Đấu Trí
-
13: Có Một Tiêu Chuẩn Nào Bảo Hai Người Phải Bên Nhau Bao Lâu Thì Mới Có Thể Nói ‘je T’aime’ Hay Không Ư
[Nguyên]
Những người đã hai mươi bảy tuổi rồi mà vẫn sống cùng ba mẹ giống như tôi, tiện thì cũng tiện, cơ mà cũng lắm phiền phức.
Tất cả tiền lương của tôi đều tiêu cho mình, ăn uống và vật dụng hằng ngày đều do mẹ tôi trả, tiền đi chơi với bạn bè hay mua sắm quần áo lẫn đón xe đi làm thì tự tôi phải lo.
Thi thoảng hóa đơn điện gas được gửi tới là lúc mẹ tôi không vui nhất mỗi hai tháng, tôi đều tỏ ra rất hào póng, lấy năm trăm tệ ra nói với mẹ: “Nè, cho mẹ nè, cô nương này giúp mẹ đấy.”
Lúc ấy thì bà rất vui.
Đương nhiên tiền này không thể tốn không, lúc tôi thấy món nào hơi mắc mà lực bất tòng tâm thì vẫn có tính lại.
Tôi thích nhất là mấy bộ quần áo có lớp lông trên mặt, vẫn còn nhớ cái áo khoác da chồn đầu tiên mà mình lấy được từ trong tay mẹ.
Mùa thu năm đó, ba mẹ tôi được phát tiền lương bổ sung khoảng chưa tới hai vạn tệ, nhà đổi một cái máy hút bị mới, còn dư lại một ít thì tôi mượn.
Một buổi tối tôi nằm trên giường của mẹ thở dài mấy bận, tôi cứ: “Haiz…” Trở mình, lại nói, “Ai dà…”
Mẹ tôi: “Sao vậy? Khi không lại tự dưng thở dài vậy con?”
Tôi: “Con thích cái này, cơ mà không dám mua.”
Mẹ tôi: “Cái gì thế? Nói mẹ nghe xem.”
Tôi: “… Thôi bỏ đi.”
Mẹ tôi: “Muốn nói thì nói đi, không thì cút ra ngoài.”
Tôi: “Con thích một cái áo lông cừu trắng.
Màu lông khá là đẹp, nhưng giảm giá rồi thì cũng tới một vạn tám, không có nên mua hay không…”
Mẹ tôi có hai tâm bệnh: Hồi còn trẻ, bà vừa giống Viên Lập, lại có nét giống Ân dào, nói chung là một cô gái cực kì cực kì đẹp, tiếc là trong nhà không có tiền.
Từ bé tới lớn cứ phải mặc đồng phục, bỏ quân trang thì mặc cảnh phục.
Suốt một thời thanh xuân tuổi trẻ chưa từng trang điểm ăn diện bao giờ, cứ luôn cảm thấy tiếc nuối sâu sắc, đó là cái tâm bệnh thứ nhất.
Tâm bệnh thứ hai là chị tôi.
Lúc chị tôi mười tuổi, có một người bác mang một cái áo lông có thể mặc hai mặt rất thời thượng từ Nhật ản về, đắt như vàng.
Mỗi năm cứ đến tết là mẹ tôi lấy từ trong hòm ra để chị tôi mặc vào làm đẹp một chút.
Lấy ra ba năm, ăn diện được ba lần, cuối cùng cái áo cũng trở nên nhỏ, hơn nữa trước khi nó nhỏ lại, phần lông mặt trong áo bị nổi mốc, mẹ tôi tiếc lắm.
Thế nên sau này khi tôi và chị đã trưởng thành rồi, chỉ cần không quá đáng, mẹ tôi luôn khuyến khích cả hai có thể mặc đẹp những gì mình thích trong phạm vi cho phép.
Tôi vừa than thở tiếc tiền mấy tiếng là có thể khiến mẹ đau lòng lắm, lúc này hào hiệp nói: “Không phải ba con và mẹ vừa được bù lương đó sao, mẹ mua cho con nhé.”
Tôi rất sung sướng: “Đúng là mẹ ruột của con.”
Về những lợi ích như không cần nấu cơm giặt đồ, không phải quét tước lau chùi, phòng ốc cũng do ba mẹ dọn dẹp sắp xếp cho thì không cần phải nhắc tới nữa.
Dĩ nhiên, cũng sẽ có rất nhiều phiền não.
Có lần tôi cùng một nhóm bạn học đi chơi, chỉ là tụ họp với nhau, uống chút rượu tâm sự thôi, nửa đêm mười hai giờ đêm về nhà, vừa vào cửa đã bị mẹ mắng cho một trận xối xả.
Thì ra do tôi tắt chuông di động, bọn họ gọi hơn hai mươi cuộc điện thoại mà không bắt.
Mẹ cứ mắng liên tục không ngớt, cái gì cũng nói quá lên, mắng đến mức tôi cũng giận lên, rưng rưng mắt nói với bà: “Con cũng là con gái, con cũng có lòng tự trọng mà, kẻ sĩ có thể chết không thể nhục…”
Lúc đó mẹ chỉ tay vào mũi tôi nói: “Con có lòng tự trọng, con có lòng tự trọng sao, con có lòng tự trọng mà khuya khoắt mới về tới nhà, đã thế còn không nghe điện thoại…”
Còn nữa, tuy rằng tác phong sinh hoạt của tôi không được trật tự lắm, nhưng không cái không trật tự to to thì sẽ có những trật tự nho nhỏ.
Bàn làm việc của tôi nhìn qua thì hơi bày bữa, ở trước máy vi tính có một đống tài liệu sách vở các loại, nhưng mà tuy rằng nhìn tụi nó bị đặt lung tung như thế, nhưng ‘đứa nào đứa đó’ đều rất khỏe mạnh, yên ổn ở vị trí của mình.
Tôi không cần nhìn, tiện tay cầm đại một quyển thì cũng trúng ngay quyển mình đang cần, quyển mình muốn tìm.
Thế nhưng bỗng có một ngày, tâm huyết ba tôi dâng lên, không cưỡi lừa con đi họp chợ mà lại dọn dẹp bàn làm việc, thư phòng của tôi sạch sẽ.
Tôi tan làm về nhà, nhìn thấy thì trợn tròn mắt: Sạch sẽ thế này, con biết sống sao?
Lỗ Tấn tiên sinh từng nói: “Nếu cuộc sống quá an nhàn, thì công việc và học tập sẽ bị mệt mỏi vì cuộc sống an nhàn ấy.”
Tôi nói với ba: “Với mấy người làm trong ngành chữ nghĩa như con, nếu bàn làm việc mà gọn gàng trật tự quá thì khi sáng tác hay hoang tưởng sẽ bị mệt mỏi bởi một cái bàn ngăn nắp mất thôi.”
Thế mà ba cứ tưởng tôi khách sáo, cười nói: “Con thích làm gì thì cứ làm đi, nếu lộn xộn thì ba lại dọn cho con lần nữa.”
Thật ra những điều trên chỉ là những chuyện nhỏ xíu trong cuộc sống hằng ngày, tôi nhịn được hết.
Chỉ có điều khiến người ta không thể nhịn được là việc sau khi hai vị sĩ quan cảnh sát này về hưu thì lại quay sang cực kì quan tâm đến sinh hoạt cá nhân, coi mỗi cái hạt vừng xuất hiện trong cuộc sống của tôi to như hạt đậu một cách cực kì cường điệu.
Kết quả rõ ràng nhất là hồi tôi hai mươi lăm tuổi, mẹ tôi thấy tôi chơi ở nhà một mình mà giận quá, thi thoảng bà xem phim Hàn với tôi, Jo-In Sung vừa xuất hiện thì mắt tôi sáng trưng, bị bà nhìn thấy, giận dỗi vô lý quát: “Có ích gì không? Có ích lợi gì không? Có ích lợi gì không hả!!!”
Tôi cố gắng tha thứ cho bà, bấm bụng: Mẹ là sao Bò cạp, mẹ thuộc sao bọ cạp…
Nếu như nói tình cảm của mẹ tôi – người thuộc sao Bọ cạp, nhóm máu O – là kiểu dâng trào nồng cháy thì có thể nói người cung Bọ cạp, nhóm máu AB như ba tôi là kiểu hay thay đổi thất thường.
Thật ra khi còn trẻ, ông là một người thích văn học phản ánh hiện thực hay cùng lắm là võ hiệp thôi.
Lớn tuổi một chút thì sở thích đổi sang con đường huyền huyễn.
Không biết vì sao mà ông cứ luôn cho rằng tôi là một dốc tâm dốc sức cuồng công việc.
Vì thế mỗi khi thấy tôi chỉ muốn ở nhà mở máy tính, cho dù chỉ mới khởi động thôi thì nhất định ông cũng sẽ nói: “Phải nghỉ ngơi đàng hoàng, nghỉ ngơi thật tốt.”
Có một mùa đông tôi bị cảm nặng, nằm trên giường nghỉ, vừa vào nhà là mất điện.
Ba tôi ngồi bên giường, vừa xoa đầu tôi tôi kể cho tôi nghe chuyện thời thơ ấu, bọn họ đã phải chịu áp lực của đơn vị thế nào để sinh ra ‘bé hai’ là tôi đây.
Nói một hồi, tôi cảm thấy có gì sai sai, từ từ ngồi dậy, thấy mắt ba đẫm lệ.
Nói cho các bạn biết nhé, lúc đó tôi không hề thấy cảm động tẹo nào, chỉ thấy giận thôi.
Tôi nói: “Ba à, con chỉ bị cảm thôi mà, bà như vậy không cảm thấy xui lắm sao?”
Tôi hiểu sự quan tâm đến từng chuyện nhỏ xíu của cả hai, thế nhưng cũng cảm thấy áp lực.
Khiến tôi không dám để lộ ra tí thông tin gì, nếu tôi nói với hai người mình đang hẹn hò cùng với một người nước ngoài, qua một thời gian mà chẳng đi tới đâu, tôi sợ họ sẽ không chịu nổi mất.
Vì thế trước khi ra trả lời, tôi đã quyết định xong rồi.
Cầm phong thư đã bị mở ra trong tay, tôi ấy à, sao tôi có thể làm chuyện này chứ.
Vẻ mặt của mẹ tôi rất kì lạ, không biết nên bảo là kinh ngạc sửng sốt hay tò mò muốn hóng chuyện nữa, bà trừng mắt nhìn tôi hỏi: “Có phải con đang hẹn hò với người nước ngoài không?”
Tôi không trả lời.
Ba tôi cầm điện thoại trong tay làm đạo cụ biểu diễn, làm bộ muốn liên lạc với ai đó, thật ra tìm mọi cách để hỏi tôi: “Mấy hôm trước, tối nào cũng ra ngoài, có phải….
có phải vì chuyện này hay không?”
Tôi không đáp, vẻ mặt rất nghiêm túc.
Mẹ tôi lại muốn ra lệnh, “Mẹ nói cho con biết nhé…”
Tôi huơ huơ phong thư bị xé trong tay, giọng nói trầm ổn, âm thanh kiên định, chất vấn hai người: “Ai đã mở thư của con?”
Mẹ tôi: “…”
Ba tôi: “…”
“Thư gửi tới sẽ không như vậy đâu đúng không? Bây giờ hai người nhìn con như vậy làm gì? Con hỏi hai người đó, ai mở thư của con vậy?”
“…”
“…”
“Dù sao hai người về hưu thì cũng được coi là nhân viên công vụ mà đúng không? Một công an, một tư pháp mà không biết mở thư của người ta là trái pháp luật sao? Hai người là người thực hành pháp luật mà lại làm trái luật, tội càng thêm tội, có biết không?” Giọng nói của tôi bén ngót như dao, ở trên lớp phê bình học sinh đi học ăn quà thế nào thì bây giờ phê bình hai người như thế.
Cuối cùng ba tôi cũng tìm được một dãy số, chạy ra ngoài ban công, “Ai chà, tôi nói ông nghe… tôi tìm ông lâu rồi đấy nhé…”
Mẹ nhìn tôi, từ từ lấy lại tinh thần, không muốn mua trận, vẫn còn một mình chống đỡ, “Con đừng có nhìn mẹ như thế? Ba mẹ làm thế vì cái gì? Không phải vì tốt cho con sao? Mở thư của con thì có làm sao, mẹ mở thư con đó… Con muốn đi đâu tố cáo thì đi đi…”
Vẻ mặt của tôi vẫn trước sau như một, “Mẹ à, chuyện này con không nói đùa đâu.
Hai người làm thế nào cũng được, nhưng mà tự tiện mở thư của con thì con tuyệt đối không đồng ý.
Đừng ép con vì chuyện này mà đến ký túc xá trường ở.”
Chuyện tôi bỏ nhà ra riêng vẫn có một sức uy hiếp nhất định tới bà.
Bây giờ bà không nói gì, cũng không dám hỏi nhiều.
Tôi về phòng, trong lòng rất vui, coi như vừa thắng một trận nho nhỏ.
Qua ngày hôm sau, tôi gặp JP trên Skype, khuôn mặt hồng hào của anh xuất hiện trên màn hình vi tính, sắc mặt tươi tắn.
“Em nhận được thư và bưu tiếp của em rồi, JP.” Tôi nói, “Đúng là vừa khéo, hồi ở Đại Liên em vừa gửi cho anh một bức đó.”
“Đúng là vừa khéo.”
“Anh vừa gây cho em một rắc rối nhỏ đó, JP.” Tôi nói.
“À?” Anh nhìn tôi một chút, “Có chuyện gì vậy?”
“Lúc thư của anh đến thì em vẫn còn ở Đại Liên.
Ba mẹ em tò mò quá nên đã mở ra xem rồi.”
Anh cũng rất ngạc nhiên, hai mắt trợn tròn nhìn tôi một chút, sau đó chầm chậm nở nụ cười, “Đúng là ba mẹ tò mò thật đấy.
Cũng may là anh viết bằng tiếng Pháp.”
“Nhưng bọn họ đã đọc được ba chữ Hán kia của anh, vậy nên hỏi em có phải đang hẹn hò với người nước ngoài hay không.”
“… À?” Anh nói, “Vậy em đã trả lời thế nào?”
“Em không trả lời, em chỉ cao giọng chất vấn ngược lại bọn họ vì sao mở thư của em.
Em ít khi cãi nhau với bọn họ, nhưng lần này hung dữ nổi nóng một trận như vậy, họ không dám hỏi tới nữa.
Vậy đó.”
“Ừ, em hung dữ, nổi nóng một trận, với ba mẹ.” Anh rút ý chính từ những tôi nói, suy nghĩ một chút, “Có gì nghiêm trọng không?”
“Không, không đến nỗi.” Tôi nói, “Em hơi già mồm thôi, nhưng cũng không giận lắm.”
“Vậy tại sao lại làm như vậy?”
“Vì em không muốn trả lời câu hỏi đó.”
“…”
“Trước đây khi còn là học sinh, em muốn tham gia rất nhiều cuộc thi.
Nhưng mà em lại chẳng hề muốn nói cho ba mẹ biết.
Anh biết không, mấy chuyện lặt vặt của con nít, đến chỗ ba mẹ lại thành chuyện lớn.
Em không muốn để bọn họ phải chờ đợi lo lắng, không muốn bọn họ phải quan tâm đến vậy.
Vì thế em chỉ báo những tin tốt về kết quả cuộc thi, hoặc phải lấy thứ hạng rất cao thì mới kể cho ba mẹ biết.
Nếu không nắm chắc thì em không muốn để bọn họ được hay.
Đây cũng là một sự bảo vệ người lớn tuổi đó, đúng không?” Tôi nói xong, nở nụ cười.
“Ừ.
Có lẽ em nói đúng.” JP nói.
“Em nói rất đúng.
Chẳng lẽ anh đã mang chuyện quen em nói cho cha mẹ mình rồi à, JP?” Tôi nói rất chậm, nhưng rất rõ ràng.
Thành thật mà nói, đây là vấn đề mà tôi rất quan tâm.
“Không, không có.”
“Anh xem, thế mới nói quan điểm và nhận định của chúng ta đều giống nhau.”
Ở trước camera, anh hơi cúi đầu, tôi nhìn thấy cái trán vừa tròn vừa to của anh, nhớ tới buổi tối hôm trước khi anh về nước, chúng tôi đã ở trong căn phòng của khách sạn Sheraton tầng hai mươi bốn, ngồi trên cái ghế chẳng biết là của một người hay hai người, tôi ôm đầu anh, hôn chỗ này, rồi lại hôn chỗ khác.
Tôi nghĩ những gì mình nói vừa rồi có lẽ khiến anh cảm thấy hơi khó xử, muốn đổi đề tài khác, tôi nói: “Bây giờ chúng ta lại nói tới ba cái hình vẽ nhỏ anh vẽ cuối thư đi.”
Anh ngẩng đầu lên cười rộ, “Đó không phải là hình vẽ, đó là ba chữ Hán anh viết.”
Tôi cũng cười to, “Được rồi, nhưng anh viết sai rồi đó.”
“À? Vậy anh nên viết như thế nào?”
“Phải viết bốn chữ,” Tôi nói, “Anh thích em.”(*Từ này trong tiếng Trung có bốn chữ)
Tôi đánh chữ ra, dùng cỡ chữ lớn để anh nhìn cho kĩ, tôi nói: “Giờ mời anh lấy tờ giấy trắng viết ra cho em xem nào.”
“Ừ, được.”
Thế mà anh vẽ cả buổi mới ra được bốn chữ ‘Anh thích em’ ra hình ra dạng một tí, cầm lên cho tôi xem, rất giống mấy bức tranh Trung Quốc giống ý không giống hình.
Tôi cười ha hả về phía camera.
JP hỏi: “Sao lại thêm một chữ nữa? Cái này nghĩa là gì?”
Tôi nói: “JP, hai người chúng ta, anh đối với em, không phải Je t’aime mà là Je t’aime bien.
Không phải ‘Anh yêu em’ /我爱你/ mà phải là ‘Anh thích em’ /我喜欢你/ mới đúng.”
Anh vẫn giữ vẻ mặt hiền lành vui vẻ như cũ, gỡ mắt kính xuống, đôi mắ xanh như nước hồ, “Vì sao thế?”
“Vì chúng ta không biết nhiều về nhau, vì chúng ta chỉ mới quen, chỉ bên nhau chưa được hai mươi ngày.”
“Vậy thì Claire, có một tiêu chuẩn nào, bảo hai người phải bên nhau bao lâu thì mới có thể nói ‘Je t’aime’ hay không à?”
“…”
Cũng có thể anh không muốn làm khó tôi, cầm tờ giấy kia lên bảo: “Cảm ơn em đã dạy cho anh bốn chữ này, đây là từ mới.
Có điều, những gì anh muốn nói, đã viết hết trong bức thư gửi đến em rồi.”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook