Tất nhiên mọi người trong phòng livestream đều nghe thấy.

Việc này khác hoàn toàn những gì họ nghĩ.

Nếu là bồ câu đưa thư thì chắc chắn chủ nhân phải tốn rất nhiều tâm huyết, giờ mất đi rồi lại nhận về, còn bị thương nặng, dù không thể tới đây ngay thì ít nhất cũng nên cảm ơn Trái Tim Bình Dị rối rít xong nhờ bác ấy chăm sóc hộ.

Trái Tim Bình Dị tưởng mình nghe nhầm: "Cậu có thể nói lại được không?"

"Cháu cảm ơn cô rất nhiều." Người con trai cười khẽ, giọng điệu vẫn thản nhiên: "Cháu không lấy con bồ câu này nữa. Cô xử lý ra sao cũng được, có thể giữ lại nuôi, hoặc hầm canh đều được. Cháu đề nghị vế sau, bồ câu cũng tương tự loài gà, không hợp nuôi ở nhà."

Phòng livestream hoàn toàn bùng nổ.

"Tại sao chứ, có phải gọi nhầm số không?"

"Tui ăn thịt bồ câu, nhưng tui không chấp nhận được việc ăn thú cưng của bản thân, bởi vì đã có tình cảm."

"May mà chim bồ câu không hiểu tiếng người."

"..."

Trái Tim Bình Dị vẫn chưa phản ứng kịp: "Sao vậy? Khó khăn lắm nó mới bay về được."

Chàng trai cười nói: "Vì sau này nó không bay được nữa."

Lúc này, một số cư dân mạng thông qua vòng bạn bè tìm được tài liệu liên quan tới cuộc thi đấu dựa trên số sê-ri trên vòng chân chim bồ câu.

Bồ câu đưa thư này đến từ một cuộc thi vang dội trong giới bồ câu đưa thư cách đây vài tháng.

Cuộc thi xếp bồ câu đưa thư làm ba loại tính theo khoảng cách: Cự ly ngắn dưới 400 km, cự ly trung bình từ 500 - 700 km, cự ly dài 1000 km, cự ly siêu dài từ 1500 km trở lên.

Con bồ câu đưa thư này tham gia cuộc thi với khoảng cách cực kì hiếm: 3000 km!

Địa điểm xuất phát nằm ở vùng Tây Bắc dân cư thưa thớt, hành trình chẳng khác nào đường chết. Vòng đầu tiên phải đối mặt với một con đại bàng đang bay lượn trên bầu trời, vòng thứ hai còn đáng sợ hơn, phải bay qua sa mạc hoang vắng dài hơn 1000km.

Trên lý thuyết, quãng đường hơn 1000km có thể bay trong hơn 20 giờ, nhưng trên sa mạc hoang vu lúc nào cũng có cuồng phong gào thét, bay ngược gió khiến tốc độ chậm lại và cực kì tốn thể lực. Nhiệt độ ban đêm xuống hai tới ba độ, quan trọng hơn là không tìm thấy điểm tiếp viện nào.

Nguồn nước trong sa mạc cực kỳ quý giá, càng miễn bàn tới đồ ăn.

Cuộc thi đã kết thúc từ lâu, có sáu bồ câu đưa thư thành công bay về. Xét theo địa chỉ của hai trong số đó, có lẽ họ đúng là người đã nuôi dưỡng con bồ câu đưa thư này.

Trái Tim Bình Dị nhìn bình luận, bờ môi run rẩy: "Cậu, sao cậu tàn nhẫn thế? 3000km, ngồi máy bay cũng phải mất vài tiếng, ban nãy nó còn suýt bị cắt lưng hung ăn thịt. Nó vừa nghe thấy tiếng cậu là động đậy ngay, chờ cậu tới đón."

Vừa nói, bác ấy vừa nhìn bồ câu đưa tin đang ngẩng đầu lắng nghe.

Bác ấy không hề nói quá chút nào.

Trong mắt con chim bồ câu hấp hối tràn đầy mong đợi, thậm chí có một lớp hơi nước rất nhạt, dường như nó kích động tới khóc.

Chàng trai bên kia lặng im một lúc lâu. Anh ta vẫn duy trì sự lễ phép như trước, hạ giọng nói: "Cô à, một cuộc thi chết hàng nghìn con bồ câu đưa thư là chuyện rất bình thường. Chúng cháu thi đấu chứ không phải nuôi thú cưng."

Nói xong, anh ta chủ động cúp điện thoại.

Không cùng góc nhìn thì không chung quan điểm.

Những chuồng nuôi bồ câu chuyên nghiệp có hàng trăm ngàn con là bình thường. Người nuôi dưỡng cẩn thận chăm sóc huấn luyện để một ngày thu được giải vàng giải bạc, sau đó dùng gen ưu tú ấy để sinh ra thế hệ sau.

Đời sau của bồ câu đưa thư đạt thứ hạng tốt, ít thì mấy chục nghìn tệ, nhiều thì hơn trăm nghìn tệ, cao nữa hơn triệu tệ, lúc cao nhất còn hơn chục triệu tệ, còn cao hơn giá một căn hộ.

Thứ họ chơi là huyết thống.

Mà những con chim bồ câu đưa thư bị lạc không thể trở về đúng hạn cho thấy gen nhận biết tổ bị khiếm khuyết, rất có thể con cái đời sau sẽ thừa hưởng gen đó.

Tuy rằng con bồ câu đưa thư này vượt qua trăm sông ngàn núi trở về nhưng thời gian quá muộn, cho thấy cơ thể nó khỏe mạnh nhưng trên đường bị lạc vô số lần, nếu không với niềm tin mạnh mẽ của bồ câu đưa thư, chỉ cần còn sống nó đã sớm trở về.

Còn một điểm khác là nó bị thương nặng, dù chữa khỏi cũng như vận động viên bị gãy xương, không bao giờ có thể quay lại sân thi đấu nữa.

Một số ít người yêu thích chim bồ câu trong phòng livestream bày tỏ quan điểm của mình.

"Tui cũng nuôi bồ câu đưa thư, quy mô nhỏ thôi. Tui hiểu sự tức giận của cư dân mạng, nhưng quả thực bất đắc dĩ. Bồ câu đưa thư là một quá trình sàng lọc, con bị loại sẽ mất giá trị. Chỉ có bấy nhiêu lồ ng chim bồ câu thôi, không thể nuôi mãi được."

"Kể cho mọi người nghe chuyện còn tàn nhẫn hơn, chỗ chúng tôi có một anh chàng luôn dẫn đầu các cuộc thi bồ câu đưa tin ở địa phương trong thời gian dài. Trong mỗi cuộc thi, anh ta chọn ra những con có thành tích ưu tú nhất, số còn lại giết luôn tại chỗ, trả tiền cũng không bán. Tại sao ư? Bồ câu bị loại chỉ có thể bán làm thịt chim bồ câu, không đáng bao nhiêu tiền cả, hơn nữa còn có khả năng bị người có lòng cầm đi nhân giống."

"Chủ nhân con chim bồ câu này nói đúng, đừng nuôi làm thú cưng, nếu không xử lý sao với những con chim bồ câu thịt ở chợ nông sản, chẳng lẽ không bán nữa?

"Tui nuôi bồ câu đưa thư, cũng thích bồ câu đưa thư, nhưng bảo tui tiếp tục nuôi toàn bộ số chim bồ câu bị loại thì tui không làm được."

"..."

Cư dân mạng tranh cãi lời qua tiếng lại.

"Đừng nhầm các khái niệm với nhau. Thịt chim bồ câu là thịt bồ câu, bồ câu đưa thư chiến đấu vì chủ, không có công lao cũng có khổ lao, gi ết chết ăn thịt chúng quá vô nhân đạo."

"Ha ha, kể chuyện cười nhé, bồ câu là biểu tượng hòa bình."

"Tại sao phải có cuộc thi như vậy, có nghĩa gì đâu? Để mua vui cho con người à?"

"Haiz, ngày xưa bồ câu đưa thư được dùng để liên lạc quân sự. Ví dụ như mọi người biết lúc Lưu Bang bị Sở Bá Vương vây công không, nhờ bồ câu đưa thư truyền tin để mang cứu viện tới. Khi đó địa vị của bồ câu đưa thư ngang với con người."

"..."

Vốn là cuộc thảo luận bình thường, anh bạn nào kia không có nhiều lòng yêu bồ câu bỏ thêm cây đuốc: "Thì sao? Mục đích tui nuôi nó là để tham gia cuộc thi, bồ câu của tui, tui muốn làm gì thì làm. Đồng tình với đám chó mèo chưa đủ à còn thêm cả bồ câu, ha ha."

Khu bình luận thoáng cái bùng lên.

Lần đầu tiên bầu không khí trong phòng livestream trở nên mất kiểm soát.

Lương Cẩm Tú nhức đầu: "Mọi người khoan tranh cãi, giờ cùng nghĩ cách xem giải thích với con chim bồ câu này thế nào."

Bồ câu đưa thư vẫn luôn chăm chú nhìn màn hình điện thoại di động.

Phiên dịch lời ban đầu với nó quá tàn nhẫn, không thể nói được.

Trái Tim Bình Dị rưng rưng nước mắt: "Người kia bảo tùy cô xử lý, cô sẽ chăm sóc nó thật tốt, mọi người yên tâm đi."

Lúc bác ấy nói những lời này, chim bồ câu đưa thư cũng cất lời.

Dường như lặn lội ngàn núi sông khiến nó không e ngại bất kì trắc trở nào nữa. Nó đợi cả buổi không thấy Lương Cẩm Tú phiên dịch, thế là khàn giọng bảo: "Không sao đâu, chờ tôi bình phục vết thương xong sẽ tự trở về."

Lương Cẩm Tú khẽ thở dài, phiên dịch lời Trái Tim Bình Dị.

"Cảm ơn, cô là người tốt, nhưng con phải trở về." Ánh mắt bồ câu đưa thư nhìn thật sâu vào Trái Tim Bình Dị rồi chuyển sang phương xa mênh mông, đó là ổ của nó. Dường như nó nói với Trái Tim Bình Dị, lại như nói với bản thân: "Không chết thì nhất định quay về."

Không chết thì nhất định quay về. Miễn là còn sống, dù chỉ còn một hơi, dù gãy cánh hay gãy chân, nó cũng phải bò về.

Bốn chữ này giống như mang theo một niềm tin lớn.

Bầu không khí trầm lặng.

Trong video, bồ câu đưa tin có đôi cánh đẹp như bông tuyết nhuốm máu, nó im lặng đứng vững. Bởi vì niềm tin này mà như một chiến sĩ đẫm máu trở về.

Trái Tim Bình Dị sụp đổ: "Con không thể trở về, chủ nhân của con không cần con nữa, quay về sẽ giết con hầm canh mất."

Giữ được người nhưng không giữ được lòng, nếu bồ câu đưa thư quyết tâm phải trở về, bác ấy cũng không thể bắt nhốt cưỡng ép, như vậy đã mất đi ý nghĩa giải cứu.

Lương Cẩm Tú do dự một lát, phiên dịch chi tiết.

Trong phòng livestream có cư dân mạng cảm động nước mắt lưng tròng, chuẩn bị cả đống lời khuyên, nhưng bồ câu đưa thư không đau lòng lắm.

"Anh ấy muốn giết em hầm canh ư? Vậy em cũng phải quay về." Bồ câu đưa thư nghiêng đầu nhìn về phía điện thoại, như đang cười, giọng nó trở nên trầm thấp hơn, giống như bị tình cảm nào đó làm cho ướt sũng: "Vì vợ em đang đợi em."

Bồ câu là một động vật rất thần kì, chim bồ câu mẹ đẻ hai quả trứng, khả năng cao sẽ nở một con trống và một con mái.

Thanh mã trúc mã bắt đầu từ một quả trứng, ở kiếp này ít khi nào chúng rời xa nhau, lúc ăn, lúc bay, một tấc không rời, sinh tử không rời.

Thứ con người gọi là trận đấu, với bồ câu đưa tin mà nói, là một quá trình đau khổ sinh ly tử biệt.

Nó không biết xảy ra chuyện gì.

Con người bắt nó, tách nó khỏi vợ mình, thả vào lồ ng sắt nhỏ hơn, nó tức giận kêu lên, nó có trực giác đây không phải lần chia xa bình thường.

Bên cạnh nó còn rất nhiều đồng loại chịu chung số phận.

Họ muốn mang bọn nó đi đâu?

Lồ ng sắt lạnh băng ngăn cách nhà nó, ngăn cách người thân người yêu.

Bồ câu đưa thư kêu lên với người vợ đang hoảng loạn ở nhà: "Đợi anh, đừng sợ! Anh nhất định sẽ trở lại."

Đây là lời hứa của nó!

Nó nhất định sẽ trở về!

Nó và rất nhiều đồng loại bị bỏ vào trong xe và lồ ng tối tăm, có thức ăn rất ngon và nước sạch.

Nó không nhìn thấy bên ngoài, nhưng có thể cảm giác được, nó cách vợ nó ngày càng xa, ngày càng xa...

Rung lắc hồi lâu sau, nó bay lên - đây là máy bay chở thứ đựng nó bay lên, tốc độ nhanh hơn nó rất nhiều.

Bay hồi lâu sau, cuối cùng mới dừng lại.

Không khí thay đổi, trở nên cực kì khô hanh, không ngửi thấy chút hơi nước nào. Đây là đâu?

Nó thấy vô số đồng loại đều hoang mang và nhớ người nhà giống mình.

Lồ ng sắt vừa mở, nó là con đầu tiên bay ra.

Nhà, là một nơi nào đó xa xa, dù khoảng cách đã trăm sông ngàn núi nó cũng có thể cảm nhận được.

Những con bồ câu khác cực kì giận dữ:

"Chỗ này là đâu vậy? Cách nhà xa quá."

"Con người khốn nạn, bình thường tôi rất thích anh ta, nhưng mang tới chỗ xa thế này thì về kiểu gì đây?"

Hành vi tương tự thế này đã thành thói quen của chúng. Người nuôi dưỡng đưa tụi nó cách nhà rất xa tới hơn năm dặm, đợi khi chúng nó vất vả bay về, họ cực kì vui mừng.

Nhàm chán ghê.

Nhưng không có lần nào xa thế này.

Bồ câu đưa thư chào hỏi vài người bạn khác nó gặp trên đường rồi lập tức bay lên trời, nó không chờ thêm giây phút nào được nữa.

Mặt đất dưới chân khiến nó âm thầm run rẩy, mắt nhìn tới đâu cũng chỉ thấy cát vàng trải dài vô tận, không một gốc cây thực vật nào, càng không có nước.

Cũng may nó vừa ăn uống no đủ.

Bay hơn mười phút đồng hồ, bầu trời bỗng xuất hiện một bóng mờ lớn - đó là con đại bàng!

Bồ câu đưa thư sợ hãi nhưng không hoảng sợ.

Đại bàng to hơn nó gấp bội, có móng vuốt sắc nhọn, một khi bị bắt không thể tiếp tục chạy trốn nữa. Đánh không lại nhưng có thể chạy.

Bồ câu đưa thư cố gắng giữ tỉnh táo.

Con đại bàng ngày càng gần, gần tới mức có thể nhìn thấy con mắt lạnh như băng giống tử thần.

Bồ câu đưa thư vẫn không chịu trốn, cho tới khi móng vuốt sắp chạm vào cơ thể, nó bỗng thu cánh!

Không có cánh, nó rơi nhanh như chớp.

Đại bàng vồ vào khoảng không, gầm lên một tiếng chói tay rồi lao xuống theo.

Bồ câu đưa thư từng gặp cảnh này rồi, nó không quay đầu lại, đầu cúi xuống dưới, lông kề sát nhau, gió lớn tạt qua, cát vàng bao la mờ mịt ngày càng gần.

Không biết từ lúc nào đại bàng tha cho nó.

Tốc độ thế này trừ khi đại bàng cũng thu cánh lại, nhưng với đại bàng mà nói, hiển nhiên có chút mạo hiểm.

Một cụm lông chim nhuốm máu bị cuồng phong thổi bay vào mặt nó.

Đại bàng đánh về phía đồng loại khác.

Vô số lông chim nhuốm máu quay cuồng trong gió, tiếng kêu đau đớn vang lên từ mọi hướng.

Bồ câu đưa thư đau lòng nhắm mắt lại, nó không dám bay lên bầu trời để có tốc độ nhanh hơn mà sà thấp xuống sa mạc bay lượn, hướng về phía nhà và phía vợ.

Trước mắt có dấu tròn trên cát, giống như có thứ gì bò qua.

Bồ câu đưa thư lần đầu thấy sa mạc, không biết điều ấy có nghĩa gì. Nhưng có lẽ vợ ở xa đang chúc phúc nó, vừa bay tới gần, bỗng có cơn gió mạnh đột nhiên thổi qua, nó bắt buộc phải bay lên trời. Cùng lúc đó, rõ ràng trong cát không có gì lại nhô lên một hình cái đầu màu vàng nhanh như chớp.

Là một con rắn có màu giống như cát!

Tốc độ con rắn độc nhanh quá.

Dù nó dùng hết sức né tránh vẫn không thể tránh khỏi hoàn toàn những chiếc răng nanh dữ tợn.

Vài cọng lông chim lẫn máu thịt bị cắn xuống.

Đau quá!

May mắn thay rắn không cắn vào chỗ hiểm, cũng may trời bỗng nổi gió lớn, nếu không nó đã táng thân trong bụng rắn.

Mặt đất cũng không an toàn!

Đại bàng vẫn hào hứng lượn vòng trên bầu trời hưởng thụ bữa tiệc thịnh soạn hiếm có.

Đây chỉ là khó khăn đầu tiên trong hành trình vạn dặm về nhà.

Bầu trời không một áng mây, ánh nắng thiêu đốt chiếu rọi thẳng tới, cát trên đất nóng hổi, bồ câu đưa thư cảm thấy nước trong cơ thể bốc hơi nhanh chóng. Nó khát!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương