Dần dần, chúng tôi đã tìm ra nhịp sống phù hợp, thứ hai đến thứ sáu, anh đến trường tôi một lần, ngày trực đêm, tôi mang cơm qua bệnh viện, cuối tuần hẹn nhau đi chợ, làm cơm, nói chuyện, thỉnh thoảng thì ra ngoài dạo quanh. Cả hai đều là người thích yên tĩnh,có những chiều trải dài qua khung cửa, ai bận việc nấy,lặng lẽ trong êm ả, như đôi vợ chồng già tương nhu dĩ mạt.

Ấn tỉ bảo, bạn thân, là người mà dù có im lặng hàng giờ cũng không lúng túng, bạn đời, làngười mà dù im lặng cả đời cũng không thấy phiền.

Nếu rung động đầu tiên là một hạt giống thì tình yêu của chúng tôi như cây nhãn nhỏ, tuy không có dây leo mềm mại quấn quýt vấn vương, nhưng vẫn luôn kiên trì, đâm chồi nảy lộc, qua ngày qua tháng sum suê cây lá.

Cuối tháng năm, trời chưa nóng hẳn, Tam Tam rủ tôi đi dạo phố. Lúc lướt qua gian hàng bán trang phục nam, thấy một chiếc áo sơ mi màu xanh đinh hương rất đẹp, tôi vô thức bước vào.

Sau khi trao đổi chiều cao, số đo với nhân viên cửa hàng, quay lại thấy Tam Tam đang khoanh tay nhìn tôi đầy ẩn ý.

"À... Cố Ngụy, chưa có áo sơ mi màu này."

Thanh toán rồi xách đồ ra ngoài, Tam Tam kéo tay tôi: "Chúng mày nghiêm túc."

"Ờ."Mày dùng cả câu khẳng định rồi còn gì.

"Nghiêm túc đến mức nào?"

Tôi nghĩ nghĩ: "Thì kiểu cứ ở bên nhau cho đến khi nào có thể."

Tam Tam nhíu mày: "Sao bảo mẹ mày không thích bác sĩ?"

Tôi nhún vai: "Thế nên mẹ tao có cưới bác sĩ đâu."

"Đàng hoàng vào." Tam Tam cáu kỉnh vuốt tóc, "Phụ nữ thường có hảo cảm với nghề này. Nhưng vết xe đổ của chị dâu còn trơ trơ ra đấy nhé."

Vợ chồng anh họ tôi là bạn cùng trường đại học, chàng học y nàng bên văn học mới, dù xung quanh đầy hoa thơm bướm lượn vẫn vững vàng nắm tay nhau suốt quãng đường dài, từ học hành, xin việc đến tận lúc đi làm. Khi công ăn việc làm ổn định, hai gia đình chuẩn bị tính đến chuyện cưới xin thì nàng bị chặn trước cửa công ty. Đối phương tự xưng là y tá cùng bệnh viện với chàng, rằng,bọn họ tình sâu nghĩa nặng, đã hứa hẹn cả đời vân vân và mây mây. Nàng ngoan ngoãn hiền lành, chưa kịp nói gì đã ăn ngay một cái tát, đoạn, bị ném vào mặt một bộ áo trong của đàn ông.

Khi tôi biết chuyện, anh họ đã chuẩn bị nộp đơn xin thôi việc vì thái độ ba phải của bệnh viện. Bác ruột tôi chạy đến thành phố X vài lần vẫn bó tay với cái tính ngang ngạnh như cua của anh, đành nhờ tôi lựa lời khuyên dăm ba câu.Lúc ấy, tôi nào có nghĩ chuyện cẩu huyết như thế lạixảy ra ngay trong nhà mình, anh họ nhìn vậy nhưng chắc chắn sẽ không làm chuyện có lỗi với chị. Tôi xông thẳng đến bệnh viện, hỏi, chị đâu? Anh tôi buồn rầu rằng, đang đi công tác ở thành phố T. tôi bảo, thếthì anh đến thành phố T., không dỗ người ta được thìđừng có về.

Chuyện sau đó thế nào không ai hay biết, chỉ biết rằng, về nhà một thời gian, hai ngườidắt nhau đi đăng ký kết hôn. Còn cô y tá kia, nghe nói gia đình có điều kiện, bệnh viện đành điều cô ta đichi nhánh khác rồi sống chết mặc bây.

Tôi nhìn đám đông ồn ào bên ngoài: "Chuyện như thế chắc không đến nỗi xảy ra hai lần trong cùng một nhà đâu."

"Nếu cuối cùng bố mẹ không đồng ý thì sao?"

"Cố Ngụy là Cố Ngụy, anh ấy đâu chỉ là bác sĩ. Hơn nữa, mẹ tao có cháu trai là bác sĩ nên không đến nỗi ghét cái nghề này. Con đường tương lai là của riêng bọn tao. Cố Ngụy sẽ không để tao gặp phải chuyện như thế." Anh hiểu chuyện lắm, làm gì cũng có chừng có mực.

Tam Tam bật cười: "Ai da, gái lớn gả chồng, mày thích anh ấy ở chỗ nào mà cứ khăng khăng một mực như thế."

"Lúc xào rau anh ấy đẹp trai lắm."

Người như Cố Ngụy phải ở lâu mới biết, mới hiểu, mới thấy được những món lợi vô cùng.

Ví dụ như, anh kiên nhẫn nhất quả đất. Ví dụ như, anh tôn trọng tất cả những gì tôi yêu. Ví dụ như, tay anh mùa đông rất ấm. Ví dụ như, dù anh không nhìn, tôi cũng có thể cảm thấy sựdịu dàng bao bọc quanh mình... Khụ khụ, lạc đề.

Vídụ như, chúng tôi không cần uống trà chiều ở Starbucks các kiểu theo phong trào như bao đôi tình nhân khác.

Anh bảo: "Starbucks? Thà đi Vĩnh Hòa uống sữa đậu nành."

Rất đúng ý tôi.

Tôi từng bị Tam Tam khinh bỉ suốt một thời gian dài vì định gọi nước lọc ở Starbucks. Đừng trách tôi, kể từ thời cấp 3 uống cà phê như nước lọc mà vẫn buồn ngủ díp mắt, tôi đã gửi lời chào tạm biệt tới đồng chí cà phê.Còn Cố Ngụy, anh đã học uống trà với bố từ khi lên tiểu học...

Tôi không phải tuýp người giữa sáng đã nghĩ đến cơm chiều, cũng không đặc biệt ham mê ăn uống. Đi liên hoan với bạn bè, tôi thường không gọi đồ ăn, một là vì không biết gọi món gì, hai là vì sợ ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.

Tam Tam từng căm phẫn: "Diệt Tuyệt, ăn cơm với mày cứ như ăn chay ấy."

Tôi nhét đồ ăn vào miệng nó: "Phí công mẹ tao bồi bổ bao nhiêu cháo gà ô cốt cho mày, để rồi khẩu vị của mày vẫn dễ dãi đến độ sẵn sàng xắn tay đại chiến ba trăm hiệp với Mr gà nướng."

Tiểu Thảo – thiếu nữ mắt xanh lét vì hai ngày không ăn thịt– luôn tự hỏi tại sao tôi ăn "xanh" một tuần mà vẫn sống nổi. Tôi cạn lời, ăn cơm thôi mà, sao phải trầm trọng hóa lên thế?

Sau khi chính thức yêu đương, Bác sĩ đưa tôi đi ăn đồ Tây, thấy tôi ăn sạch súp lơ, steak chỉ chấm mút dang dở rồi quay sang chiến đấu với đồ tráng miệng, anh gọi thêm cho tôi một bát salad, từ nay về sau không bao giờ đi ăn đồ Tây. Người đâu mà vừa thông minh vừa săn sóc thế cơ chứ.

Anh biết rất nhiều quán ăn ngon. Nhiều khi tôi nghĩ, hẳn anh phải thích ăn uống lắm thì mới biết nhiều chỗ "độc" như vậy. Anh bảo: "Rượu thơm chẳng sợ ở chốn sâu".

Mỗi lần đi xem phim, nhìn xung quanh toàn bỏng ngô, coca, trà sữa, riêng anh ôm bánh ngọt kèm sữa ngô, tôi rất muốn nhào lên, thơm anh một cái.

Cố Ngụy nấu ăn khéo hơn tôi nên khi ở nhà,anh là đầu bếp, tôi là chân sai vặt. Anh nghiêm túc dặn:"Ngày nào em cũng phải nạp mỡ."

Tôi bó tay: "Em có ăn chay đâu, anh nấu ngon thì em ăn thôi..."

Tôi bị anh nhồi không biết bao nhiêu là móng heo và cá chuối rồi...

Dạo này gặp tôi, Tam Tam thường thảng thốt:"Sao da mày dạo này đẹp thế."

Tôi bật cười:"Bị lây của Cố Ngụy."

_____________________________________________

Bác sĩ: Còn có chuyện này nữa cơ à.

(Tại các anh toàn trêu hoa ghẹo bướm)

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương