Danh Môn
-
Chương 602: “ Khấu lưu Diệp Cáp Nhã” c
Đoàn người của Diệp Cáp Nhã đi mất gần nửa tháng mới tới được Linh Châu. Vào lúc này, Linh Châu đã bước vào hạ tuần tháng tám, mùa thu đã hoàn toàn bao trùm lên tất cả. Gió bắc thổi mạnh mẽ quét qua cao nguyên hoàng thổ. Bụi bay mù trời, còn thiên không lúc nào cũng mang một màu như buổi hoàng hôn vậy
Ngồi bên trong xe ngựa, Diệp Cáp Nhã thích thú ngó ra ngoài cửa xe để ngắm nhìn cảnh sắc bên đường. Ở phía bên trái là những gò thấp. Có những khe nứt tha hồ tung hoành trên trên những lớp hoàng thổ kia, nhìn những khe nứt ấy như là dấu vết của những nhát đao bổ xuống mặt đất. Và ở cách đó mấy dặm nữa chính là con sông mẹ của Đại Đường- con sông Hoàng Hà. Con sông ấy có chỗ chảy quanh co uốn lượn, nhưng cũng có những đoạn, bỗng nhiên con sông ấy hùng hồn, ngưng trọng rồi chồm lên đầy khí thế. Còn bên phải là dãy núi nguy nga hùng vĩ mang tên Hạ Lan Sơn.
“ Duy Tề Nhĩ điện hạ, đi về phía trước hai mươi dặm nữa chính là Linh Châu độ khẩu. Chúng ta sẽ từ đó mà vượt sông Hoàng Hà”
Làm phiên dịch cho Diệp Cáp Nhã là một người thương nhân Túc Đặc, chừng năm mươi tuổi. Ông ta là một thương nhân vẫn thường xuyên buôn bán qua lại giữa Đại Đường với Đại Thực, và có thể nói được tiếng Hán một cách lưu loát. Diệp Cáp Nhã tin tưởng vào ông ta nên đặc biệt đem ông ta từ Ba Cách Đạt theo. Bản thân người phiên dịch này cũng đã có ba mươi năm kinh nghiệm trong buôn bán, đã đi qua nhiều vùng đất của Đại Đường. Năm đó dân tộc Thổ Phiên chiếm lĩnh An Tây, con đường tơ lụa vì thế mà từng rời qua Hồi Hột và rất nhiều thương nhân đã từ con đường này mà tiến thẳng vào nội địa Đại Đường.
Người thương nhân Túc Đặc kia thấy Diệp Cáp Nhã đang rất cao hứng, cho nên ông ta tiếp tục giới thiệu: “ Nơi này thực vật thưa thớt, một lượng lớn đất vàng bị cuốn xuốn sông khiến cho nước sông ở đây mới vẩn đục màu vàng như vậy, vì vậy mà nó có tên là sông Hoàng Hà. Nhưng khi đi thêm một chút nữa về phía nam Duy Tề Nhĩ sẽ được thấy những vùng đất nông nghiệp màu mỡ của Đại Đường. Nhân khẩu tập trung đông ở Lũng Hữu, đây cũng chính là mảnh đất khởi nghiệp của hoàng đế Đại Đường ngày nay.
“ Ngươi đã được gặp hoàng đế Đại Đường rồi sao” Diệp Cáp Nhã ôn hòa cười nói với người thương nhân kia
Người thương nhân Túc Đặc lắc đầu nói: “ Tiểu nhân cũng chỉ mới nghe nói ông ta là một vị hoàng đế rất quan tâm đến dân chúng, chứ chưa có hân hạnh được gặp ông ta”
“ Lần này ta cùng hoàng đế Đại Đường hội đàm, tất phải nhờ đến ngươi làm người thông dịch. Đến lúc ấy ngươi nhất định sẽ có cơ hội được gặp ông ta rồi”
Diệp Cáp Nhã vừa mới nói xong thì bỗng nhiên có người chỉ về phía trước hô to: “ Đại nhân người mau nhìn kìa, là Đường quân đang tới”
Diệp Cáp Nhã ló đầu nhìn về phía trước, quan sát một chút, ông ta chỉ thấy phía trước bụi vàng tung bay mù mịt. Đó là một đội quân đan nhanh chóng chạy lại chỗ của bọn họ. Diệp Cáp Nhã cươi nói với đám tùy tùng: “ Không cần phải lo lắng gì cả, đấy là Đường quân đến dẫn chúng ta qua sông thôi”
Rất nhanh, đội kỵ binh Đường quân đã chạy tới chỗ của Diệp Cáp Nhã. Chủ tướng Lý Song Ngư tung mình xuống ngựa,bước lên thi lễ nói: “ Tại hạ Sóc Phương Tiết Độ Sứ Lý Song Ngư phụng lệnh của Đại Đường hoàng đế đến đây để đưa khách quý qua sông”
Người thương nhân phiên dịch mấy câu của Lý Song Ngư cho Diệp Cáp Nhã. Ông ta gật đầu cười nói: “ Thì ra là Lý tướng quân, cực khổ cho ngài quá . Ta chính là Diệp Cáp Nhã là Duy Tề Nhĩ của Đại Thực”
Người thông dịch lại chuyển ngữ mấy câu nói của Diệp Cáp Nhã sang tiếng Hán. Đồng thời ông ta còn mở ngoặc chú thích Duy Tề Nhĩ ở Đại Thực cũng tương đương với chức vị tướng quốc của Đại Đường. Lý Song Ngư liền ôm quyền nói: “ Chúng tướng đã chuẩn bị xong thuyền bè, xin mời tể tướng đại nhân theo tôi qua sông “
Đường quân lập tức đi trước dẫn đường. Đoàn người lại tiếp tục rầm rộ tiến về phía trước. Một lúc lâu sau đại đội nhân mã đã tới được Linh Châu Hoàng Sa độ khẩu. Mọi người muốn qua sông ở Linh Châu hầu như đều phải qua từ chỗ này. Mặt sông Hoàng hà ở đoạn này có thể nói là rộng lớn, ước chừng phải rộng đến hai mươi dặm chứ chẳng ít. Các hoạt động vận tải trên sông Hoàng Hà cũng chủ yếu diễn ra ở đoạn sộng này. Năm xưa khi Đại Đường còn mới khai quốc, Đường Cao Tổ Lý Uyên đã từng cho xây dựng ở đây Hoàng Hà Thủy Sư, để phòng ngừa quân Đột Quyết xâm lấn. Hiện tại chỗ này còn trở thành bến vận tải đường thủy vô cùng trọng yếu trên sông Hoàng Hà. Một số lượng rất lớn lương thực chuyển từ Hà Đông đến cũng là theo con đường vận chuyển của sông Hoàng Hà này.
Lúc này ở độ khẩu có hai chiếc đại thuyền đang neo đậu. hai chiếc thuyền này mỗi lần vận chuyển được hơn ba trăm người. Lý Song Ngư tỏ vẻ áy náy nói: “ Xin tướng quốc tha lỗi, tàu thuyền đã bị chúng tướng mang đi vận chuyển lương thực cả rồi, chỉ còn lại hai chiếc thuyền này là còn dùng tốt. Cho nên chỉ có thể phân ra thành mấy lần đưa đón các vị qua sông thôi”
Chuyện này thật là nằm ngoài sự dự liệu của Diệp Cáp Nhã. Ông ta trầm ngâm một chút rồi nói: “ Được rồi, khách thì phải theo chủ chứ, chúng ta xin nghe theo sự sắp xếp của Lý tướng quân”
Sau khi xuống xe ngựa Diệp Cáp Nhã liền đường hai trăm tên thân vệ bao vây xung quanh để hộ tống lên một chiếc đại thuyền. Hơn mười người lính Đường quân làm nhiệm vụ dẫn đường cũng bước lên chiếc thuyền đó. Cuối cùng chiếc đại thuyền cũng lắc la lắc lư rời bền, rồi rẽ mặt nước đục ngầu một màu vàng của sông Hoàng Hà để sang bờ bên kia. Lý Song Ngư vẫn dõi mắt nhìn theo bóng của chiếc thuyền dần biến mất. Khóe miệng lộ ra một nụ cười bí hiểm mà chẳng ai nhìn thấy được.
Ngày hai mươi sáu tháng tám năm Đại Trị thứ sáu. Duy Tề Nhĩ Diệp Cáp Nhã của Đại Thực sang hội kiến với hoàng đế Đại Đường đã bị Sóc Phương quân lưu giữ ở lại Linh Châu. Hai nghìn thị vệ hộ tống ông ta đến Đại Đường cũng bị Đường quân lợi dụng lúc qua sông nhất nhất bắt sống không sót một tên. Giờ đây tất cả đều bị Đường quân bắt giam.
Thôi Diệu tuy có mặt ngay từ đầu trong Tử Thần Thiên Điện nhưng quyết sách cuối cùng mà Chính Sự Đường đưa ra, hắn không hề được biết, bởi vì ngay sau khi hắn đọc xong bức thư của Lạp Hy Đức thì tự mình thoái lui ra ngoài điện. Và cũng phải đợi đến khi trời hừng sáng thì thị vệ trong cung mới cho phép hắn về nhà. Hắn trở về Trường An từ buổi trưa ngày hôm qua, vậy mà tính đến lúc này thời gian hắn nghỉ ngơi còn chưa đến một canh giờ. Có vẻ như hắn cùng sức cùng lực kiệt rồi. Mặc dù mỏi mệt như vậy, nhưng sự hưng phấn trong lòng Thôi Diệu không hề giảm đi tí nào cả. Theo như thái độ của hoàng thượng và các vị tướng quốc thì có thể thấy triều đình hiển nhiên là có ý muốn cùng Đại Thực hòa giải. Đây là điều làm hắn cảm thấy rất vui mừng, sung sướng vô cùng. Hắn tuyệt đối không muốn hai đại đế quốc của phương đông và phương tây lại rơi vào vực sâu của chiến tranh.
Thôi Diệu xuống xe ngựa, rồi hắn bước nhanh vào bên trong nội phủ. Nhưng vừa bước vào đại môn, lão quản gia đã cản hắn lại thông báo cho hắn: “ Trưởng công tử, phu nhân nói khi công tử về thì đến gặp bà ấy ngay”
“ Ta biết rồi” Thôi Diệu đáp ngắn gọn rồi xoay người đi vào trong. Phu nhân ở đây chính là thê tử của Thôi Hiền, nhưng bà ta không phải là mẹ ruột của Thôi Diệu. Mẹ đẻ của Thôi Diệu là đích nữ của Thục Trung Dương gia, mấy năm trước bà ấy đã mắc bệnh mà qua đời rồi. Còn vị phu nhân mà lão quản gia vừa nói chính là thứ thê của Thôi Hiền, bà ta họ Trầm, là con gái của một gia đình lớn ở Hán Trung. Khi ở Lĩnh Nam, bà ta đã sinh cho Thôi Hiền một nhi tử, nên được ông ta nâng lên làm chính thê. Mặc dù vậy, nhưng Thôi Viên khi còn sống luôn luôn không đồng ý về việc này, cho nên Trầm thị ở Thôi gia cũng không hòa hợp cho lắm, mà bà ta cũng chẳng muốn hỏi han tới công việc trong gia tộc gì cả. Đối với Thôi Diệu và đệ đệ của hắn cũng chẳng quan tâm. Có lẽ đã rất nhiều năm rồi Thôi Diệu cũng không có gặp bà ta.
Trầm thị tuổi chừng ngoài ba mươi, dung mạo cũng tạm gọi là đoan chính, cũng không có vẻ gì đặc sắc bộc lộ ra bên ngoài cả. Sở dĩ nàng được nâng lên làm chính thê của Thôi Hiền bởi vì bà ta đã sinh được một đứa con trai, giúp cho Thôi gia đỡ đơn bạc. Còn trên thực tế thì Trầm thị không đủ khả năng và tính cách của một chính thê lo quản công việc nội tướng trong Thôi gia, bởi vì bà ta là một người nhát gan, sợ phiền phức. Hôm nay, Trầm thị đột nhiên muốn gặp Thôi Diệu bởi vì Thôi Hiền liên tục dặn dò bà ta phải gặp và nói chuyện với Thôi Diệu. Lúc này, Trầm thị đang sắp xếp, đem cất quần áo mùa hè cho nhi tử của mình. Bỗng nhiên có nha hoàn vào bẩm báo là trưởng công tử đã trở về.
Trầm thị ngẩn người ra một chút, rồi vội vàng sai bảo nha hoàn: “ Bảo trưởng công tử chờ một chút, ta sẽ ra ngay đấy”
Chốc lát sau Trầm thị đi ra, nét mặt của bà ta lộ ra một chút tâm sự có phần nặng nề. Bởi vì bà ta không biết phải nói như thế nào với Thôi Diệu cái chuyện này – chuyện mà bà ta sắp nói đây. Thôi Diệu đang đứng ở phòng khách, hắn đang chắp tay mà nhìn ngắm bức treo trên tường. Hắn bỗng nhiên cảm thấy có người đang bước vào phòng khách, hắn quay lại thì gặp đúng lúc người mẹ kế bước vào. Thôi Diệu vội vàng tiến lên thi lễ: “ Hài nhi xin ra mắt nhị nương” ��t bọn họ phải dọc theo sông Hoàng Hà để xuôi nam.
Ngồi bên trong xe ngựa, Diệp Cáp Nhã thích thú ngó ra ngoài cửa xe để ngắm nhìn cảnh sắc bên đường. Ở phía bên trái là những gò thấp. Có những khe nứt tha hồ tung hoành trên trên những lớp hoàng thổ kia, nhìn những khe nứt ấy như là dấu vết của những nhát đao bổ xuống mặt đất. Và ở cách đó mấy dặm nữa chính là con sông mẹ của Đại Đường- con sông Hoàng Hà. Con sông ấy có chỗ chảy quanh co uốn lượn, nhưng cũng có những đoạn, bỗng nhiên con sông ấy hùng hồn, ngưng trọng rồi chồm lên đầy khí thế. Còn bên phải là dãy núi nguy nga hùng vĩ mang tên Hạ Lan Sơn.
“ Duy Tề Nhĩ điện hạ, đi về phía trước hai mươi dặm nữa chính là Linh Châu độ khẩu. Chúng ta sẽ từ đó mà vượt sông Hoàng Hà”
Làm phiên dịch cho Diệp Cáp Nhã là một người thương nhân Túc Đặc, chừng năm mươi tuổi. Ông ta là một thương nhân vẫn thường xuyên buôn bán qua lại giữa Đại Đường với Đại Thực, và có thể nói được tiếng Hán một cách lưu loát. Diệp Cáp Nhã tin tưởng vào ông ta nên đặc biệt đem ông ta từ Ba Cách Đạt theo. Bản thân người phiên dịch này cũng đã có ba mươi năm kinh nghiệm trong buôn bán, đã đi qua nhiều vùng đất của Đại Đường. Năm đó dân tộc Thổ Phiên chiếm lĩnh An Tây, con đường tơ lụa vì thế mà từng rời qua Hồi Hột và rất nhiều thương nhân đã từ con đường này mà tiến thẳng vào nội địa Đại Đường.
Người thương nhân Túc Đặc kia thấy Diệp Cáp Nhã đang rất cao hứng, cho nên ông ta tiếp tục giới thiệu: “ Nơi này thực vật thưa thớt, một lượng lớn đất vàng bị cuốn xuốn sông khiến cho nước sông ở đây mới vẩn đục màu vàng như vậy, vì vậy mà nó có tên là sông Hoàng Hà. Nhưng khi đi thêm một chút nữa về phía nam Duy Tề Nhĩ sẽ được thấy những vùng đất nông nghiệp màu mỡ của Đại Đường. Nhân khẩu tập trung đông ở Lũng Hữu, đây cũng chính là mảnh đất khởi nghiệp của hoàng đế Đại Đường ngày nay.
“ Ngươi đã được gặp hoàng đế Đại Đường rồi sao” Diệp Cáp Nhã ôn hòa cười nói với người thương nhân kia
Người thương nhân Túc Đặc lắc đầu nói: “ Tiểu nhân cũng chỉ mới nghe nói ông ta là một vị hoàng đế rất quan tâm đến dân chúng, chứ chưa có hân hạnh được gặp ông ta”
“ Lần này ta cùng hoàng đế Đại Đường hội đàm, tất phải nhờ đến ngươi làm người thông dịch. Đến lúc ấy ngươi nhất định sẽ có cơ hội được gặp ông ta rồi”
Diệp Cáp Nhã vừa mới nói xong thì bỗng nhiên có người chỉ về phía trước hô to: “ Đại nhân người mau nhìn kìa, là Đường quân đang tới”
Diệp Cáp Nhã ló đầu nhìn về phía trước, quan sát một chút, ông ta chỉ thấy phía trước bụi vàng tung bay mù mịt. Đó là một đội quân đan nhanh chóng chạy lại chỗ của bọn họ. Diệp Cáp Nhã cươi nói với đám tùy tùng: “ Không cần phải lo lắng gì cả, đấy là Đường quân đến dẫn chúng ta qua sông thôi”
Rất nhanh, đội kỵ binh Đường quân đã chạy tới chỗ của Diệp Cáp Nhã. Chủ tướng Lý Song Ngư tung mình xuống ngựa,bước lên thi lễ nói: “ Tại hạ Sóc Phương Tiết Độ Sứ Lý Song Ngư phụng lệnh của Đại Đường hoàng đế đến đây để đưa khách quý qua sông”
Người thương nhân phiên dịch mấy câu của Lý Song Ngư cho Diệp Cáp Nhã. Ông ta gật đầu cười nói: “ Thì ra là Lý tướng quân, cực khổ cho ngài quá . Ta chính là Diệp Cáp Nhã là Duy Tề Nhĩ của Đại Thực”
Người thông dịch lại chuyển ngữ mấy câu nói của Diệp Cáp Nhã sang tiếng Hán. Đồng thời ông ta còn mở ngoặc chú thích Duy Tề Nhĩ ở Đại Thực cũng tương đương với chức vị tướng quốc của Đại Đường. Lý Song Ngư liền ôm quyền nói: “ Chúng tướng đã chuẩn bị xong thuyền bè, xin mời tể tướng đại nhân theo tôi qua sông “
Đường quân lập tức đi trước dẫn đường. Đoàn người lại tiếp tục rầm rộ tiến về phía trước. Một lúc lâu sau đại đội nhân mã đã tới được Linh Châu Hoàng Sa độ khẩu. Mọi người muốn qua sông ở Linh Châu hầu như đều phải qua từ chỗ này. Mặt sông Hoàng hà ở đoạn này có thể nói là rộng lớn, ước chừng phải rộng đến hai mươi dặm chứ chẳng ít. Các hoạt động vận tải trên sông Hoàng Hà cũng chủ yếu diễn ra ở đoạn sộng này. Năm xưa khi Đại Đường còn mới khai quốc, Đường Cao Tổ Lý Uyên đã từng cho xây dựng ở đây Hoàng Hà Thủy Sư, để phòng ngừa quân Đột Quyết xâm lấn. Hiện tại chỗ này còn trở thành bến vận tải đường thủy vô cùng trọng yếu trên sông Hoàng Hà. Một số lượng rất lớn lương thực chuyển từ Hà Đông đến cũng là theo con đường vận chuyển của sông Hoàng Hà này.
Lúc này ở độ khẩu có hai chiếc đại thuyền đang neo đậu. hai chiếc thuyền này mỗi lần vận chuyển được hơn ba trăm người. Lý Song Ngư tỏ vẻ áy náy nói: “ Xin tướng quốc tha lỗi, tàu thuyền đã bị chúng tướng mang đi vận chuyển lương thực cả rồi, chỉ còn lại hai chiếc thuyền này là còn dùng tốt. Cho nên chỉ có thể phân ra thành mấy lần đưa đón các vị qua sông thôi”
Chuyện này thật là nằm ngoài sự dự liệu của Diệp Cáp Nhã. Ông ta trầm ngâm một chút rồi nói: “ Được rồi, khách thì phải theo chủ chứ, chúng ta xin nghe theo sự sắp xếp của Lý tướng quân”
Sau khi xuống xe ngựa Diệp Cáp Nhã liền đường hai trăm tên thân vệ bao vây xung quanh để hộ tống lên một chiếc đại thuyền. Hơn mười người lính Đường quân làm nhiệm vụ dẫn đường cũng bước lên chiếc thuyền đó. Cuối cùng chiếc đại thuyền cũng lắc la lắc lư rời bền, rồi rẽ mặt nước đục ngầu một màu vàng của sông Hoàng Hà để sang bờ bên kia. Lý Song Ngư vẫn dõi mắt nhìn theo bóng của chiếc thuyền dần biến mất. Khóe miệng lộ ra một nụ cười bí hiểm mà chẳng ai nhìn thấy được.
Ngày hai mươi sáu tháng tám năm Đại Trị thứ sáu. Duy Tề Nhĩ Diệp Cáp Nhã của Đại Thực sang hội kiến với hoàng đế Đại Đường đã bị Sóc Phương quân lưu giữ ở lại Linh Châu. Hai nghìn thị vệ hộ tống ông ta đến Đại Đường cũng bị Đường quân lợi dụng lúc qua sông nhất nhất bắt sống không sót một tên. Giờ đây tất cả đều bị Đường quân bắt giam.
Thôi Diệu tuy có mặt ngay từ đầu trong Tử Thần Thiên Điện nhưng quyết sách cuối cùng mà Chính Sự Đường đưa ra, hắn không hề được biết, bởi vì ngay sau khi hắn đọc xong bức thư của Lạp Hy Đức thì tự mình thoái lui ra ngoài điện. Và cũng phải đợi đến khi trời hừng sáng thì thị vệ trong cung mới cho phép hắn về nhà. Hắn trở về Trường An từ buổi trưa ngày hôm qua, vậy mà tính đến lúc này thời gian hắn nghỉ ngơi còn chưa đến một canh giờ. Có vẻ như hắn cùng sức cùng lực kiệt rồi. Mặc dù mỏi mệt như vậy, nhưng sự hưng phấn trong lòng Thôi Diệu không hề giảm đi tí nào cả. Theo như thái độ của hoàng thượng và các vị tướng quốc thì có thể thấy triều đình hiển nhiên là có ý muốn cùng Đại Thực hòa giải. Đây là điều làm hắn cảm thấy rất vui mừng, sung sướng vô cùng. Hắn tuyệt đối không muốn hai đại đế quốc của phương đông và phương tây lại rơi vào vực sâu của chiến tranh.
Thôi Diệu xuống xe ngựa, rồi hắn bước nhanh vào bên trong nội phủ. Nhưng vừa bước vào đại môn, lão quản gia đã cản hắn lại thông báo cho hắn: “ Trưởng công tử, phu nhân nói khi công tử về thì đến gặp bà ấy ngay”
“ Ta biết rồi” Thôi Diệu đáp ngắn gọn rồi xoay người đi vào trong. Phu nhân ở đây chính là thê tử của Thôi Hiền, nhưng bà ta không phải là mẹ ruột của Thôi Diệu. Mẹ đẻ của Thôi Diệu là đích nữ của Thục Trung Dương gia, mấy năm trước bà ấy đã mắc bệnh mà qua đời rồi. Còn vị phu nhân mà lão quản gia vừa nói chính là thứ thê của Thôi Hiền, bà ta họ Trầm, là con gái của một gia đình lớn ở Hán Trung. Khi ở Lĩnh Nam, bà ta đã sinh cho Thôi Hiền một nhi tử, nên được ông ta nâng lên làm chính thê. Mặc dù vậy, nhưng Thôi Viên khi còn sống luôn luôn không đồng ý về việc này, cho nên Trầm thị ở Thôi gia cũng không hòa hợp cho lắm, mà bà ta cũng chẳng muốn hỏi han tới công việc trong gia tộc gì cả. Đối với Thôi Diệu và đệ đệ của hắn cũng chẳng quan tâm. Có lẽ đã rất nhiều năm rồi Thôi Diệu cũng không có gặp bà ta.
Trầm thị tuổi chừng ngoài ba mươi, dung mạo cũng tạm gọi là đoan chính, cũng không có vẻ gì đặc sắc bộc lộ ra bên ngoài cả. Sở dĩ nàng được nâng lên làm chính thê của Thôi Hiền bởi vì bà ta đã sinh được một đứa con trai, giúp cho Thôi gia đỡ đơn bạc. Còn trên thực tế thì Trầm thị không đủ khả năng và tính cách của một chính thê lo quản công việc nội tướng trong Thôi gia, bởi vì bà ta là một người nhát gan, sợ phiền phức. Hôm nay, Trầm thị đột nhiên muốn gặp Thôi Diệu bởi vì Thôi Hiền liên tục dặn dò bà ta phải gặp và nói chuyện với Thôi Diệu. Lúc này, Trầm thị đang sắp xếp, đem cất quần áo mùa hè cho nhi tử của mình. Bỗng nhiên có nha hoàn vào bẩm báo là trưởng công tử đã trở về.
Trầm thị ngẩn người ra một chút, rồi vội vàng sai bảo nha hoàn: “ Bảo trưởng công tử chờ một chút, ta sẽ ra ngay đấy”
Chốc lát sau Trầm thị đi ra, nét mặt của bà ta lộ ra một chút tâm sự có phần nặng nề. Bởi vì bà ta không biết phải nói như thế nào với Thôi Diệu cái chuyện này – chuyện mà bà ta sắp nói đây. Thôi Diệu đang đứng ở phòng khách, hắn đang chắp tay mà nhìn ngắm bức treo trên tường. Hắn bỗng nhiên cảm thấy có người đang bước vào phòng khách, hắn quay lại thì gặp đúng lúc người mẹ kế bước vào. Thôi Diệu vội vàng tiến lên thi lễ: “ Hài nhi xin ra mắt nhị nương” ��t bọn họ phải dọc theo sông Hoàng Hà để xuôi nam.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook