Edit: Agnes.

Beta: Rose.

Dư Tây không hỏi anh dùng tiền của ai để mua quà, cũng giống như việc anh không hỏi tại sao cô lại đưa cho anh chiếc thẻ trống rỗng.

Hai người họ gặp nhau quá bất ngờ, lại vội đâm đầu vào sự cuồng nhiệt của tình yêu, nên còn rất nhiều ranh giới mà cả hai đều không được vượt qua.

Sau khi trải qua được trở ngại nhỏ đó, họ lại trở về trạng thái hòa hợp trước kia và cùng nhau ngắm nhìn phong cảnh Florence.


Hai người đi lên tháp chuông Giotto (1), đứng ở trên cao ngắm nhìn Florence, rồi đến nhà thờ bảo tàng để xem “Cổng thiên đường” (2), họ leo lên mấy trăm bậc thang quanh co và ngắm những bức tranh vẽ trên tường trên mái vòm của vương cung thánh đường nhà thờ chính tòa Đức Bà Ngàn Hoa (3).

Ngay tại nơi này, họ vô tình gặp một người đẹp Ý tóc nâu, mắt xanh. Cô gái đó rất ngạc nhiên khi thấy Mạc Thành, sau đó kéo anh ra ngoài hành lang nhà thờ nói chuyện.

Sự xuất hiện của người đẹp Ý hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của cô, đợi đến khi cô phản ứng lại thì họ đã đi xa mất rồi.

Mặc dù “Sự phán xét cuối cùng” (4) của Giorgio Vasari (5) rất tráng lệ nhưng việc Dư Tây có thể hiểu được và thưởng thức được cũng không nhiều, hơn nữa tâm trí của cô sớm đã bị Mạc Thành cùng người phụ nữ đột nhiên xuất hiện kia dẫn đi mất rồi.

Cô có chút hơi nản lòng, hơi hụt hẫng, không biết người phụ nữ kia là ai vậy nhỉ?

Trong lúc cô đang suy nghĩ, có người vỗ nhẹ vai cô, kinh ngạc hỏi: “Dư Tây?”

Dư Tây rất muốn cười thành tiếng trước những sự trùng hợp cứ nối tiếp nhau, hết Mạc Thành gặp được người quen thì lại đến Dư Tây gặp người quen trong nhà thờ.

Ở nơi đất khách quê người này, người mà cô quen chỉ có thể là bạn trai cũ của cô mà thôi.

“Là em thật ư? Trùng hợp thật! Hèn gì anh thấy bóng lưng quen quen…”


So với việc ôn lại chuyện cũ cùng bạn trai cũ, Dư Tây càng muốn biết chuyện giữa Mạc Thành và người phụ nữ kia.

Anh chàng trúc mã thấy tâm trạng cô bồn chồn liền hỏi han.

Mặc dù đã chia tay, nhưng Dư Tây vẫn rất thân thiện với anh ta, dường như cô đã tìm được chỗ để trút bầu tâm sự, hốt hoảng nói: “Em phải làm sao bây giờ? Ở đất nước xa lạ này, em đã yêu một người đàn ông tên Mạc Thành và bây giờ anh ấy đang ở cùng một người phụ nữ.”

“Em đừng nói giỡn nữa.” Anh ta cứ nghĩ cô đang nói đùa, xoa đầu cô nói: “Mạc Thành á? Anh chàng thiên tài họa sĩ người Trung Quốc ấy hả? Anh ta đang bận tổ chức triển lãm tranh ở Turin, làm sao có thể xuất hiện tại Florence được chứ?”

“Em không nói Mạc Thành đó…”

Cô định giải thích nhưng anh ta chỉ nghĩ cô đang nói đùa, sau đó kéo cô tới quán cà phê ở quảng trường.


Dư Tây bỏ lỡ cơ hội từ chối nên đành phải đi theo anh ta.

Lúc cô bước ra khỏi tầng cao nhất của nhà thờ vẫn không thấy Mạc Thành cùng người phụ nữ ở hành lang.

Tâm trạng cô cứ thấp thỏm, vội vàng kết thúc ôn chuyện với bạn trai cũ để trở lại nhà thờ.

Khi cô đang đi lên, cô nhìn thấy Mạc Thành đang ở dưới mái vòm của bức tranh dưới mái vòm.

Chú thích:Tháp chuông Giotto: là một tháp chuông đứng độc lập, và là một phần của khu phức hợp các công trình tạo nên Nhà thờ chính tòa Florence trên Piazza del Duomo ở Florence, Italy.Cổng thiên đường: “Gates of Paradise” hay “Cánh cổng Thiên đàng” là tên gọi mà danh họa Phục Hưng Michelangelo đặt cho cửa Đông của Nhà rửa tội Florence (Battistero di San Giovanni), một trong những địa điểm quan trọng bậc nhất của Công giáo.Vương cung thánh đường nhà thờ chính tòa Đức Bà Ngàn Hoa: Vương cung thánh đường nhà thờ chính tòa Đức Bà Ngàn Hoa (tiếng Ý: Basilica cattedrale di Santa Maria del Fiore) hay Nhà thờ chính tòa Firenze (Duomo di Firenze) là nhà thờ chính của Firenze, Ý. Xây dựng từ năm 1296 theo phong cách kiến trúc Gothic với thiết kế của Arnolfo di Cambio và hoàn thành cấu trúc trong năm 1436 với những mái vòm thiết kế bởi Filippo Brunelleschi. Bên ngoài của nhà thờ được lát bằng các tấm đá cẩm thạch nhiều màu trong sắc thái khác nhau của màu xanh lá cây và màu hồng giáp màu trắng và có một thế kỷ 19 xây dựng Gothic Phục hưng mặt tiền bởi Emilio De Fabris.Bức tranh Sự Phán Xét Cuối Cùng: Sự phán xét cuối cùng là một tranh tường do Michelangelo sáng tác trên tường thờ của nhà nguyện Sistina ở thành Vatican. Phải mất 4 năm để hoàn thành bức họa này, từ năm 1537 đến năm 1541. Michelangelo đã bắt đầu sáng tác bức họa này 3 thập kỷ sau khi hoàn thành trần nhà nguyện Sistina.Giorgio Vasari: Giorgio Vasari sinh năm 1511 là một họa sĩ, kiến ​​trúc sư, nhà văn và nhà sử học người Ý, nổi tiếng nhất hiện nay với tác phẩm Cuộc sống của các họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến ​​trúc sư xuất sắc nhất viết năm 1550 và sau đó chỉnh sửa lại vào năm 1568, cuốn sách được coi là nền tảng tư tưởng của văn học lịch sử nghệ thuật. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Phục hưng” trong in ấn. Bản chỉnh sửa của cuốn sách nói trên được điều chỉnh dựa trên các cuộc nói chuyện với người quen biết của Leonardo Da Vinci như Francesco Melzi. Là người Florence theo chủ nghĩa sô vanh, Vasari tặng cho Leonardo và đặc biệt là Michelangelo những lời ngợi ca hoàn mỹ nhất như đã tạo ra thứ mà ông gọi là sự phục hưng trong nghệ thuật. Có những thứ mà Vasari nhấn mạnh hơi quá đáng nhưng ông đã nói lên phần lớn sự thật. Những phần còn lại là hỗn hợp của tin đồn, những thêm thắt, sáng tạo và cả lỗi sai không chủ ý.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương