[Đạo Mộ Bút Ký] Lão Cửu Môn
-
Chương 30: Người nhỏ trên bích họa
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Chuyển ngữ: Vân Mộc
Các cây đuốc đồng loạt giơ lên cao, mới thấy bích họa còn kéo dài mãi lên trên, đến tận trên trần đường mộ, tranh vẽ mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Hình vẽ các ngôi sao rất tinh xảo, tất cả đều là những đóa hoa sen lớn nhỏ đủ hình dáng. Thời Nam Triều, Phật giáo đã du nhập ồ ạt vào Trung Quốc, trong mộ táng thường có nhiều hình vẽ hoa sen. Tuy hiện giờ đã bong tróc loang lổ hết cả, nhưng chỉ cần liếc mắt một cái là ai cũng nhận ra trong số những hình vẽ này có một hình hoa sen màu đỏ rực, khác biệt hoàn toàn so với các ngôi sao khác xung quanh.
Lúc này, người nào sáng suốt đều biết, vị trí của nhân vật người nhỏ bé có một khuôn mặt kia vô cùng quan trọng.
Nếu như đứng ở một vị trí khác mà nhìn bức bích họa dài này, thì ngoại trừ những cổ nhân hai mặt kia ra thì chẳng còn điểm gì kỳ lạ khác nữa, nhưng nếu xuất hiện duy nhất hình người nhỏ một mặt này thì các chi tiết trong bích họa không còn ý nghĩa bình thường nữa.
Tề Thiết Chủy nói: “Cảnh tượng này được ghi lại, nhưng trông kỳ quái vô cùng, nếu tôi đoán không nhầm, Phật gia đây chính là cảnh tượng một buổi tế trời thời viễn cổ. Tôi chưa từng thấy mộ táng nào mà vẽ bích họa hình cổ nhân hai mặt cả, đây đích thực là lần đầu tiên. Ở Trung Quốc có rất ít ghi chép về người hai mặt, chỉ từng nhắc đến một lần duy nhất, đó là nhân vật Tây Vương Mẫu trong sách Sơn Hải Kinh, truyền thuyết kể rằng bà ta sinh ra đã có hai khuôn mặt, một mặt nhìn sự sống, một mặt nhìn cái chết. Ông xem mấy khuôn mặt này, khuôn mặt nào quay ngược hướng ngôi sao đỏ thì cười cợt khoái trá, khuôn mặt nào quay về phía ngôi sao đỏ thì thống thiết thê lương. Chứng tỏ khuôn mặt biểu tượng cho cái chết thì quay về phía ngôi sao đỏ, ngôi sao đỏ này chắc chắn mang ý nghĩa không lành gì đó.”
“Bát gia, thế còn người này lẫn vào đây, lại chỉ có một khuôn mặt, thế là sao?” Viên phụ tá chỉ vào nhân vật người nhỏ bé đặc biệt kia, hỏi.
Tề Thiết Chủy đáp: “Cậu xem gương mặt người này, nét mặt không vui không buồn, mà chỉ khẽ mỉm cười, chứng tỏ người này rất bình thường trước mọi sự sắp diễn ra, anh ta không nhìn ngôi sao đỏ trên trời, mà nhìn hàng chữ ở vách tường đối diện, dáng vẻ ung dung như vậy, cộng thêm vị trí của anh ta trong cả bức bích họa, tôi có thể khẳng định, người này chắc chắn là chủ mộ, anh ta biết rõ sự tình về ngôi sao đỏ, cho nên không còn sợ hãi gì nữa. Ngôi sao đỏ, cũng chính là thiên thạch, bích họa này miêu tả lại một hoạt động tế bái một hiện tượng thiên văn, đối tượng là hiện tượng thiên thạch từ trên trời rơi xuống.”
Trương Khải Sơn cảm thấy cũng có lý, nhưng nơi này đáng ra phải là mộ rỗng, thế mà quy mô bích họa ở đây lại lớn như vậy, có chút không hợp logic. Nhưng ông ta không nhắc đến vấn đề này, mà chỉ lẳng lặng nhìn Tề Thiết Chủy.
Tề Thiết Chủy vội vã giục đi lên phía trước, men theo đường sắt mà đi, dần dần nhìn thấy đủ các loại dấu vết gia công xây dựng, các giàn giáo bằng gỗ, bằng tre, bằng sắt nối nhau liên miên gia cố thêm cho đường mộ, bắt đầu giống những ảo giác mà Tề Thiết Chủy nhìn thấy trong cơn mê. Nhìn những giàn giáo mục nát và đủ các loại gùi, sọt và xe đẩy bằng sắt tây nằm lăn lóc bên đường, Trương Khải Sơn liền hiểu ra, ngôi mộ cổ này có lẽ đã bị người ta phát hiện ra từ lâu rồi, còn bị các thợ mỏ dùng làm nơi gia công và trữ khoáng thạch. Những giàn giáo dùng để gia cố kia, có lẽ đã nằm ở đấy qua mấy thời đại rồi, cái mới cái cũ đều mắc ở đó.
Quả nhiên là thế, đi lên phía trước một đoạn nữa, liền thấy tường mộ bị đục thủng ra mấy cái lỗ to tướng, nhìn vào trong, thấy có rất nhiều đường mỏ khoét từ trên xuống, cũng có vài cái mới đào ở phía dưới. Có gió lạnh lùa ra từ các đường mỏ, đến tận bây giờ mà vẫn còn thông lên trên mặt đất.
Tề Thiết Chủy chỉ vào mấy đường mỏ, nói: “Hình dáng như thế này là quy chế khai khoáng thời Đại Minh, xem mấy nút thừng này này, đều rữa ra nát bét rồi, đường mỏ này có lẽ còn cổ xưa hơn cả mấy chỗ khác, có lẽ là đường mỏ đầu tiên đào thông được xuống đến hầm mộ này, cứ thế mà khoét xuống, cho dù trong mộ có đồ, thì chắc cũng đã bị khoắng sạch từ hàng trăm năm trước rồi. Quanh đây còn đủ các loại đường mỏ từ mấy triều đại gần đây hơn, cứ đi theo mạch khoáng như thế, các công nhân bèn chuyển hết dụng cụ xuống đào tiếp, phá cả tường mộ để tiếp tục men theo mạch khoáng mà khai thác, mọi người xem đống rác thải này này.” Ở nơi đó quả nhiên có một đống bát đũa trông niên đại có vẻ cách đây không lâu lắm: “Nơi này vẫn luôn bị người ta sử dụng suốt.”
Đi tiếp cho đến tận cuối đường mộ, mới thấy mấy căn mộ thất và nhĩ thất đã đổ sụp hoàn toàn, kim cương môn bị phá hủy hoàn toàn, chẳng còn thừa lại chút gì. Tuyến đường sắt cũng đến đây là hết. Ngoại trừ rất nhiều rương gỗ nằm rải rác xung quanh, thì còn có mấy đống than đá chất ở một bên cùng vô số công cụ khai khoáng. Trên mặt đất còn có cả phân, nước tiểu và cặn thức ăn thừa.
“Chúng ta đi được bao lâu rồi?” Trương Khải Sơn liền hỏi. Viên sĩ quan phụ tá đáp: “Khoảng ba dặm rồi.”
“Các đường mỏ ở nơi này đều thông nhau sao?”
“Nơi này mỏ cũ mỏ mới đều lẫn lộn nhằng nhịt cả vào nhau, người ta khoét cả khu mỏ này thành cái mê cung rồi. Trên mặt đất người ta phân chia thành các vùng đất, mỗi vùng do quan thổ ti cai quản, rất nền nếp, còn ở dưới đất, đào như thế nào hoàn toàn là do đốc công định đoạt, qua mấy trăm năm, những đường mỏ này cứ như đường hầm ngầm, kẻ nào không hiểu nghề mà chui xuống dưới, lỡ lọt vào khu vực giếng mỏ của tiền triều là khỏi chui ra.” Trương Lão Quán nói.
Trương Khải Sơn ngồi xổm xuống, gõ lên thanh ray một cái, nhìn hai đầu đường ray, “Đi điều tra xem có phải năm xưa người Nhật đã mua khu mỏ này hay không, xem xem đoạn đường mỏ cũ này liệu có chui lên được hay không? Bên trên đó có cái gì.”
Lão Quán lập tức dẫn người chui vào trong đường mỏ, Trương Khải Sơn lại nói với viên sĩ quan phụ tá: “Muốn đưa cả một khu núi mỏ này vào hoạt động thì chắc chắn số lượng người không thể quá ít, thế mà chúng ta xuống đến đây lại không gặp bất cứ sự chống cự nào, người đâu hết rồi?”
“Có phải giống như trên xe lửa hay không, chết cả rồi?”
“Chết rồi, chết ở đâu?” Trương Khải Sơn nhìn các đường mỏ chi chít khắp xung quanh, rồi lại nhìn Tề Thiết Chủy: “Cao nhân có để lại tin nhắn gì ở đây hay không?”
Tề Thiết Chủy uống một ngụm nước, rồi phun lên cây đuốc. Bọt nước gặp lửa lập tức hóa thành những ngôi sao lấp lánh giữa không trung, bị cuốn lên theo luồng không khí lưu chuyển. Trương Lão Quán từ trên đường mỏ mò ra nói: “Phật gia, đường này quả thực dẫn lên trên mặt đất, nhưng anh phải lên đây nhìn một cái, trên này chói mắt lắm.”
Trương Khải Sơn liếc mắt ra hiệu viên sĩ quan phụ tá ở lại đây bảo vệ Tề Thiết Chủy, rồi mới theo Lão Quán chui vào trong đường mỏ.
Các cây đuốc đồng loạt giơ lên cao, mới thấy bích họa còn kéo dài mãi lên trên, đến tận trên trần đường mộ, tranh vẽ mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Hình vẽ các ngôi sao rất tinh xảo, tất cả đều là những đóa hoa sen lớn nhỏ đủ hình dáng. Thời Nam Triều, Phật giáo đã du nhập ồ ạt vào Trung Quốc, trong mộ táng thường có nhiều hình vẽ hoa sen. Tuy hiện giờ đã bong tróc loang lổ hết cả, nhưng chỉ cần liếc mắt một cái là ai cũng nhận ra trong số những hình vẽ này có một hình hoa sen màu đỏ rực, khác biệt hoàn toàn so với các ngôi sao khác xung quanh.
Lúc này, người nào sáng suốt đều biết, vị trí của nhân vật người nhỏ bé có một khuôn mặt kia vô cùng quan trọng.
Nếu như đứng ở một vị trí khác mà nhìn bức bích họa dài này, thì ngoại trừ những cổ nhân hai mặt kia ra thì chẳng còn điểm gì kỳ lạ khác nữa, nhưng nếu xuất hiện duy nhất hình người nhỏ một mặt này thì các chi tiết trong bích họa không còn ý nghĩa bình thường nữa.
Tề Thiết Chủy nói: “Cảnh tượng này được ghi lại, nhưng trông kỳ quái vô cùng, nếu tôi đoán không nhầm, Phật gia đây chính là cảnh tượng một buổi tế trời thời viễn cổ. Tôi chưa từng thấy mộ táng nào mà vẽ bích họa hình cổ nhân hai mặt cả, đây đích thực là lần đầu tiên. Ở Trung Quốc có rất ít ghi chép về người hai mặt, chỉ từng nhắc đến một lần duy nhất, đó là nhân vật Tây Vương Mẫu trong sách Sơn Hải Kinh, truyền thuyết kể rằng bà ta sinh ra đã có hai khuôn mặt, một mặt nhìn sự sống, một mặt nhìn cái chết. Ông xem mấy khuôn mặt này, khuôn mặt nào quay ngược hướng ngôi sao đỏ thì cười cợt khoái trá, khuôn mặt nào quay về phía ngôi sao đỏ thì thống thiết thê lương. Chứng tỏ khuôn mặt biểu tượng cho cái chết thì quay về phía ngôi sao đỏ, ngôi sao đỏ này chắc chắn mang ý nghĩa không lành gì đó.”
“Bát gia, thế còn người này lẫn vào đây, lại chỉ có một khuôn mặt, thế là sao?” Viên phụ tá chỉ vào nhân vật người nhỏ bé đặc biệt kia, hỏi.
Tề Thiết Chủy đáp: “Cậu xem gương mặt người này, nét mặt không vui không buồn, mà chỉ khẽ mỉm cười, chứng tỏ người này rất bình thường trước mọi sự sắp diễn ra, anh ta không nhìn ngôi sao đỏ trên trời, mà nhìn hàng chữ ở vách tường đối diện, dáng vẻ ung dung như vậy, cộng thêm vị trí của anh ta trong cả bức bích họa, tôi có thể khẳng định, người này chắc chắn là chủ mộ, anh ta biết rõ sự tình về ngôi sao đỏ, cho nên không còn sợ hãi gì nữa. Ngôi sao đỏ, cũng chính là thiên thạch, bích họa này miêu tả lại một hoạt động tế bái một hiện tượng thiên văn, đối tượng là hiện tượng thiên thạch từ trên trời rơi xuống.”
Trương Khải Sơn cảm thấy cũng có lý, nhưng nơi này đáng ra phải là mộ rỗng, thế mà quy mô bích họa ở đây lại lớn như vậy, có chút không hợp logic. Nhưng ông ta không nhắc đến vấn đề này, mà chỉ lẳng lặng nhìn Tề Thiết Chủy.
Tề Thiết Chủy vội vã giục đi lên phía trước, men theo đường sắt mà đi, dần dần nhìn thấy đủ các loại dấu vết gia công xây dựng, các giàn giáo bằng gỗ, bằng tre, bằng sắt nối nhau liên miên gia cố thêm cho đường mộ, bắt đầu giống những ảo giác mà Tề Thiết Chủy nhìn thấy trong cơn mê. Nhìn những giàn giáo mục nát và đủ các loại gùi, sọt và xe đẩy bằng sắt tây nằm lăn lóc bên đường, Trương Khải Sơn liền hiểu ra, ngôi mộ cổ này có lẽ đã bị người ta phát hiện ra từ lâu rồi, còn bị các thợ mỏ dùng làm nơi gia công và trữ khoáng thạch. Những giàn giáo dùng để gia cố kia, có lẽ đã nằm ở đấy qua mấy thời đại rồi, cái mới cái cũ đều mắc ở đó.
Quả nhiên là thế, đi lên phía trước một đoạn nữa, liền thấy tường mộ bị đục thủng ra mấy cái lỗ to tướng, nhìn vào trong, thấy có rất nhiều đường mỏ khoét từ trên xuống, cũng có vài cái mới đào ở phía dưới. Có gió lạnh lùa ra từ các đường mỏ, đến tận bây giờ mà vẫn còn thông lên trên mặt đất.
Tề Thiết Chủy chỉ vào mấy đường mỏ, nói: “Hình dáng như thế này là quy chế khai khoáng thời Đại Minh, xem mấy nút thừng này này, đều rữa ra nát bét rồi, đường mỏ này có lẽ còn cổ xưa hơn cả mấy chỗ khác, có lẽ là đường mỏ đầu tiên đào thông được xuống đến hầm mộ này, cứ thế mà khoét xuống, cho dù trong mộ có đồ, thì chắc cũng đã bị khoắng sạch từ hàng trăm năm trước rồi. Quanh đây còn đủ các loại đường mỏ từ mấy triều đại gần đây hơn, cứ đi theo mạch khoáng như thế, các công nhân bèn chuyển hết dụng cụ xuống đào tiếp, phá cả tường mộ để tiếp tục men theo mạch khoáng mà khai thác, mọi người xem đống rác thải này này.” Ở nơi đó quả nhiên có một đống bát đũa trông niên đại có vẻ cách đây không lâu lắm: “Nơi này vẫn luôn bị người ta sử dụng suốt.”
Đi tiếp cho đến tận cuối đường mộ, mới thấy mấy căn mộ thất và nhĩ thất đã đổ sụp hoàn toàn, kim cương môn bị phá hủy hoàn toàn, chẳng còn thừa lại chút gì. Tuyến đường sắt cũng đến đây là hết. Ngoại trừ rất nhiều rương gỗ nằm rải rác xung quanh, thì còn có mấy đống than đá chất ở một bên cùng vô số công cụ khai khoáng. Trên mặt đất còn có cả phân, nước tiểu và cặn thức ăn thừa.
“Chúng ta đi được bao lâu rồi?” Trương Khải Sơn liền hỏi. Viên sĩ quan phụ tá đáp: “Khoảng ba dặm rồi.”
“Các đường mỏ ở nơi này đều thông nhau sao?”
“Nơi này mỏ cũ mỏ mới đều lẫn lộn nhằng nhịt cả vào nhau, người ta khoét cả khu mỏ này thành cái mê cung rồi. Trên mặt đất người ta phân chia thành các vùng đất, mỗi vùng do quan thổ ti cai quản, rất nền nếp, còn ở dưới đất, đào như thế nào hoàn toàn là do đốc công định đoạt, qua mấy trăm năm, những đường mỏ này cứ như đường hầm ngầm, kẻ nào không hiểu nghề mà chui xuống dưới, lỡ lọt vào khu vực giếng mỏ của tiền triều là khỏi chui ra.” Trương Lão Quán nói.
Trương Khải Sơn ngồi xổm xuống, gõ lên thanh ray một cái, nhìn hai đầu đường ray, “Đi điều tra xem có phải năm xưa người Nhật đã mua khu mỏ này hay không, xem xem đoạn đường mỏ cũ này liệu có chui lên được hay không? Bên trên đó có cái gì.”
Lão Quán lập tức dẫn người chui vào trong đường mỏ, Trương Khải Sơn lại nói với viên sĩ quan phụ tá: “Muốn đưa cả một khu núi mỏ này vào hoạt động thì chắc chắn số lượng người không thể quá ít, thế mà chúng ta xuống đến đây lại không gặp bất cứ sự chống cự nào, người đâu hết rồi?”
“Có phải giống như trên xe lửa hay không, chết cả rồi?”
“Chết rồi, chết ở đâu?” Trương Khải Sơn nhìn các đường mỏ chi chít khắp xung quanh, rồi lại nhìn Tề Thiết Chủy: “Cao nhân có để lại tin nhắn gì ở đây hay không?”
Tề Thiết Chủy uống một ngụm nước, rồi phun lên cây đuốc. Bọt nước gặp lửa lập tức hóa thành những ngôi sao lấp lánh giữa không trung, bị cuốn lên theo luồng không khí lưu chuyển. Trương Lão Quán từ trên đường mỏ mò ra nói: “Phật gia, đường này quả thực dẫn lên trên mặt đất, nhưng anh phải lên đây nhìn một cái, trên này chói mắt lắm.”
Trương Khải Sơn liếc mắt ra hiệu viên sĩ quan phụ tá ở lại đây bảo vệ Tề Thiết Chủy, rồi mới theo Lão Quán chui vào trong đường mỏ.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook