Đệ Nhất Đế Quốc
-
1: Làng Tòng Lệnh
Bên cạnh sân bóng Thủy Lợi, Hoàng Ái Quốc ngồi cởi trần, tay cầm can bia uống cạn, khuôn mặt dần đỏ bừng.
Chú Hải khuyên:
“ Chậm chậm thôi, cách giờ giới nghiêm còn lâu, cứ thoải mái mà uống.
Mà việc thế nào rồi, gần năm nay ta mới thấy cháu quay lại.”
Hoàng Ái Quốc đánh nấc một cái đáp:
“ Buồn lắm chú à.
Cháu ra trường đúng lúc dịch Covid, làm chưa bao lâu thì thành phố giãn cách, khiến công việc trì hoãn.
Cháu phải nằm vật vờ ở phòng trọ, muốn về không thể về.
Nay nới lỏng, nên qua chú uống chút, cũng để lời tạm biệt.
Cháu định về quê làm may chú ạ.
Học năm năm đại học rõ phí.”
Chú Hải thở dài:
“ Đúng là tội cho khóa 57, thi đại học thì đổi cơ chế, ra trường thì dịch.
Mà không cố thêm sao? Hà Thành điều kiện vẫn tốt hơn Hưng Yên.”
Hoàng Ái Quốc cười không đáp, chú Hải cũng hiểu ý, rót đầy một cốc, tiếp:
“ Đây ta uống cùng cháu, chúc cháu thành công với lựa chọn của mình.”
“ Vâng.
Cháu cảm ơn.” Cả hai uống hết sạch.
Vừa đặt xuống, một tiếng điện thoại vang lên, Hoàng Ái Quốc ấn nghe thì Tuân cười lớn:
“ Hà Thành hết giãn cách rồi.
Mày về nhà tao chơi chuyến?”
Hoàng Ái Quốc khinh bỉ:
“Giờ Hà Thành vàng chóe, về mày lại phải test PCR.
Vừa đau vừa tốn.
Mà có chuyện gì không mày?”
Tuân đáp:
“ Tao chuẩn bị cưới vợ.
Về anh em làm bữa chia tay độc thân.”
Hoàng Ái Quốc giật mình:
“ Thật.
Mày thì có chó mà yêu? Xạo đâu con.”
Tuân cười:
“ Haha.
Duyên tới cản không kịp.
Tý tao phát ảnh qua.
Đợt này bọn thằng Hòa cũng về đó.”
Hoàng Ái Quốc đáp:
“ Vậy ư.
Nếu thế thì mai về.
Mày nói điêu thì liệu hồn.”
Tuân đáp:
“ Yên tâm.
Về tao giới thiệu mấy đứa bạn vợ tao cho.
Đảm bảo ngoan, hiền.”
Hai người hàn huyên chút.
Hoàng Ái Quốc tắt máy, quay sang chú Hải:
“ Cho cháu thanh toán chút.
Nay về ngủ sớm, mai đi Bắc Giang.”
Chú Hải cười:
“ Thôi.
Coi như ta mời.
Mà uống thế này thì nằm chút rồi về.”
Hoàng Ái Quốc lắc đầu:
“ Có hai ba cốc đáng gì đâu chú.
Với phòng trọ cháu ngay đây.”
Chú Hải định khuyên can thì có khách gọi, đành thở dài:
“ Ừm, vậy cẩn thận.”
Hoàng Ái Quốc vâng dạ, rồi nhanh chóng ngồi lên con Wave alphal cũ, rít ga.
*
Đang đi, bỗng từ bên vệ đường, một bóng người lao ra, Hoàng Ái Quốc vội vã kít phanh, đánh lái.
Con xe đâm vào đống cát, cả người đầy bụi cát.
Hoàng Ái Quốc ho khù khụ bước ra, định mắng chửi, nhưng thấy đó chỉ là một lão già, vội nén nhịn, tươi cười:
“ Cụ có sao không ạ? Ban đêm đi lại nguy hiểm.
Nhà cụ đâu cháu đưa cụ về.”
Lão già hết chỉ đông chỉ tây, thấy vậy, Hoàng Ái Quốc thở dài:
“ Vậy cụ đi theo cháu.
Chúng ta lên phường giải quyết.”
Lão già bàn tay run run, chậm rãi theo bước.
Cuối cùng cũng tới, nhưng cửa trụ sở tối đen, Hoàng Ái Quốc đang ngơ ngác thì bác Hà đi ngang tập thể dục, hỏi:
“ Cậu đến đây có việc gì.
Các cán bộ đi hỗ trợ chống dịch hết rồi.”
Hoàng Ái Quốc trình bầy lại sự việc, bác Hà nói:
“ Rõ khổ.
Cậu về đi.
Nhà tôi gần đây.
Để tôi đưa tạm về nhà.
Lúc nào các chú ấy đến, tôi đưa qua.”
Hoàng Ái Quốc suy tư một hồi, nói:
“ Bác có thể cho con xem giấy tờ tuỳ thân được không ạ? Con không phải nghi ngờ, mà…”
Đang phân trần thì Bác Hà cười:
“ Đây.
Không cần giải thích đâu.
Ta hiểu mà.”
Hoàng Ái Quốc cầm lấy, dùng máy chụp lại, rồi gật đầu cảm tạ.
Sau đó quay lại nơi vừa va chạm, nhưng con xe vừa còn nằm đó, giờ đã biến mất, Hoàng Ái Quốc cười cười đầy đắng chát, lững thững về phòng.
Trong bóng tối, hai bóng người xuất hiện:
“ Cỗ máy đã chọn hắn.
Ta xem qua cùng thử thách.
Kẻ này được đó.
Tư chất, tính tình, tâm lý..đều ổn.
Nhân thân ba đời trong sạch.”
“ Thử thêm 1 lần nữa.
Dù sao nó liên quan đến vận mệnh toàn dân tộc.
Một khi khởi động, ta cùng ngươi đều sẽ bị xoá sổ.”
“ Viết lại lịch sử? Hoàn thành chữ Nếu, đền bù tiếc nuối, đã là điều chúng ta muốn.
Hy sinh chúng ta có là gì?”
“ Đúng, đúng.
Đi thôi.
Tận hưởng giây phút cuối cùng.”
*
Sáng hôm sau, Hoàng Ái Quốc cũng tới nhà thằng Tuân.
Quả nhiên đúng là hỉ sự, Hoàng Ái Quốc vội vã tất bật phụ giúp.
Khi mọi việc vãn, cả hai mới gọi điện cho đám thằng Hoà gọi điện.
Chuông vừa đổ, đã bắt máy, thằng Hoà nước mắt như mưa:
“ Chúng mày ơi, bọn tao Fo rồi?”
Tuân cười phớ lớ:
“ Haha.
Mày lại đi quán Karaoke của mấy em 2K dính Fo hả?”
Thằng Hoà chửi đổng:
“ Răng cũng còn chó mà ăn, nghĩ gì mà Karaoke.
Xong tao qua tạ lỗi mày sau.”
Hoàng Ái Quốc chen:
“ Ít nhất gấp hai.
Không đừng trách.”
Thằng Hoà đáp:
“ Được.
Được, tao nghe điện thoại mẹ đã.”
Màn hình tắt ngấm, không còn vẻ tươi cười mà cả hai người đều buồn.
Nhất là thằng Tuân, bởi cưới xin mùa dịch rất nhiều người không thể về, quả nhiên chả không sung sướng gì.
Chán nản, Tuân rủ ra đình làng (thôn Tòng Lệnh, xã Trường Giang, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), ngắm mát.
Cả hai đang vắt vẻo trên cành cây, thì một nhà sư tay cầm tràng hạt, khuôn mặt tươi cười bước đến.
Cả hai như trẻ con làm việc sai, vội vã tụt xuống, chào:
“ Chúng con chào Cao tăng.
Chúng con cũng thật xin lỗi đã trèo lên, vi phạm luật cấm của làng.”
Nhà sư cũng hơi chút bất ngờ, đáp:
“ Quả là Hữu duyên.
Các con có muốn nghe về sự tích ngôi đình này không?”
Tuân dù sao cũng sống hơi 20 cái xuân xanh ở đây, nói:
“ Không phải đây là nơi tưởng niệm Thượng tướng quân Vũ Công Thành - người đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.”
Cao tăng lắc đầu:
“ Đó là bề nổi mà thôi.
Tòng Lệnh nghĩa là Ẩn mình đợi lệnh.
Nơi còn giữ được một nghi lễ cổ xưa, đó là thờ Viêm đế Thần Nông, thủy tổ của người Việt.”
Tuân giật nảy mình, thay đổi giọng phản bác:
“ Thưa lão, nếu như người nói Tổ tiên chúng ta là Viêm Đế Thần Nông, thì chúng ta chả nhẽ là con cháu lũ người Hán kia ư.
Cái bọn luôn tự xưng mình là Viêm Hoàng tôn tử.”
Hoàng Ái Quốc thấy lão già trước mắt, nhíu mày, vội đẩy thằng Tuân:
“ Không biết thì dựa cột mà nghe.
Đừng chen ngang khi người khác nói vậy.”
Cao tăng hơi hoà hoãn, tiếp:
“ Tổ tiên chúng ta có nguồn gốc từ những người cổ xưa, di cư từ Châu Phi trong khoảng 60000-30000 TCN tới.
Nổi bật với nền văn hóa Hòa Bình.
Gọi là cư dân cổ Đông Nam Á.
Sau đó lần lượt do biến động của nước biển dâng cao, nhấn chìm những vùng đất màu mỡ ( Vịnh Bắc Bộ ngày nay), cư dân cổ phải di chuyển lên vùng Động Đình, Dương Tử định cư vào khoảng 5300 năm TCN.
Dưới sự dẫy dỗ của Viêm Đế Thần Nông đã xây dựng nên văn hóa Lương Chử và Thạch Gia Hà.
Sau đó khoảng 4000 năm TCN, nơi đó xảy ra hạn hán, Viêm Đế Đế Minh dẫn toàn bộ lui xuống vùng Lĩnh Nam và nước ta ngày nay.
Người sinh ra Lạc Tổ.
Lạc Tổ kết hôn với Mẫu Tổ Âu Cơ sinh ra người Việt.
Còn người Hoa Hạ hình thành khá muộn, khoảng hơn 4500 năm TCN, khi người Khương (cư dân Bắc Á có gốc Trung Á xâm nhập Bắc Đông Á) xâm nhập đồng bằng sông Hoàng Hà, kết hợp với người bản địa, hoà hợp sinh ra Tổ tiên người Hoa Hạ ( sau đó hình thành thuyết Hoa Di, chối bỏ người Khương là cội nguồn, gọi là Tây Nhung).
Khi đó Viêm Đế Thần Nông đã không còn tồn tại.
Mốc thời gian này cũng tương ứng với truyền thuyết về Hoàng Đế, ông đã đánh Xi Vưu tại trận Trác Lộc, đây là mốc thời gian hình thành người Hoa Hạ.
Tới khoảng 2200 năm TCN, người Hoa Hạ vào thời Tần đã đánh chiếm xuống vùng Nam Đông Á của tộc Việt, tới năm 43 SCN, thì người Việt chính thức rơi hoàn toàn vào vòng lệ thuộc dưới ách đô hộ của người Hoa Hạ.
Bọn chúng tìm mọi cách đồng hoá nhưng đó là một vấn đề dễ dàng, do người Việt đã có một ý thức dân tộc rất mạnh, nên chúng đã sử dụng hai biện pháp:
+ Lùng sục sách sử, đốt sạch.
Bắt đầu khởi nguồn từ phong trào Đốt sách chôn nho thời Doanh Chính
+ Lập lờ lịch sử.
Đánh tráo khái niệm Viêm Đế chính là Thần Nông ( Thực ra Viêm Đế chỉ là hiệu xưng, Thần Nông là Viêm Đế đời thứ nhất), vẽ lên huyền sử về ý thức hai Tổ: Viêm Hoàng.
Để thể hiện tinh thần thống nhất nguồn gốc của hai tộc người khác biệt tại Bắc và Nam Trung Quốc, trong đó Viêm Đế là Tổ của tộc Việt, và Hoàng Đế là tổ của tộc Hoa, với mục đích sâu xa nhằm đồng hóa người Việt tại vùng Hoa Nam.
May mắn là Tổ tiên ta đã lưu giữ lịch sử lại trong những câu chuyện xưa cũ Con Rồng Cháu Tiên, Họ Hồng Bàng..Mà ngày nay, nghiên cứu khảo cổ và gen đã khẳng định luận điểm trên.”
Hoàng Ái Quốc giật mình:
“ Định mệnh, thật là đám đê tiện.
Nhưng sao con thấy trong Ngọc Phả Hùng Vương cũng không nghi chép? Với 18 đời vua Hùng là sao ạ?”
Cao Tăng cười:
“ Thời Minh, chúng cũng từng một lần sang nước ta, đốt sách chôn Nho, khiến lịch sử nước ta thời Lý, Trần, Tiền Lê vô cùng mơ hồ, nói chi là xa xưa hơn.
Ngọc Phả soạn lại từ thời Lê Thánh Tông, không tránh khỏi sai xót.
Còn con số 18 đời chỉ là con số tượng trưng, nó cũng giống bộ số 9x9 hay 3, có ý nghĩa đẹp trong lịch sử dân tộc.
Con nếu để ý thì nó xuất hiện trong hành loạt truyện thời xa xưa:
+ Truyện Thánh Gióng: Thánh Gióng xin vua Hùng đúc gậy sắt 18 thước.
+ Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh: yêu cầu các chàng rể phải tìm được voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa chín hồng mao mới cho cưới Mỵ Nương.
+ Tam phủ: Trời – Đất – Nước; Sơn Tinh – Thủy Tinh – Mỵ Châu, Trầu – Cau – Vôi..
Có lẽ các cháu vẫn nghe những học thuyết nói rằng dân tộc ta bị đồng hoà.
Nhưng ngẫm lại xem:
+ Về Huyết thống, người Việt là hậu duệ trực tiếp của văn hóa Đông Sơn ( nền Văn hoá cuối cùng của người Việt trước khi bị Bắc Thuộc.)
+ Về ngôn ngữ, người Việt ngày nay vẫn là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á như thời kỳ văn hóa Đông Sơn và Phùng Nguyên.( phân biệt chữ viết và nói chuyện.)
+ Về văn hóa, người Việt vẫn tiếp tục giữ gìn và kế thừa rất mạnh mẽ những đặc trưng văn hóa tộc Việt, cũng như tiếp tục kế thừa những di sản của văn hóa Đông Sơn trong thời kỳ Bắc thuộc và trong thời kỳ tự chủ.
( Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, tục thờ trời, Bánh trưng bánh giầy..)
Hơi khẽ thở dài, tiếp:
“ Chúng ta đang nghiên cứu bộ gen người Việt.
Ban đầu chỉ khoảng vài triệu mẫu, sau đó là xa hơn, khi đó những luận điệu nói rằng người Việt ta bị đồng hoá sẽ mất đi.“
Hoàng Ái Quốc cùng Tuân nghe xong đều bực tức:
“ Đáng hận.
Cháu hy vọng cháu có thể trở lại, đánh cho đám Hoa Hạ đó tan nát.
Trả thù mối hận năm sưa.”
Cao tăng cười:
“ Các cháu thật muốn ư?”
Tuân còn chần chừ, nhưng Hoàng Ái Quốc gật đầu:
“ Vâng.”
Lời dứt thì một tia sét đánh thẳng đầu, Hoàng Ái Quốc bị đánh thần hồn phách diệt.
Khoảng không chỉ còn mỗi mình Tuân ngơ ngơ tỉnh lại, gãi gãi đầu đi về.
Dường như Hoàng Ái Quốc bị xóa xổ hoàn toàn khỏi trí nhớ những người xung quanh..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook