Đào Hoa Nguyên Ký
-
Chương 1
Hạ Sinh không nên đến thế giới này.
Câu này là do Ân Bình – mẹ của cậu nói, vì Đồng Hạ Sinh mà cô suốt đời mang tiếng có con riêng.
Những năm 80 của thế kỷ trước, cải cách mở cửa được đẩy mạnh, làn sóng kinh doanh nổi lên khắp cả nước, ngay cả những thị trấn nhỏ cũng hấp dẫn rất nhiều các thương nhân. Cũng vì vậy mà Ân Bình gặp được cha của Hạ Sinh, Đồng An Hoa. Đồng An Hoa đến từ thành phố lớn, là nam nhân vừa thành thục lại phong độ.
Khi đó Ân Bình đang là cô gái trẻ trung như hoa như ngọc, là thành viên của đoàn văn công có tiếng trong Giang trấn này, giỏi ca múa, người theo đuổi cũng không ít. Trong một bữa tiệc thu hút đầu tư do chính quyền thành phố tổ chức, cô tham dự bữa tiệc rồi gặp gỡ Đồng An Hoa. Thiếu nữ nào mà chẳng hoài xuân, ngay lần đầu tiên nhìn thấy Đồng An Hoa Ân Bình đã có cảm giác với anh, cảm giác toàn thân Đồng An Hoa toát ra một loại khí chất đặc biệt, ổn trọng lại thành thục, một chút cũng không giống lũ thanh niên lỗ mãng trong trấn này.
Đồng An Hoa hình như cũng nhìn thấy tình cảm của Ân Bình đối với mình, những ngày sau đó Đồng An Hoa thường tìm lí do đến gặp cô, ví dụ như nhờ cô hướng dẫn du lịch, đưa anh đi mua sắm, tìm hiểu đặc sản địa phương, thường xuyên qua lại, sự nhã nhặn của Đồng An Hoa càng khiến Ân Bình phương tâm ám hứa, mà Đồng An Hoa hình như cũng động tâm với Ân Bình, thường tốn tâm tư làm cô vui.
Không ngoài ý muốn, hai người bắt đầu yêu nhau, chỉ có điều là yêu đương “bí mật”. Nhưng mà đến khi kinh nguyệt của cô đến chậm nửa tháng, cô vội vàng luống cuống, vừa không dám đi bệnh viện kiểm tra, vừa không dám tùy tiện nói với Đồng An Hoa. Qua hai tháng, biểu hiện mang thai càng rõ ràng, bất đắc dĩ, Ân Bình tìm Đồng An Hoa nói chuyện, theo Ân Bình thì chỉ còn cách là kết hôn mà thôi, nếu không truyện này mà truyền ra trong trấn thì cô không còn mặt mũi nào gặp người nữa.
Sau khi Đồng An Hoa biết tin, đầu tiên là sửng sốt, sau khi nghe xong cách giải quyết của Ân Bình, anh yên lặng rút một điếu thuốc lá, sau đó xoa dịu Ân Bình, nói không thành vấn đề, kết hôn là chuyện đương nhiên, nhưng anh phải về Quảng Đông bàn với cha mẹ đã, sau đó đưa cha mẹ đến chứng kiến hôn lễ.
Vì vậy Ân Bình cứ thế mà chuẩn bị cho sự trở lại của Đồng An Hoa, không nghĩ rằng, Đồng An Hoa lại vội vàng thu lại các mối làm ăn, thu tiền về, chuyển giao quyền sở hữu. Càng không nghĩ tới là Đồng An Hoa vừa đi liền bặt vô âm tín.
Chuyện cũ cho dù thế nào thì đối với nam nhân làm việc lớn mà nói, cũng chỉ là một hồi chơi đùa mà thôi. Nhưng đối với Ân Bình thì đó lại là đả kích trí mạng.
Bụng của cô ngày một lớn lên, căn bản không che giấu được việc mang thai. Người nhà biết được, cha giận dữ, mẹ cũng rơi nước mắt không ngừng. Ân Bình tính tình cũng mạnh mẽ, mang theo cái bụng to đi hỏi thăm tin tức của Đồng An Hoa, nhưng những người này đều tỏ vẻ không biết gì về Đồng An Hoa ngoài việc làm ăn với anh ta.
Tại Giang thành này, nhà họ Ân cũng không phải là một dòng họ nhỏ, tin tức con gái họ Ân chưa chồng mà chửa, còn bị vị hôn phu vứt bỏ truyền ra, thoáng cái nước bọt dư luận đã đủ nhấn chìm nhà họ Ân.
Thế nhưng chuyện đã xảy ra thì có thể làm được gì bây giờ. Dù sao cũng là con gái mình, mẹ Ân Bình đưa Ân Bình về thôn nhỏ trong núi để cô trốn đi đợi sinh. Ân Bình cũng không còn cách nào đành đè xuống sự thống khổ cùng không cam lòng của mình, bảy tháng sau sinh ra một bé trai.
Bé trai này chính là Hạ Sinh.
Cậu vốn không có tên, Ân Bình căn bản không muốn để ý đến cậu, nhưng là bà ngoại nhìn không được, nghĩ nếu cậu sinh ra trong mùa hè, liền đặt là Hạ Sinh đi.
Lúc sinh Hạ Sinh ra xong, Ân Bình không nghe lời cha mẹ mà cố ý xuất môn, nói rằng đi ra ngoài làm việc, trên thực tế, cha mẹ cô đều biết cô đi tìm Đồng An Hoa, cho dù hy vọng là vô cùng nhỏ bé. Thế nhưng danh tiếng của Ân Bình tại Giang thành đã bị hủy, làm việc hay không không quan trọng, chỉ cần đúng giờ báo bình an là tốt rồi.
Ân Bình đi rồi, Hạ Sinh do một tay bà ngoại nuôi dưỡng, cậu sinh ra trong núi, cũng lớn lên ở đó.
Trong trí nhớ của Hạ Sinh chưa từng có cha hay mẹ, khi còn bé là không hiểu chuyện, lúc lớn lên cũng không đi truy cứu làm gì. Nhưng lúc ba tuổi, thấy trẻ con nhà khác có cha có mẹ thương yêu, chỉ có cậu là không có, chỉ có bà ngoại chăm sóc cùng ông ngoại thỉnh thoảng đến thăm, cậu liền hỏi, cha mẹ con đâu rồi?
Lúc này bà ngoại không nhịn được sẽ lau nước mắt, nhìn ánh mắt vô tội của Hạ Sinh, cố sức ôm lấy Hạ Sinh nhỏ bé, nói rằng cha mẹ đều đi làm bên ngoài, cố gắng kiếm tiền nuôi Hạ Sinh, chờ Hạ Sinh lớn lên, có tiền đồ rồi, bọn họ sẽ yên tâm mà trở về.
Hạ Sinh nhỏ bé cái gì cũng không hiểu, thế nhưng sẽ không hỏi nữa.
Hạ Sinh được di truyền tướng mạo của mẹ cậu, ngũ quan rất thanh tú, nhất là đôi mắt to đen lay láy, đặc biệt có thần, dường như có thể nói.
Trong thôn nhỏ không thể so với thị trấn, đồ dùng thiếu thốn, cứ ba ngày, bà ngoại đều mang Hạ Sinh lên trấn, mới có thể mua đồ ăn cùng một ít hoa quả, trở về nấu canh cho cậu. Mùi gạo thơm ngào ngạt đó quẩn quanh trong trí nhớ của Hạ Sinh, hòa tan vào nỗi nhớ không có cha không có mẹ.
Mặc dù bà ngoại cẩn thận chăm sóc nhưng Hạ Sinh bởi vì lúc bé không có đủ sữa uống nên cho dù tẩm bổ thế nào cũng vẫn nhỏ hơn mấy bạn cùng tuổi, cái đầu nho nhỏ, thân hình gầy yếu, dùng từ mà miêu tả một cách bất đắc dĩ thì đó là một trận gió cũng có thể thổi bay.
Hạ Sinh nghe bà ngoại nói trêu, đầu tiên là trừng cặp mắt đen như mực kia lên, kháng nghị với bà ngoại, sau đó dùng lực giơ giơ nắm tay, thể hiện con rất khỏe.
Bà ngoại lúc này sẽ cười, hiền từ mà xoa đầu Hạ Sinh, xoay người vào bếp lấy ra chén canh bổ đã đun một ngày một đêm, Hạ Sinh nhận lấy, dùng muôi múc, thổi nguội, kiễng ngón chân bón cho bà, bà ngoại lắc đầu, ý bảo trong bếp vẫn còn, Hạ Sinh kiên trì, bà ngoại đành cúi đầu xuống ăn, Hạ Sinh lúc này mới vui vẻ hài lòng mà ôm bát ăn.
Buổi tối mùa hè, người lớn trong thôn đều không hẹn mà gặp, tụ tập dưới gốc cây đa trong thôn nói chuyện, bọn nhỏ thì chơi ở bên cạnh, cùng nhau đuổi theo những con đom đóm đang sáng nhấp nháy.
Hạ Sinh thích nằm trong lòng bà ngoại, bà ngoại sẽ dùng một chiếc quạt hương bồ thật to mà quạt cho cậu, sau đó sẽ kể chuyện cổ tích cho cậu nghe, Hạ Sinh nghe rất chăm chú, nghe kể chuyện hổ cắn đầu ngón tay trẻ con, cậu liền sợ hãi mà đưa hai bàn tay vào giấu kín trong áo, mọi người xung quanh bị cậu chọc cười ha ha. Dân trong thôn thuần phác, biết thân thế của Hạ Sinh nhưng không có xa lánh mà càng thương tiếc cùng quí mến cậu.
Năm tháng trôi qua, Hạ Sinh bảy tuổi rồi, cũng đến lúc đi học.
Thôn không có trường tiểu học mà phải đi bộ vài km xuống dưới trấn mới cố, học sinh đều mang theo cơm trưa, ăn xong nghỉ ngơi nửa tiếng lại tiếp tục học, buổi chiều có thể tan học sớm.
Bà ngoại đưa Hạ Sinh đi báo danh cũng không có thủ tục gì phiền phức. Ân Bình mấy năm nay không hề về qua Giang thành, nhưng vẫn gửi tiền đúng kỳ hạn, không biết cô có tìm được Đồng An Hoa hay không, nhưng ít ra thì cô còn biết chiếu cố chính bản thân mình. Bà ngoại đều dùng chỗ tiền này cho Hạ Sinh, hộ khẩu của Hạ Sinh còn chưa chứng thực, chờ đến khi học trung học, chắc chắn là phải quay về thị trấn bàn bạc kỹ càng, đều phải cần đến tiền.
Vì vậy tháng 9, Hạ Sinh lưng đeo túi sách bà ngoại mua cho đến trường, trong thôn cũng có mấy học trò lên trấn học, tuy không cùng khối nhưng ít nhất trên đường có thể làm bạn.
Thế nhưng ngay ngày đến trường đầu tiên, Hạ Sinh đã bị bắt nạt rồi.
Trẻ con trong thôn cũng tự phân bang phái đoàn thể, đối với trẻ con khác sẽ có địch ý không hiểu. chuyện của Hạ Sinh, trong thôn thì có thể hiểu cho, nhưng ở thôn khác thì lại không như vậy, thậm chí các bậc cha mẹ ở thôn khác còn dạy con như thế này “Dám cãi láo hả? Cút ra khỏi nhà cho tao, cho mày thành con hoang không cha không mẹ như thằng Hạ Sinh thôn Mộc kia kìa!” có thể nói, trong lòng trẻ con thôn khác, Hạ Sinh khá là có “danh tiếng”.
Vì thế sau khi nghỉ ngơi sau bữa trưa, cạp lồng cơm của Hạ Sinh bỗng nhiên biến mất. Hạ Sinh vội đến mức tìm tới tìm lui, nhưng tìm thế nào cũng không thấy. Sau đó một bạn cùng lớp là Đàm Khâu Võ nói với cậu: “Đồng Hạ Sinh, tớ biết cạp lồng của cậu ở đâu đấy.”
Hạ Sinh đi theo Đàm Khâu Võ ra ngoài, đến góc tường ít người qua lại. Hạ Sinh còn chưa kịp thắc mắc đã bị một đám trẻ con to lớn hơn nhiều vây đánh.
Ỷ mạnh hiếp yếu đã là thiên tính của con người. Đám trẻ con kia vừa đánh vừa kêu “Đồ con hoang” “Không cha mẹ để ý”, sau đó đẩy Hạ Sinh ngã trên mặt đất.
Từ đầu đến cuối Hạ Sinh đều im lặng, cũng không mở miệng kêu, yên lặng mà thừa nhận. Chờ những đứa trẻ kia đi rồi, cậu đứng lên, cẩn thận vỗ vỗ quần áo, chỉ là nhịn không được đỏ viền mắt.
Hạ Sinh là đứa nhỏ hiểu chuyện, cậu biết được qua lời nói của bà ngoại, còn có thái độ của dan trong thôn, có thể thấy được nhà cậu không giống nhà người ta… không hoàn chỉnh.
Trong rất nhiều giấc mộng của mình, Hạ Sinh đều mơ thấy có cha có mẹ bên cạnh, tuy rằng không nhìn rõ mặt mũi, chỉ là thoáng qua chốc lát nhưng khi tỉnh dậy Hạ Sinh đều rất hài lòng.
Thế nhưng hôm nay, những đứa trẻ này lại tàn nhẫn đánh vỡ giấc mộng của cậu, luôn mồm nói cha mẹ cậu không cần cậu, không phải như thế, không phải như thế mà!
Vì vậy Hạ Sinh cũng không muốn học thêm buổi chiều nữa, cứ như vậy chạy về nhà, cậu muốn tìm bà ngoại.
Bà ngoại đang quét sân, thấy Hạ Sinh một thân bùn chạy về, trong nháy mắt, bà đã hiểu rồi, chính là không lừa được a… Bà bỏ chổi xuống, ôm Hạ Sinh đang chạy tới, nước mắt lại rơi.
“Bà ngoại, bà ngoại…” Hạ Sinh khóc lớn, kể lể tủi thân trong lòng.
Bà ngoại ôm Hạ Sinh trong lòng, đặt cậu lên giường, lấy khăn tay xoa mắt, thở dài nói: “Hạ Sinh, bà ngoại biết con tủi thân, bà cũng nên nói cho con biết rồi…”
Hạ Sinh nức nở, mơ hồ nghĩ, cậu sắp biết một bí mật, một bí mật có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cậu.
Vì vậy, bà ngoại dùng giọng nói thong thả kể cho cậu chuyện mẹ cậu sinh con. Sau đó bà nói: “Hạ Sinh, mẹ con không sai, chỉ là khi yêu, cần nỗ lực nhiều lắm mới có thể thành được. Cha của con… có thể là có nỗi khổ trong lòng. Không nên trách bọn họ được không? Hạ Sinh, con có cuộc sống thuộc về chính mình, rất tốt, một cuộc sống vô cùng tốt.”
Hạ Sinh bảy tuổi liền hiểu được thân thế của mình, cậu rất buồn, vì sao là cậu, vì sao hết lần này đến lần khác lại là cậu? Mẹ vì sao đợi ở bên ngoài lâu như vậy cũng không về thăm cậu? Thế nhưng Hạ Sinh luôn nghe lời bà ngoại, liền gật đầu trong sự mong đợi của bà.
Hạ Sinh từ trước đến nay vẫn yên lặng lại càng yên lặng hơn, những đứa trẻ con khác liền bắt đầu bắt nạt cậu, Hạ Sinh luôn yên lặng gánh chịu, cũng không phản kháng, cũng không nói, chỉ là rất cẩn thận không để cho bà ngoại biết khiến bà lo lắng. Dần dần những đứa trẻ thấy Hạ Sinh không thú vị nữa, trẻ con trên núi nhiều đồ chơi lắm, cũng chán cái đồ chơi là Hạ Sinh rồi. Các thầy cô thì chỉ nghĩ Hạ Sinh là đứa hướng nội, cũng không thấy lạ, có điều trẻ con nhiều như thế, làm sao mà quản hết được, chỉ cần không xảy ra việc là tốt rồi, huống chi Hạ Sinh còn rất chăm chỉ học tập, đi học cũng rất siêng năng, lúc họp phụ huynh còn khen cậu. Những lúc như thế bà ngoại luôn rất vui vẻ, trở về lại tiếp tục nấu canh tẩm bổ cho cậu.
Hạ Sinh không thích chơi bời, có thời gian đều giúp bà làm việc nhà, hoặc là đọc sách ở trong sân. Cậu có chút sợ hãi khi tiếp xúc với những đứa trẻ con khác, chỉ đọc sách thôi cũng tốt rồi. Bà ngoài thương cậu như vậy, cậu phải có tiền đồ, không thể khiến bà thất vọng.
Cứ như vậy, Hạ Sinh dựa theo suy nghĩ của mình mà lẳng lặng vượt qua sáu năm tiểu học. Dưới sự thu xếp của ông ngoại, vấn đề hộ khẩu của cậu cũng xong rồi, có thể học trung học ở Giang thành rồi.
Chuyển đi khỏi thôn nhỏ kia, Hạ Sinh thấy lòng trống trải, cụ thể mất mát cái gì cậu cũng không rõ. Bà ngoại cũng chuyển về trấn, thế nhưng tuổi cao sức yếu có chút lực bất tòng tâm, không thể chăm sóc Hạ Sinh như trước được.
Hạ Sinh rất ngoan, không cần ông bà ngoại quan tâm, rất độc lập cũng rất tự lập. Ngoại trừ học tập vẫn là học tập, cậu nghĩ, chỉ cần yên lặng đọc sách như vậy, thi đại học, tìm công việc, bình thản qua quãng đời còn lại là tốt rồi.
Sự tình cũng như Hạ Sinh mong muốn, Hạ Sinh hiểu được phải che giấu mũi nhọn của mình, luôn giữ cho thành tích của mình ở tốp đầu, nhưng cũng không phải là thứ nhất thứ hai, cẩn thận không để cho người khác chú ý, cũng tận lực không lui tới với bạn học.
Ba năm sau, Hạ Sinh thuận lợi thi đỗ vào trường cao học điểm. Ba năm cao trung, Hạ Sinh duy trì phong cách nhất quán, yên lặng học tập. Cuộc sống cao trung thực ra cũng rất phong phú, không ai rảnh rỗi mà đi quan tâm một Hạ Sinh không có cảm giác tồn tại như thế này.
Câu này là do Ân Bình – mẹ của cậu nói, vì Đồng Hạ Sinh mà cô suốt đời mang tiếng có con riêng.
Những năm 80 của thế kỷ trước, cải cách mở cửa được đẩy mạnh, làn sóng kinh doanh nổi lên khắp cả nước, ngay cả những thị trấn nhỏ cũng hấp dẫn rất nhiều các thương nhân. Cũng vì vậy mà Ân Bình gặp được cha của Hạ Sinh, Đồng An Hoa. Đồng An Hoa đến từ thành phố lớn, là nam nhân vừa thành thục lại phong độ.
Khi đó Ân Bình đang là cô gái trẻ trung như hoa như ngọc, là thành viên của đoàn văn công có tiếng trong Giang trấn này, giỏi ca múa, người theo đuổi cũng không ít. Trong một bữa tiệc thu hút đầu tư do chính quyền thành phố tổ chức, cô tham dự bữa tiệc rồi gặp gỡ Đồng An Hoa. Thiếu nữ nào mà chẳng hoài xuân, ngay lần đầu tiên nhìn thấy Đồng An Hoa Ân Bình đã có cảm giác với anh, cảm giác toàn thân Đồng An Hoa toát ra một loại khí chất đặc biệt, ổn trọng lại thành thục, một chút cũng không giống lũ thanh niên lỗ mãng trong trấn này.
Đồng An Hoa hình như cũng nhìn thấy tình cảm của Ân Bình đối với mình, những ngày sau đó Đồng An Hoa thường tìm lí do đến gặp cô, ví dụ như nhờ cô hướng dẫn du lịch, đưa anh đi mua sắm, tìm hiểu đặc sản địa phương, thường xuyên qua lại, sự nhã nhặn của Đồng An Hoa càng khiến Ân Bình phương tâm ám hứa, mà Đồng An Hoa hình như cũng động tâm với Ân Bình, thường tốn tâm tư làm cô vui.
Không ngoài ý muốn, hai người bắt đầu yêu nhau, chỉ có điều là yêu đương “bí mật”. Nhưng mà đến khi kinh nguyệt của cô đến chậm nửa tháng, cô vội vàng luống cuống, vừa không dám đi bệnh viện kiểm tra, vừa không dám tùy tiện nói với Đồng An Hoa. Qua hai tháng, biểu hiện mang thai càng rõ ràng, bất đắc dĩ, Ân Bình tìm Đồng An Hoa nói chuyện, theo Ân Bình thì chỉ còn cách là kết hôn mà thôi, nếu không truyện này mà truyền ra trong trấn thì cô không còn mặt mũi nào gặp người nữa.
Sau khi Đồng An Hoa biết tin, đầu tiên là sửng sốt, sau khi nghe xong cách giải quyết của Ân Bình, anh yên lặng rút một điếu thuốc lá, sau đó xoa dịu Ân Bình, nói không thành vấn đề, kết hôn là chuyện đương nhiên, nhưng anh phải về Quảng Đông bàn với cha mẹ đã, sau đó đưa cha mẹ đến chứng kiến hôn lễ.
Vì vậy Ân Bình cứ thế mà chuẩn bị cho sự trở lại của Đồng An Hoa, không nghĩ rằng, Đồng An Hoa lại vội vàng thu lại các mối làm ăn, thu tiền về, chuyển giao quyền sở hữu. Càng không nghĩ tới là Đồng An Hoa vừa đi liền bặt vô âm tín.
Chuyện cũ cho dù thế nào thì đối với nam nhân làm việc lớn mà nói, cũng chỉ là một hồi chơi đùa mà thôi. Nhưng đối với Ân Bình thì đó lại là đả kích trí mạng.
Bụng của cô ngày một lớn lên, căn bản không che giấu được việc mang thai. Người nhà biết được, cha giận dữ, mẹ cũng rơi nước mắt không ngừng. Ân Bình tính tình cũng mạnh mẽ, mang theo cái bụng to đi hỏi thăm tin tức của Đồng An Hoa, nhưng những người này đều tỏ vẻ không biết gì về Đồng An Hoa ngoài việc làm ăn với anh ta.
Tại Giang thành này, nhà họ Ân cũng không phải là một dòng họ nhỏ, tin tức con gái họ Ân chưa chồng mà chửa, còn bị vị hôn phu vứt bỏ truyền ra, thoáng cái nước bọt dư luận đã đủ nhấn chìm nhà họ Ân.
Thế nhưng chuyện đã xảy ra thì có thể làm được gì bây giờ. Dù sao cũng là con gái mình, mẹ Ân Bình đưa Ân Bình về thôn nhỏ trong núi để cô trốn đi đợi sinh. Ân Bình cũng không còn cách nào đành đè xuống sự thống khổ cùng không cam lòng của mình, bảy tháng sau sinh ra một bé trai.
Bé trai này chính là Hạ Sinh.
Cậu vốn không có tên, Ân Bình căn bản không muốn để ý đến cậu, nhưng là bà ngoại nhìn không được, nghĩ nếu cậu sinh ra trong mùa hè, liền đặt là Hạ Sinh đi.
Lúc sinh Hạ Sinh ra xong, Ân Bình không nghe lời cha mẹ mà cố ý xuất môn, nói rằng đi ra ngoài làm việc, trên thực tế, cha mẹ cô đều biết cô đi tìm Đồng An Hoa, cho dù hy vọng là vô cùng nhỏ bé. Thế nhưng danh tiếng của Ân Bình tại Giang thành đã bị hủy, làm việc hay không không quan trọng, chỉ cần đúng giờ báo bình an là tốt rồi.
Ân Bình đi rồi, Hạ Sinh do một tay bà ngoại nuôi dưỡng, cậu sinh ra trong núi, cũng lớn lên ở đó.
Trong trí nhớ của Hạ Sinh chưa từng có cha hay mẹ, khi còn bé là không hiểu chuyện, lúc lớn lên cũng không đi truy cứu làm gì. Nhưng lúc ba tuổi, thấy trẻ con nhà khác có cha có mẹ thương yêu, chỉ có cậu là không có, chỉ có bà ngoại chăm sóc cùng ông ngoại thỉnh thoảng đến thăm, cậu liền hỏi, cha mẹ con đâu rồi?
Lúc này bà ngoại không nhịn được sẽ lau nước mắt, nhìn ánh mắt vô tội của Hạ Sinh, cố sức ôm lấy Hạ Sinh nhỏ bé, nói rằng cha mẹ đều đi làm bên ngoài, cố gắng kiếm tiền nuôi Hạ Sinh, chờ Hạ Sinh lớn lên, có tiền đồ rồi, bọn họ sẽ yên tâm mà trở về.
Hạ Sinh nhỏ bé cái gì cũng không hiểu, thế nhưng sẽ không hỏi nữa.
Hạ Sinh được di truyền tướng mạo của mẹ cậu, ngũ quan rất thanh tú, nhất là đôi mắt to đen lay láy, đặc biệt có thần, dường như có thể nói.
Trong thôn nhỏ không thể so với thị trấn, đồ dùng thiếu thốn, cứ ba ngày, bà ngoại đều mang Hạ Sinh lên trấn, mới có thể mua đồ ăn cùng một ít hoa quả, trở về nấu canh cho cậu. Mùi gạo thơm ngào ngạt đó quẩn quanh trong trí nhớ của Hạ Sinh, hòa tan vào nỗi nhớ không có cha không có mẹ.
Mặc dù bà ngoại cẩn thận chăm sóc nhưng Hạ Sinh bởi vì lúc bé không có đủ sữa uống nên cho dù tẩm bổ thế nào cũng vẫn nhỏ hơn mấy bạn cùng tuổi, cái đầu nho nhỏ, thân hình gầy yếu, dùng từ mà miêu tả một cách bất đắc dĩ thì đó là một trận gió cũng có thể thổi bay.
Hạ Sinh nghe bà ngoại nói trêu, đầu tiên là trừng cặp mắt đen như mực kia lên, kháng nghị với bà ngoại, sau đó dùng lực giơ giơ nắm tay, thể hiện con rất khỏe.
Bà ngoại lúc này sẽ cười, hiền từ mà xoa đầu Hạ Sinh, xoay người vào bếp lấy ra chén canh bổ đã đun một ngày một đêm, Hạ Sinh nhận lấy, dùng muôi múc, thổi nguội, kiễng ngón chân bón cho bà, bà ngoại lắc đầu, ý bảo trong bếp vẫn còn, Hạ Sinh kiên trì, bà ngoại đành cúi đầu xuống ăn, Hạ Sinh lúc này mới vui vẻ hài lòng mà ôm bát ăn.
Buổi tối mùa hè, người lớn trong thôn đều không hẹn mà gặp, tụ tập dưới gốc cây đa trong thôn nói chuyện, bọn nhỏ thì chơi ở bên cạnh, cùng nhau đuổi theo những con đom đóm đang sáng nhấp nháy.
Hạ Sinh thích nằm trong lòng bà ngoại, bà ngoại sẽ dùng một chiếc quạt hương bồ thật to mà quạt cho cậu, sau đó sẽ kể chuyện cổ tích cho cậu nghe, Hạ Sinh nghe rất chăm chú, nghe kể chuyện hổ cắn đầu ngón tay trẻ con, cậu liền sợ hãi mà đưa hai bàn tay vào giấu kín trong áo, mọi người xung quanh bị cậu chọc cười ha ha. Dân trong thôn thuần phác, biết thân thế của Hạ Sinh nhưng không có xa lánh mà càng thương tiếc cùng quí mến cậu.
Năm tháng trôi qua, Hạ Sinh bảy tuổi rồi, cũng đến lúc đi học.
Thôn không có trường tiểu học mà phải đi bộ vài km xuống dưới trấn mới cố, học sinh đều mang theo cơm trưa, ăn xong nghỉ ngơi nửa tiếng lại tiếp tục học, buổi chiều có thể tan học sớm.
Bà ngoại đưa Hạ Sinh đi báo danh cũng không có thủ tục gì phiền phức. Ân Bình mấy năm nay không hề về qua Giang thành, nhưng vẫn gửi tiền đúng kỳ hạn, không biết cô có tìm được Đồng An Hoa hay không, nhưng ít ra thì cô còn biết chiếu cố chính bản thân mình. Bà ngoại đều dùng chỗ tiền này cho Hạ Sinh, hộ khẩu của Hạ Sinh còn chưa chứng thực, chờ đến khi học trung học, chắc chắn là phải quay về thị trấn bàn bạc kỹ càng, đều phải cần đến tiền.
Vì vậy tháng 9, Hạ Sinh lưng đeo túi sách bà ngoại mua cho đến trường, trong thôn cũng có mấy học trò lên trấn học, tuy không cùng khối nhưng ít nhất trên đường có thể làm bạn.
Thế nhưng ngay ngày đến trường đầu tiên, Hạ Sinh đã bị bắt nạt rồi.
Trẻ con trong thôn cũng tự phân bang phái đoàn thể, đối với trẻ con khác sẽ có địch ý không hiểu. chuyện của Hạ Sinh, trong thôn thì có thể hiểu cho, nhưng ở thôn khác thì lại không như vậy, thậm chí các bậc cha mẹ ở thôn khác còn dạy con như thế này “Dám cãi láo hả? Cút ra khỏi nhà cho tao, cho mày thành con hoang không cha không mẹ như thằng Hạ Sinh thôn Mộc kia kìa!” có thể nói, trong lòng trẻ con thôn khác, Hạ Sinh khá là có “danh tiếng”.
Vì thế sau khi nghỉ ngơi sau bữa trưa, cạp lồng cơm của Hạ Sinh bỗng nhiên biến mất. Hạ Sinh vội đến mức tìm tới tìm lui, nhưng tìm thế nào cũng không thấy. Sau đó một bạn cùng lớp là Đàm Khâu Võ nói với cậu: “Đồng Hạ Sinh, tớ biết cạp lồng của cậu ở đâu đấy.”
Hạ Sinh đi theo Đàm Khâu Võ ra ngoài, đến góc tường ít người qua lại. Hạ Sinh còn chưa kịp thắc mắc đã bị một đám trẻ con to lớn hơn nhiều vây đánh.
Ỷ mạnh hiếp yếu đã là thiên tính của con người. Đám trẻ con kia vừa đánh vừa kêu “Đồ con hoang” “Không cha mẹ để ý”, sau đó đẩy Hạ Sinh ngã trên mặt đất.
Từ đầu đến cuối Hạ Sinh đều im lặng, cũng không mở miệng kêu, yên lặng mà thừa nhận. Chờ những đứa trẻ kia đi rồi, cậu đứng lên, cẩn thận vỗ vỗ quần áo, chỉ là nhịn không được đỏ viền mắt.
Hạ Sinh là đứa nhỏ hiểu chuyện, cậu biết được qua lời nói của bà ngoại, còn có thái độ của dan trong thôn, có thể thấy được nhà cậu không giống nhà người ta… không hoàn chỉnh.
Trong rất nhiều giấc mộng của mình, Hạ Sinh đều mơ thấy có cha có mẹ bên cạnh, tuy rằng không nhìn rõ mặt mũi, chỉ là thoáng qua chốc lát nhưng khi tỉnh dậy Hạ Sinh đều rất hài lòng.
Thế nhưng hôm nay, những đứa trẻ này lại tàn nhẫn đánh vỡ giấc mộng của cậu, luôn mồm nói cha mẹ cậu không cần cậu, không phải như thế, không phải như thế mà!
Vì vậy Hạ Sinh cũng không muốn học thêm buổi chiều nữa, cứ như vậy chạy về nhà, cậu muốn tìm bà ngoại.
Bà ngoại đang quét sân, thấy Hạ Sinh một thân bùn chạy về, trong nháy mắt, bà đã hiểu rồi, chính là không lừa được a… Bà bỏ chổi xuống, ôm Hạ Sinh đang chạy tới, nước mắt lại rơi.
“Bà ngoại, bà ngoại…” Hạ Sinh khóc lớn, kể lể tủi thân trong lòng.
Bà ngoại ôm Hạ Sinh trong lòng, đặt cậu lên giường, lấy khăn tay xoa mắt, thở dài nói: “Hạ Sinh, bà ngoại biết con tủi thân, bà cũng nên nói cho con biết rồi…”
Hạ Sinh nức nở, mơ hồ nghĩ, cậu sắp biết một bí mật, một bí mật có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cậu.
Vì vậy, bà ngoại dùng giọng nói thong thả kể cho cậu chuyện mẹ cậu sinh con. Sau đó bà nói: “Hạ Sinh, mẹ con không sai, chỉ là khi yêu, cần nỗ lực nhiều lắm mới có thể thành được. Cha của con… có thể là có nỗi khổ trong lòng. Không nên trách bọn họ được không? Hạ Sinh, con có cuộc sống thuộc về chính mình, rất tốt, một cuộc sống vô cùng tốt.”
Hạ Sinh bảy tuổi liền hiểu được thân thế của mình, cậu rất buồn, vì sao là cậu, vì sao hết lần này đến lần khác lại là cậu? Mẹ vì sao đợi ở bên ngoài lâu như vậy cũng không về thăm cậu? Thế nhưng Hạ Sinh luôn nghe lời bà ngoại, liền gật đầu trong sự mong đợi của bà.
Hạ Sinh từ trước đến nay vẫn yên lặng lại càng yên lặng hơn, những đứa trẻ con khác liền bắt đầu bắt nạt cậu, Hạ Sinh luôn yên lặng gánh chịu, cũng không phản kháng, cũng không nói, chỉ là rất cẩn thận không để cho bà ngoại biết khiến bà lo lắng. Dần dần những đứa trẻ thấy Hạ Sinh không thú vị nữa, trẻ con trên núi nhiều đồ chơi lắm, cũng chán cái đồ chơi là Hạ Sinh rồi. Các thầy cô thì chỉ nghĩ Hạ Sinh là đứa hướng nội, cũng không thấy lạ, có điều trẻ con nhiều như thế, làm sao mà quản hết được, chỉ cần không xảy ra việc là tốt rồi, huống chi Hạ Sinh còn rất chăm chỉ học tập, đi học cũng rất siêng năng, lúc họp phụ huynh còn khen cậu. Những lúc như thế bà ngoại luôn rất vui vẻ, trở về lại tiếp tục nấu canh tẩm bổ cho cậu.
Hạ Sinh không thích chơi bời, có thời gian đều giúp bà làm việc nhà, hoặc là đọc sách ở trong sân. Cậu có chút sợ hãi khi tiếp xúc với những đứa trẻ con khác, chỉ đọc sách thôi cũng tốt rồi. Bà ngoài thương cậu như vậy, cậu phải có tiền đồ, không thể khiến bà thất vọng.
Cứ như vậy, Hạ Sinh dựa theo suy nghĩ của mình mà lẳng lặng vượt qua sáu năm tiểu học. Dưới sự thu xếp của ông ngoại, vấn đề hộ khẩu của cậu cũng xong rồi, có thể học trung học ở Giang thành rồi.
Chuyển đi khỏi thôn nhỏ kia, Hạ Sinh thấy lòng trống trải, cụ thể mất mát cái gì cậu cũng không rõ. Bà ngoại cũng chuyển về trấn, thế nhưng tuổi cao sức yếu có chút lực bất tòng tâm, không thể chăm sóc Hạ Sinh như trước được.
Hạ Sinh rất ngoan, không cần ông bà ngoại quan tâm, rất độc lập cũng rất tự lập. Ngoại trừ học tập vẫn là học tập, cậu nghĩ, chỉ cần yên lặng đọc sách như vậy, thi đại học, tìm công việc, bình thản qua quãng đời còn lại là tốt rồi.
Sự tình cũng như Hạ Sinh mong muốn, Hạ Sinh hiểu được phải che giấu mũi nhọn của mình, luôn giữ cho thành tích của mình ở tốp đầu, nhưng cũng không phải là thứ nhất thứ hai, cẩn thận không để cho người khác chú ý, cũng tận lực không lui tới với bạn học.
Ba năm sau, Hạ Sinh thuận lợi thi đỗ vào trường cao học điểm. Ba năm cao trung, Hạ Sinh duy trì phong cách nhất quán, yên lặng học tập. Cuộc sống cao trung thực ra cũng rất phong phú, không ai rảnh rỗi mà đi quan tâm một Hạ Sinh không có cảm giác tồn tại như thế này.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook