Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo
11: Kinh Đại Phật Đỉnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 7


Kinh Đại Phật Đỉnh Cứu Cánh Kiên Cố và Mật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 7Này Khánh Hỷ! Ông đã hỏi phương pháp nhiếp tâm và Ta cũng vừa thuyết giảng về diệu môn tu học để vào chính định.

Những ai cầu Đạo Bồ-tát thì trước tiên phải thọ trì bốn điều luật nghi này.

Đây ví như giọt sương đóng băng trên cây thì tự nhiên không một cành lá nào có thể nảy nở.

Cũng vậy, khi giới hạnh trong sáng thì ba nghiệp ác từ tâm ý và bốn nghiệp ác từ lời nói sẽ chẳng thể có nhân để sinh khởi.Này Khánh Hỷ! Nếu ai chẳng đánh mất bốn điều luật nghi này, thì tâm của họ còn chẳng duyên nơi sắc thanh hương vị xúc pháp.

Hà huống tất cả việc ma làm sao mà có thể phát sinh chứ? Còn những ai có tập khí từ nhiều đời và chẳng thể diệt trừ thì ông dạy họ hãy nhất tâm tụng Phật Đỉnh Quang Minh Đại Bạch Tản Cái Vô Thượng Thần Chú của Ta.

Ở trên tướng vô kiến đỉnh của Như Lai có Đức Phật hiện ra từ nơi tâm vô vi.

Hóa Phật ngồi trên tòa hoa sen báu ở trên đỉnh đầu của Ta và đã tuyên thuyết thần chú này.Từ nhiều kiếp về trước, ông cùng với cô gái thuộc tộc Mātaṅga [ma tân ga] đã có nhân duyên sâu đậm, và tập khí của ái ân đó chẳng phải chỉ một đời hay một kiếp.

Nhưng khi vừa nghe Ta tuyên dương giáo Pháp chỉ một lần, cô ấy đã vĩnh viễn thoát khỏi tâm si ái và trở thành bậc Ứng Chân.

Trước kia cô ta là một dâm nữ và chưa từng khởi tâm tu hành, nhưng do năng lực âm thầm của thần chú mà còn nhanh chứng quả vị Vô Học.

Hà huống Thanh Văn các ông ở chúng hội nơi đây đã phát tâm cầu Tối Thượng Thừa và quyết định thành Phật.

Đây ví như việc tung bụi thuận chiều gió thì làm sao có gian nan hay hiểm trở chứ?Nếu có ai muốn ngồi Đạo Tràng ở vào thời Mạt Pháp, trước tiên họ cần thọ trì giới cấm thanh tịnh của bậc Bhikṣu [bíc su], rồi phải tìm một vị Đạo Nhân với giới hạnh thanh tịnh đệ nhất để làm thầy của họ.

Giả như họ không gặp được vị chân Tăng thanh tịnh để truyền giới luật uy nghi thì tất sẽ chẳng thành tựu.

Sau khi đã thọ giới, họ hãy mặc áo sạch thanh khiết, rồi thắp hương ở nơi vắng vẻ, và tụng 108 lần thần chú được tuyên thuyết bởi Đức Phật hiện ra từ nơi tâm của Như Lai.

Sau đó họ hãy kết giới để kiến lập Đạo Tràng, và thỉnh cầu vô thượng Như Lai hiện đang trụ ở các quốc độ khắp mười phương hãy phóng ánh sáng từ bi để rót vào đỉnh đầu của họ.Này Khánh Hỷ! Những vị Bhikṣu thanh tịnh, hoặc Bhikṣuṇī [bíc su ni], cư sĩ bạch y, và các thí chủ nào ở vào thời Mạt Pháp mà thọ trì tịnh giới của Phật và đã diệt trừ lòng tham cùng tâm dâm dục, thì nên phát nguyện Bồ-tát ở trong Đạo Tràng.

Nếu họ có thể tắm gội trước khi vào Đạo Tràng, ngày đêm sáu thời hành Đạo, và tu hành không ngủ nghỉ như thế cho đến 21 ngày, thì Ta sẽ tự hiện thân ở trước người ấy, xoa đỉnh an ủi, và giúp họ khai ngộ."Ngài Khánh Hỷ bạch Phật rằng:"Bạch Thế Tôn! Nhờ lời dạy từ bi vô thượng của Như Lai mà tâm con đã khai ngộ.

Con tự biết làm sao để tu chứng thành Đạo của bậc Vô Học.

Giả sử những hành giả nào ở vào thời Mạt Pháp muốn kiến lập Đạo Tràng, thì họ phải làm sao kết giới để khế hợp với quy tắc thanh tịnh của chư Phật Thế Tôn?"Phật bảo ngài Khánh Hỷ:"Nếu có ai ở vào thời Mạt Pháp muốn kiến lập Đạo Tràng, trước tiên họ hãy tìm được con bò đại lực màu trắng sống ở vùng núi Tuyết.

Giống bò này ăn cỏ mượt thơm ngát ở trên núi và chỉ uống nước thanh khiết của vùng núi Tuyết nên phân của nó rất sạch sẽ.

Họ hãy lấy phân của nó và trộn với hương đàn, rồi trát chúng lên đất.

Nếu chẳng phải là giống bò sống ở vùng núi Tuyết thì phân của nó sẽ hôi dơ và không thể dùng để trát lên đất.Hoặc một cách khác là tìm chỗ có đất sét màu vàng ở vùng đồng bằng, rồi đào xuống đất năm thước và lấy đất sét từ nơi ấy.

Sau đó hãy trộn nó với hương đàn, hương trầm thủy, hương tô hợp, hương huân lục, hương uất kim, hương bạch giao, hương thanh mộc, hương linh lăng, hương cam tùng, và hương kê thiệt.

Họ hãy nghiền nguyên liệu của mười loại hương này thành bột và trộn với đất sét, rồi trát chúng trên đất ở Đạo Tràng.

Pháp đàn này có tám góc vuông vức và rộng một trượng sáu.Ở chính giữa pháp đàn hãy an trí một hoa sen làm bằng vàng, bạc, đồng, hay gỗ.

Ở giữa hoa sen hãy đặt một bát nước sương đầy được hứng lấy vào tháng Tám và rải những cánh hoa vào trong đó.

Hãy lấy 8 tấm gương hình tròn, rồi an trí mỗi cái ở mỗi hướng xung quanh hoa sen và bát nước, với mặt gương xoay ra ngoài.

Kế đến hãy an trí 16 hoa sen và 16 lư hương ở trước những tấm gương.

Ở giữa các lư hương hãy trang nghiêm với hoa sen xen kẽ.

Trong các lư hương chỉ đốt toàn loại hương trầm thủy và chớ để chúng bốc lửa.Hành giả hãy lấy sữa của con bò màu trắng, rồi rót vào trong 16 cái bình để chuẩn bị làm các loại thức ăn, gồm có: bánh nướng, bánh đường, bánh dầu, cháo sữa, hương tô hộp, mật với gừng, bơ tinh chế, và mật ong nguyên chất; mỗi thứ 16 phần.

Sau khi xong, hãy đặt một phần từ mỗi loại thức ăn ở trước 16 hoa sen để dâng lên chư Phật và các vị đại Bồ-tát.Ở mỗi bữa ăn và giữa khuya, hành giả hãy lấy nửa thăng mật ong và hòa nó ba lần với bơ tinh chế.

Ở trước pháp đàn hãy an trí một bếp lò than nhỏ.


Trước đó hãy lấy hương bạch mao đun sôi với nước, rồi rưới nước hương này vào than và sau đó mới đốt than cháy hừng hực.

Tiếp đó hãy rải bơ trộn với mật ong lên ngọn lửa ở bếp lò.

Hãy đốt như thế cho đến khi hết bơ và mật ong để cúng dường chư Phật và Bồ-tát.Ở bên ngoài của tịnh thất làm pháp đàn, hãy treo tràng phan và hoa khắp nơi.

Trên bốn bức tường bên trong của tịnh thất, hành giả hãy treo các hình tượng của mười phương Như Lai và chư Bồ-tát.

Ở chính giữa bức tường xoay về hướng nam, hãy treo hình tượng của Đức Phật Biến Chiếu, Đức Phật Năng Nhân, Từ Thị Bồ-tát, Đức Phật Bất Động, và Đức Phật Vô Lượng Thọ.

Còn ở bức tường bên trái và phải, hãy an trí một hình tượng đại biến hóa của Quán Thế Âm Bồ-tát và một hình tượng của Kim Cang Tạng Bồ-tát.

Ở hai bên trái và phải của cánh cửa, hãy an trí hình tượng của Năng Thiên Đế, Phạm Vương, Hỏa Đầu Kim Cang, Thanh Diện Kim Cang, Giải Oán Kết Kim Cang, Thiên nữ Sân Mục, Tứ Đại Thiên Vương, và chướng ngại thần.Lại nữa, hãy lấy tám tấm gương khác treo từ trần nhà và làm cho chúng đối diện với tám tấm gương hình tròn đã an trí trong đàn tràng.

Các tấm gương sẽ phản chiếu với nhau trùng trùng.Bảy ngày đầu tiên, hành giả hãy chí thành đỉnh lễ danh hiệu của mười phương Như Lai, chư đại Bồ-tát, và các vị Ứng Chân.

Trong sáu thời, hành giả đi vòng quanh pháp đàn và tụng chú liên tục.

Hãy chí tâm hành Đạo như thế và tụng chú 108 lần.Bảy ngày kế tiếp, hành giả hãy nhất hướng chuyên tâm phát nguyện Bồ-tát và chớ để tâm bị gián đoạn.

Trước đây ở trong Luật Tạng, Ta đã có dạy phương pháp phát nguyện.Bảy ngày sau cùng, hành giả hãy nhất tâm tụng trì Đại Bạch Tản Cái Thần Chú của Phật suốt 12 thời.

Vào ngày cuối cùng, mười phương Như Lai sẽ đồng thời xuất hiện.

Chư Phật và quang minh sẽ phản chiếu trong gương, rồi chư Phật sẽ lấy tay xoa đỉnh đầu của hành giả.

Ngay lúc ấy, những ai mà có thể tu hành chính định trong Đạo Tràng ở vào thời Mạt Pháp như thế, thân tâm của họ sẽ trong sáng như lưu ly.Này Khánh Hỷ! Nếu bổn sư truyền giới cho vị Bhikṣu này hoặc có ai trong nhóm của mười vị Bhikṣu mà chẳng thanh tịnh, thì phần lớn sự tu hành ở trong Đạo Tràng như thế sẽ không thành tựu.Sau 21 ngày, hành giả hãy ngồi ngay thẳng và an nhiên cho đến 100 ngày.

Những ai với căn lành sâu dày, họ sẽ không đứng dậy suốt thời gian đó và sẽ đắc Quả Nhập Lưu.

Dẫu cho ở trong thân và tâm của người ấy chưa thành tựu thánh Quả, nhưng họ tự biết chắc chắn sẽ thành Phật.Ông hỏi làm sao kiến lập Đạo Tràng, thì đây chính là phương pháp."❖Lúc ấy ngài Khánh Hỷ đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi thưa với Phật rằng:"Kể từ khi xuất gia, con đã ỷ lại vào sự thương mến của Phật.

Bởi con chỉ cầu đa văn nên chưa chứng vô vi.

Do đó con bị tà thuật của Phạm Thiên cấm chế.

Mặc dầu tâm vẫn sáng suốt nhưng lực chẳng được tự do.

May nhờ có Diệu Cát Tường Bồ-tát đến giải cứu nên con mới thoát khỏi.

Tuy nhờ thần lực vô hình từ thần chú tuyên thuyết bởi hóa Phật ở trên đỉnh đầu của Như Lai, nhưng con vẫn chưa đích thân được nghe.

Kính mong Như Lai với lòng đại từ bi mà hãy tuyên thuyết thêm một lần nữa để cứu hộ những vị tu hành trong chúng hội này, và cũng như các chúng sinh luân hồi vào thời Mạt Pháp tương lai.

Do nương vào mật âm của thần chú mà thân tâm của họ sẽ được giải thoát."Khi ấy tất cả đại chúng trong Pháp hội thảy đều đỉnh lễ và chờ đợi lắng nghe bí mật chương cú của Như Lai.Lúc bấy giờ từ trên đỉnh nhục kế của Thế Tôn phóng ra ánh sáng trăm báu, rồi từ trong ánh sáng đó vọt ra một hoa sen nghìn cánh.

Trên hoa báu có một hóa Như Lai đang ngồi và từ trên đỉnh đầu của Đức Phật đó phóng ra mười luồng ánh sáng trăm báu.

Mỗi luồng ánh sáng đều hiện khắp các vị Kim Cang Mật Tích nhiều như số cát của mười sông Hằng.

Có vị vác núi hoặc có vị cầm chày, và các ngài đứng đầy cõi giới hư không.

Khi nhìn lên, đại chúng vừa mừng vừa sợ và cầu Phật thương xót.

Họ nhất tâm lắng nghe hóa Phật được vọt từ ánh sáng phóng ra ở trên tướng vô kiến đỉnh của Như Lai, tuyên thuyết thần chú rằng: ①❖|| namas tathāgatāya sugatāya arhate samyak-saṃbuddhāya|| namas tathāgata-buddha-koṭy-uṣṇīṣaṃ|| namas sarva-buddha-bodhi-sattvebhyaḥ|| namas saptānāṃ samyak-saṃbuddha-koṭīnāṃ sa-śrāvaka-saṃghānāṃ|| namo loke arhantānāṃ|| namas srota-āpannānāṃ|| namas sakṛdāgamīnāṃ|| namo loke samyag-gatānāṃ samyak-pratipannānāṃ|| namo devarṣīnāṃ|| namas siddhyā vidyā-dhara-ṛṣīnāṃ śāpa-anu-graha-saha-samarthānāṃ|| namo brahmaṇe|| nama indrāya|| namo bhagavate rudrāya umā-pati-sahāyāya|| namo bhagavate nārāyaṇāya pañca-mahā-mudrā-namas-kṛtāya|| namo bhagavate mahā-kālāya|| tripura-nagara-vidrā-āpaṇa-kārāya adhi-mukti-śmaśāna-nivāsini mātṛ-gaṇa-namas-kṛtāya|| namo bhagavate tathāgata-kulāya|| namaḥ padma-kulāya|| namo vajra-kulāya|| namo maṇi-kulāya|| namo gaja-kulāya|| namo bhagavate dṛḍha-sūra-senā-pra-haraṇa-rājāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya|| namo bhagavate namo’mitābhāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya|| namo bhagavate’kṣobhyāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya|| namo bhagavate bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabha-rājāya tathāgatāya|| namo bhagavate saṃpuṣpitā-sālendra-rājāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya|| namo bhagavate śākyamunaye tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya|| namo bhagavate ratna-ketu-rājāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya|| tebhyo namas-kṛtvā idaṃ bhagavatas tathāgata-uṣṇīṣaṃ sita-ātapatraṃ namo’parājitaṃ pratyaṅgiraṃ|| sarva-bhūta-graha-nigrahaka-kara-hani|| para-vidyā-chedanīṃ|| akāla-mṛtyu-pari-trāyaṇa-karīṃ|| sarva-bandhana-mokṣaṇīṃ|| sarva-duṣṭa-duḥ-svapna-nivāraṇīṃ|| caturaśītīnāṃ graha-sahasrāṇāṃ vidhvaṃsana-karīṃ|| aṣṭa-viṃśatīnāṃ nakṣatrāṇāṃ pra-sādana-karīṃ|| aṣṭānāṃ mahā-grahāṇāṃ vidhvaṃsana-karīṃ|| sarva-śatru-nivāraṇam|| ghorāṃ duḥ-svapnāṃ ca nāśanīṃ|| viṣa-śastra-agni-udaka-raṇaṃ|| aparājita-ghora mahā-bala-caṇḍa mahā-dīpta mahā-teja mahā-śveta-jvala mahā-bala|| pāṇḍara-vāsinī ārya-tārā|| bhṛ-kuṭīṃ ce va vijaya vajra-maletiḥ|| vi-śruta-padmakaḥ vajra-jihvaś ca mālā ce va aparājitā-vajra-daṇḍaḥ|| viśālā ca śānta śveteva pūjitā sauma-rūpā-mahā-śvetā-ārya-tārā|| mahā-bala-apara-vajra-saṃkalā ce va vajra-kaumārī kulaṃ-dharī|| vajra-hastā ca vidyā|| kāñcana-mallikāḥ kusumbhaka-ratnaḥ|| vairocana-kulīyāya artha-uṣṇīṣaḥ|| vi-jṛmbha-mānī ca vajra-kanaka-prabha-locanā|| vajra-tuṇḍī ca śvetā ca kamala-akṣaś śaśi-prabhā|| ity-iti-mudrā-gaṇas sarve rakṣaṃ kurvantu imān mama-asya ||❖|| oṃ|| ṛṣi-gaṇa-pra-śastas tathāgata-uṣṇīṣaṃ|| hūṃ trūṃ jambhana hūṃ trūṃ stambhana|| hūṃ trūṃ para-vidyā-saṃ-bhakṣaṇa-kara|| hūṃ trūṃ sarva-yakṣa-rākṣasa-grahānāṃ vidhvaṃsana-kara|| hūṃ trūṃ caturaśītīnāṃ graha-sahasrānāṃ vidhvaṃsana-kara|| hūṃ trūṃ rakṣa rakṣa māṃ|| bhagavāṃs tathāgata-uṣṇīṣaṃ|| pratyaṅgire mahā-sahasra-bhuje sahasra-śīrṣe koṭi-sahasra-netre|| abhede jvalita-ataṭaka mahā-vajra-udāra-tri-bhuvana-maṇḍala|| oṃ svastīr bhavatu mama imān mama-asya ||❖|| rāja-bhayāś cora-bhayā agni-bhayā udaka-bhayā viṣa-bhayāḥ śastra-bhayāḥ|| paracakra-bhayā dur-bhikṣa-bhayā aśani-bhayā akāla-mṛtyu-bhayā|| dharaṇi-bhūmi-kampaka-pata-bhayā ulkā-pāta-bhayā rāja-daṇḍa-bhayā|| nāga-bhayā vidyud-bhayās suparṇa-bhayā|| yakṣa-grahā rākṣasī-grahāḥ preta-grahāḥ piśāca-grahā bhūta-grahāḥ kumbhāṇḍa-grahāḥ pūtana-grahāḥ kaṭapūtana-grahās skanda-grahā ’pa-smāra-grahā unmāda-grahāś chāya-grahā revatī-grahā|| jāta-āhārīnaṃ garbha-āhārīnaṃ rudhira-āhārīnaṃ māṃsa-āhārīnaṃ medha-āhārīnaṃ majja-āhārīnaṃ jāta-āhārīnīṃ jīvita-āhārīnaṃ pīta-āhārīnaṃ vānta-āhārīnam aśucya-āhārīnīṃ citta-āhārīnīṃ|| teṣāṃ sarveṣāṃ sarva-grahānāṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| pari-vrājaka-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| ḍākinī-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| mahā-paśupati-rudra-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| nārāyaṇa-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| tattva-garuḍa-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| mahā-kāla-mātṛ-gaṇa-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| kāpālika-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| jaya-kara-madhu-kara-sarva-artha-sādhaka-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| catur-bhaginī-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| bhṛṅgi-riṭi-nandikeśvara-gaṇa-pati-sahāya-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| nagna-śramaṇa-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| arhanta-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| vīta-rāga-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| vajra-pāṇi-guhya-guhyaka-adhipati-kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi|| rakṣa māṃ bhagavann imān mama-asya ||❖|| bhagavat-sita-ātapatra-namo’stute|| asita-nala-arka-prabha-sphuṭa-vi-kas-sita-ātapatre|| jvala jvala dara dara bhidara bhidara chida chida|| hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ phaṭ phaṭ phaṭ svāhā hehe phaṭ|| amoghāya phaṭ apratihata phaṭ|| vara-prada phaṭ asura-vidāraka phaṭ|| sarva-devebhyaḥ phaṭ sarva-nāgebhyaḥ phaṭ sarva-yakṣebhyaḥ phaṭ sarva-gandharvebhyaḥ phaṭ|| sarva-pūtanebhyaḥ phaṭ kaṭa-pūtanebhyaḥ phaṭ sarva-dur-laṅghitebhyaḥ phaṭ sarva-duṣ-prekṣitebhyaḥ phaṭ|| sarva-jvarebhyaḥ phaṭ sarva-apasmārebhyaḥ phaṭ sarva-śramaṇebhyaḥ phaṭ sarva-tīrthikebhyaḥ phaṭ sarva-unmādakebhyaḥ phaṭ sarva-vidyā-rāja-ācāryebhyaḥ phaṭ|| jaya-kara-madhu-kara-sarva-artha-sādhakebhyaḥ phaṭ vidya-ācāryebhyaḥ phaṭ catur-bhaginībhyaḥ phaṭ|| vajra-kaumārī-vidyā-rājebhyaḥ phaṭ mahā-praty-aṅgirebhyaḥ phaṭ|| vajra-saṃkalāya praty-aṅgira-rājāya phaṭ mahā-kālāya mahā-mātṛ-gaṇa-namas-kṛtāya phaṭ|| viṣṇave phaṭ brāhmaṇiye phaṭ agniye phaṭ mahā-kāliye phaṭ kāla-daṇḍiye phaṭ mātre phaṭ raudriye phaṭ cāmuṇḍiye phaṭ kālā-rātriye phaṭ kāpāliye phaṭ|| adhi-muktaka-śmaśāna-vāsiniye phaṭ ye ke cittās sattvāsya mama imān mama-asya ||❖|| duṣṭa-cittā amitrī-cittā|| oja-āhārā garbha-āhārā rudhira-āhārā vasa-āhārā majja-āhārā jāta-āhārā jīvita-āhārā mālya-āhārā gandha-āhārāḥ puṣpa-āhārāḥ phala-āhārās sasya-āhārāḥ|| pāpa-cittā duṣṭa-cittā raudra-cittā|| yakṣa-grahā rākṣasa-grahāḥ preta-grahāḥ piśāca-grahā bhūta-grahāḥ kumbhāṇḍa-grahās skanda-grahā unmāda-grahāś chāyā-grahā apa-smāra-grahā ḍāka-ḍākinī-grahā revatī-grahā jāmika-grahāś śakunī-grahā raudrā-mātṛ-nāndika-grahā ālambā-grahā ghatnu-kaṇṭhapaṇinī-grahāḥ|| jvarā ekāhikā dvaitīyakās traitīyakāś cāturthakā nitya-jvarā viṣama-jvarā vātikāḥ paittikāś ślaiṣmikās sāṃ-nipātikās sarva-jvarāś śiro’rtīr vārddha-bādha-arocakā|| akṣi-rogaṃ mukha-rogaṃ hṛd-rogaṃ gala-grahaṃ karṇa-śūlaṃ danta-śūlaṃ hṛdaya-śūlaṃ marman-śūlaṃ pārśva-śūlaṃ pṛṣṭha-śūlam udara-śūlaṃ kaṭi-śūlaṃ vasti-śūlaṃ ūru-śūlaṃ nakha-śūlaṃ hasta-śūlaṃ pāda-śūlaṃ sarva-aṅga-pratyaṅga-śūlaṃ|| bhūta-vetāḍa-ḍākinī-jvarā dadrukāḥ kaṇḍūḥ kiṭibhā lūtā vaisarpā loha-liṅgāḥ|| śastra-saṃ-gara viṣa-yoga agne udaka māra vaira kāntāra akāla-mṛtyo|| try-ambuka trai-lāṭa vṛscika sarpa nakula siṃha vyāghra ṛkṣa tarakṣa mārā jīvīs teṣāṃ sarveṣāṃ|| sita-ātapatra-mahā-vajra-uṣṇīṣaṃ mahā-praty-aṅgiraṃ|| yāvad-dvādaśa-yojana-abhy-antareṇa sīmā-bandhaṃ karomi vidyā-bandhaṃ karomi tejo-bandhaṃ karomi para-vidyā-bandhaṃ karomi|| tadyathā oṃ anale viśade vīra-vajra-dhare bandha bandhani vajra-pāṇiḥ phaṭ hūṃ trūṃ phaṭ svāhā ||❖|| nam mác, ta tha ga ta da, su ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da|| nam mác, ta tha ga ta - bu đà - cô ti - u sờ ni sâm|| nam mác, sa qua - bu đà - bô đi - sách toe bi a ha|| nam mác, sáp ta nâm, sam dấc - sâm bu đà - cô ti nâm, sa - sờ ra qua ca - sâm ga nâm|| nam mô, lô ke, a ra hân ta nâm|| nam mác, sờ rô ta ban na nâm|| nam mác, sác ri đa ga mi nâm|| nam mô, lô ke, sam dấc - ga ta nâm, sam dấc - bờ ra ti ban na nâm|| nam mô, đe va ri si nâm|| nam mác, sít đi a, vi đi a - đa ra - ri si nâm, sa ba - a nu - gờ ra ha - sa ha - sa ma tha nâm|| nam mô, bờ ra ma ne|| nam ma, in đờ ra da|| nam mô, ba ga qua te, ru đờ ra da, u ma - ba ti - sa ha da da|| nam mô, ba ga qua te, na ra da na da, banh cha - ma ha - mu đờ ra - nam mác - cờ ri ta da|| nam mô, ba ga qua te, ma ha - ca la da|| tri bu ra - na ga ra - vi đờ ra - a ba na - ca ra da, a đi - múc ti - sờ ma sa na - ni va si ni, ma tri - ga na - nam mác - cờ ri ta da|| nam mô, ba ga qua te, ta tha ga ta, cu la da|| nam ma ha, bách ma - cu la da|| nam mô, va chờ ra - cu la da|| nam mô, ma ni - cu la da|| nam mô, ga cha - cu la da|| nam mô, ba ga qua te, đờ ri đa - su ra - se na - bờ ra - ha ra na - ra cha da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da|| nam mô, ba ga qua te, nam mô, a mi ta ba da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da|| nam mô, ba ga qua te, át sô bi da da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da|| nam mô, ba ga qua te, bai sa cha - gu ru - vai đưa ri a - bờ ra ba - ra cha da, ta tha ga ta da|| nam mô, ba ga qua te, sâm bu sờ bi ta - sa len đờ ra - ra cha da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da|| nam mô, ba ga qua te, sác ky a mu na de, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da|| nam mô, ba ga qua te, rách na - ke tu - ra cha da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da|| te bi ô, nam mác - cờ ri toa, i đâm, ba ga qua ta, ta tha ga ta - u sờ ni sâm, si ta ta ba trâm, nam mô, a ba ra chi tâm, bờ ra ty ân gi râm|| sa qua - bu ta - gờ ra ha - ni gờ ra ha ca - ca ra - ha ni|| ba ra - vi đi a - che đa nim|| a ca la - mơ ri ty u - ba ri - tra da na - ca rim|| sa qua - ban đa na - mốc sa nim|| sa qua - đu sờ ta - đế - sờ vấp na - ni va ra nim|| cha tu ra si ti nâm, gờ ra ha - sa ha sờ ra nâm, vi đờ vâm sa na - ca rim|| a sờ ta - vim sa ti nâm, nấc sa tra nâm, bờ ra - sa đa na - ca rim|| a sờ ta nâm, ma ha - gờ ra ha nâm, vi đờ vâm sa na - ca rim|| sa qua - sa tru - ni va ra nam|| gô râm, đế - sờ vấp nâm, cha, na sa nim|| vi sa - sa sờ tra - át ni - u đa ca - ra nâm|| a ba ra chi ta - gô ra, ma ha - ba la - chân đa, ma ha - đíp ta, ma ha - te cha, ma ha - sờ que ta - chờ qua la, ma ha - ba la|| ban đa ra - va si ni, a ri a - ta ra|| bờ rị cu tim, che, va, vi cha da, va chờ ra - ma le ti hi|| vi - sờ ru ta - bách ma ca ha, va chờ ra - chi vác, cha, ma la, che, va, a ba ra chi ta - va chờ ra - đan đa ha|| vi sa la, cha, san ta, sờ que te qua, bu chi ta, sau ma - ru ba - ma ha - sờ que ta - a ri a - ta ra|| ma ha - ba la - a ba ra - va chờ ra - sâm ca la, che, va, va chờ ra - câu ma ri, cu lâm - đa ri|| va chờ ra - hách ta, cha, vi đi a|| canh cha na - ma li ca ha, cu sum ba ca - rách na ha|| vai rô cha na - cu li da da, a tha - u sờ ni sa ha|| vi - chờ rim ba - ma ni, cha, va chờ ra - ca na ca - bờ ra ba - lô cha na|| va chờ ra - tun đi, cha, sờ que ta, cha, ca ma la - ạt sác, sa si - bờ ra ba|| i ty - i ti - mu đờ ra - ga nác, sa que, rất sâm, cơ van tu, i man, ma ma - a sy a ||❖|| ôm|| ri si - ga na - bờ ra - sa sờ ta, ta tha ga ta - u sờ ni sâm|| hùm, trùm, cham ba na, hùm, trùm, sờ tam ba na|| hùm, trùm, ba ra - vi đi a - sâm - bấc sa na - ca ra|| hùm, trùm, sa qua - dấc sa - rất sa sà - gờ ra ha nâm, vi đờ vâm sa na - ca ra|| hùm, trùm, cha tu ra si ti nâm, gờ ra ha - sa ha sờ ra nâm, vi đờ vâm sa na - ca ra|| hùm, trùm, rất sa, rất sa, mâm|| ba ga quâm, ta tha ga ta - u sờ ni sâm|| bờ ra ty ân gi re, ma ha - sa ha sờ ra - bu che, sa ha sờ ra - sia se, cô ti - sa ha sờ ra - ne tre|| a be đe, chờ qua li ta - a ta ta ca, ma ha - va chờ ra - u đa ra - tri - bu qua na - man đa la|| ôm, sờ qua sơ tia, ba qua tu, ma ma, i man, ma ma - a sy a ||❖|| ra cha - bây da, chô ra - bây da, át ni - bây da, u đa ca - bây da, vi sa - bây da ha, sa sờ tra - bây da ha|| ba ra chất cờ ra - bây da, đưa - bíc sa - bây da, a sa ni - bây da, a ca la - mơ ri ty u - bây da|| đa ra ni - bu mi - cam ba ca - ba ta - bây da, u ca - ba ta - bây da, ra cha - đan đa - bây da|| na ga - bây da, vi đi út - bây da, su ba na - bây da|| dấc sa - gờ ra ha, rất sa si - gờ ra ha, bờ re ta - gờ ra ha, bi sa cha - gờ ra ha, bu ta - gờ ra ha, cum ban đa - gờ ra ha, bu ta na - gờ ra ha, ca ta bu ta na - gờ ra ha, sờ canh đa - gờ ra ha, a ba - sờ ma ra - gờ ra ha, un ma đa - gờ ra ha, cha da - gờ ra ha, re va ti - gờ ra ha|| cha ta - a ha ri nâm, ga ba - a ha ri nâm, ru đi ra - a ha ri nâm, mâm sa - a ha ri nâm, me đa - a ha ri nâm, ma cha - a ha ri nâm, cha ta - a ha ri nim, chi vi ta - a ha ri nâm, bi ta - a ha ri nâm, van ta - a ha ri nam, a su chi a ha ri nim, chít ta - a ha ri nim|| te sâm, sa que sâm, sa qua - gờ ra ha nâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| ba ri - vờ ra cha ca - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| đa ki ni - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| ma ha - ba su ba ti - ru đờ ra - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| na ra da na - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| tách toa - ga ru đa - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| ma ha - ca la - ma tri - ga na - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| ca ba li ca - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| cha da - ca ra - ma đu - ca ra - sa qua - a tha - sa đa ca - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| cha tưa - ba gi ni - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| bơ rin gi - ri ti - nan đi ke sờ qua ra - ga na - ba ti - sa ha da - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| nát na - sờ ra ma na - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| a ra hân ta - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| vi ta - ra ga - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| va chờ ra - ba ni - gu hy a - gu hy a ca - a đi ba ti - cờ ri tâm, vi đi âm, che đa da mi, ki la da mi|| rất sa, mâm, ba ga quanh, i man, ma ma - a sy a ||❖|| ba ga quách, si ta ta ba tra, na mô, sờ tu te|| a si ta - na la - a ca - bờ ra ba - sờ phu ta - vi - ca - si ta ta ba tre|| chờ qua la, chờ qua la, đa ra, đa ra, bi đa ra, bi đa ra, chi đa, chi đa|| hùm, hùm, phạt, phạt, phạt, phạt, phạt, sờ qua ha, he he, phạt|| a mô ga da, phạt, a bờ ra ti ha ta, phạt|| va ra bờ ra đa, phạt, a su ra - vi đa ra ca, phạt|| sa qua - đe ve bi a ha, phạt, sa qua - na ghe bi a ha, phạt, sa qua - dấc se bi a ha, phạt, sa qua - ganh đa ve bi a ha, phạt|| sa qua - bu ta ne bi a ha, phạt, ca ta - bu ta ne bi a ha, phạt, sa qua - đưa - lân ghi te bi a ha, phạt, sa qua - đu sờ - bờ rắc si te bi a ha, phạt|| sa qua - chờ qua re bi a ha, phạt, sa qua - a ba sờ ma re bi a ha, phạt, sa qua - sờ ra ma ne bi a ha, phạt, sa qua - tia thi ke bi a ha, phạt, sa qua - un ma đa ke bi a ha, phạt, sa qua - vi đi a - ra cha - a cha ri e bi a ha, phạt|| cha da - ca ra - ma đu - ca ra - sa qua - a tha - sa đa ke bi a ha, phạt, vi đi a - a cha ri e bi a ha, phạt, cha tưa - ba gi ni bi a ha, phạt|| va chờ ra - câu ma ri - vi đi a - ra che bi a ha, phạt, ma ha - bờ ra ty - ân gi re bi a ha, phạt|| va chờ ra - sâm ca la da, bờ ra ty - ân gi ra - ra cha da, phạt, ma ha - ca la da, ma ha - ma tri - ga na - nam mác - cờ ri ta da, phạt|| vi sờ na ve, phạt, bờ ra ma ni de, phạt, át ni de, phạt, ma ha - ca li de, phạt, ca la - đan đi de, phạt, ma tre, phạt, rau đờ ri de, phạt, cha mun đi de, phạt, ca la - ra tri de, phạt, ca ba li de, phạt|| a đi - múc ta ca - sờ ma sa na - va si ni de, phạt, de ke, chít ta, sách toa sy a, ma ma, i man, ma ma - a sy a ||❖|| đu sờ ta - chít ta, a mi tri - chít ta|| ô cha - a ha ra, ga ba - a ha ra, ru đi ra - a ha ra, va sa - a ha ra, ma cha - a ha ra, cha ta - a ha ra, chi vi ta - a ha ra, ma ly a - a ha ra, ganh đa - a ha ra, bu sơ ba - a ha ra, pha la - a ha ra, sa sy a - a ha ra|| ba ba - chít ta, đu sờ ta - chít ta, rau đờ ra - chít ta|| dấc sa - gờ ra ha, rất sa sà - gờ ra ha, bờ re ta - gờ ra ha, bi sa cha - gờ ra ha, bu ta - gờ ra ha, cum ban đa - gờ ra ha, sờ canh đa - gờ ra ha, un ma đa - gờ ra ha, cha da - gờ ra ha, a ba - sờ ma ra - gờ ra ha, đa ca - đa ki ni - gờ ra ha, re va ti - gờ ra ha, cha mi ca - gờ ra ha, sác cu ni - gờ ra ha, rau đờ ra - ma tri - nan đi ca - gờ ra ha, a lam ba - gờ ra ha, gách nu - can tha ba ni ni - gờ ra ha|| chờ qua ra, e ca hi ca, đờ vai ti da ca, trai ti da ca, cha tưa tha ca, ni ty a - chờ qua ra, vi sa ma - chờ qua ra, va ti ca ha, bai ti ca, sờ lai sơ mi ca, sâm - ni ba ti ca, sa qua - chờ qua ra, si rô ri tia, va đa - ba đa - a rô cha ca|| át si - rô gâm, múc kha - rô gâm, hê ri - rô gâm, ga la - gờ ra hâm, ca na - su lâm, đan ta - su lâm, hê ri đa da - su lâm, ma man - su lâm, ba sờ qua - su lâm, bờ ri sơ tha - su lâm, u đa ra - su lâm, ca ti - su lâm, va sơ ti - su lâm, u ru - su lâm, na kha - su lâm, hách ta - su lâm, ba đa - su lâm, sa qua - ân ga - bờ ra ty ân ga - su lâm|| bu ta - ve ta đa - đa ki ni - chờ qua ra, đa đờ ru ca ha, can đu hu, ki ti ba, lu ta, vai sa ba, lo ha - lin ga ha|| sa sơ tra - sâm - ga ra, vi sa - dô ga, át ne, u đa ca, ma ra, vai ra, can ta ra, a ca la - mơ ri ty ô|| tri - am bu ca, trai - la ta, vơ ri chi ca, sa ba, na cu la, sim ha, vy a gờ ra, rít sa, ta rất sa, ma ra, chi vít, te sâm, sa que sâm|| si ta ta ba tra - ma ha - va chờ ra - u sờ ni sâm, ma ha - bờ ra ty - ân gi râm|| da qua - đờ qua đa sa - dô cha na - a bi - an ta re na, si ma - ban đâm, ca rô mi, vi đi a - ban đâm, ca rô mi, te chô - ban đâm, ca rô mi, ba ra - vi đi a - ban đâm, ca rô mi|| ta đi a tha, ôm, a na le, vi sa đe, vi ra - va chờ ra - đa re, ban đa, ban đa ni, va chờ ra - ba ni hi, phạt, hùm, trùm, phạt, sờ qua ha ||❖|| nam mô tát đát tha, tô già đa da, a la ha đế, tam miệu tam bồ đà tả|| nam mô tát đát tha, phật đà câu chi sắt ni sam|| nam mô tát bà, bột đà bột địa, tát đa bệ tệ|| nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đà, câu tri nẩm, sa xá ra bà ca, tăng già nẩm|| nam mô lô kê a la hán đa nẩm|| nam mô tô lô đa ba na nẩm|| nam mô sa yết rị đà già di nẩm|| nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm, tam miệu già ba ra, để ba đa na nẩm|| nam mô đề bà ly sắt nỏa|| nam mô tất đà da, tỳ địa da, đà ra ly sắt nỏa, xá ba nô, yết ra ha, sa ha sa ra ma tha nẩm|| nam mô bạt ra ha ma ni|| nam mô nhân đà ra da|| nam mô bà già bà đế, lô đà ra da, ô ma bát đế, sa hê dạ da|| nam mô bà già bà đế, na ra dã noa da, bàn già ma ha tam mộ đà ra, nam mô tất yết rị đa da|| nam mô bà già bà đế, ma ha ca la da|| địa rị bát lạt na, già ra tỳ đà ra, ba noa ca ra da, a địa mục đế, thi ma xá na nê, bà tất nê, ma đát rị già noa, nam mô tất yết rị đa da|| nam mô bà già bà đế, đa tha già đa câu la da|| nam mô bát đầu ma câu la da|| nam mô bạt xà ra câu la da|| nam mô ma ni câu la da|| nam mô già xà câu la da|| nam mô bà già bà đế, đế rị đồ, du ra tây na, ba ra ha ra noa ra xà da, đa tha già đa da|| nam mô bà già bà đế, nam mô a di đa bà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da|| nam mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da|| nam mô bà già bà đế, bệ sa xà da, câu lô phệ trụ rị da, bát ra bà ra xà da, đa tha già đa da|| nam mô bà già bà đế, tam bổ sư bí đa, tát lân nại ra lạt xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da|| nam mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da|| nam mô bà già bà đế, lạt đát na kê đô ra xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da|| đế biều, nam mô tát yết rị đa, ế đàm bà già bà đa, tát đát tha già đô sắt ni sam, tát đát đa bát đát lam, nam mô a bà ra thị đam, bát ra đế, dương kỳ ra|| tát ra bà, bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha, yết ca ra ha ni|| bạt ra bí địa da, sất đà nễ|| a ca la, mật rị trụ, bát rị đát ra da, nảnh yết rị|| tát ra bà, bàn đà na, mục xoa ni|| tát ra bà, đột sắt tra, đột tất phạp, bát na nễ, phạt ra ni|| giả đô ra, thất đế nẩm, yết ra ha, sa ha tát ra nhã xà, tỳ đa băng sa na yết rị|| a sắt tra băng xá đế nẩm, na xoa sát đát ra nhã xà, ba ra tát đà na yết rị|| a sắt tra nẩm, ma ha yết ra ha nhã xà, tỳ đa băng tát na yết rị|| tát bà xá đô rô, nễ bà ra nhã xà|| hô lam đột tất phạp, nan già na xá ni|| bí sa xá, tất đát ra, a cát ni, ô đà ca ra nhã xà|| a bát ra thị đa cụ ra, ma ha bát la chiến trì, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà la, ma ha bạt la|| bàn đà ra, bà tất nễ, a rị da đa ra|| tỳ rị câu tri, thệ bà tỳ xà da, bạt xà ra ma lễ để|| tỳ xá rô đa, bột đằng võng ca, bạt xà ra chế hát na a già, ma la chế bà, bát ra chất đa, bạt xà ra thiện trì|| tỳ xá la già, phiến đa xá, bệ đề bà, bổ thị đa, tô ma rô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra|| ma ha bà la a bát ra, bạt xà ra thương yết la chế bà, bạt xà ra câu ma rị, câu lam đà rị|| bạt xà ra hát tát đa già, tỳ địa da|| càn già na, ma rị ca, khuất tô mẫu, bà yết ra đa na|| bệ rô già na, câu rị da, dạ ra thố, sắt ni sam|| tỳ chiết lam bà ma ni già, bạt xà ra, ca na ca ba ra bà, lô xà na|| bạt xà ra đốn trĩ già, thuế đa già, ca ma la, sát xa thi, ba ra bà|| ế đế di đế, mẫu đà ra, yết noa, sa bệ ra sám, quật phạm đô, ấn thố na ma ma tả ||❖|| ô hồng|| rị sắt yết noa, bát lạt xá tất đa, tát đát tha, già đô sắt ni sam|| hổ hồng đô rô ung, chiêm bà na, hổ hồng đô rô ung, tất đam bà na|| hổ hồng đô rô ung, ba ra sắt địa da, tam bát xoa, noa yết ra|| hổ hồng đô rô ung, tát bà dược xoa, hát ra sát sa, yết ra ha nhã xà, tỳ đằng băng tát na yết ra|| hổ hồng đô rô ung, giả đô ra, thi để nẩm, yết ra ha, sa ha tát ra nẩm, tỳ đằng băng tát na ra|| hổ hồng đô rô ung, ra xoa|| bà già phạm, tát đát tha, già đô sắt ni sam|| ba ra điểm xà cát rị, ma ha sa ha tát ra bột thụ, sa ha tát ra thất rị sa, câu tri sa ha tát nê|| đế lệ a tệ, đề thị bà rị đa, tra tra anh ca, ma ha bạt xà rô đà ra, đế rị bồ bà na, mạn đồ la|| ô hồng, sa tất đế, bạc bà đô, ma ma, ấn thố na ma ma tả ||❖|| ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ sa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ|| bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắt xoa bà dạ, a xá nễ bà dạ, a ca la mật rị trụ bà dạ|| đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ, ô la ca bà đa bà dạ, lạt xà đàn đồ bà dạ|| na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ|| dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá già yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn đồ yết ra ha, bổ đan na yết ra ha, ca tra bổ đan na yết ra ha, tất càn độ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha|| xã đa ha rị nẩm, yết bà ha rị nẩm, rô địa ra ha rị nẩm, mang sa ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị bỉ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm, bà đa ha rị nẩm, a du già ha rị nữ, chất đa ha rị nữ|| đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| ba rị bạt ra giả ca, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| đồ diễn ni, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| ma ha bát du bát đát dạ, rô đà ra, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| na ra dạ noa, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| đát đóa già rô đồ tây, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| ma ha ca la, ma đát rị già noa, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| ca ba rị ca, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| xà da yết ra, ma độ yết ra, tát bà ra tha sa đạt na, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| giả đốt ra, bà kỳ nễ, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| tỳ rị dương ngật rị tri, nan đà kê sa ra, già noa bát đế, sách hê dạ, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| na yết na xá ra bà noa, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| a la hán, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| tỳ đa ra già, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| bạt xà ra ba nễ, cụ hê dạ, cụ hê dạ ca, địa bát đế, ngật rị đảm, tỳ đà dạ xà, sân đà dạ di, kê la dạ di|| ra xoa võng, bà già phạm, ấn thố na ma ma tả ||❖|| bà già phạm, tát đát đa bát đát ra, nam mô túy đô đế|| a tất đa na la lạt ca, ba ra bà, tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bát đế rị|| thập phật la thập phật la, đà ra đà ra, tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà|| hổ hồng hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, sa ha, hê hê phấn|| a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn|| bà ra ba ra đà phấn, a tố ra, tỳ đà ra, ba ca phấn|| tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà càn thát bà tệ phấn|| tát bà bổ đan na tệ phấn, ca tra bổ đan na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà đột sáp bỉ lê, ngật sắt đế tệ phấn|| tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kế tệ phấn, tát bà tỳ đà da, ra thệ già lê tệ phấn|| xà dạ yết ra, ma độ yết ra, tát bà ra tha sa đà kê tệ phấn, tỳ địa dạ, già rị tệ phấn, giả đô ra, phược kỳ nễ tệ phấn|| bạt xà ra, câu ma rị, tỳ đà dạ, ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương, xoa kỳ rị tệ phấn|| bạt xà ra thương yết la dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca la dạ, ma ha mạt đát rị ca noa, nam mô sa yết rị đa dạ phấn|| bí sắt noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết la đàn trì duệ phấn, miệt đát rị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, già văn đồ duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bát rị duệ phấn|| a địa mục chất đa, ca thi ma xá na, bà tư nễ duệ phấn, diễn cát chất, tát đóa bà tả, ma ma ấn thố na ma ma tả ||❖|| đột sắt tra chất đa, a mạt đát rị chất đa|| ô xà ha ra, già bà ha ra, rô địa ra ha ra, bà sa ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thị bí đa ha ra, bạt lược dạ ha ra, càn đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả la ha ra, bà tả ha ra|| bát ba chất đa, đột sắt tra chất đa, lao đà ra chất đa|| dược xoa yết ra ha, ra sát sa yết ra ha, bế lệ đa yết ra ha, tỳ xá già yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn đồ yết ra ha, tất càn đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tát ma ra yết ra ha, trạch khư cách, đồ kỳ ni yết ra ha, rị phật đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá câu ni yết ra ha, lao đà ra, nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, càn độ ba ni yết ra ha|| thập phạt ra, yên ca hê ca, trụy đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra, bí sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tị để ca, thất lệ sắt mật ca, sa nễ bát đế ca, tát bà thập phạt ra, thất rô cát đế, mạt đà bệ đạt rô chế kiếm|| a ỷ rô kiềm, mục khư rô kiềm, yết rị đột rô kiềm, yết ra ha yết lam, yết noa du lam, đạn đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt ma du lam, bạt rị thất bà du lam, bí lật sắt tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạt tất đế du lam, ổ rô du lam, thường già du lam, hát tất đa du lam, bạt đà du lam, sa phòng áng già, bát ra trượng già du lam|| bộ đa bí đa đồ, đồ kỳ ni, thập bà ra, đà đột rô ca, kiến đốt lô cát tri, bà lộ đa tỳ, tát bát lô, ha lăng già|| du sa đát ra, sa na yết ra, tỳ sa dụ ca, a kỳ ni, ô đà ca, mạt ra bệ ra, kiến đa ra, a ca la, mật rị đốt|| đát liểm bộ ca, địa lật lạt tra, bí rị sắt chất ca, tát bà na câu la, tứ dẫn già tệ, yết ra rị dược xoa, đát ra sô, mạt ra thị, phệ đế sam, sa bệ sam|| tất đát đa bát đát ra, ma ha bạt xà rô, sắt ni sam, ma ha bát lại trượng kỳ lam|| dạ ba đột đà, xá dụ xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da, bàn đàm ca rô di, đế thù, bàn đàm ca rô di, bát ra tỳ đà, bàn đàm ca rô di|| đa điệt tha, án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra, bạt xà ra, đà rị, bàn đà, bàn đà nễ, bạt xà ra báng ni phấn, hổ hồng đô rô ung phấn, sa bà ha ||❖"Này Khánh Hỷ! Tất cả mười phương chư Phật đều sinh ra từ chương cú vi diệu bí mật của Đại Bạch Tản Cái Thần Chú được tuyên thuyết bởi Đức Phật vọt ra từ ánh sáng ở trên đỉnh đầu của Như Lai.Nhân bởi thần chú của tâm này nên mười phương Như Lai được thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Do mười phương Như Lai chấp trì thần chú của tâm này nên có thể hàng dẹp chúng ma và chế phục ngoại đạo.Do mười phương Như Lai nhờ vào thần chú của tâm này nên có thể ngồi trên tòa hoa sen báu và ứng thân đến khắp cõi nước nhiều như vi trần.Do mười phương Như Lai gìn giữ thần chú của tâm này nên có thể chuyển đại Pháp luân ở trong cõi nước nhiều như vi trần.Do mười phương Như Lai thọ trì thần chú của tâm này nên có thể xoa đỉnh thọ ký cho các chúng sinh trong các thế giới khắp mười phương.

Những chúng sinh chưa thành tựu quả vị ở các thế giới trong mười phương thì cũng nhờ ơn của chư Phật mà được thọ ký.Do mười phương Như Lai nương vào thần chú của tâm này nên có thể cứu tế chúng sinh khổ ách ở các thế giới trong mười phương, gồm có: địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh, mù điếc câm ngọng, nỗi khổ của oán ghét gặp nhau, nỗi khổ của yêu thương chia lìa, nỗi khổ của mong cầu không được, nỗi khổ của năm uẩn cháy phừng, và những việc xui xẻo hoặc lớn hay nhỏ.


Đồng thời chư Phật cũng giải thoát chúng sinh ra khỏi giặc cướp, đao binh, nạn vua, ngục tù, gió bão, lũ lụt, hỏa hoạn, và đói khát bần cùng.

Chư Thế Tôn chỉ ứng tâm niệm chú thì tất cả những việc không may đều tiêu tan.Do mười phương Như Lai thuở xưa đã tùy thuận thần chú của tâm này nên có thể ở trong bốn uy nghi mà phụng sự các vị Thiện Tri Thức, cúng dường như ý, và được chọn làm những vị đại Pháp Vương Tử ở trong Pháp hội của Như Lai nhiều như cát sông Hằng.Do mười phương Như Lai thực hành thần chú của tâm này nên có thể nhiếp thọ các chúng sinh hữu duyên và có thể làm cho những ai tu hành Nhị Thừa chẳng sinh kinh sợ khi nghe về tạng bí mật.Do mười phương Như Lai đã tụng niệm thần chú của tâm này nên được thành vô thượng giác, ngồi dưới cội Đạo thụ, và vào đại tịch diệt.Do mười phương Như Lai truyền dạy thần chú của tâm này nên có thể phó chúc Phật sự sau khi diệt độ, làm cho giáo Pháp trụ thế dài lâu, và những ai nghiêm trì giới luật tất sẽ được thanh tịnh.Nếu từ sáng đến tối chẳng gián đoạn và cũng không lặp lại văn từ, Ta liên tục nói về công đức của Đại Bạch Tản Cái Thần Chú được tuyên thuyết bởi Đức Phật vọt ra từ ánh sáng ở trên đỉnh đầu của Như Lai, thì dẫu cho trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng cũng chẳng thể cùng tận.Mật chú này cũng gọi là Thần Chú Được Tuyên Thuyết Từ Trên Đỉnh Đầu của Như Lai.Hàng Hữu Học các ông vẫn chưa dứt sạch luân hồi.

Tuy các ông đã phát tâm chí thành để trở thành bậc Ứng Chân, nhưng nếu không trì chú này mà ngồi Đạo Tràng và muốn thân tâm của mình lìa khỏi những việc ma, thì thật không có việc ấy.Này Khánh Hỷ! Nếu có chúng sinh ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà có thể dùng vỏ cây hoa, lá cây cọ, giấy trắng, hay bạch điệp mà biên chép thần chú này, rồi lưu giữ trong túi thơm.

Dẫu cho tâm trí của ai ám độn đi nữa và chưa có thể tụng niệm hay học thuộc thần chú, nhưng nếu mang túi thơm bên mình hoặc cất giữ ở trong nhà, thì phải biết suốt đời của người ấy sẽ không bị bất cứ loại độc nào mà có thể gây hại.Này Khánh Hỷ! Ta nay sẽ nói thêm cho ông biết về việc làm sao thần chú này có thể cứu hộ thế gian, giúp chúng sinh thoát khỏi sợ hãi kinh hoàng, và thành tựu trí tuệ xuất thế gian.Sau khi Ta diệt độ, nếu có chúng sinh nào ở vào thời Mạt Pháp mà có thể tự mình tụng niệm hoặc dạy bảo người khác tụng niệm thần chú này, thì phải biết những chúng sinh tụng trì thần chú như thế: lửa chẳng thể đốt họ, nước chẳng thể dìm họ, dẫu là thuốc độc mạnh hay nhẹ thì cũng không thể tổn hại họ, và như vậy cho đến tất cả chú thuật tà ác của trời rồng quỷ thần hay yêu tinh quỷ quái thì cũng đều chẳng thể khống chế họ.Khi tâm họ đã đắc chính định, mọi tố chất chế tạo từ chú thuật, bùa ngải trù ếm, thuốc độc trộn với vàng hay bạc, thảo mộc trùng xà, hay vạn vật độc khí, một khi những thứ ấy vào miệng của người đó thì đều sẽ thành vị cam lộ.

Tất cả yêu tinh ác độc và chúng quỷ thần oán tâm hại người đều chẳng thể khởi lòng ác.

Chướng ngại thần, các vị quỷ vương từng làm ác, và hàng quyến thuộc của họ, do đều thọ ân sâu của Phật đã hóa độ nên sẽ luôn thủ hộ người trì chú.Này Khánh Hỷ! Phải biết thần chú này luôn được 84.000 nayuta [na du ta] Hằng Hà sa ức chư Bồ-tát trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương hộ trì.

Mỗi vị đều có hàng kim cang chúng làm quyến thuộc và ngày đêm họ luôn đi theo để bảo vệ người trì chú.

Dẫu cho có chúng sinh nào với tâm tán loạn và thiếu chính định đi nữa nhưng nếu tâm họ nhớ nghĩ và miệng đọc chú, thì các vị Bồ-tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương cũng luôn đi theo hộ vệ.

Hà huống là các thiện nam tử đã phát khởi Đạo tâm kiên định.Lại nữa, các vị Bồ-tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương sẽ âm thầm chú tâm phát khởi thần thức của người trì chú.

Bấy giờ tâm của người ấy sẽ có thể nhớ lại rõ ràng mọi việc ở trong 84.000 Hằng Hà sa kiếp mà chẳng hề nhầm lẫn.

Từ đó về sau cho đến thân cuối cùng, đời đời họ sẽ không sinh làm quỷ tiệp tật, quỷ bạo ác, quỷ xú uế, quỷ cực xú uế, quỷ úng hình, quỷ hút tinh khí, hay quỷ đói, hoặc những loài chúng sinh xấu ác có hình, vô hình, có tưởng, hay vô tưởng.Các thiện nam tử nào đọc tụng hay biên chép thần chú, mang thần chú theo bên mình, hoặc an trí thần chú ở nơi thích hợp để làm những sự cúng dường, thì từ kiếp này đến kiếp khác, họ không sinh ở gia đình bần cùng hạ tiện hay ở nơi chẳng an vui.Giả sử các chúng sinh này không đích thân làm những việc phúc đức, mười phương Như Lai cũng sẽ chuyển công đức của mình cho người ấy.

Do vậy nên trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng, vô số kiếp, bất khả thuyết, bất khả thuyết, họ sẽ thường sinh cùng một nơi với chư Phật.

Vô lượng công đức của họ sẽ dày khít như chùm quả côm lá hẹp.

Họ sẽ ở cùng một nơi để huân tu Pháp lành và vĩnh viễn không rời xa chư Phật.Lại nữa, thần chú này có thể làm cho những người phá giới được phục hồi giới căn thanh tịnh, những ai chưa thọ giới sẽ được thọ giới, những ai chưa tinh tấn sẽ khiến họ tinh tấn, những ai vô trí tuệ sẽ được trí tuệ, những ai không thanh tịnh sẽ nhanh được thanh tịnh, và những ai chưa ăn chay trì giới thì sẽ tự mình thành tựu trai giới.Này Khánh Hỷ! Giả sử thiện nam tử đó đã phạm giới cấm trước khi thọ trì thần chú.

Sau khi trì chú, những tội phá giới của họ, chẳng kể là nặng hay nhẹ, sẽ đồng thời tiêu diệt.Giả sử những người ấy có thể đã uống rượu, ăn năm loại thực vật hôi nồng [: hành, hẹ, tỏi, củ kiệu, củ nén], hoặc dùng đủ mọi thức ăn bất tịnh, nhưng hết thảy chư Phật, chư Bồ-tát, kim cang thần, thiên chúng, tiên nhân, và quỷ thần sẽ không xem đó là lỗi lầm.

Hoặc giả sử những người ấy mặc quần áo rách nát đi nữa, nhưng mọi việc làm của họ đều vẫn thanh tịnh.Dẫu cho họ không kiến lập pháp đàn, không vào Đạo Tràng, và cũng không hành Đạo đi nữa, nhưng nếu họ tụng trì chú này thì công đức cũng giống như đã vào đàn tràng để hành Đạo--không chút sai khác.Hoặc giả sử những người ấy đã tạo năm trọng tội ngỗ nghịch và lẽ ra phải đọa Địa ngục Vô Gián, hoặc họ là những vị Bhikṣu phạm bốn giới nghiêm trọng đáng bị trục xuất, hoặc họ là những vị Bhikṣuṇī phạm tám giới nghiêm trọng đáng bị trục xuất, nhưng một khi tụng chú này xong, các nghiệp trọng như thế thảy đều tiêu diệt đến sợi lông tơ cũng chẳng còn, tựa như cơn gió lốc thổi tan bãi cát.Này Khánh Hỷ! Giả sử có những chúng sinh ở đời hiện tại hay ở đời trước mà chưa từng sám hối tất cả tội chướng nặng nhẹ đã tạo từ vô lượng vô số kiếp cho đến nay, nhưng nếu họ có thể đọc tụng, biên chép, mang thần chú theo bên mình, hoặc an trí thần chú ở nơi cư trú--trong nhà, khu vườn, hay quán trọ, thì những nghiệp tội tích tập của họ sẽ tan rã như tuyết bị nấu chảy.

Không lâu sau đó, họ đều sẽ chứng đắc Vô Sinh Nhẫn.Lại nữa, Khánh Hỷ! Giả sử có người nữ nào không con và cầu mong con cái, nếu họ có thể chí tâm tụng thuộc lòng thần chú hoặc có thể mang Đại Bạch Tản Cái Thần Chú này ở bên mình, thì sẽ sinh con cái với phúc đức trí tuệ.

Hoặc những ai mong sống lâu thì sẽ được sống lâu.

Hoặc những ai mong kết quả mỹ mãn thì sẽ nhanh được viên mãn.

Cho đến thân mạng và sắc lực thì cũng lại như vậy.

Sau khi mạng chung, họ sẽ tùy theo ước nguyện mà vãng sinh về các quốc độ trong mười phương và nhất định sẽ không sinh ở chốn biên địa hạ tiện.

Hà huống là sinh vào hàng tạp loại chúng sinh.Này Khánh Hỷ! Giả sử ở bất kỳ nơi đâu, hoặc ở xóm làng, tỉnh huyện, hay trong quốc gia nào mà gặp nạn đói kém, bệnh dịch, đao binh, giặc cướp, đấu tranh, cùng đủ mọi ách nạn khác xảy ra, thì hãy biên chép thần chú này và an trí ở bốn cổng thành, các ngôi tháp, hoặc treo lên cờ xí.

Hãy chỉ dạy tất cả dân chúng ở trong quốc gia đó phải nghênh tiếp, cung kính lễ bái, và nhất tâm cúng dường thần chú này.

Hãy chỉ dạy mỗi công dân ở đó nên mang theo thần chú bên mình hoặc an trí trong nhà.

Như thế mọi tai ách thảy đều tiêu diệt.Này Khánh Hỷ! Trong quốc gia nào hoặc ở bất kỳ nơi đâu mà có chúng sinh tùy thuận chú này, trời rồng sẽ hoan hỷ, mưa gió thuận hòa, ngũ cốc chín rộ, và muôn dân an lạc.

Thần chú này cũng lại có thể ngăn chặn tất cả tai chướng được thấy qua sự biến đổi quái dị xấu ác của tinh tú ở mỗi phương xứ.

Dân chúng sẽ không bị chết yểu, chẳng bị gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, ngày đêm ngủ nghỉ an lành, và không hề gặp ác mộng.Này Khánh Hỷ! Ở Thế giới Kham Nhẫn có 84.000 tinh tú báo hiệu cho tai biến xấu.

Trong số đó có 28 đại tinh tú là báo hiệu cho điềm xấu nhất.


Và trong đó lại có tám đại tinh tú là báo hiệu cho điềm xấu cực kỳ.

Chúng hiện ra đủ mọi hình thù, và có thể phát sinh đủ mọi tai ương khác lạ khi xuất hiện ở thế gian.

Tuy nhiên, nếu ở nơi nào mà có thần chú này thì trong vòng 12 yojana [dô cha na] sẽ trở thành chỗ kết giới, mọi tai ương điềm xấu thảy đều diệt trừ và vĩnh viễn không thể lọt vào.Cho nên Như Lai đã tuyên thuyết thần chú này là để bảo hộ những hành giả mới tu học ở vào đời vị lai, hầu giúp họ vào chính định, thân tâm an nhiên, và được an ổn tự tại.

Lại nữa, họ sẽ không bị tất cả chúng ma quỷ thần cùng oán thù tai ương ở đời trước và nghiệp vay nợ thuở xưa từ vô thỉ đến não hại.Giả sử ông và các vị Hữu Học cùng những hành giả ở vào đời vị lai y theo cách kiến lập đàn tràng mà Ta đã dạy và trì giới đúng như giáo Pháp, lại được thọ giới từ vị Tăng thanh tịnh, và cũng trì chú này với lòng không sinh nghi ngờ hay hối tiếc, nếu như thiện nam tử này ở ngay tại thân do cha mẹ sinh ra mà tâm chẳng thông đạt, thì tức là mười phương Như Lai đã vọng ngữ."❖Khi nói lời ấy xong, vô lượng trăm nghìn kim cang thần ở trong chúng hội đồng một lúc chắp tay và đỉnh lễ ở trước Phật, rồi thưa với Phật rằng:"[Thưa Thế Tôn!] Tùy thuận như lời dạy của Phật, chúng con sẽ thành tâm bảo hộ những vị tu Đạo như thế."Lúc bấy giờ Phạm Vương, Năng Thiên Đế, và Tứ Đại Thiên Vương cũng đồng một lúc đỉnh lễ ở trước Phật, rồi thưa với Phật rằng:"[Thưa Thế Tôn!] Nếu có những người thiện nào tu học như thế, chúng con sẽ tận tâm chí thành bảo hộ và khiến cho việc làm của họ ở trong đời hiện tại sẽ như ước nguyện."Lại có vô lượng đại tướng tiệp tật, chúa quỷ bạo ác, chúa quỷ úng hình, chúa quỷ hút tinh khí, chướng ngại thần, cùng các đại quỷ vương khác cũng chắp tay và đỉnh lễ ở trước Phật, rồi thưa rằng:"[Thưa Thế Tôn!] Chúng con cũng phát thệ nguyện để hộ trì những người ấy và làm cho Đạo tâm của họ nhanh được viên mãn."Lại có vô lượng Nhật Thiên Tử, Nguyệt Thiên Tử, phong thiên, vũ thiên, vân thiên, lôi thiên, điện thiên, và những vị khác như thế, cùng với những vị quan trời niên tuế tuần tra và hàng quyến thuộc cũng ở trong Pháp hội, họ đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi thưa với Phật rằng:"[Thưa Thế Tôn!] Chúng con cũng sẽ bảo hộ những người tu hành này, làm cho Đạo Tràng bình an và họ sẽ không phải sợ bất cứ điều gì."Lại có vô lượng thần núi, thần biển, muôn chúng thần linh của vạn vật đi trên đất, bơi trong nước, hay bay giữa trời, cùng với chúa thần của gió và các vị trời từ cõi vô sắc, cũng đồng một lúc cúi đầu ở trước Như Lai, rồi thưa với Phật rằng:"[Thưa Thế Tôn!] Chúng con cũng sẽ bảo hộ các vị tu hành này để họ vĩnh viễn không có những việc ma và nhanh được thành Đạo."Bấy giờ 84.000 nayuta Hằng Hà sa ức chư Bồ-tát trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương đang ở giữa đại hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi thưa với Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Tương tự như các vị khác tu hành công đức, từ lâu chúng con đã giác ngộ nhưng lại không chọn vào tịch diệt.

Trái lại, chúng con luôn đi theo để cứu hộ những ai chân chính tu hành môn chính định của thần chú này ở vào thời Mạt Pháp.Thưa Thế Tôn! Những ai tu tâm để cầu chính định như thế, hoặc họ ở tại Đạo Tràng, hoặc đang đi trên đường, và cho đến tâm tán loạn khi dạo qua xóm làng, thì quyến thuộc chúng con cũng sẽ luôn tùy tùng để bảo vệ người ấy.

Dẫu cho ma vương ở trời Tha Hóa Tự Tại thường mãi tìm cách để trục lợi từ họ thì vĩnh viễn chẳng thể được.

Trong vòng mười yojana, hàng tiểu quỷ thần không thể đến gần những người thiện này--duy trừ họ đã phát khởi Đạo tâm và vui thích tu thiền định.Thưa Thế Tôn! Nếu những ác ma như thế hoặc hàng quyến thuộc của ma mà muốn đến xâm hại hay quấy nhiễu người hiền lương này, chúng con sẽ vung chày báu đập nát đầu của chúng ra thành như các hạt vi trần.

Chúng con cũng luôn giúp mọi việc làm của người ấy sẽ như ước nguyện."❖Lúc ấy ngài Khánh Hỷ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi bạch Phật rằng:"Chúng con ngu độn, chỉ thích đa văn, và vẫn ở trong các tâm hữu lậu mà chẳng mong ra khỏi.

Nhờ lời dạy từ bi của Phật nên chúng con mới tu hành chân chính, thân tâm an nhiên, và được lợi ích lớn lao.Bạch Thế Tôn! Giả sử có người tu chứng chính định của Phật như thế nhưng vẫn chưa đạt đến tịch diệt.

Sao gọi là giai đoạn của trí tuệ khô? 44 giai đoạn mà tâm lần lượt trải qua để đạt đến mục đích tu hành là những gì? Ở giai đoạn nào thì gọi là vào trong Mười Địa? Sao gọi là Bồ-tát ở giai đoạn Đẳng Giác?"Khi nói lời ấy xong, ngài cúi đầu đỉnh lễ sát đất.

Đại chúng cũng nhất tâm chờ đợi âm thanh từ bi của Phật và chiêm ngưỡng không nháy mắt.Lúc bấy giờ Thế Tôn ngợi khen ngài Khánh Hỷ rằng:"Lành thay, lành thay! Các ông đã có thể rộng vì đại chúng cùng tất cả chúng sinh ở vào thời Mạt Pháp, là những vị tu chính định và cầu Pháp Đại Thừa, mà hỏi Ta chỉ ra con đường tu hành chân chính vô thượng để dẫn họ từ giai đoạn phàm phu cho đến vào đại tịch diệt sau cùng.

Ông nay hãy lắng nghe! Ta sẽ thuyết giảng cho ông."Tôn giả Khánh Hỷ cùng đại chúng chắp tay với tâm khai mở và yên lặng chờ đợi giáo huấn.Đức Phật bảo:"Này Khánh Hỷ! Phải biết rằng diệu tính viên minh lìa mọi danh tướng và nó vốn không có thế giới hay chúng sinh.

Nhân bởi hư vọng mà có sinh khởi và nhân bởi sinh khởi mà có diệt mất.

Sinh diệt là hư vọng.

Một khi hư vọng diệt trừ thì đó là chân thật.

Sự xoay chuyển để trở về chẳng hai này gọi là tuệ giác vô thượng của Như Lai, là đại tịch diệt.Này Khánh Hỷ! Ông nay muốn tu hành chính định chân chính để thẳng đến đại tịch diệt của Như Lai, thì trước tiên phải hiểu nhân của hai loại điên đảo: đó là chúng sinh và thế giới.

Khi điên đảo không sinh thì chính định chân thật của Như Lai sẽ hiện ra.Này Khánh Hỷ! Sao gọi là điên đảo về chúng sinh?Này Khánh Hỷ! Do vì giác tính của chân tâm là sự hiểu biết viên minh và nhân bởi sự hiểu biết này phát sinh một tính khác, rồi từ tính đó sinh ra một vọng kiến.

Do vậy từ trong bổn giác hoàn toàn chẳng có gì mà cứu cánh thành có gì.

Mọi thứ từ cái có này đều không dựa ở bất cứ nhân nào.

Chỗ nương trụ và tướng trụ của nó hoàn toàn vốn chẳng có căn gốc.

Mặc dầu chỗ trụ của nó vốn không có căn gốc, nhưng thế giới và các chúng sinh lại được kiến lập.Sự mê muội về bổn giác viên minh là sinh bởi hư vọng.

Tính của hư vọng này chẳng có tự thể và nó không có chỗ y tựa.

Giả sử như muốn trở về tính chân, nhưng cái muốn cho sự chân thật đó đã chẳng phải là chân thật rồi.

Tính của Chân Như không phải là một chân thật mà có thể mong cầu để trở về.

Khi uyển chuyển như thế sẽ trở thành phi tướng, rồi phi sinh, phi trụ, phi tâm, và phi pháp sẽ triển chuyển phát sinh.

Từ năng lực của sinh phát khởi hiểu biết.

Khi huân tập sẽ trở thành nghiệp.

Nghiệp tương đồng sẽ thu hút với nhau.

Nhân bởi có nghiệp cảm nên tương sinh tương diệt.

Bởi vậy mới có điên đảo về chúng sinh.Này Khánh Hỷ! Sao gọi là điên đảo về thế giới?Do từ cái có mà hư vọng sinh khởi phần này đoạn kia.

Nhân đó mà ranh giới thành lập.

Nó không dựa vào nhân nào hoặc làm nhân dựa cho thứ gì, không trụ hoặc có chỗ nào của trụ, và chỉ có đổi dời không ngừng.

Nhân đó mà thế giới thành lập.

Do ba đời và bốn phương của thế giới hòa hợp tương giao nên chúng sinh biến hóa và trở thành một trong 12 thể loại.Cho nên thế giới nhân bởi dao động mà có âm thanh.


Nhân bởi âm thanh mà có hình sắc.

Nhân bởi hình sắc mà có mùi hương.

Nhân bởi mùi hương mà có xúc chạm.

Nhân bởi xúc chạm mà có vị nếm.

Nhân bởi vị nếm mà biết pháp trần.

Do vì sáu loại vọng tưởng rối ren này nên hình thành nghiệp tính và 12 thể loại chúng sinh phải chịu luân chuyển.Do vì có sắc thanh hương vị xúc pháp ở thế gian nên chúng sinh tiếp nối sinh ra ở trong 12 thể loại và kết thành một vòng tròn.

Do bởi cưỡi ở trên tướng điên đảo của luân chuyển này nên thế giới mới có chúng sinh sinh ra từ trứng, sinh ra từ bào thai, sinh ra từ ẩm ướt, hoặc sinh ra từ biến hóa.

Có chúng sinh có sắc, vô sắc, có tưởng, vô tưởng, chẳng phải có sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hoàn toàn có tưởng, hay chẳng phải hoàn toàn vô tưởng.❖[1] Này Khánh Hỷ! Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do hư vọng nên sinh khởi điên đảo từ dao động, rồi nó hòa hợp với tinh khí và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để bay hoặc bơi.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh sinh ra từ trứng.

Đó là cá, rùa, hay rắn và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[2] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do tạp nhiễm nên sinh khởi điên đảo từ ái dục, rồi nó hòa hợp với chất sinh sản và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để đứng thẳng hoặc đứng ngang.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh sinh ra từ bào thai.

Đó là con người, thú vật, rồng hay tiên và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[3] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do chấp trước nên sinh khởi điên đảo từ thú hướng, rồi nó hòa hợp với ấm áp và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để di chuyển nhanh lẹ.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh sinh ra từ ẩm ướt.

Đó là những loài sâu bọ và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[4] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do biến đổi nên sinh khởi điên đảo từ giả mượn, rồi nó hòa hợp với xúc chạm và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để thay mới bỏ cũ.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh sinh ra từ biến hóa.

Đó là những loài lột xác biết bay hoặc bò và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[5] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do ngăn ngại nên sinh khởi điên đảo từ chướng ngại, rồi nó hòa hợp với chấp trước hiển thị và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để sáng chói.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh có sắc.

Đó là những loài phát quang cho điềm tốt hay xấu và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[6] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do tiêu tán nên sinh khởi điên đảo từ nghi ngờ, rồi nó hòa hợp với u ám và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để ẩn tàng.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh vô sắc.

Đó là chúng sinh ở Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, hoặc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[7] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do ảnh tượng giả tạo nên sinh khởi điên đảo từ bóng hình, rồi nó hòa hợp với ký ức và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để giấu kín.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh có tưởng.

Đó là quỷ thần yêu tinh ma quái và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[8] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do ám độn nên sinh khởi điên đảo từ si mê, rồi nó hòa hợp với ngu đần và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để khô héo.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh vô tưởng.

Tinh thần của chúng hóa thành đất, gỗ, kim loại, hay đá và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[9] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do phụ thuộc lẫn nhau nên sinh khởi điên đảo từ hư ngụy, rồi nó hòa hợp với nhiễm ô và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để cộng sinh.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh chẳng phải có sắc.

Chúng bao gồm nhiều loài khác nhau, như là hải quỳ phải nương con tôm để thấy và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[10] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do giao tiếp nên sinh khởi điên đảo từ bổn tính, rồi nó hòa hợp với chú thuật và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để bị hô triệu.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh chẳng phải vô sắc.

Đó là những chúng sinh bị chú thuật trù ếm và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[11] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do hư vọng họp hội nên sinh khởi điên đảo từ giả dối, rồi nó hòa hợp với dị biệt và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để thay thế.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh chẳng phải hoàn toàn có tưởng.

Đó là giống ong thắt lưng nhỏ, hoặc những loài phát triển thân mình ở các loài khác, và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.[12] Nhân bởi chúng sinh luân hồi ở trong thế giới do oán hại nên sinh khởi điên đảo từ giết hại, rồi nó hòa hợp với quái ác và tạo thành 84.000 loài loạn tưởng để ăn thịt cha mẹ.

Cho nên mới có giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng sinh chẳng phải hoàn toàn vô tưởng.

Đó là những loài như: con kiêu bám đất sinh con, chim phá kính đẻ trứng trong quả của cây độc để giữ con của nó.

Khi con của chúng to lớn, nó lại ăn thịt cha mẹ mình, và chủng loại của chúng đầy khắp thế giới.Đây là 12 thể loại chúng sinh."Kinh Đại Phật Đỉnh Cứu Cánh Kiên Cố và Mật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Hết quyển 7☸ CHÚ THÍCH① Phần chú ngữ được chia làm ba cách đọc.

Hành giả hãy tùy ý chọn một.❁ namas tathāgatāya ...!Phần chú ngữ với âm tiếng Phạn.❁ nam mác, ta tha ga ta da, ...!Phần chú ngữ với âm tiếng Việt được phiên âm trực tiếp từ âm tiếng Phạn.❁ nam mô tát đát tha, ...!Phần chú ngữ với âm tiếng Việt trong bản cổ văn.Dịch sang cổ văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 5/8/2016 ◊ Cập nhật: 29/7/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnMātaṅga: ma tân gaBhikṣu: bíc suBhikṣuṇī: bíc su ninayuta: na du tayojana: dô cha na.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương