Diary In Grey Tower
-
Chương 42
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Cuộc phỏng vấn không thành, tôi chán đời đứng dựa cột điện đầu đường London hút thuốc, ngắm các cô em váy ngắn túm tụm cho bồ câu ăn ở quảng trường Trafalgar đối diện. Đàn bồ câu trắng thi nhau sà xuống, đám thiếu nữ thì má hồng như trái táo, tiếng cười khanh khách như tiếng chuông ngân. Một đứa nhỏ mặc áo lông trùm đầu màu xanh lũn chũn chạy theo bọn con gái, tay cầm chùm ba quả bóng bay đỏ, vàng, xanh.
Áp-phích chiến thắng dán trên bờ tường gần đó, xa hơn nữa là một tấm bia tưởng niệm màu xám. Người bước qua đều giữ vẻ mặt trầm lặng, nền gạch dưới chân bia trải đầy hoa tulip, có cành đang nở, cũng có cành đã héo từ bao giờ.
Tôi thấy một bà già đứng thần người trước tấm bia, đưa bàn tay gầy guộc lên ngực làm dấu thánh, miệng lẩm bẩm gì đó.
Có lẽ con, hoặc chồng bà ấy đã không trở lại sau chiến tranh.
Rít được hai hơi thuốc thì tôi sặc ho khù khụ, đành chửi thề ném điếu thuốc rẻ tiền đi.
Tôi là Alan Castor, tốt nghiệp khoa toán Cambridge, ra trường thì được chào đón bằng nền kinh tế đìu hiu thời chiến, vậy là đành xin làm thuê cho một quán ăn ở London. Nghe nói trận không kích cuối cùng của bọn Đức đã đánh sập cái quán ăn nọ, chùm đèn trên trần rớt xuống trúng đầu tôi.
Tôi được đưa vào một khu bệnh xá của quân đội. Bác sĩ nói cú đập của cái đèn chùm làm tôi mất trí nhớ, tôi lại còn bị một mảnh đạn văng vào ngực thế nên cứ ho là phổi sẽ đau. Tôi nằm viện một thời gian dài, cũng tiện thể tán hết loạt mấy nhỏ y tá hay vào chích thuốc cho tôi, làm bác sĩ điều trị giận ứa gan. Cuối cùng bọn họ cho tôi một khoản trợ cấp rồi đá tôi ra viện.
Tôi thuê được một phòng trọ ở phía Tây London, mà cũng sắp đến hạn tiền nhà rồi. Thất nghiệp, rỗng túi, mồm ngậm thuốc lá rẻ tiền, đứng dựa cột điện huýt gió với mấy con nhỏ xinh xinh đi qua, tôi đoán chắc trông mình lưu manh dữ lắm.
Chiều đến trời sáng trắng ra vì nắng, lúc ra đi thì thật dễ chịu, thế mà giờ mới chập tối không khí ẩm ướt dợn lên đã khiến vết thương cũ trên ngực tôi nhưng nhức. Tôi muốn về nhà, khổ cái trong ví lúc này chẳng còn xu nào để đi tàu điện.
Lại đốt một điếu thuốc nữa, tôi sầu đời nhìn quanh quất, hy vọng kiếm được cái xe nào để quá giang.
Một chiếc xe dài che rèm đen đột nhiên đỗ xịch trước mặt tôi. Cửa xe mở ra, ghế sau là một gã đàn ông mặc áo khoác. Ông ta có mái tóc vàng nhạt và cặp mắt màu xanh biếc như đá mắt mèo trong tiệm đồ cổ, ông ta bước xuống xe, hai tay đút túi áo, tiến về phía tôi. Hoàng hôn thả những sợi màu ấm áp trên tóc, trên vai ông ta, đẹp như nhân vật bước ra từ trong tranh vẽ.
Đủ để khiến tôi nhìn đến thất thần.
“Cho nhờ bật lửa được chứ, chàng trai?” ông ta nói với tôi.
Tôi thấy ông ta rút ra một hộp thuốc lá tinh xảo, lấy một điếu. Tôi lục lọi cả túi áo túi quần mới moi ra được cái bật lửa cà tàng cho ổng mượn.
“Cảm ơn cậu.” ông ta nói bằng điệu bộ rất chi lịch lãm, hai ngón tay dài mảnh cầm điếu thuốc mà chẳng có vẻ gì là định hút.
Tôi thì liều mạng rít điếu thuốc trên tay mình, cố làm điệu bộ khinh đời nhất nhất có thể… gã này thuộc một thế giới khác xa tôi, một thằng cha có tiền.
Thằng chả tự dưng giật điếu thuốc của tôi, dụi tắt rồi quẳng xuống đất, nói: “Cậu không hợp với thuốc lá đâu, sẽ bị ho khan đấy.”
“Chà, cưng ơi, đừng có quan tâm đến tôi thế.” tôi ngả cả người vào cột điện, vung vẩy chân ra điều vô lại: “Coi chừng tôi yêu ông đó.”
Cặp mắt xanh biếc của ông ta nheo lại, ông ta gật đầu: “Được thôi.”
Thế rồi ông ta chìa tay ra: “Tôi là Andemund. Andemund Garcia. Nếu hôm nay chưa có kế hoạch gì, cậu không ngại dùng bữa cùng tôi chứ?”
“Sao nói nghe như tán gái vậy?” tôi phản đối.
Cơ mà hồi trưa tôi mới gặm có một miếng bánh mì khô.
Vậy là một giờ sau, chúng tôi đã ngồi trong một nhà hàng Pháp trên đường Belford. Andemund gọi đồ ăn rất nhã nhặn, mà lại toàn trúng món tôi thích.
Thậm chí ổng còn gọi trúng rượu táo cho tôi.
“Thế là cậu tên Alan Castor?” ổng hỏi tôi.
“Không thích tên ấy hở?”
“Không.” ngón trỏ của Andemund mân mê cái ly đế cao, ông ta nói đầy hàm ý: “Tôi thích chứ. Vô cùng thích.”
Tôi hỏi lại ông ta: “Sao tự dưng lại mời tôi ăn?”
“Tôi đang theo đuổi cậu, Alan à.”
Đương ăn dở bánh tiramisu, miệng ngộn đầy bơ, tôi kinh hoàng ngẩng lên: “Thế đây là hẹn hò à?!”
“Cậu đã nói sẽ yêu tôi mà?”
Nuốt hết món bánh ngọt tráng miệng, tôi dứt khoát đứng dậy: “Ai chà, bạn thân mến ơi, ông nghe lộn rồi.”
Ông ta vươn tay nắm tay tôi lại.
“Nhưng tôi nghiêm túc đấy, Alan Castor.”
Sáng sớm hôm sau, tôi mặc áo ngủ mở cửa lấy báo, phân vân không biết hôm nay nên lang thang tiếp hay đi kiếm việc, vừa đẩy cửa ra thì đụng mặt gã lái xe cho Andemund hôm qua. Tôi vẫn nhớ gã này, tên là Peter, mặc quân phục phẳng lì, cặp mắt xanh nhìn người ta lúc nào cũng lạnh như tiền.
Gã nhìn gian phòng trọ chưa đầy hai chục mét vuông với cái ghế sô-pha bị bục lò xo của tôi với vẻ rất soi mói nhưng chẳng nhận xét gì hết, thay vào đó gã dúi cho tôi bó hoa hồng đỏ to bự, rồi lầm lì quay lưng bỏ về.
Dưới bó hoa cài một mảnh giấy viết chữ hoa uốn lượn rất thích mắt:
Anh yêu em, Alan. – From Andemund Garcia
Tôi gọi gã lái xe lại: “Bảo lão sếp ông nhé, đồng tính luyến ái là phạm pháp đó!”
Gã lái xe mắt xanh khựng lại như cái máy, rồi gã quay lại nhìn tôi chằm chằm: “Ngài ấy có biết.”
Hôm sau tôi lại nhận được bó hoa hồng giống hệt, mảnh giấy thì viết thành:
Em yêu, đôi mắt em rất đẹp. – From Andmeund Garcia
Tôi hỏi Peter: “Andemund chỉ biết tán mỗi kiểu này thôi hở?”
Hôm thứ ba thì không có hoa hồng nữa, chỉ mỗi Peter đứng ngoài cửa, mặt trơ như tượng, nói: “Ngài Garcia hỏi cậu: ‘Cưng à, em muốn anh tán em như thế nào’?”
Đến một bữa sáng sớm chuông cửa lại reo, như mọi khi, tôi miệng ngậm bánh mì, tay cầm tách cà phê ra mở cửa. Thò đầu ra là tôi gào lên luôn: “Về bảo lão sếp ông nha, đây không phải dân đồng tính đâu! Đúng là phải gió!”
Andemund mặc đồ tây trắng bốp, coi bộ càng đẹp trai tợn. Ổng đáp lời tôi với vẻ rất quý ông: “Không đâu, em đúng là vậy mà.”
“Đã bảo không phải, quỷ tha ma bắt!”
“Đúng là vậy đấy.” ổng vẫn ngoan cố không chịu thôi: “Anh yêu em, em yêu.”
“Alan, sao em không thử yêu anh một thời gian nhỉ? Nếu sau đó em vẫn thấy ghét thì cứ đi lúc nào tùy ý em.”
Sau này tôi hỏi Andemund hàng đống lần rằng tại sao lại thích tôi. Bao giờ Andemund cũng nghĩ ngợi rất nghiêm túc một hồi rồi mới đáp: “Em yêu, đó là tiếng sét ái tình.”
Tôi cứ thấy không đúng lắm, nhưng lần nào ảnh nói cũng rất chân thành, hơn nữa ảnh luôn nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi cũng từng từ chối ảnh, nhưng ảnh luôn ôm ghì lấy tôi, siết chặt đến mức hai vai tôi phát đau. Rồi nhắc đi nhắc lại rằng, Alan, anh yêu em.
“Anh chắc anh không bị dở hơi chứ?” tôi hỏi ảnh.
Anh ấy hôn tóc tôi, giọng êm như ru: “Không chắc.”
Tôi chỉ biết Andemund Garcia làm việc cho chính phủ, có chút quan hệ với quân đội. Ảnh kiếm cho tôi một chỗ làm trong sở nghiên cứu toán học, bọn tôi ở khu biệt thự nhỏ của ảnh tại London. Hai năm trôi qua, mọi thứ đẹp cứ như không thực. Tôi vẫn chẳng nhớ được gì cả, mà anh ấy cũng không bao giờ hỏi tôi chuyện cũ.
Anh ấy chỉ ôm tôi mỗi lần tôi ra sức muốn nhớ lại rồi nói rằng: “Alan, chuyện gì không thể nhớ được thì thôi, đừng cố nhớ nữa.”
Tôi không được hút thuốc nữa. Andemund vứt hết thuốc lá của tôi đi. Ảnh thì chẳng bao giờ cằn nhằn gì cả, nhưng hễ tôi lén lút mò bật lửa châm thuốc ảnh sẽ thình lình xuất hiện, dịu dàng lột đồ của tôi, quăng tôi lên giường, hành tôi chết đi sống lại.
Andemund biết chơi đàn dương cầm, tôi thích ngắm bộ dạng ảnh chăm chú bên chiếc đàn dương cầm tam giác trên lầu hai. Những giai điệu của Beethoven bay lên theo phím đàn, thật là tuyệt vời.
Có đôi khi anh ấy sẽ kể cho tôi mấy câu chuyện ảnh nghe được ở sở làm. Tôi thích nhất chuyện về đội chuyên gia giải mã đã giải loại mật mã gọi là “Mê” của Đức. Trong số họ có một người là thiên tài toán học tốt nghiệp Cambridge, đã dựa vào Lý thuyết nhóm để giải được câu đố vĩ đại nhất thời chiến ấy. Bọn họ thậm chí còn chế tạo được hẳn máy giải mật mã. Cái máy đó nghe nói là quá tiên tiến, thế nên sau khi chiến tranh kết thúc đích thân Thủ tướng Churchill đã ra lệnh rã tan tành nó ra, mỗi mảnh không được lớn hơn nắm tay người ta.
Lúc nghe chuyện ấy tôi đang chơi ô chữ trên báo, tự dưng thấy rất bất mãn: “Em cũng tốt nghiệp Cambridge nè, gã đó có thiên tài bằng em không?”
Andemund đang ngồi cạnh lò sưởi đọc tài liệu, ảnh nghĩ ngợi một hồi rồi nói: “Có.”
Tôi còn chưa chán: “Thế có đẹp trai quyến rũ siêu đẳng bằng em không?”
Ảnh ngắm tôi hồi lâu, rồi híp mắt cười: “Có.”
Lần này thì tôi tức thật tình: “Thế thì quỷ bắt gã đó đi.”
“Không, em yêu à.” Andemund đặt tập tài liệu xuống, bước tới hôn tôi: “Cậu ta đến với người yêu của cậu ta. Họ sẽ ở bên nhau mãi mãi.”
Có một lần tôi tìm được một tấm ảnh đen trắng trong tủ bát, trong ảnh là một cô gái xinh đẹp mặc quần và áo sơ-mi. Mái tóc quăn xõa trên vai, nụ cười kiều diễm như hoa nở.
“Bạn gái cũ à?” tôi hỏi.
“Đây là Annie, trợ lý của anh.” anh ấy thở dài: “Hồi chiến tranh cô ấy đã một mình đột nhập vào khu vực bị Đức chiếm đóng, cứu thoát được ba nữ đồng đội rất quan trọng. Cô ấy giỏi lắm.”
“Ồ, quá giỏi thật!” một giây lúc ấy, chẳng hiểu vì sao tôi cảm thấy hơi quyến luyến: “Lúc nào cho em gặp cổ được không?”
“Không được.” đôi mắt xanh sẫm của Andemund thoáng mờ đi: “Cô ấy mất rồi. Nhưng đồng đội của cô ấy thì sống.”
“Hình như em gặp cô ấy ở đâu rồi thì phải.”
“Ảo giác thôi.” anh ấy lấy tấm ảnh, bỏ vào túi áo: “Em nhớ lầm đấy.”
Tôi cứ hay nhớ lầm như vậy.
Cũng có lần tôi đến cửa hàng đồ điện tìm gặp người quen, lại thấy một gã công nhân ghi số điện. Đó là một người tóc quăn đen dài đến vai, mũi ưng như người Do Thái, anh ta mặc bộ đồ bảo hộ màu xanh dính đầy dầu mỡ, đang trèo trên cột điện xem đồng hồ đo. Đột nhiên tôi thấy anh ta cực kỳ quen mắt.
Chẳng hiểu vì sao trong đầu tôi lại hiện ra hình ảnh anh ta mặc áo khoác dạ, ngồi vắt vẻo trên bậu cửa sổ phòng làm việc uống cà phê.
“Người đó tên gì vậy?” tôi hỏi bạn tôi.
“Raphael Hughes.” bạn tôi đáp nhạt nhẽo: “Gã đó hồi chiến tranh có đi lính đâu, loại nhát cáy ấy mà.”
“Vậy chứ thời chiến anh ta ở đâu?”
“Trời biết, chẳng bao giờ thấy nói.” bạn tôi nhún vai đáp.
Tôi nghĩ lại mình cũng đâu có ra chiến trường, tự dưng thấy quen thuộc đến lạ. Nhưng quả là tôi không biết người tên Raphael Hughes này, thế nên tôi im lặng nhìn anh ta lần nữa rồi ra về.
Bạn tôi nói chuyện về cuộc chiến trên không lừng lẫy ở London ngày đó, về cả những người thân, bạn bè không trở về của cậu ta. Trông cậu ta thực sự đau khổ, nhưng ánh mắt vẫn sáng ngời: “Chiến thắng rồi, thật không dám tin!!”
Tôi thì chẳng có ấn tượng gì với những chuyện ấy. Mỗi lần cố gắng nhớ lại chỉ cảm thấy lòng mình trống rỗng, rồi đột nhiên bầu trời nước Anh xanh thẳm hiện ra.
Năm thứ hai ở cùng Andemund, tôi gặp được một người bạn từ hồi chưa mất trí nhớ. Tự anh ta tìm đến tôi, nói rằng tôi là gia sư của em họ anh ta, anh ta có món đồ muốn trả tôi.
Hôm ấy là buổi sáng mùa đông, đường phố lạnh lẽo âm u. Tôi mở cửa ra lấy sữa thì nghe có người gọi: “Alan?”
Đó là một người đàn ông đeo kính gọng vàng, tay trái cầm tay một đứa nhỏ tóc đỏ, chừng tám chín tuổi, họ đang đứng ở góc mù sương nhất bên đường. Anh ta để thằng bé đứng lại đợi rồi bước vội về phía tôi. Chúng tôi đứng tán dóc ngay ngoài cửa.
“Trước tôi làm cả gia sư hả?” tôi rất ngạc nhiên.
“Ừ. Tuần nào cậu cũng đến nhà ông ngoại tôi dạy học, chúng ta là bạn mà.” anh ta thân mật hỏi tôi: “Bé Alan này, nghe nói cậu mất trí nhớ à?”
“Đầu bị thương trong đợt không kích, đen quá.” tôi nhún vai.
Gã kính gọng vàng coi bộ có thói quen nheo mắt mỗi khi suy tư. Chúng tôi hàn huyên một lúc nữa, anh ta ngắm nghía tôi rồi nói: “Alan, xem ra cậu sống đâu có tệ.”
“À, ừ. Tôi đang ở với người yêu.” tôi hỏi anh ta: “Trông anh thì có vẻ chán đời nhỉ.”
“Tôi thất tình rồi.”
“Thì cứ tán tới đi. Cưa gái là phải có bí quyết nha, chỉ cần anh làm đúng bài thì yên tâm, không em nào là không tán đổ được.” tôi an ủi anh ta: “Bí quyết chính là phải kiên trì. Bạn thân mến ạ, đừng có bỏ cuộc.”
“Alan, cậu không hiểu đâu.” anh ta nói: “Tôi không có khả năng bảo vệ người tôi yêu. Cậu ấy phải đối mặt với nguy hiểm vô cùng vậy mà tôi chỉ có thể đứng nhìn cậu ấy đau khổ, không cách nào cứu được cậu ấy. Tôi đã muốn cướp cậu ấy khỏi cái tháp canh ấy, đưa cậu ấy về nông thôn, tránh xa khỏi nơi ma quỷ này… mà lực bất tòng tâm. Alan à, thực sự tôi đã nghĩ như thế đấy… cậu phải tin tôi.”
“Cậu ta à?”
“À, phải rồi. Tôi là người đồng tính.”
“Khéo quá ta, tôi cũng vậy đây.” tôi cười vỗ vai anh ta: “Không sao, đừng có bỏ cuộc. Rồi sẽ ổn thôi.”
“Thật hả? Alan, cậu nghĩ vậy thật sao?!” đột nhiên anh ta sấn tới, nghiêm túc hỏi tôi, gương mặt như vừa được nhen lên một niềm hy vọng cháy bỏng.
“Cái gì thật hả?”
“Cậu cho là tôi không nên bỏ cuộc đúng không?” anh ta nhìn thẳng vào mắt tôi.
“Trừ khi cậu ta yêu người khác rồi, không thì anh nên kiên trì, bạn thân mến ạ.”
Gương mặt anh ta thoắt cái trở nên ảm đạm, anh ta thở dài, móc trong túi áo ra một cái đồng hồ quả quýt bằng vàng, đưa cho tôi.
“Cái này là của cậu, tôi trả lại cậu như đã hứa.”
Cái đồng hồ trông rất tinh xảo, hẳn phải là hàng chế tác cao cấp. Tôi cầm nó trong tay nghe nặng nặng mà lạnh toát. Tôi không nhớ mình đã từng cầm nó bao giờ, mà cũng nghĩ không ra tại sao lại có lúc mình đi mua món đồ quý giá cỡ này.
“Vào nhà uống tách cà phê nhé?” tôi đề nghị.
“Thôi. Tôi phải về rồi.” anh ta mỉm cười từ chối: “Có chút chuyện nhất định phải đi làm. Tôi tiện đường ghé qua chào tạm biệt người yêu thôi.”
“A, phải rồi.” anh ta như chợt nhớ ra chuyện gì: “Có chuyện này xưa lắm rồi, Alan à. Hồi đó mình đã hẹn nhau cuối tháng chín sẽ đi xe lửa đến vùng hồ xem đồng hoa oải hương. Vậy mà mãi chẳng có dịp, thật tiếc quá.”
“Ừ phải, tiếc thật.” tôi đồng tình.
Bọn tôi ôm chào tạm biệt nhau. Bấy giờ tôi mới nghĩ ra: “Phải rồi, chứ anh tên gì vậy?”
“Arnold. Arnold Visco, bác sĩ tâm lý.” anh ta đã đi được mấy bước thì dừng lại, quay đầu mỉm cười tung cho tôi một cái hôn gió: “Alan yêu quý, tạm biệt.”
Có lẽ là tôi nhìn lầm, nhưng trong phút chốc anh ta trông thật thương tâm.
Tôi ngó nhìn thằng bé tóc đỏ đứng đợi anh ta đằng xa. Thằng nhỏ nhoi cả người lên vẫy tay rối rít với tôi rồi quay lưng cùng anh họ nó biến mất vào làn sương mù dày đặc của London.
Tôi không thích mùa đông London. Quá lạnh, quá ẩm ướt, thời tiết làm vết thương cũ trên ngực tôi đau rấm rứt. Lắm khi những thứ rất bình thường tự dưng trở nên méo mọ quái dị chỉ vì màn sương, khiến người ta cảm thấy mơ hồ như một đứa trẻ con đang nghe thần thoại.
Mấy hôm trước Andemund lái xe đưa tôi ra ngoài, chúng tôi tới phía Tây London có chút việc. Hôm đó trời âm u chưa từng thấy, bàn tay xòe ra gần như hứng được những giọt không khí trĩu nước. Tôi nhìn qua lớp sương mờ trên cửa sổ xe, thấy một tòa tháp canh xám xịt tít đằng xa. Nói thật là trông không được rõ lắm, chỉ biết nó cao chót vót. Đỉnh tháp xây bằng gạch xám sừng sững giữa sương mù.
Đột nhiên tôi cảm thấy hình như mình đã từng thấy nó giữa một bầu trời trong trẻo.
Tòa tháp ấy có cửa sổ để nhìn ra ngoài, đứng trong đó hẳn sẽ thấy được ống khói nhà xưởng rất cao, thấy cả bồ câu chao liệng. Cửa hẳn sẽ khóa rất chắc chắn, mặc kệ ta tuyệt vọng nhường nào cũng không thể phá đổ để thoát ra.
Chẳng hiểu tại sao, những hình ảnh tưởng tượng đơn giản ấy lại khiến tôi rùng mình.
Tôi nói với Andemund: “Anh yêu, anh thấy tháp canh màu xám đằng kia không? Vừa trông thấy nó thôi mà tự dưng em thấy chẳng yêu anh nữa.”
Andemund không trả lời tôi ngay, anh ấy chỉ trượt một tay khỏi vô-lăng, siết chặt cả hai bàn tay tôi, rồi vội vã nhấn ga, phóng xe chạy xa khỏi con đường nọ.
Một lúc lâu sau đó ảnh mới quay sang mỉm cười với tôi: “Không sao, Alan. Chỉ cần anh yêu em mà thôi.”
Lại nghĩ một lát, Andemund nói: “Mùa xuân này có lẽ anh được nghỉ. Mình cùng đi Berlin nhé.”
“Em không thích đến đó.” tôi nói.
“Ở đó có rất nhiều phế tích của Thế chiến và nghĩa trang cộng đồng. Không chừng một thiên tài toán học cũng đã được an táng ở đó, anh muốn em đến thăm bà ấy cùng anh. Chính bà ấy đã tạo nên nền tảng cho máy mã hóa hiện đại bây giờ. Em nhất định sẽ thích… gần đây anh thấy em hay chơi giải mật mã trên báo mà.”
“Có hả?” tôi nói: “Anh còn hứa sẽ mua biệt thự ở Bedford, rồi tụi mình chuyển đến đó ở nữa nha.”
“À, phải rồi.” Andemund đánh xe vào vệ đường, nhoài sang hôn tôi: “Em nói em thích nông thôn còn gì. Nhưng phải nhiều năm nữa kia.”
“Bao nhiêu năm mới được?”
“À, em yêu. Đợi đến khi chúng ta già kia.”
Sau Giáng sinh, tôi nhận được một lá thư từ Hoa Kỳ.
Trong bao thư chỉ có một tờ giấy gấp vuông vức và mấy cánh hoa hồng khô. Giấy viết thư chuyên dụng của không quân, mà chẳng thấy dòng chữ nào, chỉ có một bức vẽ bằng bút lông mực xanh. Đó là tôi thời thanh niên, tôi đương ôm cuốn sách dày cộp ngồi dưới gốc cây tán che rợp bóng. Trong tranh có gió thổi, tôi lim dim mắt, tì cằm lên gáy sách.
Một buổi nên thơ yên ả như lơ đãng trôi đi từ trang giấy viết thư.
Bì thư không đề địa chỉ, chỉ biết dấu bưu điện là từ San Francisco.
Tôi gấp lá thư lại, kẹp vào tập thơ của Yeats Andemund tặng tôi. Chẳng bao giờ tôi đọc thơ, thế mà Andemund cứ nhất định bắt tôi phải nhận nó.
Bài đầu tiên là “Khi em đã già”
Khi em đã già, mái tóc điểm bạc
Một mình em bên bếp lửa, cúi đầu
Em mở cuốn sách này, hãy đọc thật lâu
…
Biết bao kẻ yêu vẻ tươi vui trong phút chốc
Yêu vẻ đẹp của em, giả dối và chân thành
Nhưng chỉ một người yêu tâm hồn hành hương của em
Và yêu nét buồn đổi thay trên gương mặt.
…
Đáng lẽ phải ký tên lên trang bìa trong cuốn sách, cơ mà trang ấy bị ai xé đi mất rồi, thế nên Andemund dùng bút lông mực xanh viết tên chúng tôi ngay dưới bài thơ ấy.
Alan Castor
Andemund Garcia
– KẾT THÚC –
Áp-phích chiến thắng dán trên bờ tường gần đó, xa hơn nữa là một tấm bia tưởng niệm màu xám. Người bước qua đều giữ vẻ mặt trầm lặng, nền gạch dưới chân bia trải đầy hoa tulip, có cành đang nở, cũng có cành đã héo từ bao giờ.
Tôi thấy một bà già đứng thần người trước tấm bia, đưa bàn tay gầy guộc lên ngực làm dấu thánh, miệng lẩm bẩm gì đó.
Có lẽ con, hoặc chồng bà ấy đã không trở lại sau chiến tranh.
Rít được hai hơi thuốc thì tôi sặc ho khù khụ, đành chửi thề ném điếu thuốc rẻ tiền đi.
Tôi là Alan Castor, tốt nghiệp khoa toán Cambridge, ra trường thì được chào đón bằng nền kinh tế đìu hiu thời chiến, vậy là đành xin làm thuê cho một quán ăn ở London. Nghe nói trận không kích cuối cùng của bọn Đức đã đánh sập cái quán ăn nọ, chùm đèn trên trần rớt xuống trúng đầu tôi.
Tôi được đưa vào một khu bệnh xá của quân đội. Bác sĩ nói cú đập của cái đèn chùm làm tôi mất trí nhớ, tôi lại còn bị một mảnh đạn văng vào ngực thế nên cứ ho là phổi sẽ đau. Tôi nằm viện một thời gian dài, cũng tiện thể tán hết loạt mấy nhỏ y tá hay vào chích thuốc cho tôi, làm bác sĩ điều trị giận ứa gan. Cuối cùng bọn họ cho tôi một khoản trợ cấp rồi đá tôi ra viện.
Tôi thuê được một phòng trọ ở phía Tây London, mà cũng sắp đến hạn tiền nhà rồi. Thất nghiệp, rỗng túi, mồm ngậm thuốc lá rẻ tiền, đứng dựa cột điện huýt gió với mấy con nhỏ xinh xinh đi qua, tôi đoán chắc trông mình lưu manh dữ lắm.
Chiều đến trời sáng trắng ra vì nắng, lúc ra đi thì thật dễ chịu, thế mà giờ mới chập tối không khí ẩm ướt dợn lên đã khiến vết thương cũ trên ngực tôi nhưng nhức. Tôi muốn về nhà, khổ cái trong ví lúc này chẳng còn xu nào để đi tàu điện.
Lại đốt một điếu thuốc nữa, tôi sầu đời nhìn quanh quất, hy vọng kiếm được cái xe nào để quá giang.
Một chiếc xe dài che rèm đen đột nhiên đỗ xịch trước mặt tôi. Cửa xe mở ra, ghế sau là một gã đàn ông mặc áo khoác. Ông ta có mái tóc vàng nhạt và cặp mắt màu xanh biếc như đá mắt mèo trong tiệm đồ cổ, ông ta bước xuống xe, hai tay đút túi áo, tiến về phía tôi. Hoàng hôn thả những sợi màu ấm áp trên tóc, trên vai ông ta, đẹp như nhân vật bước ra từ trong tranh vẽ.
Đủ để khiến tôi nhìn đến thất thần.
“Cho nhờ bật lửa được chứ, chàng trai?” ông ta nói với tôi.
Tôi thấy ông ta rút ra một hộp thuốc lá tinh xảo, lấy một điếu. Tôi lục lọi cả túi áo túi quần mới moi ra được cái bật lửa cà tàng cho ổng mượn.
“Cảm ơn cậu.” ông ta nói bằng điệu bộ rất chi lịch lãm, hai ngón tay dài mảnh cầm điếu thuốc mà chẳng có vẻ gì là định hút.
Tôi thì liều mạng rít điếu thuốc trên tay mình, cố làm điệu bộ khinh đời nhất nhất có thể… gã này thuộc một thế giới khác xa tôi, một thằng cha có tiền.
Thằng chả tự dưng giật điếu thuốc của tôi, dụi tắt rồi quẳng xuống đất, nói: “Cậu không hợp với thuốc lá đâu, sẽ bị ho khan đấy.”
“Chà, cưng ơi, đừng có quan tâm đến tôi thế.” tôi ngả cả người vào cột điện, vung vẩy chân ra điều vô lại: “Coi chừng tôi yêu ông đó.”
Cặp mắt xanh biếc của ông ta nheo lại, ông ta gật đầu: “Được thôi.”
Thế rồi ông ta chìa tay ra: “Tôi là Andemund. Andemund Garcia. Nếu hôm nay chưa có kế hoạch gì, cậu không ngại dùng bữa cùng tôi chứ?”
“Sao nói nghe như tán gái vậy?” tôi phản đối.
Cơ mà hồi trưa tôi mới gặm có một miếng bánh mì khô.
Vậy là một giờ sau, chúng tôi đã ngồi trong một nhà hàng Pháp trên đường Belford. Andemund gọi đồ ăn rất nhã nhặn, mà lại toàn trúng món tôi thích.
Thậm chí ổng còn gọi trúng rượu táo cho tôi.
“Thế là cậu tên Alan Castor?” ổng hỏi tôi.
“Không thích tên ấy hở?”
“Không.” ngón trỏ của Andemund mân mê cái ly đế cao, ông ta nói đầy hàm ý: “Tôi thích chứ. Vô cùng thích.”
Tôi hỏi lại ông ta: “Sao tự dưng lại mời tôi ăn?”
“Tôi đang theo đuổi cậu, Alan à.”
Đương ăn dở bánh tiramisu, miệng ngộn đầy bơ, tôi kinh hoàng ngẩng lên: “Thế đây là hẹn hò à?!”
“Cậu đã nói sẽ yêu tôi mà?”
Nuốt hết món bánh ngọt tráng miệng, tôi dứt khoát đứng dậy: “Ai chà, bạn thân mến ơi, ông nghe lộn rồi.”
Ông ta vươn tay nắm tay tôi lại.
“Nhưng tôi nghiêm túc đấy, Alan Castor.”
Sáng sớm hôm sau, tôi mặc áo ngủ mở cửa lấy báo, phân vân không biết hôm nay nên lang thang tiếp hay đi kiếm việc, vừa đẩy cửa ra thì đụng mặt gã lái xe cho Andemund hôm qua. Tôi vẫn nhớ gã này, tên là Peter, mặc quân phục phẳng lì, cặp mắt xanh nhìn người ta lúc nào cũng lạnh như tiền.
Gã nhìn gian phòng trọ chưa đầy hai chục mét vuông với cái ghế sô-pha bị bục lò xo của tôi với vẻ rất soi mói nhưng chẳng nhận xét gì hết, thay vào đó gã dúi cho tôi bó hoa hồng đỏ to bự, rồi lầm lì quay lưng bỏ về.
Dưới bó hoa cài một mảnh giấy viết chữ hoa uốn lượn rất thích mắt:
Anh yêu em, Alan. – From Andemund Garcia
Tôi gọi gã lái xe lại: “Bảo lão sếp ông nhé, đồng tính luyến ái là phạm pháp đó!”
Gã lái xe mắt xanh khựng lại như cái máy, rồi gã quay lại nhìn tôi chằm chằm: “Ngài ấy có biết.”
Hôm sau tôi lại nhận được bó hoa hồng giống hệt, mảnh giấy thì viết thành:
Em yêu, đôi mắt em rất đẹp. – From Andmeund Garcia
Tôi hỏi Peter: “Andemund chỉ biết tán mỗi kiểu này thôi hở?”
Hôm thứ ba thì không có hoa hồng nữa, chỉ mỗi Peter đứng ngoài cửa, mặt trơ như tượng, nói: “Ngài Garcia hỏi cậu: ‘Cưng à, em muốn anh tán em như thế nào’?”
Đến một bữa sáng sớm chuông cửa lại reo, như mọi khi, tôi miệng ngậm bánh mì, tay cầm tách cà phê ra mở cửa. Thò đầu ra là tôi gào lên luôn: “Về bảo lão sếp ông nha, đây không phải dân đồng tính đâu! Đúng là phải gió!”
Andemund mặc đồ tây trắng bốp, coi bộ càng đẹp trai tợn. Ổng đáp lời tôi với vẻ rất quý ông: “Không đâu, em đúng là vậy mà.”
“Đã bảo không phải, quỷ tha ma bắt!”
“Đúng là vậy đấy.” ổng vẫn ngoan cố không chịu thôi: “Anh yêu em, em yêu.”
“Alan, sao em không thử yêu anh một thời gian nhỉ? Nếu sau đó em vẫn thấy ghét thì cứ đi lúc nào tùy ý em.”
Sau này tôi hỏi Andemund hàng đống lần rằng tại sao lại thích tôi. Bao giờ Andemund cũng nghĩ ngợi rất nghiêm túc một hồi rồi mới đáp: “Em yêu, đó là tiếng sét ái tình.”
Tôi cứ thấy không đúng lắm, nhưng lần nào ảnh nói cũng rất chân thành, hơn nữa ảnh luôn nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi cũng từng từ chối ảnh, nhưng ảnh luôn ôm ghì lấy tôi, siết chặt đến mức hai vai tôi phát đau. Rồi nhắc đi nhắc lại rằng, Alan, anh yêu em.
“Anh chắc anh không bị dở hơi chứ?” tôi hỏi ảnh.
Anh ấy hôn tóc tôi, giọng êm như ru: “Không chắc.”
Tôi chỉ biết Andemund Garcia làm việc cho chính phủ, có chút quan hệ với quân đội. Ảnh kiếm cho tôi một chỗ làm trong sở nghiên cứu toán học, bọn tôi ở khu biệt thự nhỏ của ảnh tại London. Hai năm trôi qua, mọi thứ đẹp cứ như không thực. Tôi vẫn chẳng nhớ được gì cả, mà anh ấy cũng không bao giờ hỏi tôi chuyện cũ.
Anh ấy chỉ ôm tôi mỗi lần tôi ra sức muốn nhớ lại rồi nói rằng: “Alan, chuyện gì không thể nhớ được thì thôi, đừng cố nhớ nữa.”
Tôi không được hút thuốc nữa. Andemund vứt hết thuốc lá của tôi đi. Ảnh thì chẳng bao giờ cằn nhằn gì cả, nhưng hễ tôi lén lút mò bật lửa châm thuốc ảnh sẽ thình lình xuất hiện, dịu dàng lột đồ của tôi, quăng tôi lên giường, hành tôi chết đi sống lại.
Andemund biết chơi đàn dương cầm, tôi thích ngắm bộ dạng ảnh chăm chú bên chiếc đàn dương cầm tam giác trên lầu hai. Những giai điệu của Beethoven bay lên theo phím đàn, thật là tuyệt vời.
Có đôi khi anh ấy sẽ kể cho tôi mấy câu chuyện ảnh nghe được ở sở làm. Tôi thích nhất chuyện về đội chuyên gia giải mã đã giải loại mật mã gọi là “Mê” của Đức. Trong số họ có một người là thiên tài toán học tốt nghiệp Cambridge, đã dựa vào Lý thuyết nhóm để giải được câu đố vĩ đại nhất thời chiến ấy. Bọn họ thậm chí còn chế tạo được hẳn máy giải mật mã. Cái máy đó nghe nói là quá tiên tiến, thế nên sau khi chiến tranh kết thúc đích thân Thủ tướng Churchill đã ra lệnh rã tan tành nó ra, mỗi mảnh không được lớn hơn nắm tay người ta.
Lúc nghe chuyện ấy tôi đang chơi ô chữ trên báo, tự dưng thấy rất bất mãn: “Em cũng tốt nghiệp Cambridge nè, gã đó có thiên tài bằng em không?”
Andemund đang ngồi cạnh lò sưởi đọc tài liệu, ảnh nghĩ ngợi một hồi rồi nói: “Có.”
Tôi còn chưa chán: “Thế có đẹp trai quyến rũ siêu đẳng bằng em không?”
Ảnh ngắm tôi hồi lâu, rồi híp mắt cười: “Có.”
Lần này thì tôi tức thật tình: “Thế thì quỷ bắt gã đó đi.”
“Không, em yêu à.” Andemund đặt tập tài liệu xuống, bước tới hôn tôi: “Cậu ta đến với người yêu của cậu ta. Họ sẽ ở bên nhau mãi mãi.”
Có một lần tôi tìm được một tấm ảnh đen trắng trong tủ bát, trong ảnh là một cô gái xinh đẹp mặc quần và áo sơ-mi. Mái tóc quăn xõa trên vai, nụ cười kiều diễm như hoa nở.
“Bạn gái cũ à?” tôi hỏi.
“Đây là Annie, trợ lý của anh.” anh ấy thở dài: “Hồi chiến tranh cô ấy đã một mình đột nhập vào khu vực bị Đức chiếm đóng, cứu thoát được ba nữ đồng đội rất quan trọng. Cô ấy giỏi lắm.”
“Ồ, quá giỏi thật!” một giây lúc ấy, chẳng hiểu vì sao tôi cảm thấy hơi quyến luyến: “Lúc nào cho em gặp cổ được không?”
“Không được.” đôi mắt xanh sẫm của Andemund thoáng mờ đi: “Cô ấy mất rồi. Nhưng đồng đội của cô ấy thì sống.”
“Hình như em gặp cô ấy ở đâu rồi thì phải.”
“Ảo giác thôi.” anh ấy lấy tấm ảnh, bỏ vào túi áo: “Em nhớ lầm đấy.”
Tôi cứ hay nhớ lầm như vậy.
Cũng có lần tôi đến cửa hàng đồ điện tìm gặp người quen, lại thấy một gã công nhân ghi số điện. Đó là một người tóc quăn đen dài đến vai, mũi ưng như người Do Thái, anh ta mặc bộ đồ bảo hộ màu xanh dính đầy dầu mỡ, đang trèo trên cột điện xem đồng hồ đo. Đột nhiên tôi thấy anh ta cực kỳ quen mắt.
Chẳng hiểu vì sao trong đầu tôi lại hiện ra hình ảnh anh ta mặc áo khoác dạ, ngồi vắt vẻo trên bậu cửa sổ phòng làm việc uống cà phê.
“Người đó tên gì vậy?” tôi hỏi bạn tôi.
“Raphael Hughes.” bạn tôi đáp nhạt nhẽo: “Gã đó hồi chiến tranh có đi lính đâu, loại nhát cáy ấy mà.”
“Vậy chứ thời chiến anh ta ở đâu?”
“Trời biết, chẳng bao giờ thấy nói.” bạn tôi nhún vai đáp.
Tôi nghĩ lại mình cũng đâu có ra chiến trường, tự dưng thấy quen thuộc đến lạ. Nhưng quả là tôi không biết người tên Raphael Hughes này, thế nên tôi im lặng nhìn anh ta lần nữa rồi ra về.
Bạn tôi nói chuyện về cuộc chiến trên không lừng lẫy ở London ngày đó, về cả những người thân, bạn bè không trở về của cậu ta. Trông cậu ta thực sự đau khổ, nhưng ánh mắt vẫn sáng ngời: “Chiến thắng rồi, thật không dám tin!!”
Tôi thì chẳng có ấn tượng gì với những chuyện ấy. Mỗi lần cố gắng nhớ lại chỉ cảm thấy lòng mình trống rỗng, rồi đột nhiên bầu trời nước Anh xanh thẳm hiện ra.
Năm thứ hai ở cùng Andemund, tôi gặp được một người bạn từ hồi chưa mất trí nhớ. Tự anh ta tìm đến tôi, nói rằng tôi là gia sư của em họ anh ta, anh ta có món đồ muốn trả tôi.
Hôm ấy là buổi sáng mùa đông, đường phố lạnh lẽo âm u. Tôi mở cửa ra lấy sữa thì nghe có người gọi: “Alan?”
Đó là một người đàn ông đeo kính gọng vàng, tay trái cầm tay một đứa nhỏ tóc đỏ, chừng tám chín tuổi, họ đang đứng ở góc mù sương nhất bên đường. Anh ta để thằng bé đứng lại đợi rồi bước vội về phía tôi. Chúng tôi đứng tán dóc ngay ngoài cửa.
“Trước tôi làm cả gia sư hả?” tôi rất ngạc nhiên.
“Ừ. Tuần nào cậu cũng đến nhà ông ngoại tôi dạy học, chúng ta là bạn mà.” anh ta thân mật hỏi tôi: “Bé Alan này, nghe nói cậu mất trí nhớ à?”
“Đầu bị thương trong đợt không kích, đen quá.” tôi nhún vai.
Gã kính gọng vàng coi bộ có thói quen nheo mắt mỗi khi suy tư. Chúng tôi hàn huyên một lúc nữa, anh ta ngắm nghía tôi rồi nói: “Alan, xem ra cậu sống đâu có tệ.”
“À, ừ. Tôi đang ở với người yêu.” tôi hỏi anh ta: “Trông anh thì có vẻ chán đời nhỉ.”
“Tôi thất tình rồi.”
“Thì cứ tán tới đi. Cưa gái là phải có bí quyết nha, chỉ cần anh làm đúng bài thì yên tâm, không em nào là không tán đổ được.” tôi an ủi anh ta: “Bí quyết chính là phải kiên trì. Bạn thân mến ạ, đừng có bỏ cuộc.”
“Alan, cậu không hiểu đâu.” anh ta nói: “Tôi không có khả năng bảo vệ người tôi yêu. Cậu ấy phải đối mặt với nguy hiểm vô cùng vậy mà tôi chỉ có thể đứng nhìn cậu ấy đau khổ, không cách nào cứu được cậu ấy. Tôi đã muốn cướp cậu ấy khỏi cái tháp canh ấy, đưa cậu ấy về nông thôn, tránh xa khỏi nơi ma quỷ này… mà lực bất tòng tâm. Alan à, thực sự tôi đã nghĩ như thế đấy… cậu phải tin tôi.”
“Cậu ta à?”
“À, phải rồi. Tôi là người đồng tính.”
“Khéo quá ta, tôi cũng vậy đây.” tôi cười vỗ vai anh ta: “Không sao, đừng có bỏ cuộc. Rồi sẽ ổn thôi.”
“Thật hả? Alan, cậu nghĩ vậy thật sao?!” đột nhiên anh ta sấn tới, nghiêm túc hỏi tôi, gương mặt như vừa được nhen lên một niềm hy vọng cháy bỏng.
“Cái gì thật hả?”
“Cậu cho là tôi không nên bỏ cuộc đúng không?” anh ta nhìn thẳng vào mắt tôi.
“Trừ khi cậu ta yêu người khác rồi, không thì anh nên kiên trì, bạn thân mến ạ.”
Gương mặt anh ta thoắt cái trở nên ảm đạm, anh ta thở dài, móc trong túi áo ra một cái đồng hồ quả quýt bằng vàng, đưa cho tôi.
“Cái này là của cậu, tôi trả lại cậu như đã hứa.”
Cái đồng hồ trông rất tinh xảo, hẳn phải là hàng chế tác cao cấp. Tôi cầm nó trong tay nghe nặng nặng mà lạnh toát. Tôi không nhớ mình đã từng cầm nó bao giờ, mà cũng nghĩ không ra tại sao lại có lúc mình đi mua món đồ quý giá cỡ này.
“Vào nhà uống tách cà phê nhé?” tôi đề nghị.
“Thôi. Tôi phải về rồi.” anh ta mỉm cười từ chối: “Có chút chuyện nhất định phải đi làm. Tôi tiện đường ghé qua chào tạm biệt người yêu thôi.”
“A, phải rồi.” anh ta như chợt nhớ ra chuyện gì: “Có chuyện này xưa lắm rồi, Alan à. Hồi đó mình đã hẹn nhau cuối tháng chín sẽ đi xe lửa đến vùng hồ xem đồng hoa oải hương. Vậy mà mãi chẳng có dịp, thật tiếc quá.”
“Ừ phải, tiếc thật.” tôi đồng tình.
Bọn tôi ôm chào tạm biệt nhau. Bấy giờ tôi mới nghĩ ra: “Phải rồi, chứ anh tên gì vậy?”
“Arnold. Arnold Visco, bác sĩ tâm lý.” anh ta đã đi được mấy bước thì dừng lại, quay đầu mỉm cười tung cho tôi một cái hôn gió: “Alan yêu quý, tạm biệt.”
Có lẽ là tôi nhìn lầm, nhưng trong phút chốc anh ta trông thật thương tâm.
Tôi ngó nhìn thằng bé tóc đỏ đứng đợi anh ta đằng xa. Thằng nhỏ nhoi cả người lên vẫy tay rối rít với tôi rồi quay lưng cùng anh họ nó biến mất vào làn sương mù dày đặc của London.
Tôi không thích mùa đông London. Quá lạnh, quá ẩm ướt, thời tiết làm vết thương cũ trên ngực tôi đau rấm rứt. Lắm khi những thứ rất bình thường tự dưng trở nên méo mọ quái dị chỉ vì màn sương, khiến người ta cảm thấy mơ hồ như một đứa trẻ con đang nghe thần thoại.
Mấy hôm trước Andemund lái xe đưa tôi ra ngoài, chúng tôi tới phía Tây London có chút việc. Hôm đó trời âm u chưa từng thấy, bàn tay xòe ra gần như hứng được những giọt không khí trĩu nước. Tôi nhìn qua lớp sương mờ trên cửa sổ xe, thấy một tòa tháp canh xám xịt tít đằng xa. Nói thật là trông không được rõ lắm, chỉ biết nó cao chót vót. Đỉnh tháp xây bằng gạch xám sừng sững giữa sương mù.
Đột nhiên tôi cảm thấy hình như mình đã từng thấy nó giữa một bầu trời trong trẻo.
Tòa tháp ấy có cửa sổ để nhìn ra ngoài, đứng trong đó hẳn sẽ thấy được ống khói nhà xưởng rất cao, thấy cả bồ câu chao liệng. Cửa hẳn sẽ khóa rất chắc chắn, mặc kệ ta tuyệt vọng nhường nào cũng không thể phá đổ để thoát ra.
Chẳng hiểu tại sao, những hình ảnh tưởng tượng đơn giản ấy lại khiến tôi rùng mình.
Tôi nói với Andemund: “Anh yêu, anh thấy tháp canh màu xám đằng kia không? Vừa trông thấy nó thôi mà tự dưng em thấy chẳng yêu anh nữa.”
Andemund không trả lời tôi ngay, anh ấy chỉ trượt một tay khỏi vô-lăng, siết chặt cả hai bàn tay tôi, rồi vội vã nhấn ga, phóng xe chạy xa khỏi con đường nọ.
Một lúc lâu sau đó ảnh mới quay sang mỉm cười với tôi: “Không sao, Alan. Chỉ cần anh yêu em mà thôi.”
Lại nghĩ một lát, Andemund nói: “Mùa xuân này có lẽ anh được nghỉ. Mình cùng đi Berlin nhé.”
“Em không thích đến đó.” tôi nói.
“Ở đó có rất nhiều phế tích của Thế chiến và nghĩa trang cộng đồng. Không chừng một thiên tài toán học cũng đã được an táng ở đó, anh muốn em đến thăm bà ấy cùng anh. Chính bà ấy đã tạo nên nền tảng cho máy mã hóa hiện đại bây giờ. Em nhất định sẽ thích… gần đây anh thấy em hay chơi giải mật mã trên báo mà.”
“Có hả?” tôi nói: “Anh còn hứa sẽ mua biệt thự ở Bedford, rồi tụi mình chuyển đến đó ở nữa nha.”
“À, phải rồi.” Andemund đánh xe vào vệ đường, nhoài sang hôn tôi: “Em nói em thích nông thôn còn gì. Nhưng phải nhiều năm nữa kia.”
“Bao nhiêu năm mới được?”
“À, em yêu. Đợi đến khi chúng ta già kia.”
Sau Giáng sinh, tôi nhận được một lá thư từ Hoa Kỳ.
Trong bao thư chỉ có một tờ giấy gấp vuông vức và mấy cánh hoa hồng khô. Giấy viết thư chuyên dụng của không quân, mà chẳng thấy dòng chữ nào, chỉ có một bức vẽ bằng bút lông mực xanh. Đó là tôi thời thanh niên, tôi đương ôm cuốn sách dày cộp ngồi dưới gốc cây tán che rợp bóng. Trong tranh có gió thổi, tôi lim dim mắt, tì cằm lên gáy sách.
Một buổi nên thơ yên ả như lơ đãng trôi đi từ trang giấy viết thư.
Bì thư không đề địa chỉ, chỉ biết dấu bưu điện là từ San Francisco.
Tôi gấp lá thư lại, kẹp vào tập thơ của Yeats Andemund tặng tôi. Chẳng bao giờ tôi đọc thơ, thế mà Andemund cứ nhất định bắt tôi phải nhận nó.
Bài đầu tiên là “Khi em đã già”
Khi em đã già, mái tóc điểm bạc
Một mình em bên bếp lửa, cúi đầu
Em mở cuốn sách này, hãy đọc thật lâu
…
Biết bao kẻ yêu vẻ tươi vui trong phút chốc
Yêu vẻ đẹp của em, giả dối và chân thành
Nhưng chỉ một người yêu tâm hồn hành hương của em
Và yêu nét buồn đổi thay trên gương mặt.
…
Đáng lẽ phải ký tên lên trang bìa trong cuốn sách, cơ mà trang ấy bị ai xé đi mất rồi, thế nên Andemund dùng bút lông mực xanh viết tên chúng tôi ngay dưới bài thơ ấy.
Alan Castor
Andemund Garcia
– KẾT THÚC –
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook