Dị Tủng
109: Sự Trừng Phạt Luân Hồi 70


Sau khi Đàm Tâm tỉnh lại, cảm giác đau nhói khi bị đứt tay kéo tới.
Anh thử cử động cơ thể, cảm thấy càng đau hơn.
Đàm Tâm không nhớ khi nãy đã làm gì.
Chỉ biết, trong mắt anh toàn là ác ma.
Những ác ma đã giết chết mẹ anh.
Anh muốn đâm chết kẻ thù.
Nhưng công dã tràng.
Cái gì cũng đều không chạm được, không thấy được.
Nó phảng phất như một giấc mơ.
Tới nhanh, đi cũng nhanh.
Không phải anh đang nằm mơ sao?
Mơ tới cuối cùng bản thân thua trắng.
Bị ác ma ăn sạch.
Tay trái của anh bị chặt mất, đang chảy máu.
Đàm Tâm xoa cái đầu đau như sắp nứt ra: "Tôi đã làm gì?"
Lưu Phong nói cho anh biết: "Anh chút nữa đã giết đội trưởng, còn muốn giết Tiểu Phàm.

Đàm Tâm, anh thực sự hồ đồ rồi."
Đàm Tâm: "Sao lại thế?"
Mễ Hoa Đường nói: "Đừng trách Đàm Tâm, anh ấy chỉ bị Ngụy Vũ Thanh Hồng mê hoặc thôi."
Ngụy Vũ Thanh Hồng kiếm, không chỉ hút máu người, mà có thể mê hoặc tâm trí.
Sâu trong nội tâm mỗi người, đều có "tâm ma".
Mà Ngụy Vũ Thanh Hồng lại là chìa khóa mở ra tâm ma đó.
Ngô Kim vuốt Linh Tê Thần Kiếm trong tay.
Không biết nó có tác dụng gì.
Linh Tê Thần Kiếm là mấu chốt để họ đi vào ngôi mộ phụ.
Nhưng nó nhìn như một cây kiếm bình thường, phải trả nó về chỗ nào?
Mễ Hoa Đường lắc đầu nói: "Không đúng, hay là thứ chúng ta cần không phải là kiếm, mà là nhạc phổ trên bàn.

Bày ra hơn trăm thanh kiếm, chỉ là một cách đánh lạc hướng.

Chúng ta tìm được Linh Tê Thần Kiếm cũng chỉ là vô tình."
Lý Siêu cầm nhạc phổ trên bàn.
Giai điệu của Cao Sơn Lưu Thủy là từ thấp đến cao.
Trên nhạc phổ có vài chỗ cố ý bị tô đỏ.
Toàn bộ phần cao trào đều bị tô đỏ.
Lâm Tiểu Phàm dường như hiểu ra điều gì đó.
Cô hỏi Lý Siêu: "Lý Siêu, anh có biết, khi còn sống, Hạ Lan tướng quân thích nghe nhất ca khúc nào không?"
Lý Siêu nghĩ một lúc, nói: "Tôi từng xem qua ghi chép lịch sử, có nói đến Hạ Lan tướng quân thích nhất là kịch đèn chiếu, không thấy nghe guzheng."

Lâm Tiểu Phàm cảm thấy không đúng, hỏi tiếp: "Anh cẩn thận nhớ lại xem, trong sách lịch sử có nhắc tới những chuyện khác không?"
Lý Siêu nói: "Cô nói thế, hình như có chuyện đó thật......"
Hạ Lan tướng quân mặc dù không thích nghe guzheng.
Nhưng bởi vì một cô gái, nên đã thích nghe một vài cổ khúc.
Hạ Lan tướng quân từng viết qua , , .
Có người nói, năm đó Hạ Lan tuổi còn trẻ, nhưng đã lên tận chức thượng tướng.
Ông đã chiến đấu vô số lần, tự xuất chinh rất nhiều lần.
Những cô gái yêu thích ông cũng rất nhiều.
Nam Kinh.
Vào thời dân quốc, có một cô gái rất yêu thích ông tên Ngụy Phong Uyển.
Ngụy Phong Uyển là người đầu bảng của Phiêu Tuyết Các.
Mỗi khi cô ấy ra sân khấu, đều có rất nhiều người reo hò.
Trong một lần đấu uống rượu, Hạ Lan quen biết Ngụy Phong Uyển.
Ngụy Phong Uyển từ nhỏ đã biết đến tên tuổi của Hạ Lan.
Trong lòng đã thầm ái mộ Hạ Lan.
Nhưng Hạ Lan là thượng tướng, cô chỉ là một ca nữ phong trần.
Đa số người đều khinh bỉ ca nữ phong trần.
Đặc biệt là vào thời dân quốc, tư tưởng còn bị khống chế bởi truyền thống.
Đều sẽ chỉ chỉ trỏ trỏ.
Những cô gái phong trần cũng làm người ta thương tiếc nhất.
Mỗi người đều có một cách sống khác nhau.
Nên con đường sinh tồn chỉ là một lựa chọn.
Ngụy Phong Uyển lại là một đóa sen từ trong bùn nhơ, trong sạch không tỳ vết.
Ở trên vũ đài cô thật lấp lánh, tất nhiên hấp dẫn ánh mắt rất nhiều người.
Bọn họ chỉ là nhìn từ xa.
Cảm thấy cô như một vị thần không thể xâm phạm.
Trong mắt họ, cô là nữ thần.
Cô trở nên nổi tiếng khắp thành phố Nam Kinh chỉ trong một đêm.
Trong thành Nam Kinh, ai cũng biết đến tên cô.
Ngụy Phong Uyển có tài hoa, biết múa, ngoại hình cũng xinh đẹp.
Hạ Lan thường đến Phiêu Tuyết Lâu nghe khúc, khen cô chơi hay.
Thường là một người ngồi xem, một người trên sân khấu.
Ngón tay nhẹ nhàng khảy đàn.
Từ khúc cũng giống như con người của cô ấy.
Đem đến cho người ta không chỉ có thính giác, mà còn có ảo giác.
Ảo giác dường như đưa bạn bước vào một nơi tiên cảnh.
Trong giấc mơ, bạn có một cuộc sống không mong cầu, không gò bó.
Lúc đầu tiếng đàn rất bình thản, từ từ đưa bạn chìm vào mộng đẹp.
Càng về sau thì càng cao, càng sâu xa.

Ai cũng không khỏi trầm trồ trước cô gái phong trần đầy tài hoa như vậy.
Bởi vì, có một người thích những gì cô ấy thích.
Hạ Lan bởi vì Ngụy Phong Uyển mà thích nghe guzheng.
Ông cảm thấy cô gái này không giống những người phụ nữ khác.
Nhật Bản xâm lượt.
Chiến tranh bùng nổ.
Hạ Lan phải ra trận.
Trước khi đi, ông đến Phiêu Tuyết Lâu.
Khi đó, ông đưa cho Ngụy Phong Uyển một bức tranh, nói: "Hi vọng cô giữ bức tranh này."
Ngụy Phong Uyển cất giữ bức tranh mà Hạ Lan tặng cô.
Chưa từng mở ra.
Hạ Lan đi chuyến này.....chưa từng quay trở lại.
Năm ngày trước khi Nam Kinh bị thất thủ.
Người Nhật bắt đầu triển khai một số lượng lớn binh lính, vây ở ngoài Nam Kinh.
Những thôn làng lân cận đã bị Nhật chiếm đóng.
Già trẻ lớn bé trong thôn, đều bị quỷ Nhật nổ súng giết chết.
Một người lính Nhật không dám nổ súng.
Tùng Điền Tiểu Dã Tử đem hắn ra làm bia, cho mọi người luyện bắn.
Bọn chúng, ngay cả người chết cũng không tha.
Chúng bắn hơn trăm phát vào những người đã chết.
Dùng xác chết làm bia ngắm.
Hắn đạp lên thi thể mà đi qua.
Tùng Điền Tiểu Dã Tử bẻ gảy từng cái cổ của người Trung Quốc, sau đó dùng chân đạp nát đầu.
Những nơi người Nhật bước qua, đều trở thành biển máu.
Bốn ngày trước khi Nam Kinh thất thủ.
Người Nhật phái người vào trong thành Nam Kinh dán thông báo.
Yêu cầu người Nam Kinh dựa theo yêu cầu của chúng mà làm.
Nếu không thì toàn bộ sẽ bị Thiên Hoàng hành quyết.
Ba ngày trước khi Nam Kinh thất thủ.
Người trong thành bắt đầu trốn chạy.
Có người chọn ngồi thuyền, có người chọn trốn vào khu an toàn.
Quốc Dân Đảng lúc đó, cũng đã phái quân đội đóng trú ở trong thành Nam Kinh, bảo vệ an toàn của người dân.
Hai ngày trước khi Nam Kinh thất thủ.
Đạn pháo của quân Nhật dội xuống Nam Kinh.
"Ầm ầm ầm", từng tiếng sấm nổ vang trên bầu trời.

Máy bay chiến đấu xà xuống.

Bị thương, bị chết.
Trong thành rải rác đều là xác chết.
Những đứa nhỏ trốn trong lòng mẹ oa oa khóc.
Ngụy Phong Uyển cũng bỏ chạy khỏi Phiêu Tuyết Lâu.
Cô nhìn thấy chỗ nào cũng có xác chết.
Quốc Dân Đảng phái bác sĩ phân bố khắp ngóc ngách trong thành phố.
Bác sĩ cũng không kịp cứu quá nhiều người.
Có người được chuyển qua khu an toàn, có người thì đưa tay ra kêu gào cứu mạng.
Ngụy Phong Uyển nghe thấy......
Nơi nào cũng gọi: "Bác sĩ, cứu...cứu con tôi...."
"Bác sĩ, cứu...cứu tôi...."
"Bác sĩ, cứu chồng tôi...."
"Bác sĩ, cứu tôi....."
Ngụy Phong Uyển ngày trước, vẫn còn tụng kinh trong Phiêu Tuyết Lâu: "Thương nữ không biết nỗi hận mất nước."
Ngày hôm nay, người Nhật liền nã đạn pháo.
Các chị em trong Phiêu Tuyết Lâu cũng chạy ra ngoài.
Họ kéo tay cô, nói: "Phong Uyển, chạy mau, lính Nhật sắp vào tới rồi.

Lúc đó muốn chạy, cũng không thoát khỏi bàn tay Nhật Bản."
Ngụy Phong Uyển cắn môi, nói: "Em muốn chờ người ấy về, em không đi, sẽ không rời khỏi Nam Kinh."
Chị em thấy không khuyên nổi cô.
Mọi người không còn cách nào, đành lên thuyền rời đi.
Còn lại một mình cô.
Ngụy Phong Uyển nghĩ: mình làm vậy, đến cùng có đáng hay không?
Hạ Lan vẫn còn ở ngoài đánh trận, cô hi vọng có thể chờ ông trở về.
Ngụy Phong Uyển không biết là, Hạ Lan không thể về được nữa.
Quỷ Nhật đã tiến vào Nam Kinh đánh giết, sớm hơn cô nghĩ.
Chúng giơ đao nhọn, chém giết những người còn sống trong thành.
Mọi người kêu la thảm thiết, tiếng kêu cứu.
Hòa lẫn với nhau.
Quốc Dân Đảng không đủ sức mạnh, Nam Kinh thất thủ.
Một trận đại đồ sát Nam Kinh, 30 vạn người dân vô tội của Trung Quốc bị sát hại.
Ngụy Phong Uyển đã trải qua một thời đại kinh khủng.
Thời đại mà quỷ Nhật tàn sát người Nam Kinh.
Ngụy Phong Uyển đã vùng vẫy, vượt qua biết bao đêm.
Cô vượt qua từng ngày tháng trong lo lắng sợ hãi.
Bên tai là đạn pháo, bên người là những cái xác lạnh lẽo.
Ngụy Phong Uyển không biết, tại sao cô có thể vượt qua được.
Hay là vì nhớ đến khuôn mặt của Hạ Lan.
Cô không thể từ bỏ mạng sống của mình.
Ngụy Phong Uyển luôn nhớ về đêm đó.
Có một vị tướng tên là Hạ Lan, ngồi cả đêm nghe cô đàn.
Chiến tranh kết thúc, Ngụy Phong Uyển biết được, Hạ Lan đã chết trận tại Vu Trại Miêu Cương.
Cô đau lòng không thôi, nhớ tới trước khi đi, Hạ Lan đã tặng cô một bức tranh.
Ngụy Phong Uyển liền mở tranh ra.

Trong bức tranh vẽ một nam một nữ.
Họ sống trong một vườn đào.
Hạ Lan mong muốn, có một nơi chẳng còn chiến tranh.
Trải qua ngày tháng cày cấy.
Không tranh với đời.
Ông trông ngóng chính là cuộc sống ở Đào Uyên Minh*, được viết trong **.
Dưới cuối bức tranh có viết: nếu như có đào nguyên tồn tại, hi vọng tôi và em có thể trải qua thời gian tốt đẹp với nhau.
Hạ Lan ngụ ý chính là, hi vọng có thể ở cùng với Ngụy Phong Uyển.
Nhưng sợ là không còn khả năng.
Ngụy Phong Uyển nhìn bức tranh, bật khóc.
Từng giọt nước mắt rơi xuống bức tranh, nói: "Tại sao người lại đi trước em rồi......"
Ngay lúc đó, thành Nam Kinh có một bậc thầy, với kỹ năng vẽ cách tầng độc đáo.
Kỹ năng này là chia bức chân dung ra thành nhiều bức khác nhau, tạo thành các bức tranh xen kẽ.
Phía ngoài chỉ là tranh minh họa, bên trong mới thực sự là tranh gốc.
Ngụy Phong Uyển nhờ sư phụ này, đem bức tranh giấu vào trong nhạc phổ Cao Sơn Lưu Thủy.
Mặt ngoài nhìn là nhạc phổ Cao Sơn Lưu Thủy.
Nhưng mặt dưới chính là một kiệt tác.
Vì không muốn ai phát hiện, nên cố ý giấu bức tranh này.
Điều này tình cờ được người Vu Trại sử dụng, chế tạo cơ quan của ngôi mộ.
Vu Trại Miêu Cương vì Hạ Lan mà xây mộ.
Ngụy Phong Uyển chọn ở trong mộ để ở cùng Hạ Lan.
Buồng quan tài chính và các buồng phụ đã được xây dựng xong.
Cô không còn cơ hội nhìn thấy Hạ Lan.
Cho dù là một chút.
Vẻn vẻn chỉ một chút, cũng không có.
Có một sự lạnh lùng trong đôi mắt của Ngụy Phong Uyển.
Từ khóe mắt cô, rơi ra những giọt lệ.
Chỉ còn lại Kiếm Các.
Hạ Lan rất thích kiếm, cô thì thích đàn.
Như vậy thì cứ để cô ở Kiếm Các, cùng với kiếm của người.
Cô đột nhiên ôm lấy guzheng, đàn lên bài .
Ngụy Phong Uyển vừa chơi Cao Sơn Lưu Thủy, vừa nói: "Khúc này người chưa từng nghe qua.

Hạ Lan, để em vì người mà đàn một khúc cuối cùng."
Lạnh lẽo với thê lương.
Nhạc tàn, người mất.
Ngụy Phong Uyển cố sức đàn, khóe miệng chảy máu.
Trước khi đàn phổ khúc này, cô đã uống thuốc độc.
Ngụy Phong Uyển ôm đàn, nói: "Hạ Lan, em đến với người đây......."
- --------------
Đào Uyên Minh: là Đào Tiềm, tự Nguyên Lượng, hiệu Uyên Minh.

là một trong những nhà thơ lớn của Trung Quốc thời nhà Tấn và Lưu Tống
Đào Hoa Nguyên Ký: Đào hoa nguyên ký hay Đào hoa nguyên, là một trong những sáng tác nổi tiếng của Đào Tiềm, một danh sĩ trong lịch sử văn học cổ điển Trung Quốc.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương