Diễm Chi
-
Chương 3
Tất nhiên là tôi chẳng thể nào tìm ra câu trả lời bởi sau đó tôi đã ngủ quên lúc nào chẳng hay. Sáng hôm sau tỉnh dậy thấy mẹ vẫn nằm đó, bình thường mẹ dây rất sớm để dọn dẹp rồi chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà sau đó gọi tôi dậy đi học.
Vậy mà hôm nay tôi dậy rồi mà mẹ vẫn chưa tỉnh, nghĩ mẹ mệt nên tôi rón rén chui ra khỏi giường, tự vệ sinh cá nhân sau đó thay đồ.
Bố đứng ở cửa nhìn tôi với ánh mắt trầm buồn, ông đưa cho tôi mấy nghìn lẻ rồi bảo:
- Hôm nay Chi ra quán bà Mận mau tạm cái gì ăn rồi đi học nhé.
Nếu hỏi ai chiều tôi hơn, thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời đó là bố. Nhưng mà bố lại đánh mẹ, bố làm mẹ khóc…
Thấy tôi cứ ngần ngừ bố hỏi:
- Con sao thế, cầm lấy rồi còn đi học kẻo muộn.
- Vâng.
Tôi nhận tiền từ tay bố rồi lầm lũi chào bà đi học, bà không tươi cười đáp lại tôi như mọi lần mà nhìn sang giường mẹ bóng gió nói:
- Mới có thế mà nó đã dằn dỗi không thèm dậy rồi đấy.
- Mẹ, nhà con mệt chứ dằn dỗi cái gì,.
- Mệt cái gì, mệt cũng phải dậy mà lo cho con cái cho nó còn đi học chứ nằm ườn ra đấy chờ ai hầu.
Bố thở dài đáp:
- Cái Chi nó lớn rồi, để nó tự lập dần là vừa, còn cái Hương đã dậy đâu mà mẹ cứ nhằn.
- Chính vì con bé chưa dậy thì mới tranh thủ mà dậy làm việc đi không tí nó dậy lại quẩn quanh với nó không làm được việc gì.
- Khổ quá mẹ không thấy cô ấy sốt cả đêm qua à, cứ kệ cô ấy nghỉ thêm tí nữa.
Bà không trách được chuyện đấy thì lại bảo:
- Mà cái Hương nó lên 2 rồi, anh chị xem thế nào mà đẻ thêm cho tôi thằng cháu nội đi, lớn tuổi cả rồi đấy không để lâu được đâu.
- Chúng con vừa mới đầu tư còn đang nợ bao nhiêu tiền như thế, bây giờ cô ấy đẻ mất đi một lao động, lại thêm một miệng ăn thì lo làm sao nổi.
- Cứ đẻ đi, trời sinh voi trời sinh cỏ không phải lý do.
- Chuyện đấy mẹ cứ kệ vợ chồng con, thôi sáng nay mẹ muốn ăn gì mẹ tự nấu hộ con. Con ra ngoài kia xem cái ao thế nào.
Bà không trả lời, còn bố thì cũng rảo bước đi ra chỗ ao mới đào để thăm đàn cá. Ra đến nơi bố như chết lặng khi mà trên mặt ao trong vắt kia xuất hiện một vài con cá chết ngửa bụng.
Bố buồn nhưng lại không dám cho mẹ biết sợ mẹ suy nghĩ nên một mình lội xuống ao vớt chúng lên rồi đem chôn ở góc vườn. Bố cứ nghĩ do có một số con cá yếu hơn nên mới thế. Thật không ngờ sang chiều số cả chết ngửa bụng lại càng nhiều lên.
Bố làm đủ mọi cách từ lấy máy bơm bơm nước cho có nhiều ôxy đến vãi vôi quanh ao nhưng tình hình vẫn chẳng thể cải thiện.
Lần này mẹ sốc tới mức ốm 1 tuần liền, mẹ cứ thế trầm lặng chẳng trách móc cũng chẳng nói với bố câu nào. Mặc cho bố xin lỗi mẹ cũng chẳng đáp lại.
Cá chết coi như số vốn mua cá giống là mất trắng lại mất thêm tiền thau rửa ao cho sạch. Nợ càng thêm nợ hỏi sao mà mẹ không sốc cho được.
Lần này bà không còn cằn nhằn mẹ nữa, có lẽ bà cũng biết là do bố cố chấp, hoặc bà cũng đang xót của giống mẹ.
Gia đình tôi bỗng chốc trở nên ảm đảm vô cùng, chị em tôi khi ấy cũng không dám nô nghịch nhiều. Đặc biệt có đôi lần em đòi vô lý tôi cũng ngậm ngùi nhường cho em chứ không dám tranh giành lớn tiếng như trước.
- ------*--------*---------
Cảm tưởng chỉ cần một ai đó nói to một chút thôi là bầu không khí sẽ nổ tung, tất cả mọi người trong gia đình cũng sẽ phát nổ theo. Bởi vậy ai cũng trầm lặng một cách buồn tẻ.
Chị em tôi đang tuổi ăn tuổi lớn, bỗng nhiên không thể nô đùa thì buồn chán vô cùng. Cứ chốc chốc lại nhìn bố mẹ, nhìn bà với ánh mắt buồn rầu khó hiểu.
Lúc ấy tôi chưa nhận thức được về vấn đề kinh tế nhiều lắm, chỉ ngây thơ nghĩ là do cá chết mọi người thương nó nên buồn. Dù sao thì con cá cũng là vật nuôi trong nhà, bố mẹ tôi đổ bao tâm huyết vào đó nên buồn thương cũng là đương nhiên.
Vậy là chuồng lợn thì đề không vì chưa xoay được vốn mua con giống, ao cá cũng phải bơm hết nước lên để tiến hành các bước làm sạch ao đúng theo quy trình.
Trước tiên là bước lọc nước, bước này là công phu nhất, để đạt được nước ao chuẩn cần phải bơm nước đầy vào trong ao, ngâm vài ngày sau đó lại bơm cạn. Cứ thế thực hiện bước thau rửa ao ít nhất 3-4 lần để đảm bảo đáy ao thật sạch.
Tiếp đến là phải vãi vôi kín đáy ao vừa để khử chua, vừa là để giệt sạch mầm bệnh gây hại cho cá. Sau khi vãi vôi chừng 4 ngày thì bố mẹ tôi cho những bó lá cây nhỏ ở góc ao và vãi thêm phân chuồng xung quanh ao. Lúc này mực nước trong ao không quá nhiều chỉ tầm 0.5 đến 1m.
Cứ thế để ngâm 1 tuần thì các bã phân chuồng sẽ nổi lên, bố mẹ tôi lại cùng nhau chèo thuyền khắp ao để vớt sạch những bã và lá cây đang nổi trên mặt nước.
Ao nhà tôi khá rộng, ước chừng cũng khoảng 3 sào bắc bộ vì thế để hoản thành những bước trên cũng mất khá nhiều thời gian và công sức. Số bã này bố mẹ tôi để gọn ở góc vườn để chừng nào số bùn mới bơm lên để làm vườn khô sẽ tiến hành trồng cây và dùng chúng để bón cho cây thêm tốt.
Sau khi đảm bảo vớt sạch mọi rác thải trên bề mặt ao bố mẹ tôi tiếp tục để thêm 5 ngày nữa sau đó mới bơm nước đầy mặt ao và thả cá.
Lần thả cá này bố mẹ tôi phải chạy vạy vay vốn khắp nơi mới có thể mua được số cả giống bằng nửa lần trước để thả xuống ao. Có lẽ vì hai người làm chuẩn theo quy trình nên đàn cá con lớn khá nhanh. Chúng còn nhỏ nên bố mẹ tôi sẽ thay nhau đi vớt bèo tấm hoặc thái nhỏ các loại rau để cho chúng ăn.
Tới khi đàn cá ổn định, không khí gia đình tôi mới dần trở lại như trước, bữa cơm bắt đầu rộn rã tiếng cười trở lại.
Sau bữa cơm bố ôm tôi vào lòng vui vẻ hứa:
- Khi nào lứa cá này bán được bố sẽ mua tặng Chi một chiếc xe đạp mới để Chi đi học.
- Thật hả bố.
- Thật bố hứa.
- Yeah! Thích quá, con yêu bố, yêu bố nhất nhà.
Bà nội nhìn bố con tôi vui vẻ như thế thì tạt ngay gáo nước lạnh:
- Nợ còn đầy đầu mua với bán cái gì, mua cái xe cũng gần cả triệu bạc chứ ít à. Đi tạm cái xe của con nhà thằng Dũng cho thì sao.
- Mẹ xe đấy cũ rồi, suốt ngày hỏng, mấy lần con bé phải dắt bộ về nhà khổ thân nó. Trước sau gì cũng nên mua cho nó một cái xe tử tế nó đi học cho yên tâm.
- Thì biết là thế, nhưng anh chị hàng tháng trả lãi ngân hàng thôi cũng méo mặt rồi. Cái gì tiết kiệm được thì tiết kiệm, một thời gian nữa trả bớt nợ rồi thì muốn mua muốn sắm cái gì tôi cũng không cản.
Đáng buồn là lần này mẹ cũng chung ý kiến với bà, mẹ thở dài nói:
- Mẹ nói phải đấy anh, biết là thương con nhưng cũng còn phải tùy vào hoàn cảnh nữa. Thôi em tính vầy, năm nay cái Chi cứ đi tạm xe cũ, sang năm nếu được giấy khen loại giỏi mẹ sẽ mua cho cãi xe mới vào năm học kế tiếp được không nào.
Đưa ánh mắt thất vọng nhìn mẹ, niềm vui mới chỉ nhen nhóm trong lòng tôi thôi mà bà và mẹ đã dập tắt một cách thô bạo. biết tôi buồn nên bố an ủi:
- Chi ngoan, năm vừa rồi con cũng được giấy khen tiên tiến còn gì, con chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa là được. Tới lúc đó bố con mình sẽ đèo nhau đi chọn xe, con ưng cái nào là bố mua tặng con luôn, chịu không nào.
Được mua một chiếc xe theo ý mình vui đấy, nhưng mà phải chờ hết năm lớp 3, sang tận năm lớp 4 mới được mua. Những hơn 1 năm, biết chờ đến bao giờ. Buồn nhưng vẫn phải gật đầu vì bố mẹ đã quyết như thế, tôi có phản đối cũng chẳng thể thay đổi được.
Cái Hương ở bên cạnh cứ kéo tay tôi gọi:
- Chi, chơi xếp hình.
- Hương sao gọi tên chị thế, phải gọi chị Chi là chị chứ con.
Con bé này luôn thế, nói bao lần nó cũng chỉ gọi mỗi tên tôi cộc lốc như vậy. Nhưng mà thôi, nó mới 2 tuổi rưỡi thôi mà, đành dậy nó từ từ vậy.
Tôi theo em ra chơi xếp hình một lát, rồi sau đó đứng lên đi học bài. Hôm nay tâm trạng tôi không tốt nên ngồi mãi vẫn chẳng thể làm xong số bài tập cô giáo giao. Rõ ràng là bài không quá khó, mà sao chữ cứ bay ở trong đầu không tài nào nghĩ ra nổi đáp án.
Bố thấy tôi cứ cắn bút thì ngồi xuống bên cạnh hỏi:
- Con gái, bài khó quá hả.
- Dạ, không hiểu sao con nghĩ mãi không ra.
- Đâu đưa bố xem nào, bữa nay mẹ bận giặt đồ rồi, bố con mình cùng học nhé.
Tôi vui vẻ gật đầu cùng bố giải quyết đống bài tập kia. Bố giải thích rất cặn kẽ, lại không nổi cáu mỗi lần tôi chưa được hiểu lắm như mẹ. Nhờ vậy tôi và bố có thể mau chóng làm hết số bài tập kia sớm hơn mọi ngày.
- Giá mà ngày nào bố cũng dạy con học thì tốt.
- Sao thế, mẹ dạy không thích à.
- Cũng thích, nhưng mà con nói nhỏ bố nghe. Mẹ toàn quát con thôi, quát to nên con sợ quá chả nghĩ được gì nữa. Cũng có khi con còn đang nghĩ mẹ đã bắt con trả lời, chưa nói được là mẹ lại quát. Nhiều khi con nghĩ ra đáp án rồi mà mẹ quát con giật mình con lại quên mất.
Bố cười khà khà sung sướng hỏi:
- Vậy là bố dậy hay hơn mẹ đúng không?
- Dạ đúng rồi, bố giảng dễ hiểu lại không quát mà cho con thời gian suy nghĩ nên con thích lắm.
- Được rồi, vậy bố chiều ý gái, từ nay bố sẽ cố gắng thu xếp thời gian để dạy gái bố học mỗi ngày nhé.
- Dạ, bố hứa nhé, con yêu bố.
Hai bố con cũng cười tít mắt thì mẹ bước vào, vừa lau tay vào cái giẻ mẹ vừa hỏi:
- Bố con mày làm cái gì mà cười to thế, đã học xong chưa mà cười đùa rồi?
- Con làm xong hết rồi mà mẹ.
- Đâu đưa đây mẹ kiểm tra xem nào, sai chỗ nào chết với mẹ.
- Em này, anh kèm con mà em còn sợ sai. Mà em cũng đừng nạt con như thế, con áp lực sẽ sợ học đấy.
Mẹ sau khi kiểm tra toàn bộ sách vở thấy không sai xót chỗ nào thì lườm bố một cái rồi bảo:
- Chịp.. anh cứ chiều con quá không khéo nó hư đấy.
Nói rồi mẹ quay sang bảo tôi:
- Làm đúng rồi nhưng mà chữ xấu quá, lần sau con phải viết cẩn thận hơn chứ ai lại tẩy xóa thế này.
- Làm toán chứ có phải chính tả đâu mà em khắt khe, cứ giải đúng là được.
- Nét chữ nết người, nó mới cuối năm lớp 2 mà không rèn thì có mà hỏng à.
- Rèn thì rèn nhưng mà em đang tạo áp lực cho con đấy, phải để nó có tinh thần thoải mái nó học mới hiệu quả được. Chứ lúc nào cũng lo cái này, sợ cái kia thì sao mà học được.
Mẹ ném luôn cái giẻ xuống bàn học của tôi mà trách bố:
- Anh cứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược đi, rồi lúc nó hư lại bảo con hư tại mẹ.
- Em lại bắt đầu chuyện nọ sọ chuyện kia rồi đấy. Chính con nó cũng bảo em quát nó sợ nó không nghĩ được đây này.
- Chi có đúng thế không, trả lời mẹ xem nào.
Ơ hay, bố mẹ cãi nhau là lại lôi tôi vào là thế nào, bây giờ thì hay rồi, kiểu gì chẳng bị mẹ mắng. Tôi ấp úng chẳng biết phải nói sao, vừa đưa mắt sang cầu cứu bố thì mẹ quát:
- Sao mẹ hỏi không nói, mẹ hướng dẫn tỉ mỉ mà con vẫn không hiểu bài, mẹ quát một hai câu không được à.
- Em buồn cười thật, anh đang phân tích cho em hiểu là dạy con học thì nên nhẹ nhàng. Tự nhiên em quay sang chửi con là thế nào.
- Em đang hỏi xem con nghĩ gì chứ đã chửi câu nào mà anh bênh.
Tôi ngồi nhìn bố mẹ lời qua tiếng lại mà buồn, tâm trạng vừa mới vui một chút, bây giờ còn thê thảm hơn cả lúc trước. Lần này bố mẹ cãi nhau chắc là do lỗi của tôi, vì tôi học không giỏi, chậm hiểu bài nên bố mẹ mới cãi nhau.
Tự nhiên tôi lại thấy sợ, sợ nếu như mẹ nói thêm nữa sẽ bị bố đánh như lần trước. Sợ cái cách hai người tranh luận to tiếng với nhau. Hình như trong mắt bố mẹ tôi không còn tồn tại, họ cứ thế lao vào nhau như hai con hổ chiến, và ai cũng muốn giành phần thắng về cho riêng mình.
Chẳng ai chịu dừng lại, vài giây thôi để thấy rằng tôi đang lùi xa bàn học, sợ hãi bịt chặt tai để mong tiếng cãi vã kia không thể lọt vào. Nhưng tất cả là bất lực, tôi vẫn nghe thấy, thậm chí là nhìn thấy họ đang cãi nhau. Tôi khóc, tôi tự trách bản thân vì tôi nghĩ tôi chính là nguyên nhân khiến bố mẹ cãi nhau.
Mãi tới khi bà nội quát:
- Hai cái đứa này, có mỗi cái việc ấy mà cũng cãi nhau, chúng mày nhìn xem cái Chi nó đang sợ kia kìa….
Vậy mà hôm nay tôi dậy rồi mà mẹ vẫn chưa tỉnh, nghĩ mẹ mệt nên tôi rón rén chui ra khỏi giường, tự vệ sinh cá nhân sau đó thay đồ.
Bố đứng ở cửa nhìn tôi với ánh mắt trầm buồn, ông đưa cho tôi mấy nghìn lẻ rồi bảo:
- Hôm nay Chi ra quán bà Mận mau tạm cái gì ăn rồi đi học nhé.
Nếu hỏi ai chiều tôi hơn, thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời đó là bố. Nhưng mà bố lại đánh mẹ, bố làm mẹ khóc…
Thấy tôi cứ ngần ngừ bố hỏi:
- Con sao thế, cầm lấy rồi còn đi học kẻo muộn.
- Vâng.
Tôi nhận tiền từ tay bố rồi lầm lũi chào bà đi học, bà không tươi cười đáp lại tôi như mọi lần mà nhìn sang giường mẹ bóng gió nói:
- Mới có thế mà nó đã dằn dỗi không thèm dậy rồi đấy.
- Mẹ, nhà con mệt chứ dằn dỗi cái gì,.
- Mệt cái gì, mệt cũng phải dậy mà lo cho con cái cho nó còn đi học chứ nằm ườn ra đấy chờ ai hầu.
Bố thở dài đáp:
- Cái Chi nó lớn rồi, để nó tự lập dần là vừa, còn cái Hương đã dậy đâu mà mẹ cứ nhằn.
- Chính vì con bé chưa dậy thì mới tranh thủ mà dậy làm việc đi không tí nó dậy lại quẩn quanh với nó không làm được việc gì.
- Khổ quá mẹ không thấy cô ấy sốt cả đêm qua à, cứ kệ cô ấy nghỉ thêm tí nữa.
Bà không trách được chuyện đấy thì lại bảo:
- Mà cái Hương nó lên 2 rồi, anh chị xem thế nào mà đẻ thêm cho tôi thằng cháu nội đi, lớn tuổi cả rồi đấy không để lâu được đâu.
- Chúng con vừa mới đầu tư còn đang nợ bao nhiêu tiền như thế, bây giờ cô ấy đẻ mất đi một lao động, lại thêm một miệng ăn thì lo làm sao nổi.
- Cứ đẻ đi, trời sinh voi trời sinh cỏ không phải lý do.
- Chuyện đấy mẹ cứ kệ vợ chồng con, thôi sáng nay mẹ muốn ăn gì mẹ tự nấu hộ con. Con ra ngoài kia xem cái ao thế nào.
Bà không trả lời, còn bố thì cũng rảo bước đi ra chỗ ao mới đào để thăm đàn cá. Ra đến nơi bố như chết lặng khi mà trên mặt ao trong vắt kia xuất hiện một vài con cá chết ngửa bụng.
Bố buồn nhưng lại không dám cho mẹ biết sợ mẹ suy nghĩ nên một mình lội xuống ao vớt chúng lên rồi đem chôn ở góc vườn. Bố cứ nghĩ do có một số con cá yếu hơn nên mới thế. Thật không ngờ sang chiều số cả chết ngửa bụng lại càng nhiều lên.
Bố làm đủ mọi cách từ lấy máy bơm bơm nước cho có nhiều ôxy đến vãi vôi quanh ao nhưng tình hình vẫn chẳng thể cải thiện.
Lần này mẹ sốc tới mức ốm 1 tuần liền, mẹ cứ thế trầm lặng chẳng trách móc cũng chẳng nói với bố câu nào. Mặc cho bố xin lỗi mẹ cũng chẳng đáp lại.
Cá chết coi như số vốn mua cá giống là mất trắng lại mất thêm tiền thau rửa ao cho sạch. Nợ càng thêm nợ hỏi sao mà mẹ không sốc cho được.
Lần này bà không còn cằn nhằn mẹ nữa, có lẽ bà cũng biết là do bố cố chấp, hoặc bà cũng đang xót của giống mẹ.
Gia đình tôi bỗng chốc trở nên ảm đảm vô cùng, chị em tôi khi ấy cũng không dám nô nghịch nhiều. Đặc biệt có đôi lần em đòi vô lý tôi cũng ngậm ngùi nhường cho em chứ không dám tranh giành lớn tiếng như trước.
- ------*--------*---------
Cảm tưởng chỉ cần một ai đó nói to một chút thôi là bầu không khí sẽ nổ tung, tất cả mọi người trong gia đình cũng sẽ phát nổ theo. Bởi vậy ai cũng trầm lặng một cách buồn tẻ.
Chị em tôi đang tuổi ăn tuổi lớn, bỗng nhiên không thể nô đùa thì buồn chán vô cùng. Cứ chốc chốc lại nhìn bố mẹ, nhìn bà với ánh mắt buồn rầu khó hiểu.
Lúc ấy tôi chưa nhận thức được về vấn đề kinh tế nhiều lắm, chỉ ngây thơ nghĩ là do cá chết mọi người thương nó nên buồn. Dù sao thì con cá cũng là vật nuôi trong nhà, bố mẹ tôi đổ bao tâm huyết vào đó nên buồn thương cũng là đương nhiên.
Vậy là chuồng lợn thì đề không vì chưa xoay được vốn mua con giống, ao cá cũng phải bơm hết nước lên để tiến hành các bước làm sạch ao đúng theo quy trình.
Trước tiên là bước lọc nước, bước này là công phu nhất, để đạt được nước ao chuẩn cần phải bơm nước đầy vào trong ao, ngâm vài ngày sau đó lại bơm cạn. Cứ thế thực hiện bước thau rửa ao ít nhất 3-4 lần để đảm bảo đáy ao thật sạch.
Tiếp đến là phải vãi vôi kín đáy ao vừa để khử chua, vừa là để giệt sạch mầm bệnh gây hại cho cá. Sau khi vãi vôi chừng 4 ngày thì bố mẹ tôi cho những bó lá cây nhỏ ở góc ao và vãi thêm phân chuồng xung quanh ao. Lúc này mực nước trong ao không quá nhiều chỉ tầm 0.5 đến 1m.
Cứ thế để ngâm 1 tuần thì các bã phân chuồng sẽ nổi lên, bố mẹ tôi lại cùng nhau chèo thuyền khắp ao để vớt sạch những bã và lá cây đang nổi trên mặt nước.
Ao nhà tôi khá rộng, ước chừng cũng khoảng 3 sào bắc bộ vì thế để hoản thành những bước trên cũng mất khá nhiều thời gian và công sức. Số bã này bố mẹ tôi để gọn ở góc vườn để chừng nào số bùn mới bơm lên để làm vườn khô sẽ tiến hành trồng cây và dùng chúng để bón cho cây thêm tốt.
Sau khi đảm bảo vớt sạch mọi rác thải trên bề mặt ao bố mẹ tôi tiếp tục để thêm 5 ngày nữa sau đó mới bơm nước đầy mặt ao và thả cá.
Lần thả cá này bố mẹ tôi phải chạy vạy vay vốn khắp nơi mới có thể mua được số cả giống bằng nửa lần trước để thả xuống ao. Có lẽ vì hai người làm chuẩn theo quy trình nên đàn cá con lớn khá nhanh. Chúng còn nhỏ nên bố mẹ tôi sẽ thay nhau đi vớt bèo tấm hoặc thái nhỏ các loại rau để cho chúng ăn.
Tới khi đàn cá ổn định, không khí gia đình tôi mới dần trở lại như trước, bữa cơm bắt đầu rộn rã tiếng cười trở lại.
Sau bữa cơm bố ôm tôi vào lòng vui vẻ hứa:
- Khi nào lứa cá này bán được bố sẽ mua tặng Chi một chiếc xe đạp mới để Chi đi học.
- Thật hả bố.
- Thật bố hứa.
- Yeah! Thích quá, con yêu bố, yêu bố nhất nhà.
Bà nội nhìn bố con tôi vui vẻ như thế thì tạt ngay gáo nước lạnh:
- Nợ còn đầy đầu mua với bán cái gì, mua cái xe cũng gần cả triệu bạc chứ ít à. Đi tạm cái xe của con nhà thằng Dũng cho thì sao.
- Mẹ xe đấy cũ rồi, suốt ngày hỏng, mấy lần con bé phải dắt bộ về nhà khổ thân nó. Trước sau gì cũng nên mua cho nó một cái xe tử tế nó đi học cho yên tâm.
- Thì biết là thế, nhưng anh chị hàng tháng trả lãi ngân hàng thôi cũng méo mặt rồi. Cái gì tiết kiệm được thì tiết kiệm, một thời gian nữa trả bớt nợ rồi thì muốn mua muốn sắm cái gì tôi cũng không cản.
Đáng buồn là lần này mẹ cũng chung ý kiến với bà, mẹ thở dài nói:
- Mẹ nói phải đấy anh, biết là thương con nhưng cũng còn phải tùy vào hoàn cảnh nữa. Thôi em tính vầy, năm nay cái Chi cứ đi tạm xe cũ, sang năm nếu được giấy khen loại giỏi mẹ sẽ mua cho cãi xe mới vào năm học kế tiếp được không nào.
Đưa ánh mắt thất vọng nhìn mẹ, niềm vui mới chỉ nhen nhóm trong lòng tôi thôi mà bà và mẹ đã dập tắt một cách thô bạo. biết tôi buồn nên bố an ủi:
- Chi ngoan, năm vừa rồi con cũng được giấy khen tiên tiến còn gì, con chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa là được. Tới lúc đó bố con mình sẽ đèo nhau đi chọn xe, con ưng cái nào là bố mua tặng con luôn, chịu không nào.
Được mua một chiếc xe theo ý mình vui đấy, nhưng mà phải chờ hết năm lớp 3, sang tận năm lớp 4 mới được mua. Những hơn 1 năm, biết chờ đến bao giờ. Buồn nhưng vẫn phải gật đầu vì bố mẹ đã quyết như thế, tôi có phản đối cũng chẳng thể thay đổi được.
Cái Hương ở bên cạnh cứ kéo tay tôi gọi:
- Chi, chơi xếp hình.
- Hương sao gọi tên chị thế, phải gọi chị Chi là chị chứ con.
Con bé này luôn thế, nói bao lần nó cũng chỉ gọi mỗi tên tôi cộc lốc như vậy. Nhưng mà thôi, nó mới 2 tuổi rưỡi thôi mà, đành dậy nó từ từ vậy.
Tôi theo em ra chơi xếp hình một lát, rồi sau đó đứng lên đi học bài. Hôm nay tâm trạng tôi không tốt nên ngồi mãi vẫn chẳng thể làm xong số bài tập cô giáo giao. Rõ ràng là bài không quá khó, mà sao chữ cứ bay ở trong đầu không tài nào nghĩ ra nổi đáp án.
Bố thấy tôi cứ cắn bút thì ngồi xuống bên cạnh hỏi:
- Con gái, bài khó quá hả.
- Dạ, không hiểu sao con nghĩ mãi không ra.
- Đâu đưa bố xem nào, bữa nay mẹ bận giặt đồ rồi, bố con mình cùng học nhé.
Tôi vui vẻ gật đầu cùng bố giải quyết đống bài tập kia. Bố giải thích rất cặn kẽ, lại không nổi cáu mỗi lần tôi chưa được hiểu lắm như mẹ. Nhờ vậy tôi và bố có thể mau chóng làm hết số bài tập kia sớm hơn mọi ngày.
- Giá mà ngày nào bố cũng dạy con học thì tốt.
- Sao thế, mẹ dạy không thích à.
- Cũng thích, nhưng mà con nói nhỏ bố nghe. Mẹ toàn quát con thôi, quát to nên con sợ quá chả nghĩ được gì nữa. Cũng có khi con còn đang nghĩ mẹ đã bắt con trả lời, chưa nói được là mẹ lại quát. Nhiều khi con nghĩ ra đáp án rồi mà mẹ quát con giật mình con lại quên mất.
Bố cười khà khà sung sướng hỏi:
- Vậy là bố dậy hay hơn mẹ đúng không?
- Dạ đúng rồi, bố giảng dễ hiểu lại không quát mà cho con thời gian suy nghĩ nên con thích lắm.
- Được rồi, vậy bố chiều ý gái, từ nay bố sẽ cố gắng thu xếp thời gian để dạy gái bố học mỗi ngày nhé.
- Dạ, bố hứa nhé, con yêu bố.
Hai bố con cũng cười tít mắt thì mẹ bước vào, vừa lau tay vào cái giẻ mẹ vừa hỏi:
- Bố con mày làm cái gì mà cười to thế, đã học xong chưa mà cười đùa rồi?
- Con làm xong hết rồi mà mẹ.
- Đâu đưa đây mẹ kiểm tra xem nào, sai chỗ nào chết với mẹ.
- Em này, anh kèm con mà em còn sợ sai. Mà em cũng đừng nạt con như thế, con áp lực sẽ sợ học đấy.
Mẹ sau khi kiểm tra toàn bộ sách vở thấy không sai xót chỗ nào thì lườm bố một cái rồi bảo:
- Chịp.. anh cứ chiều con quá không khéo nó hư đấy.
Nói rồi mẹ quay sang bảo tôi:
- Làm đúng rồi nhưng mà chữ xấu quá, lần sau con phải viết cẩn thận hơn chứ ai lại tẩy xóa thế này.
- Làm toán chứ có phải chính tả đâu mà em khắt khe, cứ giải đúng là được.
- Nét chữ nết người, nó mới cuối năm lớp 2 mà không rèn thì có mà hỏng à.
- Rèn thì rèn nhưng mà em đang tạo áp lực cho con đấy, phải để nó có tinh thần thoải mái nó học mới hiệu quả được. Chứ lúc nào cũng lo cái này, sợ cái kia thì sao mà học được.
Mẹ ném luôn cái giẻ xuống bàn học của tôi mà trách bố:
- Anh cứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược đi, rồi lúc nó hư lại bảo con hư tại mẹ.
- Em lại bắt đầu chuyện nọ sọ chuyện kia rồi đấy. Chính con nó cũng bảo em quát nó sợ nó không nghĩ được đây này.
- Chi có đúng thế không, trả lời mẹ xem nào.
Ơ hay, bố mẹ cãi nhau là lại lôi tôi vào là thế nào, bây giờ thì hay rồi, kiểu gì chẳng bị mẹ mắng. Tôi ấp úng chẳng biết phải nói sao, vừa đưa mắt sang cầu cứu bố thì mẹ quát:
- Sao mẹ hỏi không nói, mẹ hướng dẫn tỉ mỉ mà con vẫn không hiểu bài, mẹ quát một hai câu không được à.
- Em buồn cười thật, anh đang phân tích cho em hiểu là dạy con học thì nên nhẹ nhàng. Tự nhiên em quay sang chửi con là thế nào.
- Em đang hỏi xem con nghĩ gì chứ đã chửi câu nào mà anh bênh.
Tôi ngồi nhìn bố mẹ lời qua tiếng lại mà buồn, tâm trạng vừa mới vui một chút, bây giờ còn thê thảm hơn cả lúc trước. Lần này bố mẹ cãi nhau chắc là do lỗi của tôi, vì tôi học không giỏi, chậm hiểu bài nên bố mẹ mới cãi nhau.
Tự nhiên tôi lại thấy sợ, sợ nếu như mẹ nói thêm nữa sẽ bị bố đánh như lần trước. Sợ cái cách hai người tranh luận to tiếng với nhau. Hình như trong mắt bố mẹ tôi không còn tồn tại, họ cứ thế lao vào nhau như hai con hổ chiến, và ai cũng muốn giành phần thắng về cho riêng mình.
Chẳng ai chịu dừng lại, vài giây thôi để thấy rằng tôi đang lùi xa bàn học, sợ hãi bịt chặt tai để mong tiếng cãi vã kia không thể lọt vào. Nhưng tất cả là bất lực, tôi vẫn nghe thấy, thậm chí là nhìn thấy họ đang cãi nhau. Tôi khóc, tôi tự trách bản thân vì tôi nghĩ tôi chính là nguyên nhân khiến bố mẹ cãi nhau.
Mãi tới khi bà nội quát:
- Hai cái đứa này, có mỗi cái việc ấy mà cũng cãi nhau, chúng mày nhìn xem cái Chi nó đang sợ kia kìa….
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook