Đằng Tiên Bắc Ngạo
-
Chương 1: Cậu bé lạc loài
Thành Thăng Long trong mùa đông u ám năm nay đã nhận lấy cái tên mới là Đông đô, những gia đình quan lại, lính tráng thu hút sức mua bán lớn nhất của Thăng Long người đi kẻ ở, lo lắng, hoang mang. Biến đổi lớn lao này đã làm mọi người, ngay cả những nhân công, đầu bếp, hầu bàn của quán Tư Bụng cũng uể oải hẳn ra. Thường thì gà gáy sáng, trong quán đã lên đèn khắp nơi, chuẩn bị mở đầu cho một ngày làm việc mới, và trời chưa sáng, những kẻ không nhà ngủ nhờ nơi hàng hiên đã bị xua đuổi đi nơi khác. Nhưng mấy ngày qua, trời sáng hẳn công nhân quán Tư Bụng mới rục rịch mở cửa và những kẻ có nhiệm vụ kê bàn chung quanh ba hàng hiên dài không cần phải xua đuổi ai, những người có kiếp sống khốn khổ này đã thức giấc, tự động thu vén để ra đường cho một ngày mới của mình. Sáng hôm ấy, gió bấc từ dòng sông thổi lên lạnh như cắt da xé thịt, quán Tư Bụng còn mở cửa trễ hơn, nhưng khi Trần Tứ người công nhân trẻ bày bàn ghế ở hiên tây đã ngạc nhiên thấy một người còn nằm trong chiếc chăn rách nát, hắn bực bội lấy chân đá mạnh quát tháo:
- Mặt trời đã lên còn nằm vạ hay sao?
Cái đá mạnh không làm người trong chăn nhúc nhích. Trần Tứ thêm bực bội cúi xuống giựt mạnh chiếc chăn, hắn thấy dưới nền nhà thân hình ốm o, tóc xõa che kín mặt mày nằm bất động, hắn đá vào chân người nằm mấy cái nữa vẫn không thấy nhúc nhích. Trần Tư chăm chú nhìn làm da xanh mét qua lớp áo rách rồi hốt hoảng chạy vào trong kêu réo:
- Có người chết ngoài hàng hiên! Có người chết!
Nghe hô hoán vài người công nhân trong quán vội vã bước ra. Họ xúm lại nhìn xác chết, nhưng không biết phải làm gì. Một người đàn bà lên tiếng:
- Chắc bị chết cóng! Tội nghiệp quá! Chạy kêu Đoàn tổng quản xem ông dạy làm thế nào? Nó đã lỡ nằm chết ở đây chúng ta đâu có thể mang đi ném chỗ nào cho được! Dù sao cũng là con người mà!
Trần Tứ vội chạy đi kêu lão tổng quản, người thay mặt chủ nhân điều hành quán Tư Bụng. Trần Tứ mới khuất vào bên trong, trước cổng quán xuất hiện một cỗ kiệu màu xanh. Thấy cỗ kiệu, người đàn bà kêu lên:
- May quá! Chủ nhân đến kìa!
Phạm tiên sinh khoảng năm sáu mươi, râu ba chòm lốm đốm bạc, mặc áo lụa đen, chống cây gậy mây đen bóng loáng, bước xuống kiệu, mau mắn:
- Thím Năm! Việc gì đó?
- Thưa tiên sinh, có người nằm chết cóng ở đây!
Phạm tiên sinh không chút hốt hoảng:
- Ồ! Tội nghiệp nhỉ!
Ông ta bước vội vào hàng hiên, những người công nhân giãn ra nhường chỗ cho chủ nhân. Nhìn kẻ bạc phước nằm co rút trên manh chiếu rách, áo quần te tua không che kín thân thể, Phạm tiên sinh thở dài. Ông định ra lệnh cho công nhân mua một chiếc hồm cho xác chết, tống táng làm phước, nhưng đôi mắt ông ta chợt nhìn thấy nằm dài theo xác chết một cây gậy mây dài hơn hai thước, quấn vải chung quanh như cố tình che dấu, nhưng lớp vải đang bong rời ra cho thấy đấy là một cây gậy mây to hơn ngón chân cái, lóng rất ngắn, mỗi lóng chỉ độ vài đốt ngón tay, nổi màu đen bóng, nhưng cũng có nhiều vết như bị gươm đao chém phải. Cây gậy làm Phạm tiên sinh cau mày, rồi vội ngồi xuống lật xác chết lên đưa tay sờ mũi, sờ ngực. Được Phạm tiên sinh lật qua, mọi người mới thấy xác chết là một thiếu niên độ mười sáu, mười bảy tuổi và họ cũng rất ngạc nhiên, Phạm tiên sinh không nề dơ bẩn, rút cây gậy để lên người thiếu niên rồi bồng ngay lên và nôn nóng hỏi đám công nhân:
- Ai trong các ngươi nhà có căn phòng trống?
Trần Tứ lanh miệng:
- Nhà thím Năm có phòng cô Lan mới về quê.
Không chờ người đàn bà cho biết có đồng ý hay không, Phạm tiên Sinh bước đi ngay và hối người đàn bà:
- Thím đi theo chỉ cho ta căn phòng ấy còn các ngươi thì vào trong kêu người nấu ngay một tô cháo nóng, cho gừng nhiều vào và mang gấp đến cho ta.
Nghe chủ sai khiến, người đàn bà hơi một chút ngần ngừ rồi bôn bả chạy theo và vượt qua mặt Phạm tiên sinh. Khu nhà ở của công nhân quán Tư Bụng mái tranh vách đất, nhưng có mấy chục căn như một xóm nhỏ, nằm sau sân tửu quán, ngăn cách bởi một hàng dương liễu xanh và ra vào có một cánh cổng cây nặng nề. Mụ Năm xăn xái chạy trước chủ nhân, vì ta ta biết mình phải mở cánh cổng này cho ông chủ và đưa ông ta đến căn nhà mình, một căn nhà hẻo lánh nằm sau bờ ao của khu dành riêng cho nữ nhân, lại cũng có một hàng dậu tre và một cánh cổng phân biệt với khu nam nhân và người có gia đình.
Mụ Năm vừa đi vừa chạy, vì Phạm tiên sinh bồng thiếu niên đi rất nhanh. Khi đến căn nhà của mình, mụ đã thở hào hễn, và rất ngạc nhiên không ngờ Phạm tiên sinh thân thể văn nhược, tuổi đã lớn nhưng bồng một người, đi nhanh như vậy mà không tỏ ra có chút gì mệt nhọc.
Phạm tiên sinh đặt thiếu niên lên chiếc giường gỗ nhỏ, bảo mụ Năm:
- Thím đi đốt cho tôi một chậu lửa than.
Khi mụ Năm đi khỏi, Phạm tiên sinh hít một hơi chân khí, rồi đôi bàn tay bắt đầu chà xát lên thân thể thiếu niên. Một lúc sau gã rên ư ử và mở mắt. Phạm tiên sinh dừng tay mỉm cười thân thiện:
- Cậu đã thoát chết rồi đấy.
Thiếu niên mấp máy môi, thều thào:
- Đa tạ đại bá!
Câu nói văn vẻ của cậu bé làm Phạm tiên sinh cảm thấy những gì mình nghi ngờ là đúng. Ông cầm cây gậy mây để bên cạnh thiếu niên, kéo tấm chăn đắp cho và với giọng chí tình:
- Lão phu chưa biết tiểu hữu là ai, gặp hoàn cảnh hung hiểm nào mà đến nông nổi này, nhưng cứ yên tâm nằm đây tịnh dưỡng cho đến khi khỏe hẳn. Tiểu hữu bị đói lạnh lâu ngày, ngoài ăn uống, cũng phải uống thêm vài thang thuốc nữa mới hoàn toàn bình phục.
Đôi mắt thiếu niên chợt đỏ hoe vì xúc động, Phạm tiên sinh cầm cây gậy mây của mình lên tay, và hình như ông ta cố tình khuyến khích thêm lòng cầu sinh của người thiếu niên:
- Thân thể thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương hiếu chi thủy giả. Tiểu hữu không nên ngại ngùng sự giúp đỡ của người khác. Có khỏe mạnh mới chu toàn được sự hiếu thảo của mình với đấng sinh thành, không nói là còn có thể tiến lên sống xứng đáng là một đấng trượng phu trong tương lai. Tiểu hữu nghỉ ngơi, một hai ngày sau lão phu trở lại sẽ chuyện vãn nhiều hơn.
Phạm tiên sinh bước ra khỏi phòng dặn dò người đàn bà chủ nhà:
- Lão phu sẽ nói cho tổng quản biết thím phải ở nhà năm ngày để săn sóc cho cậu ấy. Thím phải tận tình săn sóc cho tôi. Sáng nay chỉ cho ăn cháo, trưa cho ăn cháo tiếp và chiều có thể cho ăn cơm được. Đồ ăn lão phu sẽ bảo người trong tửu quán mang đến cho thím và cậu ấy. Thuốc khi có người mang đến, thím cứ đổ ba bát nước, sắc còn một bát là được
Người đàn bà xuýt xoa:
- Chủ nhân thật nhân từ không ai bằng. Cậy ấy thật có phước lớn mới gặp được ngài.
Tiếng Phạm tiên sinh nghiêm nghị:
- Trong ba ngày cậu ấy không bình phục, tôi sẽ hỏi tội thím đấy!
- Dạ! Tiểu nhân đâu dám không hết lòng..
Và mụ Năm cau mày:
- Sao lâu quá chưa ai mang cháo tới vậy kìa?
Tiếng Trần Tứ ngòai ngõ:
- Có rồi đây!
Phạm tiên sinh:
- Nếu cậu ấy không ngồi lên nổi, thím đút cho cậu ấy. Con bệnh này lão phu hoàn toàn giao cho thím.
Thím Năm đón lấy tô cháo từ tay Trần Tứ, nhìn bóng Phạm tiên sinh khuất sau hàng dậu, cảm khái:
- Chủ nhân thật là một người nhân hậu.
Trần Tứ:
- Việc này ai mà không biết. Thằng nhỏ này cũng có phước rất lớn. Thôi thì thím rán mà chăm sóc cho nó để đức cho con cháu!
- Tổ bà mi! Ta có con cháu gì đâu mà mi nói thế?
Trần Tứ cười:
- Cô Lan chẳng phải là cháu thím hay sao? Thím gả cô Lan cho tôi thì chúng tôi coi thím như mẹ, cũng là con cháu thím vậy!
Thím Năm mắng:
- Cái mặt mi khi không có nó thì miệng như bôi mỡ, còn thấy nó thì lấm la lấm lét để đấy mà nó chịu lấy mi.
Trần Tứ hỏi:
- Cô Lan có đọc chữ được không thím Năm?
- Ngươi mà viết được hay sao mà hỏi?
- Thì cháu nhờ người viết hộ.
Thím Năm mắng:
- Nó biết ngươi nhờ người viết, thì nó lại càng chẳng đọc. Hừ! Ta nói cho mà biết, nó không học được chữ nghĩa bao nhiêu nhưng múa roi đi quyền thì nó không thua đàn ông. Ngươi liệu hồn đấy!
Trần Tứ le lưỡi:
- Thế thì kiếp này Tứ này đành sống cảnh thầm yêu trộm nhớ!
- Cũng chữ nghĩa văn hoa lắm đấy! Thôi để ta đem cháo vào cho cậu ấy. Ngươi không cút đi coi chừng lão Đoàn sẽ mắng cho một trận.
Thím Năm không để Trần Tứ có cơ hội nói thêm, bà bưng tô cháo còn nóng đem vào phòng cho thiếu niên. Trong ánh sáng lờ mờ, bà thấy gã đang nằm bất động ngó lên mái nhà, hai hàng nước mắt chảy dài, bà cảm thấy thương hại cho gã, dịu dàng:
- Cậu thoát chết là may mắn lắm. Có thể ngồi dậy nổi không? Hãy ăn tô cháo cho mau lại sức.
Gã thiếu niên gạt hàng nước mắt:
- Cảm ơn thím! Cháu có thể ngồi dậy được.
Gã chống tay ngồi lên. Thấy thiếu niên mặt mày dơ bẩn, bà Năm xua tay:
- Cậu đợi tôi một chút.
Bà ta chạy ra nhà sau và đem vào một chiếc khăn nóng:
- Sẵn có nước nóng để tôi lau sơ mặt mũi cho cậu.
Không đợi gã thiếu niên bằng lòng hay không, bà ta ngồi xuống giường lau tay chân, mặt mày cho cậu ta. Khuôn mặt óm đói, lem luốc được chiếc khăn nước nóng lau qua làm bà Năm ngừng tay, bà đang chú ý đến cặp lông mày lưỡi kiếm thật dài và đôi hàng lông mi cũng thật dài và cong vút trên hai cặp mắt to đen của thiếu niên. Bà ta ngắm gã và khen:
- Cậu mập mạp ra một chút, tóc tai chải gỡ sạch sẽ thì đúng là một thiếu niên đẹp trai. Cậu được bao nhiêu tuổi rồi?
- Dạ cháu năm nay mười lăm tuổi.
- Trời đất! Cậu da bọc xương, nhưng cao tồng ngồng những tưởng là mười sáu, mười bảy rồi kia chứ. Nhìn tướng mạo và cậu mau lớn thế này hẳn cũng con nhà khá giả.
Không chờ gã thiếu niên đang húp cháo trả lời. Bà Năm lại mau miệng xít xoa:
- Thời buổi hỗn vua hỗn quan, người ta giết chóc nhau như cơm bữa nhiều nhà quan quyền táng gia bại sản là chuyện thường. Thôi cậu đừng buồn nữa. Đại nạn không chết sẽ có phước lớn.
Thiếu niên:
- Cảm ơn thím Năm.
Gã đưa cái tô không lại cho bà Năm, bà ta như muốn nói chuyện tiếp nhưng thấy gã có vẻ uể oải, nên đứng lên:
- Cậu nghỉ một chút. Trưa tôi sẽ lấy cho cậu một tô cháo thịt. Ồ! Tôi đã thổi chậu lửa cho cậu để tôi bưng vào cho ấm.
Thiếu niên:
- Được đắp chăn như thế này cháu đã cảm thấy ấm áp lắm rồi thím Năm không cần phải mệt nhọc vì cháu.
Bà Năm:
- Ta phải làm theo lời dặn của tiên sinh, nếu không ông ta lại quở trách.
Bà năm khuất sau cánh cửa, một lúc sau khệ nệ mang vào phòng một lò lửa hồng. Bà thấy thiếu niên nhắm mắt nên không nói thêm lời nào nữa. Khi rời khỏi phòng bà ta đóng nhẹ cánh cửa lại để cho căn phòng thêm ấm áp.
Trong căn phòng nhỏ khép kín với một lò than to, giây lát thấy nóng, thiếu niên gỡ chăng ra và ngủ thiếp.
Tô cháo, căn phòng ấm và giấc ngủ làm thiếu niên cảm thấy khỏe hẳn ra khi thức giấc. Đã quen với đói rét, nhưng bây giờ gã cảm thấy đói và mũi gã đang nghe mùi thơm thoang thoảng của thịt thà hành tiêu trong căn nhà càng cảm thấy đói hơn. Thiếu niên không phải chờ lâu, thím Năm đẩy cửa bước vào. Cửa mở rộng, mùi thơm của gừng, của hành, của thịt tạt vào làm gã tự nhiên phải hít một hơi mạnh vào lồng phổi. Thím Năm cười:
- Tôi định vào đánh thức cậu đây. Cậu đã dậy để tôi đem cháo vào cho cậu.
Thiếu niên nuốt nước bọt, nhưng gượng gạo:
- Thím đã cho ăn, hay để cháu tự đi lấy khỏi làm phiền thím.
Thím Năm xua tay:
- Ấy chết, chủ nhân lo cho cậu lắm đấy. Cậu ăn cháo rồi tôi còn sắc thuốc cho cậu uống, nấu nước cho cậu tắm rửa nữa. Ông chủ mới sắm cho cậu mấy bộ áo quần thật đẹp.
Thiếu niên kêu lên:
- Ông chủ giúp đỡ cháu thế này, biết làm sao đền ơn cho được.
- Ông chủ từ xưa nay rất nhân từ, luôn luôn giúp đỡ mọi người, nhưng hình như ông đặc biệt quan tâm đến cậu. Nếu không quá quan tâm đến cậu thì ông ta không đích thân ẵm cậu từ tửu quán về đây cũng như ông ta cũng không còn ngại ngùng phải đến khu nhà nữ công nhân bọn tôi. Cậu muốn đền ơn thì rán ăn khỏe vào, cậu khỏe ra tôi cũng được chủ nhân khen thưởng.
Bà ta vừa dứt lời, trở ra nhà ngoài và mang vào một khay có ba chén cháo thịt bốc khói nghi ngút. Thiếu niên ngồi rột dậy hai tay run run đưa ra định đỡ lấy, nhưng thím Năm đặt khay cháo trên chiếc bàn nhỏ:
- Tôi nghĩ nếu cậu ngồi dậy được thì ngồi lên ghế mà ăn có lẽ thoải mái hơn.
Gã thiếu niên gần như có một sức mạnh nào kéo tới, tụt nhanh xuống giường và cắm cúi vào những chén cháo trên khay. Gã vừa thổi vừa ăn, thím Năm thấy trán và người gã đổ mồ hôi lấm tấm. Nhìn gã thiếu niên đang cắm cúi ăn, thím nghĩ thầm ông chủ của mình đã lo cho gã thái quá. Chỉ cần cho ăn no vài bữa là gã sẽ mạnh như thần, đâu cần phải uống thuốc, nhưng ông chủ của thím đã cho người mang thuốc tới và thím đang phải sắc! Dù sao phục dịch gã thiếu niên này thím cũng không lỗ lã. So với một ngày làm trong tửu quán công việc phục dịch gã nhẹ nhàng hơn nhiều mà ông chủ còn hứa thưởng công bội hậu.
Thiếu niên ăn xong mấy chén cháo thở phào:
- Chưa bao giờ cháu được ăn ngon như thế này! Cảm ơn thím Năm nhiều lắm.
Thím Năm tò mò dò hỏi:
- Cậu từ đâu tới và tên là gì vậy?
Thiếu niên ngần ngừ giây lát:
- Cháu người lộ Tam giang, tên là Tích Nhân.
Tích Nhân cười buồn:
- Gia phụ muốn cháu lớn lên làm một con người biết tu nhân tích đức, thế nhưng cháu đang sống nhờ vào lòng nhân từ của mọi người.
Thím Năm an ủi:
- Cuộc đời cậu còn dài kia mà! Sao cậu lại lưu lạc thế này?
Tích Nhân xa vắng:
- Cha mẹ cháu đều mất và không còn ai là người thân thích.
- Tội nghiệp cậu quá. Nhưng cậu còn trẻ thì lo gì!
Tích Nhân lại dò hỏi thím Năm về Phạm tiên sinh:
- Phải chăng Phạm tiên sinh thường cứu giúp những người cùng khổ?
- Ồ! Tiên sinh rất nhân hậu, mỗi tháng ông ta thường trích một ngân khoản của tửu quán để bố thí. Ông ta đối đãi với người ăn kẻ ở cũng vô cùng nhân ái. Ta đây, nếu không nhờ ông thu dụng thì hôm nay không biết phải sống như thế nào.
- Tiên sinh đã từng tử tế với ai như đối với cháu không?
- Ta chưa thấy, nhưng biết đâu cậu là thiếu niên đầu tiên nằm chết cóng nơi hàng hiên tửu quán. Ba năm trước có một lão ăn mày nằm chết ở hàng hiên, sau khi báo quan, tiên sinh đã cho mua hồm chôn cất tử tế.
- Tiên sinh đúng là người nhân hậu.
Thím Năm:
- Ta đi sắc thuốc cho cậu. Ta nghĩ trong người cậu rất nhiều chấy rận. Sau khi uống thuốc phải tắm rửa, ta thay mền chiếu đem đi giặt kẻo con Lan của ta nó về nó lại trách cứ ta. Ta nghĩ, thay vì nằm trong phòng cháu gái của ta, cậu có thể tạm nằm ở tấm ván phòng trước, đóng cửa lại cũng đủ ấm.
Tích Nhân:
- Thím cho cháu nằm nơi đâu cũng được. Xin lỗi đã làm phiền thím quá nhiều.
- Ta giúp cậu vì lệnh của Phạm tiên sinh, cậu không phải cứ mỗi chút là cám ơn ta.
Bà ta cười:
- Cậu cám ơn, mai sau nếu Phạm tiên sinh nhận cậu làm con hay làm rể thì mong cậu giúp lại ta.
Thím Năm ra ngoài, bấy giờ Tích Nhân mới để ý đến căn phòng nhỏ của cô gái tên Lan. Phòng tuy đơn sơ, nhỏ bé nhưng mọi thứ đều sạch sẽ, gọn ghẽ. Tích Nhân tự dưng cảm thấy có lỗi với cô gái chủ nhân và hy vọng cô ta sẽ chẳng bao giờ biết trên chiếc giường của cô ta, thân hình dơ bẩn, chấy rận của mình đã từng nằm trên đó. Tuy vậy, ngồi trên ghế một lúc Tích Nhân lại muốn ngã lưng. Mấy năm nay chưa bao giờ được biết đến cái giường là gì, Tích Nhân thèm được nằm.
Đã được ngủ một giấc từ sáng đến trưa nên muốn ngủ cũng không ngủ được, Tích Nhân trăn trở mãi và bất ngờ tay đụng phải một cái gì trên thành giường sát vách, một tiếng cắc vang lên và chiếc chiếu bị đẩy cao lên khoảng nửa gang tay. Ngạc nhiên, Tích Nhân kéo chiếu xa xem thì đó là một cái hộc nhỏ bên trong có một cây kiếm dài, da bao kiếm đã lên màu đen và cán kiếm cũng lên màu đen bóng. Nằm trên đầu cán kiếm là một gói vải đen. Tích Nhân mở ra xem bên trong là cuộn giấy da vàng thếch. Biết đây là bảo kiếm và kiếm quyết của nhà cô gái, Tích Nhân không dám tò mò thêm nữa mà vội đẩy nắp đậy lại. Khi đẩy cái nắp đậy lại, Tích Nhân cũng nghe một tiếng cắc và nắp cái hộp dài nhỏ ngụy trang thành thành giường liền lặn không biết chỗ nào để có thể mở lại nữa.
Phát hiện tình cờ làm Tích Ngân cau mày, và vội nằm xuống, nhắm mắt. Bên ngoài, xen tiếng gió thổi vi vút, là bước chân người đàn bà tên Năm đi qua, đi lại xê dịch, lục đục trong căn nhà. Không hiểu giả vờ hay ngủ thật, khi người đàn bà tên Năm vào phòng, bà ta phải lay mấy lần Tích Ngân mới mở mắt. Trên chiếc bàn nhỏ bà Năm đã để tô thuốc còn bốc hơi:
- Cậu dậy uống thuốc.
Tích Nhân ngồi lên dụi mắt, ngái ngủ:
- Đa tạ thím. Nhưng cháu muốn đi.. Một chút.
- Bệnh mà đòi đi đâu?
- Dạ.. Dạ đi.. Sau khi ngủ dậy ấy mà!
Thím Năm cười:
- Mẹ! Đi tè thì nói đi tè, ấp a ấp úng ai mà biết đi đâu!
Nhưng thím chần chừ:
- Cậu chưa mặc áo quần đủ ấm, ra ngoài bị nhiễm hàn, chủ nhân lại trách mắng. Thôi để ta đem cái chậu vào cho cậu.
- Không cần đâu thím Năm! Cháu bị đói lũi mấy ngày cộng với cái lạnh quá sức mới ra nông nỗi. Hôm nay cháu được ăn hai lần cháo, nhất là cháo thịt nữa, thì gió nào cháu cũng có thể chịu được.
- Ừ! Cậu theo ta đi qua cửa nhà bếp sẽ ít bị lạnh hơn.
Tích Nhân xuống giường, theo chân thím Năm. Xuống dưới bếp Tích Nhân thấy một nồi nước to trên bếp lửa và một thùng gỗ lớn chứa nước. Trên chiếc bàn dưới bếp, có mấy miếng thịt tươi, rau cải và mấy gói thuốc. Thím Năm đẩy tấm phên che cửa bếp bảo Tích Nhân:
- Cậu có thể tưới lên bụi tre.
- Cháu có thể đẩy tấm phên trở vào, thím không phải chờ cháu.
Một ngày ăn hai lần cháo nước trong người khá nhiều, sau khi rùng mình sảng khoái, Tích Nhân chui trở lại nhà bếp và rón rén như con mèo bước lại bên chiếc bàn mở vội một gói thuốc ra xem. Lướt qua những vị thuốc, Tích Nhân nhanh chóng gói lại rồi chậm chạp trở lại phòng, ngồi xuống ghế bưng tô thuốc đưa lên môi.
Thím Năm trở lại, trên tay có một bộ áo quần, một đôi gìay vải:
- Cậu xem! Phạm tiên sinh sắm cho cậu áo quần đều là vải ngự hàn rất tốt. Cậu uống thuốc xong, chờ nước sôi đi tắm rửa rồi mới thay.
Một người bần cùng nhưng Tích Nhân nhìn bộ đồ trên tay thím Năm cũng không có gì mừng rỡ lắm, mà buồn bã:
- Bộ đồ đẹp đẽ cho lắm cháu mặc một thời gian thì cũng rách nát tả tơi thôi.
Thím Năm:
- Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định. Mai sau thế nào ai biết cho cậu, nhưng hôm nay cậu gặp vận hên thì cứ hưởng cái vận hên của mình.
Tích Nhân cười:
- Và thím đang là bà tiên đem cái hên vận này cho cháu.
- Phạm tiên sinh mới là ông tiên biến phép cho cậu, còn tôi chỉ là kẻ làm theo lệnh ông tiên ấy mà thôi.
- Nhưng thím cũng là một bà tiên nhân từ, vì nếu thím không muốn giúp cho cháu, thì ông ta cũng có biết được đâu!
- Tôi thấy cậu cũng đáng thương, đáng giúp, nhưng với Phạm tiên sinh, những gì mà ông đã đích thân sai bảo, ai làm không đến nơi đến chốn ông sẽ biết ngay.
- Thím là một người rất thành thật.
- Cậu uống thuốc xong, một lúc sau sẽ đi tắm, thay áo quần.
- Cháu tuân lệnh thím.
Như sự sắp xếp của thím Năm, Tích Nhân đã được trụng tóc trong một nồi nước sôi để giết chấy, được ngâm mình trong thùng nước tắm ấm áp. Bộ áo quần rách đầy rận bị thím Năm vứt đi. Sau khi tắm rửa, chải gỡ, thay y phục, thím Năm nhìn Tích Nhân khen ngợi rối rít:
- Cậu là một thiếu niên rất đẹp trai. Vài ba bữa nên da nên thịt một chút khó có con nhà quan quý nào bì được cậu.
Bà ta nhìn hàm răng trắng của Tích Nhân:
- Hàm răng cậu cũng đều như hạt bắp. Nếu còn ở đây tôi bảo con bé Lan nó nhuộm cho cậu, thì cũng đẹp không khác gì hàm răng của nó.
- Lan tỷ tỷ đẹp lắm phải không?
- Cậu còn nhỏ mà hỏi con gái người ta đẹp xấu làm gì? Ta đã trải chiếu trên tấm ván và Phạm tiên sinh cũng đã sai Trần Tứ mang đến cho cậu một chiếc chăn bông mới, cậu có thể ra đó nằm nghỉ.
- Để cháu giúp thím giặt giũ lại giường chiếu cho Lan tỷ.
- Cậu nằm hay ngồi yên trên ván cho ta là được. Nhớ lại con Lan có thể trở về trong ngày mai, ta đã chạy đi nhờ Tổng quản xin phép Phạm tiên sinh đưa cậu ra nhà ngoài mà trong lòng rất lo âu bị la mắng. Cũng may là ông ta đồng ý.
Thím Năm cười:
- Cậu chỉ nằm trên giường nó hơn nửa ngày, ta nghĩ ta đem chiếu mền ra ngoài đập cho bay đi bụi đất và chấy rận của cậu dính trên đó là được rồi. Có giặt giũ bây giờ cũng không khô kịp.
- Lan đại tỷ khó tính lắm phải không?
- Nó cũng rất thương người, chỉ có điều là nó không chịu được dơ bẩn.
- Lan tỷ là cháu ruột phải không? Kêu thím bằng gì?
Thím Năm có vẻ hãnh diện:
- Bằng cô. Ta là em cha nó.
Khi phát hiện bí mật của chiếc giường, Tích Nhân không thể nghĩ một người đàn bà chân chất như thím Năm lại có thể là cô ruột của một cô gái có dấu một cây kiếm quý trên giường nằm. Nhưng thím Năm đã quả quyết như vậy, Tích Nhân không tin không được.
Trong khi thím Năm đem chiếu mền của cháu gái ra ngoài sân đập giũ, Tích Nhân ở trong nhà tháo miếng giẻ bao cây gậy mây đen của mình ra. Cây gậy mây này không phải hoàn toàn bằng mây, mà cán gậy làm bằng sắt. Tích Nhân bóp nắm cán gậy, cái cán bật ra, Tích Nhân lấy một cuộn giấy da dê mỏng trong cán gậy dấu vào áo của mình, còn cây gậy thì vứt xuống gầm ván nằm.
Chiều hôm đó được thím Năm cho ăn một bữa cơm ngon với thịt xào cải và đậu kho. Trong lúc ăn cơm với thím Năm, Tích Nhân lại dọ hỏi về người giúp đỡ mình:
- Phạm tiên sinh ở gần đây không thím?
- Ồ! Ông ta ở trong kinh thành, nghe nói nhà cửa rất đồ sộ, nhưng trong nhà lại chỉ có năm ba người làm việc. Ông ta nhân hậu khôn cùng nhưng lại không được trời hậu đãi đường con cháu. Chỉ có một người con trai duy nhất bị tử trận, vợ tiên sinh cũng quá vãng hơn mươi năm qua, hiện tiên sinh chỉ sống với người cháu gái của mình, nghe đâu khoảng mười lăm tuổi. Tiểu thư chưa bao giờ được tiên sinh cho đến quán nên không ai biết tiểu thư thế nào.
- Tại sao vậy thím?
Thím Năm le lưỡi:
- Ta làm sao biết, hoàn cảnh tiên sinh ta cũng chỉ nghe những người làm xầm xì với nhau vậy mà thôi.
Tích Nhân cau mày:
- Kỳ lạ nhỉ! Một tửu quán nổi tiếng của nhà mình mà và tiểu thư không bao giờ lai vãng cũng là việc lạ.
Thím Năm nuốt miếng cơm:
- Cậu hỏi ta buột miệng nói cho nghe, mai sau nếu ra đường mà nói ta nói như thế này, thế kia về gia đình chủ nhân là cậu hại ta đấy nhé. Đoàn tổng quản luôn luôn dặn chúng ta chủ nhân là người nhân ái, có lòng với nước, với dân, ưu thời, mẫn thế nhưng ông ta có việc gia đình không mấy vui, mọi người đừng bao giờ làm cho ông ta buồn lòng.
Tích Nhân:
- Tiểu điệt.. Ồ, cháu đã nhờ tiên sinh và thím năm cứu mạng, cháu nhất định không bao giờ làm thím buồn lòng.
Thím Năm:
- Cậu coi bộ đã khỏe nhiều rồi. Ăn xong nằm nghỉ, ta chạy ra xem quán có bận rộn không giúp mọi người một tay.
- Thím được cho nghỉ làm mà!
- Chúng ta, những người làm công cho quán Tư Bụng coi nhau như anh chị em, coi quán như nhà của mình, ta rảnh rỗi mà người khác phải làm nhiều hơn ta cũng cảm thấy có lỗi với họ.
Thím Năm dọn dẹp chén đĩa, thắp lên phòng hắn một cây đèn dầu rồi tiếng bước chân của bà xa dần ngoài ngõ.
Trong phòng không còn ai, Tích Nhân lấy cuốn giấy da dê trong người ra đọc và xem xét những hình vẽ một cách chăm chỉ. Tích Nhân đọc qua một lần, bỏ lại vào áo nằm xuống ván nhắm mắt lại. Sau đó ngồi dậy đọc qua một lần nữa rồi xuống bếp, bới bếp lửa của thím Năm mới vùi tro ra ném tập sách da dê mỏng vào bếp than. Khi tập sách bốc cháy, Tích Nhân đôi mắt đầy lệ quỳ gối:
- Gia gia và mẫu thân dưới suối vàng tha thứ cho con đã hủy đi bí kíp. Phạm tiên sinh đã cứu sống và rất tử tế với hài nhi, nhưng hài nhi thấy ông ta dùng một cây hắc đằng làm gậy. Hài nhi sợ e rằng ông đã nhìn ra cây hắc đằng tiên của ngoại tổ và nếu ông có lòng nào con sợ e rằng con khó có thể giữ gìn được nó. Bí kíp đã hủy nhưng tất cả mọi ghi chép đều ở trong đầu con, con sẽ tìm ra ngoại tổ để chữa bệnh, tập luyện võ công và con quyết không để cho kẻ thù có thể sống ung dung với tội ác của chúng.
Cuốn sách da dê đã cháy hết, Tích Nhân vùi tro lại và lên ván nằm nhắm mắt như cố ôn lại lần nữa những gì đã ghi chép trong quyển đằng tiên bí kíp và khi đã khuya, thím Năm trở về, mới ngủ thiếp đi.
Đã thành thói quen, trời chưa sáng thím Năm đã dậy dù hôm nay bà ta chưa phải đi làm việc. Sự lục đục của thím Năm dưới bếp vẫn không làm Tích Nhân thức giấc, cậu ta ngủ rất say, mãi khi mặt trời lên cao và thím Năm đã sẵn sàng cho bữa cháo sáng, lại lay gọi mới ú ớ mở mắt.
Thím Năm nhổ miếng trầu ra hàng hiên, cười:
- Nếu không nghe cậu thở, tôi lại tưởng cậu chết cóng như hôm qua.
Tích Nhân cũng dụi mắt cười với thím:
- Hôm qua cháu chết vì lạnh và đói, còn hôm nay cháu ngủ không còn biết trời trăng vì lâu quá chưa bao giờ cháu được ăn no và ngủ ấm như hôm nay.
- Ta sợ cháo nguội mất ngon nên gọi cậu dậy. Tổ tiên ta trước kia là người Tàu, ta ăn cháo bông với dưa hay hột vịt muối đã quen, ta không hiểu cậu sẽ ngon miệng không nhưng buổi sáng ta chẳng biết nấu món nào khác. Nếu cậu không thích, ta chạy ra quán lấy cho cái bánh bao, tô mì hay cái bánh chưng cũng được.
Tích Nhân thở dài:
- Thím Năm tưởng cháu là công tử hay sao? Mấy năm nay đó là những món ăn mà cháu chỉ được ăn khi nằm mơ.
Thím Năm vui vẻ:
- Vậy thì cậu đi súc miệng rồi ăn cháo đi. Trưa cậu muốn ăn gì ở quán ta ra lấy cho.
- Nếu nói món ăn ở quán thì thứ gì mà cháu chẳng thích, thím muốn cho thứ gì thì cháu ăn thứ ấy.
Thím Năm nghiêm nghị:
- Chẳng phải ta cho mà chủ nhân cho cậu. Ngày hôm qua chủ nhân dạy ta nấu các món ăn nhẹ cho cậu, còn hôm nay thì cậu có thể ăn những gì mà cậu muốn. Tửu quán có luật cho những người làm chúng ta là khi ở trong quán, ngoài những món sơn trân hải vị quá đắt đỏ mà vương tôn công tử mới có thể thưởng thức ra, muốn ăn thứ gì cũng được, nhưng tuyệt đối không được mang về nhà dù là thức ăn thừa. Ta được giao nhiệm vụ săn sóc cậu nên từ hôm nay ta có thể ra quán lấy bất cứ món gì cậu muốn. Không biết cậu được chủ nhân ân đãi bao nhiêu ngày, ta nghĩ cậu cũng không nên quá câu chấp, chủ nhân muốn cậu mau khỏe mạnh, thì cậu ăn uống cho khoái khẩu trong vài bữa cũng chẳng làm cho chủ nhân phải để ý tới.
Tích Nhân chân thành:
- Cháu chỉ sợ mình quá lợi dụng lòng tốt của Phạm tiên sinh, nhưng cháu nghĩ nấu nướng cũng bất tiện cho thím, thành ra thím muốn cho cháu ăn gì ở trên quán mang về cũng được. Với cháu tất cả đều là những thức ăn mà lâu lắm cháu chưa tùng được ăn.
- Ừ! Thôi để rồi ta liệu lo cho cậu.
Tích Nhân ra sân rửa mặt, làm vệ sinh, rồi ăn một lúc hai bát cháo to. Thím Năm căn dặn gã ở nhà đừng ra ngoài trời để nhiễm thêm bệnh, rồi xách nón đi ra quán Tư Bụng.
Ở nhà một mình, nằm ngồi cũng chán, Tích Nhân muốn vào trong phòng cô gái tên Lan lấy quyển sách của cô ta để đọc xem là sách gì, võ công gì, nhưng rồi lại thấy mình xem trộn vật sở hữu của người khác là điều không nên không phải và dặn lòng không bao giờ làm việc này. Không muốn xem trộm sách, Tích Nhân thấy thì giờ nhàm chán nên tập một số động tác hít thở. Liên tiếp mấy giờ Tích Nhân lập đi lập lại chỉ mười mấy thế, tất cả đều nhẹ nhàng. Có thế lúc đầu hai chân đứng thẳng ngang vai, hai tay để ngang đan điền, hai lòng bàn tay hướng thiên hít vào một hơi dài, sau đó hai bàn tay từ từ đưa lên cao và thở ra, có thế đứng trung bình tấn, hai tay để ngang hông, khi thở ra dang tay trái về bên trái, hay dang tay phải về bên phải. Những thế luyện tập hít thở nhẹ nhàng tưởng không lấy gì mệt nhọc, nhưng khi Tích Nhân tập mười mấy thế khác nhau trán lấm tấm mồ hôi.
Buổi trưa thím Năm mang về một giỏ thức ăn, một thố mì nóng, hai chiếc bánh, còn một số gói lá, bà ta vui vẻ:
- Chủ nhân gởi lời thăm cậu. Ông nói trong ba ngày cậu uống hết ba thang thuốc còn lại, ngày ăn ba bữa thì sẽ mạnh lại như thần và sẽ ra tửu quán gặp ông ta.
Thím Năm để thố mì và hai cái bánh trên bàn cho Tích Nhân:
- Ta mang về một con cá hấp, một con gà nướng chiều nay chúng ta cùng ăn cơm. Con nhỏ Lan rất thích gà nướng.
- Lan đại tỷ chiều nay về?
- Nó nói về trong ngày hôm nay. Bây giờ chưa có mặt thì chiều thế nào cũng về tới.
Tích Nhân ăn xong, xuống bếp thấy thím Năm quạt lửa sắc thuốc nói:
- Việc này cháu làm được, hay là thím đi nghỉ để cháu làm cho.
Thím Năm thấy hắn đi đứng vững chải, không khách sáo:
- Phạm tiên sinh dặn cứ đổ vào ấm ba chén nước, sắc còn một, nếu cậu làm được thì ta đi qua hàng xóm một lúc rồi lấy một ít nước để con Lan về nó dùng.
Tích Nhân sắc và uống thuốc lại cảm thấy thời giờ buồn chán lại tập những thế hít thở của mình. Trong lúc hắn đang chú tâm luyện tập thì cửa mở. Cô gái, Tích Nhân nghĩ ngay rằng cô ta là cháu thím Năm, trạc mười bảy, mười tám tuổi, vai mang một cái túi nhỏ, tóc thắt bím thả trước ngực, môi hồng, răng đen hạt huyền, cặp mắt to đen, thân hình cân đối, trong chiếc váy nâu mộc mạc, nước da sạm nắng vẫn nhìn thấy được nhan sắc mặn mà. Cô gái thấy có người trong nhà tỏ vẻ ngạc nhiên và khó chịu:
- Ngươi là ai? Sao lại ở trong nhà ta?
Tích Nhân vòng tay thi lễ:
- Tiểu đệ... Oà! Em là Tích Nhân vì bị đói rét nên Phạm tiên sinh và thím Năm có lòng nhân cứu giúp đưa về đây ở tạm.
Cô gái nhìn Tích Nhân từ đầu xuống chân, lớn tiếng:
- Ngươi ăn mặc bảnh bao như công tử thế kia mà bị đói rét sao? Hừ!..
Cô gái đang vặn hỏi thì thím Năm bước vô cửa:
- Cậu ấy không nói láo đâu. Phạm tiên sinh đưa cậu ấy về đây cứu sống và mới mua quần áo cho cậu ấy đấy.
Được sự xác nhận của thím Năm nhưng cô gái vẫn cau có:
- Tại sao Phạm tiên sinh không đưa gã đến nhà khác, khu đàn ông hay những nhà có gia đình mà lại đến đây?
Thím Năm:
- Tại tên Trần Tứ lẻo mép, khi tiên sinh hỏi nhà ai có phòng trống thì nó đã nói là nhà chúng ta, còn Phạm tiên sinh vì nôn nóng cứu Tích Nhân đang chết cóng nên không quan tâm tới điều gì khác.
Cô gái càu nhàu:
- Tên Trần Tứ này thật đáng ghét!
Cô gái hiểu ra Tích Nhân không phải vô cớ đến nhà mình, càu nhàu tên Trần Tứ một câu rồi vào phòng mình.
Tình cờ phát hiện thanh kiếm quý dấu bên thành giường cô gái, Tích Nhân hiểu cô ta không muốn có người lạ mặt ở trong nhà là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên cũng không khỏi cảm thấy rất buồn và tủi thân. Thím Năm có lẽ thấy sự áy náy này, nói nhỏ vào tai:
- Cậu đừng để tâm, Lan nhi cũng rất giàu lòng nhân ái, một hai hôm nó sẽ thân mật với cậu ngay.
Thím Năm an ủi hắn câu này rồi vội đi vào phòng và đóng chặt cửa lại. Bà ta và cô gái xầm xì nói chuyện với nhau, Tích Nhân không nghe được hết nội dung, nhưng tỉnh thoảng nghe tiếng thím Năm la khẽ hay nhắc lại những tiếng tiểu thư và ngược lại cô gái khi lớn tiếng không có vẻ gì coi thím Năm như người cô ruột của mình.
Cử chỉ của thím Năm và cô gái làm Tích Nhân buồn tủi một phần, một phần thấy họ có nhiều chuyện cần phải thảo luận với nhau và sự hiện diện của mình là một sự trở ngại, nên Tích Nhân cúi xuống ván lấy cây gậy mây mở cửa bước ra ngoài. Dù gió đông lạnh lẻo, nhưng đang mặc bộ đồ mới và dưới chân cũng có đôi giày vải, Tích Nhân không cảm thấy lạnh lắm, lần bước đi ra bờ sông. Bến thuyền vào buổi chiều đông lạnh lẽo vẫn đông đảo, chiếc rời bến, chiếc cập bờ, người lên kẻ xuống, tiếng hô hoán, thúc hối nhau inh ỏi, và cả tiếng chưởi rủa tục tằn của lũ phu phen. Lần bước theo bến thuyền một lúc lâu, Tích Nhân đến gốc cây đa mọc doi ra bờ sông, nơi này hơi vắng vẻ, có lẽ vì cảnh sắc âm u của nó. Dưới chân gốc cây người ta vất bình vôi bể thành đống, có người lập một chiếc miếu nhỏ đóng bằng ván trên thân cây và dù hương tàn khói lạnh nó cũng tạo cho gốc đa trở thành một nơi có chút huyền bí, ít người lai vãng khi trời đã về chiều. Tích Nhân ngồi xuống một nhánh rễ to của cây đa nổi lên trên mặt đất bên cạnh một ổ rơm nhỏ thở dài:
- Gốc đa ơi gốc đa, hai đêm rồi ta đã không nằm đây. Dù có lạnh ta vẫn cảm thấy thoải mái nhiều hơn nằm trong nhà người ta ngươi có biết không? Ngươi cũng biết không mấy ngày liên tiếp ta không xin được đồng nào, cũng không ai cho ta chút gì để ăn, thành ra đêm kia ta nằm chết cóng trên hàng hiên quán Tư Bụng! May mà ông chủ, Phạm tiên sinh đã cứu và hai ngày nay ta đã được ăn no mặc ấm. Tuy vậy, ta cũng không thể ở lâu hơn được. Ngày mai ta phải tạ ơn người ta rồi ra đi, ta cũng sẽ không trở về đây với ngươi nữa mà phải đi lên tận niềm bắc xa xôi để tìm ngoại tổ ta.
Tích Nhân nhấc những chiếc bình vôi bể bên cạnh ổ rơm để sang một bên, nhấc hơn mười mấy cái như vậy mới lấy ra một cái bình tròn và rút ra một gói vải. Nếu ai nhìn thấy những vật trong gói vải không thể nào ngờ gã thiếu niên suýt chết đói lại có nhiều ngọc ngà vàng bạc như vậy. Tích Nhân lấy ba viên ngọc và mấy miếng vàng, vài đỉnh bạc bỏ vào áo còn tiền đồng thì ngồi nén từng miếng xuống sông:
- Mẫu thân! Người vừa bị nội thương trầm trọng vừa dẫn hài nhi bôn ba trốn tránh thù nhân, tìm thuốc trị bệnh cho hài nhi, khi không thể chịu đựng được nữa phải theo gia gia, vẫn để lại cho hài nhi một số tiền mà không phải làm gì đi nữa hài nhi vẫn có thể sống cho đến khi khôn lớn. Nhưng mẫu thân đâu có ngờ đứa con mười mấy tuổi của mẫu thân mỗi khi lấy một đỉnh bạc đi đổi tiền để mua thức ăn chẳng những không lấy được tiền mà còn bị một trận đòn thừa sống thiếu chết. Mấy lần như vậy hài nhi chẳng còn dám nghĩ đến việc đem bạc đi đổi nữa. Năm ngoái đói quá, hài nhi đành liều đem một đỉnh bạc đi đổi, lão tiệm bạc này cũng nhân đạo không đổ tội ăn cắp để giật của hài nhi như người khác mà cho hài nhi hơn hai quan tiền! Hà! Không ngờ ngày hôm sau người ta chỉ dùng tiền thông bảo, ai dùng tiền đồng thì bị bắt phạt, tù tội, thì từ đó đến nay đãõ hơn năm, đứa con của mẫu thân đành phải làm kiếp ăn mày, đầu đường xó chợ.
Tích Nhân cười chua chát:
- Nếu hài nhi đem những đỉnh vàng, đỉnh bạc này ra cho người ta thấy được thì hài nhi chỉ chịu thêm những trận đòn chí tử mà không bao giờ dám đánh trả! Làm thân côi cút không cha không mẹ trong thời đại nhiễu nhương này thật là khổ sở trăm bề!
Ném hết những đồng tiền đồng và bạc vụn xuống sông, Tích Nhân đứng lên cúi đầu với cây đa:
- Đa tạ lão đa gia gia đã che mưa che nắng dỗ ta giấc ngủ bình yên hơn năm qua. Ngày mai ta phải ra đi. Đường lên Công Mẫu sơn đầy dẫy lam sơn chướng khí, độc xà, hổ báo.. mẫu thân căn dặn chờ tìm Chu sư bá ở quán Tư Bụng, hàng năm ông ta thường đến đây thưởng thức món ăn Thăng Long uống rượu, nhưng ta chờ đợi đã hơn một năm qua mà chẳng thấy người nào râu quai nón, mắt to, đen như Trương Phi mà mẫu thân đã tảư. Ông Phạm tiên sinh tốt bụng cứu ta mới đây biết đâu là anh em hay cũng có bà con gì với lão Phạm Cự Luận, mưu sĩ thân tín của Quý Ly và nếu vậy ta khó lòng thoát chết!
Tích Nhân dấu cây gậy dưới ổ rơm rồi thong thả trở về nhà thím Năm. Lúc bấy giờ vẫn chưa khuya lắm.
Gõ cửa một lúc không nghe tiếng thím Năm hay cô gái mở cửa, Tích Nhân đẩy cửa vào nhà chân tay chợt bủn rủn. Trong nhà đồ vật đổ ngổn ngang, thím Năm máu me đầy người nằm sóng soài dưới đất chết tự bao giờ. Ngọn đèn dầu leo lét trên bàn giúp cho Tích Nhân thấy bà ta bị một lưỡi kiếm hay đường đao thật bén và mạnh chém phăng đứt cả bả vai và lồng ngực. Hốt hoảng giây lát Tích Nhân lấy lại bình tĩnh, rồi cảm thấy tức giận đẩy cửa phòng cô gái bước vào. Đinh ninh cô ta là thủ phạm, nhưng bước vào phòng, Tích Nhân thấy mọi thứ đều bị lật tung cả lên, áo quần, tiền bạc vung vãi khắp nơi. Chạy vào phòng thím Năm, Tích Ngân cũng thấy tình trạng như trong phòng cô gái.
Suy nghĩ giây lát, Tích Nhân qua phòng cô gái sờ mó theo thành giường và cuối cùng cũng đã tìm ra cách làm cho miếng ván bật ra. Trong hộp gỗ nhỏ ngụy trang ở thành giường, cây kiếm và cuốn sách bọc vải vẫn còn. Rút thanh kiếm khỏi vỏ Tích Nhân nghe hơi lạnh tuông ra, lưỡi sắt bén, kiếm mỏng mà nặng chình chịch, hai bên chạm hình rồng lượn theo mây rất sống động.
Nhìn cây kiếm không chớp mắt, Tích Nhân lẫm bẩm:
- Đây có lẽ là thanh Vân Long kiếm từng nghe nói!
Rất muốn lấy cây kiếm, nhưng biết mình chẳng có võ công cao, mang theo chỉ gây tai họa nên Tích Nhân lấy quyển sách cho vào áo, và tự nói:
- Vân long kiếm! Không ngờ cô gái và thím Năm có liên hệ với Vân long kiếm phái, một môn phái lừng danh ở Đại lý và trung nguyên từ mấy trăm năm trước.
Tích Nhân bỏ kiếm lạïi trong hộp, đóng lại, và nói như nói như nói với thím Năm hay cô gái trước mặt:
- Có bảo kiếm mà không biết sử dụng thì cũng chẳng hơn thanh kiếm thường là bao nhiêu. Nếu kẻ gian đến đây giết người vì bảo kiếm và kiếm phổ, thì Tích Nhân tạm giữ kiếm phổ, không để chúng được toại nguyện. Sau này cô gái còn sống và gặp lại, Tích Nhân này sẽ trả lại cho cô ta.
Trên nền phòng, giường chiếu cô gái đó đây năm bảy tờ giấy bạc con rồng, con lân, con phượng, những đồng bạc mà Tích Nhân chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ được nhìn thấy. Tích Nhân lượm số bạc giấy, cả những tờ mười đồng, ba mươi đồng đều lấy hết cho vào áo. Ra phòng ngoài, Tích Nhân quỳ gối trước xác thím Năm:
- Cảm tạ thím đã săn sóc cháu trong hai ngày qua, sau này biết ai là kẻ hại thím cháu nhất định trả thù cho thím.
Lấy ra một đỉnh vàng đặt bên cạnh thím Năm, Tích Nhân nói:
- Hy vọng số vàng này cũng đủ cho số tiền mà cháu lấy trong phòng Lan tỷ và cất giữ để đi đường, cũng như tỏ chút lòng, giúp trả chi phí tống táng mà Phạm tiên sinh sẽ lo cho thím.
Lạy thêm ba lạy, Tích Nhân nhẹ mở cửa ra ngoài. Người trong khu nhà dành cho nữ nhân độc thân có lẽ đều còn đang làm việc ở quán Tư Bụng nên nhà nào cũng cửa đóng, tối om không đèn đuốc. Tích Nhân chuôi giậu tre ra ngoài đồng, băng lau lách ra bờ sông đến chỗ gốc đa lấy cây gậy, rồi men theo bờ sông mà đi, đến nửa khuya, gặp một chiếc thuyền câu cột dựa bờ, Tích Nhân ngó quanh rồi lên thuyền tháo giây, cầm chèo bơi sang bờ bắc. Nước sông Thao qua mùa đông đã cạn nhiều nhưng vẫn là con sông rộng lớn mênh mông, sóng gió ba đào, Tích Nhân bặm môi rán sức chèo, nhưng sức yếu cũng không phải là người biết bơi nên thuyền cứ trôi vùn vụt theo giòng nước và mãi đến sáng hôm sau mới tấp được vào một nơi lau sậy um tùm. Tích Nhân cột thuyền vào một bụi lau, nhưng nghĩ lại thấy đây là điều sơ hở, dễ làm cho người ta chú ý nên tháo ra và đẩy ghe ra sông cho trôi đi. Chờ chiếc thuyền câu trôi đi thật xa, Tích Nhân băng lau sậy nhắm hướng bắc mà đi.
Khuya hôm đó Trần Tứ sau khi làm việc xong, định lợi dụng thăm hỏi Tích Nhân đến nhà thím Năm để gặp cô gái rồi thấy sự tình đã hô hoán lên. Đoàn tổng quản nghi ngờ Tích Nhân đã giết bà ta nhưng đã khuya ông ta không thể báo cho Phạm tiên sinh. Buổi sáng hôm sau Phạm tiên sinh và giáp quan dẫn lính đến. Sau khi quan sát mọi thứ trong nhà, biết cô gái tên Lan chiều hôm qua cũng đã về nhà, nhiều người trong quán Tư Bụng cũng biết cô ta có chút ít võ nghệ nên Phạm tiên sinh góp ý với viên quản giáp việc giết người có hai kẻ đáng nghi ngờ là cô gái tên là Đoàn Nhã Lan và cậu bé ăn xin không biết tên. Quản giáp báo lên huyện quan, huyện báo lên phủ thông tư đi các nơi truy tầm hai kẻ nghi can.
Đêm đến Phạm tiên sinh mặc đồ dạ hành bí mật đến nhà thím Năm, ông đã xem xét tỷ mĩ mọi ngã ngách để hy vọng biết hung thủ là ai, nhưng ông ta cũng không tìm thấy trong thành giường của Đoàn Nhã Lan có cây kiếm quý. Tìm không ra manh mối nào Phạm tiên sinh thở dài:
- Không biết thằng bé bây giờ ở đâu? Cây gậy ta không nhìn kỹ, nhưng nhất định là cây đằng tiên của lão nhân gia, người đã cứu giúp ta khi đi du lãm bị rắn độc cắn và sa xuống hố gãy xương ở núi Tam thanh. Ông ta đã cứu ta thoát chết, chữa lành chân gãy và truyền cho một ít nội công tâm pháp và tiên pháp phòng thân cũng kể như sư phụ. Gặp cậu bé, hy vọng nếu là con cháu của lão nhân gia thì tận tình giúp đỡ, đào tạo và gã Thanh Thanh cho để đền ơn muôn một. Không ngờ bây giờ không biết cậu ta ở đâu! Với đường kiếm giết hại bà Năm thì không thể nào là cậu ấy được! Nhưng cậu ta mất tích thì trước cửa quan không thể không coi là người bị nghi ngờ. Xin trời phù hộ cho cậu ta bình an.
Tích Nhân đã nghi ngờ và bỏ đi là một điều sai lầm. Phạm tiên sinh tên là Phạm Thừa Du, từng đậu tiến sĩ cập đệ, không bà con liên hệ gì với Phạm Cự Luận, mà kết giao với những nho sĩ như Bùi Mộng Hoa, Lê Dữ Nghị, Lưu Thường..đều là những người có lòng trung quân ái quốc, nhưng riêng Phạm Thừa Du khi thấy thế nước đã quá đảo điên, ngay Tư Đồ Trần Nguyên Đán, một người tông thất có tài hưng bang kiến quốc mà cũng chỉ lo nghĩ đường bảo toàn, từ quan ở ẩn, làm sui gia để mua lòng Qúy Ly, bảo vệ tương lai con cháu, thì Phạm Thừa Du không quan tâm đến thời thế nữa, chỉ lo duy trì quán Tư Bụng, làm việc nghĩa, tế khổn cứu bần. Sau khi con trai và vợ qua đời, Phạm Thừa Du càng xa lánh bạn bè, gác tất cả thế sự ngoài tai. Hồ Quý Ly đã từng cho người theo dõi, thấy ông ta chẳng chịu giao thiệp với ai, đóng cửa từ khách, hàng ngày dạy cháu, thăm hoa nên không còn chú ý.
- Mặt trời đã lên còn nằm vạ hay sao?
Cái đá mạnh không làm người trong chăn nhúc nhích. Trần Tứ thêm bực bội cúi xuống giựt mạnh chiếc chăn, hắn thấy dưới nền nhà thân hình ốm o, tóc xõa che kín mặt mày nằm bất động, hắn đá vào chân người nằm mấy cái nữa vẫn không thấy nhúc nhích. Trần Tư chăm chú nhìn làm da xanh mét qua lớp áo rách rồi hốt hoảng chạy vào trong kêu réo:
- Có người chết ngoài hàng hiên! Có người chết!
Nghe hô hoán vài người công nhân trong quán vội vã bước ra. Họ xúm lại nhìn xác chết, nhưng không biết phải làm gì. Một người đàn bà lên tiếng:
- Chắc bị chết cóng! Tội nghiệp quá! Chạy kêu Đoàn tổng quản xem ông dạy làm thế nào? Nó đã lỡ nằm chết ở đây chúng ta đâu có thể mang đi ném chỗ nào cho được! Dù sao cũng là con người mà!
Trần Tứ vội chạy đi kêu lão tổng quản, người thay mặt chủ nhân điều hành quán Tư Bụng. Trần Tứ mới khuất vào bên trong, trước cổng quán xuất hiện một cỗ kiệu màu xanh. Thấy cỗ kiệu, người đàn bà kêu lên:
- May quá! Chủ nhân đến kìa!
Phạm tiên sinh khoảng năm sáu mươi, râu ba chòm lốm đốm bạc, mặc áo lụa đen, chống cây gậy mây đen bóng loáng, bước xuống kiệu, mau mắn:
- Thím Năm! Việc gì đó?
- Thưa tiên sinh, có người nằm chết cóng ở đây!
Phạm tiên sinh không chút hốt hoảng:
- Ồ! Tội nghiệp nhỉ!
Ông ta bước vội vào hàng hiên, những người công nhân giãn ra nhường chỗ cho chủ nhân. Nhìn kẻ bạc phước nằm co rút trên manh chiếu rách, áo quần te tua không che kín thân thể, Phạm tiên sinh thở dài. Ông định ra lệnh cho công nhân mua một chiếc hồm cho xác chết, tống táng làm phước, nhưng đôi mắt ông ta chợt nhìn thấy nằm dài theo xác chết một cây gậy mây dài hơn hai thước, quấn vải chung quanh như cố tình che dấu, nhưng lớp vải đang bong rời ra cho thấy đấy là một cây gậy mây to hơn ngón chân cái, lóng rất ngắn, mỗi lóng chỉ độ vài đốt ngón tay, nổi màu đen bóng, nhưng cũng có nhiều vết như bị gươm đao chém phải. Cây gậy làm Phạm tiên sinh cau mày, rồi vội ngồi xuống lật xác chết lên đưa tay sờ mũi, sờ ngực. Được Phạm tiên sinh lật qua, mọi người mới thấy xác chết là một thiếu niên độ mười sáu, mười bảy tuổi và họ cũng rất ngạc nhiên, Phạm tiên sinh không nề dơ bẩn, rút cây gậy để lên người thiếu niên rồi bồng ngay lên và nôn nóng hỏi đám công nhân:
- Ai trong các ngươi nhà có căn phòng trống?
Trần Tứ lanh miệng:
- Nhà thím Năm có phòng cô Lan mới về quê.
Không chờ người đàn bà cho biết có đồng ý hay không, Phạm tiên Sinh bước đi ngay và hối người đàn bà:
- Thím đi theo chỉ cho ta căn phòng ấy còn các ngươi thì vào trong kêu người nấu ngay một tô cháo nóng, cho gừng nhiều vào và mang gấp đến cho ta.
Nghe chủ sai khiến, người đàn bà hơi một chút ngần ngừ rồi bôn bả chạy theo và vượt qua mặt Phạm tiên sinh. Khu nhà ở của công nhân quán Tư Bụng mái tranh vách đất, nhưng có mấy chục căn như một xóm nhỏ, nằm sau sân tửu quán, ngăn cách bởi một hàng dương liễu xanh và ra vào có một cánh cổng cây nặng nề. Mụ Năm xăn xái chạy trước chủ nhân, vì ta ta biết mình phải mở cánh cổng này cho ông chủ và đưa ông ta đến căn nhà mình, một căn nhà hẻo lánh nằm sau bờ ao của khu dành riêng cho nữ nhân, lại cũng có một hàng dậu tre và một cánh cổng phân biệt với khu nam nhân và người có gia đình.
Mụ Năm vừa đi vừa chạy, vì Phạm tiên sinh bồng thiếu niên đi rất nhanh. Khi đến căn nhà của mình, mụ đã thở hào hễn, và rất ngạc nhiên không ngờ Phạm tiên sinh thân thể văn nhược, tuổi đã lớn nhưng bồng một người, đi nhanh như vậy mà không tỏ ra có chút gì mệt nhọc.
Phạm tiên sinh đặt thiếu niên lên chiếc giường gỗ nhỏ, bảo mụ Năm:
- Thím đi đốt cho tôi một chậu lửa than.
Khi mụ Năm đi khỏi, Phạm tiên sinh hít một hơi chân khí, rồi đôi bàn tay bắt đầu chà xát lên thân thể thiếu niên. Một lúc sau gã rên ư ử và mở mắt. Phạm tiên sinh dừng tay mỉm cười thân thiện:
- Cậu đã thoát chết rồi đấy.
Thiếu niên mấp máy môi, thều thào:
- Đa tạ đại bá!
Câu nói văn vẻ của cậu bé làm Phạm tiên sinh cảm thấy những gì mình nghi ngờ là đúng. Ông cầm cây gậy mây để bên cạnh thiếu niên, kéo tấm chăn đắp cho và với giọng chí tình:
- Lão phu chưa biết tiểu hữu là ai, gặp hoàn cảnh hung hiểm nào mà đến nông nổi này, nhưng cứ yên tâm nằm đây tịnh dưỡng cho đến khi khỏe hẳn. Tiểu hữu bị đói lạnh lâu ngày, ngoài ăn uống, cũng phải uống thêm vài thang thuốc nữa mới hoàn toàn bình phục.
Đôi mắt thiếu niên chợt đỏ hoe vì xúc động, Phạm tiên sinh cầm cây gậy mây của mình lên tay, và hình như ông ta cố tình khuyến khích thêm lòng cầu sinh của người thiếu niên:
- Thân thể thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương hiếu chi thủy giả. Tiểu hữu không nên ngại ngùng sự giúp đỡ của người khác. Có khỏe mạnh mới chu toàn được sự hiếu thảo của mình với đấng sinh thành, không nói là còn có thể tiến lên sống xứng đáng là một đấng trượng phu trong tương lai. Tiểu hữu nghỉ ngơi, một hai ngày sau lão phu trở lại sẽ chuyện vãn nhiều hơn.
Phạm tiên sinh bước ra khỏi phòng dặn dò người đàn bà chủ nhà:
- Lão phu sẽ nói cho tổng quản biết thím phải ở nhà năm ngày để săn sóc cho cậu ấy. Thím phải tận tình săn sóc cho tôi. Sáng nay chỉ cho ăn cháo, trưa cho ăn cháo tiếp và chiều có thể cho ăn cơm được. Đồ ăn lão phu sẽ bảo người trong tửu quán mang đến cho thím và cậu ấy. Thuốc khi có người mang đến, thím cứ đổ ba bát nước, sắc còn một bát là được
Người đàn bà xuýt xoa:
- Chủ nhân thật nhân từ không ai bằng. Cậy ấy thật có phước lớn mới gặp được ngài.
Tiếng Phạm tiên sinh nghiêm nghị:
- Trong ba ngày cậu ấy không bình phục, tôi sẽ hỏi tội thím đấy!
- Dạ! Tiểu nhân đâu dám không hết lòng..
Và mụ Năm cau mày:
- Sao lâu quá chưa ai mang cháo tới vậy kìa?
Tiếng Trần Tứ ngòai ngõ:
- Có rồi đây!
Phạm tiên sinh:
- Nếu cậu ấy không ngồi lên nổi, thím đút cho cậu ấy. Con bệnh này lão phu hoàn toàn giao cho thím.
Thím Năm đón lấy tô cháo từ tay Trần Tứ, nhìn bóng Phạm tiên sinh khuất sau hàng dậu, cảm khái:
- Chủ nhân thật là một người nhân hậu.
Trần Tứ:
- Việc này ai mà không biết. Thằng nhỏ này cũng có phước rất lớn. Thôi thì thím rán mà chăm sóc cho nó để đức cho con cháu!
- Tổ bà mi! Ta có con cháu gì đâu mà mi nói thế?
Trần Tứ cười:
- Cô Lan chẳng phải là cháu thím hay sao? Thím gả cô Lan cho tôi thì chúng tôi coi thím như mẹ, cũng là con cháu thím vậy!
Thím Năm mắng:
- Cái mặt mi khi không có nó thì miệng như bôi mỡ, còn thấy nó thì lấm la lấm lét để đấy mà nó chịu lấy mi.
Trần Tứ hỏi:
- Cô Lan có đọc chữ được không thím Năm?
- Ngươi mà viết được hay sao mà hỏi?
- Thì cháu nhờ người viết hộ.
Thím Năm mắng:
- Nó biết ngươi nhờ người viết, thì nó lại càng chẳng đọc. Hừ! Ta nói cho mà biết, nó không học được chữ nghĩa bao nhiêu nhưng múa roi đi quyền thì nó không thua đàn ông. Ngươi liệu hồn đấy!
Trần Tứ le lưỡi:
- Thế thì kiếp này Tứ này đành sống cảnh thầm yêu trộm nhớ!
- Cũng chữ nghĩa văn hoa lắm đấy! Thôi để ta đem cháo vào cho cậu ấy. Ngươi không cút đi coi chừng lão Đoàn sẽ mắng cho một trận.
Thím Năm không để Trần Tứ có cơ hội nói thêm, bà bưng tô cháo còn nóng đem vào phòng cho thiếu niên. Trong ánh sáng lờ mờ, bà thấy gã đang nằm bất động ngó lên mái nhà, hai hàng nước mắt chảy dài, bà cảm thấy thương hại cho gã, dịu dàng:
- Cậu thoát chết là may mắn lắm. Có thể ngồi dậy nổi không? Hãy ăn tô cháo cho mau lại sức.
Gã thiếu niên gạt hàng nước mắt:
- Cảm ơn thím! Cháu có thể ngồi dậy được.
Gã chống tay ngồi lên. Thấy thiếu niên mặt mày dơ bẩn, bà Năm xua tay:
- Cậu đợi tôi một chút.
Bà ta chạy ra nhà sau và đem vào một chiếc khăn nóng:
- Sẵn có nước nóng để tôi lau sơ mặt mũi cho cậu.
Không đợi gã thiếu niên bằng lòng hay không, bà ta ngồi xuống giường lau tay chân, mặt mày cho cậu ta. Khuôn mặt óm đói, lem luốc được chiếc khăn nước nóng lau qua làm bà Năm ngừng tay, bà đang chú ý đến cặp lông mày lưỡi kiếm thật dài và đôi hàng lông mi cũng thật dài và cong vút trên hai cặp mắt to đen của thiếu niên. Bà ta ngắm gã và khen:
- Cậu mập mạp ra một chút, tóc tai chải gỡ sạch sẽ thì đúng là một thiếu niên đẹp trai. Cậu được bao nhiêu tuổi rồi?
- Dạ cháu năm nay mười lăm tuổi.
- Trời đất! Cậu da bọc xương, nhưng cao tồng ngồng những tưởng là mười sáu, mười bảy rồi kia chứ. Nhìn tướng mạo và cậu mau lớn thế này hẳn cũng con nhà khá giả.
Không chờ gã thiếu niên đang húp cháo trả lời. Bà Năm lại mau miệng xít xoa:
- Thời buổi hỗn vua hỗn quan, người ta giết chóc nhau như cơm bữa nhiều nhà quan quyền táng gia bại sản là chuyện thường. Thôi cậu đừng buồn nữa. Đại nạn không chết sẽ có phước lớn.
Thiếu niên:
- Cảm ơn thím Năm.
Gã đưa cái tô không lại cho bà Năm, bà ta như muốn nói chuyện tiếp nhưng thấy gã có vẻ uể oải, nên đứng lên:
- Cậu nghỉ một chút. Trưa tôi sẽ lấy cho cậu một tô cháo thịt. Ồ! Tôi đã thổi chậu lửa cho cậu để tôi bưng vào cho ấm.
Thiếu niên:
- Được đắp chăn như thế này cháu đã cảm thấy ấm áp lắm rồi thím Năm không cần phải mệt nhọc vì cháu.
Bà Năm:
- Ta phải làm theo lời dặn của tiên sinh, nếu không ông ta lại quở trách.
Bà năm khuất sau cánh cửa, một lúc sau khệ nệ mang vào phòng một lò lửa hồng. Bà thấy thiếu niên nhắm mắt nên không nói thêm lời nào nữa. Khi rời khỏi phòng bà ta đóng nhẹ cánh cửa lại để cho căn phòng thêm ấm áp.
Trong căn phòng nhỏ khép kín với một lò than to, giây lát thấy nóng, thiếu niên gỡ chăng ra và ngủ thiếp.
Tô cháo, căn phòng ấm và giấc ngủ làm thiếu niên cảm thấy khỏe hẳn ra khi thức giấc. Đã quen với đói rét, nhưng bây giờ gã cảm thấy đói và mũi gã đang nghe mùi thơm thoang thoảng của thịt thà hành tiêu trong căn nhà càng cảm thấy đói hơn. Thiếu niên không phải chờ lâu, thím Năm đẩy cửa bước vào. Cửa mở rộng, mùi thơm của gừng, của hành, của thịt tạt vào làm gã tự nhiên phải hít một hơi mạnh vào lồng phổi. Thím Năm cười:
- Tôi định vào đánh thức cậu đây. Cậu đã dậy để tôi đem cháo vào cho cậu.
Thiếu niên nuốt nước bọt, nhưng gượng gạo:
- Thím đã cho ăn, hay để cháu tự đi lấy khỏi làm phiền thím.
Thím Năm xua tay:
- Ấy chết, chủ nhân lo cho cậu lắm đấy. Cậu ăn cháo rồi tôi còn sắc thuốc cho cậu uống, nấu nước cho cậu tắm rửa nữa. Ông chủ mới sắm cho cậu mấy bộ áo quần thật đẹp.
Thiếu niên kêu lên:
- Ông chủ giúp đỡ cháu thế này, biết làm sao đền ơn cho được.
- Ông chủ từ xưa nay rất nhân từ, luôn luôn giúp đỡ mọi người, nhưng hình như ông đặc biệt quan tâm đến cậu. Nếu không quá quan tâm đến cậu thì ông ta không đích thân ẵm cậu từ tửu quán về đây cũng như ông ta cũng không còn ngại ngùng phải đến khu nhà nữ công nhân bọn tôi. Cậu muốn đền ơn thì rán ăn khỏe vào, cậu khỏe ra tôi cũng được chủ nhân khen thưởng.
Bà ta vừa dứt lời, trở ra nhà ngoài và mang vào một khay có ba chén cháo thịt bốc khói nghi ngút. Thiếu niên ngồi rột dậy hai tay run run đưa ra định đỡ lấy, nhưng thím Năm đặt khay cháo trên chiếc bàn nhỏ:
- Tôi nghĩ nếu cậu ngồi dậy được thì ngồi lên ghế mà ăn có lẽ thoải mái hơn.
Gã thiếu niên gần như có một sức mạnh nào kéo tới, tụt nhanh xuống giường và cắm cúi vào những chén cháo trên khay. Gã vừa thổi vừa ăn, thím Năm thấy trán và người gã đổ mồ hôi lấm tấm. Nhìn gã thiếu niên đang cắm cúi ăn, thím nghĩ thầm ông chủ của mình đã lo cho gã thái quá. Chỉ cần cho ăn no vài bữa là gã sẽ mạnh như thần, đâu cần phải uống thuốc, nhưng ông chủ của thím đã cho người mang thuốc tới và thím đang phải sắc! Dù sao phục dịch gã thiếu niên này thím cũng không lỗ lã. So với một ngày làm trong tửu quán công việc phục dịch gã nhẹ nhàng hơn nhiều mà ông chủ còn hứa thưởng công bội hậu.
Thiếu niên ăn xong mấy chén cháo thở phào:
- Chưa bao giờ cháu được ăn ngon như thế này! Cảm ơn thím Năm nhiều lắm.
Thím Năm tò mò dò hỏi:
- Cậu từ đâu tới và tên là gì vậy?
Thiếu niên ngần ngừ giây lát:
- Cháu người lộ Tam giang, tên là Tích Nhân.
Tích Nhân cười buồn:
- Gia phụ muốn cháu lớn lên làm một con người biết tu nhân tích đức, thế nhưng cháu đang sống nhờ vào lòng nhân từ của mọi người.
Thím Năm an ủi:
- Cuộc đời cậu còn dài kia mà! Sao cậu lại lưu lạc thế này?
Tích Nhân xa vắng:
- Cha mẹ cháu đều mất và không còn ai là người thân thích.
- Tội nghiệp cậu quá. Nhưng cậu còn trẻ thì lo gì!
Tích Nhân lại dò hỏi thím Năm về Phạm tiên sinh:
- Phải chăng Phạm tiên sinh thường cứu giúp những người cùng khổ?
- Ồ! Tiên sinh rất nhân hậu, mỗi tháng ông ta thường trích một ngân khoản của tửu quán để bố thí. Ông ta đối đãi với người ăn kẻ ở cũng vô cùng nhân ái. Ta đây, nếu không nhờ ông thu dụng thì hôm nay không biết phải sống như thế nào.
- Tiên sinh đã từng tử tế với ai như đối với cháu không?
- Ta chưa thấy, nhưng biết đâu cậu là thiếu niên đầu tiên nằm chết cóng nơi hàng hiên tửu quán. Ba năm trước có một lão ăn mày nằm chết ở hàng hiên, sau khi báo quan, tiên sinh đã cho mua hồm chôn cất tử tế.
- Tiên sinh đúng là người nhân hậu.
Thím Năm:
- Ta đi sắc thuốc cho cậu. Ta nghĩ trong người cậu rất nhiều chấy rận. Sau khi uống thuốc phải tắm rửa, ta thay mền chiếu đem đi giặt kẻo con Lan của ta nó về nó lại trách cứ ta. Ta nghĩ, thay vì nằm trong phòng cháu gái của ta, cậu có thể tạm nằm ở tấm ván phòng trước, đóng cửa lại cũng đủ ấm.
Tích Nhân:
- Thím cho cháu nằm nơi đâu cũng được. Xin lỗi đã làm phiền thím quá nhiều.
- Ta giúp cậu vì lệnh của Phạm tiên sinh, cậu không phải cứ mỗi chút là cám ơn ta.
Bà ta cười:
- Cậu cám ơn, mai sau nếu Phạm tiên sinh nhận cậu làm con hay làm rể thì mong cậu giúp lại ta.
Thím Năm ra ngoài, bấy giờ Tích Nhân mới để ý đến căn phòng nhỏ của cô gái tên Lan. Phòng tuy đơn sơ, nhỏ bé nhưng mọi thứ đều sạch sẽ, gọn ghẽ. Tích Nhân tự dưng cảm thấy có lỗi với cô gái chủ nhân và hy vọng cô ta sẽ chẳng bao giờ biết trên chiếc giường của cô ta, thân hình dơ bẩn, chấy rận của mình đã từng nằm trên đó. Tuy vậy, ngồi trên ghế một lúc Tích Nhân lại muốn ngã lưng. Mấy năm nay chưa bao giờ được biết đến cái giường là gì, Tích Nhân thèm được nằm.
Đã được ngủ một giấc từ sáng đến trưa nên muốn ngủ cũng không ngủ được, Tích Nhân trăn trở mãi và bất ngờ tay đụng phải một cái gì trên thành giường sát vách, một tiếng cắc vang lên và chiếc chiếu bị đẩy cao lên khoảng nửa gang tay. Ngạc nhiên, Tích Nhân kéo chiếu xa xem thì đó là một cái hộc nhỏ bên trong có một cây kiếm dài, da bao kiếm đã lên màu đen và cán kiếm cũng lên màu đen bóng. Nằm trên đầu cán kiếm là một gói vải đen. Tích Nhân mở ra xem bên trong là cuộn giấy da vàng thếch. Biết đây là bảo kiếm và kiếm quyết của nhà cô gái, Tích Nhân không dám tò mò thêm nữa mà vội đẩy nắp đậy lại. Khi đẩy cái nắp đậy lại, Tích Nhân cũng nghe một tiếng cắc và nắp cái hộp dài nhỏ ngụy trang thành thành giường liền lặn không biết chỗ nào để có thể mở lại nữa.
Phát hiện tình cờ làm Tích Ngân cau mày, và vội nằm xuống, nhắm mắt. Bên ngoài, xen tiếng gió thổi vi vút, là bước chân người đàn bà tên Năm đi qua, đi lại xê dịch, lục đục trong căn nhà. Không hiểu giả vờ hay ngủ thật, khi người đàn bà tên Năm vào phòng, bà ta phải lay mấy lần Tích Ngân mới mở mắt. Trên chiếc bàn nhỏ bà Năm đã để tô thuốc còn bốc hơi:
- Cậu dậy uống thuốc.
Tích Nhân ngồi lên dụi mắt, ngái ngủ:
- Đa tạ thím. Nhưng cháu muốn đi.. Một chút.
- Bệnh mà đòi đi đâu?
- Dạ.. Dạ đi.. Sau khi ngủ dậy ấy mà!
Thím Năm cười:
- Mẹ! Đi tè thì nói đi tè, ấp a ấp úng ai mà biết đi đâu!
Nhưng thím chần chừ:
- Cậu chưa mặc áo quần đủ ấm, ra ngoài bị nhiễm hàn, chủ nhân lại trách mắng. Thôi để ta đem cái chậu vào cho cậu.
- Không cần đâu thím Năm! Cháu bị đói lũi mấy ngày cộng với cái lạnh quá sức mới ra nông nỗi. Hôm nay cháu được ăn hai lần cháo, nhất là cháo thịt nữa, thì gió nào cháu cũng có thể chịu được.
- Ừ! Cậu theo ta đi qua cửa nhà bếp sẽ ít bị lạnh hơn.
Tích Nhân xuống giường, theo chân thím Năm. Xuống dưới bếp Tích Nhân thấy một nồi nước to trên bếp lửa và một thùng gỗ lớn chứa nước. Trên chiếc bàn dưới bếp, có mấy miếng thịt tươi, rau cải và mấy gói thuốc. Thím Năm đẩy tấm phên che cửa bếp bảo Tích Nhân:
- Cậu có thể tưới lên bụi tre.
- Cháu có thể đẩy tấm phên trở vào, thím không phải chờ cháu.
Một ngày ăn hai lần cháo nước trong người khá nhiều, sau khi rùng mình sảng khoái, Tích Nhân chui trở lại nhà bếp và rón rén như con mèo bước lại bên chiếc bàn mở vội một gói thuốc ra xem. Lướt qua những vị thuốc, Tích Nhân nhanh chóng gói lại rồi chậm chạp trở lại phòng, ngồi xuống ghế bưng tô thuốc đưa lên môi.
Thím Năm trở lại, trên tay có một bộ áo quần, một đôi gìay vải:
- Cậu xem! Phạm tiên sinh sắm cho cậu áo quần đều là vải ngự hàn rất tốt. Cậu uống thuốc xong, chờ nước sôi đi tắm rửa rồi mới thay.
Một người bần cùng nhưng Tích Nhân nhìn bộ đồ trên tay thím Năm cũng không có gì mừng rỡ lắm, mà buồn bã:
- Bộ đồ đẹp đẽ cho lắm cháu mặc một thời gian thì cũng rách nát tả tơi thôi.
Thím Năm:
- Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định. Mai sau thế nào ai biết cho cậu, nhưng hôm nay cậu gặp vận hên thì cứ hưởng cái vận hên của mình.
Tích Nhân cười:
- Và thím đang là bà tiên đem cái hên vận này cho cháu.
- Phạm tiên sinh mới là ông tiên biến phép cho cậu, còn tôi chỉ là kẻ làm theo lệnh ông tiên ấy mà thôi.
- Nhưng thím cũng là một bà tiên nhân từ, vì nếu thím không muốn giúp cho cháu, thì ông ta cũng có biết được đâu!
- Tôi thấy cậu cũng đáng thương, đáng giúp, nhưng với Phạm tiên sinh, những gì mà ông đã đích thân sai bảo, ai làm không đến nơi đến chốn ông sẽ biết ngay.
- Thím là một người rất thành thật.
- Cậu uống thuốc xong, một lúc sau sẽ đi tắm, thay áo quần.
- Cháu tuân lệnh thím.
Như sự sắp xếp của thím Năm, Tích Nhân đã được trụng tóc trong một nồi nước sôi để giết chấy, được ngâm mình trong thùng nước tắm ấm áp. Bộ áo quần rách đầy rận bị thím Năm vứt đi. Sau khi tắm rửa, chải gỡ, thay y phục, thím Năm nhìn Tích Nhân khen ngợi rối rít:
- Cậu là một thiếu niên rất đẹp trai. Vài ba bữa nên da nên thịt một chút khó có con nhà quan quý nào bì được cậu.
Bà ta nhìn hàm răng trắng của Tích Nhân:
- Hàm răng cậu cũng đều như hạt bắp. Nếu còn ở đây tôi bảo con bé Lan nó nhuộm cho cậu, thì cũng đẹp không khác gì hàm răng của nó.
- Lan tỷ tỷ đẹp lắm phải không?
- Cậu còn nhỏ mà hỏi con gái người ta đẹp xấu làm gì? Ta đã trải chiếu trên tấm ván và Phạm tiên sinh cũng đã sai Trần Tứ mang đến cho cậu một chiếc chăn bông mới, cậu có thể ra đó nằm nghỉ.
- Để cháu giúp thím giặt giũ lại giường chiếu cho Lan tỷ.
- Cậu nằm hay ngồi yên trên ván cho ta là được. Nhớ lại con Lan có thể trở về trong ngày mai, ta đã chạy đi nhờ Tổng quản xin phép Phạm tiên sinh đưa cậu ra nhà ngoài mà trong lòng rất lo âu bị la mắng. Cũng may là ông ta đồng ý.
Thím Năm cười:
- Cậu chỉ nằm trên giường nó hơn nửa ngày, ta nghĩ ta đem chiếu mền ra ngoài đập cho bay đi bụi đất và chấy rận của cậu dính trên đó là được rồi. Có giặt giũ bây giờ cũng không khô kịp.
- Lan đại tỷ khó tính lắm phải không?
- Nó cũng rất thương người, chỉ có điều là nó không chịu được dơ bẩn.
- Lan tỷ là cháu ruột phải không? Kêu thím bằng gì?
Thím Năm có vẻ hãnh diện:
- Bằng cô. Ta là em cha nó.
Khi phát hiện bí mật của chiếc giường, Tích Nhân không thể nghĩ một người đàn bà chân chất như thím Năm lại có thể là cô ruột của một cô gái có dấu một cây kiếm quý trên giường nằm. Nhưng thím Năm đã quả quyết như vậy, Tích Nhân không tin không được.
Trong khi thím Năm đem chiếu mền của cháu gái ra ngoài sân đập giũ, Tích Nhân ở trong nhà tháo miếng giẻ bao cây gậy mây đen của mình ra. Cây gậy mây này không phải hoàn toàn bằng mây, mà cán gậy làm bằng sắt. Tích Nhân bóp nắm cán gậy, cái cán bật ra, Tích Nhân lấy một cuộn giấy da dê mỏng trong cán gậy dấu vào áo của mình, còn cây gậy thì vứt xuống gầm ván nằm.
Chiều hôm đó được thím Năm cho ăn một bữa cơm ngon với thịt xào cải và đậu kho. Trong lúc ăn cơm với thím Năm, Tích Nhân lại dọ hỏi về người giúp đỡ mình:
- Phạm tiên sinh ở gần đây không thím?
- Ồ! Ông ta ở trong kinh thành, nghe nói nhà cửa rất đồ sộ, nhưng trong nhà lại chỉ có năm ba người làm việc. Ông ta nhân hậu khôn cùng nhưng lại không được trời hậu đãi đường con cháu. Chỉ có một người con trai duy nhất bị tử trận, vợ tiên sinh cũng quá vãng hơn mươi năm qua, hiện tiên sinh chỉ sống với người cháu gái của mình, nghe đâu khoảng mười lăm tuổi. Tiểu thư chưa bao giờ được tiên sinh cho đến quán nên không ai biết tiểu thư thế nào.
- Tại sao vậy thím?
Thím Năm le lưỡi:
- Ta làm sao biết, hoàn cảnh tiên sinh ta cũng chỉ nghe những người làm xầm xì với nhau vậy mà thôi.
Tích Nhân cau mày:
- Kỳ lạ nhỉ! Một tửu quán nổi tiếng của nhà mình mà và tiểu thư không bao giờ lai vãng cũng là việc lạ.
Thím Năm nuốt miếng cơm:
- Cậu hỏi ta buột miệng nói cho nghe, mai sau nếu ra đường mà nói ta nói như thế này, thế kia về gia đình chủ nhân là cậu hại ta đấy nhé. Đoàn tổng quản luôn luôn dặn chúng ta chủ nhân là người nhân ái, có lòng với nước, với dân, ưu thời, mẫn thế nhưng ông ta có việc gia đình không mấy vui, mọi người đừng bao giờ làm cho ông ta buồn lòng.
Tích Nhân:
- Tiểu điệt.. Ồ, cháu đã nhờ tiên sinh và thím năm cứu mạng, cháu nhất định không bao giờ làm thím buồn lòng.
Thím Năm:
- Cậu coi bộ đã khỏe nhiều rồi. Ăn xong nằm nghỉ, ta chạy ra xem quán có bận rộn không giúp mọi người một tay.
- Thím được cho nghỉ làm mà!
- Chúng ta, những người làm công cho quán Tư Bụng coi nhau như anh chị em, coi quán như nhà của mình, ta rảnh rỗi mà người khác phải làm nhiều hơn ta cũng cảm thấy có lỗi với họ.
Thím Năm dọn dẹp chén đĩa, thắp lên phòng hắn một cây đèn dầu rồi tiếng bước chân của bà xa dần ngoài ngõ.
Trong phòng không còn ai, Tích Nhân lấy cuốn giấy da dê trong người ra đọc và xem xét những hình vẽ một cách chăm chỉ. Tích Nhân đọc qua một lần, bỏ lại vào áo nằm xuống ván nhắm mắt lại. Sau đó ngồi dậy đọc qua một lần nữa rồi xuống bếp, bới bếp lửa của thím Năm mới vùi tro ra ném tập sách da dê mỏng vào bếp than. Khi tập sách bốc cháy, Tích Nhân đôi mắt đầy lệ quỳ gối:
- Gia gia và mẫu thân dưới suối vàng tha thứ cho con đã hủy đi bí kíp. Phạm tiên sinh đã cứu sống và rất tử tế với hài nhi, nhưng hài nhi thấy ông ta dùng một cây hắc đằng làm gậy. Hài nhi sợ e rằng ông đã nhìn ra cây hắc đằng tiên của ngoại tổ và nếu ông có lòng nào con sợ e rằng con khó có thể giữ gìn được nó. Bí kíp đã hủy nhưng tất cả mọi ghi chép đều ở trong đầu con, con sẽ tìm ra ngoại tổ để chữa bệnh, tập luyện võ công và con quyết không để cho kẻ thù có thể sống ung dung với tội ác của chúng.
Cuốn sách da dê đã cháy hết, Tích Nhân vùi tro lại và lên ván nằm nhắm mắt như cố ôn lại lần nữa những gì đã ghi chép trong quyển đằng tiên bí kíp và khi đã khuya, thím Năm trở về, mới ngủ thiếp đi.
Đã thành thói quen, trời chưa sáng thím Năm đã dậy dù hôm nay bà ta chưa phải đi làm việc. Sự lục đục của thím Năm dưới bếp vẫn không làm Tích Nhân thức giấc, cậu ta ngủ rất say, mãi khi mặt trời lên cao và thím Năm đã sẵn sàng cho bữa cháo sáng, lại lay gọi mới ú ớ mở mắt.
Thím Năm nhổ miếng trầu ra hàng hiên, cười:
- Nếu không nghe cậu thở, tôi lại tưởng cậu chết cóng như hôm qua.
Tích Nhân cũng dụi mắt cười với thím:
- Hôm qua cháu chết vì lạnh và đói, còn hôm nay cháu ngủ không còn biết trời trăng vì lâu quá chưa bao giờ cháu được ăn no và ngủ ấm như hôm nay.
- Ta sợ cháo nguội mất ngon nên gọi cậu dậy. Tổ tiên ta trước kia là người Tàu, ta ăn cháo bông với dưa hay hột vịt muối đã quen, ta không hiểu cậu sẽ ngon miệng không nhưng buổi sáng ta chẳng biết nấu món nào khác. Nếu cậu không thích, ta chạy ra quán lấy cho cái bánh bao, tô mì hay cái bánh chưng cũng được.
Tích Nhân thở dài:
- Thím Năm tưởng cháu là công tử hay sao? Mấy năm nay đó là những món ăn mà cháu chỉ được ăn khi nằm mơ.
Thím Năm vui vẻ:
- Vậy thì cậu đi súc miệng rồi ăn cháo đi. Trưa cậu muốn ăn gì ở quán ta ra lấy cho.
- Nếu nói món ăn ở quán thì thứ gì mà cháu chẳng thích, thím muốn cho thứ gì thì cháu ăn thứ ấy.
Thím Năm nghiêm nghị:
- Chẳng phải ta cho mà chủ nhân cho cậu. Ngày hôm qua chủ nhân dạy ta nấu các món ăn nhẹ cho cậu, còn hôm nay thì cậu có thể ăn những gì mà cậu muốn. Tửu quán có luật cho những người làm chúng ta là khi ở trong quán, ngoài những món sơn trân hải vị quá đắt đỏ mà vương tôn công tử mới có thể thưởng thức ra, muốn ăn thứ gì cũng được, nhưng tuyệt đối không được mang về nhà dù là thức ăn thừa. Ta được giao nhiệm vụ săn sóc cậu nên từ hôm nay ta có thể ra quán lấy bất cứ món gì cậu muốn. Không biết cậu được chủ nhân ân đãi bao nhiêu ngày, ta nghĩ cậu cũng không nên quá câu chấp, chủ nhân muốn cậu mau khỏe mạnh, thì cậu ăn uống cho khoái khẩu trong vài bữa cũng chẳng làm cho chủ nhân phải để ý tới.
Tích Nhân chân thành:
- Cháu chỉ sợ mình quá lợi dụng lòng tốt của Phạm tiên sinh, nhưng cháu nghĩ nấu nướng cũng bất tiện cho thím, thành ra thím muốn cho cháu ăn gì ở trên quán mang về cũng được. Với cháu tất cả đều là những thức ăn mà lâu lắm cháu chưa tùng được ăn.
- Ừ! Thôi để rồi ta liệu lo cho cậu.
Tích Nhân ra sân rửa mặt, làm vệ sinh, rồi ăn một lúc hai bát cháo to. Thím Năm căn dặn gã ở nhà đừng ra ngoài trời để nhiễm thêm bệnh, rồi xách nón đi ra quán Tư Bụng.
Ở nhà một mình, nằm ngồi cũng chán, Tích Nhân muốn vào trong phòng cô gái tên Lan lấy quyển sách của cô ta để đọc xem là sách gì, võ công gì, nhưng rồi lại thấy mình xem trộn vật sở hữu của người khác là điều không nên không phải và dặn lòng không bao giờ làm việc này. Không muốn xem trộm sách, Tích Nhân thấy thì giờ nhàm chán nên tập một số động tác hít thở. Liên tiếp mấy giờ Tích Nhân lập đi lập lại chỉ mười mấy thế, tất cả đều nhẹ nhàng. Có thế lúc đầu hai chân đứng thẳng ngang vai, hai tay để ngang đan điền, hai lòng bàn tay hướng thiên hít vào một hơi dài, sau đó hai bàn tay từ từ đưa lên cao và thở ra, có thế đứng trung bình tấn, hai tay để ngang hông, khi thở ra dang tay trái về bên trái, hay dang tay phải về bên phải. Những thế luyện tập hít thở nhẹ nhàng tưởng không lấy gì mệt nhọc, nhưng khi Tích Nhân tập mười mấy thế khác nhau trán lấm tấm mồ hôi.
Buổi trưa thím Năm mang về một giỏ thức ăn, một thố mì nóng, hai chiếc bánh, còn một số gói lá, bà ta vui vẻ:
- Chủ nhân gởi lời thăm cậu. Ông nói trong ba ngày cậu uống hết ba thang thuốc còn lại, ngày ăn ba bữa thì sẽ mạnh lại như thần và sẽ ra tửu quán gặp ông ta.
Thím Năm để thố mì và hai cái bánh trên bàn cho Tích Nhân:
- Ta mang về một con cá hấp, một con gà nướng chiều nay chúng ta cùng ăn cơm. Con nhỏ Lan rất thích gà nướng.
- Lan đại tỷ chiều nay về?
- Nó nói về trong ngày hôm nay. Bây giờ chưa có mặt thì chiều thế nào cũng về tới.
Tích Nhân ăn xong, xuống bếp thấy thím Năm quạt lửa sắc thuốc nói:
- Việc này cháu làm được, hay là thím đi nghỉ để cháu làm cho.
Thím Năm thấy hắn đi đứng vững chải, không khách sáo:
- Phạm tiên sinh dặn cứ đổ vào ấm ba chén nước, sắc còn một, nếu cậu làm được thì ta đi qua hàng xóm một lúc rồi lấy một ít nước để con Lan về nó dùng.
Tích Nhân sắc và uống thuốc lại cảm thấy thời giờ buồn chán lại tập những thế hít thở của mình. Trong lúc hắn đang chú tâm luyện tập thì cửa mở. Cô gái, Tích Nhân nghĩ ngay rằng cô ta là cháu thím Năm, trạc mười bảy, mười tám tuổi, vai mang một cái túi nhỏ, tóc thắt bím thả trước ngực, môi hồng, răng đen hạt huyền, cặp mắt to đen, thân hình cân đối, trong chiếc váy nâu mộc mạc, nước da sạm nắng vẫn nhìn thấy được nhan sắc mặn mà. Cô gái thấy có người trong nhà tỏ vẻ ngạc nhiên và khó chịu:
- Ngươi là ai? Sao lại ở trong nhà ta?
Tích Nhân vòng tay thi lễ:
- Tiểu đệ... Oà! Em là Tích Nhân vì bị đói rét nên Phạm tiên sinh và thím Năm có lòng nhân cứu giúp đưa về đây ở tạm.
Cô gái nhìn Tích Nhân từ đầu xuống chân, lớn tiếng:
- Ngươi ăn mặc bảnh bao như công tử thế kia mà bị đói rét sao? Hừ!..
Cô gái đang vặn hỏi thì thím Năm bước vô cửa:
- Cậu ấy không nói láo đâu. Phạm tiên sinh đưa cậu ấy về đây cứu sống và mới mua quần áo cho cậu ấy đấy.
Được sự xác nhận của thím Năm nhưng cô gái vẫn cau có:
- Tại sao Phạm tiên sinh không đưa gã đến nhà khác, khu đàn ông hay những nhà có gia đình mà lại đến đây?
Thím Năm:
- Tại tên Trần Tứ lẻo mép, khi tiên sinh hỏi nhà ai có phòng trống thì nó đã nói là nhà chúng ta, còn Phạm tiên sinh vì nôn nóng cứu Tích Nhân đang chết cóng nên không quan tâm tới điều gì khác.
Cô gái càu nhàu:
- Tên Trần Tứ này thật đáng ghét!
Cô gái hiểu ra Tích Nhân không phải vô cớ đến nhà mình, càu nhàu tên Trần Tứ một câu rồi vào phòng mình.
Tình cờ phát hiện thanh kiếm quý dấu bên thành giường cô gái, Tích Nhân hiểu cô ta không muốn có người lạ mặt ở trong nhà là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên cũng không khỏi cảm thấy rất buồn và tủi thân. Thím Năm có lẽ thấy sự áy náy này, nói nhỏ vào tai:
- Cậu đừng để tâm, Lan nhi cũng rất giàu lòng nhân ái, một hai hôm nó sẽ thân mật với cậu ngay.
Thím Năm an ủi hắn câu này rồi vội đi vào phòng và đóng chặt cửa lại. Bà ta và cô gái xầm xì nói chuyện với nhau, Tích Nhân không nghe được hết nội dung, nhưng tỉnh thoảng nghe tiếng thím Năm la khẽ hay nhắc lại những tiếng tiểu thư và ngược lại cô gái khi lớn tiếng không có vẻ gì coi thím Năm như người cô ruột của mình.
Cử chỉ của thím Năm và cô gái làm Tích Nhân buồn tủi một phần, một phần thấy họ có nhiều chuyện cần phải thảo luận với nhau và sự hiện diện của mình là một sự trở ngại, nên Tích Nhân cúi xuống ván lấy cây gậy mây mở cửa bước ra ngoài. Dù gió đông lạnh lẻo, nhưng đang mặc bộ đồ mới và dưới chân cũng có đôi giày vải, Tích Nhân không cảm thấy lạnh lắm, lần bước đi ra bờ sông. Bến thuyền vào buổi chiều đông lạnh lẽo vẫn đông đảo, chiếc rời bến, chiếc cập bờ, người lên kẻ xuống, tiếng hô hoán, thúc hối nhau inh ỏi, và cả tiếng chưởi rủa tục tằn của lũ phu phen. Lần bước theo bến thuyền một lúc lâu, Tích Nhân đến gốc cây đa mọc doi ra bờ sông, nơi này hơi vắng vẻ, có lẽ vì cảnh sắc âm u của nó. Dưới chân gốc cây người ta vất bình vôi bể thành đống, có người lập một chiếc miếu nhỏ đóng bằng ván trên thân cây và dù hương tàn khói lạnh nó cũng tạo cho gốc đa trở thành một nơi có chút huyền bí, ít người lai vãng khi trời đã về chiều. Tích Nhân ngồi xuống một nhánh rễ to của cây đa nổi lên trên mặt đất bên cạnh một ổ rơm nhỏ thở dài:
- Gốc đa ơi gốc đa, hai đêm rồi ta đã không nằm đây. Dù có lạnh ta vẫn cảm thấy thoải mái nhiều hơn nằm trong nhà người ta ngươi có biết không? Ngươi cũng biết không mấy ngày liên tiếp ta không xin được đồng nào, cũng không ai cho ta chút gì để ăn, thành ra đêm kia ta nằm chết cóng trên hàng hiên quán Tư Bụng! May mà ông chủ, Phạm tiên sinh đã cứu và hai ngày nay ta đã được ăn no mặc ấm. Tuy vậy, ta cũng không thể ở lâu hơn được. Ngày mai ta phải tạ ơn người ta rồi ra đi, ta cũng sẽ không trở về đây với ngươi nữa mà phải đi lên tận niềm bắc xa xôi để tìm ngoại tổ ta.
Tích Nhân nhấc những chiếc bình vôi bể bên cạnh ổ rơm để sang một bên, nhấc hơn mười mấy cái như vậy mới lấy ra một cái bình tròn và rút ra một gói vải. Nếu ai nhìn thấy những vật trong gói vải không thể nào ngờ gã thiếu niên suýt chết đói lại có nhiều ngọc ngà vàng bạc như vậy. Tích Nhân lấy ba viên ngọc và mấy miếng vàng, vài đỉnh bạc bỏ vào áo còn tiền đồng thì ngồi nén từng miếng xuống sông:
- Mẫu thân! Người vừa bị nội thương trầm trọng vừa dẫn hài nhi bôn ba trốn tránh thù nhân, tìm thuốc trị bệnh cho hài nhi, khi không thể chịu đựng được nữa phải theo gia gia, vẫn để lại cho hài nhi một số tiền mà không phải làm gì đi nữa hài nhi vẫn có thể sống cho đến khi khôn lớn. Nhưng mẫu thân đâu có ngờ đứa con mười mấy tuổi của mẫu thân mỗi khi lấy một đỉnh bạc đi đổi tiền để mua thức ăn chẳng những không lấy được tiền mà còn bị một trận đòn thừa sống thiếu chết. Mấy lần như vậy hài nhi chẳng còn dám nghĩ đến việc đem bạc đi đổi nữa. Năm ngoái đói quá, hài nhi đành liều đem một đỉnh bạc đi đổi, lão tiệm bạc này cũng nhân đạo không đổ tội ăn cắp để giật của hài nhi như người khác mà cho hài nhi hơn hai quan tiền! Hà! Không ngờ ngày hôm sau người ta chỉ dùng tiền thông bảo, ai dùng tiền đồng thì bị bắt phạt, tù tội, thì từ đó đến nay đãõ hơn năm, đứa con của mẫu thân đành phải làm kiếp ăn mày, đầu đường xó chợ.
Tích Nhân cười chua chát:
- Nếu hài nhi đem những đỉnh vàng, đỉnh bạc này ra cho người ta thấy được thì hài nhi chỉ chịu thêm những trận đòn chí tử mà không bao giờ dám đánh trả! Làm thân côi cút không cha không mẹ trong thời đại nhiễu nhương này thật là khổ sở trăm bề!
Ném hết những đồng tiền đồng và bạc vụn xuống sông, Tích Nhân đứng lên cúi đầu với cây đa:
- Đa tạ lão đa gia gia đã che mưa che nắng dỗ ta giấc ngủ bình yên hơn năm qua. Ngày mai ta phải ra đi. Đường lên Công Mẫu sơn đầy dẫy lam sơn chướng khí, độc xà, hổ báo.. mẫu thân căn dặn chờ tìm Chu sư bá ở quán Tư Bụng, hàng năm ông ta thường đến đây thưởng thức món ăn Thăng Long uống rượu, nhưng ta chờ đợi đã hơn một năm qua mà chẳng thấy người nào râu quai nón, mắt to, đen như Trương Phi mà mẫu thân đã tảư. Ông Phạm tiên sinh tốt bụng cứu ta mới đây biết đâu là anh em hay cũng có bà con gì với lão Phạm Cự Luận, mưu sĩ thân tín của Quý Ly và nếu vậy ta khó lòng thoát chết!
Tích Nhân dấu cây gậy dưới ổ rơm rồi thong thả trở về nhà thím Năm. Lúc bấy giờ vẫn chưa khuya lắm.
Gõ cửa một lúc không nghe tiếng thím Năm hay cô gái mở cửa, Tích Nhân đẩy cửa vào nhà chân tay chợt bủn rủn. Trong nhà đồ vật đổ ngổn ngang, thím Năm máu me đầy người nằm sóng soài dưới đất chết tự bao giờ. Ngọn đèn dầu leo lét trên bàn giúp cho Tích Nhân thấy bà ta bị một lưỡi kiếm hay đường đao thật bén và mạnh chém phăng đứt cả bả vai và lồng ngực. Hốt hoảng giây lát Tích Nhân lấy lại bình tĩnh, rồi cảm thấy tức giận đẩy cửa phòng cô gái bước vào. Đinh ninh cô ta là thủ phạm, nhưng bước vào phòng, Tích Nhân thấy mọi thứ đều bị lật tung cả lên, áo quần, tiền bạc vung vãi khắp nơi. Chạy vào phòng thím Năm, Tích Ngân cũng thấy tình trạng như trong phòng cô gái.
Suy nghĩ giây lát, Tích Nhân qua phòng cô gái sờ mó theo thành giường và cuối cùng cũng đã tìm ra cách làm cho miếng ván bật ra. Trong hộp gỗ nhỏ ngụy trang ở thành giường, cây kiếm và cuốn sách bọc vải vẫn còn. Rút thanh kiếm khỏi vỏ Tích Nhân nghe hơi lạnh tuông ra, lưỡi sắt bén, kiếm mỏng mà nặng chình chịch, hai bên chạm hình rồng lượn theo mây rất sống động.
Nhìn cây kiếm không chớp mắt, Tích Nhân lẫm bẩm:
- Đây có lẽ là thanh Vân Long kiếm từng nghe nói!
Rất muốn lấy cây kiếm, nhưng biết mình chẳng có võ công cao, mang theo chỉ gây tai họa nên Tích Nhân lấy quyển sách cho vào áo, và tự nói:
- Vân long kiếm! Không ngờ cô gái và thím Năm có liên hệ với Vân long kiếm phái, một môn phái lừng danh ở Đại lý và trung nguyên từ mấy trăm năm trước.
Tích Nhân bỏ kiếm lạïi trong hộp, đóng lại, và nói như nói như nói với thím Năm hay cô gái trước mặt:
- Có bảo kiếm mà không biết sử dụng thì cũng chẳng hơn thanh kiếm thường là bao nhiêu. Nếu kẻ gian đến đây giết người vì bảo kiếm và kiếm phổ, thì Tích Nhân tạm giữ kiếm phổ, không để chúng được toại nguyện. Sau này cô gái còn sống và gặp lại, Tích Nhân này sẽ trả lại cho cô ta.
Trên nền phòng, giường chiếu cô gái đó đây năm bảy tờ giấy bạc con rồng, con lân, con phượng, những đồng bạc mà Tích Nhân chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ được nhìn thấy. Tích Nhân lượm số bạc giấy, cả những tờ mười đồng, ba mươi đồng đều lấy hết cho vào áo. Ra phòng ngoài, Tích Nhân quỳ gối trước xác thím Năm:
- Cảm tạ thím đã săn sóc cháu trong hai ngày qua, sau này biết ai là kẻ hại thím cháu nhất định trả thù cho thím.
Lấy ra một đỉnh vàng đặt bên cạnh thím Năm, Tích Nhân nói:
- Hy vọng số vàng này cũng đủ cho số tiền mà cháu lấy trong phòng Lan tỷ và cất giữ để đi đường, cũng như tỏ chút lòng, giúp trả chi phí tống táng mà Phạm tiên sinh sẽ lo cho thím.
Lạy thêm ba lạy, Tích Nhân nhẹ mở cửa ra ngoài. Người trong khu nhà dành cho nữ nhân độc thân có lẽ đều còn đang làm việc ở quán Tư Bụng nên nhà nào cũng cửa đóng, tối om không đèn đuốc. Tích Nhân chuôi giậu tre ra ngoài đồng, băng lau lách ra bờ sông đến chỗ gốc đa lấy cây gậy, rồi men theo bờ sông mà đi, đến nửa khuya, gặp một chiếc thuyền câu cột dựa bờ, Tích Nhân ngó quanh rồi lên thuyền tháo giây, cầm chèo bơi sang bờ bắc. Nước sông Thao qua mùa đông đã cạn nhiều nhưng vẫn là con sông rộng lớn mênh mông, sóng gió ba đào, Tích Nhân bặm môi rán sức chèo, nhưng sức yếu cũng không phải là người biết bơi nên thuyền cứ trôi vùn vụt theo giòng nước và mãi đến sáng hôm sau mới tấp được vào một nơi lau sậy um tùm. Tích Nhân cột thuyền vào một bụi lau, nhưng nghĩ lại thấy đây là điều sơ hở, dễ làm cho người ta chú ý nên tháo ra và đẩy ghe ra sông cho trôi đi. Chờ chiếc thuyền câu trôi đi thật xa, Tích Nhân băng lau sậy nhắm hướng bắc mà đi.
Khuya hôm đó Trần Tứ sau khi làm việc xong, định lợi dụng thăm hỏi Tích Nhân đến nhà thím Năm để gặp cô gái rồi thấy sự tình đã hô hoán lên. Đoàn tổng quản nghi ngờ Tích Nhân đã giết bà ta nhưng đã khuya ông ta không thể báo cho Phạm tiên sinh. Buổi sáng hôm sau Phạm tiên sinh và giáp quan dẫn lính đến. Sau khi quan sát mọi thứ trong nhà, biết cô gái tên Lan chiều hôm qua cũng đã về nhà, nhiều người trong quán Tư Bụng cũng biết cô ta có chút ít võ nghệ nên Phạm tiên sinh góp ý với viên quản giáp việc giết người có hai kẻ đáng nghi ngờ là cô gái tên là Đoàn Nhã Lan và cậu bé ăn xin không biết tên. Quản giáp báo lên huyện quan, huyện báo lên phủ thông tư đi các nơi truy tầm hai kẻ nghi can.
Đêm đến Phạm tiên sinh mặc đồ dạ hành bí mật đến nhà thím Năm, ông đã xem xét tỷ mĩ mọi ngã ngách để hy vọng biết hung thủ là ai, nhưng ông ta cũng không tìm thấy trong thành giường của Đoàn Nhã Lan có cây kiếm quý. Tìm không ra manh mối nào Phạm tiên sinh thở dài:
- Không biết thằng bé bây giờ ở đâu? Cây gậy ta không nhìn kỹ, nhưng nhất định là cây đằng tiên của lão nhân gia, người đã cứu giúp ta khi đi du lãm bị rắn độc cắn và sa xuống hố gãy xương ở núi Tam thanh. Ông ta đã cứu ta thoát chết, chữa lành chân gãy và truyền cho một ít nội công tâm pháp và tiên pháp phòng thân cũng kể như sư phụ. Gặp cậu bé, hy vọng nếu là con cháu của lão nhân gia thì tận tình giúp đỡ, đào tạo và gã Thanh Thanh cho để đền ơn muôn một. Không ngờ bây giờ không biết cậu ta ở đâu! Với đường kiếm giết hại bà Năm thì không thể nào là cậu ấy được! Nhưng cậu ta mất tích thì trước cửa quan không thể không coi là người bị nghi ngờ. Xin trời phù hộ cho cậu ta bình an.
Tích Nhân đã nghi ngờ và bỏ đi là một điều sai lầm. Phạm tiên sinh tên là Phạm Thừa Du, từng đậu tiến sĩ cập đệ, không bà con liên hệ gì với Phạm Cự Luận, mà kết giao với những nho sĩ như Bùi Mộng Hoa, Lê Dữ Nghị, Lưu Thường..đều là những người có lòng trung quân ái quốc, nhưng riêng Phạm Thừa Du khi thấy thế nước đã quá đảo điên, ngay Tư Đồ Trần Nguyên Đán, một người tông thất có tài hưng bang kiến quốc mà cũng chỉ lo nghĩ đường bảo toàn, từ quan ở ẩn, làm sui gia để mua lòng Qúy Ly, bảo vệ tương lai con cháu, thì Phạm Thừa Du không quan tâm đến thời thế nữa, chỉ lo duy trì quán Tư Bụng, làm việc nghĩa, tế khổn cứu bần. Sau khi con trai và vợ qua đời, Phạm Thừa Du càng xa lánh bạn bè, gác tất cả thế sự ngoài tai. Hồ Quý Ly đã từng cho người theo dõi, thấy ông ta chẳng chịu giao thiệp với ai, đóng cửa từ khách, hàng ngày dạy cháu, thăm hoa nên không còn chú ý.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook