Dì Ghẻ
-
Chương 3: Miệng lưỡi thế gian
Vừa mở cổng, một người phụ nữ nhìn Nam hỏi:
- Con trai lớn anh Tuấn đấy à...? Giờ về đây ở với bố rồi hả...?
Nam trả lời:
- Cháu chào cô chú, cháu...
Bố Nam thấy con ấp úng liền nói:
- Con trai lớn anh đấy, còn con gái đang ở trong nhà.
Mấy người khách nhìn Nam từ đầu đến chân rồi đi vào nhà. Có tổng cộng ba nam, ba nữ. Bước vào nhà cô Hường đi ra tay bắt mặt mừng với bạn. Mấy người phụ nữ bạn của cô Hường thì xun xoe nịnh nọt:
- Bạn dạo này trẻ thế, càng ngày càng xinh ra đấy.
Cô Hường trước mặt mọi người thấy Nam vẫn đứng ngoài cửa liền gọi:
- Vào đây con ơi, chuẩn bị ăn cơm rồi.
Giọng cô ngọt ngào hơn hẳn lúc nãy, Nam đi vào trong, nó xuống bếp xem có phụ bê đồ gì lên được không thì cô Hường nói:
- Con cứ lên nhà đi, để đấy cô bê cho.
Mấy người bạn cô Hường thấy thế xuýt xoa:
- Cô cháu tình cảm thế, đấy cháu thấy đấy. Về đây có cô có bố sướng hơn bao nhiêu không..? Cô Hường đây là người sống tình cảm biết trước biết sau. Nhất cháu còn gì..
Nam cười gượng gạo, nó khẽ gật đầu vâng dạ rồi đi lên phòng khách. Nó đang thắc mắc tại sao cô Hường lại thay đổi thái độ một cách chóng mặt như vậy. Mới vừa nãy thôi cô còn quát nó, vậy mà giờ cô lại dịu dàng tốt bụng đến thế. Nam quay đi nhưng vẫn kịp nghe một câu từ một người bạn của cô Hường:
- Thằng này nhìn lầm lỳ nhỉ, ít nói y như mẹ nó ngày xưa. Sao bạn tốt thế, chăm lo cho cả con chồng từng tí một.
Cô Hường cười:
- Con ai chẳng là con, mình người lớn mà. Với lại anh Tuấn cũng đối xử với con mình như con đẻ. Giờ con anh ấy về đây mình cũng phải thế chứ.
Tiếng cười giả tạo vang khắp cả gian bếp, người đẩy người đưa nhịp nhàng. Cái tốt mà họ đang nói về nhau cứ như đang nói về một nhân vật không có mặt trong căn nhà này. Vào bữa ăn, cô Hường nhúng tôm vào nồi lẩu, tôm chín cô gắp vào bát bố Tuấn một con. Quay sang cô gắp cho Nam một con rồi nói:
- Ăn đi con, cẩn thận không nóng đấy.
Cô tiếp tục ra tay bóc cho bé Hạnh một con rồi cẩn thận cắt ra từng miếng nhỏ miệng cười hiền từ:
- Nào để cô thổi nguội cho Hạnh nhé.
Bé Hạnh cười tít cả mắt, nó nhe hàm răng sún ra tíu tít:
- Con cảm ơn cô.
Một khung cảnh đầm ấp trước sự nể phục của bạn bè dành cho cô Hường. Những lời khen ngợi liên tục được thốt ra:
- Chị Hường đúng là số 1.
- Bạn tôi khéo chăm trẻ con quá. Bảo sao anh Tuấn yêu là đúng rồi.
Nam lặng lẽ ăn không nói gì, bố Nam đang chúc rượu bạn bè. Một chú trong số đó nói:
- Nam còn nhớ chú không..?? Lúc bé cháu hay vào nhà chú chơi với thằng Việt con chú đấy. Hai đứa chơi với nhau thân lắm, chơi xong mẹ đi làm lại đón về.
Đó là chú Minh, tất nhiên là Nam nhớ. Chú Minh cũng là bạn học của bố mẹ Nam. Nó nhớ chú Minh vì quả đầu hói, bằng tuổi bố nó mà chú nhìn già hơn nhiều. Con chú là thằng Việt kém Nam một tuổi. Nam vẫn gặp nó vì nó học dưới Nam một lớp. Nam trả lời:
- Cháu nhớ chứ, hồi đó vào nhà chú đọc truyện tranh mẹ gọi còn không về.
Chú Nam ngồi vỗ đùi cười ha hả:
- Đúng rồi, thằng này có trí nhớ tốt đấy. Thế về đây sống có ổn không cu cháu. Bố mày đi làm suốt, có đợt này là hay ở nhà thôi.
Không để Nam trả lời một bà nói vào:
- Ổn chứ sao không, về đây nhà to thế này. Vợ của bố lại chăm lo cho như thế có gì mà không ổn. Anh toàn hỏi linh tinh, còn gì sướng hơn nữa. Ở ngoài kia với ông bà làm gì có cái gì. Ăn có khi còn không đủ no.
Thằng Nam cúi mặt cầm đôi đũa chọc chọc cái vỏ tôm. Nó không muốn nói gì vì đông người. Nhưng chưa dừng lại ở đó, bà cô kia lại tiếp:
- Ở với ông bà già có khi ngày hai bữa cơm còn không có ấy chứ. Nói gì đến đồ tươi ngon như thế này.
Bố Nam lên tiếng:
- Cô đừng nói vậy, ông bà tuy nghèo nhưng con cháu không phải nhịn đói đâu......
Thằng Nam rấn nước mắt, nó đặt đũa xuống nhìn bà cô kia nói to:
- Ông bà cháu lúc nào cũng nhường đồ ăn cho hai anh em cháu.
Nói xong nước mắt nó tự chảy thành dòng, nó không muốn ai đó nhắc đến ông bà nó với cái giọng điệu khinh miệt. Nó đứng dậy trong cái nhìn ngỡ ngàng của tất cả mọi người:
- Ông cháu mất rồi, cô đừng nói nữa...
Nói xong nó chạy lên trên tầng, bố nó nhìn theo lắc đầu. Không khí trở lên căng thẳng, cô Hường vội cười:
- Thôi thôi, cháu nó trẻ con. Mọi người đừng chấp nó làm gì. Ăn đi không nguội.
Bà cô kia làm bộ mặt đỏng đảnh:
- Mới nói thế thôi mà nó đã phản ứng....
Bố Nam cau mày khó chịu:
- Ông ngoại nó mới mất, đừng cái gì cũng nói khi đang ăn.
Chú Minh cũng không vừa lòng:
- Mấy bà ăn đi, nói ít thôi. Trẻ con nó biết cái gì.
Bé Hạnh không thấy anh cứ ngoái đầu nhìn đi nhìn lại. Ở trên tầng nhưng Nam nghe rõ những tiếng cười đùa, những tiếng cụng ly chúc nhau liên tục. Viễn cảnh này quen thuộc lắm. Ngày hai bố mẹ nó còn ở với nhau bố nó cũng thường xuyên gọi bạn về nhà ăn cơm. Mẹ nó thì tất bật chạy đi chợ mua đồ nấu nướng, đến lúc dọn mâm vì nhà chật nên hai mẹ con phải ngồi dưới bếp ăn đồ thừa. Ăn xong khi nào bố nó gọi mới được lên dọn.
Giờ đây cũng là cảnh bạn bè đến nhà ăn cơm nhưng cô Hường không giống như mẹ nó. Cô được mọi người ca ngợi là tốt bụng, là khéo léo. Nghĩ đến thôi mà nó thương mẹ vô cùng. Mẹ nó cực khổ cả đời, đến khi mất cũng vô cùng đau đớn. Người ta thường bảo ông trời có mắt, chính mẹ nó cũng nói câu đó. Có lần nó thắc mắc:
- Mẹ ơi tại sao bố lại bỏ mẹ con mình...??
Mẹ nó nhìn nó trả lời:
- Bố đi theo gái con ạ....Bố ác với mẹ con mình, nhưng ông trời có mắt.
Khi đó nó không hiểu câu nói đó là gì, đến ngày mẹ mất nó mới thắc mắc:
" Tại sao ông trời có mắt mà lại để nó mất đi người mẹ. Mẹ nó cực khổ như vậy sao ông trời không thương."
Trẻ con ngô nghê, chẳng có ông trời nào cả. Người tốt thì luôn có số phận bất hạnh, chính vì tốt nên họ thường phải nhận lấy đau khổ từ cái bọn khốn nạn nó để lại. Nước mắt chảy ra nhưng nó vội quyệt ngang, nó không muốn khóc. Nó mà khóc thì nó càng khổ, bên ngoài cửa có tiếng bé Hạnh:
- Anh Nam ơi, mở cửa cho em.
Nam lau vội mặt rồi ra mở cửa cho em. Trên tay con bé là hai miếng dưa hấu, nó đưa Nam một miếng rồi nói:
- Em lấy phần cho anh này. Bố bảo em lên gọi anh xuống đó.
Nam quên mất mình vẫn còn đó đứa em gái bé bỏng. Đứa em gái vừa đi từ tầng 1 lên tầng 3 mang cho nó miếng dưa hấu. Xoa đầu bé Hạnh hai anh em dắt tay nhau đi xuống dưới. Lúc này chú Minh đang pha trà. Thấy Nam chú Minh gọi:
- Thanh niên xuống đây xem nào, bố cháu vừa chạy đi mua ít đồ rồi.
Nam ngồi xuống ghế, bên trong phòng cô Hường những tiếng cười phát ra khanh khách. Những lời bàn luận của bạn bè cô Hường về hai anh em Nam:
- Hai anh em nó về đây chắc chị khổ nhiều nhỉ. Tự nhiên phải chăm sóc hai đứa nhỏ. Mà ông Tuấn có nói gì với chị không..?
Cô Hường trả lời:
- Vất vả gì đâu, thêm bát thêm đũa ấy mà.
Bạn cô Hường nói tiếp:
- Gớm, ông Tuấn mà không gặp được chị chắc giờ vẫn còn đang nay đây mai đó. Ngày trước có gì đâu mà, giờ thì nhà to oto đẹp.
Cô Hường cười sảng khoái:
- Của chồng công vợ mà em, nhà này hai vợ chồng chung nhau mua. Còn oto thì mỗi người bỏ ra một nửa. Cho con về đây ở cũng phải nói qua, chị đồng ý mới được chứ.
Một cô bạn khác tiếp lời:
- Giờ thì thay đổi rồi, ngày trước còn chạy con xe cà tàng. Mấy năm gần đây làm ăn với chị cho vay mượn rồi đi làm cái gì kia mới được như thế chứ. Nói gì thì nói cũng phải biết nhờ ai mới được như ngày hôm nay.
Cuộc nói chuyện giữa những người phụ nữ lắm lời phát ra khi không có mặt bố Nam ở nhà. Chú Minh pha trà xong ngồi xuống ghế nhìn Nam cười:
- Giống bố đấy, nãy cô kia nói linh tinh cháu đừng để bụng nhé. Về đây ở thì mấy bố con dựa vào nhau mà sống. Không cần quan tâm người khác nói gì. Bố cháu tuy vậy nhưng thương hai anh em cháu lắm đấy. Trước đây không có gì nên muốn cũng không đón các cháu về được. Chú là bạn thân của bố mẹ cháu nên chú biết. Mẹ cháu cũng khỏi....Haizzz...
Thở dài một cái chú Minh gọi Nam sang bên cạnh rồi nói nhỏ vào tai:
- Thế hai anh em về đây có bị cô kia nói gì không...??
Nam nhìn chú Minh ngập ngừng, nó muốn kể hết tất cả nhưng chẳng hiểu sao nó lại thôi. Liếc nhìn bé Hạnh nó khẽ trả lời:
- Không....ạ.
Chú Minh cười rồi nói nhỏ:
- Người khác cứ nói bố cháu nhờ cô Hường mới có ngày hôm nay. Nhưng không phải đâu cháu ạ. Từ từ ở với bố cháu sẽ hiểu, bố cháu thế thôi nhưng bản lĩnh lắm. Đừng vì cái gì mà bỏ đi cháu nhé.
Lời nói của chú Minh như chạm vào tâm can của Nam. Nó cần nghe những lời động viên như thế ngay lúc này. Nó nhìn chú Minh cười:
- Dạ vâng, cháu nhớ rồi chú ạ.
Lúc này bố Nam cũng mở cổng đi vào, nhìn hai chú cháu đang thậm thụt ông cười to:
- Hai chú cháu tâm sự cái gì đấy.
Lúc bố Nam cất tiếng nói cũng là lúc những lời rầm rì trong căn phòng của cô Hường im bặt. Chẳng thấy ai đả động thêm câu nào nữa. Bố Nam nói:
- Ăn cơm nhé, bố lấy cơm cho ăn. Ăn xong đi ngủ mai chở em đi học.
Bụng đang sôi, Nam gật đầu đi theo bố xuống bếp. Làm bát tô cơm với thức ăn bố Nam nhìn Nam cười:
- Để hôm nào rảnh hai bố con mình nói chuyện với nhau. Đừng nghe thiên hạ nói gì con ạ. Bố có lỗi với mẹ con nhiều lắm. Giờ bố chỉ cần các con thôi...
Cô Hường nghe tiếng liền đi xuống bếp, thấy Nam đang đứng ăn cơm cô nhẹ nhàng nói:
- Sao lại đứng đó ăn, lấy ghế ngồi cho đàng hoàng đi con. Nãy cô có để phần thức ăn cho con đấy. Bố nó lấy cho con ăn chưa..?
Bố Nam gật đầu, lại là bà bạn cô Hường với những lời nói của một kẻ xu nịnh:
- Thế hai người bao giờ thì cưới đây, nhanh nhanh cho em còn ăn cỗ chứ.
Nam đang xúc thìa cơm, nghe câu hỏi của cô kia nó ngước lên nhìn bố. Bố nó ấp úng trả lời:
- Cưới treo cũng phải từ từ chứ, giờ còn bao nhiêu thứ chưa ổn định.
Cô Hường nghe thấy vậy khó chịu:
- Không cưới thì ra ngoài cũng phải giới thiệu là vợ chồng chứ. Đi gặp mọi người toàn giới thiệu là bạn gái. Thế bạn gái có ai chăm lo được cho như thế này không..??
Bố Nam hơi gắt giọng:
- Muốn cưới thì còn phải xem thái độ như thế nào đã.
Không chịu nổi cô Hường giãy nảy lên:
- Thái độ làm sao, em ở với anh như thế này còn chưa đủ tốt à...??
Bố Nam trừng mắt nhìn cô Hường quát:
- Có con cái ở đây đừng có nói to. Mà đừng có nhắc đến chuyện này nữa. Cái gì đến tự nhiên nó sẽ đến.
Bạn cô Hường thấy không khí căng thẳng vội trấn an:
- Ấy, anh đừng nóng..Em cũng chỉ hỏi vui thôi mà.
Bố Nam không nói gì đi lên phòng khách, còn Nam ngồi bàn ăn cơm sau lưng là hai con người vẫn đang nói chuyện. Cô Hường nói với bạn:
- Ở với nhau mấy năm nay có bao giờ quát chị như thế này đâu. Từ hôm hai đứa nó về đây lần này là lần thứ hai hai vợ chồng to tiếng với nhau rồi. Sáng nay lại còn đập cửa rầm rầm. Cần thì cần không cần thì thôi chứ. Cần thiết bán hết đi tôi một nửa anh một nửa. Tôi không ở được thì chẳng ai ở được.
Cô Hường nói vừa đủ để những người có mặt ở đó nghe. Không quá to vì sợ bố Nam sẽ nghe thấy. Bố Nam là người khá nóng tính, ông cũng khá cục cằn. Trước khi có cơ ngơi này ông cũng là một người làm công việc đòi nợ thuê, ngày trẻ đâm chém nhau không phải là ít. Chẳng thế mà xung quanh đây người ta gọi ông là Tuấn Khùng. Lúc ông nóng lên thì trời còn bé, chính vì thế mỗi lần bố Nam tỏ ra bực tức là cô Hường không dám nói gì thêm. Chỉ dám lẩm bẩm sau lưng chứ tuyệt nhiên không dám thái độ trước mặt.
Càng lúc Nam càng thấy cô Hường là một người thâm hiểm. Những lời nói cay độc của cô Hường lúc nào cũng cố ý nói ra để cho hai anh em Nam nghe thấy. Còn trước mặt người khác cô lại đóng vai một bà Tiên hiền từ nhân hậu có tấm lòng bao dung đối với con chồng. Một người phụ nữ đáng sợ nhưng đáng sợ hơn tất cả đó là trong mắt người ngoài thì Nam và bé Hạnh chính là rắc rối trong cuộc đời của bố và cô Hường. Họ nhìn hai anh em Nam như những đứa trẻ xui xẻo.
Những kẻ được gọi là người lớn kia vì xu nịnh, vì ác tâm sẵn sàng đổ hết mọi tội lỗi lên đầu hai đứa trẻ vô tội. Ở đời sâu cay, thâm hiểm nhất vẫn là miệng lưỡi thế gian.
- Con trai lớn anh Tuấn đấy à...? Giờ về đây ở với bố rồi hả...?
Nam trả lời:
- Cháu chào cô chú, cháu...
Bố Nam thấy con ấp úng liền nói:
- Con trai lớn anh đấy, còn con gái đang ở trong nhà.
Mấy người khách nhìn Nam từ đầu đến chân rồi đi vào nhà. Có tổng cộng ba nam, ba nữ. Bước vào nhà cô Hường đi ra tay bắt mặt mừng với bạn. Mấy người phụ nữ bạn của cô Hường thì xun xoe nịnh nọt:
- Bạn dạo này trẻ thế, càng ngày càng xinh ra đấy.
Cô Hường trước mặt mọi người thấy Nam vẫn đứng ngoài cửa liền gọi:
- Vào đây con ơi, chuẩn bị ăn cơm rồi.
Giọng cô ngọt ngào hơn hẳn lúc nãy, Nam đi vào trong, nó xuống bếp xem có phụ bê đồ gì lên được không thì cô Hường nói:
- Con cứ lên nhà đi, để đấy cô bê cho.
Mấy người bạn cô Hường thấy thế xuýt xoa:
- Cô cháu tình cảm thế, đấy cháu thấy đấy. Về đây có cô có bố sướng hơn bao nhiêu không..? Cô Hường đây là người sống tình cảm biết trước biết sau. Nhất cháu còn gì..
Nam cười gượng gạo, nó khẽ gật đầu vâng dạ rồi đi lên phòng khách. Nó đang thắc mắc tại sao cô Hường lại thay đổi thái độ một cách chóng mặt như vậy. Mới vừa nãy thôi cô còn quát nó, vậy mà giờ cô lại dịu dàng tốt bụng đến thế. Nam quay đi nhưng vẫn kịp nghe một câu từ một người bạn của cô Hường:
- Thằng này nhìn lầm lỳ nhỉ, ít nói y như mẹ nó ngày xưa. Sao bạn tốt thế, chăm lo cho cả con chồng từng tí một.
Cô Hường cười:
- Con ai chẳng là con, mình người lớn mà. Với lại anh Tuấn cũng đối xử với con mình như con đẻ. Giờ con anh ấy về đây mình cũng phải thế chứ.
Tiếng cười giả tạo vang khắp cả gian bếp, người đẩy người đưa nhịp nhàng. Cái tốt mà họ đang nói về nhau cứ như đang nói về một nhân vật không có mặt trong căn nhà này. Vào bữa ăn, cô Hường nhúng tôm vào nồi lẩu, tôm chín cô gắp vào bát bố Tuấn một con. Quay sang cô gắp cho Nam một con rồi nói:
- Ăn đi con, cẩn thận không nóng đấy.
Cô tiếp tục ra tay bóc cho bé Hạnh một con rồi cẩn thận cắt ra từng miếng nhỏ miệng cười hiền từ:
- Nào để cô thổi nguội cho Hạnh nhé.
Bé Hạnh cười tít cả mắt, nó nhe hàm răng sún ra tíu tít:
- Con cảm ơn cô.
Một khung cảnh đầm ấp trước sự nể phục của bạn bè dành cho cô Hường. Những lời khen ngợi liên tục được thốt ra:
- Chị Hường đúng là số 1.
- Bạn tôi khéo chăm trẻ con quá. Bảo sao anh Tuấn yêu là đúng rồi.
Nam lặng lẽ ăn không nói gì, bố Nam đang chúc rượu bạn bè. Một chú trong số đó nói:
- Nam còn nhớ chú không..?? Lúc bé cháu hay vào nhà chú chơi với thằng Việt con chú đấy. Hai đứa chơi với nhau thân lắm, chơi xong mẹ đi làm lại đón về.
Đó là chú Minh, tất nhiên là Nam nhớ. Chú Minh cũng là bạn học của bố mẹ Nam. Nó nhớ chú Minh vì quả đầu hói, bằng tuổi bố nó mà chú nhìn già hơn nhiều. Con chú là thằng Việt kém Nam một tuổi. Nam vẫn gặp nó vì nó học dưới Nam một lớp. Nam trả lời:
- Cháu nhớ chứ, hồi đó vào nhà chú đọc truyện tranh mẹ gọi còn không về.
Chú Nam ngồi vỗ đùi cười ha hả:
- Đúng rồi, thằng này có trí nhớ tốt đấy. Thế về đây sống có ổn không cu cháu. Bố mày đi làm suốt, có đợt này là hay ở nhà thôi.
Không để Nam trả lời một bà nói vào:
- Ổn chứ sao không, về đây nhà to thế này. Vợ của bố lại chăm lo cho như thế có gì mà không ổn. Anh toàn hỏi linh tinh, còn gì sướng hơn nữa. Ở ngoài kia với ông bà làm gì có cái gì. Ăn có khi còn không đủ no.
Thằng Nam cúi mặt cầm đôi đũa chọc chọc cái vỏ tôm. Nó không muốn nói gì vì đông người. Nhưng chưa dừng lại ở đó, bà cô kia lại tiếp:
- Ở với ông bà già có khi ngày hai bữa cơm còn không có ấy chứ. Nói gì đến đồ tươi ngon như thế này.
Bố Nam lên tiếng:
- Cô đừng nói vậy, ông bà tuy nghèo nhưng con cháu không phải nhịn đói đâu......
Thằng Nam rấn nước mắt, nó đặt đũa xuống nhìn bà cô kia nói to:
- Ông bà cháu lúc nào cũng nhường đồ ăn cho hai anh em cháu.
Nói xong nước mắt nó tự chảy thành dòng, nó không muốn ai đó nhắc đến ông bà nó với cái giọng điệu khinh miệt. Nó đứng dậy trong cái nhìn ngỡ ngàng của tất cả mọi người:
- Ông cháu mất rồi, cô đừng nói nữa...
Nói xong nó chạy lên trên tầng, bố nó nhìn theo lắc đầu. Không khí trở lên căng thẳng, cô Hường vội cười:
- Thôi thôi, cháu nó trẻ con. Mọi người đừng chấp nó làm gì. Ăn đi không nguội.
Bà cô kia làm bộ mặt đỏng đảnh:
- Mới nói thế thôi mà nó đã phản ứng....
Bố Nam cau mày khó chịu:
- Ông ngoại nó mới mất, đừng cái gì cũng nói khi đang ăn.
Chú Minh cũng không vừa lòng:
- Mấy bà ăn đi, nói ít thôi. Trẻ con nó biết cái gì.
Bé Hạnh không thấy anh cứ ngoái đầu nhìn đi nhìn lại. Ở trên tầng nhưng Nam nghe rõ những tiếng cười đùa, những tiếng cụng ly chúc nhau liên tục. Viễn cảnh này quen thuộc lắm. Ngày hai bố mẹ nó còn ở với nhau bố nó cũng thường xuyên gọi bạn về nhà ăn cơm. Mẹ nó thì tất bật chạy đi chợ mua đồ nấu nướng, đến lúc dọn mâm vì nhà chật nên hai mẹ con phải ngồi dưới bếp ăn đồ thừa. Ăn xong khi nào bố nó gọi mới được lên dọn.
Giờ đây cũng là cảnh bạn bè đến nhà ăn cơm nhưng cô Hường không giống như mẹ nó. Cô được mọi người ca ngợi là tốt bụng, là khéo léo. Nghĩ đến thôi mà nó thương mẹ vô cùng. Mẹ nó cực khổ cả đời, đến khi mất cũng vô cùng đau đớn. Người ta thường bảo ông trời có mắt, chính mẹ nó cũng nói câu đó. Có lần nó thắc mắc:
- Mẹ ơi tại sao bố lại bỏ mẹ con mình...??
Mẹ nó nhìn nó trả lời:
- Bố đi theo gái con ạ....Bố ác với mẹ con mình, nhưng ông trời có mắt.
Khi đó nó không hiểu câu nói đó là gì, đến ngày mẹ mất nó mới thắc mắc:
" Tại sao ông trời có mắt mà lại để nó mất đi người mẹ. Mẹ nó cực khổ như vậy sao ông trời không thương."
Trẻ con ngô nghê, chẳng có ông trời nào cả. Người tốt thì luôn có số phận bất hạnh, chính vì tốt nên họ thường phải nhận lấy đau khổ từ cái bọn khốn nạn nó để lại. Nước mắt chảy ra nhưng nó vội quyệt ngang, nó không muốn khóc. Nó mà khóc thì nó càng khổ, bên ngoài cửa có tiếng bé Hạnh:
- Anh Nam ơi, mở cửa cho em.
Nam lau vội mặt rồi ra mở cửa cho em. Trên tay con bé là hai miếng dưa hấu, nó đưa Nam một miếng rồi nói:
- Em lấy phần cho anh này. Bố bảo em lên gọi anh xuống đó.
Nam quên mất mình vẫn còn đó đứa em gái bé bỏng. Đứa em gái vừa đi từ tầng 1 lên tầng 3 mang cho nó miếng dưa hấu. Xoa đầu bé Hạnh hai anh em dắt tay nhau đi xuống dưới. Lúc này chú Minh đang pha trà. Thấy Nam chú Minh gọi:
- Thanh niên xuống đây xem nào, bố cháu vừa chạy đi mua ít đồ rồi.
Nam ngồi xuống ghế, bên trong phòng cô Hường những tiếng cười phát ra khanh khách. Những lời bàn luận của bạn bè cô Hường về hai anh em Nam:
- Hai anh em nó về đây chắc chị khổ nhiều nhỉ. Tự nhiên phải chăm sóc hai đứa nhỏ. Mà ông Tuấn có nói gì với chị không..?
Cô Hường trả lời:
- Vất vả gì đâu, thêm bát thêm đũa ấy mà.
Bạn cô Hường nói tiếp:
- Gớm, ông Tuấn mà không gặp được chị chắc giờ vẫn còn đang nay đây mai đó. Ngày trước có gì đâu mà, giờ thì nhà to oto đẹp.
Cô Hường cười sảng khoái:
- Của chồng công vợ mà em, nhà này hai vợ chồng chung nhau mua. Còn oto thì mỗi người bỏ ra một nửa. Cho con về đây ở cũng phải nói qua, chị đồng ý mới được chứ.
Một cô bạn khác tiếp lời:
- Giờ thì thay đổi rồi, ngày trước còn chạy con xe cà tàng. Mấy năm gần đây làm ăn với chị cho vay mượn rồi đi làm cái gì kia mới được như thế chứ. Nói gì thì nói cũng phải biết nhờ ai mới được như ngày hôm nay.
Cuộc nói chuyện giữa những người phụ nữ lắm lời phát ra khi không có mặt bố Nam ở nhà. Chú Minh pha trà xong ngồi xuống ghế nhìn Nam cười:
- Giống bố đấy, nãy cô kia nói linh tinh cháu đừng để bụng nhé. Về đây ở thì mấy bố con dựa vào nhau mà sống. Không cần quan tâm người khác nói gì. Bố cháu tuy vậy nhưng thương hai anh em cháu lắm đấy. Trước đây không có gì nên muốn cũng không đón các cháu về được. Chú là bạn thân của bố mẹ cháu nên chú biết. Mẹ cháu cũng khỏi....Haizzz...
Thở dài một cái chú Minh gọi Nam sang bên cạnh rồi nói nhỏ vào tai:
- Thế hai anh em về đây có bị cô kia nói gì không...??
Nam nhìn chú Minh ngập ngừng, nó muốn kể hết tất cả nhưng chẳng hiểu sao nó lại thôi. Liếc nhìn bé Hạnh nó khẽ trả lời:
- Không....ạ.
Chú Minh cười rồi nói nhỏ:
- Người khác cứ nói bố cháu nhờ cô Hường mới có ngày hôm nay. Nhưng không phải đâu cháu ạ. Từ từ ở với bố cháu sẽ hiểu, bố cháu thế thôi nhưng bản lĩnh lắm. Đừng vì cái gì mà bỏ đi cháu nhé.
Lời nói của chú Minh như chạm vào tâm can của Nam. Nó cần nghe những lời động viên như thế ngay lúc này. Nó nhìn chú Minh cười:
- Dạ vâng, cháu nhớ rồi chú ạ.
Lúc này bố Nam cũng mở cổng đi vào, nhìn hai chú cháu đang thậm thụt ông cười to:
- Hai chú cháu tâm sự cái gì đấy.
Lúc bố Nam cất tiếng nói cũng là lúc những lời rầm rì trong căn phòng của cô Hường im bặt. Chẳng thấy ai đả động thêm câu nào nữa. Bố Nam nói:
- Ăn cơm nhé, bố lấy cơm cho ăn. Ăn xong đi ngủ mai chở em đi học.
Bụng đang sôi, Nam gật đầu đi theo bố xuống bếp. Làm bát tô cơm với thức ăn bố Nam nhìn Nam cười:
- Để hôm nào rảnh hai bố con mình nói chuyện với nhau. Đừng nghe thiên hạ nói gì con ạ. Bố có lỗi với mẹ con nhiều lắm. Giờ bố chỉ cần các con thôi...
Cô Hường nghe tiếng liền đi xuống bếp, thấy Nam đang đứng ăn cơm cô nhẹ nhàng nói:
- Sao lại đứng đó ăn, lấy ghế ngồi cho đàng hoàng đi con. Nãy cô có để phần thức ăn cho con đấy. Bố nó lấy cho con ăn chưa..?
Bố Nam gật đầu, lại là bà bạn cô Hường với những lời nói của một kẻ xu nịnh:
- Thế hai người bao giờ thì cưới đây, nhanh nhanh cho em còn ăn cỗ chứ.
Nam đang xúc thìa cơm, nghe câu hỏi của cô kia nó ngước lên nhìn bố. Bố nó ấp úng trả lời:
- Cưới treo cũng phải từ từ chứ, giờ còn bao nhiêu thứ chưa ổn định.
Cô Hường nghe thấy vậy khó chịu:
- Không cưới thì ra ngoài cũng phải giới thiệu là vợ chồng chứ. Đi gặp mọi người toàn giới thiệu là bạn gái. Thế bạn gái có ai chăm lo được cho như thế này không..??
Bố Nam hơi gắt giọng:
- Muốn cưới thì còn phải xem thái độ như thế nào đã.
Không chịu nổi cô Hường giãy nảy lên:
- Thái độ làm sao, em ở với anh như thế này còn chưa đủ tốt à...??
Bố Nam trừng mắt nhìn cô Hường quát:
- Có con cái ở đây đừng có nói to. Mà đừng có nhắc đến chuyện này nữa. Cái gì đến tự nhiên nó sẽ đến.
Bạn cô Hường thấy không khí căng thẳng vội trấn an:
- Ấy, anh đừng nóng..Em cũng chỉ hỏi vui thôi mà.
Bố Nam không nói gì đi lên phòng khách, còn Nam ngồi bàn ăn cơm sau lưng là hai con người vẫn đang nói chuyện. Cô Hường nói với bạn:
- Ở với nhau mấy năm nay có bao giờ quát chị như thế này đâu. Từ hôm hai đứa nó về đây lần này là lần thứ hai hai vợ chồng to tiếng với nhau rồi. Sáng nay lại còn đập cửa rầm rầm. Cần thì cần không cần thì thôi chứ. Cần thiết bán hết đi tôi một nửa anh một nửa. Tôi không ở được thì chẳng ai ở được.
Cô Hường nói vừa đủ để những người có mặt ở đó nghe. Không quá to vì sợ bố Nam sẽ nghe thấy. Bố Nam là người khá nóng tính, ông cũng khá cục cằn. Trước khi có cơ ngơi này ông cũng là một người làm công việc đòi nợ thuê, ngày trẻ đâm chém nhau không phải là ít. Chẳng thế mà xung quanh đây người ta gọi ông là Tuấn Khùng. Lúc ông nóng lên thì trời còn bé, chính vì thế mỗi lần bố Nam tỏ ra bực tức là cô Hường không dám nói gì thêm. Chỉ dám lẩm bẩm sau lưng chứ tuyệt nhiên không dám thái độ trước mặt.
Càng lúc Nam càng thấy cô Hường là một người thâm hiểm. Những lời nói cay độc của cô Hường lúc nào cũng cố ý nói ra để cho hai anh em Nam nghe thấy. Còn trước mặt người khác cô lại đóng vai một bà Tiên hiền từ nhân hậu có tấm lòng bao dung đối với con chồng. Một người phụ nữ đáng sợ nhưng đáng sợ hơn tất cả đó là trong mắt người ngoài thì Nam và bé Hạnh chính là rắc rối trong cuộc đời của bố và cô Hường. Họ nhìn hai anh em Nam như những đứa trẻ xui xẻo.
Những kẻ được gọi là người lớn kia vì xu nịnh, vì ác tâm sẵn sàng đổ hết mọi tội lỗi lên đầu hai đứa trẻ vô tội. Ở đời sâu cay, thâm hiểm nhất vẫn là miệng lưỡi thế gian.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook