Đằng Tiên Bắc Ngạo
-
Chương 25: Từ chối lời mời
Ngày hôm sau, Thiên long bang không ai biết Hoàng Hậu và Tổng Quản bỏ đi đâu. Liên tiếp nhiều ngày cũng bặt vô âm tín. Đoàn San San chỉ nhận lại lá thư vài chữ: “từ nay bảo trọng, mẹ không thể gặp lại con được nữa”. Nếu Lã Nhượng và Vương Tố Thư không trở về trước đó, sự mất tích của họ, sẽ bị coi như Tích Nhân giết hại. Đàng này, cả hai đều bình yên trở về, rồi lại cùng mất tích. Nhiều người nghĩ ngay hai người rủ nhau đi xây tổ ấm, nhưng không dám thốt ra lời. Đoàn Hán Thiên cũng không thể nghĩ khác như họ, ông ta cảm thấy tự ái, xấu hổ, tức giận. Ông xuống lệnh đuổi những người có gốc Thiết phiến môn và Thần ma giáo phải ra khỏi Thiên long bang. Chỉ trong vòng mấy ngày, Thiên long bang mất hơn hai phần ba nhân số. Bấy giờ Hán Thiên mới nghĩ đến con cái của mình. Ông có tất cả chín người con. Sáu người con trai mỗi người một mẹ khác nhau. Ba người con trai lớn đều thông minh tài trí, võ công rất cao, nhưng khi Vương Tố Thư về Thiên Long Bang, Bạch Thiên Phụng bị chết không minh bạch, Đoàn Tú Phu mất tích, thì họ cũng bỏ đi, không biết đi đâu. Ba người con trai khác lại chưa từng về Thiên Long Bang. Hán Thiên chỉ biết mặt khi còn nhỏ. Mẹ của ba người con sau đều người võ lâm. Khi họ biết Hán Thiên có nhiều vợ, đã không muốn gặp mặt ông ta nữa, dẫn con bỏ nhà ra đi biệt tích. Không còn người con trai nào bên mình. Hán Thiên chỉ định Trinh Vân làm phó bang chủ, Tường Vân làm tổng quản. Nhã Lan trong thời gian này có mặt bên cạnh chị em Trinh Vân. Hiểu rõ tình hình Thiên long bang, thấy việc nhà mình bị giết là tội của Vương Tố Thư. Bà ta không còn, thì làm sao trả thù? Hơn nữa trong thời gian sống chung với chị em Tường Vân cảm tình ngày càng sâu đậm nên dẹp bỏ ân oán sang bên. Trinh Vân lên làm Phó bang chủ, lại đem chức chưởng môn phái Thiên thai truyền lại cho Nhã Lan. Nghĩ đến ân nghĩa của Đoàn Tú Phu, thông cảm gánh nặng của Trinh Vân, Nhã Lan đã nhận tín phù. Thấy mình cũng không có việc gì quan trọng, nàng ở lại Thiên Long Bang vừa giúp chị em Trinh Vân, vừa học hỏi sách vở y dược và võ công của Thiên thai môn. Một hôm nàng đọc độc kinh của môn phái có đề cập đến tình long, sách này lại nói rằng tình long độc con âm có thể dùng long châu trên đầu để chữa trị. Người dùng long châu có thể tăng thêm công lực. Dùng nửa viên đủ giải độc. Không biết dùng cả viên sẽ biến thành người dị tính dâm đãng. Dương long vì có mồng, tinh huyết nuôi mồng nên trên đầu không có long châu. Nếu sống trên ngàn năm, trong bụng sẽ có nội đơn, cũng giống như long châu. Dùng nội đơn người nhiễm độc không còn lo bị chết, mà lại trở nên mạnh mẽ hơn người thường, không còn lây độc cho người khác, nhưng nếu dùng cả viên dương lực sung mãn làm cho trở nên dâm đãng. May mắn cho con người là giống tình long cả ngàn năm nay không còn ai gặp nữa. Đọc được những giòng sách này, Nhã Lan lo sợ cho Tích Nhân, quyết định đi Ngũ độc giáo.
Trước khi Vương Tố Thư bỏ đi, Thiên long bang đã có lệnh giữ lời hưá của Đoàn Hán Thiên cấm không bang chúng không xâm phạm Ngũ độc giáo. Trong thời gian ở chung với chị em Trinh Vân, Nhã Lan cũng đã từng ca ngợi chị em Hồng Lan, Phi Yến. Hai nàng muốn có dịp gặp gỡ làm quen, hoàn toàn biến hai bang hội thành bạn với nhau. Nhưng vì công việc tu chỉnh trong bang rất bề bộn. Đoàn Hán Thiên, sau khi bị thua Tích Nhân nhụt hết nhuệ khí. Sau đó, Vương Tố Thư, theo ông nghĩ đã trốn đi với Lã Nhượng, ông càng cảm thấy xấu hổ, chán nãn, nên giao hết công việc cho hai cô con gái. Hai chị em Trinh Vân phải giải quyết công việc hàng ngày, bận rộn vô cùng. Muốn đi với Nhã Lan mà không đi được. Đoàn San San xưa nay được Hán Thiên thương yêu, lúc nào cũng ở bên cạnh. Khi Vương Tố Thư bỏ đi, chị em Trinh Vân được trọng dụng, Nàng lấy làm ghen tức cũng đã bỏ đi không từ giã.
Nhắc lại chị em Hồng Lan và Phi Yến, phi thân ngày đi đêm nghỉ phục hồi công lực, mấy ngày sau mới đến chỗ giết tình long. Nơi này cảnh sắc hoàn toàn thay đổi. Cái hồ sâu chung quanh là bờ đá cao không còn nữa, mà lại có cái hồ khác mênh mông nằm giữa hai chân núi. Bờ hồ bây giờ là bùn đất, rong cỏ đã mọc cao. Nếu không từng nhìn qua cảnh vật trước đây, khó thể nào biết đây là cái hồ mới tạo. Chung quanh hồ cây cối soi mình, chim cò đậu trắng. Chị em Hồng Lan phải nhận định một lúc lâu, mới dám quả quyết đây là vùng núi có đôi tình long. Khi đã nhận định đúng nơi. Chị em Hồng Lan thắp hương cúng tế Thanh Lan, Hắc Lan. Sau đó, Phi Yến cho biết nàng có gặp xác tình long cũng không thể tới gần, hơi độc chung quanh xác rữa của chúng vẫn còn. Vì thế, ba chị em chia nhau làm việc. Chị em Hồng Lan đi tìm xác rắn lấy long châu, còn Phi Yến dùng ngũ độc thần chủy đi tìm hùng hoàn châu. Chị em Hồng Lan chỉ phi thân đi quanh một lúc nghe mùi hôi thúi, thấy xác một con tình long đen đúa đang nằm trong vùng cây khô ngã rạp. Nhờ bộ da vẫn còn, trên đầu không có mồng nên xác định là con âm. Hồng Lan bịt mũi đến nơi chặt lấy phần đầu xương sọ. Sau khi bỏ đi lớp da thấy ngay trên đầu có hạt châu hai màu trắng hồng óng ánh. Trông không khác hạt ngọc trai to. Cầm cả khối xương đem ra hồ nước rữa sạch, nàng cạy viên long châu cất kỹ vào người, rồi cùng Tử Lan đi tìm con thứ hai. Nhưng tìm mãi cũng không thấy được. Phi Yến suốt ngày cũng không thấy cây ngũ độc thần trủy có phản ứng cho thấy ở gần viên hùng hoàn châu. Tối lại gặp nhau, Phi Yến lấy hạt long châu bỏ vào rượu và thuốc mang theo nung nhẹ lửa suốt đêm, sáng hôm sau chia đôi cho chị em Hồng Lan uống. Sau đó hai nàng vận công vì Phi Yến cho biết, viên long châu ngoài giải độc cũng giúp họ tăng thêm công lực.
Trong lúc chị em Hồng Lan vận công, Phi Yến dùng khúc cây to làm bè chống đi quanh hồ nước may ra có tìm thấy vết tích viên hùng hoàn hay không. Nước hồ không sâu, có chỗ trông thấy đáy, nàng đi quanh mấy vòng, cũng không thấy tín hiệu nào lấy làm chán nãn. Tuy nhiên, trong khi thất vọng đưa khúc cây vào bờ, Phi Yến lại tình cờ nhìn thấy Phượng hoàng lệnh bài đang nằm xen giữa những viên đá dưới mát nước và lấy làm mừng rỡ.
Ba chị em sau đó, liên tiếp mấy ngày, đi theo những chổ trũng thấp hai bên sườn núi, những nơi còn vết tích, cây ngã cành khô, nước ngập chảy qua còn lưu vết tích cũng không thấy xác con dương long to lớn. Phi Yến nghĩ có lẽ nó đã bị chôn sâu trong lòng đất, dù muốn xẻ núi banh non ra tìm cũng không biết bắt đầu từ chỗ nào. Nàng nói lên ý kiến này. Hồng Lan sa nước mắt:
- Không tìm được thì tính mạng Nhân đệ làm sao?
Phi Yến cũng đành thở dài:
- Biết làm sao bây giờ?
Rồi nàng an ủi:
- Với những thứ độc hiếm thấy, không biết giải như thế nào, chúng ta lại tìm sách cổ nhân. Nhưng cổ nhân cũng không biết hết mọi thứ. Nhân đệ không phải có tướng yểu mệnh. Biết đâu rồi chúng ta cũng có thể tìm ra cách giải độc cho Nhân đệ. Đông Phương Sóc đời Hán thông kim bác cổ, nhưng cũng không biết nhiều về tình long độc. Chỉ nói một phần. Có khi cổ nhân còn sai lầm thậm tệ. Đời Hán ai cũng cho rằng sông Hoàng hà là do nước từ trời trút xuống. Thế nhưng hiện nay ai cũng biết Hoàng hà cũng do nhiều con suối của các núi Ba Nhan Khách Lạp, Cát Tư Nhã Sơn tạo thành cũng như mọi con sông khác, trăm suối đổ thành sông.
Tử Lan:
- Chẳng lẽ chúng ta bỏ cuộc?
Phi Yến:
- Đây là việc quan trọng, liên quan đến tính mệnh Nhân đệ, tiểu muội sẽ tùy theo hai tỷ tỷ.
Hồng Lan cắn môi giây lát:
- Con tình long to lớn, xác nó thúi cả một vùng to rộng. Nhưng chúng ta tìm khắp nơi không thấy, thì tìm mãi cũng chỉ bằng thừa. Nếu con người có số mạng thì chúng ta đành chấp nhận số mạng vậy. Theo lời Nhất Ẩn sư bá, ta tin Nhân đệ mạng lớn. Chúng ta không cần phải mất thêm thì giờ vô ích.
Phi Yến đã biết vô vọng, nhưng ngại nói ra lời. Nghe Hồng Lan nói vậy, thầm phục sự phán đoán và quả quyết của nàng. Tử Lan cũng gật đầu:
- Không tìm được, chị em ta mau sớm về Ngũ độc cung. Yến muội đã vì Nhân đệ và chị em ta, nhưng trong lòng cũng không khỏi lo âu. Chúng ta cũng chưa biết Nhân đệ đi theo mụ Vương kia hiện nay thế nào.
Hồng Lan:
- Vậy thì chúng ta đi về cho nhanh vậy.
Hồng Lan nói xong phóng mình đi trước. Ba chị em Hồng Lan, Tử Lan, Phi Yến khinh công đều ngang ngửa nhau. Bước chân trên đường núi nhanh hơn ngựa chạy. Khi dùng mức tối cao của khinh công lại lướt từ đỉnh cây này sang ngọn cây khác, nhanh như như chim bay, én liệng. Tuy nhiên, sức người có hạn. Trong một ngày cũng phải ngơi nghỉ, chậm chân lại trong một lúc, rồi đi tiếp. Tối cũng phải ăn uống và điều hoà nộâi lực. Chiều hôm sau ra đến sông Hồng, đi đò sang thị trấn Bảo Thắng.
Bảo Thắng là thị trấn lớn của địa đầu biên giới, nhưng chỉ có Đại Phúc khách điếm có phòng khang trang sạch sẽ. Thông thường, khi khách chưa đến cửa, tiểu bảo đã ti toe chào đón, nhưng ba cô gái đến đây thì chẳng thấy tiểu bảo đâu, chỉ thấy trong phòng khách có bốn trung niên mang vũ khí đang đứng và ba nàng đã bị một tráng hán râu ria, quắc đôi mắt sắc bén nhìn từ đấu đến chân, rồi xua tay:
- Đại Phúc hôm nay không tiếp khách. Đi nơi khác!
Tử Lan quắc mắc:
- Ngươi là ai? Đây là cách tiếp khách của Đại Phúc?
Một người đàn ông mặc áo lụa đen, từ trong đi ra, vội vàng:
- Không mấy khi qúy cô nương ghé qua, nhưng Đại Phúc đã được bao hết. Xin thông cảm cho chúng tôi. Lưu Tinh này thành thật xin lỗi qúi khách.
Tử Lan:
- Không còn phòng trống hay vì bị bao nên không thể tiếp khách khác?
- Dạ! Được bao trọn.
Tử Lan lắc đầu:
- Lại quan quyền hay hội đoàn gian ác nào muốn dở trò. Chúng ta đi thôi!
Ba chị em định đi thì gã tráng hán râu xồm hét:
- Con nhãi kia? Ngươi đã nói gì có gan lập lại cho ta nghe thử?
Tử Lan quát:
- Ngươi bảo ai là con nhãi?
Cùng với tiếng quát nàng lướt tới, và bàn tay nhỏ bé của nàng đã chộp lấy ngực gã, nhấc bỗng khỏi mặt đất, quây luôn mấy vòng. Khi nàng ném ra, gã tưởng chừng gân cốt gãy vụn, không đứng lên nổi.
Ba tên trong phòng, kẻ rút kiếm, người tuốt đao, hét to:
- Phản tặc! Các ngươi dám làm loạn?
Ba tên vung vũ khí tràn tới, ba cô gái cùng ra tay. Ba tên này cũng không nhìn rõ chúng đã bị đánh rơi vũ khí như thế nào và làm thế nào cả ba cùng bị tung ra khỏi cửa, và cùng nằm đè lên nhau. Hai trong ba tên cất tiếng rên rỉ, bả vai chúng đau nhức đến tận gan ruột. Biết xương đã bị gãy. Một tên cất tiếng thoá mạ:
- Tổ bà nó! Các ngươi là ai dám đụng đến quan binh? Đến Bảo Thắng tứ hổ?
Tử Lan cười gằn:
- Chúng ta định tha chết cho các ngươi. Nhưng các ngươi lại là quan binh ỷ thế hiếp người thì bản cô nương lại muốn trừng phạt thêm. Biến các ngươi từ tứ hổ thành tứ què!
Nàng rút kiếm, nhưng Phi Yến ngăn cản:
- Nhị tỷ không phải lưu huyết làm gì! Để tiểu muội làm cho tên này gãy luôn cánh tay, thì chúng cũng đã què rồi.
Nàng bước tới. Bàn tay trắng nuốt chộp lấy làn tay của gã, vặn nhẹ một cái. Tên nọ nghe xương vai kêu rắc một tiếng, và hắn phải la một tiếng rất to, rồi ngất xỉu. Lúc ba tên bị ném ra ngoài cửa khách điếm, nhiều người qua đường dừng lại tò mò nhìn. Nhưng khi nghe tên đại hán chưởi rủa và bị trừng phạt lần nữa, họ vội vàng bỏ đi. Có kẻ chạy thật nhanh. Hàng quán gần khách điếm cũng vội vàng rầm rập đóng cửa lại.
Hồng Lan thấy vậy cười:
- Có lẽ chị em chúng ta phải vào rừng ngủ nữa.
Phi Yến gật đầu:
- Đành phải vậy. Chúng ta đi thôi. Kẻo lại phải ra tay giết một số quan binh.
Ba nàng mới đi được vài chục trượng, thì thấy một ngọn pháo hồng từ sân Đại Phúc bắn lên bầu trời và tiếng trống dồn dập vang lên. Khi tiếng trống từ Đại Phúc vang lên, thì chung quanh tiếng trống, tiếng phèn như giây chuyền vang lên inh ỏi. Có lẽ cả thị trấn chìm ngập trong âm thanh. Rồi các khúc đường đổ đến Đại Phúc qua tiếng trống, tiếng phèn, thanh la, tiếng mõ cũng nghe vọng lại tiếng ngựa phi, tiếng hô hoán. Với khả năng khinh công của mình, chị em Hồng Lan chỉ cần nhấc chân vọt đi thì không quan binh nào ngăn cản nổi. Nhưng khi biết quan binh đến vì mình mà bỏ chạy thì lại chạm tự ái của con nhà võ, nên ba cô gái lại không ai bảo ai, cùng mỉm cười lui lại sân Đại Phúc đứng chờ xem sự việc diễn tiến.
Đoàn quân từ phía bắc kéo đến vó ngựa dồn dập, dẫn đầu là một võ tướng râu quai nón, trạc độ ba mươi, thân hình vạm vỡ, tay cầm đại đao. Con ngựa ô cũng giống to lớn, coi bộ dũng mãnh vô cùng. Phía đông một cánh quân đổ tới dẫn đầu là một võ quan giáp bạc, râu lưa thưa, tay cầm trường thương, ngồi ngựa hoa tông. Cùng lúc với hai cánh quân này, một đoàn người ngựa phiá nam cũng phi tới nơi. Nhóm này lại không phải quan binh. Đi đầu là hai lão đạo sĩ gầy gò, râu tóc bạc phếu. Phiá sau, một con ngựa bạch mang một trung niên, dáng vẻ văn nhược, tướng mạo phương phi, quí phái, mặc áo dài nho sinh màu trắng, trạc khoảng trên ba mươi. Sau lưng trung niên này lại một lão đạo sĩ tóc trắng nữa. Tiếp theo là đoàn người ngựa non ba chục. Trong số này, có bốn người ăn mặc nho sinh, ngoài một người lớn tuổi, ba người còn lại đều còn trẻ, trong đó một người khuôn mặt rất xinh đẹp. Số người còn lại đều võ phục, vai mang, tay cầm đủ loại binh khí. Đoàn người ngựa từ ba con đường đổ tới Đại Phúc thì dừng lại. Hai viên tướng cầm đầu hai đoàn binh, mỗi đoàn độ vài trăm tên lính, khi dừng ngựa, hai người cùng khoát tay. Bọn quân binh đi theo kẻ thì chạy đi nơi này, kẻ thì chạy tới chỗ kia tìm chỗ bố trí, tên lắp vào cung. Ở đoàn ngưới phía nam, khi hai đạo sĩ dừng ngựa và thấy quân binh, tức thì những người mang võ khí đang đi phía sau, kẻ giục ngựa lướt tới phía trước, người thì xuống ngựa bố trí chung quanh. Người trung niên áo dài trắng được ba lão đạo sĩ bảo vệ lộ vẻ khó chịu, quay mặt nhìn một trong bốn người mặc áo nho sinh bấy giờ đang đứng phía sau:
- Việc gì thế này?
Ba lão đạo sĩ bây giờ hình như cũng rất ngạc nhiên, một người lên tiếng hỏi quan binh. Dù tiếng trống, tiếng phèn và thanh la vẫn còn náo động, nhưng câu hỏi của ông ta lấn át cả các âm thanh khác. Ai cũng nghe rõ nuồn nuột chứng tỏ nội lực vô cùng sung mãn. Nghe âm thanh của lão đạo sĩ, chị em Hồng Lan cũng phải động dung. Biết nội lực lão còn cao hơn chị em mình:
- Quan quân đang định làm gì đây? Hãy cho chúng tôi biết?
Viên võ tướng phía đông, hoành thương hỏi lớn:
- Các ngươi là ai? từ đâu tới?
Một trong bốn kẻ mặc áo nho sinh, chợt lên hỏi viên tướng, tiếng nói khàn khàn như lại cái, nhưng chứng tỏ nội lực cũng vào hàng thượng thừa:
- Có phải tướng quân là Đô thống Đèo Minh Khai đó không?
Tiếng trống, tiếng phèn bầy giờ chỉ còn rời rạc, viên tướng có vẻ tức giận:
- Nội vùng ai không biết bản tướng quân ta là Đèo Minh Khai. Các ngươi là ai dám ăn nói hồ đồ với bản tướng quân?
Người lên tiếng hỏi viên đô thống độ khoảng bốn chục tuổi, người mập mạp, không râu, mặt trắng bạch rẽ ngựa lên phía trước, vừa đi, vừa nói:
- Đèo tướng quân hãy để ta tới gần cho tướng quân xem vật này, sẽ biết chúng ta là ai ngay.
Viên đô thống liếc mắt nhìn thuộc hạ, bọn chúng gươm giáo cầm tay chờ đợi. Người trung niên nhẵn nhụi đến cách viên đô thống khoảng vài trượng, tiếng nói nhỏ xuống, hình như chỉ muốn đủ cho viên tướng nghe được mà thôi, nhưng không thể không lọt vào tai ba chị em Hồng Lan:
- Đèo tướng quân xem vật này. Đọc xong, tuyệt đối không được la to nói lớn, tiết lộ hành tung của chúng ta.
Viên tướng họ Đèo hất hàm cho tên quân bên cạnh, tên này giục ngựa tiến lên. Người trung niên lấy một cuộn giấy trao cho tên quân. Tên này mang về cho viên đô thống họ Đèo. Có lẽ cuộn giấy là một văn thư, và những người phía Nam tới là quan to của triều đình, nên tên đô thống xem xong, vội nhảy xuống ngựa. Tuy nhiên, người trung niên không râu bấy giờ lại hách dịch, quát:
- Đô thống có thể đi được rồi.
Viên đô thống nghe quát vội nhảy lên ngựa trở lại, nhưng ngần ngừ:
- Thưa đại nhân, vì nhận được tín hiệu cho biết có phản tặc ở đây, nên hạ quan mới vội vàng xuất mã và gây ra sự hiểu lầm.
Người không râu cau mày:
- Ai phóng ra tín hiệu? Phản tặc ở đâu?
- Hạ quan phải hỏi thuộc hạ được phái canh giữ Đại Phúc mới biết được. Xin đại nhân tha lỗi.
Tên võ sĩ đầu tiên bị Tử Lan trừng trị trong khách điếm Đại phúc là người phóng ra tín hiệu khẩn cấp. Gã là kẻ bị trừng phạt đầu tiên, nhưng chỉ ê ẩm thân thể, không bị gãy tay chân như ba tên bị ném ra ngoài. Khi chị em Hồng Lan ra đi, đã phóng tín hiệu và đánh trống báo động, bấy giờ từ bên trong chạy ra chỉ chị em Hồng Lan:
- Ba con tiện nhân kia đại náo khách sạn, đánh trọng thương thuộc hạ. Ba vị đại ca trong Bảo Thắng tứ hổ đều bị đánh gãy tay chân. Chúng là phản tặc.
Bấy giờ theo tay chỉ của gã võ sĩ, mọi cặp mắt đều đổ đến tới ba chị em Hồng Lan. Ba nàng im lặng để xem phản ứng của quan quân.
Viên đô thống quát hỏi:
- Ba con nhỏ kia! Các ngươi là ai dám xúc phạm đến quan quân, náo loạn nơi đây?
Hồng Lan cười khẩy, tiếng nói nàng không lớn nhưng dĩ nhiên với nội công thâm hậu, nên ai nghe cũng như rót vào tai:
- Nếu biết chúng là quan quân, thì chúng ta đã không chỉ làm chúng bị tàn phế. Thái độ ngông cuồng hống hách, ức hiếp lê dân của chúng có lẽ chúng ta đã giết để làm gương cho kẻ khác. Hà! Quan chi phụ mẫu. Đã là quan quân lại ỷ thế hiếp người. Nếu chúng ta là thiếu nữ tay yếu chân mềm đã bị chúng làm nhục. Quan quân như vậy có nên để sống hay không? Bốn tên đầu trộm đuôi cướp kia mà là quan quân, thì quan quân nhà Hồ đúng là nhục cho dân cho nước.
Viên tướng trẻ vạm vỡ của cánh quân ở phía Bắc là phó tướng của Đèo Minh Khai, bây giờ gầm lên:
- Tặc nhân hỗn láo.
Tiếng quát to như hổ rống, người ngựa phóng tới như bay. Cây đao to lớn trên tay gã, tới chỗ chị em Hồng Lan từ trên chén một đường như chớp giật. Sức nhanh của ngựa, ánh chớp của đao làm người trung niên có vẻ là người cần đầu nhóm người ngựa từ phía nam tới phải nhắm mắt, yên trí ba cô gái yếu đuối sẽ bị chém bay đầu. Viên tướng râu quai nón là phó đô thống Lý Tấn, viên tướng dõng mãnh nhất của đạo quân Tây Bắc, từng đánh tay đôi với cọp. Quân binh vùng Bảo Thắng đã nói, nếu Lý Tấn sử dụng xà mâu thì đúng là Trương Phi. Nếu sử dụng trường thương và không râu quai nón thì đúng là Lý Quảng, viên thượng tướng đời nhà Hán. Tiếc vì dùng đao nên Lý Tấn vẫn là Lý Tấn, mãnh tướng nhà Hồ! Lý Tấn cũng rất tự hào về võ nghệ của mình, từng tiếc là đầu quân quá trễ, cũng như chưa có cơ hội lập công nên phải chịu cái chức phó đô thống nhỏ nhoi. Gã Lý Tấn giục ngựa ra đao, yên trí ba cô gái phải bay hồn vỡ mật. Thế nhưng, gã không thể nào ngờ, ba cô gái vẫn nhẹ mỉm cười. Khi gã vung đao chém xuống thì thấy ba cô gái trong tầm đao của mình, thế nhưng đao đến nơi, thì chẳng thấy người nào cả. Chém hụt, gã quần ngựa trở lại, thấy ba cô gái vẫn mỉm cười đứng ở chỗ cũ, như không có di chuyển gì cả. Gã lại hét lên một tiếng. Vung đao chém tới lần nữa. Lần này gã thấy rõ, ba có gái chỉ nhích chân thì người đã thoát ra xa tầm đao của gã. Khi đao chém xuống hụt đà, một trong ba cô gái rút nhanh kiếm. Kiếm quang vàng ánh như chớp vung lên, gã chưa kịp thấy, thì cây đại đao trong tay gã chỉ còn chiếc cán, và gã cảm thấy hai cánh tay tê chồn. Trong lúc đó, con ngựa hình như bị đau, nhảy lồng lên, cất hai vó lên trời, hí to, vùng mạnh, làm Lý Tấn té xuống đất.
Cảm thấy toàn thân ê ẩm, Lý Tấn vừa tức giận, vừa xấu hổ mất khôn. Đáng lẽ bị người chặt đao, ra tay nhanh như vậy, gã phải biết mình đã gặp cao thủ phi thường, nhưng gã hét lên như hổ rống, vùng lên cử quyền tấn công ba cô gái. Gã đánh ra mấy thoi quyền thật dũng mãnh, nhưng không cô gái nào chịu tiếp quyền của gã, và tay quyền của gã cũng không đánh trúng ai. Quyền đánh tới nơi, thì đối thủ đã lạn mình nhẹ tránh sang bên. Người trung niên áo trắng nhìn thấy mãnh tướng Lý Tấn đánh ba cô gái chẳng ra trò trống gì cau mày, lộ vẻ khó chịu. Người đàn ông mập mạp, tiếng nói lại cái hình như hiểu ý, vội đưa mắt nhìn Đèo Minh Khai:
- Tướng quân hãy ra lệnh rút quân ngay. Để ba cô gái cho chúng ta.
Đèo Minh Khai lập tức ra lệnh gióng chiêng thâu quân. Quay đầu ngựa. Mặc dù nghe lệnh rút quân, Lý Tấn vẫn hùng hổ đánh đấm. Người đàn ông mập mạp, mặt trắng bấy giờ nhảy xuống ngựa, và nhanh nhẹn tới chỗ đánh nhau. Với thân thủ kỳ diệu, ông ta chụp vai Lý Tấn xô ra phía sau, và quát:
- Đã có lệnh rút quân nhà ngươi là tướng vẫn không tuân lệnh hay sao?
Lý Tấn mặt đỏ gay, quát:
- Ngươi là ai?
Người đàn ông quắc mắc:
- Hãy về hỏi Đèo Minh Khai thì biết ta là ai ngay. Ngươi còn làm nhặng ta không dung thứ.
- Mẹ nó! Ngươi .. la cái thớ gì? Có là hoàng đế cũng không ăn nói với Lý mỗ như vậy. Ta phải đập cho ngươi vỡ mặt!
Lý Tấn lại hét lên, tung quyền nhảy tới đánh ngay người đàn ông. Người này tránh chiêu quyền, mặt lộ tức giận, trở nên tái xanh, mắt lộ hàn quang. Hai tay vung tròn, đánh ra. Hồng Lan thấy thế đánh biết Lý Tấn không thể tránh được và sẽ bị đánh bể ngực mà chết. Nàng nhận ngay Lý Tấn hồ đồ, võ công chỉ dựa vào sức mạnh trời cho, nhưng là người là người trực tính, ngây ngô như Lý Thừa Minh, nên thấy gã sắp chết liền vung kiếm phóng ra. Quyền pháp người đàn ông sử dụng là Ngọc Minh thần quyền. Một bộ quyền pháp đắc ý của Nguyễn Sư Đề. Có thể nói vào thời Trần mạt, Sư Đề võ công tuy không bằng, cũng không có danh bằng Đằng Tiên, Nhất Ẩn, nhị quái, tam lão, song yêu.. nhưng là một tôn sư võ học, day học trò rất đông. Ngọc Minh thần quyền là quyền pháp nổi danh của ông ta. Sư Đề võ công cao cường, có thể nói là một kỳ tài võ học, nhưng ông ta không lập môn phái, mà mở võ đường ở Thăng Long dạy võ kiếm tiền. Học trò rất đông, hầu hết là con cái quan quyền. Ngay Hồ Quý Ly cũng là học trò của ông ta. Do việc mở võ đường, tình đồng môn lỏng lẻo, nên học trò của Sư Đề, trong thời buổi nhiễu nhương, tranh chấp giữa ủng hộ Hồ Quý Ly và chống Hồ Quý Ly mà tàn hại lẫn nhau. Hồ Quý Ly cũng đã giết chính người con của sư phụ mình là Nguyễn Đa Phương. Quý Ly do làm quan lớn, không thể chuyên tâm học võ, võ công kém cõi, nhưng trong thời gian thụ nghiệp, do sự khôn khéo và là người quyền lực nên tất cả sở học của Sư Đề, võ công bí kíp lại nắm trong tay. Sau này, ông ta lại chọn những người trung thành truyền lại, buộc họ chuyên tâm rèn luyện, và trở thành đội nha trảo đắc lực của mình. Người đàn ông đang tức giận, định giết Lý Tấn là Nguyễn Cẩn, người đang chỉ huy đội nha trảo thám báo và cận vệ của nhà Hồ. Nguyễn Cẩn nguyên là một công tử, gia đình phú hộ, nhưng là người có tâm cơ, nhiều tham vọng. Ao ước được làm một thứ khai quốc công thần. Lúc nhỏ đã học cả văn lẫn võ. Trong thời Trần mạt, Nguyễn Cẩn đã coi Hồ Quý Ly là một chân chúa, nên dốc lòng theo thờ. Do có tài năng, thông minh, mẫn cán. Không việc gì Hồ Quý Ly sai bảo, dù tàn ác tới đâu, Cẩn cũng hoàn thành, trở thành cánh tay phải của Hồ Quý Ly. Việc giết vua Thuận Tôn cũng do Cẩn chỉ huy. Những người theo hầu Quý Ly ngày đêm, dù khi ông ta còn làm thái sư, cũng phải tịnh thân, không khác thái giám hầu vua, và Nguyễn Cẩn là một trong những người này. Để cho Quý Ly tán thưởng mình hơn, Nguyễn Cẩn tranh thủ học võ công của Sư Đề do Quý Ly ban cho. Có thể nói, ông ta đã trở thành người thừa hưởng toàn bộ võ công của Sư Đề. Cẩn vốn là dòng dõi Trâu Canh, một danh y, nên cũng dùng nhiều dược liệu quý báu bồi bổ công lực. Trâu Canh từng biết trên những ngọn núi cao ở Chiêm Thành nằm dọc bờ biển có những thứ sâm hiếm quý còn quý hơn tuyết sâm trong dãy Trường Bạch, nên Cẩn cũng từng cho người đi tìm và cũng đã tìm được những thứ sâm này. Cẩn nhờ đó công lực rất cao thâm.
Nguyễn Cẩn ra tay nhanh, nhưng kiếm của Hồng Lan nhanh hơn. Với đường kiếm can thiệp của nàng, ông ta đành bỏ thế quyền của mình, lách tránh. Thân thủ mau lẹ, Hồng Lan cũng thầm khen phục. Nguyễn Cẩn chân không bước, nhưng vận công xuống đôi chân di chuyển thân thể ra xa một chút, cười gằn:
- Võ công khá lắm! Không ngờ lại gặp cao thủ thượng thừa ở đây. Các ngươi là ai? Không nói rõ, hôm nay các ngươi khó tránh khỏi chết!
Hồng Lan cười nhẹ:
- Chúng ta là ai? Có cần phải khai báo cho các vị quan to hay không? Hà! Ít nhất ta cũng mới cứu một võ quan, dù hồ đồ nhưng cũng là một mãnh tướng nơi biên cương. Chưa đáng tội chết, nhưng suýt chết dưới chiêu quyền độc hại của ngươi. Xem ra ngươi đã thừa hưởng được võ công thượng thừa của Sư Đề lão tiền bối, nhưng chắc chắn cũng là phản đồ tử đồ tôn của ông ta.
Nguyễn Cẩn quát to:
- Thế thì bọn ngươi thật sự muốn chết!
Cẩn khoát tay, mười mấy tên cao thủ tức thì bay xuống ngựa, làm thành thế bao vây ba cô gái. Tử Lan và Phi Yến bấy giờ cũng rút kiếm cầm tay. Lý Tấn khi bị Nguyễn Cẩn ra tay, quyền ông ta chưa đánh tới nơi đã nghe nghẹt thở vì áp lực, biết các cô gái đã cứu mình, và thấy Nguyễn Cẩn hách dịch, đang ỷ đông hiếp yếu, liền mắng chưởi:
- Các ngươi muốn ỷ đông hiếp yếu? Ta nhất định ra tay tương trợ ba cô nương đây!
Gã chưởi xong, cởi áo giáp ném xuống đất và lượm khúc đao bị chặt đứt khúc cán lên cầm tay. Một trận chiến khốc liệt sắp diễn ra, thì người đàn ông áo trắng quát nhẹ:
- Không được vọng động.
Ông ta kéo cương ngựa, cùng ba vị đạo sĩ tiến lại. Một trong ba vị đạo sĩ nhìn Hồng Lan:
- Phải chăng các cô là đệ tử chân truyền Bách Lan Cốc? Hai vị sư phụ vẫn mạnh khỏe?
Hồng Lan đút kiếm vào vỏ, chắp tay:
- Phải chăng ba vị được giang hồ tôn kính gọi là Huyền Linh tam lão ở Huyền Thiên Động, cùng vai vế Nhất Tiên, Nhất Ẩn và hai vị sư phụ của vãn bối?
- Giang hồ yêu mến gọi ba chúng ta là Huyền Linh tam lão, hay Yên Tử tam lão, nhưng tự không dám so sánh ngang hàng với Nhất Tiên, Nhất Ẩn..
- Vãn bối thật hân hạnh tương kiến tam vị tiền bối.
- Hoàng bạch song kiếm xuất hiện giang hồ nhưng không do hai vị Vi tiên tử xử dụng, chẳng hay hai người còn mạnh khỏe? Lập trường của Bách Lan Cốc đối với triều đình như thế nào?
- Hai vị sư phụ vẫn còn khỏe mạnh. Hai người quyết định chọn thú hạt nội mây ngàn. Từ nay sẽ không bao giờ xuất hiện ra giang hồ. Bách Lan Cốc xưa nay không nghĩ đến việc triều đình.
- Lão đạo cũng nghĩ có sự hiểu lầm xảy ra ở đây. Cô nương có thể cho biết vì sao?
- Bọn tiểu nữ chỉ tìm phòng ở trọ qua đêm. Nhưng vào khách điếm này lại bị xua đuổi rất hỗn láo. Bốn tên canh gác rất vô lễ và muốn hành hung. Nếu tam vị tiền bối thấy rằng đó là có tội với triều đình, thì bọn vãn bối đành phải vô lễ. Bách Lan Cốc xưa nay chưa bao giờ tự trói tay mình.
Lão đạo sĩ đang nói chuyện với nàng cười ha hả, vui thích:
- Khẩu khí không khác gì chị em Vi tiên tử năm xưa. Võ công các cô xem ra còn hơn sư phụ khi hai bà còn ở vào tuổi này. Tân vương mới lên ngôi, hết lòng cải cách nhưng tệ nhũng nhiễu vẫn còn nhiều. Lão đạo mong các cô bỏ qua cho.
- Nếu không vì chuyện trừng phạt bọn Tứ Hổ mà bị làm khó khăn, chị em vãn bối xin được cáo từ.
Người trung niên áo trắng bây giờ lên tiếng:
- Khí phách các cô làm ta ngưỡng mộ, các cô cần chỗ trọ xin cho ta được mời các cô nghỉ ở đây một đêm và mời dùng cơm tối với ta.
- Thưa , Ngài..? Lão đạo sĩ băn khoăn hỏi.
Người đàn ông áo trắng mỉm cười, nụ cười thân mật:
- Tại hạ là Hồ Nguyên Trừng. Mong các cô chấp nhận lời mời.
Cái tên Hồ Nguyên Trừng làm cho chị em Hồng Lan có chút chấn động. Ở với Tích Nhân và anh em Lý Triện, Xa Khả Tham một thời gian, hai nàng đã từng nghe về vị tả tướng quốc này. Nói đến cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, ai cũng phê bình gay gắt. Nhưng đối với Nguyên Trừng thì hình như không ai tỏ ra ác cảm với ông ta. Nhắc đến nhiều vụ đàn áp, có khi còn nghe nếu không nhờ sự can thiệp của Nguyên Trừng, thì máu còn chảy khủng khiếp hơn nữa. Chị em Hồng Lan khi nghe các huynh đệ nói về Nguyên Trừng cũng tưởng ông ta lớn tuổi lắm, không ngờ còn trẻ như vậy. Lý Tấn nghe người áo trắng xưng là Hồ Nguyên Trừng, vội quỳ ngay xuống đất:
- Xin dung tha tội hồ đồ của mạc tướng.
Nguyên Trừng khoát tay:
- Trở về quân ngũ đi! Sau này làm việc gì cũng phải suy nghĩ. Cho người đem bốn tên Tứ Hổ về giam lại.
Lý Tấn được lời sụp lạy liên tiếp mấy lạy, cầm cán và lưỡi đao đứng lên, ba chân bốn cẳng bỏ chạy.
Trước lời mời của Nguyên Trừng, Hồng Lan lưỡng lự đưa mắt hỏi Tử Lan và Phi Yến.
Tử Lan cũng không biết nhận hay không, nhưng giây lát nói:
- Trời cũng tối rồi, ở đây không có khách điếm nào khác.
Nhiều ngày phải sống trong rừng núi, Hồng Lan thấy họ cần được nghỉ ngơi thoải mái một đêm, nên nhận lời. Tuy ra giang hồ chưa lâu, nhưng cũng đã tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người trí thức như Lý Triện và cũng là người từng đọc nhiều sách vở nên lúc này nàng cũng có thể khách sáo với bậc quyền quý:
- Tướng quốc đã có lời, bọn dân nữ xin đội ơn vậy.
Nguyên Trừng vui vẻ:
- Được tiếp xúc với những bậc kỳ nữ giang hồ như các cô nương, Mạnh Nguyên ta rất lấy làm vinh hạnh. Xin đừng khách sáo và cảm thấy ngăn cách với ta. Nếu không chê ta là loại tai to mặt lớn đáng ghét, thì dừng dùng hai tiếng dân nữ nữa.
Mạnh Nguyên là tên chữ của Nguyên Trừng. Ông ta là con cả của Hồ Quý Ly, con bà Phạm thị, lúc nhỏ do ông ngoại nuôi dưỡng, còn Hán Thương là con của bà Huy Ninh công chúa, con vua Trần Minh Tông. Quý Ly đã có lòng đưa Hán Thương lên kế thừa ngôi vị, một phần thương yêu Hán Thương hơn, một phần Hán Thương quyết liệt trong việc cướp ngôi, một phần nghĩ Hán Thương là cháu ngoại họ Trần đưa lên ngôi sẽ làm xoa dịu những người còn có lòng tưởng nhớ nhà Trần, nhưng Nguyên Trừng là con cả làm Quý Ly có chút phân vân, sợ Nguyên Trừng bất phục, làm loạn. Nguyên Trừng rất thông minh, hiểu ý cha cho nên khi Hồ Quý Ly ra câu đối thăm dò: “Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân, vi vũ, dĩ nhuận nhân sinh” (Viên đá nhỏ bằng nắm tay, có lúc làm mây, làm mưa để thấm nhuần cho nhân dân). Nguyên Trừng đã đối lại: “Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống, tác lương, dĩ phù xã tắc” (Cây thông nhỏ chừng ba tấc, sau này làm cột, làm xà, để phù xã tắc). Qua câu đối này, Hồ Quý Ly đã an tâm với Nguyên Trừng. Khi Hồ Hán Thương lên ngôi, Nguyên Trừng giữ vai Tả tướng quốc, tức là tể tướng của triều đình. Nguyên Trừng cũng như nhiều nho học cấp tiến như Nguyễn Phi Khanh... rất đồng ý với Quý Ly đất nước cần phải cải cách rất nhiều. Tuy nhiên, càng cải cách thì lòng dân càng ngờ vực, và sức chống đối càng âm ỉ. Triều đình sợ chống đối, nổi loạn, tăng cường sự dò thám đối với quan dân, bọn liêm phóng càng ỷ thế, làm Nhà Hồ tiếp tục ở trong vòng lẩn quẩn. Nguyên Trừng nguyên từng có vợ là con gái Trần Nguyên Hàng, một người lãnh đạo phe chống Hồ Quý Ly, Nguyên Trừng cũng từng giao du thân mật với những người trung thành với nhà Trần, nên dù phải theo cha, Nguyên Trừng lại là người có lòng thông cảm với phe chống đối. Sự trừng phạt đối với họ thường xin ân giảm. Vì thế, trong ba cha con Hồ Quý Ly, Nguyên Trừng là người được lòng dân nhất. Những năm gần đây, Nhà Hồ thấy khó có thể tránh chiến tranh với nhà Minh, nên cả Hán Thương và Nguyên Trừng, nhà vua và tể tướng đều đích thân đi xem xét địa thế các nơi. Nguyên Trừng bí mật đi chuyến này nhằm xem xét dân tình và địa thế các con đường chiến lược vùng biên giới. Nhà Hồ bài bác đạo Phật, hoằng dương Khổng Giáo, nhưng vì chống Phật giáo nên phải lấy Đạo giáo để thay thế những sự huyền bí và tín ngưỡng mà dân chúng dành cho đạo Phật. Sư phụ của Huyền Linh tam lão là Huyền Vân đạo sĩ. Ông là người có võ công cái thế, từ lâu đã được Quý Ly kính mộ, nhưng ông ta không phải là người muốn dính chân với triều đình. Đạo sĩ Huyền Thiên Động núi Yên Tử tu luyện võ công, muốn lập một võ phái riêng, chứ không phải là loại đạo sĩ cầu cúng, bùa phép như những lại đạo sĩ đang có mắt trong nước. Huyền Linh tam lão, ba anh em gồm nhất lão, nhị lão, tam lão, thừa hưởng toàn bộ võ công của sư phụ, cũng là những người có lòng thế ngoại, nhưng họ là bạn tâm giao với ngoại tổ của Nguyên Trừng, thấy đất nước sắp bị nhà Minh xâm lăng, và Nguyên Trừng, theo họ là người vừa có tài, vừa có lòng nhân ái nên đã nhận lời bảo vệ và giúp đỡ trong chuyến đi không thể huy động quan binh này.
Hồng Lan thấy Nguyên Trừng vui vẻ, dùng tên tự để xưng hô, cũng lấy làm cảm động:
- Chị em dân nữ từng nghe tướng quốc là người phóng khoáng. Nay gặp quả như lời.
- Lại cũng “dân nữ” nữa. Cho ta xin hai chữ này đi. Thanh Thanh hiền muội, hãy thay ta tiếp rước ba vị cô nương.
Người thanh niên ăn vận nho sinh rất đẹp trong nhóm người của Nguyên Trừng phóng ngay xuống ngựa, rút khăn, hất tung mái tóc dài óng ả, cười ngọt ngào, vui vẻ:
- Tiểu muội là Trần Thanh Thanh ra mắt ba vị tỷ tỷ. Mong chúng ta trở thành bạn thân với nhau.
Nguyên Trừng đưa hiệu cho Nguyễn Cẩn, có lẽ trong lòng gã không mấy vui, nhưng không dám có lời gì, vội hộ tống chủ nhân vào khách sạn. Nhìn thấy Thanh Thanh cùng trang lứa, xinh đẹp không thua chị em mình, cách nhảy xuống ngựa cũng rất nhẹ nhàng, chân không vấy bụi, chứng tỏ võ công thuộc hạng thượng thừa, Hồng Lan cúi chào tự giới thiệu:
- Tiểu muội là Hồng Lan, nhị muội là Tử Lan và Phi Yến hiền muội. Hân hạnh gặp tỷ tỷ.
Lão đạo sĩ, nhất lão trước khi đi theo Nguyên Trừng, vui vẻ:
- Tiểu Thanh! Xem ra con gặp bạn tương đắc rồi đấy. Con phải học ở ba vị cô nương này rất nhiều.
- Thưa sư phụ, con biết. Mong ba vị tỷ tỷ không chê bỏ.
Hồng Lan:
- Thì ra tỷ tỷ là đồ đệ Huyền Thiên Động., danh môn cao đồ, chị em chúng tôi rất hân hạnh được quen biết.
Thanh Thanh thân mật nắm tay Hồng Lan, nói với ba chị em:
- Chị em chúng ta đều là người võ lâm, tứ hải giai huynh đệ, mong đừng khách sáo. Trời cũng đã tối, chị em ta vào khách sạn bỏ hành lý, tắm rửa cho thoải mái.. rồi dùng cơm, tâm sự. Trước còn bở ngỡ, sau quen.
Theo lời mời của Thanh Thanh, ba chị em vào khách sạn. Không biết số người đông đảo theo Nguyên Trừng làm sao có chỗ ở, nhưng bốn cô gái được dành cho hai căn phòng rộng, nằm sát nhau, mỗi phòng hai giường. Hồng Lan biết Phi Yến không nói rành tiếng Việt nên để nàng và Tử Lan chung một phòng, còn mình ở với Thanh Thanh. Vừa bỏ hành lý, rửa sơ mặt mũi thì Thanh Thanh đi ra ngoài một lúc, trở về đề nghị:
- Còn hơn giờ nữa mới có thể dùng cơm tối. Chị em ta có thể ra suối tắm không? Phía đông trấn này có một cái hồ rất trong và rất kín đáo.
- Hay lắm! Chỗ tắm rửa trong những khách điếm như thế này chật hẹp, dù có nước nóng, nhưng phòng tắm đôi khi dơ bẩn. Chị em ta.. chẳng ai ngại lạnh, ra hồ là tốt nhất.
Nàng sang phòng Tử Lan và Phi Yến nói lại đề nghị của Thanh Thanh. Phi Yến là người cẩn thận, tinh tế, cười, nói thầm vài tai Hồng Lan. Nàng gật đầu. Là người giang hồ, kiếm không thể rời tay, ba chị em theo Thanh Thanh đều mang kiếm theo. Phi Yến dĩ nhiên cũng không sơ suất để lại dấu vết gì trong hành lý cho biết nàng là giáo chủ Ngũ độc giáo.
Thanh Thanh có lẽ muốn tìm hiểu võ công của ba cô gái, sử dụng khinh công lướt trên ngọn cây, mái nhà như cánh chim bay. Khinh công của nàng cũng làm cho ba chị em Hồng Lan thầm khen, và biết Thanh Thanh là môn đồ rất đắc ý của tam lão. Tuy nhiên, ba chị em Hồng Lan đều là những người dày công tập luyện, gặp nhiều kỳ duyên, nên Thanh Thanh thấy rõ, nàng dồn hết chân khí xuống chân, bộ môn khinh công Hỗn nguyên lược ảnh được sử dụng đến mức tối đa, cũng thấy ba chị em Hồng Lan ung dung theo sát một bên. Họ phi thân ra khỏi thị trấn, đi vào vùng rừng núi độ một tàn hương, thì thấy một chiếc hồ rộng lớn, chung quanh thông tùng soi mình rất nên thơ. Thanh Thanh tìm chỗ có bờ cỏ dừng chân. Câu nói đầu tiên sau khi ngầm tỷ thí, nàng khen ngợi ba cô gái rất chân thành:
- Được sự chỉ dạy tận tình của ba vị sư phụ, nhìn số cao thủ đại nội, tiểu muội thầm nghĩ võ công mình không đến nỗi. Hôm nay gặp ba vị tỷ tỷ, mới biết câu ngoài trời có trời.
Hồng Lan:
- Võ công tỷ tỷ đâu thua gì ba chị em chúng ta? Tam lão cùng được liệt danh với sư phụ, võ công chúng ta cũng ngang ngửa nhau là chuyện đương nhiên.
Tử Lan cởi bỏ áo ngoài:
- Chúng ta có thể vừa tắm vừa nói chuyện.
Theo lời Tử Lan các cô gái cùng cởi bỏ, Thanh Thanh kín đáo quan sát thấy cả ba chị em Hồng Lan ai cũng đáng thuộc hàng quốc sắc. Trong lòng có chút ghen tỵ và cũng cảm thấy lo sợ. Những ngày được ở bên Nguyên Trừng, lòng nàng đã cảm thấy rung động với người đàn ông đang góa vợ, võ công tuy chỉ đủ giữ mình nếu bị bọn võ sĩ tầm thường vô lễ, nhưng kiến thức bao la, cầm kỳ thơ phú tuyệt vời, còn quyền uy thì nghiêng ngửa sơn hà. Vì Nguyên Trừng, nàng đã nhận lời đảm đang một sứ mạng rất quan trọng. Sứ mạng này của nàng cần được những người có võ công rất cao như ba chị em Hồng Lan giúp đỡ, cộng tác sẽ có kết quả nhiều hơn. Tam lão đã dăn dò nàng, nhưng khi thấy võ công, tài sắc của ba cô gái nàng lại cảm thấy không được yên lòng. Xuống nước, nàng dò dẫm, qua cái cười cố làm ra vui vẻ, thân mật:
- Ba tỷ tỷ tài sắc vẹn toàn, thanh niên hiệp sĩ ai gặp hẳn phải mơ tưởng. Đã có ý trung nhân chưa? Nếu muốn làm nhất phẩm phu nhân, tiểu muội xin làm ông mai cho.
Hồng Lan nghe hỏi, nghĩ ngay đến Tích Nhân và chợt cảm thấy nhớ nhung, chưa trả lời, thì Phi Yến cười:
- Tiểu muội thấy ông tướng quốc còn trẻ, cũng có thể gọi là đẹp trai, Thanh Thanh tỷ tỷ làm mai cho chị em tôi đi.
Thanh Thanh biết Phi Yến đùa, nhưng cũng cảm thấy lo sợ, quyết đánh tan ý tưởng biết đâu có thật trong lòng:
- Tướng quốc vẫn hoài vọng người vợ quá cố. Ởư kinh đô không biết bao nhiêu tiểu thư khuê các ước ao nhưng ông ta vẫn không để ý. Chỉ sợ tiểu muội có hết lòng.. cũng không nhận được đầu lợn của tỷ tỷ.
Nàng lại hỏi:
- Phải chăng ba tỷ tỷ đều không phải người Việt? Nhìn mấy hàm răng trắng của ba tỷ tỷ, tiểu muội thấy đẹp vô cùng.
Phi Yến:
- Chị em chúng tôi đều là người thiểu số. Thấy răng đen cũng đẹp, nhưng dân tộc chúng tôi, như người Minh, không nhuộm răng.
- Nếu muốn tướng quốc để ý, tiểu muội phải nhuộm răng cho quý tỷ tỷ.
Tử Lan khoát nước:
- Tỷ tỷ không phải mất công như vậy đâu. Chúng ta bèo mây gặp gỡ. Ngày mai sẽ chia tay. Với nhà Hồ, Lê đệ của ta không mấy cảm tình. Chị em chúng ta không vì lý do gì phải ở lưu lại với tướng quốc của tỷ tỷ, dù một khắc. Sáng sớm chúng ta phải đi rồi.
- Thế nào tướng quốc cũng khẩn khoản mời ba tỷ tỷ giúp cho triều đình. Tiểu muội mong các tỷ tỷ nhận lời để Thanh Thanh được hân hạnh học hỏi.
Hồng Lan lắc đầu:
- Ông ta có mở lời, thì chúng ta cũng không thể nhận. Tỷ Tỷ có thể cho ông ta biết trước như vậy.
- Ồ! Tiểu muội không thể nào nói trước được. Tướng quốc thân mật với thuộc hạ, nhưng nghiêm cẩn khôn cùng. Ông ta không bao giờ muốn ai chen lấn vào quyết định của mình.
Phi Yến:
- Chắc ông ta là một ông quan tốt, nhưng chị em chúng ta là người thân tại giang hồ. Không bao giờ có thể cùng đường. Tắm cũng đủ rồi, chúng ta trở về đi thôi.
Họ lên bờ, thay áo quần. Thanh Thanh bấy giờ cũng mặc lại võ phục nữ nhân. Nàng đúng ra cũng là đáng liệt vào hàng tuyệt đẹp, nhưng thấy ba chị em Hồng Lan, với những bộ võ phục bằng gấm thượng hạng, ai cũng mặt như hoa vẽ, thân thể cân đối, đường nét không chê vào đâu được làm nàng ngầm so sánh. Càng so sánh, càng thấy mình không đẹp bằng, trong lòng càng đố kỵ. Khi họ trở về khách sạn, chị em Hồng Lan thấy khách sạn được canh gác nghiêm nhặt, cao thủ chia nhau đứng giữ các nơi, ngay mái nhà cũng mấy người. Một vệ sĩ đứng trước cửa có vẻ trông ngóng. Khi bốn cô gái hạ chân xuống sân, người vệ sĩ này kính cẩn với Thanh Thanh:
- Thủ lãnh vào ngay phòng ăn. Chủ nhân đang chờ khách.
Gã nhìn ba cây kiếm trên lưng chị em Hồng Lan, nói với Thanh Thanh:
- Xin thủ lãnh đưa ba cô về phòng cất kiếm trước.
Tiếng nói của Nhất lão vọng ra:
- Thanh Thanh cứ đưa khách vào đây. Chủ nhân biết luật giang hồ người đâu, kiếm đó.
Thanh Thanh cung kính:
- Vâng lời sư phụ.
Nàng mời chị em Hồng Lan rồi cất bước theo người vệ sĩ dẫn đường. Ba chị em Hồng Lan và phòng ăn thấy Nguyên Trừng mặc áo lụa trắng, đầu không đội mũ, tóc bới cao cho thấy rõ chiếc trán rộng, đôi mắt sáng tinh anh dưới đôi chân này lưỡi kiếm, mặt vuông, miệng rộng, da dẻ hồng hào, thầm khen cũng là một trang mỹ mạo. Nguyên Trừng đứng lên khi ba người vào phòng, làm mọi người đang ngồi chờ phải cùng đứng lên theo. Ông ta vui vẻ:
- Mời các cô nương.
Quanh chiếc bàn vuông rộng, Nguyên Trừng ngồi thủ tọa. Bên trái hai vị đạo sĩ, Nhất lão và Tam lão. Bên phải là Nhị lão và kế tiếp theo là Nguyễn Cẩn và hai chàng thanh niên, một trong hai người này rất khôi ngô, trán cao, miệng rộng, đôi mắt cũng sáng ngời, sáng không phải do nội công thâm hậu, mà là đôi mắt thổ lộ nét tinh anh, thông minh, tài trí. Người này còn rất trẻ. Chỉ độ hai mươi tuổi. Sau khi thi lễ, cảm tạ Nguyên Trừng, ba chị em Hồng Lan ngồi kề theo Nhị lão, còn Thanh Thanh thì ngồi gần người thanh niên phía đối diện. Sau khi họ ngồi xuống bàn, hai người hầu cận đi rót rượu cho từng người, mùi rượu rất thơm. Nguyên Trừng nâng chén:
- Mời tam vị đại lão, ba vị cô nương. Chúng ta cạn chén cho buổi tương ngộ này.
Sau khi họ uống cạn rượu, ba bốn người hầu cận, cách đi đứng chứng tỏ đều có võ công cao, mang ra thức ăn, gà hầm, cá hấp.. trên hai chục món sơn hào hải vị. Phi Yến có thuộc hạ hàng ngàn, nhưng trong lúc đi đường xa, ở trọ nàng cũng không thể nào đủ phương tiện để làm một bữa cơm đãi khách thịnh soạn như thế này được, lòng thầm nghĩ bang hội giang hồ có to lớn đến đâu cũng không thể bì được bọn vua quan cai trị muôn dân.
Sau khi được mời, mọi im lặng ăn uống một lúc, Nguyên Trừng mới lên tiếng:
- Dù chỉ biết đôi chút võ nghệ, nhìn ba cô thi triển võ công, ta cũng biết là những kỳ nữ giang hồ. Chẳng hay trong lúc hành hiệp giang hồ, các cô có những nhận định nào về triều đình. Ta rất mong được nghe những lời thành thật, và tin tưởng các cô sẽ rất thành thật với ta.
Phi Yến là người nhanh nhẹn, nhưng không phải là người Đại Việt. Với câu hỏi này, nàng không thể trả lời. Im lăng giây lát, Hồng Lan chậm rãi:
- Chị em chúng tôi chỉ mới rời Bách Lan Cốc, theo Lê hiền đệ ra giang hồ mới vài tháng. Ngoài chuyện hôm nay, chưa từng đụng chạm với quan binh hay người của triều đình. Trong mấy tháng nay, chúng tôi vì lo đối phó với Thiên long bang ở Vân Nam nên cũng không đi lại nhiều trong đất Đại Việt. Câu hỏi của tướng quốc dù có thành thật cũng không biết phải trả lời thế nào.
- Thì ra là vậy!
Nhị lão:
- Thiên long bang nhân tài rất đông. Riêng Đoàn Hán Thiên võ công thuộc hạng phi thường. Sao các cô lại đối chọi với lão làm gì?
Hồng Lan kể:
- Họ đã cho người xâm nhập Đại Việt giết người, đoạt kỳ kinh, bí kiếp. Thu Hà tỷ tỷ bị Thiên long bang bắt giữ đòi Lê đệ đem Đằng tiên bí kíp đi chuộc. Nhã Lan hiền muội vì trong nhà có Càn Long thần công mà Thiên long bang đã hạ sát toàn gia. Lão Đoàn Hán Thiên cũng từng mời hai vị sư phụ chúng tôi làm hộ pháp cho lão. Hai người không đồng ý, lão đã hỏa thiêu Bách Lan Cốc. Với nhiều việc như vậy chị em chúng tôi phải đối phó với họ.
Tam lão:
- Vi nhị tiên tử đã có ấn chứng võ công với Đoàn Hán Thiên?
- Khi lão đến, Lê đệ cũng vừa tới nên đã đuổi lão và thuộc hạ ra khỏi Bách Lan Cốc. Hai vị sư phụ không cần phải ấn chứng võ công, để nếu thua phải làm hộ pháp cho lão.
- Lê đệ mà cô nói đến là ai? Còn trẻ sao lại có thể có công lực bằng Đoàn Hán Thiên được?
Hồng Lan tự hào:
- Lê đệ ... không phải bằng, mà hạ lão chỉ trong vòng ba trăm chiêu!
Sáu cặp mắt của ba lão đạo sĩ, không hẹn cùng quay lại nhìn nàng. Nhất lão buột miệng:
- Có thật như vậy hay sao? Ba chúng ta cũng vì lão mà phải lánh khỏi Huyền Thiên Động! Võ công của lão...
- Tiểu điệt nghĩ hai vị sư phụ của tiểu điệt cùng đấu với lão cũng không thể hơn được. Ngoài võ công của Đại Lý, Đoàn Hán Thiên còn luyện tập nhiều thứ võ công đã thất truyền ở Trung Nguyên.
Lão đạo sĩ khác thở dài:
- Nếu vậy, người họ Lê này quả là thiên tài võ học mà Đại Việt xưa nay chưa từng có. Gã là .. đệ tử của ai? Bao nhiêu tuổi?
- Trên hai mươi. Lê đệ không có sư phụ. Võ công học từ bí kíp của Đằng tiên lão nhân là ngoại tổ của mình.
- Đằng Tiên lão nhân là kỳ nhân đứng hàng thứ nhất của Đại Việt ta, nhưng cũng không thể có công lực có thể hạ Hán Thiên trong vòng ba trăm chiêu.
- Theo sư phụ vãn bối, Lý đại bá mới là người có võ công cao nhất của Đại Việt. Chỉ vì người như cánh hạt nên không ai biết. Lê đệ cũng đã được Lý đại bá chỉ điểm.
Nhất lão ngậm ngùi:
- Nhất Tiên, Nhất Ẩn, Tam Lão, Nhị quái, Song.. tiên.. xem ra người được Nhất Tiên, Nhất Ẩn đào tạo còn có võ công hơn cả Tam lão chúng ta.
Nguyễn Cẩn hừ nhẹ:
- Những gì mới nghe chưa thể vội tin.
Hồng Lan quắc mắt:
- Ngươi nói như vậy là có ý gì?
- Tai nghe không bằng mắt thấy. Ta chưa thấy không thể tin là chuyện thường.
Tử Lan tức giận:
- Ngươi có muốn thấy ta giết ngươi trong một chiêu hay không?
Nguyên Trừng vội xua tay, và khó chịu với Nguyễn Cẩn:
- Chuyện ở đây hình như không thích hợp với nhà ngươi. Ta nghĩ ngươi nên ra ngoài thì tốt hơn.
Nguyễn Cẩn mặt xanh xám, ngồi im giây lát, rối đứng lên:
- Xin Đức Ngài tha lỗi cho Cẩn này, nhưng song yêu nổi tiếng tàn ác. Mới vừa rồi một vệ sĩ bị trúng độc, hạ quan phải chặt hai cánh tay để tạm cứu. Cẩn tôi tài sơ đức bạc, có lầm lỗi, nhưng xin Đức Ngài cẩn thận cho.
- Ta biết việc của ta làm.
Nguyễn Cẩn không dám nói gì thêm, đứng lên đi lui ra ngoài. Nguyên Trừng ngỏ lời xin lỗi:
- Trong một nhóm vài người cũng có người này người khác, huống hồ triều đình có hàng ngàn hàng vạn. Mong ba cô nương vì ta mà thể lượng cho. Ta đã nghe ba vị đạo trưởng cho biết về Vi nhị tiên tử và rất ngưỡng mộ.
Hồng Lan:
- Chị em chúng tôi đa tạ tướng quốc và ba vị tiến bối có lòng tiếp đãi chị em chúng tôi. Nhưng người giang hồ như chúng tôi không phải là người có lòng bó thân về với triều đình, và chúng tôi cũng không ngại phải làm điều gì nếu bị coi thường. Mời chúng tôi ở cùng khách sạn, nhưng cho người đi vào phòng khám xét hành lý không phải là việc làm minh chánh đối với người giang hồ!
Nguyên Trừng đớ lưỡi:
- Có việc.. chúng khám xét hành lý các cô! Hỏng! đúng là hỏng!
Nhất lão thở dài:
- Lão đạo cũng không biết việc này! Các cô mới về sao lại nói có chuyện như vậy?
- Tam muội Trương Phi Yến là giáo chủ Ngũ độc giáo. Vì các ngươi cho người đi khám lục hành lý, nên mới có người bị độc.
Phi Yến cười nhẹ:
- Người đi khám bị chặt hai cánh tay thật tội nghiệp. Thuốc đó chỉ làm tay sưng, ngứa ngáy, nếu không có thuốc giải, thì cũng chỉ ba ngày là hết!
Nhất lão bấy giờ chú ý ngay Phi Yến:
- Lão đạo không biết giáo chủ quang lâm thật là có lỗi. Lão đạo có nghe từ ngày giáo chủ cai quản Ngũ độc giáo đã cải cách sâu rộng. Một đệ tử Huyền Thiên động qua biên giới hái thuốc cũng đã từng được Ngũ độc giáo giúp giải độc thiết tuyến kim xà cho. Xin đa tạ.
- Tiểu nữ thật chẳng biết gì về việc này, nếu có thì cũng do giáo chúng gần biên giới đã làm nhiệm vụ của mình.
Nhất lão khen ngợi thêm:
- Giáo chủ còn trẻ, võ công theo lão nhận định còn hơn cả Trương lão giáo chủ năm xưa. Nghe tôn chỉ của Ngũ độc giáo hiện nay đúng mang độc nhưng chính phái võ lâm Trung Nguyên cũng chẳng bằng.
- Tiền bối đã quá khen. Tiểu nữ đang tiếc là chưa học được võ công của gia phụ.
Nguyên Trừng:
- Thì ra cô nương là người Minh.
Phi Yến cười nhẹ:
- Là người Minh, nhưng Ngũ độc giáo nằm ở chốn núi non khuất lánh, chẳng liên hệ gì với triều đình, và cũng không muốn nhìn thấy chiến tranh giữa hai nước xảy ra. Chiến tranh lúc nào cũng tệ hại, gây đau khổ cho người dân của cả hai bên.
Nguyên Trừng thở dài:
- Nước nhỏ không bao giờ muốn chiến tranh, nhưng nước lớn, thì luôn luôn muốn lớn thêm.
- Muôn đời là thế, giang hồ và triều đình một nước khác nhau, nhưng lúc nào cũng phải đấu tranh để sinh tồn. Ngũ độc giáo chúng tôi cũng đang chiến tranh với Thiên long bang.
Nguyên Trừng thở dài:
- Đời sống của con người phải luôn luôn chiến đấu để sinh tồn. Một con người nếu được tháng ngày thảnh thơi, xem hoa, vọng nguyệt thì sung sướng có chi bằng. Người ta luôn luôn phải tranh quyền lực, nhưng quyền lực càng làm cho con người khổ sở, lo lắng hàng giờ, hàng ngày. Ta là một người đang có quyền lực của một tể tướng, nhưng vì đó cũng phải mang nặng nỗi lo của một tể tướng trước đe dọa của binh đao, trước sự xâm lăng khó tránh khỏi từ phương bắc.
Ông ta sắc bén nhìn Hồng Lan, Tử Lan:
- Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Chống lại xâm lược phương bắc không phải là bảo hộ cho triều đình mà cũng là bảo vệ cho dân trong nước. Bảo vệ dân mới là chính yếu. Dù không phải người Kinh, nhưng hai cô cũng là người dân Đại Việt, ta tin tưởng hai cô cũng rất quan tâm tới việc đất nước sắp lâm nguy vì nạn ngoại xâm.
Hồng Lan qua chút bối rối, rồi ngay thẳng trả lời:
- Chị em chúng tôi .. thật sự xưa nay chưa biết quan tâm đến chuyện nước nhà. Vâng lời sư phụ, chúng tôi theo Lê đệ ra giang hồ chỉ có mục đích hành hiệp trượng nghĩa, đối với việc nhà Minh có tham vọng xâm lăng Đại Việt, Lê đệ cũng từng tỏ ra quan tâm, nhưng Lê đệ cũng nói không muốn dính líu tới quan trường và cũng có lần nói rằng triều đình không được lòng dân thì khó có thể tạo được những chiến công đánh Tống, kháng Nguyên như trước đây.
Thanh Thanh buột miệng:
- Tỷ tỷ có nói với tiểu muội Lê đệ của tỷ tỷ không thích triều đình.
Hồng Lan không chối cãi:
- Chúng ta đều là người giang hồ thảo dã, không thích quan trường đã đành. Theo Lê đệ quan quân triều đình hiện quá nhũng nhiễu, gây nhiều oán than trong dân chúng. Nhà Minh mới khởi nghiệp, quân tướng đều là thành phần thiện chiến, trong khi đó ở Đại Việt ta, triều đình lại không được lòng dân. Một số lớn nhân sĩ còn vọng tưởng nhà Trần, cấu kết với quân Minh. Khi nhà Minh đưa quân sang, với sự tiếp tay của thành phần này, đất nước sẽ dữ nhiều lành ít.
Lời nói thẳng thắn của Hồng Lan làm mọi người trong bàn tái mặt. Họ lo sợ sự nổi giận của Nguyên Trừng. Tuy nhiên, ông ta thở dài, buồn bã:
- Hởi ôi! Từ lâu ta cũng đã nhìn thấy điều này. Lòng dân là điều đáng lo nhất. Phải chi thời gian có thể cho ta năm ba năm nữa, người dân có thể thấy rõ hơn hiệu quả của công cuộc cải cách hiện nay, thì giặc bắc có tới cũng chẳng phải sợ nào!
Ông ta hỏi Hồng Lan:
- Lê hiệp sĩ hiện nay ở đâu? Cô nương có thể nhắn lời ta rất muốn mong gặp mặt.
- Chị em tiểu nữ đã xa Lê đệ gần nửa tháng nay, chưa biết ở đâu. Khi gặp sẽ chuyển đạt lời
Trước khi Vương Tố Thư bỏ đi, Thiên long bang đã có lệnh giữ lời hưá của Đoàn Hán Thiên cấm không bang chúng không xâm phạm Ngũ độc giáo. Trong thời gian ở chung với chị em Trinh Vân, Nhã Lan cũng đã từng ca ngợi chị em Hồng Lan, Phi Yến. Hai nàng muốn có dịp gặp gỡ làm quen, hoàn toàn biến hai bang hội thành bạn với nhau. Nhưng vì công việc tu chỉnh trong bang rất bề bộn. Đoàn Hán Thiên, sau khi bị thua Tích Nhân nhụt hết nhuệ khí. Sau đó, Vương Tố Thư, theo ông nghĩ đã trốn đi với Lã Nhượng, ông càng cảm thấy xấu hổ, chán nãn, nên giao hết công việc cho hai cô con gái. Hai chị em Trinh Vân phải giải quyết công việc hàng ngày, bận rộn vô cùng. Muốn đi với Nhã Lan mà không đi được. Đoàn San San xưa nay được Hán Thiên thương yêu, lúc nào cũng ở bên cạnh. Khi Vương Tố Thư bỏ đi, chị em Trinh Vân được trọng dụng, Nàng lấy làm ghen tức cũng đã bỏ đi không từ giã.
Nhắc lại chị em Hồng Lan và Phi Yến, phi thân ngày đi đêm nghỉ phục hồi công lực, mấy ngày sau mới đến chỗ giết tình long. Nơi này cảnh sắc hoàn toàn thay đổi. Cái hồ sâu chung quanh là bờ đá cao không còn nữa, mà lại có cái hồ khác mênh mông nằm giữa hai chân núi. Bờ hồ bây giờ là bùn đất, rong cỏ đã mọc cao. Nếu không từng nhìn qua cảnh vật trước đây, khó thể nào biết đây là cái hồ mới tạo. Chung quanh hồ cây cối soi mình, chim cò đậu trắng. Chị em Hồng Lan phải nhận định một lúc lâu, mới dám quả quyết đây là vùng núi có đôi tình long. Khi đã nhận định đúng nơi. Chị em Hồng Lan thắp hương cúng tế Thanh Lan, Hắc Lan. Sau đó, Phi Yến cho biết nàng có gặp xác tình long cũng không thể tới gần, hơi độc chung quanh xác rữa của chúng vẫn còn. Vì thế, ba chị em chia nhau làm việc. Chị em Hồng Lan đi tìm xác rắn lấy long châu, còn Phi Yến dùng ngũ độc thần chủy đi tìm hùng hoàn châu. Chị em Hồng Lan chỉ phi thân đi quanh một lúc nghe mùi hôi thúi, thấy xác một con tình long đen đúa đang nằm trong vùng cây khô ngã rạp. Nhờ bộ da vẫn còn, trên đầu không có mồng nên xác định là con âm. Hồng Lan bịt mũi đến nơi chặt lấy phần đầu xương sọ. Sau khi bỏ đi lớp da thấy ngay trên đầu có hạt châu hai màu trắng hồng óng ánh. Trông không khác hạt ngọc trai to. Cầm cả khối xương đem ra hồ nước rữa sạch, nàng cạy viên long châu cất kỹ vào người, rồi cùng Tử Lan đi tìm con thứ hai. Nhưng tìm mãi cũng không thấy được. Phi Yến suốt ngày cũng không thấy cây ngũ độc thần trủy có phản ứng cho thấy ở gần viên hùng hoàn châu. Tối lại gặp nhau, Phi Yến lấy hạt long châu bỏ vào rượu và thuốc mang theo nung nhẹ lửa suốt đêm, sáng hôm sau chia đôi cho chị em Hồng Lan uống. Sau đó hai nàng vận công vì Phi Yến cho biết, viên long châu ngoài giải độc cũng giúp họ tăng thêm công lực.
Trong lúc chị em Hồng Lan vận công, Phi Yến dùng khúc cây to làm bè chống đi quanh hồ nước may ra có tìm thấy vết tích viên hùng hoàn hay không. Nước hồ không sâu, có chỗ trông thấy đáy, nàng đi quanh mấy vòng, cũng không thấy tín hiệu nào lấy làm chán nãn. Tuy nhiên, trong khi thất vọng đưa khúc cây vào bờ, Phi Yến lại tình cờ nhìn thấy Phượng hoàng lệnh bài đang nằm xen giữa những viên đá dưới mát nước và lấy làm mừng rỡ.
Ba chị em sau đó, liên tiếp mấy ngày, đi theo những chổ trũng thấp hai bên sườn núi, những nơi còn vết tích, cây ngã cành khô, nước ngập chảy qua còn lưu vết tích cũng không thấy xác con dương long to lớn. Phi Yến nghĩ có lẽ nó đã bị chôn sâu trong lòng đất, dù muốn xẻ núi banh non ra tìm cũng không biết bắt đầu từ chỗ nào. Nàng nói lên ý kiến này. Hồng Lan sa nước mắt:
- Không tìm được thì tính mạng Nhân đệ làm sao?
Phi Yến cũng đành thở dài:
- Biết làm sao bây giờ?
Rồi nàng an ủi:
- Với những thứ độc hiếm thấy, không biết giải như thế nào, chúng ta lại tìm sách cổ nhân. Nhưng cổ nhân cũng không biết hết mọi thứ. Nhân đệ không phải có tướng yểu mệnh. Biết đâu rồi chúng ta cũng có thể tìm ra cách giải độc cho Nhân đệ. Đông Phương Sóc đời Hán thông kim bác cổ, nhưng cũng không biết nhiều về tình long độc. Chỉ nói một phần. Có khi cổ nhân còn sai lầm thậm tệ. Đời Hán ai cũng cho rằng sông Hoàng hà là do nước từ trời trút xuống. Thế nhưng hiện nay ai cũng biết Hoàng hà cũng do nhiều con suối của các núi Ba Nhan Khách Lạp, Cát Tư Nhã Sơn tạo thành cũng như mọi con sông khác, trăm suối đổ thành sông.
Tử Lan:
- Chẳng lẽ chúng ta bỏ cuộc?
Phi Yến:
- Đây là việc quan trọng, liên quan đến tính mệnh Nhân đệ, tiểu muội sẽ tùy theo hai tỷ tỷ.
Hồng Lan cắn môi giây lát:
- Con tình long to lớn, xác nó thúi cả một vùng to rộng. Nhưng chúng ta tìm khắp nơi không thấy, thì tìm mãi cũng chỉ bằng thừa. Nếu con người có số mạng thì chúng ta đành chấp nhận số mạng vậy. Theo lời Nhất Ẩn sư bá, ta tin Nhân đệ mạng lớn. Chúng ta không cần phải mất thêm thì giờ vô ích.
Phi Yến đã biết vô vọng, nhưng ngại nói ra lời. Nghe Hồng Lan nói vậy, thầm phục sự phán đoán và quả quyết của nàng. Tử Lan cũng gật đầu:
- Không tìm được, chị em ta mau sớm về Ngũ độc cung. Yến muội đã vì Nhân đệ và chị em ta, nhưng trong lòng cũng không khỏi lo âu. Chúng ta cũng chưa biết Nhân đệ đi theo mụ Vương kia hiện nay thế nào.
Hồng Lan:
- Vậy thì chúng ta đi về cho nhanh vậy.
Hồng Lan nói xong phóng mình đi trước. Ba chị em Hồng Lan, Tử Lan, Phi Yến khinh công đều ngang ngửa nhau. Bước chân trên đường núi nhanh hơn ngựa chạy. Khi dùng mức tối cao của khinh công lại lướt từ đỉnh cây này sang ngọn cây khác, nhanh như như chim bay, én liệng. Tuy nhiên, sức người có hạn. Trong một ngày cũng phải ngơi nghỉ, chậm chân lại trong một lúc, rồi đi tiếp. Tối cũng phải ăn uống và điều hoà nộâi lực. Chiều hôm sau ra đến sông Hồng, đi đò sang thị trấn Bảo Thắng.
Bảo Thắng là thị trấn lớn của địa đầu biên giới, nhưng chỉ có Đại Phúc khách điếm có phòng khang trang sạch sẽ. Thông thường, khi khách chưa đến cửa, tiểu bảo đã ti toe chào đón, nhưng ba cô gái đến đây thì chẳng thấy tiểu bảo đâu, chỉ thấy trong phòng khách có bốn trung niên mang vũ khí đang đứng và ba nàng đã bị một tráng hán râu ria, quắc đôi mắt sắc bén nhìn từ đấu đến chân, rồi xua tay:
- Đại Phúc hôm nay không tiếp khách. Đi nơi khác!
Tử Lan quắc mắc:
- Ngươi là ai? Đây là cách tiếp khách của Đại Phúc?
Một người đàn ông mặc áo lụa đen, từ trong đi ra, vội vàng:
- Không mấy khi qúy cô nương ghé qua, nhưng Đại Phúc đã được bao hết. Xin thông cảm cho chúng tôi. Lưu Tinh này thành thật xin lỗi qúi khách.
Tử Lan:
- Không còn phòng trống hay vì bị bao nên không thể tiếp khách khác?
- Dạ! Được bao trọn.
Tử Lan lắc đầu:
- Lại quan quyền hay hội đoàn gian ác nào muốn dở trò. Chúng ta đi thôi!
Ba chị em định đi thì gã tráng hán râu xồm hét:
- Con nhãi kia? Ngươi đã nói gì có gan lập lại cho ta nghe thử?
Tử Lan quát:
- Ngươi bảo ai là con nhãi?
Cùng với tiếng quát nàng lướt tới, và bàn tay nhỏ bé của nàng đã chộp lấy ngực gã, nhấc bỗng khỏi mặt đất, quây luôn mấy vòng. Khi nàng ném ra, gã tưởng chừng gân cốt gãy vụn, không đứng lên nổi.
Ba tên trong phòng, kẻ rút kiếm, người tuốt đao, hét to:
- Phản tặc! Các ngươi dám làm loạn?
Ba tên vung vũ khí tràn tới, ba cô gái cùng ra tay. Ba tên này cũng không nhìn rõ chúng đã bị đánh rơi vũ khí như thế nào và làm thế nào cả ba cùng bị tung ra khỏi cửa, và cùng nằm đè lên nhau. Hai trong ba tên cất tiếng rên rỉ, bả vai chúng đau nhức đến tận gan ruột. Biết xương đã bị gãy. Một tên cất tiếng thoá mạ:
- Tổ bà nó! Các ngươi là ai dám đụng đến quan binh? Đến Bảo Thắng tứ hổ?
Tử Lan cười gằn:
- Chúng ta định tha chết cho các ngươi. Nhưng các ngươi lại là quan binh ỷ thế hiếp người thì bản cô nương lại muốn trừng phạt thêm. Biến các ngươi từ tứ hổ thành tứ què!
Nàng rút kiếm, nhưng Phi Yến ngăn cản:
- Nhị tỷ không phải lưu huyết làm gì! Để tiểu muội làm cho tên này gãy luôn cánh tay, thì chúng cũng đã què rồi.
Nàng bước tới. Bàn tay trắng nuốt chộp lấy làn tay của gã, vặn nhẹ một cái. Tên nọ nghe xương vai kêu rắc một tiếng, và hắn phải la một tiếng rất to, rồi ngất xỉu. Lúc ba tên bị ném ra ngoài cửa khách điếm, nhiều người qua đường dừng lại tò mò nhìn. Nhưng khi nghe tên đại hán chưởi rủa và bị trừng phạt lần nữa, họ vội vàng bỏ đi. Có kẻ chạy thật nhanh. Hàng quán gần khách điếm cũng vội vàng rầm rập đóng cửa lại.
Hồng Lan thấy vậy cười:
- Có lẽ chị em chúng ta phải vào rừng ngủ nữa.
Phi Yến gật đầu:
- Đành phải vậy. Chúng ta đi thôi. Kẻo lại phải ra tay giết một số quan binh.
Ba nàng mới đi được vài chục trượng, thì thấy một ngọn pháo hồng từ sân Đại Phúc bắn lên bầu trời và tiếng trống dồn dập vang lên. Khi tiếng trống từ Đại Phúc vang lên, thì chung quanh tiếng trống, tiếng phèn như giây chuyền vang lên inh ỏi. Có lẽ cả thị trấn chìm ngập trong âm thanh. Rồi các khúc đường đổ đến Đại Phúc qua tiếng trống, tiếng phèn, thanh la, tiếng mõ cũng nghe vọng lại tiếng ngựa phi, tiếng hô hoán. Với khả năng khinh công của mình, chị em Hồng Lan chỉ cần nhấc chân vọt đi thì không quan binh nào ngăn cản nổi. Nhưng khi biết quan binh đến vì mình mà bỏ chạy thì lại chạm tự ái của con nhà võ, nên ba cô gái lại không ai bảo ai, cùng mỉm cười lui lại sân Đại Phúc đứng chờ xem sự việc diễn tiến.
Đoàn quân từ phía bắc kéo đến vó ngựa dồn dập, dẫn đầu là một võ tướng râu quai nón, trạc độ ba mươi, thân hình vạm vỡ, tay cầm đại đao. Con ngựa ô cũng giống to lớn, coi bộ dũng mãnh vô cùng. Phía đông một cánh quân đổ tới dẫn đầu là một võ quan giáp bạc, râu lưa thưa, tay cầm trường thương, ngồi ngựa hoa tông. Cùng lúc với hai cánh quân này, một đoàn người ngựa phiá nam cũng phi tới nơi. Nhóm này lại không phải quan binh. Đi đầu là hai lão đạo sĩ gầy gò, râu tóc bạc phếu. Phiá sau, một con ngựa bạch mang một trung niên, dáng vẻ văn nhược, tướng mạo phương phi, quí phái, mặc áo dài nho sinh màu trắng, trạc khoảng trên ba mươi. Sau lưng trung niên này lại một lão đạo sĩ tóc trắng nữa. Tiếp theo là đoàn người ngựa non ba chục. Trong số này, có bốn người ăn mặc nho sinh, ngoài một người lớn tuổi, ba người còn lại đều còn trẻ, trong đó một người khuôn mặt rất xinh đẹp. Số người còn lại đều võ phục, vai mang, tay cầm đủ loại binh khí. Đoàn người ngựa từ ba con đường đổ tới Đại Phúc thì dừng lại. Hai viên tướng cầm đầu hai đoàn binh, mỗi đoàn độ vài trăm tên lính, khi dừng ngựa, hai người cùng khoát tay. Bọn quân binh đi theo kẻ thì chạy đi nơi này, kẻ thì chạy tới chỗ kia tìm chỗ bố trí, tên lắp vào cung. Ở đoàn ngưới phía nam, khi hai đạo sĩ dừng ngựa và thấy quân binh, tức thì những người mang võ khí đang đi phía sau, kẻ giục ngựa lướt tới phía trước, người thì xuống ngựa bố trí chung quanh. Người trung niên áo dài trắng được ba lão đạo sĩ bảo vệ lộ vẻ khó chịu, quay mặt nhìn một trong bốn người mặc áo nho sinh bấy giờ đang đứng phía sau:
- Việc gì thế này?
Ba lão đạo sĩ bây giờ hình như cũng rất ngạc nhiên, một người lên tiếng hỏi quan binh. Dù tiếng trống, tiếng phèn và thanh la vẫn còn náo động, nhưng câu hỏi của ông ta lấn át cả các âm thanh khác. Ai cũng nghe rõ nuồn nuột chứng tỏ nội lực vô cùng sung mãn. Nghe âm thanh của lão đạo sĩ, chị em Hồng Lan cũng phải động dung. Biết nội lực lão còn cao hơn chị em mình:
- Quan quân đang định làm gì đây? Hãy cho chúng tôi biết?
Viên võ tướng phía đông, hoành thương hỏi lớn:
- Các ngươi là ai? từ đâu tới?
Một trong bốn kẻ mặc áo nho sinh, chợt lên hỏi viên tướng, tiếng nói khàn khàn như lại cái, nhưng chứng tỏ nội lực cũng vào hàng thượng thừa:
- Có phải tướng quân là Đô thống Đèo Minh Khai đó không?
Tiếng trống, tiếng phèn bầy giờ chỉ còn rời rạc, viên tướng có vẻ tức giận:
- Nội vùng ai không biết bản tướng quân ta là Đèo Minh Khai. Các ngươi là ai dám ăn nói hồ đồ với bản tướng quân?
Người lên tiếng hỏi viên đô thống độ khoảng bốn chục tuổi, người mập mạp, không râu, mặt trắng bạch rẽ ngựa lên phía trước, vừa đi, vừa nói:
- Đèo tướng quân hãy để ta tới gần cho tướng quân xem vật này, sẽ biết chúng ta là ai ngay.
Viên đô thống liếc mắt nhìn thuộc hạ, bọn chúng gươm giáo cầm tay chờ đợi. Người trung niên nhẵn nhụi đến cách viên đô thống khoảng vài trượng, tiếng nói nhỏ xuống, hình như chỉ muốn đủ cho viên tướng nghe được mà thôi, nhưng không thể không lọt vào tai ba chị em Hồng Lan:
- Đèo tướng quân xem vật này. Đọc xong, tuyệt đối không được la to nói lớn, tiết lộ hành tung của chúng ta.
Viên tướng họ Đèo hất hàm cho tên quân bên cạnh, tên này giục ngựa tiến lên. Người trung niên lấy một cuộn giấy trao cho tên quân. Tên này mang về cho viên đô thống họ Đèo. Có lẽ cuộn giấy là một văn thư, và những người phía Nam tới là quan to của triều đình, nên tên đô thống xem xong, vội nhảy xuống ngựa. Tuy nhiên, người trung niên không râu bấy giờ lại hách dịch, quát:
- Đô thống có thể đi được rồi.
Viên đô thống nghe quát vội nhảy lên ngựa trở lại, nhưng ngần ngừ:
- Thưa đại nhân, vì nhận được tín hiệu cho biết có phản tặc ở đây, nên hạ quan mới vội vàng xuất mã và gây ra sự hiểu lầm.
Người không râu cau mày:
- Ai phóng ra tín hiệu? Phản tặc ở đâu?
- Hạ quan phải hỏi thuộc hạ được phái canh giữ Đại Phúc mới biết được. Xin đại nhân tha lỗi.
Tên võ sĩ đầu tiên bị Tử Lan trừng trị trong khách điếm Đại phúc là người phóng ra tín hiệu khẩn cấp. Gã là kẻ bị trừng phạt đầu tiên, nhưng chỉ ê ẩm thân thể, không bị gãy tay chân như ba tên bị ném ra ngoài. Khi chị em Hồng Lan ra đi, đã phóng tín hiệu và đánh trống báo động, bấy giờ từ bên trong chạy ra chỉ chị em Hồng Lan:
- Ba con tiện nhân kia đại náo khách sạn, đánh trọng thương thuộc hạ. Ba vị đại ca trong Bảo Thắng tứ hổ đều bị đánh gãy tay chân. Chúng là phản tặc.
Bấy giờ theo tay chỉ của gã võ sĩ, mọi cặp mắt đều đổ đến tới ba chị em Hồng Lan. Ba nàng im lặng để xem phản ứng của quan quân.
Viên đô thống quát hỏi:
- Ba con nhỏ kia! Các ngươi là ai dám xúc phạm đến quan quân, náo loạn nơi đây?
Hồng Lan cười khẩy, tiếng nói nàng không lớn nhưng dĩ nhiên với nội công thâm hậu, nên ai nghe cũng như rót vào tai:
- Nếu biết chúng là quan quân, thì chúng ta đã không chỉ làm chúng bị tàn phế. Thái độ ngông cuồng hống hách, ức hiếp lê dân của chúng có lẽ chúng ta đã giết để làm gương cho kẻ khác. Hà! Quan chi phụ mẫu. Đã là quan quân lại ỷ thế hiếp người. Nếu chúng ta là thiếu nữ tay yếu chân mềm đã bị chúng làm nhục. Quan quân như vậy có nên để sống hay không? Bốn tên đầu trộm đuôi cướp kia mà là quan quân, thì quan quân nhà Hồ đúng là nhục cho dân cho nước.
Viên tướng trẻ vạm vỡ của cánh quân ở phía Bắc là phó tướng của Đèo Minh Khai, bây giờ gầm lên:
- Tặc nhân hỗn láo.
Tiếng quát to như hổ rống, người ngựa phóng tới như bay. Cây đao to lớn trên tay gã, tới chỗ chị em Hồng Lan từ trên chén một đường như chớp giật. Sức nhanh của ngựa, ánh chớp của đao làm người trung niên có vẻ là người cần đầu nhóm người ngựa từ phía nam tới phải nhắm mắt, yên trí ba cô gái yếu đuối sẽ bị chém bay đầu. Viên tướng râu quai nón là phó đô thống Lý Tấn, viên tướng dõng mãnh nhất của đạo quân Tây Bắc, từng đánh tay đôi với cọp. Quân binh vùng Bảo Thắng đã nói, nếu Lý Tấn sử dụng xà mâu thì đúng là Trương Phi. Nếu sử dụng trường thương và không râu quai nón thì đúng là Lý Quảng, viên thượng tướng đời nhà Hán. Tiếc vì dùng đao nên Lý Tấn vẫn là Lý Tấn, mãnh tướng nhà Hồ! Lý Tấn cũng rất tự hào về võ nghệ của mình, từng tiếc là đầu quân quá trễ, cũng như chưa có cơ hội lập công nên phải chịu cái chức phó đô thống nhỏ nhoi. Gã Lý Tấn giục ngựa ra đao, yên trí ba cô gái phải bay hồn vỡ mật. Thế nhưng, gã không thể nào ngờ, ba cô gái vẫn nhẹ mỉm cười. Khi gã vung đao chém xuống thì thấy ba cô gái trong tầm đao của mình, thế nhưng đao đến nơi, thì chẳng thấy người nào cả. Chém hụt, gã quần ngựa trở lại, thấy ba cô gái vẫn mỉm cười đứng ở chỗ cũ, như không có di chuyển gì cả. Gã lại hét lên một tiếng. Vung đao chém tới lần nữa. Lần này gã thấy rõ, ba có gái chỉ nhích chân thì người đã thoát ra xa tầm đao của gã. Khi đao chém xuống hụt đà, một trong ba cô gái rút nhanh kiếm. Kiếm quang vàng ánh như chớp vung lên, gã chưa kịp thấy, thì cây đại đao trong tay gã chỉ còn chiếc cán, và gã cảm thấy hai cánh tay tê chồn. Trong lúc đó, con ngựa hình như bị đau, nhảy lồng lên, cất hai vó lên trời, hí to, vùng mạnh, làm Lý Tấn té xuống đất.
Cảm thấy toàn thân ê ẩm, Lý Tấn vừa tức giận, vừa xấu hổ mất khôn. Đáng lẽ bị người chặt đao, ra tay nhanh như vậy, gã phải biết mình đã gặp cao thủ phi thường, nhưng gã hét lên như hổ rống, vùng lên cử quyền tấn công ba cô gái. Gã đánh ra mấy thoi quyền thật dũng mãnh, nhưng không cô gái nào chịu tiếp quyền của gã, và tay quyền của gã cũng không đánh trúng ai. Quyền đánh tới nơi, thì đối thủ đã lạn mình nhẹ tránh sang bên. Người trung niên áo trắng nhìn thấy mãnh tướng Lý Tấn đánh ba cô gái chẳng ra trò trống gì cau mày, lộ vẻ khó chịu. Người đàn ông mập mạp, tiếng nói lại cái hình như hiểu ý, vội đưa mắt nhìn Đèo Minh Khai:
- Tướng quân hãy ra lệnh rút quân ngay. Để ba cô gái cho chúng ta.
Đèo Minh Khai lập tức ra lệnh gióng chiêng thâu quân. Quay đầu ngựa. Mặc dù nghe lệnh rút quân, Lý Tấn vẫn hùng hổ đánh đấm. Người đàn ông mập mạp, mặt trắng bấy giờ nhảy xuống ngựa, và nhanh nhẹn tới chỗ đánh nhau. Với thân thủ kỳ diệu, ông ta chụp vai Lý Tấn xô ra phía sau, và quát:
- Đã có lệnh rút quân nhà ngươi là tướng vẫn không tuân lệnh hay sao?
Lý Tấn mặt đỏ gay, quát:
- Ngươi là ai?
Người đàn ông quắc mắc:
- Hãy về hỏi Đèo Minh Khai thì biết ta là ai ngay. Ngươi còn làm nhặng ta không dung thứ.
- Mẹ nó! Ngươi .. la cái thớ gì? Có là hoàng đế cũng không ăn nói với Lý mỗ như vậy. Ta phải đập cho ngươi vỡ mặt!
Lý Tấn lại hét lên, tung quyền nhảy tới đánh ngay người đàn ông. Người này tránh chiêu quyền, mặt lộ tức giận, trở nên tái xanh, mắt lộ hàn quang. Hai tay vung tròn, đánh ra. Hồng Lan thấy thế đánh biết Lý Tấn không thể tránh được và sẽ bị đánh bể ngực mà chết. Nàng nhận ngay Lý Tấn hồ đồ, võ công chỉ dựa vào sức mạnh trời cho, nhưng là người là người trực tính, ngây ngô như Lý Thừa Minh, nên thấy gã sắp chết liền vung kiếm phóng ra. Quyền pháp người đàn ông sử dụng là Ngọc Minh thần quyền. Một bộ quyền pháp đắc ý của Nguyễn Sư Đề. Có thể nói vào thời Trần mạt, Sư Đề võ công tuy không bằng, cũng không có danh bằng Đằng Tiên, Nhất Ẩn, nhị quái, tam lão, song yêu.. nhưng là một tôn sư võ học, day học trò rất đông. Ngọc Minh thần quyền là quyền pháp nổi danh của ông ta. Sư Đề võ công cao cường, có thể nói là một kỳ tài võ học, nhưng ông ta không lập môn phái, mà mở võ đường ở Thăng Long dạy võ kiếm tiền. Học trò rất đông, hầu hết là con cái quan quyền. Ngay Hồ Quý Ly cũng là học trò của ông ta. Do việc mở võ đường, tình đồng môn lỏng lẻo, nên học trò của Sư Đề, trong thời buổi nhiễu nhương, tranh chấp giữa ủng hộ Hồ Quý Ly và chống Hồ Quý Ly mà tàn hại lẫn nhau. Hồ Quý Ly cũng đã giết chính người con của sư phụ mình là Nguyễn Đa Phương. Quý Ly do làm quan lớn, không thể chuyên tâm học võ, võ công kém cõi, nhưng trong thời gian thụ nghiệp, do sự khôn khéo và là người quyền lực nên tất cả sở học của Sư Đề, võ công bí kíp lại nắm trong tay. Sau này, ông ta lại chọn những người trung thành truyền lại, buộc họ chuyên tâm rèn luyện, và trở thành đội nha trảo đắc lực của mình. Người đàn ông đang tức giận, định giết Lý Tấn là Nguyễn Cẩn, người đang chỉ huy đội nha trảo thám báo và cận vệ của nhà Hồ. Nguyễn Cẩn nguyên là một công tử, gia đình phú hộ, nhưng là người có tâm cơ, nhiều tham vọng. Ao ước được làm một thứ khai quốc công thần. Lúc nhỏ đã học cả văn lẫn võ. Trong thời Trần mạt, Nguyễn Cẩn đã coi Hồ Quý Ly là một chân chúa, nên dốc lòng theo thờ. Do có tài năng, thông minh, mẫn cán. Không việc gì Hồ Quý Ly sai bảo, dù tàn ác tới đâu, Cẩn cũng hoàn thành, trở thành cánh tay phải của Hồ Quý Ly. Việc giết vua Thuận Tôn cũng do Cẩn chỉ huy. Những người theo hầu Quý Ly ngày đêm, dù khi ông ta còn làm thái sư, cũng phải tịnh thân, không khác thái giám hầu vua, và Nguyễn Cẩn là một trong những người này. Để cho Quý Ly tán thưởng mình hơn, Nguyễn Cẩn tranh thủ học võ công của Sư Đề do Quý Ly ban cho. Có thể nói, ông ta đã trở thành người thừa hưởng toàn bộ võ công của Sư Đề. Cẩn vốn là dòng dõi Trâu Canh, một danh y, nên cũng dùng nhiều dược liệu quý báu bồi bổ công lực. Trâu Canh từng biết trên những ngọn núi cao ở Chiêm Thành nằm dọc bờ biển có những thứ sâm hiếm quý còn quý hơn tuyết sâm trong dãy Trường Bạch, nên Cẩn cũng từng cho người đi tìm và cũng đã tìm được những thứ sâm này. Cẩn nhờ đó công lực rất cao thâm.
Nguyễn Cẩn ra tay nhanh, nhưng kiếm của Hồng Lan nhanh hơn. Với đường kiếm can thiệp của nàng, ông ta đành bỏ thế quyền của mình, lách tránh. Thân thủ mau lẹ, Hồng Lan cũng thầm khen phục. Nguyễn Cẩn chân không bước, nhưng vận công xuống đôi chân di chuyển thân thể ra xa một chút, cười gằn:
- Võ công khá lắm! Không ngờ lại gặp cao thủ thượng thừa ở đây. Các ngươi là ai? Không nói rõ, hôm nay các ngươi khó tránh khỏi chết!
Hồng Lan cười nhẹ:
- Chúng ta là ai? Có cần phải khai báo cho các vị quan to hay không? Hà! Ít nhất ta cũng mới cứu một võ quan, dù hồ đồ nhưng cũng là một mãnh tướng nơi biên cương. Chưa đáng tội chết, nhưng suýt chết dưới chiêu quyền độc hại của ngươi. Xem ra ngươi đã thừa hưởng được võ công thượng thừa của Sư Đề lão tiền bối, nhưng chắc chắn cũng là phản đồ tử đồ tôn của ông ta.
Nguyễn Cẩn quát to:
- Thế thì bọn ngươi thật sự muốn chết!
Cẩn khoát tay, mười mấy tên cao thủ tức thì bay xuống ngựa, làm thành thế bao vây ba cô gái. Tử Lan và Phi Yến bấy giờ cũng rút kiếm cầm tay. Lý Tấn khi bị Nguyễn Cẩn ra tay, quyền ông ta chưa đánh tới nơi đã nghe nghẹt thở vì áp lực, biết các cô gái đã cứu mình, và thấy Nguyễn Cẩn hách dịch, đang ỷ đông hiếp yếu, liền mắng chưởi:
- Các ngươi muốn ỷ đông hiếp yếu? Ta nhất định ra tay tương trợ ba cô nương đây!
Gã chưởi xong, cởi áo giáp ném xuống đất và lượm khúc đao bị chặt đứt khúc cán lên cầm tay. Một trận chiến khốc liệt sắp diễn ra, thì người đàn ông áo trắng quát nhẹ:
- Không được vọng động.
Ông ta kéo cương ngựa, cùng ba vị đạo sĩ tiến lại. Một trong ba vị đạo sĩ nhìn Hồng Lan:
- Phải chăng các cô là đệ tử chân truyền Bách Lan Cốc? Hai vị sư phụ vẫn mạnh khỏe?
Hồng Lan đút kiếm vào vỏ, chắp tay:
- Phải chăng ba vị được giang hồ tôn kính gọi là Huyền Linh tam lão ở Huyền Thiên Động, cùng vai vế Nhất Tiên, Nhất Ẩn và hai vị sư phụ của vãn bối?
- Giang hồ yêu mến gọi ba chúng ta là Huyền Linh tam lão, hay Yên Tử tam lão, nhưng tự không dám so sánh ngang hàng với Nhất Tiên, Nhất Ẩn..
- Vãn bối thật hân hạnh tương kiến tam vị tiền bối.
- Hoàng bạch song kiếm xuất hiện giang hồ nhưng không do hai vị Vi tiên tử xử dụng, chẳng hay hai người còn mạnh khỏe? Lập trường của Bách Lan Cốc đối với triều đình như thế nào?
- Hai vị sư phụ vẫn còn khỏe mạnh. Hai người quyết định chọn thú hạt nội mây ngàn. Từ nay sẽ không bao giờ xuất hiện ra giang hồ. Bách Lan Cốc xưa nay không nghĩ đến việc triều đình.
- Lão đạo cũng nghĩ có sự hiểu lầm xảy ra ở đây. Cô nương có thể cho biết vì sao?
- Bọn tiểu nữ chỉ tìm phòng ở trọ qua đêm. Nhưng vào khách điếm này lại bị xua đuổi rất hỗn láo. Bốn tên canh gác rất vô lễ và muốn hành hung. Nếu tam vị tiền bối thấy rằng đó là có tội với triều đình, thì bọn vãn bối đành phải vô lễ. Bách Lan Cốc xưa nay chưa bao giờ tự trói tay mình.
Lão đạo sĩ đang nói chuyện với nàng cười ha hả, vui thích:
- Khẩu khí không khác gì chị em Vi tiên tử năm xưa. Võ công các cô xem ra còn hơn sư phụ khi hai bà còn ở vào tuổi này. Tân vương mới lên ngôi, hết lòng cải cách nhưng tệ nhũng nhiễu vẫn còn nhiều. Lão đạo mong các cô bỏ qua cho.
- Nếu không vì chuyện trừng phạt bọn Tứ Hổ mà bị làm khó khăn, chị em vãn bối xin được cáo từ.
Người trung niên áo trắng bây giờ lên tiếng:
- Khí phách các cô làm ta ngưỡng mộ, các cô cần chỗ trọ xin cho ta được mời các cô nghỉ ở đây một đêm và mời dùng cơm tối với ta.
- Thưa , Ngài..? Lão đạo sĩ băn khoăn hỏi.
Người đàn ông áo trắng mỉm cười, nụ cười thân mật:
- Tại hạ là Hồ Nguyên Trừng. Mong các cô chấp nhận lời mời.
Cái tên Hồ Nguyên Trừng làm cho chị em Hồng Lan có chút chấn động. Ở với Tích Nhân và anh em Lý Triện, Xa Khả Tham một thời gian, hai nàng đã từng nghe về vị tả tướng quốc này. Nói đến cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, ai cũng phê bình gay gắt. Nhưng đối với Nguyên Trừng thì hình như không ai tỏ ra ác cảm với ông ta. Nhắc đến nhiều vụ đàn áp, có khi còn nghe nếu không nhờ sự can thiệp của Nguyên Trừng, thì máu còn chảy khủng khiếp hơn nữa. Chị em Hồng Lan khi nghe các huynh đệ nói về Nguyên Trừng cũng tưởng ông ta lớn tuổi lắm, không ngờ còn trẻ như vậy. Lý Tấn nghe người áo trắng xưng là Hồ Nguyên Trừng, vội quỳ ngay xuống đất:
- Xin dung tha tội hồ đồ của mạc tướng.
Nguyên Trừng khoát tay:
- Trở về quân ngũ đi! Sau này làm việc gì cũng phải suy nghĩ. Cho người đem bốn tên Tứ Hổ về giam lại.
Lý Tấn được lời sụp lạy liên tiếp mấy lạy, cầm cán và lưỡi đao đứng lên, ba chân bốn cẳng bỏ chạy.
Trước lời mời của Nguyên Trừng, Hồng Lan lưỡng lự đưa mắt hỏi Tử Lan và Phi Yến.
Tử Lan cũng không biết nhận hay không, nhưng giây lát nói:
- Trời cũng tối rồi, ở đây không có khách điếm nào khác.
Nhiều ngày phải sống trong rừng núi, Hồng Lan thấy họ cần được nghỉ ngơi thoải mái một đêm, nên nhận lời. Tuy ra giang hồ chưa lâu, nhưng cũng đã tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người trí thức như Lý Triện và cũng là người từng đọc nhiều sách vở nên lúc này nàng cũng có thể khách sáo với bậc quyền quý:
- Tướng quốc đã có lời, bọn dân nữ xin đội ơn vậy.
Nguyên Trừng vui vẻ:
- Được tiếp xúc với những bậc kỳ nữ giang hồ như các cô nương, Mạnh Nguyên ta rất lấy làm vinh hạnh. Xin đừng khách sáo và cảm thấy ngăn cách với ta. Nếu không chê ta là loại tai to mặt lớn đáng ghét, thì dừng dùng hai tiếng dân nữ nữa.
Mạnh Nguyên là tên chữ của Nguyên Trừng. Ông ta là con cả của Hồ Quý Ly, con bà Phạm thị, lúc nhỏ do ông ngoại nuôi dưỡng, còn Hán Thương là con của bà Huy Ninh công chúa, con vua Trần Minh Tông. Quý Ly đã có lòng đưa Hán Thương lên kế thừa ngôi vị, một phần thương yêu Hán Thương hơn, một phần Hán Thương quyết liệt trong việc cướp ngôi, một phần nghĩ Hán Thương là cháu ngoại họ Trần đưa lên ngôi sẽ làm xoa dịu những người còn có lòng tưởng nhớ nhà Trần, nhưng Nguyên Trừng là con cả làm Quý Ly có chút phân vân, sợ Nguyên Trừng bất phục, làm loạn. Nguyên Trừng rất thông minh, hiểu ý cha cho nên khi Hồ Quý Ly ra câu đối thăm dò: “Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân, vi vũ, dĩ nhuận nhân sinh” (Viên đá nhỏ bằng nắm tay, có lúc làm mây, làm mưa để thấm nhuần cho nhân dân). Nguyên Trừng đã đối lại: “Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống, tác lương, dĩ phù xã tắc” (Cây thông nhỏ chừng ba tấc, sau này làm cột, làm xà, để phù xã tắc). Qua câu đối này, Hồ Quý Ly đã an tâm với Nguyên Trừng. Khi Hồ Hán Thương lên ngôi, Nguyên Trừng giữ vai Tả tướng quốc, tức là tể tướng của triều đình. Nguyên Trừng cũng như nhiều nho học cấp tiến như Nguyễn Phi Khanh... rất đồng ý với Quý Ly đất nước cần phải cải cách rất nhiều. Tuy nhiên, càng cải cách thì lòng dân càng ngờ vực, và sức chống đối càng âm ỉ. Triều đình sợ chống đối, nổi loạn, tăng cường sự dò thám đối với quan dân, bọn liêm phóng càng ỷ thế, làm Nhà Hồ tiếp tục ở trong vòng lẩn quẩn. Nguyên Trừng nguyên từng có vợ là con gái Trần Nguyên Hàng, một người lãnh đạo phe chống Hồ Quý Ly, Nguyên Trừng cũng từng giao du thân mật với những người trung thành với nhà Trần, nên dù phải theo cha, Nguyên Trừng lại là người có lòng thông cảm với phe chống đối. Sự trừng phạt đối với họ thường xin ân giảm. Vì thế, trong ba cha con Hồ Quý Ly, Nguyên Trừng là người được lòng dân nhất. Những năm gần đây, Nhà Hồ thấy khó có thể tránh chiến tranh với nhà Minh, nên cả Hán Thương và Nguyên Trừng, nhà vua và tể tướng đều đích thân đi xem xét địa thế các nơi. Nguyên Trừng bí mật đi chuyến này nhằm xem xét dân tình và địa thế các con đường chiến lược vùng biên giới. Nhà Hồ bài bác đạo Phật, hoằng dương Khổng Giáo, nhưng vì chống Phật giáo nên phải lấy Đạo giáo để thay thế những sự huyền bí và tín ngưỡng mà dân chúng dành cho đạo Phật. Sư phụ của Huyền Linh tam lão là Huyền Vân đạo sĩ. Ông là người có võ công cái thế, từ lâu đã được Quý Ly kính mộ, nhưng ông ta không phải là người muốn dính chân với triều đình. Đạo sĩ Huyền Thiên Động núi Yên Tử tu luyện võ công, muốn lập một võ phái riêng, chứ không phải là loại đạo sĩ cầu cúng, bùa phép như những lại đạo sĩ đang có mắt trong nước. Huyền Linh tam lão, ba anh em gồm nhất lão, nhị lão, tam lão, thừa hưởng toàn bộ võ công của sư phụ, cũng là những người có lòng thế ngoại, nhưng họ là bạn tâm giao với ngoại tổ của Nguyên Trừng, thấy đất nước sắp bị nhà Minh xâm lăng, và Nguyên Trừng, theo họ là người vừa có tài, vừa có lòng nhân ái nên đã nhận lời bảo vệ và giúp đỡ trong chuyến đi không thể huy động quan binh này.
Hồng Lan thấy Nguyên Trừng vui vẻ, dùng tên tự để xưng hô, cũng lấy làm cảm động:
- Chị em dân nữ từng nghe tướng quốc là người phóng khoáng. Nay gặp quả như lời.
- Lại cũng “dân nữ” nữa. Cho ta xin hai chữ này đi. Thanh Thanh hiền muội, hãy thay ta tiếp rước ba vị cô nương.
Người thanh niên ăn vận nho sinh rất đẹp trong nhóm người của Nguyên Trừng phóng ngay xuống ngựa, rút khăn, hất tung mái tóc dài óng ả, cười ngọt ngào, vui vẻ:
- Tiểu muội là Trần Thanh Thanh ra mắt ba vị tỷ tỷ. Mong chúng ta trở thành bạn thân với nhau.
Nguyên Trừng đưa hiệu cho Nguyễn Cẩn, có lẽ trong lòng gã không mấy vui, nhưng không dám có lời gì, vội hộ tống chủ nhân vào khách sạn. Nhìn thấy Thanh Thanh cùng trang lứa, xinh đẹp không thua chị em mình, cách nhảy xuống ngựa cũng rất nhẹ nhàng, chân không vấy bụi, chứng tỏ võ công thuộc hạng thượng thừa, Hồng Lan cúi chào tự giới thiệu:
- Tiểu muội là Hồng Lan, nhị muội là Tử Lan và Phi Yến hiền muội. Hân hạnh gặp tỷ tỷ.
Lão đạo sĩ, nhất lão trước khi đi theo Nguyên Trừng, vui vẻ:
- Tiểu Thanh! Xem ra con gặp bạn tương đắc rồi đấy. Con phải học ở ba vị cô nương này rất nhiều.
- Thưa sư phụ, con biết. Mong ba vị tỷ tỷ không chê bỏ.
Hồng Lan:
- Thì ra tỷ tỷ là đồ đệ Huyền Thiên Động., danh môn cao đồ, chị em chúng tôi rất hân hạnh được quen biết.
Thanh Thanh thân mật nắm tay Hồng Lan, nói với ba chị em:
- Chị em chúng ta đều là người võ lâm, tứ hải giai huynh đệ, mong đừng khách sáo. Trời cũng đã tối, chị em ta vào khách sạn bỏ hành lý, tắm rửa cho thoải mái.. rồi dùng cơm, tâm sự. Trước còn bở ngỡ, sau quen.
Theo lời mời của Thanh Thanh, ba chị em vào khách sạn. Không biết số người đông đảo theo Nguyên Trừng làm sao có chỗ ở, nhưng bốn cô gái được dành cho hai căn phòng rộng, nằm sát nhau, mỗi phòng hai giường. Hồng Lan biết Phi Yến không nói rành tiếng Việt nên để nàng và Tử Lan chung một phòng, còn mình ở với Thanh Thanh. Vừa bỏ hành lý, rửa sơ mặt mũi thì Thanh Thanh đi ra ngoài một lúc, trở về đề nghị:
- Còn hơn giờ nữa mới có thể dùng cơm tối. Chị em ta có thể ra suối tắm không? Phía đông trấn này có một cái hồ rất trong và rất kín đáo.
- Hay lắm! Chỗ tắm rửa trong những khách điếm như thế này chật hẹp, dù có nước nóng, nhưng phòng tắm đôi khi dơ bẩn. Chị em ta.. chẳng ai ngại lạnh, ra hồ là tốt nhất.
Nàng sang phòng Tử Lan và Phi Yến nói lại đề nghị của Thanh Thanh. Phi Yến là người cẩn thận, tinh tế, cười, nói thầm vài tai Hồng Lan. Nàng gật đầu. Là người giang hồ, kiếm không thể rời tay, ba chị em theo Thanh Thanh đều mang kiếm theo. Phi Yến dĩ nhiên cũng không sơ suất để lại dấu vết gì trong hành lý cho biết nàng là giáo chủ Ngũ độc giáo.
Thanh Thanh có lẽ muốn tìm hiểu võ công của ba cô gái, sử dụng khinh công lướt trên ngọn cây, mái nhà như cánh chim bay. Khinh công của nàng cũng làm cho ba chị em Hồng Lan thầm khen, và biết Thanh Thanh là môn đồ rất đắc ý của tam lão. Tuy nhiên, ba chị em Hồng Lan đều là những người dày công tập luyện, gặp nhiều kỳ duyên, nên Thanh Thanh thấy rõ, nàng dồn hết chân khí xuống chân, bộ môn khinh công Hỗn nguyên lược ảnh được sử dụng đến mức tối đa, cũng thấy ba chị em Hồng Lan ung dung theo sát một bên. Họ phi thân ra khỏi thị trấn, đi vào vùng rừng núi độ một tàn hương, thì thấy một chiếc hồ rộng lớn, chung quanh thông tùng soi mình rất nên thơ. Thanh Thanh tìm chỗ có bờ cỏ dừng chân. Câu nói đầu tiên sau khi ngầm tỷ thí, nàng khen ngợi ba cô gái rất chân thành:
- Được sự chỉ dạy tận tình của ba vị sư phụ, nhìn số cao thủ đại nội, tiểu muội thầm nghĩ võ công mình không đến nỗi. Hôm nay gặp ba vị tỷ tỷ, mới biết câu ngoài trời có trời.
Hồng Lan:
- Võ công tỷ tỷ đâu thua gì ba chị em chúng ta? Tam lão cùng được liệt danh với sư phụ, võ công chúng ta cũng ngang ngửa nhau là chuyện đương nhiên.
Tử Lan cởi bỏ áo ngoài:
- Chúng ta có thể vừa tắm vừa nói chuyện.
Theo lời Tử Lan các cô gái cùng cởi bỏ, Thanh Thanh kín đáo quan sát thấy cả ba chị em Hồng Lan ai cũng đáng thuộc hàng quốc sắc. Trong lòng có chút ghen tỵ và cũng cảm thấy lo sợ. Những ngày được ở bên Nguyên Trừng, lòng nàng đã cảm thấy rung động với người đàn ông đang góa vợ, võ công tuy chỉ đủ giữ mình nếu bị bọn võ sĩ tầm thường vô lễ, nhưng kiến thức bao la, cầm kỳ thơ phú tuyệt vời, còn quyền uy thì nghiêng ngửa sơn hà. Vì Nguyên Trừng, nàng đã nhận lời đảm đang một sứ mạng rất quan trọng. Sứ mạng này của nàng cần được những người có võ công rất cao như ba chị em Hồng Lan giúp đỡ, cộng tác sẽ có kết quả nhiều hơn. Tam lão đã dăn dò nàng, nhưng khi thấy võ công, tài sắc của ba cô gái nàng lại cảm thấy không được yên lòng. Xuống nước, nàng dò dẫm, qua cái cười cố làm ra vui vẻ, thân mật:
- Ba tỷ tỷ tài sắc vẹn toàn, thanh niên hiệp sĩ ai gặp hẳn phải mơ tưởng. Đã có ý trung nhân chưa? Nếu muốn làm nhất phẩm phu nhân, tiểu muội xin làm ông mai cho.
Hồng Lan nghe hỏi, nghĩ ngay đến Tích Nhân và chợt cảm thấy nhớ nhung, chưa trả lời, thì Phi Yến cười:
- Tiểu muội thấy ông tướng quốc còn trẻ, cũng có thể gọi là đẹp trai, Thanh Thanh tỷ tỷ làm mai cho chị em tôi đi.
Thanh Thanh biết Phi Yến đùa, nhưng cũng cảm thấy lo sợ, quyết đánh tan ý tưởng biết đâu có thật trong lòng:
- Tướng quốc vẫn hoài vọng người vợ quá cố. Ởư kinh đô không biết bao nhiêu tiểu thư khuê các ước ao nhưng ông ta vẫn không để ý. Chỉ sợ tiểu muội có hết lòng.. cũng không nhận được đầu lợn của tỷ tỷ.
Nàng lại hỏi:
- Phải chăng ba tỷ tỷ đều không phải người Việt? Nhìn mấy hàm răng trắng của ba tỷ tỷ, tiểu muội thấy đẹp vô cùng.
Phi Yến:
- Chị em chúng tôi đều là người thiểu số. Thấy răng đen cũng đẹp, nhưng dân tộc chúng tôi, như người Minh, không nhuộm răng.
- Nếu muốn tướng quốc để ý, tiểu muội phải nhuộm răng cho quý tỷ tỷ.
Tử Lan khoát nước:
- Tỷ tỷ không phải mất công như vậy đâu. Chúng ta bèo mây gặp gỡ. Ngày mai sẽ chia tay. Với nhà Hồ, Lê đệ của ta không mấy cảm tình. Chị em chúng ta không vì lý do gì phải ở lưu lại với tướng quốc của tỷ tỷ, dù một khắc. Sáng sớm chúng ta phải đi rồi.
- Thế nào tướng quốc cũng khẩn khoản mời ba tỷ tỷ giúp cho triều đình. Tiểu muội mong các tỷ tỷ nhận lời để Thanh Thanh được hân hạnh học hỏi.
Hồng Lan lắc đầu:
- Ông ta có mở lời, thì chúng ta cũng không thể nhận. Tỷ Tỷ có thể cho ông ta biết trước như vậy.
- Ồ! Tiểu muội không thể nào nói trước được. Tướng quốc thân mật với thuộc hạ, nhưng nghiêm cẩn khôn cùng. Ông ta không bao giờ muốn ai chen lấn vào quyết định của mình.
Phi Yến:
- Chắc ông ta là một ông quan tốt, nhưng chị em chúng ta là người thân tại giang hồ. Không bao giờ có thể cùng đường. Tắm cũng đủ rồi, chúng ta trở về đi thôi.
Họ lên bờ, thay áo quần. Thanh Thanh bấy giờ cũng mặc lại võ phục nữ nhân. Nàng đúng ra cũng là đáng liệt vào hàng tuyệt đẹp, nhưng thấy ba chị em Hồng Lan, với những bộ võ phục bằng gấm thượng hạng, ai cũng mặt như hoa vẽ, thân thể cân đối, đường nét không chê vào đâu được làm nàng ngầm so sánh. Càng so sánh, càng thấy mình không đẹp bằng, trong lòng càng đố kỵ. Khi họ trở về khách sạn, chị em Hồng Lan thấy khách sạn được canh gác nghiêm nhặt, cao thủ chia nhau đứng giữ các nơi, ngay mái nhà cũng mấy người. Một vệ sĩ đứng trước cửa có vẻ trông ngóng. Khi bốn cô gái hạ chân xuống sân, người vệ sĩ này kính cẩn với Thanh Thanh:
- Thủ lãnh vào ngay phòng ăn. Chủ nhân đang chờ khách.
Gã nhìn ba cây kiếm trên lưng chị em Hồng Lan, nói với Thanh Thanh:
- Xin thủ lãnh đưa ba cô về phòng cất kiếm trước.
Tiếng nói của Nhất lão vọng ra:
- Thanh Thanh cứ đưa khách vào đây. Chủ nhân biết luật giang hồ người đâu, kiếm đó.
Thanh Thanh cung kính:
- Vâng lời sư phụ.
Nàng mời chị em Hồng Lan rồi cất bước theo người vệ sĩ dẫn đường. Ba chị em Hồng Lan và phòng ăn thấy Nguyên Trừng mặc áo lụa trắng, đầu không đội mũ, tóc bới cao cho thấy rõ chiếc trán rộng, đôi mắt sáng tinh anh dưới đôi chân này lưỡi kiếm, mặt vuông, miệng rộng, da dẻ hồng hào, thầm khen cũng là một trang mỹ mạo. Nguyên Trừng đứng lên khi ba người vào phòng, làm mọi người đang ngồi chờ phải cùng đứng lên theo. Ông ta vui vẻ:
- Mời các cô nương.
Quanh chiếc bàn vuông rộng, Nguyên Trừng ngồi thủ tọa. Bên trái hai vị đạo sĩ, Nhất lão và Tam lão. Bên phải là Nhị lão và kế tiếp theo là Nguyễn Cẩn và hai chàng thanh niên, một trong hai người này rất khôi ngô, trán cao, miệng rộng, đôi mắt cũng sáng ngời, sáng không phải do nội công thâm hậu, mà là đôi mắt thổ lộ nét tinh anh, thông minh, tài trí. Người này còn rất trẻ. Chỉ độ hai mươi tuổi. Sau khi thi lễ, cảm tạ Nguyên Trừng, ba chị em Hồng Lan ngồi kề theo Nhị lão, còn Thanh Thanh thì ngồi gần người thanh niên phía đối diện. Sau khi họ ngồi xuống bàn, hai người hầu cận đi rót rượu cho từng người, mùi rượu rất thơm. Nguyên Trừng nâng chén:
- Mời tam vị đại lão, ba vị cô nương. Chúng ta cạn chén cho buổi tương ngộ này.
Sau khi họ uống cạn rượu, ba bốn người hầu cận, cách đi đứng chứng tỏ đều có võ công cao, mang ra thức ăn, gà hầm, cá hấp.. trên hai chục món sơn hào hải vị. Phi Yến có thuộc hạ hàng ngàn, nhưng trong lúc đi đường xa, ở trọ nàng cũng không thể nào đủ phương tiện để làm một bữa cơm đãi khách thịnh soạn như thế này được, lòng thầm nghĩ bang hội giang hồ có to lớn đến đâu cũng không thể bì được bọn vua quan cai trị muôn dân.
Sau khi được mời, mọi im lặng ăn uống một lúc, Nguyên Trừng mới lên tiếng:
- Dù chỉ biết đôi chút võ nghệ, nhìn ba cô thi triển võ công, ta cũng biết là những kỳ nữ giang hồ. Chẳng hay trong lúc hành hiệp giang hồ, các cô có những nhận định nào về triều đình. Ta rất mong được nghe những lời thành thật, và tin tưởng các cô sẽ rất thành thật với ta.
Phi Yến là người nhanh nhẹn, nhưng không phải là người Đại Việt. Với câu hỏi này, nàng không thể trả lời. Im lăng giây lát, Hồng Lan chậm rãi:
- Chị em chúng tôi chỉ mới rời Bách Lan Cốc, theo Lê hiền đệ ra giang hồ mới vài tháng. Ngoài chuyện hôm nay, chưa từng đụng chạm với quan binh hay người của triều đình. Trong mấy tháng nay, chúng tôi vì lo đối phó với Thiên long bang ở Vân Nam nên cũng không đi lại nhiều trong đất Đại Việt. Câu hỏi của tướng quốc dù có thành thật cũng không biết phải trả lời thế nào.
- Thì ra là vậy!
Nhị lão:
- Thiên long bang nhân tài rất đông. Riêng Đoàn Hán Thiên võ công thuộc hạng phi thường. Sao các cô lại đối chọi với lão làm gì?
Hồng Lan kể:
- Họ đã cho người xâm nhập Đại Việt giết người, đoạt kỳ kinh, bí kiếp. Thu Hà tỷ tỷ bị Thiên long bang bắt giữ đòi Lê đệ đem Đằng tiên bí kíp đi chuộc. Nhã Lan hiền muội vì trong nhà có Càn Long thần công mà Thiên long bang đã hạ sát toàn gia. Lão Đoàn Hán Thiên cũng từng mời hai vị sư phụ chúng tôi làm hộ pháp cho lão. Hai người không đồng ý, lão đã hỏa thiêu Bách Lan Cốc. Với nhiều việc như vậy chị em chúng tôi phải đối phó với họ.
Tam lão:
- Vi nhị tiên tử đã có ấn chứng võ công với Đoàn Hán Thiên?
- Khi lão đến, Lê đệ cũng vừa tới nên đã đuổi lão và thuộc hạ ra khỏi Bách Lan Cốc. Hai vị sư phụ không cần phải ấn chứng võ công, để nếu thua phải làm hộ pháp cho lão.
- Lê đệ mà cô nói đến là ai? Còn trẻ sao lại có thể có công lực bằng Đoàn Hán Thiên được?
Hồng Lan tự hào:
- Lê đệ ... không phải bằng, mà hạ lão chỉ trong vòng ba trăm chiêu!
Sáu cặp mắt của ba lão đạo sĩ, không hẹn cùng quay lại nhìn nàng. Nhất lão buột miệng:
- Có thật như vậy hay sao? Ba chúng ta cũng vì lão mà phải lánh khỏi Huyền Thiên Động! Võ công của lão...
- Tiểu điệt nghĩ hai vị sư phụ của tiểu điệt cùng đấu với lão cũng không thể hơn được. Ngoài võ công của Đại Lý, Đoàn Hán Thiên còn luyện tập nhiều thứ võ công đã thất truyền ở Trung Nguyên.
Lão đạo sĩ khác thở dài:
- Nếu vậy, người họ Lê này quả là thiên tài võ học mà Đại Việt xưa nay chưa từng có. Gã là .. đệ tử của ai? Bao nhiêu tuổi?
- Trên hai mươi. Lê đệ không có sư phụ. Võ công học từ bí kíp của Đằng tiên lão nhân là ngoại tổ của mình.
- Đằng Tiên lão nhân là kỳ nhân đứng hàng thứ nhất của Đại Việt ta, nhưng cũng không thể có công lực có thể hạ Hán Thiên trong vòng ba trăm chiêu.
- Theo sư phụ vãn bối, Lý đại bá mới là người có võ công cao nhất của Đại Việt. Chỉ vì người như cánh hạt nên không ai biết. Lê đệ cũng đã được Lý đại bá chỉ điểm.
Nhất lão ngậm ngùi:
- Nhất Tiên, Nhất Ẩn, Tam Lão, Nhị quái, Song.. tiên.. xem ra người được Nhất Tiên, Nhất Ẩn đào tạo còn có võ công hơn cả Tam lão chúng ta.
Nguyễn Cẩn hừ nhẹ:
- Những gì mới nghe chưa thể vội tin.
Hồng Lan quắc mắt:
- Ngươi nói như vậy là có ý gì?
- Tai nghe không bằng mắt thấy. Ta chưa thấy không thể tin là chuyện thường.
Tử Lan tức giận:
- Ngươi có muốn thấy ta giết ngươi trong một chiêu hay không?
Nguyên Trừng vội xua tay, và khó chịu với Nguyễn Cẩn:
- Chuyện ở đây hình như không thích hợp với nhà ngươi. Ta nghĩ ngươi nên ra ngoài thì tốt hơn.
Nguyễn Cẩn mặt xanh xám, ngồi im giây lát, rối đứng lên:
- Xin Đức Ngài tha lỗi cho Cẩn này, nhưng song yêu nổi tiếng tàn ác. Mới vừa rồi một vệ sĩ bị trúng độc, hạ quan phải chặt hai cánh tay để tạm cứu. Cẩn tôi tài sơ đức bạc, có lầm lỗi, nhưng xin Đức Ngài cẩn thận cho.
- Ta biết việc của ta làm.
Nguyễn Cẩn không dám nói gì thêm, đứng lên đi lui ra ngoài. Nguyên Trừng ngỏ lời xin lỗi:
- Trong một nhóm vài người cũng có người này người khác, huống hồ triều đình có hàng ngàn hàng vạn. Mong ba cô nương vì ta mà thể lượng cho. Ta đã nghe ba vị đạo trưởng cho biết về Vi nhị tiên tử và rất ngưỡng mộ.
Hồng Lan:
- Chị em chúng tôi đa tạ tướng quốc và ba vị tiến bối có lòng tiếp đãi chị em chúng tôi. Nhưng người giang hồ như chúng tôi không phải là người có lòng bó thân về với triều đình, và chúng tôi cũng không ngại phải làm điều gì nếu bị coi thường. Mời chúng tôi ở cùng khách sạn, nhưng cho người đi vào phòng khám xét hành lý không phải là việc làm minh chánh đối với người giang hồ!
Nguyên Trừng đớ lưỡi:
- Có việc.. chúng khám xét hành lý các cô! Hỏng! đúng là hỏng!
Nhất lão thở dài:
- Lão đạo cũng không biết việc này! Các cô mới về sao lại nói có chuyện như vậy?
- Tam muội Trương Phi Yến là giáo chủ Ngũ độc giáo. Vì các ngươi cho người đi khám lục hành lý, nên mới có người bị độc.
Phi Yến cười nhẹ:
- Người đi khám bị chặt hai cánh tay thật tội nghiệp. Thuốc đó chỉ làm tay sưng, ngứa ngáy, nếu không có thuốc giải, thì cũng chỉ ba ngày là hết!
Nhất lão bấy giờ chú ý ngay Phi Yến:
- Lão đạo không biết giáo chủ quang lâm thật là có lỗi. Lão đạo có nghe từ ngày giáo chủ cai quản Ngũ độc giáo đã cải cách sâu rộng. Một đệ tử Huyền Thiên động qua biên giới hái thuốc cũng đã từng được Ngũ độc giáo giúp giải độc thiết tuyến kim xà cho. Xin đa tạ.
- Tiểu nữ thật chẳng biết gì về việc này, nếu có thì cũng do giáo chúng gần biên giới đã làm nhiệm vụ của mình.
Nhất lão khen ngợi thêm:
- Giáo chủ còn trẻ, võ công theo lão nhận định còn hơn cả Trương lão giáo chủ năm xưa. Nghe tôn chỉ của Ngũ độc giáo hiện nay đúng mang độc nhưng chính phái võ lâm Trung Nguyên cũng chẳng bằng.
- Tiền bối đã quá khen. Tiểu nữ đang tiếc là chưa học được võ công của gia phụ.
Nguyên Trừng:
- Thì ra cô nương là người Minh.
Phi Yến cười nhẹ:
- Là người Minh, nhưng Ngũ độc giáo nằm ở chốn núi non khuất lánh, chẳng liên hệ gì với triều đình, và cũng không muốn nhìn thấy chiến tranh giữa hai nước xảy ra. Chiến tranh lúc nào cũng tệ hại, gây đau khổ cho người dân của cả hai bên.
Nguyên Trừng thở dài:
- Nước nhỏ không bao giờ muốn chiến tranh, nhưng nước lớn, thì luôn luôn muốn lớn thêm.
- Muôn đời là thế, giang hồ và triều đình một nước khác nhau, nhưng lúc nào cũng phải đấu tranh để sinh tồn. Ngũ độc giáo chúng tôi cũng đang chiến tranh với Thiên long bang.
Nguyên Trừng thở dài:
- Đời sống của con người phải luôn luôn chiến đấu để sinh tồn. Một con người nếu được tháng ngày thảnh thơi, xem hoa, vọng nguyệt thì sung sướng có chi bằng. Người ta luôn luôn phải tranh quyền lực, nhưng quyền lực càng làm cho con người khổ sở, lo lắng hàng giờ, hàng ngày. Ta là một người đang có quyền lực của một tể tướng, nhưng vì đó cũng phải mang nặng nỗi lo của một tể tướng trước đe dọa của binh đao, trước sự xâm lăng khó tránh khỏi từ phương bắc.
Ông ta sắc bén nhìn Hồng Lan, Tử Lan:
- Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Chống lại xâm lược phương bắc không phải là bảo hộ cho triều đình mà cũng là bảo vệ cho dân trong nước. Bảo vệ dân mới là chính yếu. Dù không phải người Kinh, nhưng hai cô cũng là người dân Đại Việt, ta tin tưởng hai cô cũng rất quan tâm tới việc đất nước sắp lâm nguy vì nạn ngoại xâm.
Hồng Lan qua chút bối rối, rồi ngay thẳng trả lời:
- Chị em chúng tôi .. thật sự xưa nay chưa biết quan tâm đến chuyện nước nhà. Vâng lời sư phụ, chúng tôi theo Lê đệ ra giang hồ chỉ có mục đích hành hiệp trượng nghĩa, đối với việc nhà Minh có tham vọng xâm lăng Đại Việt, Lê đệ cũng từng tỏ ra quan tâm, nhưng Lê đệ cũng nói không muốn dính líu tới quan trường và cũng có lần nói rằng triều đình không được lòng dân thì khó có thể tạo được những chiến công đánh Tống, kháng Nguyên như trước đây.
Thanh Thanh buột miệng:
- Tỷ tỷ có nói với tiểu muội Lê đệ của tỷ tỷ không thích triều đình.
Hồng Lan không chối cãi:
- Chúng ta đều là người giang hồ thảo dã, không thích quan trường đã đành. Theo Lê đệ quan quân triều đình hiện quá nhũng nhiễu, gây nhiều oán than trong dân chúng. Nhà Minh mới khởi nghiệp, quân tướng đều là thành phần thiện chiến, trong khi đó ở Đại Việt ta, triều đình lại không được lòng dân. Một số lớn nhân sĩ còn vọng tưởng nhà Trần, cấu kết với quân Minh. Khi nhà Minh đưa quân sang, với sự tiếp tay của thành phần này, đất nước sẽ dữ nhiều lành ít.
Lời nói thẳng thắn của Hồng Lan làm mọi người trong bàn tái mặt. Họ lo sợ sự nổi giận của Nguyên Trừng. Tuy nhiên, ông ta thở dài, buồn bã:
- Hởi ôi! Từ lâu ta cũng đã nhìn thấy điều này. Lòng dân là điều đáng lo nhất. Phải chi thời gian có thể cho ta năm ba năm nữa, người dân có thể thấy rõ hơn hiệu quả của công cuộc cải cách hiện nay, thì giặc bắc có tới cũng chẳng phải sợ nào!
Ông ta hỏi Hồng Lan:
- Lê hiệp sĩ hiện nay ở đâu? Cô nương có thể nhắn lời ta rất muốn mong gặp mặt.
- Chị em tiểu nữ đã xa Lê đệ gần nửa tháng nay, chưa biết ở đâu. Khi gặp sẽ chuyển đạt lời
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook