Đệ Nhất Đế Quốc
12: Lê Duy Từ


Tử Cấm Thành, lầu son gác tía, dù có tàn lụi vài phần bởi chiến tranh, nhưng không thể che mờ được sự uy nghi của 1 nơi trung tâm quyền lực đất nước.

Trong vườn Thượng Uyển, mặc bên ngoài lời bàn ra bàn vào, Vua Thế Tông vẫn ung dung thưởng trà rồi cùng các quan thái giám đánh cờ.

Kỳ nghệ của Thế Tông là cao tay, chỉ vài nước đã chiếm lĩnh cả thế trận.

Đám thái giám nịnh hót:
“ Hoàng thượng, người lại có bước tiến.

Bạch lão đã không còn là đối thủ?”
“ Thiên hạ, người xưng số 2, không ai dám nói số 1.”
Thế Tông có lẽ quá quen, chỉ khẽ mỉm cười.

Bỗng lúc này, bên ngoài cửa, giọng của Ngọc Sơn Uy Phi Lê Thị Đoan:
“ Từ nhi, phụ hoàng đã ngủ rồi, về đi.

Có gì mai vào.”
Thái Tử Lê Duy Từ lắc đầu:
“ Không sao, con hôm nay nhất quyết phải gặp.

Mẫu hậu, người đừng lo, con không uống say.”
Ngọc Sơn Uy Nghi kéo tay.

Vua Thế Tông nhìn bàn cờ được xếp lại, cau mày:
“ Đêm hôm làm loạn, còn ra thể thống gì nữa.

Hắn đã muốn gặp trẫm thì cho hắn vào, nàng về trước đi.”
Ngọc Sơn Uy Phi muốn nói gì, nhưng thấy ánh mắt vua Thế Tông lạnh lùng, đành cúi đầu:
“ Hoàng Thượng bình an, thần thiếp xin cáo từ.”
Lê Duy Từ không còn ai cản, đi vào, vội quỳ gối:
“ Thưa Phụ hoàng, từ ngày nhà Lê ta trung hưng đến nay.

Họ Trịnh mang tiếng tôn phò nhưng thực chất là áp chế nhà Lê ta.


Họ Trịnh muốn cho ai làm vua thì cho, muốn giết ai thì giết.

Như hai mươi sáu năm trước, hắn giết chết Anh Tông Hoàng Đế.

Xét trong lịch sử từ trước đến nay chưa có quyền thần nào lại lộng hành tàn ác, khi quân phạm thượng như họ Trịnh.
Hôm qua trời đánh xuống Thiên ý, con nhìn xem trong dân có rất nhiều lời bàn tán, lòng dân vẫn hướng về nhà Lê.

Sao phụ hoàng không nhân lúc này, lấy lại quyền hành của nhà Lê ta? Người sao cứ mãi đắm chìm trong cầm kỳ thi hoạ, như thứ vô bổ vậy?”
Nói xong, dập đầu ba lậy:
“ Con vì giận họ Trịnh mà có đôi lời mạo phạm đến Phụ hoàng, xin Phụ hoàng thứ tội.”
Vua Thế Tông nghe xong, quân cờ trên tay run run rơi xuống, quát:
“ Tất cả ra ngoài cho ta.”
Đám thái giám cúi đầu.

Thấy không còn ai, Thế Tông mới hốt hoảng nói:
“ Bọn thái giám này tiếng là hầu hạ cho ta, nhưng đều là tay chân của Trịnh Tùng cả.

Sao con lại buông lời càn rỡ? Nếu đến tai Trịnh Tùng mạng ắt chẳng còn!”
Lê Duy Từ đứng phắt lên, nói lớn:
“ Sao Phụ hoàng lại sợ thằng nghịch tặc ấy đến thế? Nếu Phụ hoàng giữ mình để mưu việc lớn thì con thật là khâm phục.

Còn Phụ hoàng vì sợ như bề tôi sợ vua mà im hơi lặng tiếng thì con thật lấy làm đau lòng lắm! Cái chết của Thượng Hoàng, người làm con mà không muốn báo ư? Nếu người tiếp tục, sợ là ngày mai sẽ là người.”
Trước sự chất vấn, vua Thế Tông ứa nước mắt, than:
“ Con ơi! Cha con ta khác nào thân cá chậu chim lồng! Chính con vừa nói rằng họ Trịnh muốn giết ai thì giết, muốn lập ai thì lập đó sao? Con có biết vì sao cha làm vua ba mươi hai năm nay mà chẳng có một tai hoạ nhỏ nào không?”
Lê Duy Từ lắc đầu:
“ Con không được biết, xin Phụ hoàng phân giải!”
Vua Thế Tông thở dài:
“ Làm vua thì phải lo cho dân cho nước, họ Trịnh đoạt quyền ta thì phải lo lấy cái lo của ta, để ta ngồi không mà hưởng lộc.

Ấy là phước sao gọi là hoạ? Chính nhờ cha an phận như thế nên cha làm vua hơn ba mươi năm mà không bị một tai hoạ nhỏ nào! Với Thiên ý con cũng thấy, nói rõ hai họ: Lê và Trịnh, buộc chặt với nhau trên sách trời.

Giống như câu chuyện Tai, mắt, mũi, miệng.

Thiếu 1 thì cũng không an.”
Lê Duy Từ nghe thế biết cha mình nhu nhược, có phân giải thế nào cũng vô ích đành ngồi ôm mặt khóc.

Vua Thế Tông nói tiếp:
“ Nay các quan trong triều tiếng là tôi nhà Lê nhưng kỳ thực đều là tay chân họ Trịnh cả.

Con muốn làm điều lấp biển vá trời kia cha e rằng họa hổ bất thành mà chuốc vạ vào thân.

Năm xưa, con nghĩ kế hoạch Thượng Hoàng làm kín kẽ vậy là ai tiết lộ?”
Nói rồi cha con ôm nhau khóc.

Khóc một hồi Lê Duy Từ nói:
“ Con xin vâng lời cha dạy.


Nói rồi lạy mà cáo từ về dinh phủ.

Nhìn Lê Duy Từ bóng người khất khưởng, vua Thế Tông lâm vào trầm ngâm, lẩm bẩm:
“ Hi vọng không sao? Nhưng nếu có chuyện, ngươi dùng mọi cách mang Từ nhi chạy trước.

Còn ta, đến số rồi.”
Bóng đen phía sau yên lặng gật đầu.
*
Trước phủ Trịnh Tùng, quân lính tuần tra vô cùng nghiêm mật.


Hoàng Ái Quốc mặc thân áo mầu nâu, đầu đội bụi cây.

Từ xa rất khó có thể nhận ra.

Nhưng muỗi vò vẽ, đốt vài chỗ sưng tấy, nhưng vì sự nghiệp đành nín nhịn.

Và sự chờ đợi được đền đáp xứng đáng, không bao lâu, một người lén lút có mặt, to nhỏ với lính canh bước vào.

Đang chăm chú, thì Hoàng Tài hớt hải chạy lại:
“ Thưa anh, tên kia chính là từ Tử Cấm Thành đi ra, em dò hỏi thì biết là Phạm Lang, quan thái giám phục vụ bên cạnh Hoàng Thượng.”
Hoàng Ái Quốc cười:
“ Tốt.

Đi thôi.

Nay chúng ta tiếp tục làm thần côn.”
Hoàng Tài ngơ ngác đi theo.
Trong phủ Trường Quốc Công, Phạm Lang vừa gặp Trịnh Tùng vội quỳ gối tâu lại toàn bộ lời đối thoại giữa vua Thế Tông và Thái Tử.

Nghe xong, Trịnh Tùng cười mà không cười nói:
“ Đúng như Dương Ái Khanh viết, dù cái chết của Anh Tông đủ chấn nhiếp, nhưng họ Lê không bao giờ chịu ngoan ngoãn quy phục, một thời gian lại bắt đầu rục rịch.

Đúng là một lũ ăn cháo đá bát? Bọn chúng không hiểu để cho bọn chúng ăn uống vui vẻ, họ Trịnh ta hy sinh nhiều lắm rồi không.

Ta sẽ quyết giết không tha.”
Dứt lời nhìn Phạm Lang:
“ Nếu ta bắt ngươi đối chất với Thái Tử, ngươi dám không?”
Phạm Lang đáp:
“ Hạ thần được Chúa cứu.

Dù nhảy vào dầu sôi lửa bỏng, cũng cam lòng.”
Trịnh Tùng hài lòng, nói nhỏ, xong tiếp:
“ Ngươi cứ theo kế này mà mà làm.

Giải quyết tốt.

Ta sẽ thăng chức.”
“ Vâng.” Phạm Lang dập đầu ba lậy, cảm tạ.
*
Rời đi phủ Trịnh Tùng, Hoàng Ái Quốc mặc một thân áo trắng, tay phe phẩy quạt, bên cạnh Hoàng Tài cầm đèn lồng soi rọi.

Nhìn không khác một quý tộc.


Chẳng bao lâu, đã đụng độ Lê Duy Từ đang đi khất khưởng, Hoàng Ái Quốc cản đường:
“ Ta với cậu là hữu duyên.

Có thể xem cho cậu một quẻ được không.”
Hai tên hộ vệ, định cản, Lê Duy Từ cười:
“ Để đi, cũng rảnh rỗi.”
Hoàng Ái Quốc dùng tay bấm bấm, nói:
“ Tôi bói một quẻ, thấy chính tinh thì mờ mà phụ tinh lại sáng.

Nay mai thế nào Thái tử cũng gặp nạn mà thôi!”
Lê Duy Từ giật mình, bởi hắn rất ít xuất hiện, lại không mặc áo, thấy thế Hoàng Ái Quốc cười:
“ Ta biết, có thể ngài không tin.

Nhưng thử cho thân tín điều tra.

Có phải lúc ngài nói, có tên thái giám ngày sinh A, giờ sinh B, năm C.

Hắn chính là khắc mệnh của ngài.

Chỉ cần hắn mật báo, cộng với Thiên ý mấy ngày nay, với tâm sớm đề phòng nhà Lê, Trịnh Tùng sớm ra tay.

Cả Thái Tử và Hoàng Thượng đều có đại nạn.

Nếu muốn rõ hơn, Thái Tử đến phố Bắc, hỏi Thần Cơ Diệu Toán Quốc Tiên Sinh, gặp ta.”
Dứt lời, hiên ngang rời đi.

Lê Duy Từ tuy còn ngờ vực, nhưng khẽ lẩm bẩm:
“ Đúng như Phụ Hoàng nói.

Ta cái mồm làm vạ cái thân.”
Cả người tỉnh rượu, ngơ ngác, dưới hộ tống của hai thân vệ về phủ..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương