô tô:
Em đi vào đây, anh về nhé!
Ừ, anh cũng về đây, em vào nhà đi kẻo mưa lạnh.
Giọng người đàn ông trong xe cất lên khiến Diệp giật mình, sao nghe giọng lại quen thuộc đến thế? Người đó chẳng phải là bác Hưng, bố của anh Dũng, chồng bà Loan sao? Tại sao bác ấy lại đi chung với bà Thủy được nhỉ? Không lẽ hai người họ cặp kè với nhau? Không đúng, chắc không phải đâu, Diệp vội gạt suy nghĩ ấy đi vì cô nghĩ, có thể bà Thủy là bạn bè với ông Hưng mà thôi, nghĩ xấu cho người khác phải tội chết, trong khi cô chẳng biết gì về người ta.
Cửa kính xe hạ xuống, chiếc xe rì rì lao vụt qua Diệp, bà Thủy cười tít mắt, tay cầm túi xách loay hoay mở cổng đi vào nhà. Diệp nhanh chóng chạy theo để đỡ phải gọi cổng:
Bác đi làm về muộn thế ạ?
Bà Thủy mải nghĩ về ông Hưng nên cười tít mắt, không biết Diệp đi theo sau từ khi nào, nghe tiếng cô chào hỏi bà giật mình quay lại:
Ơ, cháu à? Ừ, bác có chút việc nên về hơi muộn, đầu xuân mà mưa phùn thế này ngại quá cơ. Cháu cứ làm việc của mình, bác đi thay đồ đã nhé!
Vì Diệp đã dạy khá lâu nên mọi người cũng quen mặt, không khách sáo như mấy buổi đầu nữa, việc ai người ấy làm. Sẵn tâm trạng đang vui vẻ nên bà Thủy cứ hồn nhiên hát mấy giai điệu, dù ở lầu hai Diệp vẫn nghe rõ. Không nghĩ ở độ tuổi này rồi bà ấy còn hồn nhiên như vậy, bỗng nhiên Diệp nghĩ tới mẹ ở quê, có lẽ bà Thủy cũng chạc tuổi như mẹ cô. Nhưng xét về ngoại hình có lẽ bà Thủy trẻ trung hơn rất nhiều, nước da căng sáng mịn màng, thân hình eo thon, giọng nói ngọt ngào trong trẻo, đến Diệp còn thấy quyến rũ... chắc chắn đàn ông không ai là không thích được cả.
Mẹ cô ở quê chẳng khi nào biết diện đầm, tô son đánh phấn, chưa khi nào thấy mẹ hát một bài gì, cuộc sống cứ lặng lẽ ngày này qua ngày khác... thậm chí lúc nào cũng tiết kiệm dành hết cho con gái nữa. Diệp thấy thương mẹ quá! Cứ miên man suy nghĩ mà Diệp quên khuấy đi thời gian, vừa nghĩ về mối quan hệ của ông Hưng bà Thủy, lại nghĩ về mẹ và so sánh với bà Thủy, lại nghĩ về việc mất điện thoại chiều nay...
Chị Diệp, sao chị còn ở đây thế?
Tùng vừa lên đến phòng liền bất ngờ thốt lên.
Em đi học về muộn à, chị chờ em về mà?
Em nhắn tin cho chị rồi mà, hôm nay em có hẹn với mấy đứa nên không về sớm được. Chị không đọc tin nhắn của em à?
Chị... chị... điện thoại của chị mất rồi!
Diệp ngập ngừng đáp, đối với một sinh viên gia cảnh bình thường như cô, việc mất một chiếc điện thoại... thực sự là một việc lớn lao, nhắc đến chuyện này ánh mắt cô không che giấu được nỗi buồn.
Sao lại mất vậy chị? Mất từ khi nào ạ?
Tùng tỏ vẻ quan tâm, thú thực cu cậu cũng rất quý Diệp, ngày thường thấy cô lạc quan bao nhiêu hôm nay mặt ỉu xìu, Tùng thấy thương thương gì đâu.
Chị đi xe bus trên đường đến đây, xe đông người.... chị không chú ý nên người ta lấy mất lúc nào không hay!
Diệp thật thà kể lể.
Trời... sao chị không cẩn thận thế? Đi xe bus là hay bị mất đồ lắm, chị còn mất gì nữa không? Kiểm tra lại chưa chị?
Không có em. Chỉ mất điện thoại thôi.
Trời đang mưa to lắm, để em đưa chị về nhé!
Chị tự về được mà, hôm nay muộn rồi để hôm khác học nhé!
Nói đoạn Diệp đứng dậy định bỏ về. Tùng thấy Diệp như vậy thì không nỡ, nhìn cô buồn buồn Tùng cứ đau lòng thế nào ấy.
Để em đưa chị về, trời tối vậy em không yên tâm!
Không cần đâu, mẹ em mắng đấy!
Em lớn rồi, đưa chị về nhà chứ có làm gì xấu đâu mà sợ mẹ mắng?
Chị tự về được mà, em tắm gội rồi nghỉ ngơi đi nhé, cũng muộn rồi...
Diệp ngại là ngại với bà Thủy, sợ bà ấy đánh giá cô thiếu nghiêm túc, hơn cả cô cũng ngại đi riêng với Tùng. Tùng mang tiếng là học sinh nhưng hai người đứng cạnh nhau cũng không khác gì bạn bè cả. Chỉ sợ người khác hiểu lầm mà thôi.
Chị em mình mới quen nhau hay sao mà chị cứ khách sáo thế nhở? Trời mưa em đưa chị về thôi mà, với cả giờ này làm gì còn xe bus đâu?
Không chối được Diệp đành đồng ý để Tùng đưa về, cô đứng chờ ở cổng, Tùng dắt xe đạp điện ra, cu cậu đang loay hoay mặc áo mưa thì xe ô tô của Quân bất ngờ xuất hiện. Diệp đi xe anh mấy lần rồi nên nhìn thoáng là nhận được ngay, tự nhiên cô thấy hồi hộp lạ kỳ, biết Quân sắp đi vào mà hai gò má nóng rực lên khó hiểu.
Em chuẩn bị về đấy à? Có người đón không hay để anh đưa về nhé?
Trời lất phất mưa bay, Quân che ô lên phía trước cố ý muốn tránh mưa cho Diệp, đúng lúc ấy Tùng phi xe đạp điện từ trong nhà ra.
Em chào anh!
Thấy Quân, Tùng lễ phép chào hỏi.
Muộn rồi còn định đi đâu nữa? Đang mưa đấy.
Quân không biết Tùng định đưa Diệp về nên tò mò.
Em đưa chị Diệp về nhà, mưa quá, giờ này không còn xe bus anh ạ.
Thôi khỏi, em vào ăn tối đi, tiện đường anh đưa Diệp về luôn cũng được!
Dứt lời Quân kéo tay Diệp đi nhanh về phía xe của mình, cô ngơ ngác quay đầu lại nhìn Tùng, chưa biết từ chối ra sao thì cả người đã ngồi gọn trong xe. Diệp ấp úng:
Em đã nhận lời để Tùng đưa về rồi anh ạ!
Tùng cũng chả bằng anh, trời mưa như thế em định ngồi xe của nó thể nào cũng ướt hết!
Ướt cũng vẫn hơn là đi bộ!
Diệp ngậm ngùi.
Thà em chịu ướt chứ không muốn ngồi xe anh à?
Quân thấy hụt hẫng, anh thực lòng muốn quan tâm đến cô, lịch học của Tùng anh thuộc lòng từ giờ giấc, thấy trời mưa nên mới chủ động lái xe đến đưa Diệp về. Vì anh biết, Diệp bây giờ chẳng có ai đón đưa như trước kia nữa.
Em không có ý đó.
Anh cũng hy vọng là vậy.
Quân im lặng lái xe, cả hai cùng im lặng, hôm nay Diệp buồn, tâm trạng cứ tiếc mãi cái điện thoại nên không vui vẻ được. Đến đầu ngõ, Diệp cảm ơn Quân rồi lặng lẽ xuống xe.
Diệp! Em vẫn buồn chuyện của Dũng à?
Quân không đành lòng liền hỏi với theo, Diệp giật mình quay lại. Thấy cô buồn buồn Quân tưởng Diệp thất tình nhưng đâu phải như vậy, cô chỉ đang tiếc cái điện thoại mà thôi. Nó không giá trị như nhiều mẫu điện thoại khác nhưng là quà của bố mẹ mua tặng hôm sinh nhật, cứ nghĩ vậy nên cô tiếc lắm.
Em có buồn gì đâu anh? Mọi chuyện cũng qua lâu rồi mà.
Diệp mỉm cười che giấu đi nội tâm đang giằng xé.
Hôm nay thấy em khác lắm, có tâm sự gì có thể chia sẻ cùng anh được không? Anh sẵn sàng nghe em tâm sự.
Quân nói lời chân thành.
Em cảm ơn anh, thực sự là em không có chuyện gì cả, em đi về đây, hôm khác gặp lại nhé!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook