Ánh Tiện nhà tôi cũng đã về rồi, cậu có chuyện gì cứ nói thẳng, mọi người đều là người một nhà cả."
Chung Thuật Sầm lấy một phong thư và nửa miếng ngọc bội từ trong chiếc túi đeo chéo màu vàng có thêu dòng chữ "Vì nhân dân phục vụ" ra, "Bây giờ là xã hội mới rồi, không phải xã hội cũ, phải đề cao hôn nhân tự do.
Các bậc trưởng bối vì muốn tốt cho tôi và đồng chí Ánh Tiện nên mới đính hôn cho chúng tôi, nhưng lòng tốt này có phần không còn phù hợp với thời đại nữa, ép buộc hôn nhân đã là chuyện của quá khứ rồi.
Vì vậy, hôm nay tôi đến đây là muốn hủy hôn với đồng chí Ánh Tiện, mong rằng sau này mỗi người đều có cuộc sống riêng.
Hiện tại chỉ có mọi người biết chuyện tôi và đồng chí Ánh Tiện có hôn ước, tôi tin rằng mọi người sẽ không nói ra ngoài, cho dù hôn ước của chúng tôi có kết thúc thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến thanh danh của đồng chí Ánh Tiện."
Chung Thuật Sầm đặt thư và ngọc bội lên bàn, nhìn về phía Lâm Ánh Tiện, "Ngọc bội và thư tôi để lại cho cô, tùy cô xử lý.
"
Lâm Ánh Tiện nói lời cảm ơn với Chung Thuật Sầm.
Ngoại trừ Lâm Ánh Uyển và Chu Đông Hồng, những người còn lại nghe Chung Thuật Sầm nói xong đều thở phào nhẹ nhõm.
Người nhà họ Lâm đều không mong Lâm Ánh Tiện gả cho một người thanh niên trí thức có vấn đề về thành phần.
Hơn nữa, người nhà họ Lâm chắc chắn sẽ bị liên lụy bởi Chung Thuật Sầm, bị đám người ở ủy ban cách mạng điều tra.
Lúc Lâm Ánh Tiện chưa về, cha mẹ Lâm đã khéo léo hỏi han tình hình gia đình của Chung Thuật Sầm.
Bà nội đã mất của Chung Thuật Sầm là con gái độc nhất của một nhà tư bản, ông nội không rõ tung tích, cha mẹ anh ta đều đã ra nước ngoài từ những năm 50.
Chung Thuật Sầm đến nông thôn cắm đội đã được năm năm.
Còn một vấn đề quan trọng nữa cần phải cân nhắc, đó là sau khi Lâm Ánh Tiện và Chung Thuật Sầm kết hôn thì sẽ ở đâu? Chẳng phải là phải ở nhà họ Lâm sao?
Không ở nhà họ Lâm thì phải ra đường mà ngủ, bây giờ quốc gia không cho phép tư nhân cho thuê nhà, họ không thể thuê nhà được.
Nhưng nhà họ Lâm không còn chỗ.
Lâm Ánh Uyển thất vọng vì cô ta còn chưa kịp ra tay phá đám thì hôn sự đã tan vỡ, vậy là kế hoạch trao đổi giữa cô ta và Lâm Ánh Tiện cũng tan thành mây khói, ngày mai không có xe đạp mà đi.
Còn Chu Đông Hồng thì rất mong hai cô em chồng nhanh chóng gả đi cho khuất mắt, nhường chỗ lại cho cô ta, cô ta cũng chê nhà chật, hoàn toàn không nghĩ đến chuyện nếu Lâm Ánh Tiện và Chung Thuật Sầm kết hôn thì khả năng cao sẽ phải ở nhà họ Lâm.
Thế là Chu Đông Hồng trở thành người có thái độ tích cực nhất trong nhà họ Lâm đối với hôn sự của Lâm Ánh Tiện và Chung Thuật Sầm.
Sắc mặt cha Lâm hòa hoãn hơn hẳn, lúc Chung Thuật Sầm định rời đi, ông còn giữ anh ở lại ăn cơm tối.
Chung Thuật Sầm nói là có việc gấp phải đi, cha Lâm mới không giữ nữa.
Ông còn nhét cho Chung Thuật Sầm hai phiếu lương thực, bảo anh ta ăn cơm ở trong thành rồi hãy về quê.
Dù trong lòng nghĩ gì thì cha Lâm vẫn luôn cư xử chu đáo, không để người khác bắt bẻ.
Bác hàng xóm Lưu thấy cửa nhà họ Lâm mở, cha mẹ Lâm đang tiễn khách, khách là một người đàn ông lạ mặt, "Văn Nguyệt, khách nhà cô à?"
"Là họ hàng xa bên nhà tôi, đến Giang Thành có việc.
Nó là đứa hiểu chuyện, thật thà, vừa đến Giang Thành đã đến thăm tôi." Mẹ Lâm cười rất tươi, như thể Chung Thuật Sầm là họ hàng thân thiết lắm.
Bác Lưu tin lời mẹ Lâm, cảm thấy chán nên không hỏi thêm nữa.
Mẹ Lâm xoay người đóng cửa, nụ cười tắt ngấm.
Lâm Ánh Vĩ cắt quả cam mà Chung Thuật Sầm mang đến, "Cũng là người biết điều, biết tự động đến hủy hôn.
Mẹ, con đã nói rồi, lúc đầu mẹ không nên giữ lại thứ gì cả, cứ ném hết vào lò thiêu đốt thành tro cùng với bà ngoại là xong.
Dù sao bà ngoại cũng đã mất rồi, có biết gì đâu."
Cha Lâm vỗ vào gáy Lâm Ánh Vĩ một cái, "Cưới vợ hai năm rồi mà nói năng vẫn bỗ bã, chẳng ra dáng gì cả, giáo dưỡng của cậu đâu hết rồi?"
Lâm Ánh Uyển đang mặc cả với Lâm Ánh Tiện về chuyện thuê xe.
Lâm Ánh Uyển đã lỡ nổ với đám bạn là Lâm Ánh Tiện có một chiếc xe đạp hiệu Phượng Hoàng, muốn đi lúc nào cũng được, ngày mai mà không có xe đạp đi gặp hội bạn, chắc chắn đám người đó sẽ cười nhạo cô ta.
Vì sĩ diện nên Lâm Ánh Uyển chỉ có thể cắn răng đi thuê xe của Lâm Ánh Tiện.
Cuối cùng Lâm Ánh Uyển phải bỏ ra bốn hào để thuê xe đạp của Lâm Ánh Tiện một ngày.
Vào những năm 70, phần lớn công nhân đều không có tích lũy gì, dù kiếm được ít hay nhiều thì hầu như tháng nào cũng tiêu hết, chẳng khác gì hội "cháy túi" của thế kỷ 21.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là môi trường việc làm thời kỳ đó rất ổn định, "bát cơm sắt" không phải là câu nói suông, chỉ cần đi làm đúng giờ, tháng nào cũng sẽ nhận đủ lương.
Mọi người tiêu tiền rất thoải mái, hết tiền thì thắt lưng buộc bụng, đợi đến ngày lĩnh lương.
Gặp trường hợp đặc biệt cần dùng đến tiền, họ sẽ hỏi vay người thân, hoặc là xin ứng trước lương tháng sau.
Một nguyên nhân quan trọng khác là thời đó, thường thì chỉ cần một đến hai người đi làm là có thể nuôi sống cả gia đình, với mức chi tiêu như vậy thì làm gì còn tiền dư mà tiết kiệm.
Một người có được "bát cơm sắt" đồng nghĩa với việc phải gánh vác cả gia đình phía sau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook