Đao Phong Dữ Thi Hành
-
Chương 43
Cuối tháng năm, tôi thành công ngồi lên xe hồng bì (1) tới Phổ Quốc. Phổ Quốc có lệnh cấm trên không, mà xe hồng bì là phương tiên giao thông duy nhất có thể đi từ Gerundnan tới thẳng thành thứ chín của Phổ Quốc. Dạo gần đây việc xếp hàng xét duyệt ra vào biên giới đã trở nên nghiêm ngặt hơn, tôi nghĩ nếu không phải giấy chứng nhận Quân tiên phong có chút tác dụng, có lẽ bên Gerundnan không cho tôi mau lấy được vé tàu dễ vậy đâu.
Toa xe có tổng cộng mười chín khu, tôi chọn một chỗ trống ngồi xuống, nghe vỏ xe cành cạch ù ù khởi hành. Ở túi ngoài chiếc áo khoác mỏng của tôi có nhét ít tiền Phổ Quốc, trong túi để cuốn tập viết thơ, mấy viên kẹo, thêm chiếc nhẫn tôi nhặt được trong bài kiểm tra. Ống tay áo sơ mi của tôi có đính một chiếc huân chương nho nhỏ, đặt song song với một cái khuy áo không mấy nổi bật khác. Tôi còn mang theo bên người cái túi lớn để chút đồ ăn nước uống, chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào.
Tôi tìm được rất nhiều ghi chép quý giá trong thư viện của ông nội. Tuy rằng tài liệu lịch sử mấy năm gần đây trống không chưa được bổ sung thêm, nhưng những lưu trữ ngày trước của nó đã đủ để tôi có cái nhìn khái quát về Phổ Quốc.
Theo tôi thấy, nội dung của những tài liệu lịch sử này khá là phiến diện trên một vài quan điểm. Một vài tư liệu cơ bản——ví dụ như Phổ Quốc là nước láng giềng phía tây của Gerundnan, quốc thổ rộng bằng một phần tư, thành thứ chín nằm ở giữa được bao quanh bởi tám thành——ở vài địa phương khác thực sự rất là vô lý. Trong một bản kỷ (2) lịch sử có viết, quốc vương Phổ Quốc vào năm 797 chọn Đại giáo chủ Garuno vào vị trí đầu não của quốc gia, tiếp đó ca tụng tín ngưỡng Tân thần giáo trên toàn quốc, mở rộng hết nhóm tín đồ trung thành này đến nhóm khác. Nhưng đến năm 803, các chính sách phổ biến quan trọng trong nước đều cần qua tay vị Đại giáo chủ mới nhậm chức này, đia vị của quốc vương và quốc hội chỉ còn trên danh nghĩa.
Riêng đoạn này đã có không ít mâu thuẫn. Ngay khi đó quốc vương nắm quyền, lại khiến cho làn sóng thần học của thời đại cũ lưu hành hai bên; thân tín được quốc vương tuyển chọn và bổ nhiệm, trong vòng mấy năm ngắn ngủi thâu tóm thực quyền của vua. Người dân Phổ Quốc trước đây vốn cũng không có bất kỳ tín ngưỡng tông giáo nào, mà Tân thần giáo thậm chí còn chẳng phải tông giáo lâu đời gì trong lịch sử——nhìn từ cái tên mới này, giáo điển có khi mới được biên soạn trong năm mươi năm gần đây, nhưng người dân Phổ Quốc lại vẫn cứ tiếp nhận, tin tưởng và nghe theo nó.
Những điều kỳ lạ ở trên, có lẽ lúc tôi tới thành thứ chín có thể nghiệm chứng mấy phần thật giả. Nhưng sự hoang mang quẩn quanh không đi trong lòng tôi kia, vẫn lưu lại trong căn phòng của tôi ở Hoftas, giấu trong một quyển sách cũ.
Tờ giấy trượt ra từ quyển 《Dung hợp》 ngày ấy thực chất là giấy viết thư. Tôi không biết chữ viết bên trên, nhưng đầu thư có nhắc tới một cái tên tôi vô cùng quen thuộc.
“Thân gửi Redmonton:
Ta đã xem qua nghi vấn cậu đặt ra. Nhưng ta vẫn muốn nói với cậu: Đừng nghi ngờ tính chính xác của mục tiêu. Tất cả nhấp nhô rồi sẽ qua, bởi vì chúng ta đang hướng tới một thời kỳ vĩ đại nhất——mà nó sẽ trở thành sự phân cách của một thời đại. Trước khi nó xuất thế, rất nhiều người đều đang đi nửa bước; mà sau khi nó xuất thế, tất cả sự hy sinh đều sẽ ảm đạm trên những trang giấy con chữ để lại ở quá khứ. Thời đại hoàng kim! Nó sẽ mang tới một thời đại hoàng kim. Hoán nhiên nhất tân (3), trời đất xoay vần, có ý nghĩa phổ thế hơn cả những thay đổi trước đó, đáng để chúng ta đánh đổi tất cả.
Ta mong, thời đại đó có thể xuất hiện đương lúc chúng ta sinh thời.
Chúc hành trình tới Phổ Quốc của cậu thuận buồm xuôi gió.
Bạn của cậu,
T”
Dựa vào độ cũ của giấy viết thư, người nhận thư chắc chắn không phải quý ngài tiểu Redmonton tôi mới tới thăm kia. Bọn tôi đều tin cha mình là một người vĩ đại, nhưng tôi không hề hay biết, cha tôi từng tham dự chuyện nào đó——có thể như trong thư viết, có ý nghĩa vượt thời đại.
Phong thư này được kẹp trong quyển《Dung hợp》, thật chỉ là một sự trùng hợp thôi ư?
Tôi tựa vào cửa kính xe hồng bì ngủ một đêm, cho tới khi tiếng chuông kêu truyền đến từ đầu xe, tôi mới thu dọn đồ đạc nhảy xuống xe. Nhiệt độ bên ngoài khá thấp, thời tiết cuối tháng năm giống như đã vào thu, hà hơi mạnh sẽ có khói. Bức tường ngoại thành rất sạch sẽ, có mấy người khoác áo choàng màu xám vừa mới đi qua đó, từ cổng thành mở tôi còn có thể thấy thấp thoáng cỏ dại ngoài thành.
Đây chính là trung tâm của Phổ Quốc——thành thứ chín.
Quang cảnh dưới chân tường thành thật sự hoang vu. Tôi nhớ lại địa chỉ được nhắc tới trong nhiệm vụ, hỏi thăm người qua đường. Gã thanh niên kia có vẻ hơi cảnh giác, lắc đầu rồi vụt đi. Trái lại hai đứa nhỏ choai choai ôm đàn đi qua rất là nhiệt tình, sán tới nói rõ với tôi, hỏi xin tôi ít tiền lẻ. Tôi thế mới biết địa chỉ kia hướng sâu vào trong thành thứ chín, không thể làm gì khác hơn là đi một đoạn, đáp một chiếc xe mộc.
Chủ xe rất khéo nói, dăm ba câu đã hỏi được mục đích chuyến này của tôi. Tôi còn chưa kịp mở miệng quanh co, chú ta đã tự nói trước đến khí thế ngất trời:
“Giọng cậu không giống người bản thành, từ vùng khác tới đúng không?” Chú nói, “Khu vực trung tâm của thành thứ chín có thể không nhộn nhịp bằng bên ngoài. Cậu xem quanh đây tiểu thương, họa sĩ trên phố pha thuốc màu, còn có trẻ lang thang ca hát với bọn móc túi——những cảnh như vầy chờ tới lúc cậu vào trong rồi sẽ không thấy nữa đâu. Mấy dặm quanh đó đều rất yên tĩnh, lính tuần tra của Hội lễ nghĩa ngày nào cũng có, cậu có thể thấy mọi lúc mọi nơi. Nhưng có một ngoại lệ——chính là số 30, đường 28 mà cậu bảo đấy”
Chú ta ngâm nga một làn điệu, điều khiển bánh xe ngoặt sang một hướng, đi qua hai dãy nhà trắng xanh thấp bé, rồi vòng qua mấy bụi hoa chuông xanh trên đất trống. Đây là lần đầu tiên tôi đi loại xe này, cảm giác rất mới mẻ, không nhịn được nhìn trái nhìn phải ngó trước ngó sau không yên. Tôi để ý thấy, xe mộc dưới thân tôi không phải do ngựa kéo đằng trước, mà hình như cũng chẳng phải do ma lực điều động. Chủ xe chỉ cần thi thoảng gạt mấy cái tay cầm cơ khí sang trái sang phải, mấy cái bánh xe bên dưới sẽ chuyển động cuồn cuộn.
“Tại sao chỗ đó lại không giống những nơi khác hả chú?” Tôi tiếp tục câu chuyện của chú ta, ngầm thừa nhận lời giải thích là người vùng khác.
“Ồ, cậu không biết à——tôi cũng đoán được” Chủ xe huýt sáo vang, “Bên ngoài số 30 đường 28 có bố trí một điểm cứu tế. Nghe nói gần đây ngoài bánh mì với trái cây ra, hai ngày trước người của giáo hội còn bắc một cái bếp lò mới bên ngoài nhà. Trời lạnh, người tới sẽ nhiều hơn”
“Điểm cứu tế?” Tôi lặp lại, đột nhiên thông suốt, “Là——một vị giáo chủ của chúng ta sao?”
“Chính là đề xuất của Đại giáo chủ Garuno” Phạm vi câu chuyện của chủ xe dường như đã mở rộng ra, ngay cả xe của chú ta cũng chạy nhanh hơn, “Cũng chỉ có nơi ở gần đây mới có thể cảm nhận rõ được, giáo chủ đại nhân là người hảo tâm đến nhường nào! Tôi chưa thấy ai từ bi hơn ngài ấy——lại còn vô tư và lương thiện nữa chứ. Có ai lại đi thương cảm cảnh ngộ của những người đói bụng, không nhà để về không? Nếu để tôi nói, những việc đó chẳng liên quan gì đến ngài ấy hết. Ngài ấy là con dân quan tâm Thần nhất, cũng là tín đồ thành kính nhất của Thần. Không những thế, thế hệ tiếp theo của chúng tôi…”
Giọng điệu của chú ta tức thì chìm xuống, thay vào đó niệm một câu cổ ngữ giống lời cầu nguyện. Tôi thấy người ở ven đường thưa thớt dần, có một đội ngũ khoác áo choàng xám, nửa mặt giấu trong bóng của chiếc mũ trùm rộng, vòng ra từ phía sau góc đường. Sự xuất hiện của họ như thủy triều quét sạch âm thanh của mọi người xung quanh, lúc nhìn thấy họ, người đi đường hai bên phố đều đứng yên bất động. Xe của chúng tôi cũng dừng lại, sau khi đội ngũ kia biến mất khỏi tầm nhìn mới tiếp tục lên đường.
“Là lính tuần tra à?” Tôi nhớ đến cái tên ông chú nhắc tới trước đó, hỏi dò.
“Là lính tuần tra” Người chủ xe trang trọng nói.
Sau đó chú ta không nói nhiều nữa, bốn phía cũng trở nên yên tĩnh, người ven đường đều kiệm lời ít nói. Mãi đến khi chú ta thả tôi xuống đường 28, mới có tiếng cãi cọ ồn ào từ xa truyền vào lỗ tai tôi.
Tôi đưa tiền xe cho chú ta, chú cất vào trong túi tiền, nói với tôi: “Thần yêu con dân của ngài”
“Đúng vậy” Tôi thuận miệng đáp. Trong nháy mắt đó biểu cảm của chú ta hơi kỳ lạ, tôi ý thức được có thể mình đã nói sai gì đó ——nhưng cái người chủ xe lúc trước miệng lưỡi lưu loát không nghiên cứu cặn kẽ, đã đổi hướng đi rồi.
Không khí mát rượi, tôi hít sâu một hơi, đi về phía số 30.
Bên ngoài căn nhà số 30 có hai bà bác trùm áo choàng lộ mặt, đang phân phát đồ ăn cho đám nhỏ chen chúc gầy còm. Đám đông chờ đợi ngoài trẻ con còn có một vài thanh niên quần áo chỉnh tề cùng mấy người phụ nữ xách giỏ, đang mong mỏi nhìn về phía căn nhà tỏa hơi nóng màu trắng. Tôi lặng lẽ đeo “Mặt nạ linh hồn” vào ngón tay, vò áo khoác mỏng cho nhiều nếp nhăn rồi ôm vào ngực, cởi một cái khuy măng sét ra, cũng chen vào phía sau đám người.
Xếp hàng trước tôi là một người trung niên, dáng ngươi hơi lọm khọm, một cái cột sống nhô ra khỏi lớp vải che phần lưng. Bà bác phân phát thức ăn hình như đưa đồ ăn cho ông ta, hai người nói với nhau câu gì đó, sau đấy tới lượt tôi.
Trước người hai bà bác kê một cái bàn, bên trên có mấy cái sọt lớn, mùi thơm của thức ăn và hơi nóng tỏa ra từ đó. Một bà bác trong đó đưa tôi một cái bánh mì, một người khác múc cho tôi một bát canh nhỏ, dịu giọng chỉ tôi nơi trả lại bát.
“Cảm ơn” Tôi ngước mắt, nhìn thật nhanh ra phía sau các bà. Lúc này tình hình chung của nhà số 30 rõ ràng hơn rất nhiều——vẻ ngoài của nó tương tự nhiều nhà dân tôi từng thấy trước đó, thậm chí còn đơn giản hơn, tổng thể mặt trước đều là màu xám trắng, trên cột nhà làm bằng đá không có hoa văn trang trí gì. Cả căn nhà chỉ có một tầng nho nhỏ, một cái cửa mở toang rộng bằng một người——không có cửa chính. Cửa chính đáng lẽ phải có hình như đã bị dỡ ra, nhìn từ đây, chỉ có thể thấp thoáng thấy được một cái hành lang ngắn sạch sẽ.
Tôi cầm bánh mì và bát canh trên tay, lại nghe bà bác kia nói: “Thần yêu con dân của ngài”
Lúc này tôi lưu tâm, cũng thử đáp lại: “Thần yêu con dân của ngài”
Có lẽ tập tục là vậy. Bà bác kia nở nụ cười dịu dàng, ra hiệu người phía sau tôi tiến lên. Một đống đồ vật linh ta linh tinh xếp chồng trong lòng tôi, tôi đi tới cuối đội ngũ, cầm bánh mì chấm canh như rất nhiều người.
“Tôi mới tới đây lần đầu,” Tôi nói nhỏ với một người ăn như hổ đói bên cạnh, “Có thể cho tôi biết bình thường cứu tế lúc mấy giờ không?”
“Từ trưa đến tám giờ tối” Người nọ hình như bị hỏi mà nghẹn một cái, nghi ngờ giương mắt nhìn tôi.
“Vậy thì, vào những giờ khác chỗ này không có một bóng người à?”
“Trừ lính tuần tra” Người kia nói. Tiếp đấy tập trung vào đồ ăn của mình, không đáp lời tôi nữa.
Chiếc nhẫn màu bạc kia vẫn được tôi đeo bên tay phải. Tôi tìm một quán trọ nhỏ phụ cận đường 29, thanh toán tiền thuê bảy ngày, bắt đầu lưu ý thời gian và tuyến đường lính tuần tra qua lại——trong đó có thông tin tôi quan sát được, cũng có cái được người lang thang buột miệng tiết lộ. Tôi phát hiện nhà 30 dường như cũng không đặc biệt, lúc ở ngoài cửa không tổ chức cứu tế, cánh cửa kia vẫn mở toang, giống như không đề phòng kẻ xâm nhập ngoại lai. Mấy lần tôi đi ngang qua đều không thấy có người ra vào chỗ đó, cho rằng nó có thể là căn nhà bỏ trống.
Xuất phát từ cẩn thận, vào tối ngày thứ bảy tôi theo thường lệ lẫn vào đám người nhận cứu tế, sau đó rúc qua một bên góc tường ngồi xuống đất. Tôi dùng cơ thể che động tác ngón tay, đứt quãng vẽ một cái trận pháp ẩn nấp quanh người. Chờ đến lúc cứu tế chấm dứt, đám đông tản ra, mà đội lính tuần tra cũng vừa vặn đi qua trước mắt tôi, tôi lập tức chui vào cửa nhà số 30. Hành lang trong căn nhà kia không có đèn sáng, có điều liếc cái là nhìn được đến cuối. Mỗi bên trái phải có một cái cổng tò vò, giống nhau cũng không có cánh cửa.
Tôi bước vào cửa bên trái trước, vẽ vào tay một phù văn tiểu đăng để chiếu sáng.
Đó là một căn phòng không lớn, nhìn qua như dành cho một người ở, bày biện hết sức giản dị: một cái bàn học chân rộng dựa vào tường, một cái ghế, một cái giường kê dưới cửa sổ, ga trải giường màu be, to bằng mặt giường. Trong căn phòng này hoàn toàn không có chỗ để giấu đồ——ngay cả sàn nhà dưới chân cũng đặc ruột. Tôi nhớ lại nội dung yêu cầu trong thư hết lần này đến lần khác, quyết định đi xem căn phòng bên phải rồi quyết định sau.
Lúc phù văn tiểu đăng lần nữa được thắp sáng trong chớp mắt, tôi suýt thì tưởng chặng đường trước đó đều là ảo giác của mình. Căn phòng bên phải nhìn như một bản sao hoàn hảo của căn phòng bên trái, bất kể là vị trí kê giường, bàn học chân rộng hay là ghế dựa đều giống hệt. Nhưng căn phòng này có thêm hai cái cửa sổ, khảm trên hai mặt tường đối diện. Một cái hướng về nơi cứu tế; tôi tới nhìn, phát hiện khung cửa sổ chỗ đó bị đóng đinh—— cánh cửa ở một đầu khác thì mở toang. Tôi ló đầu ra ngoài cửa nhìn thử, phát hiện phong cảnh bên ngoài rất tốt, trồng cây cối sẫm màu, cách đó không xa còn có một hồ nước.
“Chỗ này gần như chỉ có bốn bức tường,” Tôi buồn nản nghĩ, “Nên cũng chẳng cần bảo vệ”
Tôi gõ gõ vách tường, không từ bỏ ý định tìm kiếm lần nữa, nhưng lúc rũ mắt xuống thì thấy một điểm khác biệt: dưới bàn của phòng này giấu một cái tủ thấp. Trước do hai bên chân bàn quá rộng nên tầm nhìn của tôi bị chắn mất.
Tôi không khỏi đánh giá một vòng xung quanh, nằm sấp người xuống chạm cái cửa tủ kia. Mặt trên của nó không có tay cầm, chỉ có một chỗ lõm nhỏ, lúc tôi đẩy kéo không hề nhúc nhích.
Lúc tôi đăm chiêu, tiếng bước chân từ xa tới gần trở nên rõ ràng vô cùng. Nó thong thả vững vàng, chỉ cách có một bức tường, hướng về phía cửa phòng chỗ tôi. Vào thời khắc ấy tôi theo bản năng bóp tắt phù văn trong tay, lăn xuống gầm bàn, cố hết sức co người vào chỗ hổng giữa tủ thấp, chân bàn và tường đá. Một giây sau người nọ đã bước vào phòng, hình như đứng ở cửa một lát, sau đó bật đèn, dịch ghế tới trước bàn học, bắt đầu viết gì đó sột soạt.
Góc nhìn của tôi đủ để thấy giày và ống quần người nọ. Nó mang đến cho tôi một cảm giác gì đấy quen thuộc, giống như bộ đồ của lính tuần tra. Dựa vào kích cỡ, là chân của một người đàn ông——chắc là hộ gia đình ở đây. Có thể là một vị giáo sĩ bận rộn, tình nguyện ở trong hoàn cảnh kham khổ này.
Vị giáo sĩ kia viết chữ một lúc, sột soạt cất giấy bút đi, đứng dậy khỏi ghế. Tôi nín thở, không dám thở mạnh, liền nghe tiếng bước chân của người nọ xa dần, sang đầu kia căn phòng. Tôi nhớ hướng đó, đại khái là cánh cửa sổ hướng tới cây cối và hồ nước.
Tôi không nhúc nhích, tính toán thời gian, ảo tưởng chân hắn mọc rễ tại chỗ. Lại nghe giáo sĩ kia đột nhiên thở dài, phát ra tiếng nói nhỏ đến mức không thể nghe thấy: “Người từng nói với con, cửa phòng của người luôn rộng mở với tất cả mọi người, như thế thì những linh hồn cần cứu vớt mới không phải vất vả bôn ba…”
Đó là giọng nói của một người trẻ tuổi.
Tôi xuất thần nghe cậu ta nói xong, cậu ta lại im lặng, có tiếng ma sát của vài cuộn giấy, rồi tiếng đế giày cậu ta giẫm nhẹ xuống đất. Sau đó người nọ rời đi, căn phòng này đột nhiên quay về với bóng tối ban đầu.
Tôi im lặng chờ một lúc mới chui ra khỏi chỗ hổng. Tôi đã chuẩn bị cho nhiệm vụ thất bại——tôi thật sự không có tí manh mối gì về vị trí của cái hộp đen, cũng không thể gióng trống khua chiêng phá cái tủ này được. Thông tin được tiết lộ cho tôi trong thư quá ít, chỉ nhìn vào tình huống hiện giờ của tôi, thông tin ít ỏi như thể người ra lệnh không trông ngóng tôi có thể hoàn thành nó vậy. Nếu nó không phải là một “nhiệm vụ” mà là bài “kiểm tra”, tôi thậm chí sẽ cho rằng đây là cố gắng gây khó dễ cho thí sinh.
Nhưng tôi vẫn không cam lòng, áp sát tay phải lên cửa tủ, suy nghĩ có nên dùng một phù văn nào đó thử một lần không. Có lẽ phải là ma văn mới mở được tủ——chứ không phải phương pháp phong tỏa đồ vật kiểu cũ.
Tôi vuốt nhẹ qua lại ván cửa trơn nhẵn mà nặng trịch, nhưng phút chốc cảm thấy cánh cửa nảy nảy nảy ở lòng bàn tay tôi. Tôi rút tay lại theo bản năng, cửa kia đã tự động bật ra, để lộ một xấp giấy cuộn chất kín bên trong.
Đầu óc tôi mơ hồ, ngón tay di chuyển theo logic hướng vào trong tìm kiếm. Ở tận sâu trong tủ tôi chạm phải một vật có góc cạnh, bèn dời chồng giấy cuộn ở tầng cao nhất đi, lấy cái vật cứng phía sau giấy ra.
Dựa vào ánh sáng của phù văn tiểu đăng, tôi nhìn thấy một cái hộp màu đen, dẹt, dài hơn chút so với lòng bàn tay, đang lẳng lặng nằm trên tay tôi.
Điều bất ngờ này thật sự quá khó tin, cũng quá chấn động. Tôi thẫn thờ đóng cửa tủ lại, rồi thử kéo mấy lần nhưng không có kết quả. Tôi đối chiếu những tình tiết trong trí nhớ, trầm ngâm chốc lát, cởi chiếc nhẫn bên tay phải ra, dán lên chỗ lõm trên cửa. Đúng như dư đoán, cái tủ kia mở ra một lần nữa.
“Hình dáng của hốc cửa, quả thật có thể khớp với kích thước phần nhô ra của một viên bảo thạch, có lẽ thuộc sở hữu của chủ nhân nó” Tôi nhìn nó chằm chằm, nghĩ, “Nhưng nhẫn của mình——mình tới từ một đất nước khác, nhẫn không khảm bất cứ bảo thạch nào, tại sao cũng có thể mở được cánh cửa này? Cấp trên không thể nào biết được sự tồn tại của nó. Bọn họ dựa vào gì mà có lòng tin mình có thể lấy được cái hộp đen này?”
Tôi không kịp nghĩ nhiều. Sắp tới thời gian luân phiên đợt lính tuần tra tiếp theo, sau đó chính là giờ giới nghiêm. Nghe đâu vào lúc này thành viên của “Hội lễ nghĩa” tuần tran ban ngày sẽ đổi với thành viên của “Hội cứu rỗi”, mà khi mọi người nói đến “Hội cứu rỗi” cũng kiêng kị ít nhiều. Tôi không muốn chạm mặt họ, bèn cấp tốc nhét hộp đen và nhẫn vào túi, cầm trong tay tập thơ trước để ở đó——túi hơi phồng, nhưng không nhìn kỹ cũng không dễ bị phát hiện——rón rén chạy ra ngoài. Chân trước tôi vừa bước ra khỏi cửa thứ nhất, chợt cứng đờ tại chỗ.
Đèn hành lang lúc ấy bỗng sáng lên, có người đứng ở đối diện tôi.
Hắn mặc áo choàng màu xám, mặt giấu dưới bóng mũ trùm, chỉ lộ nửa cái cằm và vài lọn tóc rũ xuống bên ngoài. Đỉnh đầu chúng tôi là ánh đèn u ám, tôi không thấy rõ vẻ mặt hắn.
“Xin chào” Người tôi cứng ngắc, cố duy trì biểu hiện tự nhiên. Tôi nhịn không cúi xuống nhìn chiếc áo khoác giấu hộp đen có đủ phẳng hay không.
Hắn mở miệng nói: “Anh là ai?”
Hắn hỏi rất ngắn, với giọng điệu bình thường nhưng lại giống như đang kìm nén cơn giận——đó là giọng của chủ nhà tôi nghe thấy trước đó.
Giờ phút này tôi chỉ có thể cầu nguyện hắn không tận mắt thấy động tác của tôi, có lẽ chỉ vừa mới vòng qua.
“Tôi chưa quen chỗ này, chỉ mới tạt qua,” Tôi hạ thấp giọng, “Xin lỗi, tôi làm sai gì sao ạ? Tôi mới được nhận cứu tế. Nghe bà bác ở đây bảo, giáo hội mở cửa với tất cả mọi người nên hôm nay tôi mới tới nhìn”
Đương nhiên là tôi nói bừa, phát huy một chút trí tưởng tượng kết hợp với tình huống thực tế——nhưng giọng nói đối diện tôi dịu xuống như phép màu.
“Anh nghe nhầm rồi,” Hắn nói, “Câu kia là chỉ giáo đường. Nơi này là chỗ ở tư nhân của tôi”
“Lúc trước tôi không biết, thật sự xin lỗi,” Tôi nói, “Tôi chỉ liếc mắt vào trong, phát hiện ra đó không phải nơi giảng đạo”
Tầm mắt của người nọ chắc đang quan sát tôi dưới bóng mũ trùm.
“Trong tay anh cầm gì vậy?” Hắn hỏi.
“Tập thơ tôi sáng tác” Tôi mở nội dung bên trong ra cho hắn xem “Tôi có thể đảm bảo không phải lấy ra từ giá sách ở trong——nếu có”
Hắn giở qua loa, hình như đang xem xét tiếp theo phải xử lí như thế nào.
“Cảm ơn ngài đã tha lỗi cho tôi,” Tôi nói tiếp, nhớ lại những lời hoa mỹ các tín đồ hay nói, “Thần sẽ rất yêu ngài, đại nhân”
Hắn không nói gì nữa, trả cuốn tập lại cho tôi, hơi nhường đường, như thể đang ra hiệu tôi có thể đi qua bên cạnh hắn. Tôi có thể cảm nhận được ánh mắt hắn không ở trên người mình nữa, tôi chầm chậm đi vào màn đêm xa xăm.
Chú thích:
(1) Nguyên văn Hồng bì xa “红皮车”: là cách gọi xe khách đường sắt của Trung Quốc. Màu sắc chủ đạo bên ngoài của xe khách là màu vỏ quýt và màu trắng đan xen, nên tên là “hồng bì xa”. Dịch hẳn ra thì là toa xe lửa màu đỏ. Nhưng trong bối cảnh truyện, mình không rõ nó là loại xe gì, nên tạm để là xe hồng bì, có thể hiểu là xe có vỏ màu đỏ
(2) Bản kỷ “本纪”: hoặc được gọi tắt là kỷ, ghi lại cuộc đời của các đời Đế vương
(3) Hoán nhiên nhất tân “焕然一新”: ý chỉ thay đổi hình dáng cũ, phơi bày hình dáng hoàn toàn mới
Toa xe có tổng cộng mười chín khu, tôi chọn một chỗ trống ngồi xuống, nghe vỏ xe cành cạch ù ù khởi hành. Ở túi ngoài chiếc áo khoác mỏng của tôi có nhét ít tiền Phổ Quốc, trong túi để cuốn tập viết thơ, mấy viên kẹo, thêm chiếc nhẫn tôi nhặt được trong bài kiểm tra. Ống tay áo sơ mi của tôi có đính một chiếc huân chương nho nhỏ, đặt song song với một cái khuy áo không mấy nổi bật khác. Tôi còn mang theo bên người cái túi lớn để chút đồ ăn nước uống, chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào.
Tôi tìm được rất nhiều ghi chép quý giá trong thư viện của ông nội. Tuy rằng tài liệu lịch sử mấy năm gần đây trống không chưa được bổ sung thêm, nhưng những lưu trữ ngày trước của nó đã đủ để tôi có cái nhìn khái quát về Phổ Quốc.
Theo tôi thấy, nội dung của những tài liệu lịch sử này khá là phiến diện trên một vài quan điểm. Một vài tư liệu cơ bản——ví dụ như Phổ Quốc là nước láng giềng phía tây của Gerundnan, quốc thổ rộng bằng một phần tư, thành thứ chín nằm ở giữa được bao quanh bởi tám thành——ở vài địa phương khác thực sự rất là vô lý. Trong một bản kỷ (2) lịch sử có viết, quốc vương Phổ Quốc vào năm 797 chọn Đại giáo chủ Garuno vào vị trí đầu não của quốc gia, tiếp đó ca tụng tín ngưỡng Tân thần giáo trên toàn quốc, mở rộng hết nhóm tín đồ trung thành này đến nhóm khác. Nhưng đến năm 803, các chính sách phổ biến quan trọng trong nước đều cần qua tay vị Đại giáo chủ mới nhậm chức này, đia vị của quốc vương và quốc hội chỉ còn trên danh nghĩa.
Riêng đoạn này đã có không ít mâu thuẫn. Ngay khi đó quốc vương nắm quyền, lại khiến cho làn sóng thần học của thời đại cũ lưu hành hai bên; thân tín được quốc vương tuyển chọn và bổ nhiệm, trong vòng mấy năm ngắn ngủi thâu tóm thực quyền của vua. Người dân Phổ Quốc trước đây vốn cũng không có bất kỳ tín ngưỡng tông giáo nào, mà Tân thần giáo thậm chí còn chẳng phải tông giáo lâu đời gì trong lịch sử——nhìn từ cái tên mới này, giáo điển có khi mới được biên soạn trong năm mươi năm gần đây, nhưng người dân Phổ Quốc lại vẫn cứ tiếp nhận, tin tưởng và nghe theo nó.
Những điều kỳ lạ ở trên, có lẽ lúc tôi tới thành thứ chín có thể nghiệm chứng mấy phần thật giả. Nhưng sự hoang mang quẩn quanh không đi trong lòng tôi kia, vẫn lưu lại trong căn phòng của tôi ở Hoftas, giấu trong một quyển sách cũ.
Tờ giấy trượt ra từ quyển 《Dung hợp》 ngày ấy thực chất là giấy viết thư. Tôi không biết chữ viết bên trên, nhưng đầu thư có nhắc tới một cái tên tôi vô cùng quen thuộc.
“Thân gửi Redmonton:
Ta đã xem qua nghi vấn cậu đặt ra. Nhưng ta vẫn muốn nói với cậu: Đừng nghi ngờ tính chính xác của mục tiêu. Tất cả nhấp nhô rồi sẽ qua, bởi vì chúng ta đang hướng tới một thời kỳ vĩ đại nhất——mà nó sẽ trở thành sự phân cách của một thời đại. Trước khi nó xuất thế, rất nhiều người đều đang đi nửa bước; mà sau khi nó xuất thế, tất cả sự hy sinh đều sẽ ảm đạm trên những trang giấy con chữ để lại ở quá khứ. Thời đại hoàng kim! Nó sẽ mang tới một thời đại hoàng kim. Hoán nhiên nhất tân (3), trời đất xoay vần, có ý nghĩa phổ thế hơn cả những thay đổi trước đó, đáng để chúng ta đánh đổi tất cả.
Ta mong, thời đại đó có thể xuất hiện đương lúc chúng ta sinh thời.
Chúc hành trình tới Phổ Quốc của cậu thuận buồm xuôi gió.
Bạn của cậu,
T”
Dựa vào độ cũ của giấy viết thư, người nhận thư chắc chắn không phải quý ngài tiểu Redmonton tôi mới tới thăm kia. Bọn tôi đều tin cha mình là một người vĩ đại, nhưng tôi không hề hay biết, cha tôi từng tham dự chuyện nào đó——có thể như trong thư viết, có ý nghĩa vượt thời đại.
Phong thư này được kẹp trong quyển《Dung hợp》, thật chỉ là một sự trùng hợp thôi ư?
Tôi tựa vào cửa kính xe hồng bì ngủ một đêm, cho tới khi tiếng chuông kêu truyền đến từ đầu xe, tôi mới thu dọn đồ đạc nhảy xuống xe. Nhiệt độ bên ngoài khá thấp, thời tiết cuối tháng năm giống như đã vào thu, hà hơi mạnh sẽ có khói. Bức tường ngoại thành rất sạch sẽ, có mấy người khoác áo choàng màu xám vừa mới đi qua đó, từ cổng thành mở tôi còn có thể thấy thấp thoáng cỏ dại ngoài thành.
Đây chính là trung tâm của Phổ Quốc——thành thứ chín.
Quang cảnh dưới chân tường thành thật sự hoang vu. Tôi nhớ lại địa chỉ được nhắc tới trong nhiệm vụ, hỏi thăm người qua đường. Gã thanh niên kia có vẻ hơi cảnh giác, lắc đầu rồi vụt đi. Trái lại hai đứa nhỏ choai choai ôm đàn đi qua rất là nhiệt tình, sán tới nói rõ với tôi, hỏi xin tôi ít tiền lẻ. Tôi thế mới biết địa chỉ kia hướng sâu vào trong thành thứ chín, không thể làm gì khác hơn là đi một đoạn, đáp một chiếc xe mộc.
Chủ xe rất khéo nói, dăm ba câu đã hỏi được mục đích chuyến này của tôi. Tôi còn chưa kịp mở miệng quanh co, chú ta đã tự nói trước đến khí thế ngất trời:
“Giọng cậu không giống người bản thành, từ vùng khác tới đúng không?” Chú nói, “Khu vực trung tâm của thành thứ chín có thể không nhộn nhịp bằng bên ngoài. Cậu xem quanh đây tiểu thương, họa sĩ trên phố pha thuốc màu, còn có trẻ lang thang ca hát với bọn móc túi——những cảnh như vầy chờ tới lúc cậu vào trong rồi sẽ không thấy nữa đâu. Mấy dặm quanh đó đều rất yên tĩnh, lính tuần tra của Hội lễ nghĩa ngày nào cũng có, cậu có thể thấy mọi lúc mọi nơi. Nhưng có một ngoại lệ——chính là số 30, đường 28 mà cậu bảo đấy”
Chú ta ngâm nga một làn điệu, điều khiển bánh xe ngoặt sang một hướng, đi qua hai dãy nhà trắng xanh thấp bé, rồi vòng qua mấy bụi hoa chuông xanh trên đất trống. Đây là lần đầu tiên tôi đi loại xe này, cảm giác rất mới mẻ, không nhịn được nhìn trái nhìn phải ngó trước ngó sau không yên. Tôi để ý thấy, xe mộc dưới thân tôi không phải do ngựa kéo đằng trước, mà hình như cũng chẳng phải do ma lực điều động. Chủ xe chỉ cần thi thoảng gạt mấy cái tay cầm cơ khí sang trái sang phải, mấy cái bánh xe bên dưới sẽ chuyển động cuồn cuộn.
“Tại sao chỗ đó lại không giống những nơi khác hả chú?” Tôi tiếp tục câu chuyện của chú ta, ngầm thừa nhận lời giải thích là người vùng khác.
“Ồ, cậu không biết à——tôi cũng đoán được” Chủ xe huýt sáo vang, “Bên ngoài số 30 đường 28 có bố trí một điểm cứu tế. Nghe nói gần đây ngoài bánh mì với trái cây ra, hai ngày trước người của giáo hội còn bắc một cái bếp lò mới bên ngoài nhà. Trời lạnh, người tới sẽ nhiều hơn”
“Điểm cứu tế?” Tôi lặp lại, đột nhiên thông suốt, “Là——một vị giáo chủ của chúng ta sao?”
“Chính là đề xuất của Đại giáo chủ Garuno” Phạm vi câu chuyện của chủ xe dường như đã mở rộng ra, ngay cả xe của chú ta cũng chạy nhanh hơn, “Cũng chỉ có nơi ở gần đây mới có thể cảm nhận rõ được, giáo chủ đại nhân là người hảo tâm đến nhường nào! Tôi chưa thấy ai từ bi hơn ngài ấy——lại còn vô tư và lương thiện nữa chứ. Có ai lại đi thương cảm cảnh ngộ của những người đói bụng, không nhà để về không? Nếu để tôi nói, những việc đó chẳng liên quan gì đến ngài ấy hết. Ngài ấy là con dân quan tâm Thần nhất, cũng là tín đồ thành kính nhất của Thần. Không những thế, thế hệ tiếp theo của chúng tôi…”
Giọng điệu của chú ta tức thì chìm xuống, thay vào đó niệm một câu cổ ngữ giống lời cầu nguyện. Tôi thấy người ở ven đường thưa thớt dần, có một đội ngũ khoác áo choàng xám, nửa mặt giấu trong bóng của chiếc mũ trùm rộng, vòng ra từ phía sau góc đường. Sự xuất hiện của họ như thủy triều quét sạch âm thanh của mọi người xung quanh, lúc nhìn thấy họ, người đi đường hai bên phố đều đứng yên bất động. Xe của chúng tôi cũng dừng lại, sau khi đội ngũ kia biến mất khỏi tầm nhìn mới tiếp tục lên đường.
“Là lính tuần tra à?” Tôi nhớ đến cái tên ông chú nhắc tới trước đó, hỏi dò.
“Là lính tuần tra” Người chủ xe trang trọng nói.
Sau đó chú ta không nói nhiều nữa, bốn phía cũng trở nên yên tĩnh, người ven đường đều kiệm lời ít nói. Mãi đến khi chú ta thả tôi xuống đường 28, mới có tiếng cãi cọ ồn ào từ xa truyền vào lỗ tai tôi.
Tôi đưa tiền xe cho chú ta, chú cất vào trong túi tiền, nói với tôi: “Thần yêu con dân của ngài”
“Đúng vậy” Tôi thuận miệng đáp. Trong nháy mắt đó biểu cảm của chú ta hơi kỳ lạ, tôi ý thức được có thể mình đã nói sai gì đó ——nhưng cái người chủ xe lúc trước miệng lưỡi lưu loát không nghiên cứu cặn kẽ, đã đổi hướng đi rồi.
Không khí mát rượi, tôi hít sâu một hơi, đi về phía số 30.
Bên ngoài căn nhà số 30 có hai bà bác trùm áo choàng lộ mặt, đang phân phát đồ ăn cho đám nhỏ chen chúc gầy còm. Đám đông chờ đợi ngoài trẻ con còn có một vài thanh niên quần áo chỉnh tề cùng mấy người phụ nữ xách giỏ, đang mong mỏi nhìn về phía căn nhà tỏa hơi nóng màu trắng. Tôi lặng lẽ đeo “Mặt nạ linh hồn” vào ngón tay, vò áo khoác mỏng cho nhiều nếp nhăn rồi ôm vào ngực, cởi một cái khuy măng sét ra, cũng chen vào phía sau đám người.
Xếp hàng trước tôi là một người trung niên, dáng ngươi hơi lọm khọm, một cái cột sống nhô ra khỏi lớp vải che phần lưng. Bà bác phân phát thức ăn hình như đưa đồ ăn cho ông ta, hai người nói với nhau câu gì đó, sau đấy tới lượt tôi.
Trước người hai bà bác kê một cái bàn, bên trên có mấy cái sọt lớn, mùi thơm của thức ăn và hơi nóng tỏa ra từ đó. Một bà bác trong đó đưa tôi một cái bánh mì, một người khác múc cho tôi một bát canh nhỏ, dịu giọng chỉ tôi nơi trả lại bát.
“Cảm ơn” Tôi ngước mắt, nhìn thật nhanh ra phía sau các bà. Lúc này tình hình chung của nhà số 30 rõ ràng hơn rất nhiều——vẻ ngoài của nó tương tự nhiều nhà dân tôi từng thấy trước đó, thậm chí còn đơn giản hơn, tổng thể mặt trước đều là màu xám trắng, trên cột nhà làm bằng đá không có hoa văn trang trí gì. Cả căn nhà chỉ có một tầng nho nhỏ, một cái cửa mở toang rộng bằng một người——không có cửa chính. Cửa chính đáng lẽ phải có hình như đã bị dỡ ra, nhìn từ đây, chỉ có thể thấp thoáng thấy được một cái hành lang ngắn sạch sẽ.
Tôi cầm bánh mì và bát canh trên tay, lại nghe bà bác kia nói: “Thần yêu con dân của ngài”
Lúc này tôi lưu tâm, cũng thử đáp lại: “Thần yêu con dân của ngài”
Có lẽ tập tục là vậy. Bà bác kia nở nụ cười dịu dàng, ra hiệu người phía sau tôi tiến lên. Một đống đồ vật linh ta linh tinh xếp chồng trong lòng tôi, tôi đi tới cuối đội ngũ, cầm bánh mì chấm canh như rất nhiều người.
“Tôi mới tới đây lần đầu,” Tôi nói nhỏ với một người ăn như hổ đói bên cạnh, “Có thể cho tôi biết bình thường cứu tế lúc mấy giờ không?”
“Từ trưa đến tám giờ tối” Người nọ hình như bị hỏi mà nghẹn một cái, nghi ngờ giương mắt nhìn tôi.
“Vậy thì, vào những giờ khác chỗ này không có một bóng người à?”
“Trừ lính tuần tra” Người kia nói. Tiếp đấy tập trung vào đồ ăn của mình, không đáp lời tôi nữa.
Chiếc nhẫn màu bạc kia vẫn được tôi đeo bên tay phải. Tôi tìm một quán trọ nhỏ phụ cận đường 29, thanh toán tiền thuê bảy ngày, bắt đầu lưu ý thời gian và tuyến đường lính tuần tra qua lại——trong đó có thông tin tôi quan sát được, cũng có cái được người lang thang buột miệng tiết lộ. Tôi phát hiện nhà 30 dường như cũng không đặc biệt, lúc ở ngoài cửa không tổ chức cứu tế, cánh cửa kia vẫn mở toang, giống như không đề phòng kẻ xâm nhập ngoại lai. Mấy lần tôi đi ngang qua đều không thấy có người ra vào chỗ đó, cho rằng nó có thể là căn nhà bỏ trống.
Xuất phát từ cẩn thận, vào tối ngày thứ bảy tôi theo thường lệ lẫn vào đám người nhận cứu tế, sau đó rúc qua một bên góc tường ngồi xuống đất. Tôi dùng cơ thể che động tác ngón tay, đứt quãng vẽ một cái trận pháp ẩn nấp quanh người. Chờ đến lúc cứu tế chấm dứt, đám đông tản ra, mà đội lính tuần tra cũng vừa vặn đi qua trước mắt tôi, tôi lập tức chui vào cửa nhà số 30. Hành lang trong căn nhà kia không có đèn sáng, có điều liếc cái là nhìn được đến cuối. Mỗi bên trái phải có một cái cổng tò vò, giống nhau cũng không có cánh cửa.
Tôi bước vào cửa bên trái trước, vẽ vào tay một phù văn tiểu đăng để chiếu sáng.
Đó là một căn phòng không lớn, nhìn qua như dành cho một người ở, bày biện hết sức giản dị: một cái bàn học chân rộng dựa vào tường, một cái ghế, một cái giường kê dưới cửa sổ, ga trải giường màu be, to bằng mặt giường. Trong căn phòng này hoàn toàn không có chỗ để giấu đồ——ngay cả sàn nhà dưới chân cũng đặc ruột. Tôi nhớ lại nội dung yêu cầu trong thư hết lần này đến lần khác, quyết định đi xem căn phòng bên phải rồi quyết định sau.
Lúc phù văn tiểu đăng lần nữa được thắp sáng trong chớp mắt, tôi suýt thì tưởng chặng đường trước đó đều là ảo giác của mình. Căn phòng bên phải nhìn như một bản sao hoàn hảo của căn phòng bên trái, bất kể là vị trí kê giường, bàn học chân rộng hay là ghế dựa đều giống hệt. Nhưng căn phòng này có thêm hai cái cửa sổ, khảm trên hai mặt tường đối diện. Một cái hướng về nơi cứu tế; tôi tới nhìn, phát hiện khung cửa sổ chỗ đó bị đóng đinh—— cánh cửa ở một đầu khác thì mở toang. Tôi ló đầu ra ngoài cửa nhìn thử, phát hiện phong cảnh bên ngoài rất tốt, trồng cây cối sẫm màu, cách đó không xa còn có một hồ nước.
“Chỗ này gần như chỉ có bốn bức tường,” Tôi buồn nản nghĩ, “Nên cũng chẳng cần bảo vệ”
Tôi gõ gõ vách tường, không từ bỏ ý định tìm kiếm lần nữa, nhưng lúc rũ mắt xuống thì thấy một điểm khác biệt: dưới bàn của phòng này giấu một cái tủ thấp. Trước do hai bên chân bàn quá rộng nên tầm nhìn của tôi bị chắn mất.
Tôi không khỏi đánh giá một vòng xung quanh, nằm sấp người xuống chạm cái cửa tủ kia. Mặt trên của nó không có tay cầm, chỉ có một chỗ lõm nhỏ, lúc tôi đẩy kéo không hề nhúc nhích.
Lúc tôi đăm chiêu, tiếng bước chân từ xa tới gần trở nên rõ ràng vô cùng. Nó thong thả vững vàng, chỉ cách có một bức tường, hướng về phía cửa phòng chỗ tôi. Vào thời khắc ấy tôi theo bản năng bóp tắt phù văn trong tay, lăn xuống gầm bàn, cố hết sức co người vào chỗ hổng giữa tủ thấp, chân bàn và tường đá. Một giây sau người nọ đã bước vào phòng, hình như đứng ở cửa một lát, sau đó bật đèn, dịch ghế tới trước bàn học, bắt đầu viết gì đó sột soạt.
Góc nhìn của tôi đủ để thấy giày và ống quần người nọ. Nó mang đến cho tôi một cảm giác gì đấy quen thuộc, giống như bộ đồ của lính tuần tra. Dựa vào kích cỡ, là chân của một người đàn ông——chắc là hộ gia đình ở đây. Có thể là một vị giáo sĩ bận rộn, tình nguyện ở trong hoàn cảnh kham khổ này.
Vị giáo sĩ kia viết chữ một lúc, sột soạt cất giấy bút đi, đứng dậy khỏi ghế. Tôi nín thở, không dám thở mạnh, liền nghe tiếng bước chân của người nọ xa dần, sang đầu kia căn phòng. Tôi nhớ hướng đó, đại khái là cánh cửa sổ hướng tới cây cối và hồ nước.
Tôi không nhúc nhích, tính toán thời gian, ảo tưởng chân hắn mọc rễ tại chỗ. Lại nghe giáo sĩ kia đột nhiên thở dài, phát ra tiếng nói nhỏ đến mức không thể nghe thấy: “Người từng nói với con, cửa phòng của người luôn rộng mở với tất cả mọi người, như thế thì những linh hồn cần cứu vớt mới không phải vất vả bôn ba…”
Đó là giọng nói của một người trẻ tuổi.
Tôi xuất thần nghe cậu ta nói xong, cậu ta lại im lặng, có tiếng ma sát của vài cuộn giấy, rồi tiếng đế giày cậu ta giẫm nhẹ xuống đất. Sau đó người nọ rời đi, căn phòng này đột nhiên quay về với bóng tối ban đầu.
Tôi im lặng chờ một lúc mới chui ra khỏi chỗ hổng. Tôi đã chuẩn bị cho nhiệm vụ thất bại——tôi thật sự không có tí manh mối gì về vị trí của cái hộp đen, cũng không thể gióng trống khua chiêng phá cái tủ này được. Thông tin được tiết lộ cho tôi trong thư quá ít, chỉ nhìn vào tình huống hiện giờ của tôi, thông tin ít ỏi như thể người ra lệnh không trông ngóng tôi có thể hoàn thành nó vậy. Nếu nó không phải là một “nhiệm vụ” mà là bài “kiểm tra”, tôi thậm chí sẽ cho rằng đây là cố gắng gây khó dễ cho thí sinh.
Nhưng tôi vẫn không cam lòng, áp sát tay phải lên cửa tủ, suy nghĩ có nên dùng một phù văn nào đó thử một lần không. Có lẽ phải là ma văn mới mở được tủ——chứ không phải phương pháp phong tỏa đồ vật kiểu cũ.
Tôi vuốt nhẹ qua lại ván cửa trơn nhẵn mà nặng trịch, nhưng phút chốc cảm thấy cánh cửa nảy nảy nảy ở lòng bàn tay tôi. Tôi rút tay lại theo bản năng, cửa kia đã tự động bật ra, để lộ một xấp giấy cuộn chất kín bên trong.
Đầu óc tôi mơ hồ, ngón tay di chuyển theo logic hướng vào trong tìm kiếm. Ở tận sâu trong tủ tôi chạm phải một vật có góc cạnh, bèn dời chồng giấy cuộn ở tầng cao nhất đi, lấy cái vật cứng phía sau giấy ra.
Dựa vào ánh sáng của phù văn tiểu đăng, tôi nhìn thấy một cái hộp màu đen, dẹt, dài hơn chút so với lòng bàn tay, đang lẳng lặng nằm trên tay tôi.
Điều bất ngờ này thật sự quá khó tin, cũng quá chấn động. Tôi thẫn thờ đóng cửa tủ lại, rồi thử kéo mấy lần nhưng không có kết quả. Tôi đối chiếu những tình tiết trong trí nhớ, trầm ngâm chốc lát, cởi chiếc nhẫn bên tay phải ra, dán lên chỗ lõm trên cửa. Đúng như dư đoán, cái tủ kia mở ra một lần nữa.
“Hình dáng của hốc cửa, quả thật có thể khớp với kích thước phần nhô ra của một viên bảo thạch, có lẽ thuộc sở hữu của chủ nhân nó” Tôi nhìn nó chằm chằm, nghĩ, “Nhưng nhẫn của mình——mình tới từ một đất nước khác, nhẫn không khảm bất cứ bảo thạch nào, tại sao cũng có thể mở được cánh cửa này? Cấp trên không thể nào biết được sự tồn tại của nó. Bọn họ dựa vào gì mà có lòng tin mình có thể lấy được cái hộp đen này?”
Tôi không kịp nghĩ nhiều. Sắp tới thời gian luân phiên đợt lính tuần tra tiếp theo, sau đó chính là giờ giới nghiêm. Nghe đâu vào lúc này thành viên của “Hội lễ nghĩa” tuần tran ban ngày sẽ đổi với thành viên của “Hội cứu rỗi”, mà khi mọi người nói đến “Hội cứu rỗi” cũng kiêng kị ít nhiều. Tôi không muốn chạm mặt họ, bèn cấp tốc nhét hộp đen và nhẫn vào túi, cầm trong tay tập thơ trước để ở đó——túi hơi phồng, nhưng không nhìn kỹ cũng không dễ bị phát hiện——rón rén chạy ra ngoài. Chân trước tôi vừa bước ra khỏi cửa thứ nhất, chợt cứng đờ tại chỗ.
Đèn hành lang lúc ấy bỗng sáng lên, có người đứng ở đối diện tôi.
Hắn mặc áo choàng màu xám, mặt giấu dưới bóng mũ trùm, chỉ lộ nửa cái cằm và vài lọn tóc rũ xuống bên ngoài. Đỉnh đầu chúng tôi là ánh đèn u ám, tôi không thấy rõ vẻ mặt hắn.
“Xin chào” Người tôi cứng ngắc, cố duy trì biểu hiện tự nhiên. Tôi nhịn không cúi xuống nhìn chiếc áo khoác giấu hộp đen có đủ phẳng hay không.
Hắn mở miệng nói: “Anh là ai?”
Hắn hỏi rất ngắn, với giọng điệu bình thường nhưng lại giống như đang kìm nén cơn giận——đó là giọng của chủ nhà tôi nghe thấy trước đó.
Giờ phút này tôi chỉ có thể cầu nguyện hắn không tận mắt thấy động tác của tôi, có lẽ chỉ vừa mới vòng qua.
“Tôi chưa quen chỗ này, chỉ mới tạt qua,” Tôi hạ thấp giọng, “Xin lỗi, tôi làm sai gì sao ạ? Tôi mới được nhận cứu tế. Nghe bà bác ở đây bảo, giáo hội mở cửa với tất cả mọi người nên hôm nay tôi mới tới nhìn”
Đương nhiên là tôi nói bừa, phát huy một chút trí tưởng tượng kết hợp với tình huống thực tế——nhưng giọng nói đối diện tôi dịu xuống như phép màu.
“Anh nghe nhầm rồi,” Hắn nói, “Câu kia là chỉ giáo đường. Nơi này là chỗ ở tư nhân của tôi”
“Lúc trước tôi không biết, thật sự xin lỗi,” Tôi nói, “Tôi chỉ liếc mắt vào trong, phát hiện ra đó không phải nơi giảng đạo”
Tầm mắt của người nọ chắc đang quan sát tôi dưới bóng mũ trùm.
“Trong tay anh cầm gì vậy?” Hắn hỏi.
“Tập thơ tôi sáng tác” Tôi mở nội dung bên trong ra cho hắn xem “Tôi có thể đảm bảo không phải lấy ra từ giá sách ở trong——nếu có”
Hắn giở qua loa, hình như đang xem xét tiếp theo phải xử lí như thế nào.
“Cảm ơn ngài đã tha lỗi cho tôi,” Tôi nói tiếp, nhớ lại những lời hoa mỹ các tín đồ hay nói, “Thần sẽ rất yêu ngài, đại nhân”
Hắn không nói gì nữa, trả cuốn tập lại cho tôi, hơi nhường đường, như thể đang ra hiệu tôi có thể đi qua bên cạnh hắn. Tôi có thể cảm nhận được ánh mắt hắn không ở trên người mình nữa, tôi chầm chậm đi vào màn đêm xa xăm.
Chú thích:
(1) Nguyên văn Hồng bì xa “红皮车”: là cách gọi xe khách đường sắt của Trung Quốc. Màu sắc chủ đạo bên ngoài của xe khách là màu vỏ quýt và màu trắng đan xen, nên tên là “hồng bì xa”. Dịch hẳn ra thì là toa xe lửa màu đỏ. Nhưng trong bối cảnh truyện, mình không rõ nó là loại xe gì, nên tạm để là xe hồng bì, có thể hiểu là xe có vỏ màu đỏ
(2) Bản kỷ “本纪”: hoặc được gọi tắt là kỷ, ghi lại cuộc đời của các đời Đế vương
(3) Hoán nhiên nhất tân “焕然一新”: ý chỉ thay đổi hình dáng cũ, phơi bày hình dáng hoàn toàn mới
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook