Đam Mỹ Tình Sinh Ý Động
C125: Nhân cơ hội bày tỏ

Đến khi thầy hiệu trưởng già ngủ say thì đêm đã khuya.

Triệu Ý chỉ uống ít rượu mà bấy giờ tay chân nóng ran, tâm trí cũng hưng phấn lạ thường.

Kỷ Sơn Thanh trông có vẻ rất bực dọc, hẳn là do vị giáo già kia cứ nói về Tiết Trường Phong mãi, ấy chẳng phải chủ đề vui vẻ thoải mái gì.

Kỷ Sơn Thanh nhẹ nhàng đóng cửa gian phòng chính lại rồi đi rửa mặt. Triệu Ý cũng lẽo đẽo theo sau, Kỷ Sơn Thanh làm gì là cậu lập tức làm nấy.

Khi đã sửa soạn xong ngồi xuống giường, Kỷ Sơn Thanh vẫn im ỉm chẳng nói gì.

Nhà là nhà cũ, đèn sáng màu trắng, nhưng không phải màu trắng thuần mà cứ có cảm giác ngả sang ánh vàng.

Kỷ Sơn Thanh dựa nửa người lên đầu giường, ánh đèn phớt vàng kia soi rọi khuôn mặt anh, từng mảng sáng tối giao thoa trông như một bức tranh có góc sáng, màu vẽ và kết cấu cực tốt.

Triệu Ý ngắm mà hơi đắm đuối.

Mùi rượu trên người họ lan tỏa vào bầu không khí khắp căn phòng.

Nhận thấy Triệu Ý đứng bên mép giường lâu quá nên Kỷ Sơn Thanh bèn ngẩng đầu xem thử, quầng sáng trên mặt anh lập tức thay đổi góc độ, mảng tối thu hẹp dần nhường chỗ cho mảng sáng, mặt mũi và biểu cảm, ánh nhìn cũng như đường mũi, vầng trán và khuôn miệng đều trở nên rõ nét.

"Đứng ngơ ra đó làm gì?"

Triệu Ý vẫn ngơ ngẩn đứng yên bên mạn giường, hơi rượu hình như còn ngấm vào trong mắt khiến đôi lưu ly kia như có sương mù phảng phất, quyến rũ chết người. Cậu nghiêng nghiêng đầu, hỏi: "Anh đang nghĩ gì thế?"

"Không nghĩ gì cả." Miệng Kỷ Sơn Thanh tiết ra nước bọt, anh lập tức nuốt xuống cái ực.

"Thầy hiệu trưởng hỏi anh có hiểu không." Triệu Ý nói: "Anh có hiểu không?"

"Hiểu gì?"

"Anh giả ngu."


Kỷ Sơn Thanh đưa tay kéo cậu, nhẹ giọng: "Triệu Ý, nên ngủ rồi."

Anh hơi dùng sức khiến Triệu Ý ngã ụp xuống người anh, nửa thân trên đè lên bụng Kỷ Sơn Thanh.

Tư thế này thoải mái đấy, Triệu Ý bèn nằm yên, chỉ bất tiện cái là khi cậu nằm ngang người Kỷ Sơn Thanh như thế này thì sẽ không thấy được ánh mắt của anh.

Không nhìn được cũng hay, có đôi khi không nhìn nhau mới dễ tâm tình hơn.

Triệu Ý cảm nhận vùng bụng Kỷ Sơn Thanh kề dưới cổ mình lên xuống theo từng nhịp thở, rồi cậu vừa ngước mắt nhìn vết rạn trên trần nhà vừa nói: "Thật ra anh hiểu do đâu mà anh Phong đi làm lính, thầy ấy không nói thì anh cũng biết. Nếu anh Phong còn sống thi nhất định sẽ không giống anh đâu."

Kỷ Sơn Thanh lặng lẽ, Triệu Ý lắng nghe tiếng thở của anh, cảm nhận vùng bụng phập phồng nhẹ nhàng thong thả theo quy luật.

Lên rồi xuống, lên rồi xuống, lên rồi xuống...

"Vậy hắn sẽ như thế nào?"

Triệu Ý chợt mở bừng đôi mắt sắp sửa díp lại, cả tay lẫn chân chống dậy khỏi người Kỷ Sơn Thanh, một đôi mắt trong sáng lấp lánh xuất hiện trong tầm nhìn, đôi mắt ấy rực sáng nhìn thẳng vào Kỷ Sơn Thanh.

"Anh nói gì?"

Kỷ Sơn Thanh tránh ánh nhìn ấy đi, cụp mắt xuống, nhắc lại một lần nữa: "Nếu không giống như anh thì hắn sẽ làm gì?"

Thình thịch, là nhịp đập mạnh mẽ của trái tim.

Triệu Ý có thể nghe được tiếng động ấy, tiếng trái tim mình như sắp sửa nhảy tung ra khỏi lồng ngực.

Nhưng cậu nhanh chóng bình tĩnh lại, cậu biết bây giờ dẫu có đáp lại Kỷ Sơn Thanh bằng một câu giả dối thì anh cũng sẽ tin là thật, kể cả không tin thì cũng sẽ cân nhắc.

Nhưng Triệu Ý không thể, cậu không quen biết Tiết Trường Phong, cậu không thể cho anh một đáp án.

"Vậy anh cảm thấy anh ấy sẽ làm gì? Anh Sơn, đó là huấn luyện viên của anh, là đồng chí của anh, anh phải biết rõ người đó sẽ làm được gì hơn là em. Nhưng tóm lại, nhất định không giống như anh, chẳng động tay vào chuyện gì cả."


"..." Trong đôi mắt sâu thẳm của Kỷ Sơn Thanh thoáng qua vẻ mờ mịt, anh khẽ hỏi như chẳng xác định được: "Thật ư?"

Triệu Ý đưa tay ôm lấy khuôn mặt của Kỷ Sơn Thanh, khiến anh phải ngẩng lên nhìn mình.

"Anh Sơn, nếu anh không biết nên làm gì thì hãy để em dạy anh nhé, được chứ?" Tay Triệu Ý nhẹ nhàng mơn trớn khuôn mặt anh: "Có rất nhiều thứ không phải ai sinh ra cũng biết, giống như Triệu Ý trời sinh không biết thích là gì, giống như Kỷ Sơn Thanh trời sinh không biết cái gì là buông bỏ. Bởi vì không biết nên chúng ta sẽ dùng cách thức khác nhau để dày vò chính mình, cứ ngỡ rằng làm thế là có thể tạo dựng nên sự cân bình giả tưởng, cứ ngỡ rằng bản thân không có ước vọng được giải thoát. Nhưng anh Sơn, em cảm ơn ân tình của anh đã dạy cho em biết cảm giác khi yêu một ai đó là như thế nào. Em rất hạnh phúc khi gặp được anh, người đã kéo em từ trong thế giới giá lạnh đờ đẫn ra ngoài rồi ngã vào lồng ngực của anh. Anh đã dạy em biết yêu, vậy thì bây giờ, hãy để em dạy anh."

Kỷ Sơn Thanh nhìn cậu, rèm mi khẽ run rẩy.

Anh vẫn luôn biết Triệu Ý yêu anh, dù cho Triệu Ý chưa từng thổ lộ. Kỷ Sơn Thanh cho rằng mình biết là được, không cần Triệu Ý phải bày tỏ, anh cho rằng mình không có ước nguyện ấy.

Nhưng khi Triệu Ý thốt lên những lời lẽ ấy, Kỷ Sơn Thanh chợt cảm thấy trái tim mình như đã ngừng đập trong chớp nhoáng, chết chìm trong bể tình Triệu Ý tạo ra trong khoảnh khắc này.

Anh cọ mặt vào lòng bàn tay Triệu Ý, rồi hốt nhiên bật cười thành tiếng: "Rốt cuộc là em đang thừa cơ để bày tỏ hay là đang khuyên lơn anh đấy hả?"

Triệu Ý ngả người lại gần hôn anh: "Thừa cơ bày tỏ."

Mùi rượu trên người họ quyện chặt vào nhau, không khí cũng dần trở nên nồng nã.

Men say trong người bắt đầu sục sôi, đốt cháy lý trí con người

Ngay khi toàn bộ lý trí sụp đổ, dục vọng được thời buông thả hết mực, xông xáo, ngang ngược phóng túng điên cuồng.

Dục vọng là gì?

Là thở dốc, là sức nóng, là ướt át, là khoái cảm tột đỉnh, là lửa cháy sạch tâm trí và giọt mồ hôi rịn ra từ lỗ chân lông, là khi không khí lạnh lẽo cũng chẳng tài nào xoa dịu nổi những rung động mãnh liệt.

Mồ hôi đọng lại thành giọt nơi khuôn cằm của Kỷ Sơn Thanh, nhỏ xuống khóe mắt Triệu Ý. Triệu Ý chớp chớp mắt, tiếng thở dốc nặng nề tràn ra miệng, giọng nói đứt quãng: "Chỉ có... Vào lúc này... Anh mới... Thành thật nhất... ưm..."

Triệu Ý giơ tay chạm vào khóe mắt Kỷ Sơn Thanh: "Anh vốn dĩ... Không thể rời xa em..."


Kỷ Sơn Thanh bắt lấy tay Triệu Ý, đưa lên môi day cắn như đang hả giận, một tay khác siết lấy eo Triệu Ý hơi nâng lên.

Anh không hề hé môi, chỉ cặm cụi cày cấy.

Triệu Ý bỗng ngửa đầu ra, nhịp thở lại dồn dập hơn mấy phần.

"Mẹ nhà anh... Chậm... Chậm một chút!"

Kỷ Sơn Thanh: "Còn thích lảm nhảm nữa không?"

Triệu Ý: "..."

——

Qua tết, Triệu Ý lại bắt đầu bận bịu, giai đoạn đầu tiên của công trình xây dựng trường học cơ bản đã hoàn thành, Triệu Ý tính thử, qua đợt nghỉ hè năm nay sẽ chính thức khai trường nhập học, thế nên công việc tuyển sinh phải bắt đầu đăng lên báo ngay. Chứ chẳng lẽ mở trường mở lớp, thầy cô có đủ mà chỉ thưa thớt được mấy em học sinh.

Công cuộc tuyển sinh cũng chẳng dễ dàng gì, trước nhất phải thuyết phục được các bậc phụ huynh trong thôn đã.

Thế là Triệu Ý bèn mời một diễn thuyết gia giáo dục nổi tiếng về thôn tọa đàm hai buổi, chở thêm hai xe lớn gồm cơ man là nồi niêu xoong chảo xem như món quà nhỏ, dựng một cái bục ở trường Khai Hóa, xong xuôi cậu mướn người phát tờ rơi trong thôn, trên ấy viết: "Tám giờ ngày mồng sáu tháng một, ở sân trường tiểu học Khai Hóa sẽ diễn ra buổi tuyên truyền công ích, người tham dự sẽ được tặng vật phẩm."

Giấy mời được gửi đi là vào mồng ba, đến ngày mồng sáu, người trong thôn gần như đã đến đủ.

Họ đến cũng chỉ vì mấy thứ kia thôi.

Sáng hôm đó Triệu Ý cũng đến, cậu khoác một cái áo bông to sụ, lấy một cái ghế đẩu nhỏ đặt xuống bãi đất trống ngồi nghe diễn thuyết gia giao lưu.

Tiết trời lạnh cắt da cắt thịt, thế nhưng nhà diễn thuyết lại nói cực kỳ hăng say. Bài giảng cũng không có gì chuyên sâu mà chỉ là câu chuyện về một người thành công nọ, nhận được sự giáo dục tốt, lên đại học, kiếm nhiều tiền.

Khá là đúng trọng tâm.

Đúng là dân chuyên, dông dài mãi cũng chỉ có mấy cái khuôn sáo ấy, cái kiểu thuyết giảng ấy hồi còn học cấp 2, Triệu Ý đã được nghe cả chục lần mỗi lúc nhà trường động viên cổ vũ học sinh, chẳng có gì mới mẻ cả. Cậu nghe một lúc là nhíu mày, cảm thấy chưa hài lòng lắm, cậu thấy nhà diễn thuyết kia thổi phồng hơi quá, đang tính khi nào ông ta xuống bục sẽ đến trao đổi một chút để đổi dàn ý, đổi cách giải thích sao cho đi thẳng vào lòng người, nghe có vẻ chân thật hơn mới được.

Nhưng khi buổi tọa đàm kết thúc, cả hội cô bác chú dì có con trẻ trong thôn đều chạy rầm rầm đến ghi tên cho thằng cu con bẹp trong nhà, có người phụ nữ mặt mày bừng sáng như tiêm máu gà vậy, nom có vẻ là đinh ninh rằng chỉ cần hôm nay ghi danh cho con mình vào trường của Triệu Ý thì sau này, con bà sẽ có thể trở thành ông Mã thứ hai.

(ông Mã ở đây là Jack Ma đó)


Triệu Ý: "..."

Sau hai buổi diễn giảng đó, những đứa trẻ có thể đi học của thôn Thạch gần như đã đến đông đủ, thậm chí có một vài thanh niên tuổi đôi mươi cũng ghi danh.

Triệu Ý mừng lắm, đương nhiên là không từ chối, chỉ cần muốn đi học thì đừng nói hai mươi tuổi, ba mươi cậu cũng nhận.

Mà cậu không ngờ đến thật, bài diễn giảng sáo rỗng như thế mà cũng có thể nhận được phản ứng nhiệt liệt đến mức này.

Đúng là giống y như... hiện trường kinh doanh đa cấp vậy.

Tóm lại, dù cho người ta diễn giảng tầm phào ra sao, giả tạo hay chân thật thì nó vẫn đem lại hiệu quả tốt, Triệu Ý phục lăn.

Nhà diễn thuyết kia họ Hồ, Triệu Ý gọi người đó là thầy Hồ, đến khi ông ấy diễn giảng xong, xuống dưới sân khấu uống nước thì Triệu Ý lập tức tiến đến cảm ơn ông: "Thầy Hồ nói hay lắm, thôn này nhà ai có con có cái gần như đều bị thầy thuyết phục hết."

Thầy Hồ khoát tay, nuốt ngụm nước trong miệng rồi mới cười giỡn Triệu Ý: "Có phải công lao của tôi đâu mà? Họ nào bị tôi thuyết phục, cái khiến họ rung rinh là ngôi trường tư này của cậu không thu học phí đấy. Dễ mà cậu thu có mười đồng học phí thì đến tận một nửa dân chỗ đây phải im thít rồi. Nếu cậu thu hai mươi đồng thì tám mươi phần trăm là lặng lẽ. Cậu thu một trăm đồng ấy à, hơ, có mà cả hội nín thinh."

Triệu Ý nói: "Nếu không có thầy giỏi tuyên truyền thì dù ngôi trường này của tôi có tiêu tiền mời người đến học cũng chưa chắc có người dám theo."

Trời phú ông Hồ cho một khuôn mặt khôn khéo, ai ông cũng cười với được, lời ông này nói ra thì mười câu chỉ nghe được một. Nhưng ngày hôm nay ông lại sẵn lòng nói một câu chân thật ấy, ông hỏi: "Cậu xây ngôi trường này, dốc hết công sức mà chẳng nhận được một lời cảm ơn, đáng ư?"

Triệu Ý lại chẳng chân thành gì với ông ta, chỉ cười nói: "Lòng tôi thiện."

Ông Hồ rất nể mặt cười ha hả.

Buổi tối, Triệu Ý mời ông ta lên thị trấn ăn một bữa cơm rồi tiễn người đi.

Lúc sắp đi, ông Hồ nói với Triệu Ý câu thật lòng thứ hai: "Tôi cũng xem như là kẻ nhiều năm vào Nam ra Bắc, nhân kỳ dị sĩ gì cũng từng gặp, là người hay quỷ cũng có thể nhìn ra được một hai. Nhưng tôi thấy cậu Triệu đây quả là độc nhất, trường học của cậu Triệu cũng là thứ có một không hai."

Ông Hồ thản nhiên nói, ông đã đến rất nhiều ngôi trường nhưng chưa từng thấy cơ sở tư lập nào lại không thu học phí. Ông cũng từng diễn giảng rất nhiều lần nhưng chỉ có lần này là thành công nhất.

Dẫu thành công ấy không có sự góp tay của ông.

Triệu Ý đánh xe trở về, xe còn chưa chạy tới tận cổng nhà thầy hiệu trưởng thì đèn xe đã chiếu đến nơi, bóng hình đứng tựa trước cửa bị chói đèn phải nheo nheo mắt lại, khuôn miệng đang phun mây nhả khói lửng lơ từng luồng. Anh lấy điếu thuốc ra khỏi miệng, trông thấy chiếc xe này thì cả cười.

Triệu Ý nghĩ, thứ cậu muốn chỉ là người này mà thôi.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương