Dáng Ai Bên Thềm
Chương 37


Dù đã 11h khuya nhưng trong căn nhà cấp 4 ngay sát đường trục chính của huyện vẫn còn ánh sáng đèn hắt ra.

Nằm hoài không ngủ được, bà Nhung bật dậy đi ra trước nhà sửa soạn dụng cụ để ngày mai bắt đầu mở hàng sau kỳ nghỉ Tết.

Đôi tay nhanh nhẹn lau từng cái bát, từng lọ gia vị, tâm trí bà Nhung ngập tràn hình ảnh về cô con gái lớn với người chồng cũ.

Cuộc gặp gỡ vô tình với Hoa tại chùa Keo ngày hôm nay khiến trái tim người phụ nữ ấy thổn thức những nỗi niềm không tên.
Bà Nhung đặt ra rất nhiều giả thiết về sự xuất hiện của Hoa tại nơi này.

Hiện tại Hoa công tác ở Thái Bình, hay cô lấy chồng và theo chồng về đây? Hoặc cũng có thể, Hoa đến đây đi tham quan du lịch, bởi chùa Keo là một điểm đến tâm linh nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách thập phương.

Hay bởi,… bà Nhung không dám nghĩ thêm nữa, nếu như Hoa đến đây là vì muốn tìm kiếm mẹ thì chắc hẳn cô đã biết hiện tại bà đang ở đâu, làm gì, cuộc sống ra sao rồi.

Ôi, không thể nào… Đầu ó,c bà Nhung gần như sắp nổ tung vì những suy luận của chính mình.
Vừa làm việc, tâm trí vừa chật vật với những đấu tranh tư tưởng, bà Nhung không hề biết Hiếu đã ngồi bên cạnh từ khi nào.

Đang yên lặng, bỗng Hiếu cất lời khiến bà Nhung giật mình, suýt chút nữa thì đánh rơi chiếc bát trong tay xuống nền đá hoa.
— Dì Nhung, khuya rồi sao dì không ngủ đi.

Dì làm gì vậy?
Nghe giọng Hiếu, bà Nhung quay người lại, ánh mắt hoang mang hệt như một người vừa mới làm chuyện gì xấu xa, nhưng sự thực thì không phải thế.

Bà không làm điều gì có lỗi cả.

Chỉ là… Bà Nhung khẽ đáp:
— Dì không ngủ được.

Sao con cũng chưa ngủ? Tranh thủ soạn bát đũa và một số dụng cụ, ngày mai dì mở hàng ra bán.
— Dì đã bán hàng cả năm rồi, tranh thủ mấy ngày Tết hãy nghỉ ngơi, đi đây đi đó cho khuây khỏa dì ạ.
— Đi mãi cũng chán.

Dì mở hàng sớm, ngày Tết các bạn ăn bánh chưng nhiều, chắc hẳn sẽ ngấy lắm, ngày mai sẽ lại đông khách lắm đây.
Ánh mắt Hiếu đượm buồn, cậu ngồi hẳn xuống và giúp bà Nhung một tay, vừa làm Hiếu vừa thì thầm:
— Dì, con biết dì rất vất vả, chật vật lo lắng cho con và em.

Chỉ còn mấy tháng nữa thôi là con tốt nghiệp cấp 3, khi ấy con sẽ đi làm kiếm tiền để phụ giúp cho dì.

Sức khỏe dì không được tốt, bác sỹ nói phải nghỉ ngơi đúng giờ, tránh vận động nhiều.

Dì nghe con, dì vào nhà nghỉ ngơi đi ạ.

Sáng mai con dậy sớm phụ dì mở hàng.
Bà Nhung rưng rưng cảm động, đôi mắt như nhòe mờ đi, bờ môi run run không nói được câu gì.

Hiếu là con riêng của ông Chinh với người vợ trước.

Từ lúc về chung dưới một mái ấm, Hiếu đã tỏ ra là một cậu bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện, cư xử với bà Nhung như mẹ ruột, chưa từng làm điều gì khiến ông Chinh và bà Nhung phải lo lắng, buồn phiền.


Những tưởng hạnh phúc cứ êm đềm trôi mãi.

Cách đây 2 năm, ông Chinh không may qua đời vì ung thư gan.

Cuộc sống của ba mẹ con gần như rơi vào khủng hoảng, giống như con thuyền ngoài khơi xa bị mất phương hướng.

Một mình bà Nhung chống đỡ và chăm lo cho hai đứa con thơ dại.
Công việc của ông Chinh là đi đánh hàng từ biên giới về Việt Nam và bán cho các đại lý nhỏ lẻ.

Thu nhập tương đối tốt nhưng thường xuyên phải đi xa.

Cũng chính vì hay đi đây đi đó nên 10 năm trước, ông Chinh vô tình gặp bà Nhung tại Hà Nội.

Sẵn mồm miệng nhanh nhẹn, nói chuyện có duyên nên sau nhiều lần chuyện trò qua lại, bà Nhung đã phải lòng ông Chinh lúc nào không hay.

Cho đến khi tình cảm của người phụ nữ gần như đã đi theo từng bánh xe quay vòng trên những quốc lộ không biên giới của ông Chinh, cũng là thời điểm bà Nhung đề nghị ly hôn chồng để đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Bất chấp ông Trung níu kéo và khuyên nhủ, bất chấp sự thơ dại của Hoa và Hoàng, bà Nhung như bị tình yêu làm cho lu mờ lý trí.

Bà muốn được sống, được đi theo cảm xúc của con tim mình.

Theo ông Chinh về Thái Bình làm dâu, làm mẹ của Hiếu, thời gian đầu hai người chung sống với nhau rất hạnh phúc.

Không lâu sau đó, bé Hà Nhi ra đời.

Hạnh phúc như được nhân đôi.

Xưa kia, bà Nhung vốn là kế toán trong xưởng dệt kim ở Hà Thành, sau này phải nghỉ việc giữa “làn sóng cải cách doanh nghiệp”, cực chẳng đã đành đi bán hàng rong.

Từ bán cốm, bán rau củ, trái cây,… Tất cả những gì có thể kinh doanh được, bà Nhung đều thử sức vì gánh nặng cơm áo gạo tiền quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào những đồng lương ít ỏi của nghề giáo viên như ông Trung thì không đủ trang trải cho cuộc sống.
Cũng nhờ đảm đang tháo vát nên khi theo ông Chính về Thái Bình làm dâu, chồng đi buôn cái gì thì bà Nhung ở nhà bày bán thứ đó.

Cuộc sống khá thuận lợi.

Tuy nhiên, ở đời, không có công việc nào suôn sẻ được mãi.

Dần dà có rất nhiều người đầu tư vốn đi buôn, nhà nhà đi buôn, người người đi buôn, việc đánh hàng qua biên giới cũng khó khăn hơn trước rất nhiều.

Nữa là, thời gian dần trôi, ông Chính có tuổi, sức khỏe sa sút theo mỗi chuyến hàng rong ruổi từ Bắc vào Nam, từ nhà lên biên giới… Trước đây có tích cóp được chút đỉnh, khi bệnh tật kéo đến, của cải trong nhà cứ thế đội nón ra đi.

Cuộc sống của mẹ con bà Nhung gần như rơi vào bế tắc.
Sau khi vật lộn thời gian dài với căn bệnh hiểm nghèo, ông Chính bỏ lại mẹ con bà Nhung mà sang thế giới bên kia.

Ông Chính đã mất nhưng số tiền vay mượn để chữa chạy cho ông vẫn còn đó.

Bà Nhung ngày đêm hao tâm khổ tứ nghĩ cách kiếm tiền, vừa chăm lo cho hai đứa con, vừa phải tiết kiệm để trả nợ.

Cuộc sống đã khó khăn nay càng thêm bế tắc.


Rất may là gian hàng bán bún canh của bà mấy năm gần đây thu hút được nhiều khách, bà Nhung thầm cảm ơn trời phật, số nợ cũng dần được trả hết.
Chỉ không ngờ là…
Vào những ngày chớm đông, khi những cơn gió bắc lạnh lẽo tràn về, bà Nhung thấy tình trạng đau lưng, đau vùng chậu thường xuyên xuất hiện những cơn đau dai dẳng kéo dài, có những khi đứng bán hàng bà nhăn mặt lại vì khó chịu.

Không chỉ đau vùng chậu, đau lưng dưới, tình trạng chảy máu bất thường giữa chu kỳ k,inh nguyệt cũng rất hay diễn ra.

Liên tiếp nhiều ngày, bà Nhung thấy sức khỏe ngày càng suy kiệt, giấc ngủ không sâu, cân nặng cũng sụt đi nhanh chóng.

Mọi người cũng cảm thấy có chút không ổn nên khuyên bà đến bệnh viện kiểm tra.

Bác sĩ kết luận, bà Nhung bị u,ng thư cổ tử cung.
Một cái tin thật sự giống như sét đánh ngang trời, bà Nhung thiếu chút nữa thì ngất trước mặt bác sĩ.

U,ng thư?? Hai chữ ám ảnh ấy đã khiến cho cuộc sống của gia đình bà đảo lộn bao năm nay.

Mọi thứ mới chỉ dần đi vào quỹ đạo, cứ ngỡ cuộc đời sẽ mỉm cười với ba mẹ con, chỉ cần có sức khỏe, bà có thể kiếm tiền để chăm lo cho hai đứa con.

Thế nhưng, chuyện gì đang diễn ra thế này? Thế giới như chao nghiêng, mọi thứ gần như sụp đổ.

Bà Nhung thực sự không biết phải làm sao, không biết phải chống đỡ và nương tựa vào ai nữa.

Hai đứa con còn quá nhỏ để đối diện với sự thật nghiệt ngã này.

Nếu như một ngày nào đó bà thực sự rời bỏ thế giới này mà đi, Hiếu sẽ ra sao? Hà Nhi sẽ thế nào nếu không còn mẹ ở bên?
Bà Nhung ngồi ch,ết lặng không nhúc nhích, chỉ một thoáng Hiếu đã làm xong hết mọi việc.

Thấy gương mặt của dì nếp nhăn xô lên nhau, co rúm lại, hai hốc mắt trũng sâu liên tục tuôn trào những giọt lệ trong veo, Hiếu không nhịn được mà buột miệng nói:
— Dì à, con đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện này nhưng không dám nói.

Con thấy sức khỏe của dì ngày một kém đi, con thực không nỡ chứng kiến cảnh dì thức khuya dậy sớm, tần tảo lo cho em và con mà hy sinh bản thân mình như vậy.

Con định bỏ học, mai mốt con theo mấy chú mấy bác đi phu hồ, phu vữa.

Tiền lương cũng được.

Con không thể kiên nhẫn học hết cấp 3 được nữa.

Nếu như dì mệt quá thì cứ dành thời gian nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.

Nay con đã lớn rồi, dì hãy để con được chăm sóc cho dì và em.
Nghe tới đây, bà Nhung không kìm được mà bật khóc thành tiếng.

Đó là tiếng lòng thể hiện sự bất lực của người làm cha, làm mẹ khi không thể chăm lo cho con mình một cuộc sống đủ đầy và chu đáo.

Bà Nhung ôm lấy Hiếu, khẽ vuốt mái tóc của con, rất lâu sau mới có thể điều chỉnh được cảm xúc mà cất lời:

— Hiếu, con không được nghỉ học.

Con phải theo học hết cấp 3.

Thời bây giờ không có bằng cấp thì không thể xin vào các công ty, đi đâu người ta cũng đòi hỏi trình độ và bằng cấp hết.

Muốn vào nhà máy cũng phải có bằng cấp 3.

Dì không muốn tương lai sau này con sẽ khổ.

Không có bằng cấp sẽ chỉ lao động chân tay được thôi, cực nhọc lắm con à.

Hãy nhìn gương của ba con và dì đi.

Con đã theo học đến hiện tại, cố gắng thêm chút thời gian nữa là tốt nghiệp rồi.

Đừng bỏ dở con ơi.

Nghe lời dì, con phải đi học, dù thế nào dì cũng sẽ lo cho con ăn học tử tế.
— Nhưng mà…
Hiếu cũng không nhịn được mà rơi nước mắt.

Cậu thực sự rất thương dì.

Nhìn hoàn cảnh gia đình như vậy, Hiếu không đành lòng, cậu chỉ muốn bước vào đời và khao khát kiếm tiền, muốn được san sẻ gánh nặng ấy cho dì, muốn được làm chỗ dựa cho dì và em…
— Không nhưng gì cả.

Con vào đi ngủ đi.

Khuya rồi, dì cũng đi ngủ bây giờ.
— Vâng, dì ngủ sớm giữ gìn sức khỏe.

Dì nhớ uống thuốc đều đặn theo chỉ dặn của bác sĩ nhé.
— Dì nhớ rồi.

Dì chỉ đau ốm qua loa, uống thuốc vào là đỡ ngay thôi.

Sẽ không sao đâu.
Bà Nhung nói thế cho Hiếu an lòng chứ kỳ thực, bao ngày nay giấc ngủ của bà luôn chập chờn và mộng mị.

Bà rất sợ bóng đêm.

Vì bà sợ, nếu như một ngày nào đó, bà ngủ quên mất và không tỉnh dậy… Cứ như vậy, liên tiếp từ ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, người phụ nữ ấy khóc cạn cả nước mắt.
Trở về phòng riêng, Hiếu trằn trọc trở mình qua lại, cậu biết dì Nhung chỉ đang cố tỏ ra bình thản, ngay từ khi biết dì mang bệnh trong người.

Dẫu không hiểu biết gì nhiều nhưng Hiếu cũng tò mò lên mạng tìm hiểu về căn bệnh mà bà Nhung mắc phải, cậu biết, thời gian của dì không còn nhiều nữa.

Hiếu đau lòng vô cùng.

Thấy bà Nhung ngày một gầy đi, da dẻ xanh xao, thần thái kiệt quệ, Hiếu thực sự không biết phải làm thế nào.
Đang miên man suy nghĩ, bỗng điện thoại rung lên dưới gối.

Hiếu tò mò mở ra xem.

Tin nhắn gửi đến của Huỳnh Ngọc Anh, cô bạn cùng lớp.
— Cậu ngủ chưa? Sao cậu không trả lời tin nhắn của tớ thế? Chiếc váy và bờm công chúa tớ mua tặng Hà Nhi, Hà Nhi có thích không?

Hiếu buồn bã soạn tin reply:
— Khuya rồi, sao cậu không ngủ đi?
— Cậu chưa reply thì sao tớ ngủ được?
— Cảm ơn cậu.

Chiếc váy cậu tặng, Hà Nhi mặc rất vừa vặn.

Con bé rất thích.

Chiếc bờm cũng rất xinh.

Nhưng mà…
— Nhưng mà sao?
— Lần sau cậu đừng làm như vậy nữa nhé.

Tớ rất sợ mắc nợ người khác.
— Hiếu, cậu có xem tớ là bạn của cậu không?
— Tớ luôn xem cậu là bạn học của tớ!
— Chỉ vậy thôi à?
— Cậu muốn thế nào nữa?
— Tớ mua đồ cho Hà Nhi, là vì tớ quý Hà Nhi chứ không phải vì muốn lấy lòng cậu hay gì khác.

Tình cảm tớ dành cho cậu là một chuyện, quý Hà Nhi là một chuyện, vì thế cậu đừng bài xích chuyện tớ tặng quà cho con bé, được không?
Hiếu im lặng không trả lời.

Ngọc Anh tiếp tục gửi tin nhắn đến.
— Tớ nhìn ra được cậu cũng có tình cảm với tớ, có phải, cậu mặc cảm về hoàn cảnh gia đình nên nhất định không mở lòng với tớ, đúng không?
— Là do cậu nghĩ thôi.

Cậu có phải là tớ đâu mà hiểu được.

Đừng tùy tiện nói ra mấy lời này, tớ không thích nhất là kiểu tính cách này của cậu đấy.
— Ánh mắt của cậu đã cho tớ biết điều đó.

Tình cảm không liên quan gì đến gia cảnh hay bất cứ điều gì khác.

Vì tình cảm là thứ cảm xúc bắt nguồn từ trái tim chứ không phải vật chất.

Đừng trốn tránh tớ như vậy nữa, được không?
— Ngọc Anh, cuộc sống của tớ và cậu khác xa nhau lắm.

Cậu nên dành thời gian chuyên tâm học hành, nếu cậu muốn yêu đương hoặc quan tâm một ai đó thì hãy dồn tình cảm cho một đối tượng khác thích hợp hơn.
— Tớ không muốn nghe cậu nói câu này.

Cậu đừng dối lòng mình nữa.
— Tớ nói thật đấy.

Ngọc Anh, quen tớ – cậu sẽ thiệt thòi nhiều lắm.
— Tớ chịu được.
Hiếu bất lực, cậu thực sự không biết nói thế nào để Ngọc Anh xoay chuyển quyết định.

Cậu tắt điện thoại, hai tay đặt lên trán, tâm tư nặng trĩu khôn nguôi.

Thực ra Hiếu cũng rất mến Ngọc Anh, chỉ là, thứ tình cảm đẹp đẽ này chưa kịp chớm nở thì… Với hoàn cảnh hiện tại, Hiếu không dám mở lòng mình, cậu không sợ khổ, chỉ là không muốn chứng kiến người mình yêu thương phải chịu nhiều thiệt thòi

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương