Dì Ghẻ
-
Chương 36: Tiếng khóc nghẹn lời
Thằng Nam lấy xe đạp lao vút đi, cánh cổng han gỉ toang hoang sau cái mở như phá của nó. Bà ngoại lo lắng:
- - Chết rồi...Nó đạp đến bệnh viện tìm con kia đấy. Thằng này nó cũng điên như thằng bố nó vậy…
Bác Dung thì sang đây cũng bằng con xe đạp cọc cạch, bác đang dắt xe ra cổng vì bị trượt cá không đạp được. Đằng sau thì bà ngoại đang mắng:
- - Mày nhanh lên, mày còn cứ đứng ở đó à...Nhanh đuổi theo nó xem thế nào...Con với chả cháu...Già rôi sao tôi vẫn khổ thê này.
Chú Đại lúc này đang xỏ vội đôi giày chú bảo bà ngoại:
- - Bác bình tĩnh, nó đạp xe đạp giờ con chạy lên đầu đường lấy oto đuổi theo. Từ đây đến bệnh viện cũng không phải gần.
Bà ngoại quay lại nhìn chú Đại nói:
- - Vâng vâng...chú giúp tôi với...Chứ để nó vào đấy có làm sao thì tôi chết. Tính thằng này nó không như những đứa khác. Ngày trước con Hạnh đi học bị cô giáo bẹo vào tay thâm tím mà nó đến tận nhà cô giáo mầm non đạp bung cả cổng nhà người ta ra đấy. Hôm đó bị con cái họ lao ra đánh cho một trận mà nó còn cầm cả gạch đáp lại người ta. Nó thương em nó lắm, nghe chuyện chú kể ban nãy chắc chắn nó đi tìm con dì ghẻ rồi.
Chú Đại vội chạy lên đường, bác Dung lúc này cũng bỏ con xe cà tàng trượt cá ở lại sân nhà bà ngoại chạy theo chú Đại gọi với:
- - Chờ tôi với, cho tôi đi cùng...Tôi cũng phải vào xem con khốn nạn đó nó làm gì cháu tôi..
Cảnh tượng chỉ có mấy con người nhưng nhốn nháo hỗn loạn, bfa ngoại thì đứng ngồi không yên nhưng thân già không thể theo kịp. Chú Đại thì chạy vội vàng lên con đường đầu ngõ, theo sau là bác Dung cũng thoăn thoắt chạy theo. Bác Dung và chú Đại lên xe đi tìm Nam. Dọc theo con đường vào bệnh viện cả hai vừa đi vừa tìm đỏ cả mắt mà không thấy Nam đâu. Bác Dung nói:
- - Thằng này có lẽ nó đi đường tắt rồi, con đường bờ ruộng tuy nhỏ khó đi nhưng xe đạp đạp vào đó nhanh hơn đi đường lớn. Nhưng không thể nào nhanh bằng oto được, giờ chú cứ đi thẳng đến bệnh viện đi, tôi sẽ đứng ngoài đợi nó. Con với cháu, sao nó giống tính thằng bố nó thế cơ chứ. Không bao giờ chịu suy nghĩ cái gì, cứ nóng lên là làm. Sau này cuộc đời lại khổ vì cái tính đó.
Chú Đại phóng nhanh đến cổng bệnh viện, đánh xe vào bãi chú Đại chạy lại hỏi ông bảo vệ:
- - Anh cho em hỏi nãy có thằng bé nào tầm 16 tuổi đạp xe đến đây không..?
Ông bảo vệ trả lời:
- - Không thấy, không có đứa nào đạp xe vào đây cả.
Bác Dung với chú Đại nghe thấy thế thì bớt lo lắng phần nào, chú Đại nói với bác Dung:
- - Một mình em đã sai rồi không thể để nó lặp lại hành dộng của em được. Hơn nữa bố nó hiện giờ vẫn còn đang nằm đó.
Bác Dung cười xòa:
- - Yên tâm đi, nó mà dến đây thì mình tóm cổ nó bắt về rồi nói chuyện sau.
Đợi phải đến 10’ mà vẫn không thấy Nam đâu, bác Dung mới nói:
- - Hay có khi nào nó không đi đến bệnh viện chú nhỉ..? Chứ không thì giờ này nó phải đến nơi rồi chứ. Hay thằng này nó đi đâu….??
Chú Đại cũng lấy làm lạ, tuy rằng đạp xe đạp nhưng con xe đó đạp hết sức cũng đi được 40km/h mà sao vẫn không thấy Nam đâu, nếu như Nam đạp đến bệnh viện thì hiện tại đã có mặt ở đây rồi. Hay do mọi người đã suy nghĩ hơi quá, Nam nó chỉ tức giận rồi di đâu đó chứ không phải đi tìm mụ Hường kiếm chuyện.
Bất ngờ bác Dung giật mình nhảy dựng lên:
- - Thôi chết rồi, tôi quên béng đi mất...Trời đất ơi, nếu nó mà đi cái đường ruộng cũ ngày xưa thì nó đi vào bằng cổng sau rồi….Bệnh viện này còn có một cổng phụ ở đằng sau đường nhỏ nữa...Nhanh nhanh chạy vào trong phòng bệnh bố nó xem nó đâu rồi….Thằng ôn con này thế mà ác thật.
Chú Đại nghe thấy vậy thì vội vàng chạy vào trong bệnh viện, bác Dung cũng vội chạy về phía cổng sau xem xét tình hình. Chú Đại chạy vào trước, đi đến cổng sau bác Dung tá hỏa giật mình khi thấy xe đạp của Nam đã đươc dựng ở góc nhà để xe cạnh gốc cây phượng. Bác Dung vội hỏi:
- - Thằng bé đi cái xe này đến đây lâu chưa chú…?
Một anh bảo vệ ngồi đó nói:
- - Nó vừa mới đến, thấy bảo đi thăm bố bị ốm. Nó chạy vào trong rồi, chạy nhanh lắm…
Bác Dung vội cảm ơn chú bảo vệ rồi lại hớt hải chạy vào bên trong, về phần Nam vì đi bằng cửa sau nên đường đến phòng của ông Tuấn xa hơn so với đi từ cổng chính. Trên tay nó xách một cái túi nilon màu đen, chẳng biết bên trong đó đựng cái gì. Nó chạy vội vào, mắt dáo dác tìm xem phòng của bố nó nằm ở đâu. Cuối cùng thì nó cũng đã thấy số phòng mà sáng ngày hai bà cháu đến thăm bố nó. Nó đẩy cửa vào trong mặt hằm hằm đầy giận dữ, nhưng trong phòng chỉ có hai bác sỹ cùng một ông đang nằm trên giường. Tuy nhiên người nằm trên giường không phải là bố nó. Nó ngơ ngác nhìn xung quanh, một vị bác sỹ quát:
- - Cháu là ai đấy, sao lại vào phòng không gõ cửa...Cháu tìm ai à..? Hay cháu là người nhà bệnh nhân..
Nam vội lắc đầu rồi đóng cửa lại, người đang nằm đó không phải bố nó. Vậy bố nó đã đi đâu, bố nó không có ở đây đồng nghĩa với việc mụ Hường cũng không có ở đây. Bỗng nhiên lòng thù hận của nó biến mất sau khi mở cửa phòng ra không phải là mụ Hường ở bên trong. Nó giật mình bởi giọng của chú Đại vang lên đằng sau:
- - Con mụ đó không có ở đây đâu….Bố cháu được chuyển đến phòng bệnh khác rồi..
Nam quay lại nhìn chú Đại cúi mặt không nói gì. Đúng lúc đó bác Dung cũng chạy vào, thấy Nam bác Dung mắng:
- - Thằng ôn này định vào đây làm trò gì thế hả. Để cho bà với bác lo hết cả hơi...Tay cầm cái túi gì đây.
Bác Dung giật lấy cái túi đen từ tay Nam, mở ra xem bác cốc vào đâu nó mấy cái đau điếng:
- - Mày vác gạch vào đây định đập chết nó à, sao mày dại thế hả cháu. Mày đập nó rồi nó chết ra đấy thì biết làm sao.
Nam vẫn im lặng, nó biết với hành động này của nó giờ nó có nói gì cũng vô nghĩa, chú Đại can bác Dung:
- - Thôi chị ạ, em cũng vào đây trước khi cháu nó đến nên không có chuyện gì xảy ra đâu. Với anh Tuấn được chuyển lên nằm ở tầng trên rồi chị ạ.
Bác Dung quát Nam:
- - Tí về tao bảo với bà cho mày một trận. Mới tí tuổi đầu đã học thói côn đồ.
Chú Đại dẫn Nam ra phía sau bệnh viện, kiếm một cái ghế đá chú Đại bảo Nam ngồi xuống rồi nhẹ nhàng nói:
- - Tính mày giống hệt tính chú hồi còn trẻ, hồi đi học chú cũng nghịch lắm. Nhỏ người nhưng suốt ngày đánh nhau. Bố mẹ chú cũng phải đến nhà người ta xin lỗi rồi đền bù không biết bao nhiêu lần. Lớn lên cách đây 5-6 năm về trước chú cũng vẫn vậy, vẫn đánh nhau, chém người rồi chạy trốn. Cũng lại bố mẹ chú đứng ra lo liệu, vác mặt đến cầu xin người ta đừng đâm đơn kiện. Chỉ khi gặp bố cháu chú mới thay đổi được tính nết, bới vì bố cháu luôn đứng ra đỡ cho chú, dần dần chú nhận ra nếu mình không thay đổi thì người thân của mình sẽ phải gánh hậu quả thay cho mình. Chú thà bị chém còn hơn để người nhà bị đổ máu thay mình. Nhưng bao năm qua hết bố mẹ, rồi bố cháu đã thay chú nhận cả hậu quả lẫn đổ máu. Nhìn lại bản thân chú thấy tất cả đều do con người chú nên mọi người mới phải chịu đựng như vậy. Và rồi mấy năm gần đây chú thay đổi đến bố mẹ chú còn không tin vào mắt. Từ một thằng lông bông xã hội chú chí thú vào làm ăn, bao năm qua không xảy ra một mâu thuẫn, xô xát nào nghiêm trọng. Và bố mẹ chú là người mừng nhất, đó là lý do vì sao bố mẹ chú coi bố cháu như con ruột, và chú cũng quý bố cháu như anh cả trong nhà.
Nam cúi mặt im lặng lắng nghe, chú Đại khẽ cười:
- - Cháu thương em, biết nghĩ đến bố dù bố làm sai với mình như thế là rất đáng quý. Bản chất đó không phải ai cũng có đâu. Ngay cả chú có khi cũng không làm được điều ấy, nhưng nếu như mình đã có người để bảo vệ, để thương yêu thì trước hết bản thân cháu phải là người có khả năng để làm điều đó cái đã. Cháu muốn chăm sóc một người ốm nhưng cháu lại không có sức khỏe thì sao cháu làm được điều đó. Nói như vậy để cháu hiểu, cháu thương em, muốn bảo vệ em nhưng nếu ban nãy cháu cầm viên gạch đó đập vào đầu con mụ ấy thì sau này ai sẽ bảo vệ em cháu. Có thể những điều chú nói cháu không hiểu được hết, nhưng làm gì cũng phải suy nghĩ. Nói ra điều này chú cũng thấy bản thân không có tư cách vì điều chú đã làm nhưng chú vẫn phải nói. Bởi vì nhìn cháu chú thấy bản thân của mình ngày trước, đó là lý do vì sao chú rất quý hai anh em.
Nam đến đây bỗng rớt nước mắt, nó rất ít khi khóc, hoặc đúng hơn có khóc nó cũng không khóc cho người khác thấy. Vậy mà chỉ bằng những lời của người đàn ông nhỏ bé kia nó lại chảy nước mắt. Giọng nó nấc lên:
- - Nhưng..nhưng bà ấy định...làm hại em cháu….
Chú Đại vỗ vai Nam rồi cười:
- - Ban đầu khi nghe bé Hạnh kể cùng bác sỹ nói chú cũng có chung cảm giác với cháu. Cảm giác căm thù đến tận xương tủy khi nhìn thấy người thân của mình bị hãm hại. Bởi vậy chú mới mất kiểm soát, nhưng từ lúc ở nhà bà ngoại chú đã thay đổi suy nghĩ. Nếu giờ chú giết mụ ấy thì anh chú nằm kia và các cháu sau này sẽ lấy ai lo. Sai ở đâu đứng lên ở đó, điều chú với cháu cần làm bây giờ là mong sao cho bố cháu tỉnh dậy khỏe mạnh như xưa. Đến lúc đó chú cháu mình sẽ nói chuyện với bố cháu sau. Chú vẫn còn đây những lời nói của bác sỹ cơ mà. Tạm thời cứ để con mụ ấy chăm lo cho bố cháu xong đi rồi mình tính tiếp.
Nam đưa tay lên dụi mắt rồi đứng dậy:
- - Cháu phải về đây, chiều nay cháu phải đi đón em nữa. Cháu xin lỗi chú vì lúc nãy đã láo với chú..
Chú Đại cười:
- - Chính ra mày quát chú như vậy chú lại thấy vui. Chú vui vì sau này hai bố con vẫn có thể về với nhau được. Mày lo cho bố mày đến mức còn định đánh cả chú còn gì…
Nam vội xua tay lắc đầu, nó nhìn bác Dung. Bác Dung nói:
- - Đạp xe về trước đi, tự đạp đến thì tự đạp về. Mà về bà có hỏi thì bảo không vào bệnh viện đâu đấy. Đừng để bà lo lắng, bà vất vả cả đời rồi….
Nhìn Nam lấy xe rồi đạp ra khỏi bệnh viện, bác Dung quay lại hỏi chú Đại:
- - Thế thằng bố nó tỉnh lại rồi hay sao mà chuyển phòng vậy chú…
Chú Đại im lặng một hồi rồi mới trả lời:
- - Ban nãy em chạy vào trước thì không thấy anh Tuấn nằm đấy nữa, hỏi bác sỹ thì người ta nói anh ấy đã tỉnh lại nhưng giờ lại đang ở trong phòng mổ rồi...Tình trạng xấu đi sau khi anh ấy tỉnh lại...Ban nãy em không dám nói với nó, mong chị cũng giữ kín chuyện này…
Bác Dung thất thần lo lắng, bảo sao ban nãy khi nói chuyện bác Dung cũng thấy chú Đại rấn nước mắt. Là một người tinh ý nhưng bác Dung cũng không nghĩ mọi chuyện lại tồi tệ đến vậy. Chú Đại bảo bác Dung ra xe chú Đại chở về, vừa ra đến sân bệnh viện thì mẹ chú Đại gọi:
- - Đại ơi….Đại…..Ơn giời con đây rồi...Sao mày đi đâu mà bố mẹ gọi điện mãi không nghe….Thằng Tuấn….thằng Tuấn..nó….nó…..
Vừa nói mẹ chú Đại vừa khóc nức nở, chú Đại bủn rủn chân tay gặng hỏi mẹ:
- - Anh Tuấn...anh Tuấn làm sao….hả mẹ….Mẹ nói đi chứ,....
Tiếng khóc nấc lên thành tiếng, mẹ chú Đại vẫn chưa thể cất lên lời...Một cảm giác lo sợ bao trùm lên tất cả….
- - Chết rồi...Nó đạp đến bệnh viện tìm con kia đấy. Thằng này nó cũng điên như thằng bố nó vậy…
Bác Dung thì sang đây cũng bằng con xe đạp cọc cạch, bác đang dắt xe ra cổng vì bị trượt cá không đạp được. Đằng sau thì bà ngoại đang mắng:
- - Mày nhanh lên, mày còn cứ đứng ở đó à...Nhanh đuổi theo nó xem thế nào...Con với chả cháu...Già rôi sao tôi vẫn khổ thê này.
Chú Đại lúc này đang xỏ vội đôi giày chú bảo bà ngoại:
- - Bác bình tĩnh, nó đạp xe đạp giờ con chạy lên đầu đường lấy oto đuổi theo. Từ đây đến bệnh viện cũng không phải gần.
Bà ngoại quay lại nhìn chú Đại nói:
- - Vâng vâng...chú giúp tôi với...Chứ để nó vào đấy có làm sao thì tôi chết. Tính thằng này nó không như những đứa khác. Ngày trước con Hạnh đi học bị cô giáo bẹo vào tay thâm tím mà nó đến tận nhà cô giáo mầm non đạp bung cả cổng nhà người ta ra đấy. Hôm đó bị con cái họ lao ra đánh cho một trận mà nó còn cầm cả gạch đáp lại người ta. Nó thương em nó lắm, nghe chuyện chú kể ban nãy chắc chắn nó đi tìm con dì ghẻ rồi.
Chú Đại vội chạy lên đường, bác Dung lúc này cũng bỏ con xe cà tàng trượt cá ở lại sân nhà bà ngoại chạy theo chú Đại gọi với:
- - Chờ tôi với, cho tôi đi cùng...Tôi cũng phải vào xem con khốn nạn đó nó làm gì cháu tôi..
Cảnh tượng chỉ có mấy con người nhưng nhốn nháo hỗn loạn, bfa ngoại thì đứng ngồi không yên nhưng thân già không thể theo kịp. Chú Đại thì chạy vội vàng lên con đường đầu ngõ, theo sau là bác Dung cũng thoăn thoắt chạy theo. Bác Dung và chú Đại lên xe đi tìm Nam. Dọc theo con đường vào bệnh viện cả hai vừa đi vừa tìm đỏ cả mắt mà không thấy Nam đâu. Bác Dung nói:
- - Thằng này có lẽ nó đi đường tắt rồi, con đường bờ ruộng tuy nhỏ khó đi nhưng xe đạp đạp vào đó nhanh hơn đi đường lớn. Nhưng không thể nào nhanh bằng oto được, giờ chú cứ đi thẳng đến bệnh viện đi, tôi sẽ đứng ngoài đợi nó. Con với cháu, sao nó giống tính thằng bố nó thế cơ chứ. Không bao giờ chịu suy nghĩ cái gì, cứ nóng lên là làm. Sau này cuộc đời lại khổ vì cái tính đó.
Chú Đại phóng nhanh đến cổng bệnh viện, đánh xe vào bãi chú Đại chạy lại hỏi ông bảo vệ:
- - Anh cho em hỏi nãy có thằng bé nào tầm 16 tuổi đạp xe đến đây không..?
Ông bảo vệ trả lời:
- - Không thấy, không có đứa nào đạp xe vào đây cả.
Bác Dung với chú Đại nghe thấy thế thì bớt lo lắng phần nào, chú Đại nói với bác Dung:
- - Một mình em đã sai rồi không thể để nó lặp lại hành dộng của em được. Hơn nữa bố nó hiện giờ vẫn còn đang nằm đó.
Bác Dung cười xòa:
- - Yên tâm đi, nó mà dến đây thì mình tóm cổ nó bắt về rồi nói chuyện sau.
Đợi phải đến 10’ mà vẫn không thấy Nam đâu, bác Dung mới nói:
- - Hay có khi nào nó không đi đến bệnh viện chú nhỉ..? Chứ không thì giờ này nó phải đến nơi rồi chứ. Hay thằng này nó đi đâu….??
Chú Đại cũng lấy làm lạ, tuy rằng đạp xe đạp nhưng con xe đó đạp hết sức cũng đi được 40km/h mà sao vẫn không thấy Nam đâu, nếu như Nam đạp đến bệnh viện thì hiện tại đã có mặt ở đây rồi. Hay do mọi người đã suy nghĩ hơi quá, Nam nó chỉ tức giận rồi di đâu đó chứ không phải đi tìm mụ Hường kiếm chuyện.
Bất ngờ bác Dung giật mình nhảy dựng lên:
- - Thôi chết rồi, tôi quên béng đi mất...Trời đất ơi, nếu nó mà đi cái đường ruộng cũ ngày xưa thì nó đi vào bằng cổng sau rồi….Bệnh viện này còn có một cổng phụ ở đằng sau đường nhỏ nữa...Nhanh nhanh chạy vào trong phòng bệnh bố nó xem nó đâu rồi….Thằng ôn con này thế mà ác thật.
Chú Đại nghe thấy vậy thì vội vàng chạy vào trong bệnh viện, bác Dung cũng vội chạy về phía cổng sau xem xét tình hình. Chú Đại chạy vào trước, đi đến cổng sau bác Dung tá hỏa giật mình khi thấy xe đạp của Nam đã đươc dựng ở góc nhà để xe cạnh gốc cây phượng. Bác Dung vội hỏi:
- - Thằng bé đi cái xe này đến đây lâu chưa chú…?
Một anh bảo vệ ngồi đó nói:
- - Nó vừa mới đến, thấy bảo đi thăm bố bị ốm. Nó chạy vào trong rồi, chạy nhanh lắm…
Bác Dung vội cảm ơn chú bảo vệ rồi lại hớt hải chạy vào bên trong, về phần Nam vì đi bằng cửa sau nên đường đến phòng của ông Tuấn xa hơn so với đi từ cổng chính. Trên tay nó xách một cái túi nilon màu đen, chẳng biết bên trong đó đựng cái gì. Nó chạy vội vào, mắt dáo dác tìm xem phòng của bố nó nằm ở đâu. Cuối cùng thì nó cũng đã thấy số phòng mà sáng ngày hai bà cháu đến thăm bố nó. Nó đẩy cửa vào trong mặt hằm hằm đầy giận dữ, nhưng trong phòng chỉ có hai bác sỹ cùng một ông đang nằm trên giường. Tuy nhiên người nằm trên giường không phải là bố nó. Nó ngơ ngác nhìn xung quanh, một vị bác sỹ quát:
- - Cháu là ai đấy, sao lại vào phòng không gõ cửa...Cháu tìm ai à..? Hay cháu là người nhà bệnh nhân..
Nam vội lắc đầu rồi đóng cửa lại, người đang nằm đó không phải bố nó. Vậy bố nó đã đi đâu, bố nó không có ở đây đồng nghĩa với việc mụ Hường cũng không có ở đây. Bỗng nhiên lòng thù hận của nó biến mất sau khi mở cửa phòng ra không phải là mụ Hường ở bên trong. Nó giật mình bởi giọng của chú Đại vang lên đằng sau:
- - Con mụ đó không có ở đây đâu….Bố cháu được chuyển đến phòng bệnh khác rồi..
Nam quay lại nhìn chú Đại cúi mặt không nói gì. Đúng lúc đó bác Dung cũng chạy vào, thấy Nam bác Dung mắng:
- - Thằng ôn này định vào đây làm trò gì thế hả. Để cho bà với bác lo hết cả hơi...Tay cầm cái túi gì đây.
Bác Dung giật lấy cái túi đen từ tay Nam, mở ra xem bác cốc vào đâu nó mấy cái đau điếng:
- - Mày vác gạch vào đây định đập chết nó à, sao mày dại thế hả cháu. Mày đập nó rồi nó chết ra đấy thì biết làm sao.
Nam vẫn im lặng, nó biết với hành động này của nó giờ nó có nói gì cũng vô nghĩa, chú Đại can bác Dung:
- - Thôi chị ạ, em cũng vào đây trước khi cháu nó đến nên không có chuyện gì xảy ra đâu. Với anh Tuấn được chuyển lên nằm ở tầng trên rồi chị ạ.
Bác Dung quát Nam:
- - Tí về tao bảo với bà cho mày một trận. Mới tí tuổi đầu đã học thói côn đồ.
Chú Đại dẫn Nam ra phía sau bệnh viện, kiếm một cái ghế đá chú Đại bảo Nam ngồi xuống rồi nhẹ nhàng nói:
- - Tính mày giống hệt tính chú hồi còn trẻ, hồi đi học chú cũng nghịch lắm. Nhỏ người nhưng suốt ngày đánh nhau. Bố mẹ chú cũng phải đến nhà người ta xin lỗi rồi đền bù không biết bao nhiêu lần. Lớn lên cách đây 5-6 năm về trước chú cũng vẫn vậy, vẫn đánh nhau, chém người rồi chạy trốn. Cũng lại bố mẹ chú đứng ra lo liệu, vác mặt đến cầu xin người ta đừng đâm đơn kiện. Chỉ khi gặp bố cháu chú mới thay đổi được tính nết, bới vì bố cháu luôn đứng ra đỡ cho chú, dần dần chú nhận ra nếu mình không thay đổi thì người thân của mình sẽ phải gánh hậu quả thay cho mình. Chú thà bị chém còn hơn để người nhà bị đổ máu thay mình. Nhưng bao năm qua hết bố mẹ, rồi bố cháu đã thay chú nhận cả hậu quả lẫn đổ máu. Nhìn lại bản thân chú thấy tất cả đều do con người chú nên mọi người mới phải chịu đựng như vậy. Và rồi mấy năm gần đây chú thay đổi đến bố mẹ chú còn không tin vào mắt. Từ một thằng lông bông xã hội chú chí thú vào làm ăn, bao năm qua không xảy ra một mâu thuẫn, xô xát nào nghiêm trọng. Và bố mẹ chú là người mừng nhất, đó là lý do vì sao bố mẹ chú coi bố cháu như con ruột, và chú cũng quý bố cháu như anh cả trong nhà.
Nam cúi mặt im lặng lắng nghe, chú Đại khẽ cười:
- - Cháu thương em, biết nghĩ đến bố dù bố làm sai với mình như thế là rất đáng quý. Bản chất đó không phải ai cũng có đâu. Ngay cả chú có khi cũng không làm được điều ấy, nhưng nếu như mình đã có người để bảo vệ, để thương yêu thì trước hết bản thân cháu phải là người có khả năng để làm điều đó cái đã. Cháu muốn chăm sóc một người ốm nhưng cháu lại không có sức khỏe thì sao cháu làm được điều đó. Nói như vậy để cháu hiểu, cháu thương em, muốn bảo vệ em nhưng nếu ban nãy cháu cầm viên gạch đó đập vào đầu con mụ ấy thì sau này ai sẽ bảo vệ em cháu. Có thể những điều chú nói cháu không hiểu được hết, nhưng làm gì cũng phải suy nghĩ. Nói ra điều này chú cũng thấy bản thân không có tư cách vì điều chú đã làm nhưng chú vẫn phải nói. Bởi vì nhìn cháu chú thấy bản thân của mình ngày trước, đó là lý do vì sao chú rất quý hai anh em.
Nam đến đây bỗng rớt nước mắt, nó rất ít khi khóc, hoặc đúng hơn có khóc nó cũng không khóc cho người khác thấy. Vậy mà chỉ bằng những lời của người đàn ông nhỏ bé kia nó lại chảy nước mắt. Giọng nó nấc lên:
- - Nhưng..nhưng bà ấy định...làm hại em cháu….
Chú Đại vỗ vai Nam rồi cười:
- - Ban đầu khi nghe bé Hạnh kể cùng bác sỹ nói chú cũng có chung cảm giác với cháu. Cảm giác căm thù đến tận xương tủy khi nhìn thấy người thân của mình bị hãm hại. Bởi vậy chú mới mất kiểm soát, nhưng từ lúc ở nhà bà ngoại chú đã thay đổi suy nghĩ. Nếu giờ chú giết mụ ấy thì anh chú nằm kia và các cháu sau này sẽ lấy ai lo. Sai ở đâu đứng lên ở đó, điều chú với cháu cần làm bây giờ là mong sao cho bố cháu tỉnh dậy khỏe mạnh như xưa. Đến lúc đó chú cháu mình sẽ nói chuyện với bố cháu sau. Chú vẫn còn đây những lời nói của bác sỹ cơ mà. Tạm thời cứ để con mụ ấy chăm lo cho bố cháu xong đi rồi mình tính tiếp.
Nam đưa tay lên dụi mắt rồi đứng dậy:
- - Cháu phải về đây, chiều nay cháu phải đi đón em nữa. Cháu xin lỗi chú vì lúc nãy đã láo với chú..
Chú Đại cười:
- - Chính ra mày quát chú như vậy chú lại thấy vui. Chú vui vì sau này hai bố con vẫn có thể về với nhau được. Mày lo cho bố mày đến mức còn định đánh cả chú còn gì…
Nam vội xua tay lắc đầu, nó nhìn bác Dung. Bác Dung nói:
- - Đạp xe về trước đi, tự đạp đến thì tự đạp về. Mà về bà có hỏi thì bảo không vào bệnh viện đâu đấy. Đừng để bà lo lắng, bà vất vả cả đời rồi….
Nhìn Nam lấy xe rồi đạp ra khỏi bệnh viện, bác Dung quay lại hỏi chú Đại:
- - Thế thằng bố nó tỉnh lại rồi hay sao mà chuyển phòng vậy chú…
Chú Đại im lặng một hồi rồi mới trả lời:
- - Ban nãy em chạy vào trước thì không thấy anh Tuấn nằm đấy nữa, hỏi bác sỹ thì người ta nói anh ấy đã tỉnh lại nhưng giờ lại đang ở trong phòng mổ rồi...Tình trạng xấu đi sau khi anh ấy tỉnh lại...Ban nãy em không dám nói với nó, mong chị cũng giữ kín chuyện này…
Bác Dung thất thần lo lắng, bảo sao ban nãy khi nói chuyện bác Dung cũng thấy chú Đại rấn nước mắt. Là một người tinh ý nhưng bác Dung cũng không nghĩ mọi chuyện lại tồi tệ đến vậy. Chú Đại bảo bác Dung ra xe chú Đại chở về, vừa ra đến sân bệnh viện thì mẹ chú Đại gọi:
- - Đại ơi….Đại…..Ơn giời con đây rồi...Sao mày đi đâu mà bố mẹ gọi điện mãi không nghe….Thằng Tuấn….thằng Tuấn..nó….nó…..
Vừa nói mẹ chú Đại vừa khóc nức nở, chú Đại bủn rủn chân tay gặng hỏi mẹ:
- - Anh Tuấn...anh Tuấn làm sao….hả mẹ….Mẹ nói đi chứ,....
Tiếng khóc nấc lên thành tiếng, mẹ chú Đại vẫn chưa thể cất lên lời...Một cảm giác lo sợ bao trùm lên tất cả….
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook