Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo
-
28: Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 1
«☸ PHẨM 1: VÔ THƯỜNG☸ PHẨM 2: ÁI DỤC☸ PHẨM 3: THAM DỤC☸ PHẨM 4: BUÔNG LUNG☸ PHẨM 5: YÊU THƯƠNG☸ PHẨM 6: TRÌ GIỚI☸ PHẨM 7: TU THIỆN☸ PHẨM 8: LỜI NÓI☸ PHẨM 9: HÀNH NGHIỆP☸ PHẨM 10: CHÍNH TÍN☸ PHẨM 11: ĐẠO NHÂNKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 1☸ PHẨM 1: VÔ THƯỜNG[1]Khéo giác ngộ phiền nãoNên khởi lòng hoan hỷNay nghe Ta soạn tậpPháp tụng Phật tuyên nói[2]Như thế Phật Thế TônBậc thầy Nhất Thiết TríTừ bi vì hữu tìnhRộng nói lời chân thật[3]Tất cả hành vô thườngĐều là pháp hưng suyCó sinh ắt phải tửTịch diệt an vui nhất[4]Như khi đuốc bốc cháySoi sáng nơi tăm tốiĐuốc tuệ không thắp sángLuôn bị phiền não che[5]Thân người như vật chứaPhân tán khắp các nơiXương màu như bồ câuHãy nhìn có gì vui?[6]Ví như ở đầu đêmThần thức vào thai mẹNgày ngày muôn biến đổiĐã qua không trở lại[7]Sáng sớm thấy việc tốtTối đến chẳng thấy nữaHôm qua còn thấy họChiều nay biết còn không[8]Vinh hoa cháy hừng hựcVô thường đến bất chợtChẳng kể sang với hènLuôn bị tử thần rượt[9]Hoặc chết trong thai mẹHoặc chết lúc chào đờiCường tráng cũng chẳng thoátGià nua cam tâm thọ[10]Dẫu già hay trẻ thơCùng với người trung niênLuôn bị chết đến nhiễuLàm sao chẳng kinh sợ?[11]Mạng như quả tự chínLuôn sợ bị rụng xuốngCó sinh ắt phải chếtAi nào thoát miễn đâu?[12]Ví như người thợ gốmTrộn đất nắn làm đồChúng thảy rồi vỡ nátMạng sống cũng như vậy[13]Như người khảy đàn cầmVang ra muôn diệu âmDây đứt im bặt tiếngMạng sống cũng như vậy[14]Ví như kẻ tử tùSiết lôi đến đô thịVùng vẫy liền bị giếtMạng sống cũng như vậy[15]Như nước sông chảy xiếtTrôi xuôi chẳng ngược dòngĐời người cũng như thếQua rồi không trở lại[16]Các hoạn tụ làm thânSinh ra lắm khổ nãoĐời người cũng như thếGià chết luôn chực chờ[17]Bỏ ra bao công sứcSuốt đời mới đạt đượcNhư gậy đánh trên nướcTạm hé rồi khép lại[18]Như người cầm roi trôngChăn bò cho ăn cỏGià chết cũng như thếNuôi lớn rồi cướp đi[19]Phàm ai muốn lập đứcNgày đêm chớ buông lungĐã được làm thân ngườiNhất tâm nghĩ vô thường[20]Đêm dài ai mất ngủĐường dài ai mệt mỏiNgu mê luân hồi mãiChẳng biết Phật Chính Pháp[21]Có tiền có con cáiKẻ ngu mãi lo toanCả ta chẳng phải taHuống nữa tiền và con?[22]Trăm nghìn chẳng được mộtHào quý bất cứ aiTích trữ chứa tài sảnKhông gì chẳng suy tàn[23]Giàu không phải thánh tàiLuôn bị vô thường truyVí như kẻ mù lòaChẳng thể tự quán sát[24]Tụ hội rồi ly tanCao vót sẽ phải rơiHễ sinh đều phải chếtHữu tình cũng như thế[25]Làm ác đọa địa ngụcLàm thiện sinh lên trờiNếu ai khéo tu thiệnLậu tận đắc tịch diệt[26]Chư Phật cùng Bồ-tátDuyên Giác và Thanh VănCòn xả thân hữu viHuống chi các hữu tình[27]Vào biển trú hư khôngDẫu vào tận hang núiChẳng có một nơi nàoThoát miễn khỏi phải chết[28]Dẫu là đời hiện tạiQuá khứ cùng vị laiTất cả pháp hữu viCuối cùng đều tận diệt[29]Người trí lìa trói buộcChính niệm luôn quán sátTư duy Đạo vô lậuĐó là bậc chân trí[30]Tù nhân bị siết tróiMuốn thoát nhưng vô íchCũng như cỗ xe cũKhông lâu sẽ mục nát[31]Sắc mạo thành già nuaTham luyến ngục gia đìnhChẳng hay cái chết đếnKẻ ngu nào hiểu thấu[32]Dẫu sống đến trăm tuổiCũng bị chết bám theoGià bệnh mãi áp bứcHoạn nạn đến đời sau[33]Già suy quấn siết thânNgày đêm chịu lắm khổĐắng cay có nghìn thứNhư cá vào tro lửa[34]Dòng sông chẳng tạm đìnhChảy xiết không trở lạiDẫu yêu thân mủ dơNhưng nó chẳng ở mãi[35]Bốn đại tụ làm thânVô thường chẳng dài lâuKhi đất phân rã nóThức lìa còn dùng chi?[36]Thân này lắm phiền nãoMủ dơ luôn bệnh hoạnNgu mê yêu giữ mãiMà chẳng cầu tịch diệt[37]Năm này tuy còn đóĐông hạ chẳng dừng lâuPhàm phu tham dục lạcTrong đó chẳng kinh sợ[38]Cha mẹ cùng anh emVợ con và quyến thuộcVô thường đến dắt điKhông ai có thể cứu[39]Như thế các hữu tìnhĐộng niệm tham vinh hoaVô thường già bệnh siếtChẳng hiểu sinh khổ não[40]Cạo tóc làm Bhikṣu [bíc su]Hãy nên tu Chỉ QuánMa vương chẳng thể dòLiễu sinh qua bờ kia☸ PHẨM 2: ÁI DỤC[1]Nguồn gốc của tham dụcLà do vọng tưởng sinhNếu tâm chẳng nghĩ tưởngÁi dục sẽ không sinh[2]Do dục sinh phiền nãoDo dục sinh sợ hãiLìa dục được giải thoátKhông sợ chẳng não phiền[3]Do ái sinh phiền nãoDo ái sinh sợ hãiLìa ái được giải thoátKhông sợ chẳng não phiền[4]Quả trước ngọt, sau đắngÁi dục cũng như thếSau chịu khổ địa ngụcNung nướng vô số kiếp[5]Ngu mê tham ái dụcThương luyến vợ với conTrói buộc bởi ái nhiễmKiên cố khó lìa xa[6]Thánh hiền lìa ái dụcTrang nghiêm hàng quyến thuộcRời xa vợ với conTâm định khéo lợi ích[7]Tham dục khó giải thoátLìa dục chân xuất giaKhông ham thọ khoái lạcBậc trí chẳng tham muốn[8]Người thế gian tham dụcMọi thứ chẳng tư duyNếu ai khéo điều phụcĐó mới là lìa dục[9]Nếu ai luôn tham dụcTrói buộc khó giải thoátDuy tuệ khéo phân biệtĐoạn phiền não chẳng sinh[10]Chính niệm luôn hưng khởiTịch tĩnh ác dễ trừTự chế bằng giới PhápKhông phạm thiện tăng trưởng[11]Ai luôn tham ái dụcSẽ cùng với kẻ nguNiệm định chẳng buông lungThứ tự được vô lậu[12]Một niệm tu Chỉ QuánKhéo lìa các tội cấuNgã mạn tự tiêu trừGiải thoát được an lạc[13]Nếu ai chẳng đoạn dụcNhư da chạm lửa cháyThiêu rụi chỉ một niệmThọ tội vô số kiếp[14]Bhikṣu phòng dục lạcBuông lung lắm ưu sầuNếu lìa xa ái dụcChính niệm thọ an vui[15]Không chán sao biết đủ?Không đủ sao có lạc?Không lạc sao có ái?Có ái sao có lạc?[16]Tịch tĩnh trí đầy đủTăng trưởng Đạo vô lậuTham ái không biết chánPhi pháp phải chết yểu[17]Thấy sắc tâm mê muộiVô thường không tư duyKẻ ngu cho tốt đẹpNào biết đó chẳng thật[18]Kẻ ngu trói bởi thamChẳng mong qua bờ kiaDo tham tài với áiHại người cũng hại mình[19]Vui sướng ở thế gianVui đó rất ít ỏiNếu so với trên trờiKém xa nghìn vạn lần[20]Núi non biến thành vàngNhiều như núi Thiết ViKhông thỏa kẻ tham lamChính giác mới hiểu thông[21]Khổ báo của thế gianĐều do bởi tham dụcNgười trí khéo điều phụcHãy nên học như thế☸ PHẨM 3: THAM DỤC[1]Tham lam khéo hiển hiệnHữu tình có nghi loNếu lại tăng ý thamTrói buộc càng kiên cố[2]Lìa tham khéo quán sátHết lo hết hoài nghiXả bỏ tham ái kiaSiết trói tự giải trừ[3]Lưới dục tự quấn lấyLọng ái tự phủ chePhóng túng siết ở ngụcNhư cá vào miệng rọGià chết luôn đến bứcNhư nghé thèm sữa mẹ[4]Ai buông lung tham dụcNhư vượn gặp cây quảÝ tham càng kiên cốĐi rồi lại quay về[5]Người bị ái thấm ướtTư tưởng càng lan xaÁi dục sâu không đáyGià chết chỉ tăng thêm[6]Tham dục sinh nói dốiTham dục sinh keo kiệtNếu dùng trí phân biệtChính quán được an vui[7]Do tham thọ sinh tửRong ruổi thích dục lạcChúng sinh không mắt tuệChẳng thể tự quán sát[8]Ngu mê chấp tham dụcTrầm luân sao biết rõ?Thoáng chốc mà tu hànhMa vương chẳng thể dò[9]Tham dục khó buông xảNhư nghé thương luyến mẹLìa tham thoát trầm luânLìa tham được giải thoát[10]Do tham tăng tranh cãiDo ái tăng hủy bángBhikṣu tu Chỉ QuánChứng đắc Đạo tịch diệt[11]Ý tham như ruộng tốtGặp gió mưa nhanh lớnTham ái nếu lìa xaPhiền não chẳng thể xâm[12]Tham dục nếu ít ỏiNhư nước rớt trên senPhiền não kia dễ trừMới xưng là bậc trí[13]Chặt cây không chặt rễDẫu chặt vẫn mọc lênĐoạn tham không tận gốcDẫu diệt vẫn còn sinh[14]Tham dục như trồng ruộngChăm bón trừ tập uếMầm ái nếu chẳng nhổQuả lành sẽ không bền[15]Tâm tham và tâm áiPhân biệt gốc chẳng haiLàm ác đều chịu khổSao tâm không sám hối?[16]Tính tham làm hạt giốngTính ái thọ bào thaiHữu tình nhớ chẳng ngừngĐến đi khó rời xa[17]Chư thiên và loài ngườiNương ái mà lưu trụÁi đến, siết trói theoMột niệm cũng chẳng dừngQua rồi sinh lo sầuVào ngục mới tự biết[18]Duyên ái chảy không dừngNăm căn lưới dục cheCành lá thêm đói khátÁi khổ luôn mãi tăng[19]Như tự làm mũi tênQuay lại hại thân họTên tâm cũng như thếTên ái hại hữu tình[20]Như thế ai khéo biếtÁi khổ cùng ba cõiVô dục không nghĩ tưởngBhikṣu vượt thế gian[21]Như thế ai khéo biếtÁi khổ cùng ba cõiVô dục không nghĩ tưởngBhikṣu ý chuyên niệm☸ PHẨM 4: BUÔNG LUNG[1]Giới là Đạo cam lộBuông lung là tử lộKhông tham sẽ bất tửMất Đạo sẽ tự diệt[2]Người trí hành thắng ĐạoVĩnh viễn chẳng buông lungHoan hỷ do không thamPháp lạc từ đây sinh[3]Tư duy luôn niệm ĐạoDũng mãnh tu chính hạnhTrượng phu vượt thế gianCát tường không gì hơn[4]Buông lung luôn tự cấmKhéo trừ làm thánh hiềnĐã thăng lầu trí tuệBỏ nguy liền được an[5]Người trí nhìn kẻ nguNhư núi so với đấtChính niệm lìa kiêu mạnBậc trí tu minh tuệ[6]Tinh tấn không buông lungChế phục tự điều tâmTrí tuệ sinh định minhHố thẳm chẳng còn rơi[7]Chính niệm luôn hưng khởiThanh tịnh ác dễ diệtY Pháp tự chế phụcKhông phạm tiếng thơm vang[8]Chuyên ý chớ buông lungHành trì giới của PhậtVĩnh không ưu sầu khổLoạn niệm tất dừng nghỉ[9]Không gần pháp hữu lậuKhông cùng với buông lungKhông trồng gốc tà kiếnKhông làm ác trên đời[10]Chính kiến tăng thượng ĐạoDùng trí quán thế gianTrải qua trăm nghìn đờiVĩnh không đọa địa ngục[11]Người buông lung tu tậpNhư kẻ ngu hội họpChính quán không tán loạnNhư tài chủ hộ báu[12]Chớ tham chớ đua tranhCũng đừng ham dục lạcTâm ý chẳng buông lungMới được an vui lớn[13]Tâm ý không phóng túngLậu tận được ý giảiMa thừa lúc buông lungNhư sư tử vồ nai[14]Buông lung có bốn việc:Vợ người thích xâm phạm,Gặp họa chẳng phúc lợi,Bị chê, dâm dục tăng[15]Không phúc lợi đọa ácSợ ác sợ chút lạcGian dâm luật trừng phạtKhi chết đọa địa ngục[16]Bổn tính không tự tạoSáu căn không tự làmChẳng lo con đường tàKẻ ngu dốc sức cầu[17]Người trí như đèn sángKẻ ngu nhờ đó thấyHọc rộng dẫn người đờiNhư sáng dẫn kẻ mù[18]Nếu việc làm chẳng lànhNhư kẻ không mắt kiaBước trên đường gian nanHiểm lộ đầy kinh hoàng[19]Pháp lành nếu tăng trưởngChúng ma không cơ hộiLậu tận chứng tịch diệtMới được quả chân thật[20]Pháp ác nếu tăng trưởngChúng ma luôn thừa cơĐánh mất Đạo tịch diệtThọ khổ vô cùng tận[21]Gọi là bậc trì PhápKhông phải đọc tụng nhiềuDẫu chỉ nghe ít thôiY Pháp thân hành trì[22]Dẫu tụng nhiều Kinh điểnBuông lung chẳng y PhápNhư kẻ đếm bò ngườiKhó được Quả Đạo Nhân[23]Nếu nghe ác mà nhẫnPhụng Pháp người tán dươngTiêu trừ tham sân siKia được Quả Đạo Nhân[24]Ngợi khen ai tinh cầnChê trách ai buông lungLuôn được phúc trời ngườiTối thượng thù thắng nhất[25]Nếu ai chẳng buông lungBậc trí luôn ngợi khenViệc làm thiện tăng trưởngKhéo sinh các Pháp lành[26]Nếu ai cứ buông lungViệc làm chẳng lợi íchSáu căn an bất độngMới gọi là bậc trí[27]Bhikṣu hãy cẩn thậnBuông lung lắm ưu phiềnKhéo thoát nạn bể sâuNhư voi ra khỏi bùn[28]Bhikṣu hãy cẩn thậnBuông lung lắm ưu phiềnRũ bỏ các pháp ácNhư gió thổi lá rơi[29]Bhikṣu hãy cẩn thậnBuông lung lắm ưu phiềnKết sử siết trói buộcNhư lửa đốt củi khô[30]Bhikṣu hãy cẩn thậnBuông lung lắm ưu phiềnHọc Pháp theo thứ tựTận trừ các kết sử[31]Bhikṣu hãy cẩn thậnBuông lung lắm ưu phiềnGiải nghĩa phân biệt câuTịch tĩnh mãi an bình[32]Bhikṣu hãy cẩn thậnBuông lung lắm ưu phiềnPhiền não nếu tiêu trừĐược tịch diệt an vui[33]Buông lung chẳng dấy khởiPháp lành hãy nên tuĐời này đến đời sauHành Pháp được an vui[34]Buông lung chẳng dấy khởiPhiền não tự điều phụcPháp lành siêng tu họcNhất định được tịch diệt[35]Buông lung mà tăng trưởngMột niệm chẳng tạm dừngMạng chung đọa địa ngụcMột niệm cũng chẳng dừng[36]Lãng quên và buông lungUy nghi cũng chẳng giữHam ngủ không tương ứngViệc ấy sẽ chướng ngại[37]Luôn tránh những điều xấuChẳng để chúng phá hoạiDo tâm luôn điều phụcTrần cấu được tiêu trừ[38]Bhikṣu hãy cẩn thậnTrì giới chớ phá hoạiTâm mình khéo thủ hộĐời này và đời sau[39]Bhikṣu chớ buông lungXuất gia vâng lời PhậtKhổ hạnh nhớ vô thườngNhư voi rời hồ sen[40]Y Pháp luật tạng nàyChẳng để tâm buông lungTiêu diệt vòng sinh tửKhổ não vĩnh dứt trừ☸ PHẨM 5: YÊU THƯƠNG[1]Yêu thương sinh âu loYêu thương sinh sợ hãiYêu thương nếu chẳng cóLo sợ làm sao sinh?[2]Do ái sinh âu loDo ái sinh sợ hãiNiệm ái nếu lìa xaLiền bỏ ý cuồng mê[3]Phàm phu luôn ưu sầuCuộc đời lắm đắng cayĐều do niệm ái ânVô niệm sẽ chẳng lo[4]Cho nên chớ khởi niệmBởi niệm tăng thêm ácSiết buộc ai đã trừVô niệm niệm chẳng sinh[5]Chính niệm vì phương tiệnPhi nghĩa không hiển quyềnQuyền tuệ vào đại nghĩaTự thành đệ nhất tôn[6]Không nên vướng yêu thươngCũng đừng có oán ghétThương chẳng gặp thì loGhét thấy nhau lại sầuỞ trong nỗi sầu loTiêu diệt các căn lành[7]Niệm ái đến đời sauBạn bè và thân quyếnĐêm dài sầu lo nghĩBiệt ly khổ lắm thay[8]Nhớ tưởng hình sắc đẹpChư thiên sống cõi kiaVui sướng rồi cũng hếtLại bị tử thần truy[9]Nếu ai ngày lẫn đêmTiêu diệt niệm ái sắcTự nhổ tận gốc sâuKhông đi con đường chết[10]Bất thiện bảo rằng thiệnÁi dục bảo chẳng áiNếu ai chấp trước sắcHọ bị buông lung sai[11]Ai nghĩ về dục lạcNhưng không muốn cùng ácĐiều ấy khó đạt đượcDục lạc là gốc ác[12]Ai muốn hộ ý niệmKhéo nên tự thủ hộVí như giữ thành lũyHào sâu tường kiên cố[13]Ai muốn hộ ý niệmẨn tàng vẫn kiên cốVí như phòng vệ thànhTrong ngoài đều kiên cố[14]Hãy tự khéo phòng hộVề sau khỏi hối tiếcXao lãng sinh ưu sầuThoáng chốc đọa địa ngục[15]Đi tìm khắp mọi nơiKhông có một ai nàoKhông thương bản thân họXem mình như mạng họBởi thế chớ hại người[16]Tất cả đều sợ chếtChẳng ai không sợ đauLấy mình làm thí dụChớ đánh chớ giết hại[17]Như người đi rất lâuTừ xa về bình anQuyến thuộc ra chào đónNiềm nở mừng trở về[18]Ai khéo tu phúc đứcTừ đây đến nơi kiaTự mình thọ phúc lạcNhư quyến thuộc đến mừng[19]Tu tập theo Thánh giáoNgăn trừ điều bất thiệnKính mến ai gần ĐạoChớ thân ai xa Đạo[20]Chính Đạo gần với xaChỗ trụ có khác nhauGần Đạo sinh lên trờiXa Đạo đọa địa ngục[21]Trì Pháp, giới thành tựuThành tín thích tu tậpAi khéo tự giữ giớiĐược người kính mến thương[22]Sở dĩ người kính mếnĐều do bởi việc lànhĐời này được tiếng thơmĐời sau sinh lên trời[23]Giáo Pháp luôn phụng trìĐình chỉ việc phi phápNgười thiện hãy nhớ đếnKẻ ác phải tránh xa[24]Người thiện và kẻ ácCả hai có gì khác?Người thiện sinh lên trờiKẻ ác đọa địa ngục☸ PHẨM 6: TRÌ GIỚI[1]Bậc trí khéo hộ giớiSẽ được ba phúc báoLợi lành tiếng thơm vangMạng chung sinh lên trời[2]Nên thấy người trì giớiHộ giới trí tuệ sinhThành tựu chính tri kiếnHọ được an vui lành[3]Trì giới được an lạcKhiến thân chẳng não phiềnĐêm nằm điềm tĩnh yênThức dậy thường an vui[4]Giới luôn mang an vuiGiữ giới sẽ bình anTuệ minh người quý nhấtPhúc đức chẳng thể cướp[5]Điều gì là cực thiện?Tu gì được an lạc?Thứ gì trân quý nhất?Cái gì chẳng thể đoạt?[6]Giới hạnh là cực thiệnTrì giới được an lạcTrí tuệ trân quý nhấtPhúc đức chẳng thể đoạt[7]Giữ giới hành bố thíTu phúc tích phúc điềnTừ đó qua bờ kiaThường đến nơi an vui[8]Bhikṣu lập giới đứcThủ hộ nhiếp các cănĂn uống biết chừng mựcNgủ thức ý tương ứng[9]Tâm ý luôn tỉnh giácSáng tối siêng tu họcLậu tận ý giải thoátSẽ đắc Đạo tịch diệt[10]Người trí giữ giới cấmChuyên tâm tu trí tuệBhikṣu không nhiệt nãoTrừ sạch mọi khổ đau[11]Dùng giới hàng phục tâmThủ hộ chính định ýNhất tâm tu Chỉ QuánKhông quên là chính trí[12]Trừ sạch các tội cấuNhổ tận chớ sinh nghiTrọn đời cầu giới PhápThánh niệm chớ lìa xa[13]Giới định tuệ giải thoátPhải nên khéo quán sátTrần cấu đều đã lìaDiệt trừ họa ba cõi[14]Giải thoát mọi ràng buộcSi mê diệt trừ sạchVượt khỏi các cảnh maChiếu sáng như mặt trời[15]Ngã mạn với cuồng mêBhikṣu phải xa lánhTu hành giới định tuệTinh cần chớ lìa xa[16]Đã chẳng tự buông lungHữu lậu chớ nhớ nghĩCho nên xả uẩn cáiNhư thế không chướng ngại[17]Bhikṣu giữ giới cấmAi luôn học như thếTiến thẳng vào tịch diệtNhanh được tâm thanh tịnh[18]Hoa hương chẳng ngược gióPhù dung với hương đànĐức hương ngược làn gióHiền đức hương tỏa khắp[19]Hương mộc và hương đànCùng hương hoa sen xanhTuy ngửi thật ngát thơmKhông bằng giới đức hương[20]Nếu ai siêng trì giớiThanh tịnh chẳng buông lungChính trí được giải thoátĐó là nơi an vui[21]Đạo này là tối thượngThiền định trừ tà maKhó lường hiền thánh đứcThông đạt Tám Chính Đạo☸ PHẨM 7: TU THIỆN[1]Diệt trừ thân làm ácChính hạnh tự gìn giữThân nghiệp ai thủ hộThân luôn tu việc lành[2]Diệt trừ lời xấu ácChính ngữ tự gìn giữNgữ nghiệp ai thủ hộMiệng luôn nói lời êm[3]Diệt trừ ý nghĩ ácChính niệm tự gìn giữÝ nghiệp ai thủ hộTâm luôn nhớ niệm lành[4]Trừ bỏ ác của thânTrừ bỏ ác của ngữCũng trừ ác của ýVà các pháp xấu ác[5]Thân luôn làm việc lànhNgữ luôn nói lời lànhÝ luôn nhớ niệm lànhVô dục sạch các lậu[6]Thân luôn làm việc lànhNgữ ý nghiệp cũng thếĐời này và đời sauMãi sinh ở chốn lành[7]Lòng từ không giết hạiThân nghiệp luôn khéo nhiếpĐó là chốn bất tửNơi đến chẳng hoạn nạn[8]Lòng từ không giết hạiGìn giữ ngữ ý nghiệpĐó là chốn bất tửNơi đến chẳng hoạn nạn[9]Thuở xưa thân tạo ácHãy nên tự hối hậnNay thân không buông lungTrí sinh tội diệt trừ[10]Thuở xưa ngữ tạo ácHãy nên tự hối hậnNay nếu không nói dốiTrí sinh tội diệt trừ[11]Thuở xưa ý tạo ácHãy nên tự hối hậnNay ý luôn thanh tịnhTrí sinh tội diệt trừ[12]Cẩn thận gìn giữ thânCẩn thận gìn giữ ngữCẩn thận gìn giữ ýTất cả kết cũng vậyĐó là chốn bất tửNơi đến chẳng hoạn nạn[13]Lành thay khéo hộ thânLành thay khéo hộ ngữLành thay khéo hộ ýLành thay hộ tất cảBhikṣu hộ tất cảKhéo trừ mọi khổ não[14]Hộ ngữ ý thanh tịnhThân mãi không làm ácKhéo tịnh ba nghiệp nàyLà Đạo Đại Tiên nói☸ PHẨM 8: LỜI NÓI[1]Nói dối gần địa ngụcĐã làm mà nói khôngHai tội, sau đều thọNghiệp đó tự lôi đi[2]Lòng ác ai luôn giữNhư rìu ở trong miệngCho nên tự trảm thânDo bởi nói lời ác[3]Thuyết Pháp làm người vuiLời nói vô lượng nghĩaDẫu ta bị uất nhụcKhông thẹn nghi thức này[4]Khen ác ca việc xấuCả hai đều xấu ácMiệng lưỡi ưa tranh đấuVề sau tất chẳng an[5]Tranh giành đoạt chút lợiNhư mất tài bảo giấuTừ đó sinh tranh đấuKhiến tâm hướng đường ác[6]Thánh hiền ai phỉ bángNgữ ý thốt nguyện ácSẽ đọa ngục lạnh buốtĐến mãi trăm nghìn đời[7]Vô đạo đọa đường ácTự tăng địa ngục khổLìa si tu nhẫn ýChính niệm tức không phạm[8]Nếu cậy nội bảo tạngNương hiền thánh sinh sốngKẻ ngu đọa đường ácDo bởi tạo tà kiến[9]Nay mất hội Pháp lànhDẫu lập thệ nguyện cầuVĩnh không thấy Bốn ĐếHuống nữa thấy cứu cánh[10]Trúc lau sinh quả khôTrở lại hại thân nóLời nói hãy tốt lànhĐừng nói lời ác ôn[11]Làm lành được giải thoátLàm ác bị trói buộcHiểu suốt làm thánh hiềnĐó là thoát não phiềnThánh hiền hiểu chẳng giốngNhư kẻ ngu được hiểu[12]Bhikṣu thu nhiếp ýLời nói không vội vãNghĩa lý hợp như PhápLời ấy ngọt dịu êm[13]Lời chính giáo đứng đầuLời Pháp nghĩa là haiLời từ ái là baLời thành tín là bốn[14]Lời nói ai khéo dùngHọ tất không chiêu hoạnCũng chẳng xung khắc ngườiĐây là lời thiện xảo[15]Lời nói hợp với ýCũng làm người hoan hỷĐừng khiến tâm hướng ácLời nói người tin vui[16]Chí thành giảng cam lộNhư Pháp chẳng lỗi lầmLời nói hợp Pháp nghĩaLà gần gốc của Đạo[17]Ai giảng như Phật dạyCát tường được diệt độTất khéo đoạn phiền nãoĐó là lời tối thượng☸ PHẨM 9: HÀNH NGHIỆP[1]Nên lìa xa một phápĐó là người nói dốiKhông ác gì chẳng làmĐời sau khổ chẳng tha[2]Thà nuốt viên sắt nóngKhát uống nước đồng sôiKhông lấy thân phạm giớiThọ nhận đồ cúng dường[3]Kẻ phạm giới buông lungNhư miếng thịt trên đờiChẳng sợ tội, chẳng thẹnSau chịu khổ địa ngục[4]Nếu ai sợ khổ báoCũng chẳng thích chịu khổChớ tạo những việc ácKhiến sau phải hối tiếc[5]Ưa thích làm việc ácTự làm bảo người làmKhổ báo chẳng thoát miễnMuốn trốn có ích gì?[6]Trên trời dưới biển sâuẨn náu núi đá caoChẳng có một nơi nàoThoát khỏi nghiệp ác xưa[7]Chúng sinh chịu khổ nãoGià chết không thoát miễnChỉ có bậc thượng tríVô niệm đoạn ác tà[8]Nói dối tham hối lộViệc làm không chân chínhVu khống người lương thiệnPhạt oan bậc thiện sĩTội siết những kẻ đóTự lọt hố hiểm sâu[9]Việc làm của phàm phuBất luận tốt hay xấuThảy đều vì bản thânQuả báo luôn ứng theo[10]Di chuyển uốn thân hìnhDuy bóng luôn theo thânHoặc đi hoặc đứng dậyHình bóng chẳng lìa xaKhông chỉ bóng theo hìnhHình cũng tự theo bóngDo làm việc lành dữVĩnh không lìa khỏi thân[11]Tham dục ăn vị độcChẳng nghe lời dạy bảoBị độc gây tổn hạiSau mới tự tỏ ngộ[12]Kẻ ngu chẳng hiểu rõLàm ác chẳng nghe dạyKhi chịu khổ địa ngụcSau mới nhớ lời khuyên[13]Vui cười làm việc ácĐã tạo thân chịu lấyGào khóc thọ tội báoTùy nghiệp tội đến vây[14]Ác báo không vội đếnVí như vắt sữa bòNghiệp tội tại âm gianNhư lửa dưới tro tàn[15]Ác báo chẳng liền đếnNhư mũi kiếm bén kiaChẳng lo ở đời sauSẽ chịu lấy khổ báo[16]Làm ác ác trói buộcLàm ác chẳng tỉnh ngộCực ác biết ác đếnThọ ác của gốc ác[17]Như sắt bị rỉ sétTrở lại ăn thân nóÁc sinh từ nơi tâmTrở lại hủy thân đó☸ PHẨM 10: CHÍNH TÍN[1]Tín giới tàm quý tàiLà Pháp thánh hiền khenĐạo này bậc trí giảngGiúp người sinh lên trời[2]Kẻ ngu chẳng tu thiệnBố thí cũng chẳng khenChính trực tùy hỷ thíĐời sau được an vui[3]Tín tâm trưởng dưỡng ĐạoNiệm Pháp trụ an lạcAi gần đắc thượng tríTrường thọ giữa thánh hiền[4]Nghiệp gì là cao quý?Tu gì được an lạc?Pháp gì được giải thoát?Thọ gì là tối thượng?[5]Tín tâm trưởng dưỡng ĐạoNiệm Pháp trụ an lạcChân thật đắc thượng tríTrường thọ giữa thánh hiền[6]Tín tâm mới đắc ĐạoTự chứng Pháp diệt độĐắc tuệ do khéo ngheCởi bỏ mọi buộc ràng[7]Tín tâm và giới PhápTuệ ý khéo tu hànhTrượng phu đoạn phiền nãoNhân đó thoát luân hồi[8]Tín khiến giới thành tựuCũng được thọ và tuệNơi nơi khéo hành ĐạoChốn chốn người cúng dường[9]Thí với đấu tương tranhNghiệp này trí chẳng ởKhi thí chẳng khi đấuNhanh thí sao do dự?[10]So sánh lợi xuất thếTín tuệ là trí mẫuTài này cao quý thượngGia sản vốn chẳng thường[11]Muốn thấy chư thánh hiềnThích nghe giáo Pháp mầuKhéo xả tâm cấu trượcĐó mới là tin sâu[12]Có tín mới vượt sôngPhúc ấy khó xâm đoạtGiặc cướp khéo ngăn trừNhàn tĩnh Đạo Nhân lạc[13]Đạo Nhân luôn đến đâyNgười trí thấy vui mừngVà những ai tin sâuNghe Pháp sinh hoan hỷ[14]Nếu ai ôm áo nãoMong người dâng y thựcKẻ đó ngủ đêm ngàyChẳng thể nhập chính định[15]Nếu ai muốn đoạn dụcNhư chặt đứt cây cọNgười kia ngày lẫn đêmTất sẽ nhập chính định[16]Bất tín chẳng tu hànhLời thật ưa bác bỏNhư vụng về múc nướcKhuấy suối nổi bùn dơ[17]Bậc trí tu tín tuệKhát ngưỡng Đạo thanh caoNhư khéo múc nước suốiNhẹ nhàng chẳng khuấy tung[18]Tín tuệ không nhiễm ácChỉ gần bậc hiền minhĐiều hay nên học hỏiViệc xấu phải lánh xa[19]Kính tin không tham dụcTịch tĩnh tự tư duyLìa xa kẻ bất tínTín tâm nên hành trì❖Vô Thường, Ái Dục, với Tham DụcBuông Lung, Yêu Thương, và Trì GiớiTu Thiện, Lời Nói, cùng Hành NghiệpCộng chung Chính Tín là mười phẩm☸ PHẨM 11: ĐẠO NHÂN[1]Trừ lậu hàng phục ngườiLìa dục là tịnh hạnhChẳng phạm giới của PhậtKhông nguyện gì chẳng thành[2]Tu hành nếu chểnh mảngLàm thiện với bất thiệnTịnh hạnh chẳng thanh tịnhKhông được quả báo lớn[3]Tất cả nghiệp chểnh mảngTrừ sạch ý hạ liệtTu tập hạnh thanh tịnhĐắc Quả liễu sinh tử[4]Ví như cầm kiếm bénCầm lơi sẽ cắt tayĐạo Nhân không giữ giớiĐịa ngục siết lôi đi[5]Ví như cầm kiếm bénCầm chặt không cắt tayĐạo Nhân giữ giới cấmSắp đến Đạo tịch diệt[6]Không hiểu tức chẳng liễuĐạo Nhân trí kém cỏiTư tưởng lắm nhiễu loạnKẻ ngu tới khổ não[7]Đạo Nhân tu Pháp gì?Nếu ý không chế phụcTừng bước nhiễm trần laoChỉ chạy theo tư tưởng[8]Tu khó bỏ ác khóTại gia sống cũng khóHợp hội đồng lợi khóKhó nhất vượt ba cõi[9]Pháp y khoác trên vaiLàm ác chẳng ngừng nghỉAi luôn làm điều ácKhi chết đọa địa ngục[10]Sợ tội luôn kinh hãiGiả danh làm Đạo NhânPháp y khoác lên thânNhư cắt vỏ cây cọ[11]Gọi là bậc trưởng lãoKhông phải tuổi tác caoGià nua tóc bạc trắngNgu si chẳng biết tội[12]Ai khéo biết tội phúcLuôn tu hạnh thanh tịnhHiểu rộng thuần thanh khiếtĐó gọi là trưởng lão[13]Gọi là bậc Đạo NhânKhông phải cạo râu tócNói dối nhiều tham áiTham dục như phàm phu[14]Người đời gọi Đạo NhânÔng cũng bảo Đạo NhânTuy thân giống Đạo NhânNhư hạc chờ bắt cá[15]Như lìa thật chẳng lìaPháp y trừ chẳng trừCầm bát thật chẳng cầmChẳng tục chẳng Đạo Nhân[16]Ai gọi là Đạo NhânTiêu trừ tội lớn nhỏThủ hộ các căn lànhLà bậc chân tịnh hạnh[17]Gọi là bậc Đạo NhânTâm an vọng tưởng diệtCấu uế tiêu trừ sạchXứng gọi bậc xuất giaKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Hết quyển 1Soạn tập: Tôn giả Pháp CứuDịch sang cổ văn: Pháp sư Thiên Tức Tai (?-1000)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 19/10/2014 ◊ Cập nhật: 21/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook