Di Châu
-
Chương 17:
Ân Ly thấy vậy cũng tự vén rèm lên, lúc ra tới cửa tưởng rằng Tuân Du đã sớm đi vào rồi, không ngờ hắn lại đứng cạnh xe đợi nàng, thấy nàng muốn xuống xe liền đưa tay ra đón.
Lúc này trên đường người đi lại rất nhiều, hắn nâng cánh tay nhìn về phía nàng. Ân Ly nghĩ dù sao hắn cũng là Vương Gia, hiện tại cũng thể để hắn mất mặt giữa đường được nên bèn đặt tay lên tay hắn rồi xuống xe.
Xuống xe xong, hắn vẫn cầm tay nàng không buông, Ân Ly âm thầm rút ra vài lần nhưng không thành, trong lòng thầm hối hận, hận không thể chặt bàn tay đang cầm tay nàng ra để xem hắn còn dám coi thường nàng nữa không. Tuy nhiên nghĩ đến thân phận Vương Gia của hắn, nàng quả thực không dám ra tay, chỉ nhỏ giọng nói: "Vương Gia, xin ngài buông tay tiểu nữ..."
Không nghĩ tới người này thật là không biết xấu hổ, hoàn toàn ngoảnh mặt làm ngơ lời của nàng. Nàng muốn dừng lại đứng đó lại bị hắn kéo về phía trước, thiếu chút nữa đụng trúng lưng hắn! Ân Ly oán hận, cả đường chửi thầm nên bỏ lỡ nụ cười ngốc nghếch trên gương mặt của Tuân Du lúc này.
Hai người bước vào Quốc Tử Giám, trước cửa có người đang mặc triều phục đứng đợi, một vị mặc phi bào(*) thêu vân nhạn(**) trước ngực, một vị mặc thanh bào(***) thêu bạch diệc(****) trước ngực . Ân Ly lúc này mới chú ý tới Tuân Du cũng đang mặc triều phục màu đỏ thêu tiên hạc, thì ra hắn vừa bãi triều liền trực tiếp đón nàng đến đây.
(*) Phi bào: quan phục màu đỏ
(**) Vân nhạn: con én
(***) Thanh bào: áo bào màu xanh
(****) Bạch diệc: con cò trắng
Hai người nọ nhìn thấy Tuân Du liền tiến lên hành lễ, Tuân Du đáp lễ xong liền giới thiệu với Ân Ly “Vị này chính là Tế tửu Từ đại nhân, vị này chính là Tư nghiệp Lâm đại nhân.” Ân Ly cũng nhún người hành lễ.
Tế tửu (đứng đầu trường Quốc học-tương đương với Hiệu trưởng), Tư nghiệp (đứng thứ hai sau Tế tửu).
“Hôm nay ta rảnh rỗi nên tới Quốc Tử Giám tham quan một vòng, không cần đa lễ.” Tuân Du hoàn toàn không có ý định giới thiệu Ân Ly với bọn họ, hành lễ xong liền kéo Ân Ly đi. Tuy nhiên, hai vị đại nhân thấy Tuân Du dẫn nữ nhi này đến thì trong lòng ít nhiều cũng đoán ra điều gì đó rồi.
Hôm qua, điều khiến các vị phu nhân đến tham gia hội thưởng hoa của Tân An công chúa ngạc nhiên nhất chính là việc công chúa giới thiệu nữ nhi cho Thất Vương Gia. Mà vị Thất Hoàng Tử này hiện tại đang được Hoàng Thượng coi trọng nhất, tương lại rất có khả năng sẽ là người kế vị, hôn phối của hắn đương nhiên được chú ý nhiều nhất, mới có một đêm thôi mà đã lan truyền khắp Kinh Thành rồi. Ba vị đại nhân này cũng được nghe nói một chút, hôm nay vừa gặp liền biết không phải là tin đồn vô căn cứ, chỉ là không biết đây là nữ nhi của nhà nào, sao chưa gặp ở Kinh Thành bao giờ
Ân Ly nhân lúc hắn hành lễ liền rút tay ra nhưng không nghĩ tới người này lại không biết liêm sỉ như vậy, trước mặt đồng liêu trong triều lại ngang nhiên dắt tay nàng, nàng vẫn muốn giữ thể diện cho mình, không dám trở mặt hắn trước mặt người khác, không còn cách nào đành bị hắn nắm chặt gắt gao.
Quốc Tử Giám có chỗ ngồi dành riêng cho con cái của các quan viên cấp cao chưa đủ tuổi tham gia kỳ thi giám sinh. Chỗ ngồi tương đối khuất và cách biệt với các giám sinh bình thường. Lần này, Tuân Du đưa Ân Ly đến vách gian dự thính.
Hai người ngồi cùng một bàn, lúc này không trách được Tuân Du, dù sao cũng là vị trí dành cho công tử quý tộc của quan viên cấp cao nên tự nhiên sẽ không ngồi cùng người khác, bởi vậy mỗi vách gian chỉ có một chiếc bàn.
Ân Ly vốn tưởng rằng các bậc phu tử trong Quốc Tử Giám sẽ là những người lớn tuổi với mái tóc bạc trắng nhưng trên thực tế người đang giảng bài dường như không già chút nào, nhiều lắm không quá ba bốn mươi tuổi. Giọng điệu lúc giảng bài lên bổng xuống trầm, so với học giả được Ân gia mời đến quả thực khiến người ta có cảm giác thoải mái hơn nhiều.
Phương thức và nội dung giảng dạy của vị phu tử này không giống với những gì Ân Ly thường thấy. Thông thường, các phu tử phần lớn chủ yếu lấy giảng dạy làm chủ đạo, dạy giám sinh các lý luận của các bậc hiền triết như “Xuân Thu”, “Lễ Ký”, “Luận Ngữ”... học sinh ngồi bên dưới nghe giảng là được rồi. Vậy mà vị sư phụ này lại đưa ra một đề tài, yêu cầu các giám sinh sau khi thảo luận sẽ trả lời, còn sư phụ sẽ chỉ hướng dẫn và nhận xét thôi
Các chủ đề thảo luận trong lớp cũng rất thú vị, ví dụ như “Nếu một huyện lị có đất đai cằn cỗi, nhiều núi hoang, bách tính đói khổ thì quan viên ở đây phải làm gì?” và rất nhiều chủ đề gần gũi với cuộc sống của người dân. Thậm chí còn có: "Nếu Lương Quốc lấy lại được các quận huyện bị nước Tấn chiếm hữu nhiều năm thì sẽ phải làm thế nào để ngăn chặn bạo lực ở địa phương?” và rất nhiều việc quốc sự nhạy cảm khác.
Lúc này trên đường người đi lại rất nhiều, hắn nâng cánh tay nhìn về phía nàng. Ân Ly nghĩ dù sao hắn cũng là Vương Gia, hiện tại cũng thể để hắn mất mặt giữa đường được nên bèn đặt tay lên tay hắn rồi xuống xe.
Xuống xe xong, hắn vẫn cầm tay nàng không buông, Ân Ly âm thầm rút ra vài lần nhưng không thành, trong lòng thầm hối hận, hận không thể chặt bàn tay đang cầm tay nàng ra để xem hắn còn dám coi thường nàng nữa không. Tuy nhiên nghĩ đến thân phận Vương Gia của hắn, nàng quả thực không dám ra tay, chỉ nhỏ giọng nói: "Vương Gia, xin ngài buông tay tiểu nữ..."
Không nghĩ tới người này thật là không biết xấu hổ, hoàn toàn ngoảnh mặt làm ngơ lời của nàng. Nàng muốn dừng lại đứng đó lại bị hắn kéo về phía trước, thiếu chút nữa đụng trúng lưng hắn! Ân Ly oán hận, cả đường chửi thầm nên bỏ lỡ nụ cười ngốc nghếch trên gương mặt của Tuân Du lúc này.
Hai người bước vào Quốc Tử Giám, trước cửa có người đang mặc triều phục đứng đợi, một vị mặc phi bào(*) thêu vân nhạn(**) trước ngực, một vị mặc thanh bào(***) thêu bạch diệc(****) trước ngực . Ân Ly lúc này mới chú ý tới Tuân Du cũng đang mặc triều phục màu đỏ thêu tiên hạc, thì ra hắn vừa bãi triều liền trực tiếp đón nàng đến đây.
(*) Phi bào: quan phục màu đỏ
(**) Vân nhạn: con én
(***) Thanh bào: áo bào màu xanh
(****) Bạch diệc: con cò trắng
Hai người nọ nhìn thấy Tuân Du liền tiến lên hành lễ, Tuân Du đáp lễ xong liền giới thiệu với Ân Ly “Vị này chính là Tế tửu Từ đại nhân, vị này chính là Tư nghiệp Lâm đại nhân.” Ân Ly cũng nhún người hành lễ.
Tế tửu (đứng đầu trường Quốc học-tương đương với Hiệu trưởng), Tư nghiệp (đứng thứ hai sau Tế tửu).
“Hôm nay ta rảnh rỗi nên tới Quốc Tử Giám tham quan một vòng, không cần đa lễ.” Tuân Du hoàn toàn không có ý định giới thiệu Ân Ly với bọn họ, hành lễ xong liền kéo Ân Ly đi. Tuy nhiên, hai vị đại nhân thấy Tuân Du dẫn nữ nhi này đến thì trong lòng ít nhiều cũng đoán ra điều gì đó rồi.
Hôm qua, điều khiến các vị phu nhân đến tham gia hội thưởng hoa của Tân An công chúa ngạc nhiên nhất chính là việc công chúa giới thiệu nữ nhi cho Thất Vương Gia. Mà vị Thất Hoàng Tử này hiện tại đang được Hoàng Thượng coi trọng nhất, tương lại rất có khả năng sẽ là người kế vị, hôn phối của hắn đương nhiên được chú ý nhiều nhất, mới có một đêm thôi mà đã lan truyền khắp Kinh Thành rồi. Ba vị đại nhân này cũng được nghe nói một chút, hôm nay vừa gặp liền biết không phải là tin đồn vô căn cứ, chỉ là không biết đây là nữ nhi của nhà nào, sao chưa gặp ở Kinh Thành bao giờ
Ân Ly nhân lúc hắn hành lễ liền rút tay ra nhưng không nghĩ tới người này lại không biết liêm sỉ như vậy, trước mặt đồng liêu trong triều lại ngang nhiên dắt tay nàng, nàng vẫn muốn giữ thể diện cho mình, không dám trở mặt hắn trước mặt người khác, không còn cách nào đành bị hắn nắm chặt gắt gao.
Quốc Tử Giám có chỗ ngồi dành riêng cho con cái của các quan viên cấp cao chưa đủ tuổi tham gia kỳ thi giám sinh. Chỗ ngồi tương đối khuất và cách biệt với các giám sinh bình thường. Lần này, Tuân Du đưa Ân Ly đến vách gian dự thính.
Hai người ngồi cùng một bàn, lúc này không trách được Tuân Du, dù sao cũng là vị trí dành cho công tử quý tộc của quan viên cấp cao nên tự nhiên sẽ không ngồi cùng người khác, bởi vậy mỗi vách gian chỉ có một chiếc bàn.
Ân Ly vốn tưởng rằng các bậc phu tử trong Quốc Tử Giám sẽ là những người lớn tuổi với mái tóc bạc trắng nhưng trên thực tế người đang giảng bài dường như không già chút nào, nhiều lắm không quá ba bốn mươi tuổi. Giọng điệu lúc giảng bài lên bổng xuống trầm, so với học giả được Ân gia mời đến quả thực khiến người ta có cảm giác thoải mái hơn nhiều.
Phương thức và nội dung giảng dạy của vị phu tử này không giống với những gì Ân Ly thường thấy. Thông thường, các phu tử phần lớn chủ yếu lấy giảng dạy làm chủ đạo, dạy giám sinh các lý luận của các bậc hiền triết như “Xuân Thu”, “Lễ Ký”, “Luận Ngữ”... học sinh ngồi bên dưới nghe giảng là được rồi. Vậy mà vị sư phụ này lại đưa ra một đề tài, yêu cầu các giám sinh sau khi thảo luận sẽ trả lời, còn sư phụ sẽ chỉ hướng dẫn và nhận xét thôi
Các chủ đề thảo luận trong lớp cũng rất thú vị, ví dụ như “Nếu một huyện lị có đất đai cằn cỗi, nhiều núi hoang, bách tính đói khổ thì quan viên ở đây phải làm gì?” và rất nhiều chủ đề gần gũi với cuộc sống của người dân. Thậm chí còn có: "Nếu Lương Quốc lấy lại được các quận huyện bị nước Tấn chiếm hữu nhiều năm thì sẽ phải làm thế nào để ngăn chặn bạo lực ở địa phương?” và rất nhiều việc quốc sự nhạy cảm khác.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook