Dì Ghẻ
Chương 30: Tình anh em…

Ông Tuấn tất nhiên rất hiểu chú Đại, khi đó chú Đại giốn như một con hổ đói, nếu thả tay ra mặc dù chưa biết chuyện gì nhưng chắc chắn mụ Hường sẽ phải lãnh hậu quả. Trong một thoáng suy nghĩ lơi tay, chú Đại đã vùng ra được. Nhanh như cắt chú Đại lao đến cửa phòng mụ Hường nhưng không mở được cửa vì đã chốt trong. Giơ chân chú Đại đạp rầm rầm vào cánh cửa nhưng cánh cửa gỗ chắc chắn vẫn không hề suy chuyển. Ông Tuấn lại lao đến ôm chú Đại ngăn lại, bên trong mụ Hường thét lên:

- - Cứu tôi với, nó muốn giết tôi..

Phải chi mụ Hường im mồm thì có lẽ sau những cú đạp như trời giáng vào cánh cửa ấy thì chú Đại cũng nguôi ngoai đi phần nào. Đằng này mụ càng bù lu bù loa càng khiến chú Đại giận dữ, vùng ra chạy thẳng xuống bếp, chú Đại thò tay xuống gầm tủ lạnh lấy ra hai con dao rựa sáng loáng phần lưỡi vì không được sử dụng. Lại tiếp tục lao về phía cánh cửa chú đại dùng dao bổ liên tiếp vào cửa để phá. Vừa chém chú Đại vừa gầm lên:

- - Đi ra đây ngay….

Bố Nam trước tình cảnh đó không hiểu chuyện gì, trước mắt ông bây giờ là thằng em trai đang muốn phá cửa để giết chị dâu, một bên cánh tay máu vẫn đang chảy do mảnh cốc vỡ ban nãy cắm vào, bố Nam thấy mọi chuyện thật sự quá nguy hiểm ông lại lao đến giữ chú Đại, để rồi một nhát dao vô tình đã chém xả vào vai ông. Máu chảy lênh láng, chú Đại đứng khựng người lại sau khi nhận ra mình đã chém trúng anh mình. Bố Nam gục chân quỵ xuống, một tay vẫn nắm lấy tay kia của chú Đại nói trong đau đớn:

- - Mày muốn giết người thì giết anh đây này...Có...chuyện..gì…

Nói chưa hết câu bố Nam ngã gục xuống đất, chú Đại sững người, nhìn máu chảy khắp nhà chú Đại buông con dao ra cõng anh lên người rồi chạy từng bước nặng nề ra ngoài sân, hàng xóm thấy ầm ĩ kéo sang xem cũng nhờ thế mà mọi người cùng giúp đưa bố Nam vào viện, vào đến viện máu vẫn không ngừng chảy. Vết chém ở vai khá sâu nên ông Tuấn đã ngất đi ngay khi vào đến viện. Sau khi được đưa vào phòng cấp cứu bố Nam được truyền máu, các bác sỹ sau khi băng bó vết thương gặp chú Đại liền nói:

- - Vết chém chặt đứt xương bả vai, đứt một dây thần kinh cánh tay nhưng may mắn không vào động mạch, nếu không không cứu được đâu. Tay phải của anh ta sau này coi như không làm được việc nặng, để mà bình phục đã là một chuyên khó. Lớn tuổi rồi mà vẫn còn đi chém nhau như thế này chúng tôi cũng đến chịu các anh. Mọi người phải biết ở tuổi này xương khớp mà gãy không liền lại được như thanh niên đâu. Bệnh nhân đã được chuyển vào phòng hồi sức, anh đi theo tôi hoàn tất nốt một số thủ tục.

Chú Đại choáng váng sau khi nghe kết quả từ bác sỹ, lúc đó chú Đại chẳng còn nhìn thấy gì nữa, chú chỉ muốn phá bung cánh cửa để cho con mụ dì ghẻ kia một trận. Đến khi anh trai lao vào ngăn cản thì chú mới sững sờ khi nhát chém của mình lại trúng ngay anh. Cuối cùng chính chú lại là người hại anh mình đến suýt chết, nếu như nhà không gần bệnh viện có lẽ bố Nam đã mất máu mà chết. Tuy qua được cơn nguy hiểm nhưng sau này ông Tuấn sẽ không còn được như xưa nữa. Một cánh tay coi như gần bị liệt, chú Đại ân hận vì mình vừa tạo nên một bi kịch.

Ở nhà hàng xóm xì xào bàn tán, mấy người xung quanh chỉ đứng ngoài cổng không rõ chuyện gì xảy ra. Thấy mụ Hường đi ra thì có người hỏi:

- - Sao chú Tuấn lại bị chém đến xả cả vai thế hả cô..? Nhìn sợ quá, cả người chú ấy toàn máu là máu...Vào viện không biết có sao không..?

Mụ Hường mặt xanh cắt không còn giọt máu, mụ vốn bị bệnh tim ban nãy bị chú Đại đòi giết mụ nhanh chân chạy kịp vào phòng, tưởng đâu chú Đại sẽ nể anh ngăn cản mà thôi ai ngờ đến khi mở cửa ra nhìn thấy máu me lênh láng, cánh cửa bị chém đến vỡ ra từng miếng gỗ mụ còn kinh sợ hơn, nhưng mụ vẫn nói:

- - Hai anh em nói chuyện xong xích mích, anh nhà em có làm gì đâu mà thằng kia nó cầm dao nó chém đến xả cả vai. Em phận đàn bà con gái không can được, đến lúc chạy ra thì mọi người đưa đi viện rồi. Giờ em phải thu xếp rồi vào trong đấy ngay đây…

Mấy con mụ hàng xóm được đà:

- - À thảo nào, nó chém anh nó xong rồi nó lại đưa vào viện. Tôi đã bảo các bà rồi, nhìn nó có khác gì mấy thằng khủng bố trong phim đâu, đầu thì trọc lóc xong tay chân người ngợm toàn hình xăm. Nhìn mà phát khiếp, chồng cô đúng là rước họa vào thân.

Con người ta là thế, chỉ cần nhìn một người bằng vẻ ngoài là họ sẵn sàng buông ra những lời miệt thị. Giờ đây trước những lời nói của mụ Hường những người ở đó càng thấy thỏa mãn với nhận định của mình bấy lâu nay. Mụ Hường tay xách túi, tay gọi cái Thư rồi cả hai mẹ con lên xe máy đi mất hút. Mụ đâu có vào viện xem ông Tuấn sống chết ra làm sao, mụ vội vã thu dọn quần áo rồi chở con về nhà bố mẹ mụ. Làm sao mụ dám đối diện với chú Đại, nhìn cảnh nhà cửa máu me như thế mụ thừa hiểu nếu hôm nay không có ông Tuấn ở nhà thì số máu chảy trên sàn nhà đó sẽ là của mụ.

Mụ Hường vẫn chưa hiểu vì sao chú Đại lại nổi điên như vậy, ban nãy quá sợ hãi nên mụ vẫn chưa kịp nghĩ ra. Phải chăng con bé Hạnh đã nói gì với chú Đại, không thể nào tuy mụ không ưa gì Hạnh nhưng mụ vẫn sợ chú Đại và bố Hạnh, chính vì thế mặc dù ép Hạnh ăn 3-4 quả trứng vịt lộn mỗi ngày mụ vẫn một mực chăm lo cho nó, nịnh nọt nó để Hạnh và bố Hạnh biết mụ không sống ác. Ngoài việc ép Hạnh ăn trứng ra thì mụ đâu có làm gì, vậy sao chú Đại lại biết mụ muốn hại con bé.

Việc ép trẻ con ăn trứng là một lần vô tình mụ đi sinh hoạt tổ dân phố, ngồi nghe chuyện thì mụ thấy có một bà mẹ con không thích ăn gì chỉ thích ăn trứng vịt lộn, mỗi ngày bà ta đều cho con ăn 2 quả, được đâu tầm 3 tháng con bà ấy da cứ vàng vọt đi, người thì yếu..Mẹ chồng mới đem cháu đi khám thì người ta nói không được cho trẻ con ăn nhiều sẽ hại đến sức khỏe sau này, ăn nhiều quá còn bị tử vong. Thế là mụ về áp dụng với con bé Hạnh luôn, đó là lý do sáng nào mụ cũng đi chợ mua cho Hạnh 2 quả trứng vịt lộn, tối lại tiếp tục hai quả. Riêng con Thư thì mjuj đổi món liên tục. Được 2 tuần đầu bé Hạnh háu ăn ngày nào ăn cũng hết, sang đến tuần thứ 3 con bé sợ trứng, chỉ cần nhìn thấy là nó buồn nôn nhưng mụ Hường ép ăn:

- - Không ăn là mẹ không cho ở đây nữa, mẹ trả về cho anh Nam đánh cho một trận.

Con bé sợ quá cứ phải cố nuốt, nhiều khi nó nhìn cái Hạnh ăn xôi, ăn bánh mỳ nó thèm lắm nhưng mụ Hường ngày nào cũng ngồi cạnh ép ăn trứng, lâu dần mụ phải kè kè cái roi bên cạnh để ép nó, được đâu gần hai tháng thì con bé ngã bệnh. Ăn cái gì vào cũng nôn, ở trường cũng nôn, cô giáo khi thấy mụ Hường đến đón cứ nghĩ đó là mẹ Hạnh nên trao đổi nhưng mụ mặc kệ. Cho đến mấy hôm trước, biết bé Hạnh ngày càng yếu nên mụ không ép nó ăn trứng nữa, mụ để nó ăn bình thường nhưng nào con bé có ăn được, nhìn Hạnh nôn thốc nôn tháo mụ Hường biết kế hoạch của mụ đang dần thành công, thấy con bé ở nhà mặt mũi vàng như nghệ, chân tay èo uột mụ sợ nó chết ở nhà thì phiền phức nên mụ vội gọi xe taxi đưa nó vào viện. Nhưng mụ thâm độc ở chỗ, nếu giờ chỉ có cái Hạnh vào viện mọi nghi ngờ sẽ đổ lên đầu mụ.

Nghĩ ngợi một hồi mụ xay nhỏ một ít thuốc lào pha cùng cô ca sau đó bảo cái Thư uống. Xe taxi đến mụ cho cả hai đứa vào viện, đang đi trên đường thì cái Thư cũng bắt đầu chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp nhẹ...Thuốc lào sống mà nhai sau đó uống nước ngọt có ga sẽ gây tác dụng tụt huyết áp trong thời gian ngắn, nó cũng gây buồn nôn nhưng chỉ cần nghỉ ngơi uống chút trà gừng một lúc sau sẽ hết. Đó là cách mụ khiến đứa con đẻ cũng bị triệu chứng nôn ọe như con chồng nhằm mục đích cả hai đứa đều bị chứ không riêng Hạnh. Điều đó cũng đã được bác sỹ xác nhận, chỉ là cái Thư lớn hơn nên sức đề kháng tốt hơn. Và ông Tuấn, chú Đại đã tin vào điều này, nếu không vào quán ăn hôm nay để rồi chú Đại gọi trứng vịt lộn thì sao bé Hạnh kể ra mà biết.

Ngay cả mụ Hường vẫn không hiểu tại sao kế hoạch tinh vi của mụ lại bị phát hiện, đi khỏi nhà là mụ cảm giác như vừa thoát chết. Chú Đại vẫn ở trong bệnh viện, bố Nam vẫn chưa tỉnh, bất chợt chú nhớ đến bé Hạnh ở nhà. Chú vội vã lao ra xe chạy về nhà, vừa ra đến cổng thì gặp chú Minh bạn của bố Nam, chú Minh hỏi:

- - Sao rồi, nãy anh nghe vợ Tuấn nói Tuấn đang nằm viện nên anh chạy vào ngay, có nặng không em..?

Chú Đại đáp:

- - Tạm thời qua cơn nguy hiểm rồi, nhưng anh ấy vẫn chưa tỉnh. Chuyện dài lắm, anh ấy vẫn đang nằm ở phòng hồi sức. Anh trông chừng giúp em, em để con gái anh ấy ở nhà mỗi mình giờ em chạy về xem con bé thế nào..?

Chú Minh gật đầu, chú Đại vội vã đi luôn. Ở nhà bé Hạnh ban nãy thấy ầm ĩ nó sợ không dám xuống, bây giờ thấy im lặng con bé mới rón rén mở cửa phòng bước xuống dưới, thấy máu chảy khắp nhà nó sợ quá ngồi luôn trên cầu thang khóc như mưa, cả nhà đi hết chỉ còn mỗi con bé ngồi đó ôm mặt khóc, nó gọi:

- - Bố ơi, mẹ ơi….

Nhưng chẳng ai thưa, may sao lúc sau cổng mở, chú Đại đi vào. Thấy con bé đang ngồi đó khóc chú Đại vội chạy lại dỗ nó, dắt nó lên phòng còn chú Đại lau dọn hết những vệt máu còn đọng lại trên sàn nhà. Cũng mất một lúc khá lâu chú Đại thu xếp quần áo cho Hạnh rồi bế con bé ra xe chở đi. Trên xe bé Hạnh hỏi:

- - Bố cháu đâu hả chú..?

Chú Đại gượng cười:

- - Bố cháu đi làm rồi, chắc đợt này lâu về..Hạnh di với chú ra đây nhé…

Bé Hạnh gật đầu, nó cũng không thắc mắc sao nhà lại nhiều máu như vậy. Đến nơi chú Đại bế Hạnh đi bộ vào, hôm nay không phải cuối tuần nên chắc thằng bé không có nhà. Chú Đại hỏi Hạnh:

- - Cháu có nhớ nhà ai đây không..?

Hạnh đáp:

- - Dạ là nhà bà ngoại ạ..

Chú Đại cười rồi thò tay mở cổng, nghe tiếng mở cổng tròn nhà có người đi ra:

- - Chú Đại, chú Đại đến chơi bà ơi...Ơ..cả...cái...Hạnh nữa này…

Giọng thằng Nam vang lên, bà ngoại nghe thấy cái gì Hạnh...Hạnh thì cũng cố lật đật bước ra xem. Quả thật chú Đại bế Hạnh về nhà bà ngoại, thấy bà chú Đại chào:

- - Con chào bà, con làm phiền bà một chuyện được không ạ..?

Bà ngoại rối rít mời chú Đại vào nhà, bé Hạnh thấy anh trai thì sợ bị đánh như lời mụ Hường nói nên nó không dám nói gì, nó cứ ôm chặt lấy tay chú Đại, chú Đại cười bảo nó:

- - Sao thế, gặp bà, gặp anh phải chào chứ….

Con bé lúc này mới rụt rè chào, nhưng Nam lao tới bế bổng nó lên cười lớn:

- - Sao càng ngày càng nhẹ đi thế này, có nhớ anh không…?

Vừa nói nó vừa dũi dũi cái mũi vào bụng con bé, ngày trước em khóc nó cứ làm thế con bé sẽ cười. Bây giờ vẫn vậy, con bé khúc khích cười rồi ôm đầu anh nói:

- - Em có...hi,,hi,,,hi….

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương