Đào Lý
C2: Đào hoa

Lý Ẩn có tình cờ gặp Đào Hoa.

Sau hôm phu nhân Vệ Quốc Công đến cửa thăm viếng, ngày chàng ra khỏi phủ đã là hai hôm sau.

Hôm ấy vườn đào trong kinh đang độ nở rộ, Lý Ẩn cưỡi chú ngựa Đại Uyên của mình dõi mắt ngắm nhìn từ phía xa, từng lớp cây đào bung nở hợp lại một chỗ tạo thành một cảnh tượng biển hoa đua nhau khoe sắc. Gió xuân nhẹ thổi, hoa nhẹ rơi, khiến kẻ qua đường vương vấn trong lòng.

Đầu chàng đội kim quan, mặc y phục đỏ sẫm thêu cụm tường vân bằng chỉ vàng. Từ khí chất đến quần áo đều có thể nhìn ra được chàng có xuất thân không tầm thường. Phía sau Lý Ẩn là vài nam tử trẻ tuổi, khoác cẩm y đi tuấn mã, là đồng liêu của chàng. Trong số đó có một người làm việc dưới trướng Trung Lang tướng (1), gọi là Đái Du.

Lý Ẩn đi đầu, loáng thoáng nghe được mấy người phía sau đang sôi nổi thảo luận các nhân vật nức tiếng trong kinh thành. Chàng nghe Đái Du nhắc tới thầy của Lý Tiêm – Nữ tiên sinh Đào Hoa, y nói Đào Hoa từ năm mười lăm tuổi đã một bút thành danh, một bức tranh nàng vẽ đáng giá ngàn vàng. Phía đằng trai có hôn ước từ bé không vui, mười sáu tuổi thì từ hôn, hiện giờ nàng ấy đã tròn hai mươi tuổi hoa mà vẫn còn là kiều nữ chốn khuê phòng.


Mọi người sau khi nghe xong, có người hỏi: “Tài nữ Lý Triều vốn chẳng ít, là đằng trai nào hẹp hòi như vậy? Thấy Đào nữ lang nổi tiếng thì từ hôn?”

Đái Du đáp: “Người vốn có hôn ước với Đào nữ lang là nhi tử của Tần Phi đại nhân, đương kim Hình Bộ thượng thư (2).”

Chả trách, mọi người nghĩ thầm. Tần đại nhân nổi tiếng là người xem trọng danh dự, là một vị quan thanh liêm cương trực, ghét việc luồn cúi nịnh hót, hành sự hà khắc. Nếu đằng trai có hôn ước với Đào nữ lang là Tần gia Hình Bộ thì dù có tài trí hơn người thì vẫn có khả năng khiến bên đó từ hôn như thường.

Lúc này, một người khác nói: “Quá mức nổi tiếng là một chuyện, tuy ông cố họ Đào là Thái phó Thái Tử của tiên hoàng nhưng hiện tại xưa đâu bằng nay, Đào đại nhân bấy giờ chỉ là một vị huyện lệnh nho nhỏ, hai nhà môn không đăng mà hộ cũng chẳng đối, Tần gia bỏ mối này cũng có suy tính cả rồi.” Lý Ẩn dù chưa từng xen lời nhưng trong lòng vẫn nảy sinh vài phần xem thường với vị Đào nữ lang kia.

Cả bọn cưỡi ngựa đến trước rừng hoa đào, thu roi quất ngựa, thong thả đi. Mùi hoa đào xung quanh ngày càng nồng, đến sâu bên trong còn nghe được tiếng cười vui của nữ tử. Cách đấy không xa còn có dựng án thư, trước án thư có vài vị nữ lang trẻ tuổi ngồi quỳ trên đệm Hương Bồ, phía sau là thị nữ và gã sai vặt đứng hầu bên sườn. Thiếu nữ đang quỳ ai nấy đều có một vẻ ngoài xinh đẹp, mặc áo váy xếp ly, tay áo bằng vải nhung, đầu cài trâm ngọc, vừa nhìn đã biết là tiểu thư chân không chạm nước. Ngoại trừ những vị này, trước án thư còn có một vị nữ lang dáng người thon thả, một thân xiêm y tối màu đưa lưng về phía Lý Ẩn, mái tóc thướt tha bện dài rũ sau lưng, trên đầu chỉ có độc một cây ngọc trâm trắng.

Lý Ẩn chăm chú nhìn tấm lưng ấy, đáy lòng nhảy dựng, chẳng biết sao lại nhớ đến hai chữ “Đào Hoa”.

Nàng loáng thoáng nghe tiếng động, xoay người lại nhìn về phía Lý Ẩn. Tuy hai người không đứng gần nhau nhưng mắt Lý Ẩn tốt, vẫn xem được bộ dạng của nàng rõ ràng. Khuôn mặt nữ lang trắng nõn như quả trứng ngỗng, mắt sắc sảo như đuôi chú khổng tước kiêu sa. Mày ngài mi ngọc, khóe mắt hơi rũ xuống trông rất trẻ trung. Nữ lang ngơ ngẩn nhìn chàng một chút rồi quay người đi. Mọi người thấy phía trước là một nhóm nữ lang trẻ thì ghìm cương, không tùy tiện thúc ngựa tiến lên.

Có một vị nữ lang đang quỳ chậm rãi đứng lên, hành lễ về hướng phía sau Lý Ẩn, hóa ra vị nữ lang này có quen với đồng liêu Lý Ẩn. Kinh thành tuy lớn nhưng quan hệ của giới quý tộc luôn chằng chịt rắc rối, dù mọi người không quen biết nhau thì cũng đã sớm nghe qua danh tự nhau rồi.


Lý Ẩn là trường hợp đặc biệt, chàng tuy không xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc Lý thị nhưng lại là công thần khai quốc, hưởng tước phong quan. Lý gia kế thừa phong hào Vệ Quốc Công, nắm quyền quản lý 3000 thực ấp trù phú, phủ Vệ Quốc Công dẫu thuộc đất kinh thành nhưng thực ấp thì lại ở nơi khác. Huynh trưởng Lý Ẩn rời kinh lâu ngày cũng là vì bên phía thực ấp gặp thiên tai, Lý Hiển phải đến đất phong thị sát tình hình. Lý Ẩn dù chưa lập tước phong quan, tuổi còn trẻ đã là tòng nhị phẩm Tả Kim Ngô đại tướng, tiền đồ vô lượng, sao có thể không khiến các quý nhân mệnh phụ không kinh ngó lơ đây?

Trừ Lý Ẩn, người còn lại rất được quan tâm là vị nữ lang áo sẫm kia. Kim Ngô vệ không ngờ họ sẽ gặp Đào Hoa – Đào nữ lang mình vừa bàn luận trong rừng đào này, Kim Ngô vệ đến đây để cưỡi ngựa du nhàn, Đào Hoa đến đây để cùng chúng đệ tử vẽ tranh.

Lý Ẩn để ý vị nữ lang áo sẫm, không lâu sau có người dẫn bọn họ đến chào hỏi.

Vị nữ lang áo sẫm ấy bước đến trước mặt Lý Ẩn, uốn gối hành lễ, nói: “Đào Hoa tham kiến Lý tướng quân.”

Giọng nói nàng mềm mại uyển chuyển, giọng điệu lạnh nhạt điềm đạm, Lý Ẩn nghĩ thầm, chắc là cái kiểu tư thái lạt mềm buộc này này đã xoay tâm tư đứa nhóc Lý Tiềm kia như chong chóng đây mà.


Lý Ẩn vừa nghĩ vừa cong môi người, môi chàng mỏng, cười rộ lên trông có sinh khí hơn nhiều. Chàng mày kiếm mắt sáng, thần sắc lạnh lùng, các vị nữ lang trong kinh tuy ái mộ có thừa nhưng cũng không dám tiếp cận quá bạo. Nụ cười này, lại khiến người khác không nhịn được nảy sinh cảm giác muốn thân cận gần gũi.

Lý Ẩn từ nhỏ đã học binh pháp, đương nhiên hiểu đạo lý “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, thế nên nói với Đào Hoa: “Tại hạ Lý Ẩn, thúc phụ của thế tử Vệ Quốc Công Lý Tiềm, hân hạnh gặp qua Đào tiên sinh.” Chàng cố ý nhắc tới Lý Tiềm là để thử xem Đào Hoa sẽ có phản ứng kiểu gì khi nghe tên Lý Tiềm.

Đào Hoa nghe thấy hai chữ Lý Tiềm, sắc mặt quả nhiên đã thay đổi.(1): Một chức quan có từ đời nhà Tần, ngang với phó tướng quân. Là chức quan đứng đầu đội bảo vệ kinh thành.

(2): Đứng đầu một trong lục bộ triều đình – Hình Bộ, hàm chính nhị phẩm.

Hết 02.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương