Dì Ghẻ
-
Chương 24: Nước cờ nham hiểm
Thấy cô Liên dọn một mình, bé Hạnh lút cút đi sao bê mấy thứ nhẹ nhẹ như rổ rau sống, dọn dẹp cái cốc, cuộn giấy...Cô Liên đứng rửa bát con bé cứ đứng nhìn, cô Liên mới hỏi nó:
- - Thế lúc bố không ở nhà cháu có bị đánh không..?
Con bé lắc đầu:
- - Dạ không…?
- - Thế có ai chửi mắng cháu khống..?
- - Dạ không..?
Ồng Tuấn ở đằng sau thấy vậy cười to:
- - Đấy cô thấy chưa, trẻ con nó đâu biết nói dối..
Cô Liên im lặng không nói gì nữa, thì quả thật con bé đâu có bị đánh, bị chửi...Nhưng những hành động của mụ Hường đối với nó nó chưa thể hiểu được hết bản chất. Nó làm sao biết được nó đang phải sống chung với ai, nó còn quá nhỏ để nhận ra điều đó.
Bẵng đi gần một tuần, nhân lúc bố Hạnh đi làm mụ Hường ở nhà liền pha sữa, mang bánh cho con bé ăn. Con bé cười tít cả mắt cảm ơn “mẹ”, bế nó vào lòng “mẹ” Hường hỏi nó:
- - Hạnh có quý mẹ không nhỉ..?
Bé Hạnh vừa ăn bánh vừa trả lời:
- - Dạ có ạ..
“Mẹ” Hường nói tiếp:
- - Thế mẹ dạy con có nghe lời không nào..?
Con bé gật đầu:
- - Dạ con có..
- - Thế con có muốn gặp anh Nam không..?
Mắt con bé sáng bừng lên, nó gật đầu lia lịa. Mụ Hường liền cau mặt nói:
- - Nhưng anh Nam không tốt, anh Nam là người xấu. Anh Nam chửi bố, chửi mẹ, anh Nam bỏ con đi mấy tuần nay có thèm đến thăm con đâu. Giờ anh Nam mà thấy con ở đây được bố mẹ chiều, ăn uống thế này anh Nam ghét con rồi. Giờ mà gặp là nó đánh con đấy…
Con bé bỏ miếng bánh đang nhai dở xuống khóc thút thít, chưa dùng lại mụ Hường nói tiếp:
- - Thế nên từ giờ đi học mẹ mà chưa đón là con không được đi theo ai nghe chưa, anh Nam mà có đến cũng không được gặp. Gặp là bị đánh đó, nghe lời mẹ thì cái gì mẹ cũng mua cho. Thích ăn gì mẹ cũng mua cho..Còn cứ gặp anh Nam bị nó đánh là mẹ không cứu được đâu…
Bé Hạnh nghe dọa như thế thì sợ lắm, từ hồi nó chuyển trường cũng không thấy anh trai đến thăm nữa. Nó đâu biết là anh nó đến nhưng “mẹ” nó không cho gặp, nghe thấy “mẹ” nói anh nó ghét nó không đến nữa là nó cũng tin ngay. Trẻ con mà, 6-7 tuổi nó như một tờ giấy trắng chờ đợi xem người lớn vẽ lên trang giấy đó những gì, nếu cha mẹ tầm tuổi đó vẽ lên một thiên thần nhỏ thì nó sẽ là thiên thần, còn nếu vẽ ra một con quỷ thì nó không thể là thiên thần được. Dạy con từ thuở còn thơ mà, mỗi ngày mụ Hường đều tiêm vào đầu con bé những hình ảnh xấu về anh trai, những thứ xấu xa nhất mụ đều đặt điều nói về Nam. Chưa hết mụ càng lúc càng đối xử với bé Hạnh cực tốt, lúc nào mụ cũng tươi cười, vui vẻ với bé Hạnh. Con bé thích gì, thèm ăn gi là mụ mua cho nó ngay lập tức không cần suy nghĩ.
Về phần bé Hạnh chỉ sau đó một thời gian nó đã quên dần anh trai và từ “mẹ” nó gọi mụ Hường đã được lược đi một dấu ngoặc kép. Về phần ông Tuấn thấy gia đình càng lúc càng hòa thuận, mấy mẹ con yêu thương nhau như thế ông ta lại càng vui. Những bữa cơm trước đây ít tiếng cười thì nay tràn ngập niềm vui mỗi khi hai đứa con gái dều giành bố của chị, mẹ của em.
Về phần Nam sau lần chú Đại đến thăm nó cũng bận học, cuối năm nhà trường tổ chức nhiều hoạt động nên hầu như nó phải đi học cả ngày ở trường, công với chuyện bé Hạnh đã chuyển trường mà so với nó là xa hơn nên chỉ có duy nhất ngày chủ nhật nó mới đạp xe đến nhà bố nó để chờ được gặp em. Nhưng đã ba cái chủ nhật lần nào nó cũng treo mấy hộp bánh kẹo ở xe đến rồi lại đạp xe mang về. Nhà luôn khóa cổng gọi không có ai trả lời, đó là vì mụ Hường.
Sau khi chiếm dần được tình cảm của cả ông Tuấn lẫn bé Hạnh, mụ Hường ra điều kiện với ông Tuấn, điều kiện này không những không khiến ông Tuấn giận dữ mà ông Tuấn còn vui vẻ chấp nhận. Mụ Hường nói với chồng:
- - Giờ gia đình mình thế này thì em không cần biết công việc bận rộn thế nào nhưng chủ nhật anh phải nghỉ để đưa em với các con đi chơi. Mỗi tuần nhà mình sẽ cùng nhau ra ngoài một hôm chủ nhật. Các con nó cũng vui vì được đi chơi mà vợ chồng cũng có dịp ra ngoài…
Một ý kiến quá tuyệt vời cho một gia đình kiểu mẫu, ông Tuấn giơ cả hai tai đồng ý rồi bế bé Hạnh lên cười rạng rỡ. Có lẽ ông Tuấn đang nghĩ về một gia đình đúng như ông mong muốn. Và tuyệt vời hơn khi vợ hai lại nghĩ được như thế, chính vì vậy mỗi chủ nhật Nam đạp xe đến nhà đều khóa trái, có lần nó cũng tò mò sờ thử tay vào cái rãnh định mở cổng để xem em gái có trong nhà không nhưng chìa khóa họ cũng đã không còn để ở đó nữa.
Một thằng nhóc với cái xe đạp cũ, tay lái treo túi bánh kẹo đứng sát mép đường bên này nhìn sang ngôi nhà vẫn im lìm không tiếng động, đợi 1 tiếng vẫn không thấy ai về, đợi 2 tiếng vẫn như thế….nó đành buồn bã quay xe đi trong mệt mỏi.
Mỗi lần về nhà như thế bà ngoại lại hỏi nó:
- - Hôm nay có gặp được em không..?
Nó chưa kịp trả lời thì bà ngoại đã nhìn thấy trên xe nó vẫn còn đó túi bánh kẹo, bà ngoại lắc đầu rồi nói:
- - Hay nhà đấy nó không cho mình gặp con bé cháu nhỉ…?
Nam trả lời bà:
- - Dạ không phải đâu bà, tháng trước Hạnh nó có khoe chủ nhật nào bố cũng chở cả nhà đi chơi mà bà. Cháu cũng kể bà rồi đây, mà chỉ có mỗi chủ nhật cháu được nghỉ.
Bà ngoại suy nghĩ rồi nói:
- - Hay giờ cháu chịu khó vào tối xem, tối thứ 2 thứ 3 ấy, kiểu gì nó chẳng ở nhà...Vào xem em nó ăn ở thế nào...Cả tháng nay không biết nó ra sao bà cũng lo lắm….Bố mày chắc đi suốt chứ có ở nhà mấy đâu...Chịu khó một tí cháu ạ..
Nghe bà nói Nam thấy đúng thật, vào tối tuy không gặp được em lâu nhưng ít ra còn biết chắc em nó có nhà, Nam cười tươi đáp:
- - Hay tối nay cháu vào luôn bà nhỉ..?
Bà ngoại mắng:
- - Nếu nhà nó đi chơi thì biết lúc nào về mà vào. Để mai thứ 2 ấy...Giờ ngồi nghỉ đi, bà đi luộc ngô cho mà ăn. Ngô mùa này ngon lắm, sáng đi chợ bà thấy, biết mày thích ăn ngô bà mua luôn...Chứ răng bà giờ chắc phải ninh nhừ mới nhai được ha ha ha….
Nam thấy bà vẫn vui tính như vậy nó cũng lấy làm buồn cười, ông ngoại mất khi 71 tuổi, bà kém ông 2 tuổi thì năm nay cũng phải 70 rồi. Cũng may mắn từ hồi Nam về đây ở cả hai bà cháu đều khỏe mạnh không ai đau ốm gì. Nam cũng đỡ đần bà nhiều, nó cứ thấy bà định làm gì là nó hỏi để làm thay. Lắm hôm đang bình thường nó thấy bà đứng lên là nó hỏi:
- - Bà lại định làm gì đấy..?
Bà ngoại thấy thế chửi nó:
- - Thằng bố mày, bà đi vệ sinh mà mày cũng hỏi nữa à…?
Thế là nó gãi đầu gãi tai vâng dạ rồi cười trừ, có hai bà cháu thôi nhưng nhiều cái vui lắm. Lắm khi nó còn trêu bà cho bà chửi nó rồi nó ngồi cười ngặt ra mới chịu. Trước cổng nhà có cây me nên ngày nào lá cũng rụng phải quét, các bác sang chơi ai cũng bảo chặt đi cho đỡ mệt nhưng bà nhất quyết không chịu. Bà bảo cây me đó là do ông ngoại trồng, giờ ông ngoại mất thì phải để đấy không được chặt. Xong bà chửi các bác:
- - Từ đời chúng mày đa trèo lên cây me hái xong hú hí dấm dúi chấm muối ăn với nhau đến đời thằng Nam đây cũng trèo nên cạo vỏ me tìm quả chín mà chúng mày đòi chặt. Ông ấy về bóp cổ hết lũ chúng mày.
Bác Dung cười đáp ;
- - Thì con sợ bà ngày nào cũng phải quét sân, với lại cây me lâu năm cũng cỗi dần rồi. Mưa bão nhà mình ở khu này trống, gió to lỡ đổ thì chết.
Bà ngoại giơ tay dọa dọa:
- - Phủi phui cái mồm nhà chị, đổ là đổ làm sao, đổ là đổ thế nào...Tôi quét với cháu nó quét chứ các anh các chị quét à...Toàn gở mồm..
Các bác các cậu nghe thế thì không dám nói gì nữa, đúng là mấy năm gần đây cây me cũng già cỗi đi nhiều, nhưng Nam có thể nhớ được từng cành to, từng vết xước, từng những nốt bị chặt trên cây me. Đất cỗi nên cây me tuy lâu năm những không to được như những cây khác, cứ đến mùa me là nó đu hết cành này đến cành nọ. Nó còn nhớ cách ông ngoại dạy nó tìm me chín như thế nào. Hồi đó ông ngoại còn sống, nó trèo lên cây ông ở dưới đi bộ thể dục quanh sân, thấy ông nó mới nói ;
- - Toàn me xanh thôi ông ạ..?
Ông cười rồi ngước lên trên nhìn nó nói:
- - Có me chín rồi, cháu lấy móng tay cạo cạo cái vỏ ngoài của quả me. Quả nào bợt ra màu xanh thì nó vẫn còn xanh, còn quả nào bợt ra màu nâu hoặc thâm thâm là quả đấy chín với ương ương ăn ngon rồi.
Thế là nó hí hửng làm theo, quả nhiên đúng vậy thật. Thế rồi ngày nào nó cũng trèo lên cây lùng me chín. Lắm quả me bị nó dùng móng tay cạo cho đến mức vỏ bị xước chằng chịt. Cũng phải thôi, me thì số lượng chỉ có từng đấy quả, mà ngày nào nó cũng trèo lên lùng rồi cạo vỏ thì bảo sao lắm quả bị nó cạo cho đến mất cả vỏ. Cây me gắn liền với tuổi thơ của nó, cho nên nó cũng giống bà không cho các bác chặt cây me đó.
Hết ngày chủ nhật Nam lại đi học như bình thường, nhưng hôm đó nó chỉ mong thời gian trôi qua thật nhanh để tối đến sẽ đem bánh kẹo vào cho em. Những hộp bánh, hộp kẹo từ hôm chú Đại mua cho nó vẫn để dành để gặp em sẽ cho con bé. Tối thứ 2, vừa ăn cơm xong là nó xin phép bà lấy xe đạp đi đến nhà bố nó. Lúc đó mới có hơn 6h tối, đạp xe đến nơi nó thấy trong nhà sáng đèn, nó mới bấm chuông. Trong nhà có tiếng trẻ con vang lên:
- - Ai đấy..?
Đó là giọng cái Thư, cái Thư chạy ra cổng nhòm qua lỗ vuông Nam liền nói:
- - Hạnh có trong nhà không em, cho anh gặp bé Hạnh.
Cái Thư nhìn vào trong nhà vẫy vẫy tay gọi cái Hạnh, hình như trong nhà chỉ có mỗi hai đứa nó đang ngồi xem tivi. Cái Hạnh chạy ra hỏi:
- - Ai vậy chị…
Cái Thư đáp:
- - Anh Nam mày đó..
Tưởng rằng nghe thấy anh Nam con bé sẽ chạy ra cười tíu tít, ai ngờ nó chạy ngược vào trong gọi to:
- - Mẹ Hường ơi, anh Nam đến này..
Mụ Hường dưới bếp thấy tiếng gọi nhưng nghe không rõ vội chạy lên hỏi:
- - Làm sao, làm sao đấy..?
Con bé chạy đến nấp đằng sau chân mụ rồi chỉ tay ra cổng:
- - Anh Nam đến tìm con kìa..
Mụ Hường lau vội tay rồi ra mở cổng, bé Hạnh thì đứng trong nhà sợ ko dám ra. Thấy Nam mụ vội nói:
- - Sao mày lại đến đây giờ này, lần trước không phải tao đã bảo mày để yên cho con bé nó học rồi sao. Mày đến đây lại định đánh nó chứ gì..?
Câu “định đánh nó..” mụ Hường nói rõ to nhằm để bé Hạnh nghe thấy, con bé đứng trong sợ sệt cứ lùi dần vào nhà. Thằng Nam đứng ngoài ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, và tại sao mụ Hường lại nói nó đến đánh em. Nó lắc đầu xua tay nói:
- - Không không cháu đến thăm em gái thôi, sao cháu lại đánh nó được..
Nói đoạn Nam thò đầu vào trong tay cầm túi bánh kẹo giơ giơ lên gọi em:
- - Hạnh ơi, anh mang bánh kẹo ngon đến cho em nè. Ra đây anh bảo….
Mụ Hường thấy vậy hất tay nó ra, mụ hất một cái cả túi bóng tung ra đường. Mụ nói lớn:
- - Mày không phải dụ dỗ con tao, mày cho nó bánh rồi đánh nó phải không. Mày nhìn đi, nó sợ mày đến phát khóc kia kìa. Thôi thôi mày về đi cho nhà tao được yên….
Nam thất thần khi mụ Hường hất tung bánh kẹo của nó ra đường, mặt nó cau lại nhìn mụ Hường đáp ;
- - Bà làm cái trò gì vậy, tôi chỉ đến thăm em thôi.
Gương mặt của nó lúc đó trở nên đáng sợ vô cùng, đôi lông mày cau lại, mặt nó đỏ bừng, vết sẹo trên mắt càng khiến nó trở nên dữ tợn hơn. Mụ Hường chỉ tay vào mặt nó rồi nhìn bé Hạnh nói:
- - Đấy đấy Hạnh, con thấy chưa nó dữ dằn định đánh cả mẹ lẫn con đấy.
Con bé Hạnh nhìn thấy mặt anh khi đó thì òa lên khóc, nó sợ anh nó sẽ đánh nó thật. Thằng Nam nhìn em khóc nó cũng ứa nước mắt, nó không hiểu tại sao em nó lại sợ nó, lại ghét nó đến thế. Mụ Hường đẩy nó ra rồi từ từ khép cổng lại, nó vẫn cố đứng nhìn qua khe cổng, em gái nó khi cổng được đóng lại mới ngừng khóc. Nó đứng như trời trồng, nó chảy nước mắt vì bị xua đuổi như một kẻ bị điên. Nhưng điều khiến nó đau đớn nhất chính là giờ đây em gái nó cũng không nhận nó nữa, em nó gọi mụ Hường một từ mẹ nghe như mụ ấy là người đẻ ra nó, em nó nhìn anh trai rồi khóc òa lên như nhìn thấy ông ba bị.
Cúi xuống nhặt lại chỗ bánh kẹo bị hất tung ban nãy, nó cẩn thận cho vào túi bóng rồi treo bên ngoài cổng. Nó quay lưng đi còn nghe rõ tiếng mụ Hường nói với cái Hạnh:
- - Không phải sợ nữa, mẹ đuổi nó đi rồi…
Nó bật khóc, nó “hức’ lên một tiếng rồi vội nghiến răng lại đạp xe quay trở về. Trong nhà ông Tuấn đi ra với đầu tóc còn đang lau dở hỏi:
- - Sao thế, có chuyện gì mà ầm ầm lên thế….Sao con lại khóc hả em..?
Mụ Hường đứng lên kéo tay ông Tuấn ra một góc rồi nói nhỏ:
- - Nãy thằng Nam đến đây đập cửa rầm rầm, cái Thư vơi cái Hạnh chạy ra xem ai thì nó quát hai đứa. Em ra xem thì thấy nó cứ dọa cái Hạnh, con bé sợ không dám lại gần cứ khóc thôi. Em gọi nó vào nhà thì nó không vào nó cứ đòi chở con bé Hạnh đi. Thấy con bé sợ nó khóc to quá nên em mới bảo nó đi về đi hôm khác đến.
Ông Tuấn vội chạy lại hỏi con:
- - Anh Nam dọa con à..? Sao nó lại dọa con, hai anh em quý nhau lắm cơ mà.
Con bé Hạnh ban nãy thấy bộ mặt dữ dằn của anh thì sợ quá, lại thêm những ngày qua bị “mẹ” Hường tiêm vào đầu những lời lẽ xấu xa về anh trai nên nó nấc lên nói:
- - Vâng...vâng ạ.
Ông Tuấn thấy Hạnh nói vậy thì cau mặt nói:
- - Thằng này nó bị điên thật rồi...Con cái mất dạy..
Ở góc kia mụ Hường khẽ quay mặt đi cười thầm, quả thật sau bao ngày suy nghĩ mụ đã đi một nước cờ vô cùng nham hiểm.
- - Thế lúc bố không ở nhà cháu có bị đánh không..?
Con bé lắc đầu:
- - Dạ không…?
- - Thế có ai chửi mắng cháu khống..?
- - Dạ không..?
Ồng Tuấn ở đằng sau thấy vậy cười to:
- - Đấy cô thấy chưa, trẻ con nó đâu biết nói dối..
Cô Liên im lặng không nói gì nữa, thì quả thật con bé đâu có bị đánh, bị chửi...Nhưng những hành động của mụ Hường đối với nó nó chưa thể hiểu được hết bản chất. Nó làm sao biết được nó đang phải sống chung với ai, nó còn quá nhỏ để nhận ra điều đó.
Bẵng đi gần một tuần, nhân lúc bố Hạnh đi làm mụ Hường ở nhà liền pha sữa, mang bánh cho con bé ăn. Con bé cười tít cả mắt cảm ơn “mẹ”, bế nó vào lòng “mẹ” Hường hỏi nó:
- - Hạnh có quý mẹ không nhỉ..?
Bé Hạnh vừa ăn bánh vừa trả lời:
- - Dạ có ạ..
“Mẹ” Hường nói tiếp:
- - Thế mẹ dạy con có nghe lời không nào..?
Con bé gật đầu:
- - Dạ con có..
- - Thế con có muốn gặp anh Nam không..?
Mắt con bé sáng bừng lên, nó gật đầu lia lịa. Mụ Hường liền cau mặt nói:
- - Nhưng anh Nam không tốt, anh Nam là người xấu. Anh Nam chửi bố, chửi mẹ, anh Nam bỏ con đi mấy tuần nay có thèm đến thăm con đâu. Giờ anh Nam mà thấy con ở đây được bố mẹ chiều, ăn uống thế này anh Nam ghét con rồi. Giờ mà gặp là nó đánh con đấy…
Con bé bỏ miếng bánh đang nhai dở xuống khóc thút thít, chưa dùng lại mụ Hường nói tiếp:
- - Thế nên từ giờ đi học mẹ mà chưa đón là con không được đi theo ai nghe chưa, anh Nam mà có đến cũng không được gặp. Gặp là bị đánh đó, nghe lời mẹ thì cái gì mẹ cũng mua cho. Thích ăn gì mẹ cũng mua cho..Còn cứ gặp anh Nam bị nó đánh là mẹ không cứu được đâu…
Bé Hạnh nghe dọa như thế thì sợ lắm, từ hồi nó chuyển trường cũng không thấy anh trai đến thăm nữa. Nó đâu biết là anh nó đến nhưng “mẹ” nó không cho gặp, nghe thấy “mẹ” nói anh nó ghét nó không đến nữa là nó cũng tin ngay. Trẻ con mà, 6-7 tuổi nó như một tờ giấy trắng chờ đợi xem người lớn vẽ lên trang giấy đó những gì, nếu cha mẹ tầm tuổi đó vẽ lên một thiên thần nhỏ thì nó sẽ là thiên thần, còn nếu vẽ ra một con quỷ thì nó không thể là thiên thần được. Dạy con từ thuở còn thơ mà, mỗi ngày mụ Hường đều tiêm vào đầu con bé những hình ảnh xấu về anh trai, những thứ xấu xa nhất mụ đều đặt điều nói về Nam. Chưa hết mụ càng lúc càng đối xử với bé Hạnh cực tốt, lúc nào mụ cũng tươi cười, vui vẻ với bé Hạnh. Con bé thích gì, thèm ăn gi là mụ mua cho nó ngay lập tức không cần suy nghĩ.
Về phần bé Hạnh chỉ sau đó một thời gian nó đã quên dần anh trai và từ “mẹ” nó gọi mụ Hường đã được lược đi một dấu ngoặc kép. Về phần ông Tuấn thấy gia đình càng lúc càng hòa thuận, mấy mẹ con yêu thương nhau như thế ông ta lại càng vui. Những bữa cơm trước đây ít tiếng cười thì nay tràn ngập niềm vui mỗi khi hai đứa con gái dều giành bố của chị, mẹ của em.
Về phần Nam sau lần chú Đại đến thăm nó cũng bận học, cuối năm nhà trường tổ chức nhiều hoạt động nên hầu như nó phải đi học cả ngày ở trường, công với chuyện bé Hạnh đã chuyển trường mà so với nó là xa hơn nên chỉ có duy nhất ngày chủ nhật nó mới đạp xe đến nhà bố nó để chờ được gặp em. Nhưng đã ba cái chủ nhật lần nào nó cũng treo mấy hộp bánh kẹo ở xe đến rồi lại đạp xe mang về. Nhà luôn khóa cổng gọi không có ai trả lời, đó là vì mụ Hường.
Sau khi chiếm dần được tình cảm của cả ông Tuấn lẫn bé Hạnh, mụ Hường ra điều kiện với ông Tuấn, điều kiện này không những không khiến ông Tuấn giận dữ mà ông Tuấn còn vui vẻ chấp nhận. Mụ Hường nói với chồng:
- - Giờ gia đình mình thế này thì em không cần biết công việc bận rộn thế nào nhưng chủ nhật anh phải nghỉ để đưa em với các con đi chơi. Mỗi tuần nhà mình sẽ cùng nhau ra ngoài một hôm chủ nhật. Các con nó cũng vui vì được đi chơi mà vợ chồng cũng có dịp ra ngoài…
Một ý kiến quá tuyệt vời cho một gia đình kiểu mẫu, ông Tuấn giơ cả hai tai đồng ý rồi bế bé Hạnh lên cười rạng rỡ. Có lẽ ông Tuấn đang nghĩ về một gia đình đúng như ông mong muốn. Và tuyệt vời hơn khi vợ hai lại nghĩ được như thế, chính vì vậy mỗi chủ nhật Nam đạp xe đến nhà đều khóa trái, có lần nó cũng tò mò sờ thử tay vào cái rãnh định mở cổng để xem em gái có trong nhà không nhưng chìa khóa họ cũng đã không còn để ở đó nữa.
Một thằng nhóc với cái xe đạp cũ, tay lái treo túi bánh kẹo đứng sát mép đường bên này nhìn sang ngôi nhà vẫn im lìm không tiếng động, đợi 1 tiếng vẫn không thấy ai về, đợi 2 tiếng vẫn như thế….nó đành buồn bã quay xe đi trong mệt mỏi.
Mỗi lần về nhà như thế bà ngoại lại hỏi nó:
- - Hôm nay có gặp được em không..?
Nó chưa kịp trả lời thì bà ngoại đã nhìn thấy trên xe nó vẫn còn đó túi bánh kẹo, bà ngoại lắc đầu rồi nói:
- - Hay nhà đấy nó không cho mình gặp con bé cháu nhỉ…?
Nam trả lời bà:
- - Dạ không phải đâu bà, tháng trước Hạnh nó có khoe chủ nhật nào bố cũng chở cả nhà đi chơi mà bà. Cháu cũng kể bà rồi đây, mà chỉ có mỗi chủ nhật cháu được nghỉ.
Bà ngoại suy nghĩ rồi nói:
- - Hay giờ cháu chịu khó vào tối xem, tối thứ 2 thứ 3 ấy, kiểu gì nó chẳng ở nhà...Vào xem em nó ăn ở thế nào...Cả tháng nay không biết nó ra sao bà cũng lo lắm….Bố mày chắc đi suốt chứ có ở nhà mấy đâu...Chịu khó một tí cháu ạ..
Nghe bà nói Nam thấy đúng thật, vào tối tuy không gặp được em lâu nhưng ít ra còn biết chắc em nó có nhà, Nam cười tươi đáp:
- - Hay tối nay cháu vào luôn bà nhỉ..?
Bà ngoại mắng:
- - Nếu nhà nó đi chơi thì biết lúc nào về mà vào. Để mai thứ 2 ấy...Giờ ngồi nghỉ đi, bà đi luộc ngô cho mà ăn. Ngô mùa này ngon lắm, sáng đi chợ bà thấy, biết mày thích ăn ngô bà mua luôn...Chứ răng bà giờ chắc phải ninh nhừ mới nhai được ha ha ha….
Nam thấy bà vẫn vui tính như vậy nó cũng lấy làm buồn cười, ông ngoại mất khi 71 tuổi, bà kém ông 2 tuổi thì năm nay cũng phải 70 rồi. Cũng may mắn từ hồi Nam về đây ở cả hai bà cháu đều khỏe mạnh không ai đau ốm gì. Nam cũng đỡ đần bà nhiều, nó cứ thấy bà định làm gì là nó hỏi để làm thay. Lắm hôm đang bình thường nó thấy bà đứng lên là nó hỏi:
- - Bà lại định làm gì đấy..?
Bà ngoại thấy thế chửi nó:
- - Thằng bố mày, bà đi vệ sinh mà mày cũng hỏi nữa à…?
Thế là nó gãi đầu gãi tai vâng dạ rồi cười trừ, có hai bà cháu thôi nhưng nhiều cái vui lắm. Lắm khi nó còn trêu bà cho bà chửi nó rồi nó ngồi cười ngặt ra mới chịu. Trước cổng nhà có cây me nên ngày nào lá cũng rụng phải quét, các bác sang chơi ai cũng bảo chặt đi cho đỡ mệt nhưng bà nhất quyết không chịu. Bà bảo cây me đó là do ông ngoại trồng, giờ ông ngoại mất thì phải để đấy không được chặt. Xong bà chửi các bác:
- - Từ đời chúng mày đa trèo lên cây me hái xong hú hí dấm dúi chấm muối ăn với nhau đến đời thằng Nam đây cũng trèo nên cạo vỏ me tìm quả chín mà chúng mày đòi chặt. Ông ấy về bóp cổ hết lũ chúng mày.
Bác Dung cười đáp ;
- - Thì con sợ bà ngày nào cũng phải quét sân, với lại cây me lâu năm cũng cỗi dần rồi. Mưa bão nhà mình ở khu này trống, gió to lỡ đổ thì chết.
Bà ngoại giơ tay dọa dọa:
- - Phủi phui cái mồm nhà chị, đổ là đổ làm sao, đổ là đổ thế nào...Tôi quét với cháu nó quét chứ các anh các chị quét à...Toàn gở mồm..
Các bác các cậu nghe thế thì không dám nói gì nữa, đúng là mấy năm gần đây cây me cũng già cỗi đi nhiều, nhưng Nam có thể nhớ được từng cành to, từng vết xước, từng những nốt bị chặt trên cây me. Đất cỗi nên cây me tuy lâu năm những không to được như những cây khác, cứ đến mùa me là nó đu hết cành này đến cành nọ. Nó còn nhớ cách ông ngoại dạy nó tìm me chín như thế nào. Hồi đó ông ngoại còn sống, nó trèo lên cây ông ở dưới đi bộ thể dục quanh sân, thấy ông nó mới nói ;
- - Toàn me xanh thôi ông ạ..?
Ông cười rồi ngước lên trên nhìn nó nói:
- - Có me chín rồi, cháu lấy móng tay cạo cạo cái vỏ ngoài của quả me. Quả nào bợt ra màu xanh thì nó vẫn còn xanh, còn quả nào bợt ra màu nâu hoặc thâm thâm là quả đấy chín với ương ương ăn ngon rồi.
Thế là nó hí hửng làm theo, quả nhiên đúng vậy thật. Thế rồi ngày nào nó cũng trèo lên cây lùng me chín. Lắm quả me bị nó dùng móng tay cạo cho đến mức vỏ bị xước chằng chịt. Cũng phải thôi, me thì số lượng chỉ có từng đấy quả, mà ngày nào nó cũng trèo lên lùng rồi cạo vỏ thì bảo sao lắm quả bị nó cạo cho đến mất cả vỏ. Cây me gắn liền với tuổi thơ của nó, cho nên nó cũng giống bà không cho các bác chặt cây me đó.
Hết ngày chủ nhật Nam lại đi học như bình thường, nhưng hôm đó nó chỉ mong thời gian trôi qua thật nhanh để tối đến sẽ đem bánh kẹo vào cho em. Những hộp bánh, hộp kẹo từ hôm chú Đại mua cho nó vẫn để dành để gặp em sẽ cho con bé. Tối thứ 2, vừa ăn cơm xong là nó xin phép bà lấy xe đạp đi đến nhà bố nó. Lúc đó mới có hơn 6h tối, đạp xe đến nơi nó thấy trong nhà sáng đèn, nó mới bấm chuông. Trong nhà có tiếng trẻ con vang lên:
- - Ai đấy..?
Đó là giọng cái Thư, cái Thư chạy ra cổng nhòm qua lỗ vuông Nam liền nói:
- - Hạnh có trong nhà không em, cho anh gặp bé Hạnh.
Cái Thư nhìn vào trong nhà vẫy vẫy tay gọi cái Hạnh, hình như trong nhà chỉ có mỗi hai đứa nó đang ngồi xem tivi. Cái Hạnh chạy ra hỏi:
- - Ai vậy chị…
Cái Thư đáp:
- - Anh Nam mày đó..
Tưởng rằng nghe thấy anh Nam con bé sẽ chạy ra cười tíu tít, ai ngờ nó chạy ngược vào trong gọi to:
- - Mẹ Hường ơi, anh Nam đến này..
Mụ Hường dưới bếp thấy tiếng gọi nhưng nghe không rõ vội chạy lên hỏi:
- - Làm sao, làm sao đấy..?
Con bé chạy đến nấp đằng sau chân mụ rồi chỉ tay ra cổng:
- - Anh Nam đến tìm con kìa..
Mụ Hường lau vội tay rồi ra mở cổng, bé Hạnh thì đứng trong nhà sợ ko dám ra. Thấy Nam mụ vội nói:
- - Sao mày lại đến đây giờ này, lần trước không phải tao đã bảo mày để yên cho con bé nó học rồi sao. Mày đến đây lại định đánh nó chứ gì..?
Câu “định đánh nó..” mụ Hường nói rõ to nhằm để bé Hạnh nghe thấy, con bé đứng trong sợ sệt cứ lùi dần vào nhà. Thằng Nam đứng ngoài ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, và tại sao mụ Hường lại nói nó đến đánh em. Nó lắc đầu xua tay nói:
- - Không không cháu đến thăm em gái thôi, sao cháu lại đánh nó được..
Nói đoạn Nam thò đầu vào trong tay cầm túi bánh kẹo giơ giơ lên gọi em:
- - Hạnh ơi, anh mang bánh kẹo ngon đến cho em nè. Ra đây anh bảo….
Mụ Hường thấy vậy hất tay nó ra, mụ hất một cái cả túi bóng tung ra đường. Mụ nói lớn:
- - Mày không phải dụ dỗ con tao, mày cho nó bánh rồi đánh nó phải không. Mày nhìn đi, nó sợ mày đến phát khóc kia kìa. Thôi thôi mày về đi cho nhà tao được yên….
Nam thất thần khi mụ Hường hất tung bánh kẹo của nó ra đường, mặt nó cau lại nhìn mụ Hường đáp ;
- - Bà làm cái trò gì vậy, tôi chỉ đến thăm em thôi.
Gương mặt của nó lúc đó trở nên đáng sợ vô cùng, đôi lông mày cau lại, mặt nó đỏ bừng, vết sẹo trên mắt càng khiến nó trở nên dữ tợn hơn. Mụ Hường chỉ tay vào mặt nó rồi nhìn bé Hạnh nói:
- - Đấy đấy Hạnh, con thấy chưa nó dữ dằn định đánh cả mẹ lẫn con đấy.
Con bé Hạnh nhìn thấy mặt anh khi đó thì òa lên khóc, nó sợ anh nó sẽ đánh nó thật. Thằng Nam nhìn em khóc nó cũng ứa nước mắt, nó không hiểu tại sao em nó lại sợ nó, lại ghét nó đến thế. Mụ Hường đẩy nó ra rồi từ từ khép cổng lại, nó vẫn cố đứng nhìn qua khe cổng, em gái nó khi cổng được đóng lại mới ngừng khóc. Nó đứng như trời trồng, nó chảy nước mắt vì bị xua đuổi như một kẻ bị điên. Nhưng điều khiến nó đau đớn nhất chính là giờ đây em gái nó cũng không nhận nó nữa, em nó gọi mụ Hường một từ mẹ nghe như mụ ấy là người đẻ ra nó, em nó nhìn anh trai rồi khóc òa lên như nhìn thấy ông ba bị.
Cúi xuống nhặt lại chỗ bánh kẹo bị hất tung ban nãy, nó cẩn thận cho vào túi bóng rồi treo bên ngoài cổng. Nó quay lưng đi còn nghe rõ tiếng mụ Hường nói với cái Hạnh:
- - Không phải sợ nữa, mẹ đuổi nó đi rồi…
Nó bật khóc, nó “hức’ lên một tiếng rồi vội nghiến răng lại đạp xe quay trở về. Trong nhà ông Tuấn đi ra với đầu tóc còn đang lau dở hỏi:
- - Sao thế, có chuyện gì mà ầm ầm lên thế….Sao con lại khóc hả em..?
Mụ Hường đứng lên kéo tay ông Tuấn ra một góc rồi nói nhỏ:
- - Nãy thằng Nam đến đây đập cửa rầm rầm, cái Thư vơi cái Hạnh chạy ra xem ai thì nó quát hai đứa. Em ra xem thì thấy nó cứ dọa cái Hạnh, con bé sợ không dám lại gần cứ khóc thôi. Em gọi nó vào nhà thì nó không vào nó cứ đòi chở con bé Hạnh đi. Thấy con bé sợ nó khóc to quá nên em mới bảo nó đi về đi hôm khác đến.
Ông Tuấn vội chạy lại hỏi con:
- - Anh Nam dọa con à..? Sao nó lại dọa con, hai anh em quý nhau lắm cơ mà.
Con bé Hạnh ban nãy thấy bộ mặt dữ dằn của anh thì sợ quá, lại thêm những ngày qua bị “mẹ” Hường tiêm vào đầu những lời lẽ xấu xa về anh trai nên nó nấc lên nói:
- - Vâng...vâng ạ.
Ông Tuấn thấy Hạnh nói vậy thì cau mặt nói:
- - Thằng này nó bị điên thật rồi...Con cái mất dạy..
Ở góc kia mụ Hường khẽ quay mặt đi cười thầm, quả thật sau bao ngày suy nghĩ mụ đã đi một nước cờ vô cùng nham hiểm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook