Diễm Chi
-
Chương 6
Bà xoay người lại, nhưng không phải nhìn tôi mà là để xem cái Hương đang làm gì, khi đã chắc chắn nó an toàn bà mới buồn bã nói:
- Nào đã bán được con nào, ở xã người ta xuống bắt đưa đi tiêu hủy.
- Tiêu hủy, sao lợn nhà mình mà người ta lại đòi tiêu hủy.
- Thì nó bị dịch chứ còn sao nữa, bị mấy hôm nay không chữa được nên bố mày tính bán đi để gỡ gạc tí vốn, ai ngờ xã nó biết nên nó bắt đưa đi tiêu hủy. Rõ khổ, vốn liếng đổ cả vào đấy, giờ chẳng biết tính sao.
Lợn nhà tôi ốm mấy hôm nay, vậy mà tôi lại không biết, chẳng trách tôi cứ thấy bố mẹ buồn bã, hóa ra là vì lợn ốm chứ không phải lại giận nhau.
Tôi không nói gì, lẳng lặng đi cất xe rồi vào nhà thay quần áo, cũng tò mò muốn ra ngoài kia xem mọi chuyện thế nào nhưng lại sợ bố mắng nên hỏi bà:
- Hôm nay ăn gì hả bà.
- Bà cắm cơm rồi, đồ ăn chuẩn bị cả rồi mà chưa nấu, chắc cũng chẳng ai có tâm trạng ăn uống gì đâu. Con cứ lên nhà chơi với em đi, lát bà tính.
- Dạ.
Tôi ngồi xuống bên cạnh cái Hương, hỏi xem nay em đi học có ngoan không, có bị bạn nào bắt nạt hay không. Ngày nhỏ mỗi lần đi học về bố mẹ đều hỏi tôi những câu tương tự như thế, bây giờ họ bận tôi sẽ thay họ quan tâm đến em.
Con bé Hương chẳng mấy để ý lời tôi hỏi, mắt nó vẫn dán vào con búp bê bố tặng hôm sinh nhật mà nói:
- Chi ơi, chơi trò búp bê không?
- Phải gọi là chị Chi chứ.
Tiếng của tôi bị âm thanh ồn ào của mấy người đàn ông lấn át, nhíu mày nhìn ra cồng, hóa ra lại có thêm mấy người nữa tới nhà tôi. Nhà tôi là hộ đầu tiên có lợn bị bệnh dịch, lại là hộ có số lượng lớn nhất làng,vậy nên họ tới đông cũng phải.
Mặc kệ cái Hương ngồi đó, tôi lò dò ra đứng cạnh bà, ở đây có thể nhìn thấy chuồng lợn nhà tôi. Ngoại trừ bố mẹ tôi ra thì còn có 6 7 người nữa, chưa kể 3 người đàn ông vừa vào đang đi về phía đó.
Tôi không nghe rõ họ nói những gì, chỉ thấy chốc chốc bố tôi lại gật đầu. Tiếp đến là người ta chụp ảnh, rồi ghi chép gì đó, đoán chừng như lập biên bản.
Mãi đến tối muộn, người ta mới ra về, đem theo hơn chục con lợn đã chết cứng nhà tôi đi tiêu hủy.
Bà sốt ruột nên hỏi:
- Thế mấy con lợn còn lại thì sao.
- Chắc là ngay mai người ta tới chở đi nốt.
- Sao lại chở đi, nó vẫn còn khỏe mà.
- Có dấu hiệu bỏ ăn, tai thì thâm lại cả rồi còn đâu.
Bà chép miệng cố hỏi:
- Thế người ta có đền bù cho chút nào không.
- Họ nói là có, nhưng chắc cũng chẳng đáng bao nhiêu, mà lại bảo tới khi nào hết dịch mới bắt đầu giải ngân thì cũng chả biết đến bao giờ.
Nói rồi cả bố và bà đều thở dài, mẹ tiếc của nhìn theo mấy con lợn, tới khi cái xe lam nhỏ chở lợn khuất sau cổng mới nói:
- Nếu anh nghe em thì bây giờ cả nhà sẽ không khổ.
Mẹ chỉ nói mỗi thế rồi bỏ vào giường nằm, không trách móc, chẳng chửi bới nhưng lại khiến bố ôm đầu ân hận.
Lần này tôi thấy mẹ tôi nói đúng, mẹ đã từng nhắc nhở bố, vậy mà bố không những không nghe lại còn đánh mẹ không thương tiếc. Bây giờ xảy ra chuyện, có ân hận cũng đã muộn.
- ------*-------*-------
Sáng hôm sau khi tôi vừa dắt xe ra khỏi cổng lại thấy mấy người hôm trước tới, chắc là lại tới giải quyết nốt mấy con lợn còn lại. Vừa đi, tôi vừa nghĩ vu vơ, thời điểm đó tôi chưa hiểu hết những khó khăn trong gia đình. Chỉ là tự cảm nhận thấy chi tiêu trong gia đình tôi đang dần thắt chặt, thức ăn cũng giảm bớt, chị em tôi cũng không còn được mua quà vặt hay ăn sáng ngoài hàng như trước.
Đó là khi đàn lợn vẫn còn khỏe mạnh, vậy nếu mất trắng đàn lợn thì sẽ thế nào. Không phải tôi đang lo lắng mình không có tiền để mua quà vặt, mà lo cho bố mẹ tôi, họ vốn đã căng thẳng, bây giờ chuyện này chẳng biết đến bao giờ mới lành, tới bao giờ gia đình tôi mới lại vui vẻ và rộn rã tiếng cười như trước đây?
- --------*-------*-------
Ngày hôm đó đàn lợn nhà tôi bị đưa đi sạch, kể cả con lợn xề bố mới mua. Vôi trắng vãi kín khắp nơi, còn phải xịt thêm thuốc xát khuẩn khắp chuồng để tiêu diệt mầm bệnh.
Cái màu trắng của vôi ngày hôm ấy cứ ám ảnh tôi mãi, đã có lúc tôi nghĩ có phải vì màu nó giống màu tang tóc nên những chuyện buồn cứ thế liên tiếp ập đến gia đình tôi hay không.
Lợn chết, chuồng lại chưa thế nuôi giống mới, mà có nuôi thì cũng chẳng xoay đâu ra vốn mà mua giống. Vậy là cái chuồng mới xây, nuôi chưa đầy 2 lứa lợn bắt buộc phải bỏ không. Bao nhiêu tiền của đổ vào, bây giờ không sử dụng được khiến mỗi lần đi qua đó mẹ tôi lại xót đứt ruột gan.
Lãi ngân hàng sắp đến hạn phải trả, cây giống ở vườn chưa trả hết tiền người ta. Đủ thứ khó khăn dồn dập đến. Áp lực dồn nén khiến bố mẹ mệt mỏi hơn, cãi nhau nhiều hơn.
Mới đầu là vài câu trách móc của mẹ, tiếp đến là lời chửi bới của bố. Mới đầu họ cũng hạn chế cãi nhau trước mặt chị em tôi, nhưng sau đó mặc kệ việc chị em tôi có mặt ở đó hay không, họ vẫn lao vào nhau mà đánh mà chửi.
Cái Hương càng ngày càng sợ bố mẹ, càng ngày càng xa cách họ hơn, sợ đến mức có những tối mẹ gọi nó ngủ cùng nó cũng nhất quyết không sang.
- Con ngủ với bà, với Chi cơ.
- Nay ngủ với mẹ một tối cũng có sao, nhá, ngủ với mẹ mẹ yêu, mai chủ nhật mẹ cho đi chợ cùng.
- Không, con không sang đâu, sợ lắm.
Bố tôi nghe vậy thì hỏi lại:
- Con gái bố sợ cãi gì, nói bố nghe xem nào.
- Sợ bố mẹ, sợ lại đánh nhau.
Nghe xong cả bố và mẹ không ai bảo mà cùng nhìn nhau. Lời con trẻ luôn là thật nhất, không biết mấy câu ấy có khiến bố mẹ tôi hiểu ra hay cứ mãi thế này.
Còn tôi, tâm hồn cũng tổn thương không ít. Ngày đó có lúc tôi nghĩ bố mẹ cãi nhau là do tôi, do tôi chưa ngoan, do tôi chưa nghe lời. Bởi vậy tôi luôn cố gắng hết sức, tới lớp tôi tập trung nghe giảng, chỉ mong đến cuối năm có được giấy khen xuất sắc cho bố mẹ vui.
Tôi cũng quên luôn lời hứa mua xe đạp mới của bố hôm nào, chỉ cố gắng ngoan hơn mỗi ngày để bố mẹ bớt cãi nhau lại.
Vậy nhưng cái ngày tôi háo hức cầm giấy khen về khoe, mẹ chỉ nhìn qua một cái rồi nói:
- Được rồi, đi học về rồi thì lát đi đón em giúp mẹ.
Nói rồi mẹ vội vã đội nón đi, chẳng biết mẹ đi đâu, chỉ biết tôi cứ đứng mãi đấy nhìn tờ giấy khen trên tay mà lòng buồn rười rượi.
- Chi, nay tan học sớm thế, mà sao không vào nhà mà đứng ngoài đó nắng nôi hả cháu.
Tôi gạt đi nỗi buồn trong lòng, cố gắng mỉm cười thật tươi rồi khoe bà:
- Bà, hôm nay tổng kết nên con về sớm ạ. À mà bà nhìn xem, con được giấy khen loại giỏi đây này.
Bà nội tôi mắt đã kém, không nhìn rõ những chữ trên tấm bằng khen kia nên không thể đọc. Nhưng tôi thấy rõ ánh mắt, gương mặt bà đều ánh lên niềm vui. Bà cười mãn nguyện tiến tới kéo tay tôi vào trong bóng râm rồi bảo:
- Cháu bà giỏi lắm, bố mẹ mày mà thấy chắc vui lắm. Thế thích cái gì tí bà bảo bố mẹ mày thưởng cho.
- Cháu không thích gì đâu bà ạ.
- Sao thế, thích gì cứ bảo bà, bà nói cho. Hay mấy hôm nữa lúc nào ông lên đây bà bảo ông thưởng cho. Hay bà bảo ông mua cho cái cặp mới sang năm đi học. Còn xe chắc năm nay chưa mua được đâu con ạ, giờ kinh tế nhà mình như thế, con chịu khó đi tạm xe cũ vậy.
Tôi hiểu chứ, tôi biết nhà tôi làm gì còn tiền mà mua xe mới cho tôi nên cũng chẳng dám đòi hỏi. Thấy tôi lặng im bà lại hỏi:
- Bà biết con buồn nhưng mà phải cái hoàn cảnh như thế phải chịu thôi con ạ. Vài năm nữa kinh tế ổn định thì bà bảo bố mày mua cho. Còn bây giờ thích gì bảo bà, tối về bà bảo bố mẹ thưởng.
- Có được không hả bà.
- Được chứ sao không, quà lớn thì không có, chứ quà nhỏ thì để bà nói cho không phải sợ.
Tôi cúi mặt, đắn đo mãi mới nói:
- Con không cần quà… chỉ cần… bố mẹ con… đừng cãi nhau nữa thôi.
Bà sững sờ nhìn tôi, hai mắt bà hay háy hình như đang ướt nước, rồi kéo tôi vào lòng ôm thật chặt xót xa nói:
- Khổ thân cháu tôi, bà thương chị em mày lắm mà không biết phải làm sao. Giá mà mà có kinh tế chắc bố mẹ mày cũng không thế, rồi làm khổ cả chúng mày nữa….
Hai bà cháu cứ ôm nhau rất lâu, bà xót cháu nên cũng bật khóc, còn tôi chẳng hiểu sao lại không khóc. Có lẽ là vì tôi nghĩ bà sẽ giúp tôi truyền đạt lại ước nguyện, và rồi bố mẹ tôi sẽ hiểu ra. Họ sẽ lại như xưa, lại yêu thương nhau và có nhiều thời gian quan tâm đến chị em tôi hơn. Rồi gia đình tôi sẽ lại vui vẻ, hạnh phúc như trước, tôi hy vọng thế.
- ------*-------*------
Tối ấy bà còn chưa kịp nói giúp tôi mẹ đã bảo:
- Mẹ, sắp tới chắc là con xin đi làm công nhân, chứ ở nhà cũng có mỗi cái ao cá, quanh đi quẩn lại cả 2 vợ chồng thì không biết trông vào cái gì. Con đi làm, đành nhờ mẹ để ý đến 2 đứa nó giúp con vậy.
- Mẹ thì không sao, nhưng hai đứa đã bàn kỹ với nhau chưa.
- Con với nhà con cũng bàn kỹ rồi, bây giờ một người ở nhà thôi, một người đi làm công nhân, cuối tháng còn có tiền mà đóng lãi, chứ cứ trông vào cái ao cá cũng chẳng ăn thua. Mà cái công ty ngoài kia bây giờ người ta chỉ tuyển nữ, nên chắc là con đi làm, còn nhà con thì ở nhà lo cho cái ao cá với vườn cây.
Bà mải suy nghĩ đến việc mẹ đi làm công nhân mà quên luôn tờ giấy khen và ước nguyện của tôi. Vậy là tờ giấy khen năm nay đẹp hơn mọi năm, nhưng lại chẳng được ai ngó tới.
- -------*-------*-----
Mẹ ở nhà thêm 5 hôm nữa thì bắt đầu đi làm công nhân may ở gần nhà. 2 tháng đầu tiên thử việc thì mẹ chỉ làm 8 tiếng 1 ngày và vẫn được nghỉ chủ nhật để ở nhà chăm sóc chị em tôi.
Làm may không vất vả như việc ở nhà nhưng 1 tuần đầu do chưa quen với việc phải ngồi 1 chỗ lâu như thế nên mẹ khá mỏi và đau lưng.
Về đến nhà là mẹ nằm vật ra giường không thiết tha ăn uống gì cả. Sau quen dần thì mẹ đỡ mệt hơn, về nhà vẫn phụ với bố việc nhà.
Hết một tháng đầu tiên mẹ bắt đầu tăng ca, có nhiều khi một ngày mẹ chẳng có thời gian hỏi thăm chị em tôi quá 3 câu. Bởi vì sáng mẹ đi làm khi cái Hương chưa dậy, tối về đến nhà tắm rửa, ăn uống xong thì cái Hương cũng ngủ từ bao giờ.
Mẹ mệt nên kệ tôi tự học, bài nào khó thì hỏi bố. Hình như lâu lắm rồi mẹ không kiểm tra sách vở của tôi, mấy hôm đầu tôi thấy thoải mái vì mẹ nóng tính hay quát mắng kho tôi làm sai. Nhưng lâu dần lại thèm được mẹ giảng bài, được mẹ giúp bơm mực và soạn sách vở cho như trước kia.
Chuyện gì cũng có 2 mặt cả, mẹ bận không có thời gian cho chị em tôi thì cũng chẳng còn thời gian đâu mà cãi nhau với bố. Gia đình tôi vì thế cũng tạm yên ổn trở lại.
Thỉnh thoảng bố vẫn dặn tôi:
- Mẹ dạo này tăng ca mệt, con nhớ ngoan đừng làm mẹ buồn nghe không.
- Con biết rồi, mà bố ơi, hay mình bảo mẹ tăng ca ít thôi để có thời gian nghỉ ngơi hả bố.
- Bố nói rồi mà mẹ không chịu con ạ, cũng tại bố vô dụng nên mấy mẹ con phải khổ lây.
Câu nói ấy bố nói rất nặng nề còn tôi lại chẳng biết phải nói gì chỉ im lặng nhìn cái Hương đang hát cho bà nghe mà thở dài.
—-——-*—————
Mới đấy mà mẹ tôi đã đi làm công nhân được hơn một năm, cái Hương đã bắt đầu học chữ còn tôi cũng lên lớp 5. Mẹ vẫn bận rộn tăng ca tối ngày, chị em tôi cũng dần quen với điều đó.
Hôm nay là chủ nhật, mẹ đi làm từ sáng còn bố chở tôi đi nhà sách để mua mấy quyển sách nâng cao để tôi học thêm chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp, tiện mua cho cái Hương mấy quyển sách luyện chữ. Hai bố con đang vui vẻ trò chuyện thì chợt bố bóp phanh gấp khiến người tôi đổ nhào về phía trước.
Sau khi xe dừng hẳn tôi mới hỏi bố:
- Bố sao vậy, làm con giật cả mình.
Thế nhưng không nghe tiếng bố trả lời, thấy bố cứ nhìn sang phía bên đường tôi cũng ngoái đầu nhìn theo.
Kia hình như là mẹ tôi, giờ này mẹ đang đi làm sao lại ở đây, còn người đàn ông kia là ai.
Khó hiểu nên tôi kéo áo bố hỏi:
- Bố ơi, kia có phải mẹ không bố?
- Nào đã bán được con nào, ở xã người ta xuống bắt đưa đi tiêu hủy.
- Tiêu hủy, sao lợn nhà mình mà người ta lại đòi tiêu hủy.
- Thì nó bị dịch chứ còn sao nữa, bị mấy hôm nay không chữa được nên bố mày tính bán đi để gỡ gạc tí vốn, ai ngờ xã nó biết nên nó bắt đưa đi tiêu hủy. Rõ khổ, vốn liếng đổ cả vào đấy, giờ chẳng biết tính sao.
Lợn nhà tôi ốm mấy hôm nay, vậy mà tôi lại không biết, chẳng trách tôi cứ thấy bố mẹ buồn bã, hóa ra là vì lợn ốm chứ không phải lại giận nhau.
Tôi không nói gì, lẳng lặng đi cất xe rồi vào nhà thay quần áo, cũng tò mò muốn ra ngoài kia xem mọi chuyện thế nào nhưng lại sợ bố mắng nên hỏi bà:
- Hôm nay ăn gì hả bà.
- Bà cắm cơm rồi, đồ ăn chuẩn bị cả rồi mà chưa nấu, chắc cũng chẳng ai có tâm trạng ăn uống gì đâu. Con cứ lên nhà chơi với em đi, lát bà tính.
- Dạ.
Tôi ngồi xuống bên cạnh cái Hương, hỏi xem nay em đi học có ngoan không, có bị bạn nào bắt nạt hay không. Ngày nhỏ mỗi lần đi học về bố mẹ đều hỏi tôi những câu tương tự như thế, bây giờ họ bận tôi sẽ thay họ quan tâm đến em.
Con bé Hương chẳng mấy để ý lời tôi hỏi, mắt nó vẫn dán vào con búp bê bố tặng hôm sinh nhật mà nói:
- Chi ơi, chơi trò búp bê không?
- Phải gọi là chị Chi chứ.
Tiếng của tôi bị âm thanh ồn ào của mấy người đàn ông lấn át, nhíu mày nhìn ra cồng, hóa ra lại có thêm mấy người nữa tới nhà tôi. Nhà tôi là hộ đầu tiên có lợn bị bệnh dịch, lại là hộ có số lượng lớn nhất làng,vậy nên họ tới đông cũng phải.
Mặc kệ cái Hương ngồi đó, tôi lò dò ra đứng cạnh bà, ở đây có thể nhìn thấy chuồng lợn nhà tôi. Ngoại trừ bố mẹ tôi ra thì còn có 6 7 người nữa, chưa kể 3 người đàn ông vừa vào đang đi về phía đó.
Tôi không nghe rõ họ nói những gì, chỉ thấy chốc chốc bố tôi lại gật đầu. Tiếp đến là người ta chụp ảnh, rồi ghi chép gì đó, đoán chừng như lập biên bản.
Mãi đến tối muộn, người ta mới ra về, đem theo hơn chục con lợn đã chết cứng nhà tôi đi tiêu hủy.
Bà sốt ruột nên hỏi:
- Thế mấy con lợn còn lại thì sao.
- Chắc là ngay mai người ta tới chở đi nốt.
- Sao lại chở đi, nó vẫn còn khỏe mà.
- Có dấu hiệu bỏ ăn, tai thì thâm lại cả rồi còn đâu.
Bà chép miệng cố hỏi:
- Thế người ta có đền bù cho chút nào không.
- Họ nói là có, nhưng chắc cũng chẳng đáng bao nhiêu, mà lại bảo tới khi nào hết dịch mới bắt đầu giải ngân thì cũng chả biết đến bao giờ.
Nói rồi cả bố và bà đều thở dài, mẹ tiếc của nhìn theo mấy con lợn, tới khi cái xe lam nhỏ chở lợn khuất sau cổng mới nói:
- Nếu anh nghe em thì bây giờ cả nhà sẽ không khổ.
Mẹ chỉ nói mỗi thế rồi bỏ vào giường nằm, không trách móc, chẳng chửi bới nhưng lại khiến bố ôm đầu ân hận.
Lần này tôi thấy mẹ tôi nói đúng, mẹ đã từng nhắc nhở bố, vậy mà bố không những không nghe lại còn đánh mẹ không thương tiếc. Bây giờ xảy ra chuyện, có ân hận cũng đã muộn.
- ------*-------*-------
Sáng hôm sau khi tôi vừa dắt xe ra khỏi cổng lại thấy mấy người hôm trước tới, chắc là lại tới giải quyết nốt mấy con lợn còn lại. Vừa đi, tôi vừa nghĩ vu vơ, thời điểm đó tôi chưa hiểu hết những khó khăn trong gia đình. Chỉ là tự cảm nhận thấy chi tiêu trong gia đình tôi đang dần thắt chặt, thức ăn cũng giảm bớt, chị em tôi cũng không còn được mua quà vặt hay ăn sáng ngoài hàng như trước.
Đó là khi đàn lợn vẫn còn khỏe mạnh, vậy nếu mất trắng đàn lợn thì sẽ thế nào. Không phải tôi đang lo lắng mình không có tiền để mua quà vặt, mà lo cho bố mẹ tôi, họ vốn đã căng thẳng, bây giờ chuyện này chẳng biết đến bao giờ mới lành, tới bao giờ gia đình tôi mới lại vui vẻ và rộn rã tiếng cười như trước đây?
- --------*-------*-------
Ngày hôm đó đàn lợn nhà tôi bị đưa đi sạch, kể cả con lợn xề bố mới mua. Vôi trắng vãi kín khắp nơi, còn phải xịt thêm thuốc xát khuẩn khắp chuồng để tiêu diệt mầm bệnh.
Cái màu trắng của vôi ngày hôm ấy cứ ám ảnh tôi mãi, đã có lúc tôi nghĩ có phải vì màu nó giống màu tang tóc nên những chuyện buồn cứ thế liên tiếp ập đến gia đình tôi hay không.
Lợn chết, chuồng lại chưa thế nuôi giống mới, mà có nuôi thì cũng chẳng xoay đâu ra vốn mà mua giống. Vậy là cái chuồng mới xây, nuôi chưa đầy 2 lứa lợn bắt buộc phải bỏ không. Bao nhiêu tiền của đổ vào, bây giờ không sử dụng được khiến mỗi lần đi qua đó mẹ tôi lại xót đứt ruột gan.
Lãi ngân hàng sắp đến hạn phải trả, cây giống ở vườn chưa trả hết tiền người ta. Đủ thứ khó khăn dồn dập đến. Áp lực dồn nén khiến bố mẹ mệt mỏi hơn, cãi nhau nhiều hơn.
Mới đầu là vài câu trách móc của mẹ, tiếp đến là lời chửi bới của bố. Mới đầu họ cũng hạn chế cãi nhau trước mặt chị em tôi, nhưng sau đó mặc kệ việc chị em tôi có mặt ở đó hay không, họ vẫn lao vào nhau mà đánh mà chửi.
Cái Hương càng ngày càng sợ bố mẹ, càng ngày càng xa cách họ hơn, sợ đến mức có những tối mẹ gọi nó ngủ cùng nó cũng nhất quyết không sang.
- Con ngủ với bà, với Chi cơ.
- Nay ngủ với mẹ một tối cũng có sao, nhá, ngủ với mẹ mẹ yêu, mai chủ nhật mẹ cho đi chợ cùng.
- Không, con không sang đâu, sợ lắm.
Bố tôi nghe vậy thì hỏi lại:
- Con gái bố sợ cãi gì, nói bố nghe xem nào.
- Sợ bố mẹ, sợ lại đánh nhau.
Nghe xong cả bố và mẹ không ai bảo mà cùng nhìn nhau. Lời con trẻ luôn là thật nhất, không biết mấy câu ấy có khiến bố mẹ tôi hiểu ra hay cứ mãi thế này.
Còn tôi, tâm hồn cũng tổn thương không ít. Ngày đó có lúc tôi nghĩ bố mẹ cãi nhau là do tôi, do tôi chưa ngoan, do tôi chưa nghe lời. Bởi vậy tôi luôn cố gắng hết sức, tới lớp tôi tập trung nghe giảng, chỉ mong đến cuối năm có được giấy khen xuất sắc cho bố mẹ vui.
Tôi cũng quên luôn lời hứa mua xe đạp mới của bố hôm nào, chỉ cố gắng ngoan hơn mỗi ngày để bố mẹ bớt cãi nhau lại.
Vậy nhưng cái ngày tôi háo hức cầm giấy khen về khoe, mẹ chỉ nhìn qua một cái rồi nói:
- Được rồi, đi học về rồi thì lát đi đón em giúp mẹ.
Nói rồi mẹ vội vã đội nón đi, chẳng biết mẹ đi đâu, chỉ biết tôi cứ đứng mãi đấy nhìn tờ giấy khen trên tay mà lòng buồn rười rượi.
- Chi, nay tan học sớm thế, mà sao không vào nhà mà đứng ngoài đó nắng nôi hả cháu.
Tôi gạt đi nỗi buồn trong lòng, cố gắng mỉm cười thật tươi rồi khoe bà:
- Bà, hôm nay tổng kết nên con về sớm ạ. À mà bà nhìn xem, con được giấy khen loại giỏi đây này.
Bà nội tôi mắt đã kém, không nhìn rõ những chữ trên tấm bằng khen kia nên không thể đọc. Nhưng tôi thấy rõ ánh mắt, gương mặt bà đều ánh lên niềm vui. Bà cười mãn nguyện tiến tới kéo tay tôi vào trong bóng râm rồi bảo:
- Cháu bà giỏi lắm, bố mẹ mày mà thấy chắc vui lắm. Thế thích cái gì tí bà bảo bố mẹ mày thưởng cho.
- Cháu không thích gì đâu bà ạ.
- Sao thế, thích gì cứ bảo bà, bà nói cho. Hay mấy hôm nữa lúc nào ông lên đây bà bảo ông thưởng cho. Hay bà bảo ông mua cho cái cặp mới sang năm đi học. Còn xe chắc năm nay chưa mua được đâu con ạ, giờ kinh tế nhà mình như thế, con chịu khó đi tạm xe cũ vậy.
Tôi hiểu chứ, tôi biết nhà tôi làm gì còn tiền mà mua xe mới cho tôi nên cũng chẳng dám đòi hỏi. Thấy tôi lặng im bà lại hỏi:
- Bà biết con buồn nhưng mà phải cái hoàn cảnh như thế phải chịu thôi con ạ. Vài năm nữa kinh tế ổn định thì bà bảo bố mày mua cho. Còn bây giờ thích gì bảo bà, tối về bà bảo bố mẹ thưởng.
- Có được không hả bà.
- Được chứ sao không, quà lớn thì không có, chứ quà nhỏ thì để bà nói cho không phải sợ.
Tôi cúi mặt, đắn đo mãi mới nói:
- Con không cần quà… chỉ cần… bố mẹ con… đừng cãi nhau nữa thôi.
Bà sững sờ nhìn tôi, hai mắt bà hay háy hình như đang ướt nước, rồi kéo tôi vào lòng ôm thật chặt xót xa nói:
- Khổ thân cháu tôi, bà thương chị em mày lắm mà không biết phải làm sao. Giá mà mà có kinh tế chắc bố mẹ mày cũng không thế, rồi làm khổ cả chúng mày nữa….
Hai bà cháu cứ ôm nhau rất lâu, bà xót cháu nên cũng bật khóc, còn tôi chẳng hiểu sao lại không khóc. Có lẽ là vì tôi nghĩ bà sẽ giúp tôi truyền đạt lại ước nguyện, và rồi bố mẹ tôi sẽ hiểu ra. Họ sẽ lại như xưa, lại yêu thương nhau và có nhiều thời gian quan tâm đến chị em tôi hơn. Rồi gia đình tôi sẽ lại vui vẻ, hạnh phúc như trước, tôi hy vọng thế.
- ------*-------*------
Tối ấy bà còn chưa kịp nói giúp tôi mẹ đã bảo:
- Mẹ, sắp tới chắc là con xin đi làm công nhân, chứ ở nhà cũng có mỗi cái ao cá, quanh đi quẩn lại cả 2 vợ chồng thì không biết trông vào cái gì. Con đi làm, đành nhờ mẹ để ý đến 2 đứa nó giúp con vậy.
- Mẹ thì không sao, nhưng hai đứa đã bàn kỹ với nhau chưa.
- Con với nhà con cũng bàn kỹ rồi, bây giờ một người ở nhà thôi, một người đi làm công nhân, cuối tháng còn có tiền mà đóng lãi, chứ cứ trông vào cái ao cá cũng chẳng ăn thua. Mà cái công ty ngoài kia bây giờ người ta chỉ tuyển nữ, nên chắc là con đi làm, còn nhà con thì ở nhà lo cho cái ao cá với vườn cây.
Bà mải suy nghĩ đến việc mẹ đi làm công nhân mà quên luôn tờ giấy khen và ước nguyện của tôi. Vậy là tờ giấy khen năm nay đẹp hơn mọi năm, nhưng lại chẳng được ai ngó tới.
- -------*-------*-----
Mẹ ở nhà thêm 5 hôm nữa thì bắt đầu đi làm công nhân may ở gần nhà. 2 tháng đầu tiên thử việc thì mẹ chỉ làm 8 tiếng 1 ngày và vẫn được nghỉ chủ nhật để ở nhà chăm sóc chị em tôi.
Làm may không vất vả như việc ở nhà nhưng 1 tuần đầu do chưa quen với việc phải ngồi 1 chỗ lâu như thế nên mẹ khá mỏi và đau lưng.
Về đến nhà là mẹ nằm vật ra giường không thiết tha ăn uống gì cả. Sau quen dần thì mẹ đỡ mệt hơn, về nhà vẫn phụ với bố việc nhà.
Hết một tháng đầu tiên mẹ bắt đầu tăng ca, có nhiều khi một ngày mẹ chẳng có thời gian hỏi thăm chị em tôi quá 3 câu. Bởi vì sáng mẹ đi làm khi cái Hương chưa dậy, tối về đến nhà tắm rửa, ăn uống xong thì cái Hương cũng ngủ từ bao giờ.
Mẹ mệt nên kệ tôi tự học, bài nào khó thì hỏi bố. Hình như lâu lắm rồi mẹ không kiểm tra sách vở của tôi, mấy hôm đầu tôi thấy thoải mái vì mẹ nóng tính hay quát mắng kho tôi làm sai. Nhưng lâu dần lại thèm được mẹ giảng bài, được mẹ giúp bơm mực và soạn sách vở cho như trước kia.
Chuyện gì cũng có 2 mặt cả, mẹ bận không có thời gian cho chị em tôi thì cũng chẳng còn thời gian đâu mà cãi nhau với bố. Gia đình tôi vì thế cũng tạm yên ổn trở lại.
Thỉnh thoảng bố vẫn dặn tôi:
- Mẹ dạo này tăng ca mệt, con nhớ ngoan đừng làm mẹ buồn nghe không.
- Con biết rồi, mà bố ơi, hay mình bảo mẹ tăng ca ít thôi để có thời gian nghỉ ngơi hả bố.
- Bố nói rồi mà mẹ không chịu con ạ, cũng tại bố vô dụng nên mấy mẹ con phải khổ lây.
Câu nói ấy bố nói rất nặng nề còn tôi lại chẳng biết phải nói gì chỉ im lặng nhìn cái Hương đang hát cho bà nghe mà thở dài.
—-——-*—————
Mới đấy mà mẹ tôi đã đi làm công nhân được hơn một năm, cái Hương đã bắt đầu học chữ còn tôi cũng lên lớp 5. Mẹ vẫn bận rộn tăng ca tối ngày, chị em tôi cũng dần quen với điều đó.
Hôm nay là chủ nhật, mẹ đi làm từ sáng còn bố chở tôi đi nhà sách để mua mấy quyển sách nâng cao để tôi học thêm chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp, tiện mua cho cái Hương mấy quyển sách luyện chữ. Hai bố con đang vui vẻ trò chuyện thì chợt bố bóp phanh gấp khiến người tôi đổ nhào về phía trước.
Sau khi xe dừng hẳn tôi mới hỏi bố:
- Bố sao vậy, làm con giật cả mình.
Thế nhưng không nghe tiếng bố trả lời, thấy bố cứ nhìn sang phía bên đường tôi cũng ngoái đầu nhìn theo.
Kia hình như là mẹ tôi, giờ này mẹ đang đi làm sao lại ở đây, còn người đàn ông kia là ai.
Khó hiểu nên tôi kéo áo bố hỏi:
- Bố ơi, kia có phải mẹ không bố?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook