Đi Xuyên Hà Nội
-
Chương 31: Tỉnh Hà Nội Và Thành Phố Hà Nội
Khi quân Minh chiếm Thăng Long đổi tên thành Đông Quan nhưng người dân Đại Việt vẫn gọi thành Thăng Long. Lê Thái Tổ đổi Thăng Long thành Đông Kinh, dân vẫn gọi Thăng Long. Đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long, cho chuyển kinh đô vào Huế, đổi phủ Phụng Thiên thời Lê thành phủ Hoài Đức. Gần 800 năm là kinh đô của Đại Việt, Thăng Long chỉ còn là Bắc Thành rồi tiếp đó chỉ là tỉnh...
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông vua này tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ phong kiến Việt Nam. Minh Mạng xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc và lập tỉnh Hà Nội. Như vậy Hà Nội trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam và Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ hợp thành tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội có nghĩa phía trong sông vì thực tế Hà Nội bị bao bọc bởi sông Hồng ở phía đông bắc và sông Đáy ở phía Tây nam.
Bốn phủ của tỉnh Hà Nội gồm: Hoài Đức (có ba huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm), Phủ Thường Tín (gồm ba huyện:Thượng Phúc, Thanh Trì và Phú Xuyên), Phủ Ứng Hòa (gồm bốn huyện: Sơn Minh - nay là Ứng Hòa, Hoài An - nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức, Chương Đức - nay là Chương Mỹ và Thanh Oai), Phủ Lý Nhân (gồm năm huyện: Nam Xang - nay là Lý Nhân, Kim Bảng, Duy Tiên, Bình Lục và Thanh Liêm). Việc Minh Mạng đổi tên, lập tỉnh mới, hay ghép huyện này vào phủ kia không xuất phát từ ý dân mà xuất phát từ toan tính sâu xa của Minh Mạng: loại bỏ hẳn những địa giới hành chính lập ra từ nhà Tây Sơn để dân chúng và cánh sĩ phu quên dần nhà Tây Sơn, vốn được yêu trọng ở Bắc Hà. Thêm tỉnh, thêm phủ thay đổi tên là phải thay triện và triện đúc bằng đồng nên số tiền chi ra rất lớn nhưng tiền của dân, chả phải tiền túi vua nên ông ta không bận tâm.
Các đời vua sau Minh Mạng là Thiệu Trị, Tự Đức có thay đổi số tổng và xã, thôn nhưng cơ bản tỉnh Hà Nội vẫn bao gồm các huyện như thời Minh Mạng. Song đến năm 1874, tỉnh Hà Nội không còn nguyên vẹn vì trước sức ép của chính quyền Pháp, vua Tự Đức phải cắt hơn 18 hécta của huyện Thọ Xương cho Pháp lập khu lãnh sự (còn gọi là khu nhượng địa Đồn Thủy, nay tương ứng khu vực từ Bệnh viện 108 đến nhà khách 33 Phạm Ngũ Lão). Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 (1882) rồi chiếm hết huyện Thọ Xương thì địa giới hành chính tỉnh Hà Nội lại bị thay đổi. Họ lập Tòa công sứ năm 1883 ở phố Hàng Gai, thiết lập các cơ quan cai trị, cho xây khu hành chính ở phía đông hồ Gươm phục vụ cho cai trị. Những việc làm này là bước chuẩn bị cho việc ra đời thành phố nhượng địa (concession) Hà Nội trên đất tỉnh Hà Nội.
Năm 1888, vua Đồng Khánh buộc phải ra chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương, một phần nhỏ huyện Vĩnh Thuận cho Pháp lập thành phố nhượng địa. Hai năm sau, tháng 10-1890, tỉnh Hà Nội tiếp tục bị thu hẹp khi vua Thành Thái lấy toàn bộ Phủ Lý Nhân lập tỉnh Hà Nam. Ngày 26-1-1896, Toàn quyền Đông Dương Paul Armand Rousseau (15-3-1885 đến 9-12-1896) ra nghị định do chánh thư ký của quan Toàn quyền là J. Foures ký chuyển trị sở tỉnh Hà Nội vào vùng đất làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Thực hiện ý đồ biến toàn cõi Đông Dương thành thuộc địa, Quốc hội Pháp quyết định lấy thành phố nhượng địa Hà Nội làm thủ đô của Liên bang Đông Dương (bao gồm: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Campuchia) nên không thể có một tỉnh trùng tên với tên thủ đô nên ngày 3-5-1902, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra nghị định đổi tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ. Nhưng Cầu Đơ là tên nôm của một làng lại dùng đặt cho một tỉnh lớn nằm ngay sát thủ đô của liên bang nên có nhiều ý kiến đề nghị Toàn quyền cho đổi tên khác, không biết có phải vì thế hay họ sợ cái câu ngạn ngữ “Nôm na là cha mánh khóe”? Và ngày 6-12-1904, quan Toàn quyền đã ra nghị định đổi tên Cầu Đơ thành Hà Đông. Tên này do thám hoa Vũ Phạm Hàm khi đó đang giữ chức đốc học tỉnh Cầu Đơ đề xuất và được chấp thuận. Người hay chữ suy đoán tên Hà Đông có thể xuất xứ từ câu của Mạnh Tử: “Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội” (nghĩa là Hà Nội bị tai họa thì đưa dân về Hà Đông, chuyển thóc từ Hà Đông ra Hà Nội). Trong cuốn Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, hai tác giả Tô Hoài và Nguyễn Vinh Phúc giải thích về câu của Mạnh Tử như sau: “Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử (thế kỷ thứ III trước công nguyên) phía bắc sông Hoàng Hà gọi là đất Hà Nội, phía nam là Hà Ngoại. Vùng đất ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng Hà khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chảy theo hướng bắc-nam, trở thành ranh giới của 2 tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng Hà nên thời cổ gọi là đất Hà Đông còn Thiểm Tây là Hà Tây”. Về mặt địa lý, cái tên Hà Đông đúng ra phải đặt cho tỉnh Hải Dương vì xưa Hải Dương vẫn thường được gọi là xứ Đông hoặc miền Hải Đông. Còn vùng đất Cầu Đơ lại nằm ở phía tây và nam thành phố Hà Nội thì nên đặt là Hà Tây. Tuy nhiên ở phía tây đã có tỉnh Sơn Tây và phía nam lại có tỉnh Hà Nam vì thế tên Hà Đông có xuất xứ từ câu của Mạnh Tử xem ra cũng có lý. Tỉnh Hà Đông khi đó gồm ba phủ cũ mà gọi theo tên ngày nay là các huyện: Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng, Hoàn Long, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên.
Ý đồ lập thành phố Hà Nội nhượng địa đã xuất hiện từ năm 1886, trong phiên họp Hội đồng bảo hộ Bắc Kỳ ngày 2-5-1886, Tổng trú sứ Paul Bert đã tuyên bố: “Hà Nội sẽ ngày càng trở thành một thành phố châu Âu, phải mau chóng xây dựng các công trình giao thông, nhà cửa, chợ búa, lò mổ. Để chỉ huy công việc này cần phải có một chính quyền coi sóc đặc biệt cho Hà Nội. Chính quyền này chỉ có thể là một ủy ban thành phố”. Tuyên bố đó cho thấy chính phủ Pháp đang thực hiện ý đồ biến một phần đất tỉnh Hà Nội thành thành phố nhượng địa. Ngày 19-7-1888, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định, theo đó đứng đầu thành phố Hà Nội và Hải Phòng là đốc lý kiêm chủ tịch hội đồng thành phố. Chức vụ này dành riêng cho người Pháp do Thống sứ Bắc Kỳ đề xuất và Toàn quyền Đông Dương ra quyết định bổ nhiệm. Giúp việc cho đốc lý còn có hai cấp phó. Còn hội đồng thành phố gồm 16 người nhưng chỉ có 4 người Việt còn lại là người Pháp. Nghị định cũng quy định: Hội đồng thành phố hợp mỗi năm bốn lần để quyết định các vấn đề và nó chỉ có giá trị khi được Thống sứ thông qua.
Tháng 9-1888, Thống sứ Bắc Kỳ cho lập một bản đồ vẽ tay chỉ giới thành phố Hà Nội, theo bản đồ này, ranh giới phía bắc với tỉnh Hà Nội là hồ Trúc Bạch, phía nam là khu nhượng địa Đồn Thủy, phía tây là Thành Hà Nội và Văn Miếu. Diện tích thời kỳ đầu là 945 héc ta với dân số là 100.000 người. Thành phố chia ra làm tám hộ và hộ phố (tương đương như chủ tịch phường hiện nay) thay mặt dân quan hệ với nhà chức trách. Hội đồng thành phố khóa đầu cũng cho đúc huy hiệu hình tròn, hai bên có hai con rồng, ở giữa nhô lên thanh kiếm trên cao là mặt trời mầu đen, xung quanh là tường thành. Không rõ người Pháp hay người Việt vẽ mẫu nhưng huy hiệu có tính biểu trưng khá cao khi sử dụng cả truyền thuyết và lịch sử Thăng Long.
Dù trở thành thành phố nhưng những ngày đầu Hà Nội vẫn là thành phố bảo hộ, chưa thực sự là thuộc địa nên vẫn còn nha huyện Thọ Xương mà lỵ sở ở thôn Tiên Thị (nay tương ứng với phố Ngõ Huyện) để giải quyết những việc như: thu thuế, điều tra xét hỏi, giải quyết các tranh chấp... Tuy nhiên đến 6-1896 chức này bị xóa bỏ, sau đó lập ra nha hiệp lý chỉ để giải quyết vấn đề tư pháp nhưng bị xóa bỏ ngay vì thành phố đã có tòa án. Hà Nội chịu điều chỉnh theo các luật của Pháp quốc.
Vì an ninh chưa được đảm bảo do nghĩa quân của Đề Kiều và Đốc Ngữ thỉnh thoảng từ Sơn Tây và tỉnh Hưng Hóa vào quấy nhiễu nên Toàn quyền cho lập vùng ngoại ô (Zone suburbaine autour de Hanoi) để làm “rào chắn” cho nội đô. Ngoại ô gồm một phần các xã của huyện Vĩnh Thuận, huyện Thanh Trì. Đến 1915, tình hình an ninh Hà Nội được cải thiện, nội đô an toàn hơn thì chính quyền Pháp lại trả vùng ngoại ô về tỉnh Hà Đông. Và Hà Đông đặt tên là huyện Hoàn Long. Một sự kiện lớn xảy ra năm 1902 làm thay đổi tư thế của thành phố khi Quốc hội Pháp quyết định Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Tại sao chính phủ Pháp không chọn Sài Gòn, một thành phố trẻ trung, mạnh về kinh tế và người Pháp đã có mặt ở đây từ rất lâu? Có lẽ vì Thăng Long liên tục là kinh đô trong gần 800 năm và dù bị mất vị thế khi Nguyễn Ánh lên ngôi chuyển kinh đô vào Huế năm 1802 nhưng Thăng Long vẫn là mảnh đất có nhiều lợi thế về văn hóa hơn Sài Gòn chăng? Hay Paul Doumer và các nghị sĩ quá yêu Hà Nội? Nguyên nhân chính là chính phủ Pháp từ lâu đã nhòm ngó tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Hà Nội là thủ đô sẽ tiện về nhiều mặt cho mưu đồ thôn tính. Từ 1902 đến 1945 dù chính sách của chính phủ Pháp có nhiều thay đổi nhưng địa giới Hà Nội cơ bản vẫn nguyên.
Khi lập tỉnh Hà Nội, chắc vua Minh Mạng không bao giờ nghĩ nó lại bị người Pháp lấy một phần để lập thành phố Hà Nội nhượng địa, đổi tên thành Cầu Đơ rồi Hà Đông. Và càng không nghĩ một phần đất tỉnh Hà Nội lại trở về với thành phố Hà Nội. Nhưng ngày 19-5-2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII bắt đầu thảo luận về sáp nhập tỉnh Hà Tây, một số xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc vào Hà Nội. Tôi là phóng viên được giao đi viết về kỳ họp này đã ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau, đồng ý có, băn khoăn có, không đồng ý có. Và 17 giờ ngày 29-5-2008, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Trong số 475 đại biểu có mặt tại hội trường, 4 đại biểu không tán thành, 13 đại biểu không biểu quyết, 458 đại biểu tán thành chiếm tỷ lệ 92,9%. Ngay sau khi đa số đại biểu thông qua nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Chúng ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiều nay”.
Theo nghị quyết của Quốc hội, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên là 219.341,11ha và dân số 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên là 14.164,53ha và dân số là 187.255 người; chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) là Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung về thành phố Hà Nội... Sau khi điều chỉnh Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02ha, dân số là 6.232.940 người, bao gồm diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của các quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh, các thành phố Hà Đông, Sơn Tây và các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.
Về vị trí địa lý, phía bắc thành phố Hà Nội giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình; phía đông giáp Bắc Giang; Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2008.
Dân gian có nhiều chuyện vui quanh việc sáp nhập. Nhưng rõ ràng phần sáp nhập mới là dân “Hà Nội” gốc vì quê hương, bản quán họ ở đó bao nhiêu thế kỷ nay còn người từng được gọi là Hà Nội hóa ra lại là dân... “nhập cư”.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông vua này tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ phong kiến Việt Nam. Minh Mạng xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc và lập tỉnh Hà Nội. Như vậy Hà Nội trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam và Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ hợp thành tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội có nghĩa phía trong sông vì thực tế Hà Nội bị bao bọc bởi sông Hồng ở phía đông bắc và sông Đáy ở phía Tây nam.
Bốn phủ của tỉnh Hà Nội gồm: Hoài Đức (có ba huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm), Phủ Thường Tín (gồm ba huyện:Thượng Phúc, Thanh Trì và Phú Xuyên), Phủ Ứng Hòa (gồm bốn huyện: Sơn Minh - nay là Ứng Hòa, Hoài An - nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức, Chương Đức - nay là Chương Mỹ và Thanh Oai), Phủ Lý Nhân (gồm năm huyện: Nam Xang - nay là Lý Nhân, Kim Bảng, Duy Tiên, Bình Lục và Thanh Liêm). Việc Minh Mạng đổi tên, lập tỉnh mới, hay ghép huyện này vào phủ kia không xuất phát từ ý dân mà xuất phát từ toan tính sâu xa của Minh Mạng: loại bỏ hẳn những địa giới hành chính lập ra từ nhà Tây Sơn để dân chúng và cánh sĩ phu quên dần nhà Tây Sơn, vốn được yêu trọng ở Bắc Hà. Thêm tỉnh, thêm phủ thay đổi tên là phải thay triện và triện đúc bằng đồng nên số tiền chi ra rất lớn nhưng tiền của dân, chả phải tiền túi vua nên ông ta không bận tâm.
Các đời vua sau Minh Mạng là Thiệu Trị, Tự Đức có thay đổi số tổng và xã, thôn nhưng cơ bản tỉnh Hà Nội vẫn bao gồm các huyện như thời Minh Mạng. Song đến năm 1874, tỉnh Hà Nội không còn nguyên vẹn vì trước sức ép của chính quyền Pháp, vua Tự Đức phải cắt hơn 18 hécta của huyện Thọ Xương cho Pháp lập khu lãnh sự (còn gọi là khu nhượng địa Đồn Thủy, nay tương ứng khu vực từ Bệnh viện 108 đến nhà khách 33 Phạm Ngũ Lão). Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 (1882) rồi chiếm hết huyện Thọ Xương thì địa giới hành chính tỉnh Hà Nội lại bị thay đổi. Họ lập Tòa công sứ năm 1883 ở phố Hàng Gai, thiết lập các cơ quan cai trị, cho xây khu hành chính ở phía đông hồ Gươm phục vụ cho cai trị. Những việc làm này là bước chuẩn bị cho việc ra đời thành phố nhượng địa (concession) Hà Nội trên đất tỉnh Hà Nội.
Năm 1888, vua Đồng Khánh buộc phải ra chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương, một phần nhỏ huyện Vĩnh Thuận cho Pháp lập thành phố nhượng địa. Hai năm sau, tháng 10-1890, tỉnh Hà Nội tiếp tục bị thu hẹp khi vua Thành Thái lấy toàn bộ Phủ Lý Nhân lập tỉnh Hà Nam. Ngày 26-1-1896, Toàn quyền Đông Dương Paul Armand Rousseau (15-3-1885 đến 9-12-1896) ra nghị định do chánh thư ký của quan Toàn quyền là J. Foures ký chuyển trị sở tỉnh Hà Nội vào vùng đất làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Thực hiện ý đồ biến toàn cõi Đông Dương thành thuộc địa, Quốc hội Pháp quyết định lấy thành phố nhượng địa Hà Nội làm thủ đô của Liên bang Đông Dương (bao gồm: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Campuchia) nên không thể có một tỉnh trùng tên với tên thủ đô nên ngày 3-5-1902, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra nghị định đổi tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ. Nhưng Cầu Đơ là tên nôm của một làng lại dùng đặt cho một tỉnh lớn nằm ngay sát thủ đô của liên bang nên có nhiều ý kiến đề nghị Toàn quyền cho đổi tên khác, không biết có phải vì thế hay họ sợ cái câu ngạn ngữ “Nôm na là cha mánh khóe”? Và ngày 6-12-1904, quan Toàn quyền đã ra nghị định đổi tên Cầu Đơ thành Hà Đông. Tên này do thám hoa Vũ Phạm Hàm khi đó đang giữ chức đốc học tỉnh Cầu Đơ đề xuất và được chấp thuận. Người hay chữ suy đoán tên Hà Đông có thể xuất xứ từ câu của Mạnh Tử: “Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội” (nghĩa là Hà Nội bị tai họa thì đưa dân về Hà Đông, chuyển thóc từ Hà Đông ra Hà Nội). Trong cuốn Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, hai tác giả Tô Hoài và Nguyễn Vinh Phúc giải thích về câu của Mạnh Tử như sau: “Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử (thế kỷ thứ III trước công nguyên) phía bắc sông Hoàng Hà gọi là đất Hà Nội, phía nam là Hà Ngoại. Vùng đất ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng Hà khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chảy theo hướng bắc-nam, trở thành ranh giới của 2 tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng Hà nên thời cổ gọi là đất Hà Đông còn Thiểm Tây là Hà Tây”. Về mặt địa lý, cái tên Hà Đông đúng ra phải đặt cho tỉnh Hải Dương vì xưa Hải Dương vẫn thường được gọi là xứ Đông hoặc miền Hải Đông. Còn vùng đất Cầu Đơ lại nằm ở phía tây và nam thành phố Hà Nội thì nên đặt là Hà Tây. Tuy nhiên ở phía tây đã có tỉnh Sơn Tây và phía nam lại có tỉnh Hà Nam vì thế tên Hà Đông có xuất xứ từ câu của Mạnh Tử xem ra cũng có lý. Tỉnh Hà Đông khi đó gồm ba phủ cũ mà gọi theo tên ngày nay là các huyện: Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng, Hoàn Long, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên.
Ý đồ lập thành phố Hà Nội nhượng địa đã xuất hiện từ năm 1886, trong phiên họp Hội đồng bảo hộ Bắc Kỳ ngày 2-5-1886, Tổng trú sứ Paul Bert đã tuyên bố: “Hà Nội sẽ ngày càng trở thành một thành phố châu Âu, phải mau chóng xây dựng các công trình giao thông, nhà cửa, chợ búa, lò mổ. Để chỉ huy công việc này cần phải có một chính quyền coi sóc đặc biệt cho Hà Nội. Chính quyền này chỉ có thể là một ủy ban thành phố”. Tuyên bố đó cho thấy chính phủ Pháp đang thực hiện ý đồ biến một phần đất tỉnh Hà Nội thành thành phố nhượng địa. Ngày 19-7-1888, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định, theo đó đứng đầu thành phố Hà Nội và Hải Phòng là đốc lý kiêm chủ tịch hội đồng thành phố. Chức vụ này dành riêng cho người Pháp do Thống sứ Bắc Kỳ đề xuất và Toàn quyền Đông Dương ra quyết định bổ nhiệm. Giúp việc cho đốc lý còn có hai cấp phó. Còn hội đồng thành phố gồm 16 người nhưng chỉ có 4 người Việt còn lại là người Pháp. Nghị định cũng quy định: Hội đồng thành phố hợp mỗi năm bốn lần để quyết định các vấn đề và nó chỉ có giá trị khi được Thống sứ thông qua.
Tháng 9-1888, Thống sứ Bắc Kỳ cho lập một bản đồ vẽ tay chỉ giới thành phố Hà Nội, theo bản đồ này, ranh giới phía bắc với tỉnh Hà Nội là hồ Trúc Bạch, phía nam là khu nhượng địa Đồn Thủy, phía tây là Thành Hà Nội và Văn Miếu. Diện tích thời kỳ đầu là 945 héc ta với dân số là 100.000 người. Thành phố chia ra làm tám hộ và hộ phố (tương đương như chủ tịch phường hiện nay) thay mặt dân quan hệ với nhà chức trách. Hội đồng thành phố khóa đầu cũng cho đúc huy hiệu hình tròn, hai bên có hai con rồng, ở giữa nhô lên thanh kiếm trên cao là mặt trời mầu đen, xung quanh là tường thành. Không rõ người Pháp hay người Việt vẽ mẫu nhưng huy hiệu có tính biểu trưng khá cao khi sử dụng cả truyền thuyết và lịch sử Thăng Long.
Dù trở thành thành phố nhưng những ngày đầu Hà Nội vẫn là thành phố bảo hộ, chưa thực sự là thuộc địa nên vẫn còn nha huyện Thọ Xương mà lỵ sở ở thôn Tiên Thị (nay tương ứng với phố Ngõ Huyện) để giải quyết những việc như: thu thuế, điều tra xét hỏi, giải quyết các tranh chấp... Tuy nhiên đến 6-1896 chức này bị xóa bỏ, sau đó lập ra nha hiệp lý chỉ để giải quyết vấn đề tư pháp nhưng bị xóa bỏ ngay vì thành phố đã có tòa án. Hà Nội chịu điều chỉnh theo các luật của Pháp quốc.
Vì an ninh chưa được đảm bảo do nghĩa quân của Đề Kiều và Đốc Ngữ thỉnh thoảng từ Sơn Tây và tỉnh Hưng Hóa vào quấy nhiễu nên Toàn quyền cho lập vùng ngoại ô (Zone suburbaine autour de Hanoi) để làm “rào chắn” cho nội đô. Ngoại ô gồm một phần các xã của huyện Vĩnh Thuận, huyện Thanh Trì. Đến 1915, tình hình an ninh Hà Nội được cải thiện, nội đô an toàn hơn thì chính quyền Pháp lại trả vùng ngoại ô về tỉnh Hà Đông. Và Hà Đông đặt tên là huyện Hoàn Long. Một sự kiện lớn xảy ra năm 1902 làm thay đổi tư thế của thành phố khi Quốc hội Pháp quyết định Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Tại sao chính phủ Pháp không chọn Sài Gòn, một thành phố trẻ trung, mạnh về kinh tế và người Pháp đã có mặt ở đây từ rất lâu? Có lẽ vì Thăng Long liên tục là kinh đô trong gần 800 năm và dù bị mất vị thế khi Nguyễn Ánh lên ngôi chuyển kinh đô vào Huế năm 1802 nhưng Thăng Long vẫn là mảnh đất có nhiều lợi thế về văn hóa hơn Sài Gòn chăng? Hay Paul Doumer và các nghị sĩ quá yêu Hà Nội? Nguyên nhân chính là chính phủ Pháp từ lâu đã nhòm ngó tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Hà Nội là thủ đô sẽ tiện về nhiều mặt cho mưu đồ thôn tính. Từ 1902 đến 1945 dù chính sách của chính phủ Pháp có nhiều thay đổi nhưng địa giới Hà Nội cơ bản vẫn nguyên.
Khi lập tỉnh Hà Nội, chắc vua Minh Mạng không bao giờ nghĩ nó lại bị người Pháp lấy một phần để lập thành phố Hà Nội nhượng địa, đổi tên thành Cầu Đơ rồi Hà Đông. Và càng không nghĩ một phần đất tỉnh Hà Nội lại trở về với thành phố Hà Nội. Nhưng ngày 19-5-2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII bắt đầu thảo luận về sáp nhập tỉnh Hà Tây, một số xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc vào Hà Nội. Tôi là phóng viên được giao đi viết về kỳ họp này đã ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau, đồng ý có, băn khoăn có, không đồng ý có. Và 17 giờ ngày 29-5-2008, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Trong số 475 đại biểu có mặt tại hội trường, 4 đại biểu không tán thành, 13 đại biểu không biểu quyết, 458 đại biểu tán thành chiếm tỷ lệ 92,9%. Ngay sau khi đa số đại biểu thông qua nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Chúng ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiều nay”.
Theo nghị quyết của Quốc hội, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên là 219.341,11ha và dân số 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên là 14.164,53ha và dân số là 187.255 người; chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) là Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung về thành phố Hà Nội... Sau khi điều chỉnh Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02ha, dân số là 6.232.940 người, bao gồm diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của các quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh, các thành phố Hà Đông, Sơn Tây và các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.
Về vị trí địa lý, phía bắc thành phố Hà Nội giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình; phía đông giáp Bắc Giang; Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2008.
Dân gian có nhiều chuyện vui quanh việc sáp nhập. Nhưng rõ ràng phần sáp nhập mới là dân “Hà Nội” gốc vì quê hương, bản quán họ ở đó bao nhiêu thế kỷ nay còn người từng được gọi là Hà Nội hóa ra lại là dân... “nhập cư”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook