Đại Mạc Thương Lang
-
Quyển 1 - Chương 40: Sương giá
Ảnh hưởng của lớp
sương mù khiến ban đầu chúng tôi cứ tưởng không gian bên ngoài phòng sắt rất rộng. Sở dĩ có cảm giác đó là do khoảng cách nhìn không được xa,
không thể nhìn thấy điểm cuối của luồng sáng, tôi và Vương Tứ Xuyên run
lập cập đi men theo tấm lưới sắt mà chúng tôi đã đi qua lúc trước, đi
được một đoạn thì nhìn thấy cánh cửa sắt của căn buồng số hai.
Vương Tứ Xuyên vừa đến liền tập trung chú ý vào những cái bóng đen sì ở trong những khối băng bên trong cái hố xi măng, cậu ta dừng lại định chiếu đèn để xem cái bóng kia là cái gì, thế nhưng những lớp băng đó khá đục, lại thêm có lớp sương mù che phủ nên chúng tôi không thể nhìn rõ vật bên trong lớp băng là cái gì.
Tôi vừa đi vừa xem, lần này xem xét kĩ càng hơn lúc mới đến, trong lòng vẫn băn khoăn không hiểu rốt cuộc quân Nhật đã làm gì ở đây. Nhiệt độ ở đây rất lạnh, chắc chắn lạnh hơn nhiệt độ dưới nước, tôi khẳng định ở đây có máy nén khí lạnh. Hồi đó chưa có khái niệm tủ lạnh, máy nén khí lạnh thường được dùng trong kho lạnh chứa hàng, nơi này rất giống một cái kho lạnh bảo quản đồ.
Vương Tứ Xuyên bảo tôi đi vào phần đường gờ nổi lên thoai thoải trên bức tường của hố xi măng, đường gờ này chạy thẳng vào trong khối sương mù, tôi phải giữ thăng bằng khi đi trên nó nhưng cảm giác dưới chân chân thực hơn đi trên mặt băng nhiều. Lúc mới đi trên đó, tôi phải giữ thăng bằng giống như đi trên tấm lưới sắt, phải đi chậm chậm từng bước, cứ thế tiến sâu vào đám sương mù.
Việc rời tấm lưới chắn ở bên dưới khiến tôi có cảm giác chông chênh, bởi vật đó giống như là sợi giây sinh mệnh của tôi, rời xa nó khiến tôi có cảm giác bất ổn.
Thời gian dường như kéo dài đến vô tận, có thể vì lúc đó rất lạnh, hoặc do tôi quá căng thẳng, phải tập trung tinh thần để đi trên đó, chúng tôi đi rất chậm, chúng tôi cũng không biết mình đã đi hết bao lâu, chỉ cảm thấy con đường sao dài quá, sương mù xung quanh đặc quánh, nhiệt độ lại rất lạnh, chúng tôi không thể nói chuyện gì.
Tôi cứ thế không nói gì với Vương Tứ Xuyên, một lúc sau bỗng cảm thấy hoang mang.
Cuối cùng Vương Tứ Xuyên dừng lại, kì thực cậu ta đi ngay sau tôi, nghe tiếng gọi tôi cũng dừng lại. Lúc đó, tôi mới phát hiện ra bên trong đám sương mù xuất hiện từng hàng bóng đen rất to, cao tầm nửa thân người. Chúng tôi đi nhanh đến đó, mau chóng nhận ra rằng đây chính là điểm cuối, những chiếc bóng đó là cỗ máy mà tôi cũng không biết là loại máy gì đang dựng ở bức tường, bông tuyết đóng đầy bên ngoài. Nhiều đường ống vươn ra từ thân máy, chọc xuống cả bên dưới đám báng ở trong hố bê tông.
Phía trên những cỗ máy đặt rất nhiều biển ký hiệu, Vương Tứ Xuyên cầm mấy tấm lên gõ cho lớp băng bám bên ngoài rơi ra thì phát hiện thấy trên đó viết toàn con số, đại loại như: “Lạnh - 03 - A”, biển ký hiệu xếp thành một hàng dài. Trên đường ống cũng in những dãy số khá phức tạp, dường như giải thích rằng đường ống nào có trách nhiệm làm lạnh cái hố này.
Tôi đoán, nơi này đang dùng máy nén khí lạnh, chúng tôi lại đi tiếp, cảm giác ở đây lạnh không thể chịu nổi, chẳng mấy chốc, hai hàm răng của tôi đã va vào nhau lộp cộp.
Đi vài bước nữa, chúng tôi lại thấy một cánh cửa lớn ở trên bức tường xi măng, nó cũng có then cài, một thanh sắt dày sụ chèn ở giữa, trên cửa bám đầy bông tuyết. Vương Tứ Xuyên đá vào nó mấy cái, cánh cửa vẫn sừng sững không chuyển, xem ra nó rất dày, tôi nhìn kĩ thấy khá quen thuộc, thế nhưng lúc đó không nhớ ra đã gặp ở đâu. Cho đến lúc Vương Tứ Xuyên cào mấy miếng băng tuyết bên trên nó ra, mấy chữ bên trong lộ ra tôi mới sực nhơ lại.
Trên cánh cửa có in mấy chữ số rất to: “Chiến lược - 53”
Nó giống hệt cánh cửa chúng tôi đã đào thấy bên dưới bãi đá ở chỗ dòng sông ngầm mà lúc ấy có người đã đoán phía sau nó là kho chứa đạn dược.
Tôi nghĩ bụng lẽ nào đằng sau cánh cửa này cũng là kho chứa đạn? Nhưng sau đó lại nghĩ không thể nào có chuyện đó.
Thật may, cánh cửa mở ra một khe vừa đủ một người lách qua, cánh cửa bị kết đông lại thành một khối với lớp tường bê tông dày bên trên, phần trục bánh xe xoay để mở cửa bị đóng từng tảng băng tuyết dày cộp, có muốn đẩy rộng cánh cửa ra cũng không thể.
Tôi hít một hơi rồi cùng với Vương Tứ Xuyên lách người qua cửa như cá lách lưới, nhiệt độ phía trong cánh cửa cao hơn ở bên ngoài một chút, nhưng lớp sương mù lại dày đặc hơn, đi vài bước vào trong, tôi cảm thấy mọi thứ có vẻ ổn hơn. Chúng tôi tập trung quan sát, sau cánh cửa là một con đường rất cao được lót bằng thép tấm, bề mặt của nó bằng phẳng hơn nhiều so với bên ngoài cửa, nó rộng khoảng năm mét, chắc đây là con đường chuyên dụng cho việc vận chuyển đồ vật nặng. Chúng tôi đi sâu vào bên trong, mùi hoen rỉ của sắt thép bốc lên nồng nặc, cảm giác dưới chân chông chênh không vững.
Lối đi không biết dẫn tới đâu, phía trước tối mò mò, ánh đèn chiếu đi mất hút vào bóng đêm khiến tôi cảm thấy rờn rợn, tôi lưỡng lự không biết nên đi tiếp hay quay lại, nhưng đúng lúc đó Vương Tứ Xuyên phát hiện ra điều gì đó, cậu ta gọi tôi và chỉ tay lên tường. Tôi quay lại chiếu đèn lên, thì nhìn thấy rất nhiều vết tay người bám làm mòn lớp rỉ trên tường đi, các dấu vết để lại rất rõ, lớp rỉ sắt rơi xuống đầy mặt sàn. Chúng tôi cũng thấy dấu chân người đầy trên sàn, lại là dấu chân của hai người.
Vết chân này khá mới, tôi lập tức tỉnh táo hẳn, xem ra chúng tôi đã lần ra dấu vết của Viên Hỷ Lạc và Trần Lạc Hộ.
Chúng tôi đi thật nhanh theo dấu bước chân để lại, cứ thế đi sâu vào con đường phía trước, đồng thời liên tục soi đèn ra xung quanh đế không bỏ lỡ chi tiết nào, chạy được một lúc bằng thời gian hút hết nửa điếu thuốc, cuối cùng chúng tôi cũng ra khỏi con đường đó, đến một cái bục khá bằng phẳng, rộng rãi.
Không gian bên dưới bục rất thoáng đãng, thành bục tương đối cao, có thể thấy cả thanh dầm ngang vừa mới dựng. Tôi giật mình khi nhìn xuống bên dưới, hình như có một chiếc cần cẩu rất to đậu trên hai bờ đường ray sắt, nhìn xa trông giống như hai vết sẹo khổng lồ.
Chúng tôi trèo xuống thang sắt dựng bên cạnh cái bục để xuống chỗ xe cẩu, chui xuống dưới mới thấy rõ chiếc cần cẩu thực sự rất to, máy móc chất đầy hết đống này đến đống khác ở trên sàn, bên trên phủ những tấm bạt cũ nát bám đây bụi, đầu cần trục vẫn còn treo cái móc cẩu hạng nặng. Chiếc cần trục nằm đây đã hơn hai mươi năm, nhưng nhìn vẫn như mới, chí ít là không thấy mùi rỉ sắt xộc lên.
Sau đó tôi mới phát hiện dưới chân tường cài đặt hệ thống hút khí, rõ ràng một vài cái trong số đó vẫn vận hành tốt trong suốt hai mươi năm qua, khiến cho không khí nơi đây vẫn được duy trì ở mức khô ráo, sạch sẽ.
Chúng tôi bấm đèn pin, bắt đầu mò mẫm tìm kiếm.
Ở vùng Đông Bắc này chẳng còn lưu giữ bao nhiêu công trình kiến trúc hoàn chỉnh do người Nhật Bản xây dựng, bởi họ đã phá hủy hầu hết các công trình trước khi rút quân, nhưng ở đây thì khác, toàn bộ kiến trúc còn tồn tại gần như nguyên vẹn. Lẽ nào người Nhật Bản đã rút đi quá vội?
Chẳng bao lâu sau, tôi phát hiện trên tường dán rất nhiều giấy, thoạt nhìn trông chúng khá giống bản đồ vệ tinh thời kỳ “Đại nhảy vọt”[1] nhưng quan sát kỹ thì thấy đó là những bảng kế hoạch viết bằng chữ Nhật, ngoài ra còn có hàng loạt sơ đồ kết cấu khác mà tôi không hiểu, tấm bìa đã mốc meo, đôi chỗ bị bục, ngả vàng, chạm vào là rơi lả tả.
[1] Đại nhảy vọt là kế hoạch xã hội và kinh tế của nước CHND Trung Hoa được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại.
Tôi không dám mạnh tay, chỉ chiếu đèn vào xem, dõi mắt về phía trước thấy có vài bức tranh cổ động chiến tranh và mấy tẩm ảnh đen trắng kẹp ở giữa.
Tôi bảo Vương Tứ Xuyên chắc chắn đây là nơi lắp ráp máy bay Shinzan, hồi trước muốn chuyển máy bay xuống nơi này, có lẽ người ta phải tháo rời chúng ta thành các bộ phận nhỏ, công việc lắp ráp lại chiếc máy bay hẳn phải tốn cả mấy tháng trời. Trong điều kiện môi trường thế này, các linh kiện cần được bảo dưỡng thường xuyên, phải tra dầu, sau đó lắp ráp thành các bộ phận lớn hơn như máy khởi động, cánh máy bay...
Tuy tôi vẫn chưa rõ chỗ sơ đồ kết cấu kia có phải bản vẽ cấu tạo của chiếc Shinzan hay không, thế nhưng diện tích của nơi này cộng thêm số máy móc thiết bị có thể chứng minh cho phán đoán của tôi.
Vương Tứ Xuyên đáp: “Muốn đưa được chỗ máy móc này lên trên chắc chắn phải cần một chiếc thang máy cực lớn, chúng ta phải đi tìm nó, biết đâu đó chính là đường để thoát khỏi nơi này.”
Thế là chúng tôi vừa đi vừa tìm kiếm, đến một chỗ khác, trên tường có mắc một thứ khiến chúng tôi phải chú ý, đó là một tấm bảng gỗ, bên trên có dán rất nhiều ảnh đen trắng, to có, nhỏ có, chụp chung hay chụp riêng từng người đều có cả, tất cả đều mặc bộ quân phục của lính Nhật mà chúng tôi hay nhìn thấy trên phim ảnh, khuôn mặt ai cũng nở nụ cười rạng rỡ, số ảnh này dường như được chụp nhân dịp lễ tết nào đó của họ ở dưới lòng đất này. Tôi không hiểu cái bảng gỗ này có ý nghĩa gì với họ, thế nhưng trong số đó có một bức ảnh khiến tôi đặc biệt chú ý.
Đó là bức ảnh chụp mười mấy công nhân khổ sai Trung Quốc thân hình gầy guộc như que củi, họ đang kéo một vật gì đó từ dưới nước lên, một nửa hãy còn chìm trong làn nước, trông đen sì sì như đàn mực, một tên lính Nhật đứng bên cạnh giám sát, bức ánh rất mờ nên tôi không thể nhận ra mấy người đó đang kéo thứ gì.
Tôi đang định gọi Vương Tứ Xuyên đến xem, thì đúng lúc ấy cậu ta lại gọi tôi. Vương Tứ Xuyên đã đi trước một đoạn xa, cậu ta đang cố kéo một tấm vải bạt phủ trên đống máy móc ra, thái độ rất khác thường.
Tôi vội đi đến chỗ đó, Vương Tứ Xuyên đã kéo tấm bạt ra được một nửa, tôi nhìn thấy bên dưới tấm bạt có một cánh tay người xám ngoét.
Tấm bạt được kéo lên hết, một cảnh tượng vô cùng thảm thương hiện ra trước mắt, bên dưới tấn bạt là những đoạn cọc sắt và các cọc bê tông, một xác người mặc bộ quần áo của lính khảo sát bị kẹt vào giữa hai cái cọc sắt, khi chúng tôi lôi cái xác ra, phát hiện cái xác đã bị đông cứng như một tảng đá lạnh, có lẽ do nhiệt độ ở dưới này quá thấp. Chắc chắn người này đã chết được một thời gian khá lâu.
Lật ngửa tử thi lên, tôi thấy đó là một gương mặt hoàn toàn xa lạ, nét mặt lúc chết thể hiện nỗi kinh hoàng tột độ, hai mắt trợn tròn cảm giác như con ngươi sắp bật ra đến nơi, đây lại là khuôn mặt của một thanh niên trẻ tuổi. Tôi không nhận ra anh ta liệu có phải một trong bốn đồng đội lạ mặt được đưa vào cùng đợt với chúng tôi hay không, nhưng sau khi quan sát thật kỹ, tôi đoán khả năng tử thi ấy là đồng đội của Viên Hỷ Lạc. Phát hiện thêm cái xác này đồng nghĩa với việc chúng tôi đã tìm được ba thành viên trong đội, hai người đã chết, một người bị điên, còn những người khác, không biết bây giờ họ ở nơi nào?
Bất luận thế nào, phát hiện thêm một đồng đội hi sinh khiến tâm trạng của tôi trở nên vô cùng buồn bã, điều quan trọng hơn là đồng chí này còn quá trẻ, tôi cảm thấy đó là gương mặt của một người chưa từng được trải qua những giây phút hưởng thụ hạnh phúc của đời người, điều đó thật bất công.
Trái ngược với tôi, Vương Tứ Xuyên không hề biểu lộ cảm xúc đau thương, người dân tộc Mông Cổ như cậu ta có cái nhìn rất cởi mở với cái chết. Mặc dù cậu ấy luôn nhận định mình là người theo quan điểm duy vật biện chứng, nhưng thực tế chúng tôi thấy cậu ấy là một người Mông Cổ thuần khiết, ngựời Mông Cổ luôn cho rằng cái chết chính là lời vẫy gọi của sự sống trên thiên đàng, chết là được trở về với thảo nguyên bao la của sói xám và hươu trắng.
Chọn cách siêu thoát như thế không hẳn là không hay, về sau, có lần tôi đã thảo luận với cậu ấy về điều này, tôi bảo với cậu ấy rằng khi con người coi cái chết chính là hình thức siêu thoát, có nghĩa là anh càng phải đối xử vô tình hơn với quân địch. Tướng Thành Cát Tư Hãn trên quê hương cậu cũng chưa từng chùn tay trước cái chết của quân thù, chắc có lẽ trong đầu ông ta nhận thấy phải tự mình ra tay đưa đám người yếu đuối này tới thiên đường. Nhưng nghe tôi nói vậy, cậu ấy lại phản bác, Thành Cát Tư Hãn không hề coi cái chết là siêu thoát, bởi thực tế ông ta là kẻ nhát chết nhưng lại ra tay giết người như rạ, cậu ta bảo quan điểm của tôi không vững, cứ như thế thì siêu thoát chẳng hay ho gì.
Máu trên thi thể máu đã đông cứng, thấm ra cả nửa người, Vương Tứ Xuyên cảm thấy có gì đó khác thường, chúng tôi liền cời tấm áo cũng cứng đơ của tử thi ra, lúc đó mới phát hiện trên người nạn nhân có hai lỗ thủng đầy máu to cỡ bằng ngón tay cái, da bị lật lên. Là một quân nhân, chúng tôi thấy vết thương kia quá quen thuộc, đó là hai vết đạn.
Cậu ta bị bắn chết!
Gương mặt đen sạm của Vương Tứ Xuyên trở nên trắng bệch, sự việc này quá bất thường, nếu là một nguyên nhân bất kì khác dẫn tới cái chết của người này, thì chúng tôi còn cho là bình thường, bởi vì công việc khảo sát hang động cùng với môi trường phức tạp ở đây khó tránh khỏi những tai nạn dẫn đến chết người, đặc biệt là những cậu lính mới chập chững vào nghề, chưa hề có kinh nghiệm. Công việc khảo sát hoàn toàn khác với chiến đấu, sự khác biệt giữa có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm, nhiều lúc chính là ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Nhưng bị bắn chết lại hoàn toàn khác, có vết đạn nghĩa là có người bắn, mà đã ra tay bắn tất phải có lý do, thế nhưng ở nơi này, ai dám khai hỏa với chiến hữu của mình?
Hay ở đây vẫn còn bọn Nhật? Không thể nào! Nhưng cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng đó, vì chúng tôi chỉ sống cách thời đại bọn họ tầm hai chục năm, nếu hồi đó lính Quan Đông sung quân lúc chừng mười mấy tuổi, thì đến giờ, họ cũng chỉ ngoài ba mươi tuổi. Có điều, tôi cảm giác nơi này hoàn toàn không giống với nơi có người đang sinh sống, bởi dọc đường không hề thấy dấu vết tồn tại của con người.
Lẽ nào nơi này còn có kẻ địch?
Không hẹn mà cả hai chúng tôi đều nghĩ đến điều đó, tự nhiên tim đập thình thịch.
Vương Tứ Xuyên nghĩ ngợi một hồi rồi đột nhiên kéo cái xác giấu lại vị trí cũ, tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao cậu ta lại làm như vậy, Vương Tứ Xuyên giải thích tên nội gián đã giết người ở đây đồng nghĩa hắn đã để lộ hành tung, hắn phủ vải bạt lên cái xác lại là nhằm che giấu sự tồn tại của mình. Nếu để hắn biết chúng ta đã phát hiện ra cái xác, thì chúng ta chắc chắn sẽ bị hắn truy lùng và tiêu diệt. Hắn có súng trong tay nên chúng ta chết là cái chắc, bởi vậy giờ phải đậy cái xác lại như thể chúng ta chưa phát hiện ra và chờ hắn xuất hiện. Nhiều khả năng hắn là người trà trộn lẫn trong đội chúng ta. Chúng ta sẽ theo dõi và nhân cơ hội hắn không chú ý mà bắt sống luôn.
Tôi nghe thấy có lý, liền vội đến giúp một tay che cái xác lại.
Phải tốn khá nhiều thời gian chúng tôi mới để được cái xác về nguyên trạng thái ban đầu. Vương Tứ Xuyên dặn từ bây giờ cả hai chúng tôi phải cẩn thận hơn, tôi gật đầu, trong lòng hơi hoảng, nỗi lo lắng này khác hẳn với những lần lo lắng khi phải đối diện với các chướng ngại khác. Cả hai chúng tôi cùng thở dài, rồi quay lưng đi tiếp vào trong.
Tôi quay người đi, nhưng bỗng cảm thấy sau lưng có điều gì bất thường, nên liền chiếu đèn pin về phía đó. Cảnh tượng trước mắt khiến tôi hốt hoảng hét “Á...” một tiếng rồi ngã ngồi xuổng đất.
Hóa ra từ phía sau lưng chúng tôi, không biết tự lúc nào có một người đang theo sát, người này có một gương mặt gầy guộc, xanh lét như người chết, hắn cứ nhìn chằm chằm vào chúng tôi.
Cảm giác giật mình lúc đó, giống hệt cảm giác khi lần đầu tôi thấy Viên Hỷ Lạc trong động tối, bởi họ đứng cách chúng tôi quá gần, như thể sát ngay sau lưng vậy hơn nữa cũng không biết anh ta đứng như thế từ lúc nào, cứ im lặng không một tiếng động. Đặc biệt là động tác bám theo chúng tôi giống hệt với loài thú nào đó.
Tôi và Vương Tứ Xuyên cùng giật bắn người, tê liệt tại chỗ, lưng va phải thanh sắt khiến tôi đau đớn, suýt nữa thì ngã ngửa về phía sau. Phản ứng của Vương Tứ Xuyên nhanh hơn, cậu ấy cũng sợ, nhưng chỉ thụt lùi mấy bước về đằng sau.
Vừa hoàn hồn, tôi vội cầm đèn chiếu xem, may là kịp nhìn thấy dung mạo kẻ đó trong giây lát, hắn vội lẩu trốn khỏi ánh đèn, rồi đột nhiên vọt ra, chạy như bay về hướng nhà kho tối om, hành động của hắn lanh lẹ và bất thình lình giống hệt loài dã thú.
“Bắt lấy hắn!” tôi bỗng tỉnh lại, gấp gáp hét to gọi Vương Tứ Xuyên, bởi khi ấy tôi vẫn chưa kịp đứng dậy, còn Vương Tứ Xuyên thì đang đứng.
Vương Tứ Xuyên cũng nghĩ giống tôi, cậu ta hét lên một tiếng đáp lại, dặn tôi chiếu sáng cho cậu ấy. Tôi vội lia ánh đèn chiếu theo kẻ kia, còn Vương Tứ Xuyên nhìn chiếc đèn pin do dự giây lát, rồi hét lên một tiếng, quăng mạnh chiếc đèn pin về phía hắn.
Tôi kịp nhìn thấy chiếc đèn bay một đường cong kinh hồn, rồi đập đánh cộp vào đầu gối của bóng người đang đứng giữa màn đêm đen. Hắn hộc lên một tiếng, ngã khuỵu xuống đất, nhưng ngay lập tức chồm dậy, song rõ ràng hắn vừa bị một cú điếng người, nên vừa đứng lên đã ngã xoài xuống.
Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến kĩ nghệ săn thú đặc biệt của người dân tộc như Vương Tứ Xuyên, là một người từng lăn lộn trên đất Nội Mông, tôi đã nghe nhiều về kĩ thuật quăng vũ khí bắt thú của người Mông Cổ, nhưng không ngờ mình lại được chứng kiến màn biểu diễn điêu luyện ấy ngay tại đây, dẫu lúc này không phải buổi đi săn.
Sau đó, Vương Tứ Xuyên kể với tôi rằng kĩ thuật ném lao là một trong những phương pháp săn thú đặc trưng của người Mông Cổ. Với kiểu dùng lực như vậy, tôi không thể nhìn rõ đường đi của chiếc đèn, mà chỉ nghe thấy tiếng xé gió trong không trung, có lẽ đầu gối của hắn đã bị gãy vụn hoàn toàn.
Lúc chúng tôi chạy tới nơi thì hắn ta lại tiếp tục chồm dậy, khập khà khập khiễng lao về phía đám đồ đạc chất đống được phủ bạt lên trên, bên trong đó có rất nhiều bạt được gấp thành đống, chằng mấy chổc, tôi không còn thấy bóng dáng hắn đâu nữa.
Tôi và Vương Tứ Xuyên vội lao theo, nhưng mặt đất lô nhô toàn những đống lưới bạt, rất dễ vấp ngã, Vương Tứ Xuyên vừa đuổi theo, vừa cúi xuống dỡ những vật mắc vào các tấm lưới bạt bên đưòng, xem kẻ đó có nấp phía sau không.
Bên dưới những tấm vải bạt chất đống vô số đồ hộp và một ít tấm lợp nhựa, có thứ giống như lưới lọc, ngoài ra còn có rất nhiều các thùng đựng dầu. Chỗ đồ quân dụng này đều được chất thành từng đống trên sàn nhà, rồi phủ bạt lên trên, sau đó buộc túm bốn góc bằng dây thừng hoặc dây thép. Vừa nhìn là biết đây đúng kiểu đóng gói thả dù kiểu Đức đậm nét.
Kỹ thuật thả dù của Trung Quốc trong suốt mười lăm năm đều bắt chước cách của Liên Xô, nhiều lần trong khi chúng tôi nhận đồ viện trợ thả dù ở vùng sa mạc Gobi Mông Cổ, quân ta còn thó được một số gói đồ thả dù mà Đức viện trợ cho quân Nhật, nên tôi biết rất rõ cách đóng gói của chúng, tuy số lượng những gói đồ ấy không nhiều nhưng tốt hơn đồ của Liên Xô về mọi mặt, chắc hẳn đồng chí Mao cũng thủ về không ít.
Chẳng tốn bao nhiêu thời gian, chứng tôi đã mò vào tận bên trong len lỏi giữa những đống đồ ở nơi sâu nhất, nhìn gần thì thấy từng đống từng đống phủ bạt lùm lùm, cái nào cũng như cái nào, san sát đến mức bước đi còn khăn, nhìn xa thì thấy vô số bóng đen lờ mờ, chằng chịt chẳng khác nào mê cung. Tôi nghĩ thầm: phen này xong rồi, nhiều thế thì tìm sao thấy được. Nhưng lúc đó Vương Tứ Xuyên giơ tay ra hiệu cho tôi đừng lên tiếng.
Tôi nhìn theo ánh đèn pin của cậu ta đang chiếu, chỉ thấy phía bên trái có một đống đồ trùm vải bạt nhô lên một cách khác thường hơn nữa, lại không ngừng phập phồng run rẩy.
Chúng tôi rón rén đi về phía đó, Vương Tứ Xuyên hít một hơi dài, rồi dồn hết sức đột ngột lật tung tấm bạt lên, tôi định thần xong cũng lao về phía đó.
Không ngờ vừa lật tấm bạt lên thì lớp bụi dày trên bề mặt tấm bạt bay tứ tung. Tiếp sau đó, một bóng trắng từ dưới lớp bạt lao vọt ra, xô tôi ngã dúi xuống đất, trong lúc hỗn loạn, tôi bị lớp bụi xộc thẳng vào mặt, đến mắt cũng không mở ra nổi, sau đó thì ho rũ rượi. Tôi không nhìn thấy gì, chỉ nghe thấy tiếng Vương Tứ Xuyên chửi đổng một tiếng, hình như cậu ta đang đuổi theo cái bóng.
Tôi vừa lẩm bẩm chửi tục vừa dụi mắt cho khỏi dặm, mắt mũi mờ tịt, nhìn theo hướng cậu ta vừa chạy, phút chốc đã chẳng thấy bóng dáng của cả hai người kia đâu. Tôi vừa gọi to: “Vương Tứ Xuyên!”, vừa định tiếp tục đuổi theo họ.
Nhưng đúng lúc đó, chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào tôi lại đưa mắt nhìn quanh khắp lượt, rồi tôi bỗng sững người, mắt trân trân nhìn vào một điểm.
Tôi nhìn thấy bên dưói lớp vải bạt mà Vương Tứ Xuyên vừa lật lên, hiện ra một thứ khiến tôi vừa kinh ngạc vừa thích thú.
Ban đầu tôi vẫn chưa chắc chắn lắm, đợi đến lúc phủi xong lóp bụi trên bề mặt và tiến lại kéo hết lớp vài bạt ra, tim tôi mới đập mạnh, thứ tôi nhìn thấy dưới lớp vải bạt là một chiếc sa bàn quân dụng, đó là một mô hình thu nhỏ làm bằng gỗ của con đập nhưng đã bị đè hỏng được gắn trên chiếc sa bàn, ngoài ra còn có mô hình của máy bay Shinzan và biển nước bên dưới con đập. Bốn bề xung quanh là cần cẩu, khung giá súng được trang trí tỉ mỉ, tất cả đều hiện lên rất rõ ràng, chi tiết.
Sa bàn là mô hình thu nhỏ dựa trên một bản đồ địa hình, ảnh chụp từ máy bay hoặc địa hình thực tế, sau đó người ta dùng các vật liệu như bùn đất, các mô hình trò chơi chiến tranh và các vật liệu khác để dựng khung làm nền tạo thành mô hình đó.
Mô hình sa bàn này chắc được làm vào giai đoạn cuối khi lắp ráp chiếc máy bay, nó được dùng để mô tả quá trình lắp ráp chiếc máy bay, rõ ràng để hoàn thành việc lắp ráp một chiếc máy bay ở dưới này không thể dễ dàng như lắp ráp trong xưởng được.
Sa bàn này có thể coi là một hợp thể hoàn mĩ vừa mô tả một cách tổng quan lại rất tỉ mỉ, tinh tế, các mô hình đơn thể đều thô mộc một cách khó tin, toàn bộ được chạm khắc từ các đoạn gỗ hoặc tấm gỗ một cách vô cùng đại khái, nhưng phía trong những nét sơ lược đó lại che đậy những nội dung vô cùng kinh ngạc. Thời gian đã qua khá lâu, có thể kí ức của tôi không thể nhớ hết, tôi chỉ nhớ rõ nhất là hình ảnh con đập đã bị phá hủy và một bên của dãy núi.
Nhìn toàn bộ địa thế trong sa bàn có thể thấy được diện mạo của dòng sông ngầm bên dưới dãy núi, do có một lượng lớn nước từ khắp rừng già đổ về nên độ rộng của dòng sông thật đáng ngạc nhiên, hơn nữa với nguyên bản của địa hình địa mạo phân chia có nhiều khe suối đã dội một lượng nước lớn vào khiến cho lòng sông nổi lên khá bằng phẳng. Quân Nhật đã đổ lượng lớn sắt thép và bê tông xuống đó, đắp thành một bệ đỡ trên không khổng lồ.
Bên dưới bệ đỡ có các mương nước, được chắn bởi các màng lưới có chức năng lọc nước, những dòng mương này có thể dẫn nước xuống dòng sông, trên bãi đất đặt rất nhiều trang thiết bị, trong số đó, có một thứ khiến tôi rất kinh ngạc là ba dải đường sắt trên không, chúng nghiêng nghiêng bò hướng lên không trung, tựa một khẩu pháo cao xạ ba nòng, nhắm thẳng về mục tiêu đâu đó trên bầu trời, đó là loại đường ray ba chạc, toàn bộ kết cấu của nó giống như cột điện cao thế đặt ngược, còn chiếc Shinzan đậu ngay phía dưới cùng cùa con đường sắt đó, điểm cuối cùng của đường sắt cũng là điểm cao nhất của đưòng sắt, cao vừa gấp rưỡi con đập.
Phía trên con đập có rất nhiều chòi canh, công sự tránh đạn, xe cẩu, đường ray cỡ nhỏ. Lúc chúng tôi đến có nhìn thấy dòng nước chảy bên dưới lớp lưới chắn trong vắt, thậm chí tôi còn nhìn thấy rất rõ cả cái bể lắng cặn bên dưới mà Vương Tứ Xuyên đã kể.
Nhìn những trang thiết bị để nơi đây, tự nhiên tôi toát hết cả mồ hôi, tuy trước đây cũng đoán vậy, nhưng đến lúc này tôi mới thực sự khẳng định, bọn Nhật lùn đích thị muốn cho chiếc Shinzan cất cánh lên trên không gian dưới vòm động đen ngòm kia.
Trong khoảng thời gian đại chiến thế giới thứ hai, phát xít Nhật đã từng cho bay thử nghiệm loại hàng không mẫu hạm, tuy lúc đó tôi không hiểu tường tận, nhưng từ thiết bị cất cánh với kết cấu phức tạp được lắp đặt tiên sa bàn thì rõ ràng chiếc Shinzan đã cất cánh ở đây, phát xít Nhật cho rằng khả năng này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tôi nhớ lại xác chiếc máy bay cỡ nhỏ chìm trong nước, lòng dấy lên nghi hoặc, phát xít Nhật đã làm bao nhiêu công tác chuẩn bị như vậy, thì chiếc Shinzan rốt cuộc đã cất cánh bay thử hay chưa? Hơn nữa, tại sao bây giờ tôi vẫn thấy dưới đập nước chất nhiều bao tải giảm xóc đến vậy? Tôi cũng chưa từng nhìn thấy ba đường ray sắt như vậy bao giờ.
Nghĩ đến đó, đột nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu, tôi cảm giác như có một luồng điện giật rần rần từ gáy chạy xuống tận chân.
Tôi nhớ lại hình dạng của cái xác máy bay, đặc biệt là phần đầu của nó, tôi còn nhớ rất rõ ràng, phần đầu của nó hướng về phía con đập.
Trời!
Điều đó có nghĩa là tàn tích chìm trong dòng nước của chiếc Shinzan không chỉ đã cất cánh bay đi mà nó còn bay trở lại đây từ vực thẳm sâu hút.
Vương Tứ Xuyên vừa đến liền tập trung chú ý vào những cái bóng đen sì ở trong những khối băng bên trong cái hố xi măng, cậu ta dừng lại định chiếu đèn để xem cái bóng kia là cái gì, thế nhưng những lớp băng đó khá đục, lại thêm có lớp sương mù che phủ nên chúng tôi không thể nhìn rõ vật bên trong lớp băng là cái gì.
Tôi vừa đi vừa xem, lần này xem xét kĩ càng hơn lúc mới đến, trong lòng vẫn băn khoăn không hiểu rốt cuộc quân Nhật đã làm gì ở đây. Nhiệt độ ở đây rất lạnh, chắc chắn lạnh hơn nhiệt độ dưới nước, tôi khẳng định ở đây có máy nén khí lạnh. Hồi đó chưa có khái niệm tủ lạnh, máy nén khí lạnh thường được dùng trong kho lạnh chứa hàng, nơi này rất giống một cái kho lạnh bảo quản đồ.
Vương Tứ Xuyên bảo tôi đi vào phần đường gờ nổi lên thoai thoải trên bức tường của hố xi măng, đường gờ này chạy thẳng vào trong khối sương mù, tôi phải giữ thăng bằng khi đi trên nó nhưng cảm giác dưới chân chân thực hơn đi trên mặt băng nhiều. Lúc mới đi trên đó, tôi phải giữ thăng bằng giống như đi trên tấm lưới sắt, phải đi chậm chậm từng bước, cứ thế tiến sâu vào đám sương mù.
Việc rời tấm lưới chắn ở bên dưới khiến tôi có cảm giác chông chênh, bởi vật đó giống như là sợi giây sinh mệnh của tôi, rời xa nó khiến tôi có cảm giác bất ổn.
Thời gian dường như kéo dài đến vô tận, có thể vì lúc đó rất lạnh, hoặc do tôi quá căng thẳng, phải tập trung tinh thần để đi trên đó, chúng tôi đi rất chậm, chúng tôi cũng không biết mình đã đi hết bao lâu, chỉ cảm thấy con đường sao dài quá, sương mù xung quanh đặc quánh, nhiệt độ lại rất lạnh, chúng tôi không thể nói chuyện gì.
Tôi cứ thế không nói gì với Vương Tứ Xuyên, một lúc sau bỗng cảm thấy hoang mang.
Cuối cùng Vương Tứ Xuyên dừng lại, kì thực cậu ta đi ngay sau tôi, nghe tiếng gọi tôi cũng dừng lại. Lúc đó, tôi mới phát hiện ra bên trong đám sương mù xuất hiện từng hàng bóng đen rất to, cao tầm nửa thân người. Chúng tôi đi nhanh đến đó, mau chóng nhận ra rằng đây chính là điểm cuối, những chiếc bóng đó là cỗ máy mà tôi cũng không biết là loại máy gì đang dựng ở bức tường, bông tuyết đóng đầy bên ngoài. Nhiều đường ống vươn ra từ thân máy, chọc xuống cả bên dưới đám báng ở trong hố bê tông.
Phía trên những cỗ máy đặt rất nhiều biển ký hiệu, Vương Tứ Xuyên cầm mấy tấm lên gõ cho lớp băng bám bên ngoài rơi ra thì phát hiện thấy trên đó viết toàn con số, đại loại như: “Lạnh - 03 - A”, biển ký hiệu xếp thành một hàng dài. Trên đường ống cũng in những dãy số khá phức tạp, dường như giải thích rằng đường ống nào có trách nhiệm làm lạnh cái hố này.
Tôi đoán, nơi này đang dùng máy nén khí lạnh, chúng tôi lại đi tiếp, cảm giác ở đây lạnh không thể chịu nổi, chẳng mấy chốc, hai hàm răng của tôi đã va vào nhau lộp cộp.
Đi vài bước nữa, chúng tôi lại thấy một cánh cửa lớn ở trên bức tường xi măng, nó cũng có then cài, một thanh sắt dày sụ chèn ở giữa, trên cửa bám đầy bông tuyết. Vương Tứ Xuyên đá vào nó mấy cái, cánh cửa vẫn sừng sững không chuyển, xem ra nó rất dày, tôi nhìn kĩ thấy khá quen thuộc, thế nhưng lúc đó không nhớ ra đã gặp ở đâu. Cho đến lúc Vương Tứ Xuyên cào mấy miếng băng tuyết bên trên nó ra, mấy chữ bên trong lộ ra tôi mới sực nhơ lại.
Trên cánh cửa có in mấy chữ số rất to: “Chiến lược - 53”
Nó giống hệt cánh cửa chúng tôi đã đào thấy bên dưới bãi đá ở chỗ dòng sông ngầm mà lúc ấy có người đã đoán phía sau nó là kho chứa đạn dược.
Tôi nghĩ bụng lẽ nào đằng sau cánh cửa này cũng là kho chứa đạn? Nhưng sau đó lại nghĩ không thể nào có chuyện đó.
Thật may, cánh cửa mở ra một khe vừa đủ một người lách qua, cánh cửa bị kết đông lại thành một khối với lớp tường bê tông dày bên trên, phần trục bánh xe xoay để mở cửa bị đóng từng tảng băng tuyết dày cộp, có muốn đẩy rộng cánh cửa ra cũng không thể.
Tôi hít một hơi rồi cùng với Vương Tứ Xuyên lách người qua cửa như cá lách lưới, nhiệt độ phía trong cánh cửa cao hơn ở bên ngoài một chút, nhưng lớp sương mù lại dày đặc hơn, đi vài bước vào trong, tôi cảm thấy mọi thứ có vẻ ổn hơn. Chúng tôi tập trung quan sát, sau cánh cửa là một con đường rất cao được lót bằng thép tấm, bề mặt của nó bằng phẳng hơn nhiều so với bên ngoài cửa, nó rộng khoảng năm mét, chắc đây là con đường chuyên dụng cho việc vận chuyển đồ vật nặng. Chúng tôi đi sâu vào bên trong, mùi hoen rỉ của sắt thép bốc lên nồng nặc, cảm giác dưới chân chông chênh không vững.
Lối đi không biết dẫn tới đâu, phía trước tối mò mò, ánh đèn chiếu đi mất hút vào bóng đêm khiến tôi cảm thấy rờn rợn, tôi lưỡng lự không biết nên đi tiếp hay quay lại, nhưng đúng lúc đó Vương Tứ Xuyên phát hiện ra điều gì đó, cậu ta gọi tôi và chỉ tay lên tường. Tôi quay lại chiếu đèn lên, thì nhìn thấy rất nhiều vết tay người bám làm mòn lớp rỉ trên tường đi, các dấu vết để lại rất rõ, lớp rỉ sắt rơi xuống đầy mặt sàn. Chúng tôi cũng thấy dấu chân người đầy trên sàn, lại là dấu chân của hai người.
Vết chân này khá mới, tôi lập tức tỉnh táo hẳn, xem ra chúng tôi đã lần ra dấu vết của Viên Hỷ Lạc và Trần Lạc Hộ.
Chúng tôi đi thật nhanh theo dấu bước chân để lại, cứ thế đi sâu vào con đường phía trước, đồng thời liên tục soi đèn ra xung quanh đế không bỏ lỡ chi tiết nào, chạy được một lúc bằng thời gian hút hết nửa điếu thuốc, cuối cùng chúng tôi cũng ra khỏi con đường đó, đến một cái bục khá bằng phẳng, rộng rãi.
Không gian bên dưới bục rất thoáng đãng, thành bục tương đối cao, có thể thấy cả thanh dầm ngang vừa mới dựng. Tôi giật mình khi nhìn xuống bên dưới, hình như có một chiếc cần cẩu rất to đậu trên hai bờ đường ray sắt, nhìn xa trông giống như hai vết sẹo khổng lồ.
Chúng tôi trèo xuống thang sắt dựng bên cạnh cái bục để xuống chỗ xe cẩu, chui xuống dưới mới thấy rõ chiếc cần cẩu thực sự rất to, máy móc chất đầy hết đống này đến đống khác ở trên sàn, bên trên phủ những tấm bạt cũ nát bám đây bụi, đầu cần trục vẫn còn treo cái móc cẩu hạng nặng. Chiếc cần trục nằm đây đã hơn hai mươi năm, nhưng nhìn vẫn như mới, chí ít là không thấy mùi rỉ sắt xộc lên.
Sau đó tôi mới phát hiện dưới chân tường cài đặt hệ thống hút khí, rõ ràng một vài cái trong số đó vẫn vận hành tốt trong suốt hai mươi năm qua, khiến cho không khí nơi đây vẫn được duy trì ở mức khô ráo, sạch sẽ.
Chúng tôi bấm đèn pin, bắt đầu mò mẫm tìm kiếm.
Ở vùng Đông Bắc này chẳng còn lưu giữ bao nhiêu công trình kiến trúc hoàn chỉnh do người Nhật Bản xây dựng, bởi họ đã phá hủy hầu hết các công trình trước khi rút quân, nhưng ở đây thì khác, toàn bộ kiến trúc còn tồn tại gần như nguyên vẹn. Lẽ nào người Nhật Bản đã rút đi quá vội?
Chẳng bao lâu sau, tôi phát hiện trên tường dán rất nhiều giấy, thoạt nhìn trông chúng khá giống bản đồ vệ tinh thời kỳ “Đại nhảy vọt”[1] nhưng quan sát kỹ thì thấy đó là những bảng kế hoạch viết bằng chữ Nhật, ngoài ra còn có hàng loạt sơ đồ kết cấu khác mà tôi không hiểu, tấm bìa đã mốc meo, đôi chỗ bị bục, ngả vàng, chạm vào là rơi lả tả.
[1] Đại nhảy vọt là kế hoạch xã hội và kinh tế của nước CHND Trung Hoa được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại.
Tôi không dám mạnh tay, chỉ chiếu đèn vào xem, dõi mắt về phía trước thấy có vài bức tranh cổ động chiến tranh và mấy tẩm ảnh đen trắng kẹp ở giữa.
Tôi bảo Vương Tứ Xuyên chắc chắn đây là nơi lắp ráp máy bay Shinzan, hồi trước muốn chuyển máy bay xuống nơi này, có lẽ người ta phải tháo rời chúng ta thành các bộ phận nhỏ, công việc lắp ráp lại chiếc máy bay hẳn phải tốn cả mấy tháng trời. Trong điều kiện môi trường thế này, các linh kiện cần được bảo dưỡng thường xuyên, phải tra dầu, sau đó lắp ráp thành các bộ phận lớn hơn như máy khởi động, cánh máy bay...
Tuy tôi vẫn chưa rõ chỗ sơ đồ kết cấu kia có phải bản vẽ cấu tạo của chiếc Shinzan hay không, thế nhưng diện tích của nơi này cộng thêm số máy móc thiết bị có thể chứng minh cho phán đoán của tôi.
Vương Tứ Xuyên đáp: “Muốn đưa được chỗ máy móc này lên trên chắc chắn phải cần một chiếc thang máy cực lớn, chúng ta phải đi tìm nó, biết đâu đó chính là đường để thoát khỏi nơi này.”
Thế là chúng tôi vừa đi vừa tìm kiếm, đến một chỗ khác, trên tường có mắc một thứ khiến chúng tôi phải chú ý, đó là một tấm bảng gỗ, bên trên có dán rất nhiều ảnh đen trắng, to có, nhỏ có, chụp chung hay chụp riêng từng người đều có cả, tất cả đều mặc bộ quân phục của lính Nhật mà chúng tôi hay nhìn thấy trên phim ảnh, khuôn mặt ai cũng nở nụ cười rạng rỡ, số ảnh này dường như được chụp nhân dịp lễ tết nào đó của họ ở dưới lòng đất này. Tôi không hiểu cái bảng gỗ này có ý nghĩa gì với họ, thế nhưng trong số đó có một bức ảnh khiến tôi đặc biệt chú ý.
Đó là bức ảnh chụp mười mấy công nhân khổ sai Trung Quốc thân hình gầy guộc như que củi, họ đang kéo một vật gì đó từ dưới nước lên, một nửa hãy còn chìm trong làn nước, trông đen sì sì như đàn mực, một tên lính Nhật đứng bên cạnh giám sát, bức ánh rất mờ nên tôi không thể nhận ra mấy người đó đang kéo thứ gì.
Tôi đang định gọi Vương Tứ Xuyên đến xem, thì đúng lúc ấy cậu ta lại gọi tôi. Vương Tứ Xuyên đã đi trước một đoạn xa, cậu ta đang cố kéo một tấm vải bạt phủ trên đống máy móc ra, thái độ rất khác thường.
Tôi vội đi đến chỗ đó, Vương Tứ Xuyên đã kéo tấm bạt ra được một nửa, tôi nhìn thấy bên dưới tấm bạt có một cánh tay người xám ngoét.
Tấm bạt được kéo lên hết, một cảnh tượng vô cùng thảm thương hiện ra trước mắt, bên dưới tấn bạt là những đoạn cọc sắt và các cọc bê tông, một xác người mặc bộ quần áo của lính khảo sát bị kẹt vào giữa hai cái cọc sắt, khi chúng tôi lôi cái xác ra, phát hiện cái xác đã bị đông cứng như một tảng đá lạnh, có lẽ do nhiệt độ ở dưới này quá thấp. Chắc chắn người này đã chết được một thời gian khá lâu.
Lật ngửa tử thi lên, tôi thấy đó là một gương mặt hoàn toàn xa lạ, nét mặt lúc chết thể hiện nỗi kinh hoàng tột độ, hai mắt trợn tròn cảm giác như con ngươi sắp bật ra đến nơi, đây lại là khuôn mặt của một thanh niên trẻ tuổi. Tôi không nhận ra anh ta liệu có phải một trong bốn đồng đội lạ mặt được đưa vào cùng đợt với chúng tôi hay không, nhưng sau khi quan sát thật kỹ, tôi đoán khả năng tử thi ấy là đồng đội của Viên Hỷ Lạc. Phát hiện thêm cái xác này đồng nghĩa với việc chúng tôi đã tìm được ba thành viên trong đội, hai người đã chết, một người bị điên, còn những người khác, không biết bây giờ họ ở nơi nào?
Bất luận thế nào, phát hiện thêm một đồng đội hi sinh khiến tâm trạng của tôi trở nên vô cùng buồn bã, điều quan trọng hơn là đồng chí này còn quá trẻ, tôi cảm thấy đó là gương mặt của một người chưa từng được trải qua những giây phút hưởng thụ hạnh phúc của đời người, điều đó thật bất công.
Trái ngược với tôi, Vương Tứ Xuyên không hề biểu lộ cảm xúc đau thương, người dân tộc Mông Cổ như cậu ta có cái nhìn rất cởi mở với cái chết. Mặc dù cậu ấy luôn nhận định mình là người theo quan điểm duy vật biện chứng, nhưng thực tế chúng tôi thấy cậu ấy là một người Mông Cổ thuần khiết, ngựời Mông Cổ luôn cho rằng cái chết chính là lời vẫy gọi của sự sống trên thiên đàng, chết là được trở về với thảo nguyên bao la của sói xám và hươu trắng.
Chọn cách siêu thoát như thế không hẳn là không hay, về sau, có lần tôi đã thảo luận với cậu ấy về điều này, tôi bảo với cậu ấy rằng khi con người coi cái chết chính là hình thức siêu thoát, có nghĩa là anh càng phải đối xử vô tình hơn với quân địch. Tướng Thành Cát Tư Hãn trên quê hương cậu cũng chưa từng chùn tay trước cái chết của quân thù, chắc có lẽ trong đầu ông ta nhận thấy phải tự mình ra tay đưa đám người yếu đuối này tới thiên đường. Nhưng nghe tôi nói vậy, cậu ấy lại phản bác, Thành Cát Tư Hãn không hề coi cái chết là siêu thoát, bởi thực tế ông ta là kẻ nhát chết nhưng lại ra tay giết người như rạ, cậu ta bảo quan điểm của tôi không vững, cứ như thế thì siêu thoát chẳng hay ho gì.
Máu trên thi thể máu đã đông cứng, thấm ra cả nửa người, Vương Tứ Xuyên cảm thấy có gì đó khác thường, chúng tôi liền cời tấm áo cũng cứng đơ của tử thi ra, lúc đó mới phát hiện trên người nạn nhân có hai lỗ thủng đầy máu to cỡ bằng ngón tay cái, da bị lật lên. Là một quân nhân, chúng tôi thấy vết thương kia quá quen thuộc, đó là hai vết đạn.
Cậu ta bị bắn chết!
Gương mặt đen sạm của Vương Tứ Xuyên trở nên trắng bệch, sự việc này quá bất thường, nếu là một nguyên nhân bất kì khác dẫn tới cái chết của người này, thì chúng tôi còn cho là bình thường, bởi vì công việc khảo sát hang động cùng với môi trường phức tạp ở đây khó tránh khỏi những tai nạn dẫn đến chết người, đặc biệt là những cậu lính mới chập chững vào nghề, chưa hề có kinh nghiệm. Công việc khảo sát hoàn toàn khác với chiến đấu, sự khác biệt giữa có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm, nhiều lúc chính là ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Nhưng bị bắn chết lại hoàn toàn khác, có vết đạn nghĩa là có người bắn, mà đã ra tay bắn tất phải có lý do, thế nhưng ở nơi này, ai dám khai hỏa với chiến hữu của mình?
Hay ở đây vẫn còn bọn Nhật? Không thể nào! Nhưng cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng đó, vì chúng tôi chỉ sống cách thời đại bọn họ tầm hai chục năm, nếu hồi đó lính Quan Đông sung quân lúc chừng mười mấy tuổi, thì đến giờ, họ cũng chỉ ngoài ba mươi tuổi. Có điều, tôi cảm giác nơi này hoàn toàn không giống với nơi có người đang sinh sống, bởi dọc đường không hề thấy dấu vết tồn tại của con người.
Lẽ nào nơi này còn có kẻ địch?
Không hẹn mà cả hai chúng tôi đều nghĩ đến điều đó, tự nhiên tim đập thình thịch.
Vương Tứ Xuyên nghĩ ngợi một hồi rồi đột nhiên kéo cái xác giấu lại vị trí cũ, tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao cậu ta lại làm như vậy, Vương Tứ Xuyên giải thích tên nội gián đã giết người ở đây đồng nghĩa hắn đã để lộ hành tung, hắn phủ vải bạt lên cái xác lại là nhằm che giấu sự tồn tại của mình. Nếu để hắn biết chúng ta đã phát hiện ra cái xác, thì chúng ta chắc chắn sẽ bị hắn truy lùng và tiêu diệt. Hắn có súng trong tay nên chúng ta chết là cái chắc, bởi vậy giờ phải đậy cái xác lại như thể chúng ta chưa phát hiện ra và chờ hắn xuất hiện. Nhiều khả năng hắn là người trà trộn lẫn trong đội chúng ta. Chúng ta sẽ theo dõi và nhân cơ hội hắn không chú ý mà bắt sống luôn.
Tôi nghe thấy có lý, liền vội đến giúp một tay che cái xác lại.
Phải tốn khá nhiều thời gian chúng tôi mới để được cái xác về nguyên trạng thái ban đầu. Vương Tứ Xuyên dặn từ bây giờ cả hai chúng tôi phải cẩn thận hơn, tôi gật đầu, trong lòng hơi hoảng, nỗi lo lắng này khác hẳn với những lần lo lắng khi phải đối diện với các chướng ngại khác. Cả hai chúng tôi cùng thở dài, rồi quay lưng đi tiếp vào trong.
Tôi quay người đi, nhưng bỗng cảm thấy sau lưng có điều gì bất thường, nên liền chiếu đèn pin về phía đó. Cảnh tượng trước mắt khiến tôi hốt hoảng hét “Á...” một tiếng rồi ngã ngồi xuổng đất.
Hóa ra từ phía sau lưng chúng tôi, không biết tự lúc nào có một người đang theo sát, người này có một gương mặt gầy guộc, xanh lét như người chết, hắn cứ nhìn chằm chằm vào chúng tôi.
Cảm giác giật mình lúc đó, giống hệt cảm giác khi lần đầu tôi thấy Viên Hỷ Lạc trong động tối, bởi họ đứng cách chúng tôi quá gần, như thể sát ngay sau lưng vậy hơn nữa cũng không biết anh ta đứng như thế từ lúc nào, cứ im lặng không một tiếng động. Đặc biệt là động tác bám theo chúng tôi giống hệt với loài thú nào đó.
Tôi và Vương Tứ Xuyên cùng giật bắn người, tê liệt tại chỗ, lưng va phải thanh sắt khiến tôi đau đớn, suýt nữa thì ngã ngửa về phía sau. Phản ứng của Vương Tứ Xuyên nhanh hơn, cậu ấy cũng sợ, nhưng chỉ thụt lùi mấy bước về đằng sau.
Vừa hoàn hồn, tôi vội cầm đèn chiếu xem, may là kịp nhìn thấy dung mạo kẻ đó trong giây lát, hắn vội lẩu trốn khỏi ánh đèn, rồi đột nhiên vọt ra, chạy như bay về hướng nhà kho tối om, hành động của hắn lanh lẹ và bất thình lình giống hệt loài dã thú.
“Bắt lấy hắn!” tôi bỗng tỉnh lại, gấp gáp hét to gọi Vương Tứ Xuyên, bởi khi ấy tôi vẫn chưa kịp đứng dậy, còn Vương Tứ Xuyên thì đang đứng.
Vương Tứ Xuyên cũng nghĩ giống tôi, cậu ta hét lên một tiếng đáp lại, dặn tôi chiếu sáng cho cậu ấy. Tôi vội lia ánh đèn chiếu theo kẻ kia, còn Vương Tứ Xuyên nhìn chiếc đèn pin do dự giây lát, rồi hét lên một tiếng, quăng mạnh chiếc đèn pin về phía hắn.
Tôi kịp nhìn thấy chiếc đèn bay một đường cong kinh hồn, rồi đập đánh cộp vào đầu gối của bóng người đang đứng giữa màn đêm đen. Hắn hộc lên một tiếng, ngã khuỵu xuống đất, nhưng ngay lập tức chồm dậy, song rõ ràng hắn vừa bị một cú điếng người, nên vừa đứng lên đã ngã xoài xuống.
Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến kĩ nghệ săn thú đặc biệt của người dân tộc như Vương Tứ Xuyên, là một người từng lăn lộn trên đất Nội Mông, tôi đã nghe nhiều về kĩ thuật quăng vũ khí bắt thú của người Mông Cổ, nhưng không ngờ mình lại được chứng kiến màn biểu diễn điêu luyện ấy ngay tại đây, dẫu lúc này không phải buổi đi săn.
Sau đó, Vương Tứ Xuyên kể với tôi rằng kĩ thuật ném lao là một trong những phương pháp săn thú đặc trưng của người Mông Cổ. Với kiểu dùng lực như vậy, tôi không thể nhìn rõ đường đi của chiếc đèn, mà chỉ nghe thấy tiếng xé gió trong không trung, có lẽ đầu gối của hắn đã bị gãy vụn hoàn toàn.
Lúc chúng tôi chạy tới nơi thì hắn ta lại tiếp tục chồm dậy, khập khà khập khiễng lao về phía đám đồ đạc chất đống được phủ bạt lên trên, bên trong đó có rất nhiều bạt được gấp thành đống, chằng mấy chổc, tôi không còn thấy bóng dáng hắn đâu nữa.
Tôi và Vương Tứ Xuyên vội lao theo, nhưng mặt đất lô nhô toàn những đống lưới bạt, rất dễ vấp ngã, Vương Tứ Xuyên vừa đuổi theo, vừa cúi xuống dỡ những vật mắc vào các tấm lưới bạt bên đưòng, xem kẻ đó có nấp phía sau không.
Bên dưới những tấm vải bạt chất đống vô số đồ hộp và một ít tấm lợp nhựa, có thứ giống như lưới lọc, ngoài ra còn có rất nhiều các thùng đựng dầu. Chỗ đồ quân dụng này đều được chất thành từng đống trên sàn nhà, rồi phủ bạt lên trên, sau đó buộc túm bốn góc bằng dây thừng hoặc dây thép. Vừa nhìn là biết đây đúng kiểu đóng gói thả dù kiểu Đức đậm nét.
Kỹ thuật thả dù của Trung Quốc trong suốt mười lăm năm đều bắt chước cách của Liên Xô, nhiều lần trong khi chúng tôi nhận đồ viện trợ thả dù ở vùng sa mạc Gobi Mông Cổ, quân ta còn thó được một số gói đồ thả dù mà Đức viện trợ cho quân Nhật, nên tôi biết rất rõ cách đóng gói của chúng, tuy số lượng những gói đồ ấy không nhiều nhưng tốt hơn đồ của Liên Xô về mọi mặt, chắc hẳn đồng chí Mao cũng thủ về không ít.
Chẳng tốn bao nhiêu thời gian, chứng tôi đã mò vào tận bên trong len lỏi giữa những đống đồ ở nơi sâu nhất, nhìn gần thì thấy từng đống từng đống phủ bạt lùm lùm, cái nào cũng như cái nào, san sát đến mức bước đi còn khăn, nhìn xa thì thấy vô số bóng đen lờ mờ, chằng chịt chẳng khác nào mê cung. Tôi nghĩ thầm: phen này xong rồi, nhiều thế thì tìm sao thấy được. Nhưng lúc đó Vương Tứ Xuyên giơ tay ra hiệu cho tôi đừng lên tiếng.
Tôi nhìn theo ánh đèn pin của cậu ta đang chiếu, chỉ thấy phía bên trái có một đống đồ trùm vải bạt nhô lên một cách khác thường hơn nữa, lại không ngừng phập phồng run rẩy.
Chúng tôi rón rén đi về phía đó, Vương Tứ Xuyên hít một hơi dài, rồi dồn hết sức đột ngột lật tung tấm bạt lên, tôi định thần xong cũng lao về phía đó.
Không ngờ vừa lật tấm bạt lên thì lớp bụi dày trên bề mặt tấm bạt bay tứ tung. Tiếp sau đó, một bóng trắng từ dưới lớp bạt lao vọt ra, xô tôi ngã dúi xuống đất, trong lúc hỗn loạn, tôi bị lớp bụi xộc thẳng vào mặt, đến mắt cũng không mở ra nổi, sau đó thì ho rũ rượi. Tôi không nhìn thấy gì, chỉ nghe thấy tiếng Vương Tứ Xuyên chửi đổng một tiếng, hình như cậu ta đang đuổi theo cái bóng.
Tôi vừa lẩm bẩm chửi tục vừa dụi mắt cho khỏi dặm, mắt mũi mờ tịt, nhìn theo hướng cậu ta vừa chạy, phút chốc đã chẳng thấy bóng dáng của cả hai người kia đâu. Tôi vừa gọi to: “Vương Tứ Xuyên!”, vừa định tiếp tục đuổi theo họ.
Nhưng đúng lúc đó, chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào tôi lại đưa mắt nhìn quanh khắp lượt, rồi tôi bỗng sững người, mắt trân trân nhìn vào một điểm.
Tôi nhìn thấy bên dưói lớp vải bạt mà Vương Tứ Xuyên vừa lật lên, hiện ra một thứ khiến tôi vừa kinh ngạc vừa thích thú.
Ban đầu tôi vẫn chưa chắc chắn lắm, đợi đến lúc phủi xong lóp bụi trên bề mặt và tiến lại kéo hết lớp vài bạt ra, tim tôi mới đập mạnh, thứ tôi nhìn thấy dưới lớp vải bạt là một chiếc sa bàn quân dụng, đó là một mô hình thu nhỏ làm bằng gỗ của con đập nhưng đã bị đè hỏng được gắn trên chiếc sa bàn, ngoài ra còn có mô hình của máy bay Shinzan và biển nước bên dưới con đập. Bốn bề xung quanh là cần cẩu, khung giá súng được trang trí tỉ mỉ, tất cả đều hiện lên rất rõ ràng, chi tiết.
Sa bàn là mô hình thu nhỏ dựa trên một bản đồ địa hình, ảnh chụp từ máy bay hoặc địa hình thực tế, sau đó người ta dùng các vật liệu như bùn đất, các mô hình trò chơi chiến tranh và các vật liệu khác để dựng khung làm nền tạo thành mô hình đó.
Mô hình sa bàn này chắc được làm vào giai đoạn cuối khi lắp ráp chiếc máy bay, nó được dùng để mô tả quá trình lắp ráp chiếc máy bay, rõ ràng để hoàn thành việc lắp ráp một chiếc máy bay ở dưới này không thể dễ dàng như lắp ráp trong xưởng được.
Sa bàn này có thể coi là một hợp thể hoàn mĩ vừa mô tả một cách tổng quan lại rất tỉ mỉ, tinh tế, các mô hình đơn thể đều thô mộc một cách khó tin, toàn bộ được chạm khắc từ các đoạn gỗ hoặc tấm gỗ một cách vô cùng đại khái, nhưng phía trong những nét sơ lược đó lại che đậy những nội dung vô cùng kinh ngạc. Thời gian đã qua khá lâu, có thể kí ức của tôi không thể nhớ hết, tôi chỉ nhớ rõ nhất là hình ảnh con đập đã bị phá hủy và một bên của dãy núi.
Nhìn toàn bộ địa thế trong sa bàn có thể thấy được diện mạo của dòng sông ngầm bên dưới dãy núi, do có một lượng lớn nước từ khắp rừng già đổ về nên độ rộng của dòng sông thật đáng ngạc nhiên, hơn nữa với nguyên bản của địa hình địa mạo phân chia có nhiều khe suối đã dội một lượng nước lớn vào khiến cho lòng sông nổi lên khá bằng phẳng. Quân Nhật đã đổ lượng lớn sắt thép và bê tông xuống đó, đắp thành một bệ đỡ trên không khổng lồ.
Bên dưới bệ đỡ có các mương nước, được chắn bởi các màng lưới có chức năng lọc nước, những dòng mương này có thể dẫn nước xuống dòng sông, trên bãi đất đặt rất nhiều trang thiết bị, trong số đó, có một thứ khiến tôi rất kinh ngạc là ba dải đường sắt trên không, chúng nghiêng nghiêng bò hướng lên không trung, tựa một khẩu pháo cao xạ ba nòng, nhắm thẳng về mục tiêu đâu đó trên bầu trời, đó là loại đường ray ba chạc, toàn bộ kết cấu của nó giống như cột điện cao thế đặt ngược, còn chiếc Shinzan đậu ngay phía dưới cùng cùa con đường sắt đó, điểm cuối cùng của đường sắt cũng là điểm cao nhất của đưòng sắt, cao vừa gấp rưỡi con đập.
Phía trên con đập có rất nhiều chòi canh, công sự tránh đạn, xe cẩu, đường ray cỡ nhỏ. Lúc chúng tôi đến có nhìn thấy dòng nước chảy bên dưới lớp lưới chắn trong vắt, thậm chí tôi còn nhìn thấy rất rõ cả cái bể lắng cặn bên dưới mà Vương Tứ Xuyên đã kể.
Nhìn những trang thiết bị để nơi đây, tự nhiên tôi toát hết cả mồ hôi, tuy trước đây cũng đoán vậy, nhưng đến lúc này tôi mới thực sự khẳng định, bọn Nhật lùn đích thị muốn cho chiếc Shinzan cất cánh lên trên không gian dưới vòm động đen ngòm kia.
Trong khoảng thời gian đại chiến thế giới thứ hai, phát xít Nhật đã từng cho bay thử nghiệm loại hàng không mẫu hạm, tuy lúc đó tôi không hiểu tường tận, nhưng từ thiết bị cất cánh với kết cấu phức tạp được lắp đặt tiên sa bàn thì rõ ràng chiếc Shinzan đã cất cánh ở đây, phát xít Nhật cho rằng khả năng này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tôi nhớ lại xác chiếc máy bay cỡ nhỏ chìm trong nước, lòng dấy lên nghi hoặc, phát xít Nhật đã làm bao nhiêu công tác chuẩn bị như vậy, thì chiếc Shinzan rốt cuộc đã cất cánh bay thử hay chưa? Hơn nữa, tại sao bây giờ tôi vẫn thấy dưới đập nước chất nhiều bao tải giảm xóc đến vậy? Tôi cũng chưa từng nhìn thấy ba đường ray sắt như vậy bao giờ.
Nghĩ đến đó, đột nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu, tôi cảm giác như có một luồng điện giật rần rần từ gáy chạy xuống tận chân.
Tôi nhớ lại hình dạng của cái xác máy bay, đặc biệt là phần đầu của nó, tôi còn nhớ rất rõ ràng, phần đầu của nó hướng về phía con đập.
Trời!
Điều đó có nghĩa là tàn tích chìm trong dòng nước của chiếc Shinzan không chỉ đã cất cánh bay đi mà nó còn bay trở lại đây từ vực thẳm sâu hút.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook