Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
-
Chương 105: Bánh xoắn ốc vàng
Dịch Huyền và Hà Điền vừa tách ra, mới bước vào chợ đang đi dạo xung quanh thì có người gọi to: "Chú em gì đó ơi! Chú em bán táo tàu đỏ ơi!"
Lúc này anh vẫn không biết là đang gọi mình, đi được vài bước thì có người chạy đến phía sau anh, khi anh quay đầu lại thì thấy một người đàn ông cao lớn đang khoa tay múa chân cười với mình.
"Chú em! Còn nhớ tôi không? Tôi là người đã đổi táo tàu với chú ở hội chợ mùa thu năm ngoái này!" Người đàn ông hớn hở nói.
Dịch Huyền ngay lập tức nhớ ra, người đàn ông cao lớn này đã dùng một túi da đựng rượu mạnh đổi lấy táo tàu với họ.
Dịch Huyền cười đáp lại: "Nhớ chứ. Vợ anh đã sinh cho anh một bé gái mũm mĩm, họ có khỏe không?"
Ông anh cao lớn đưa bàn tay to như cái quạt ra chỉ vào rạp hàng bán đồ phụ nữ: "Khỏe cả! Vợ, mẹ và em gái tôi đều đang mua sắm ở đằng kia!" Anh ấy lại kéo ngực áo, áo khoác da mở ra, để lộ một cái túi treo, trong đó là một em bé mũm mĩm đang ngủ say sưa chảy cả nước miếng: "Con gái tôi này! Xinh không? Khà khà."
Lần đầu tiên Dịch Huyền thấy có người treo trẻ con trước ngực bằng túi vải như vậy, anh nhìn kỹ hơn, đứa bé có đôi má ửng đỏ, mái tóc dày đen óng ả, phần đuôi tóc còn xoăn xoăn, bàn tay hơi mập nắm chặt lại, trong miệng thì ngậm núm vú cao su, trên cổ đeo yếm, nước miếng lấp lánh đang chảy từ khóe miệng xuống chiếc yếm đó, trông ngộ nghĩnh và dễ thương làm sao, quả thật có hơi giống một món đồ chơi nhồi bông.
Dịch Huyền cúi xuống nhìn chằm chằm cô bé mũm ma mũm mĩm hồi lâu, trên khuôn mặt không khỏi lộ ra nụ cười khi nhìn thấy những thứ ngộ nghĩnh, mặc dù anh chưa đáp lại người đàn ông kia rằng con gái của anh ấy có xinh hay không, nhưng biểu cảm này còn hơn cả khi nói "xinh" gấp trăm lần. Điều này làm cho anh ấy rất vui vẻ.
"Sao, anh cũng muốn hả? Anh với vợ anh sinh một đứa đi!" Người đàn ông sợ con gái mình lạnh nên đóng cổ áo khoác lại.
Dịch Huyền đứng thẳng người, cười nói: "Vợ tôi còn nhỏ, không vội."
Người đàn ông mới nhớ ra: "Vợ anh đâu?"
"Cô ấy vào trong làng tìm người làm ít chuyện rồi."
Hai người đang nói chuyện, vợ của người đàn ông bước đến, Dịch Huyền sửng sốt. Không phải chứ, bụng của vợ ông anh này lại bự nữa rồi.
Ba người phụ nữ trong nhà người đàn ông chào hỏi với Dịch Huyền rồi lại quay trở lại rạp hàng vải vóc một lần nữa.
Lúc này Dịch Huyền mới hỏi người đàn ông: "Anh này, vợ của anh... lại có nữa?"
Nhắc tới vấn đề này, người đàn ông có chút sầu muộn: "Ừ, đúng vậy. Cái gì mà trong thời gian cho con bú sẽ không mang thai, toàn gạt người cả!"
Khi con gái của anh ấy được gần 6 tháng, vợ anh ấy cạn dần sữa, rồi phát hiện mình lại có thai. Cũng may là lúc này em bé đã bắt đầu ăn dặm, cháo, khoai lang nghiền, kê mà Dịch Huyền đổi cho cũng có thể nấu cháo, nếu không thì con gái anh ấy sẽ phải chịu đói rồi.
"Tôi hơi sợ vợ tôi sinh gần quá sẽ bị tổn thương cơ thể. Nhưng chúng tôi còn trẻ và khỏe mà, sao có thể không làm chuyện kia được, đúng không?" Người đàn ông rất buồn rầu: "Chuyện này nếu không nghĩ cách thì sẽ lại có nữa. Phải làm sao bây giờ? Cái thứ bong bóng cá kia không phải lúc nào cũng có thể dùng được. Mùi của nó khó ngửi vô cùng, làm mất cả hứng! Thêm một điều nữa là, tôi phải giết bao nhiêu con cá mới được một con có bong bóng cá phù hợp chứ!" Anh ấy nói xong thì vỗ vai Dịch Huyền, thở dài.
Người đàn ông chẳng qua chỉ là thuận miệng thổ lộ chút chuyện đau khổ của những người đàn ông với Dịch Huyền mà thôi, nhưng anh ấy không ngờ rằng cuộc nói chuyện này lại gặp đúng người rồi.
Đây là lần đầu tiên Dịch Huyền nghe nói bong bóng cá cũng có thể được sử dụng theo cách này, tưởng tượng một chút, cũng hiểu được bong bóng cá có kích thước phù hợp thật sự rất khó tìm.
Truyền bá các biện pháp tránh thai đúng cách và an toàn trong thời đại thiếu bác sĩ, thiếu thuốc, thiếu lương thực thực phẩm quả thật chính là cứu người khỏi lửa bỏng, vậy nên anh đã rất nhiệt tình chia sẻ phương pháp của mình.
Sau đó, người đàn ông đưa đứa bé cho vợ và đi theo Dịch Huyền đi tìm Tam Bảo.
Tam Tam nhìn người đàn ông và Dịch Huyền đang kẹp anh trai mình ở giữa, đứng bên chuồng cừu thì thầm gì đó, nhíu mày hỏi nhỏ Hà Điền: "Họ đang nói về cái gì vậy?"
Hà Điền nghĩ đến số ruột cừu đang chờ phơi khô ở nhà, đỏ mặt nói: "Chắc là cũng muốn mua một con cừu."
Một lúc sau, người đàn ông cao lớn xách theo gói lá tre chào tạm biệt mọi người, trước khi đi còn vỗ vai Dịch Huyền: "Dịch Huyền, cậu đừng lo, ngày 1 tháng 6 tôi nhất định sẽ đến dưới núi nhà cậu. Đến lúc đó nhớ ra bờ sông đón tôi đấy!" Sau đó vỗ vỗ vai Tam Bảo: "Anh Tam Bảo, đến lúc đó tôi sẽ đến nhà của anh trước, chúng ta cùng nhau đi."
Trên đường đi tìm Tam Bảo, Dịch Huyền nói với người đàn ông rằng anh sẽ xây một ngôi nhà mới, người đàn ông ngay lập tức chủ động gia nhập. Nhà của anh ấy ở vùng đồng bằng phía hạ lưu của làng, muốn đến đây phải chèo thuyền ngược dòng nước mất ba bốn tiếng đồng hồ. Nói cách khác, anh ấy sẽ phải mất hai ngày mới đến được nhà của Dịch Huyền và Hà Điền. Những gì phía Dịch Huyền có thể cung cấp đó là trả công một con chồn cho một ngày làm việc. Muốn nhiều hơn nữa, bọn họ không thể.
Dịch Huyền giải thích tình hình cho anh ấy, người đàn ông xua tay: "Chuyện nhỏ. Chú nói với tôi mấy cái này mới là chuyện lớn đó! Vợ tôi mà biết thì cũng sẽ vậy thôi. Dùng biện pháp mà chú chỉ, sau này chúng tôi cũng thuận tiện hơn rất nhiều, vợ tôi cũng sẽ muốn cảm ơn hai người. Lần này chờ vợ tôi sinh xong, dù là trai hay gái cũng sẽ nghỉ ngơi hai ba năm rồi lại tính tiếp. Chú không biết đâu, đàn bà sinh con bị ảnh hưởng nhiều lắm. Vợ tôi trước đây tóc rất dài, vừa đen vừa bóng. Giờ sinh con xong, tóc rụng đến mức trông thấy cả da đầu. Vừa mới dưỡng không bao lâu thì giờ lại mang bầu tiếp. Vì chuyện này mà cả hai chúng tôi cũng đều không thoải mái. Giờ thì có cái này, coi như được cứu rồi. Hà hà hà!"
Người đàn ông tạm biệt rồi chạy trở lại chợ để mua cừu.
Dịch Huyền đưa ra ý tưởng với Tam Bảo, đề nghị anh ấy bắt đầu kinh doanh ruột cừu. Có lẽ sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận khác nếu đem nó bán ở chợ mùa thu.
Lần này Dịch Huyền đi chợ cũng không phải về tay không, mà mua mấy thứ linh tinh này nọ.
Trên đường về nhà Hà Điền và Dịch Huyền nhìn thấy một vài tổ chim, nhưng họ không dừng lại để nhặt trứng.
Sau đầu mùa xuân, vịt rất tích cực đẻ trứng, một ngày tám con vịt đẻ đến mười quả.
Trứng ở nhà còn ăn không hết, nhặt thêm về để làm gì?
Sau khi đọc Bách khoa toàn thư về chăn nuôi gà, họ nhận ra rằng gà và vịt không đẻ trứng vào mùa đông khi thời gian nắng ngắn, nhưng nếu được chiếu sáng nhân tạo, chúng vẫn sẽ đẻ.
Hà Điền và Dịch Huyền đặt một cái lò sắt trong chuồng là vì sợ vịt bị chết cóng, nhưng nhờ bếp sắt phát sáng cả ngày lẫn đêm nên lần này vịt tăng gia sản xuất là nhờ vào tình huống bất ngờ này.
Suốt cả chặng đường không ngừng không nghỉ, về đến nhà mới ba bốn giờ chiều.
Trước khi rời đi, Tam Tam đã đổ cho Hà Điền hai ống sữa cừu đầy, về đến nhà, Hà Điền và Dịch Huyền dọn máy trộn bê tông ra, thay bằng thùng gỗ đựng thức ăn, nấu một ống tre đựng sữa dê rồi đổ vào thùng, phủ một tấm vải gạc lên trên, sau đó để Gạo kéo trộn sữa lên. Trộn xong rồi thì sữa sẽ trở thành bơ! Ống sữa cừu còn lại thì cất tạm ở trong hầm.
Hai người đem muối, đường, gia vị mua được đi cất hết, sau đó mở tấm vải dầu ra, đo kích thước, lại tìm trong kho vật liệu gỗ vài cây tre, rồi đứng ở hiên nhà cắt tấm vải dầu ra. Họ muốn làm hai tấm mành vải dầu để che trên rạp gỗ nhà kính.
Đầu tiên cắt tấm vải dầu theo chiều cao của tường và chiều dài gấp đôi chiều dài của đỉnh nghiêng, ở giữa may một nếp gấp rộng hai cm, cắm cọc tre vào, sau đó cắt dọc thành ba miếng, đo từ giữa ra hai bên, cứ 50 cm thì tạo một nếp gấp và xỏ cọc tre vào, sau khi đóng mép, khâu bốn vòng tre dưới mỗi nếp gấp, sau đó dùng dây thừng to luồn qua vòng tre trên cùng, thắt nút để cố định rồi luồn vào cây tre tiếp theo. Cứ làm như vậy cho đến cây trên cùng nhất, khi kéo dây, mành sẽ được gấp lại nhiều đoạn, khi muốn thông gió thì cứ kéo lên và cột dây vào rạp là được. Cách làm này cũng giống như mành rơm treo trên rạp gỗ bây giờ, nhưng vải dầu màu trắng so với mành rơm thì sáng hơn, ban ngày cũng không cần kéo mành lên.
Về phần mái nhà hình tam giác ở hai bên rạp gỗ, Hà Điền và Dịch Huyền trải tấm vải dầu trên mặt đất, cắt hai hình tứ giác theo kích thước rồi cắt thêm bốn hình tam giác nữa, lấy cái thùng sắt nhỏ đựng keo bong bóng cá ra rồi đun cho nóng chảy, thoa keo, dán các mảnh gỗ lên rạp, sau đó đóng đinh thêm một lớp tre cho chắc.
Hai bên rạp gỗ cũng đã được phủ rèm che lên, sau khi tất cả đều được cột chặt lại, rạp gỗ lại trở thành một không gian kín, Hà Điền và Dịch Huyền đứng bên trong cảm nhận một lúc.
Lúc này, mặt trời đã sớm lặn xuống núi, bầu trời thì chuyển sang màu xanh xám nên tạm thời không nhìn thấy được cường độ ánh sáng của nhà kính mới, cả hai nhìn nhau cười, cất công cụ trở về nhà chuẩn bị cơm tối.
Nhìn Gạo thì thấy anh chàng này đã ngừng lại không chịu đi nữa, Hà Điền gỡ vải gạc ra, vì trời nhá nhem tối nên không nhìn rõ được bơ trong thùng đã như thế nào rồi.
Cô xách cái thùng về nhà, lấy một cái chậu đất, đặt một cái rây tre và gạc lên, lọc lấy phần bơ còn chưa thành hình trong sữa.
Lần này, sau khi vắt hết độ ẩm trong bơ, cô cho bơ vào hộp tre mà họ dùng để làm đậu hũ, dùng gạc đậy lại, ấn một viên đá lớn lên rồi đặt lên hai thanh gỗ gác ở trên chậu gốm để có thể bài trừ nước sữa nhiều hơn.
Khi làm đậu hũ, chất cặn sau khi tách sữa đậu nành có thể dùng để làm đậu hũ, còn váng sữa và sữa đặc trong sữa cừu có thể dùng để làm món gì?
Hà Điền đổ váng sữa và sữa đặc còn sót lại từ quá trình làm phô mai và bơ vào các hũ thủy tinh đậy kín rồi cất tạm trong hầm.
Bữa tối do Dịch Huyền làm.
Sau hai ngày bôn ba đi tới đi lui, anh cảm thấy cần phải ăn cái gì đó ngon một chút. Vì vậy, anh không ngần ngại bắt tay vào nấu nướng.
Đầu tiên anh nấu một nồi cháo khoai lang. Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, cho vào nồi đất cùng gạo, thêm nước, nấu từ từ.
Khi cháo đang nấu, anh dùng phần sữa đặc còn sót lại khi làm bơ để nhào bột, không hề thêm một giọt nước nào cả, bột sau khi nhào xong thì da sáng bóng, ngửi được mùi thơm của sữa. Để một lúc cho bột dậy rồi cắt một miếng bơ có kích thước tương đương với miếng bột, khi thấy bột hơi mềm nhưng khi bên trong vẫn còn cứng thì dùng cây lăn cán dẹt miếng bột thành hình chữ nhật, cho bơ vào miếng bột rồi cán mỏng, gấp miếng bột lại, cán mỏng rồi lại gập đôi, sau vài lần thì để bột sang một bên để cho bột nghỉ.
Thời gian để bột thư giãn không nên quá lâu. Chỉ cần mười phút là được. Cắt thành những viên nhỏ, kéo rồi cuộn lại sau đó cho vào khay nướng. Sau khi nướng khoảng mười phút, mùi thơm bắt đầu thoảng qua mũi là có thể lấy bánh ra khỏi lò.
Lúc này bột đã thành một cái bánh nhỏ hình xoắn ốc, bề mặt có màu vàng vàng, từng lớp từng lớp giòn xốp.
Tiếp theo sẽ nấu món chính.
Con gà rừng mà hôm qua đã bắt được trên đường đi chợ phiên đã được vặt lông và làm sạch, Dịch Huyền chặt làm đôi, lấy phần ức gà băm nhuyễn, sau đó lấy một miếng đậu hũ đã làm trước đó dùng tay trực tiếp bóp nhuyễn luôn, cho gà đã bằm nhuyễn vào, thêm muối, đường vừa ăn rồi đập trứng vào khuấy đều thành hỗn hợp đặc sệt.
Anh lấy một củ khoai tây lớn, gọt vỏ rồi cắt thành sợi, ớt đỏ ớt xanh anh cũng cắt sợi luôn.
Cháo đã chín, nhấc qua một bên, tiếp đó bắc chảo lên bếp, đổ một lớp mỡ ngỗng vào chảo. Lấy một chút đậu hũ thịt gà vo thành viên sau đó lăn lên ớt và khoai tây thái sợi một lượt, trên viên thịt liền dính một lớp rau củ đủ màu sắc, bỏ vào chảo chiên từ từ. Sau khi cho hết viên thịt vào chảo, rưới một muôi lớn nước vào, đậy nắp rồi nấu khoảng vài phút. Chờ cho đến khi nước cạn là có thể ăn được.
Lúc ăn cơm, Hà Điền tỏ ra hài lòng với món cháo khoai lang và bánh hình xoắn ốc vàng xốp có độ ngọt vừa phải kia, còn món chính thì... cũng coi như là khích lệ.
"Thật sự ý tưởng này của anh khá hay. Nhưng nếu nấu thịt viên thì anh nên chiên ngập dầu ấy, vậy thì rau củ sẽ không dính vào nồi."
Dịch Huyền mím nhẹ cái miệng nho nhỏ của mình: "Tại anh sợ nhiều dầu mỡ quá thôi." Món bánh xoắn ốc vàng vốn đã thơm và béo ngậy rồi, nếu món chính lại chiên nữa thì sẽ quá ngấy.
Món chính của anh lúc bày ra, mười viên thì đã có đến tám viên có bề ngoài không đẹp rồi, sợi khoai tây bị dính vào chảo.
Nhưng anh lại lập tức vui vẻ trở lại ngay, cầm một cái bánh xoắn ốc màu vàng lên chiêm ngưỡng: "Chắc là anh có thiên phú làm bánh hay sao ấy? Mới làm lần đầu mà đã thành công rồi này!"
Lúc này anh vẫn không biết là đang gọi mình, đi được vài bước thì có người chạy đến phía sau anh, khi anh quay đầu lại thì thấy một người đàn ông cao lớn đang khoa tay múa chân cười với mình.
"Chú em! Còn nhớ tôi không? Tôi là người đã đổi táo tàu với chú ở hội chợ mùa thu năm ngoái này!" Người đàn ông hớn hở nói.
Dịch Huyền ngay lập tức nhớ ra, người đàn ông cao lớn này đã dùng một túi da đựng rượu mạnh đổi lấy táo tàu với họ.
Dịch Huyền cười đáp lại: "Nhớ chứ. Vợ anh đã sinh cho anh một bé gái mũm mĩm, họ có khỏe không?"
Ông anh cao lớn đưa bàn tay to như cái quạt ra chỉ vào rạp hàng bán đồ phụ nữ: "Khỏe cả! Vợ, mẹ và em gái tôi đều đang mua sắm ở đằng kia!" Anh ấy lại kéo ngực áo, áo khoác da mở ra, để lộ một cái túi treo, trong đó là một em bé mũm mĩm đang ngủ say sưa chảy cả nước miếng: "Con gái tôi này! Xinh không? Khà khà."
Lần đầu tiên Dịch Huyền thấy có người treo trẻ con trước ngực bằng túi vải như vậy, anh nhìn kỹ hơn, đứa bé có đôi má ửng đỏ, mái tóc dày đen óng ả, phần đuôi tóc còn xoăn xoăn, bàn tay hơi mập nắm chặt lại, trong miệng thì ngậm núm vú cao su, trên cổ đeo yếm, nước miếng lấp lánh đang chảy từ khóe miệng xuống chiếc yếm đó, trông ngộ nghĩnh và dễ thương làm sao, quả thật có hơi giống một món đồ chơi nhồi bông.
Dịch Huyền cúi xuống nhìn chằm chằm cô bé mũm ma mũm mĩm hồi lâu, trên khuôn mặt không khỏi lộ ra nụ cười khi nhìn thấy những thứ ngộ nghĩnh, mặc dù anh chưa đáp lại người đàn ông kia rằng con gái của anh ấy có xinh hay không, nhưng biểu cảm này còn hơn cả khi nói "xinh" gấp trăm lần. Điều này làm cho anh ấy rất vui vẻ.
"Sao, anh cũng muốn hả? Anh với vợ anh sinh một đứa đi!" Người đàn ông sợ con gái mình lạnh nên đóng cổ áo khoác lại.
Dịch Huyền đứng thẳng người, cười nói: "Vợ tôi còn nhỏ, không vội."
Người đàn ông mới nhớ ra: "Vợ anh đâu?"
"Cô ấy vào trong làng tìm người làm ít chuyện rồi."
Hai người đang nói chuyện, vợ của người đàn ông bước đến, Dịch Huyền sửng sốt. Không phải chứ, bụng của vợ ông anh này lại bự nữa rồi.
Ba người phụ nữ trong nhà người đàn ông chào hỏi với Dịch Huyền rồi lại quay trở lại rạp hàng vải vóc một lần nữa.
Lúc này Dịch Huyền mới hỏi người đàn ông: "Anh này, vợ của anh... lại có nữa?"
Nhắc tới vấn đề này, người đàn ông có chút sầu muộn: "Ừ, đúng vậy. Cái gì mà trong thời gian cho con bú sẽ không mang thai, toàn gạt người cả!"
Khi con gái của anh ấy được gần 6 tháng, vợ anh ấy cạn dần sữa, rồi phát hiện mình lại có thai. Cũng may là lúc này em bé đã bắt đầu ăn dặm, cháo, khoai lang nghiền, kê mà Dịch Huyền đổi cho cũng có thể nấu cháo, nếu không thì con gái anh ấy sẽ phải chịu đói rồi.
"Tôi hơi sợ vợ tôi sinh gần quá sẽ bị tổn thương cơ thể. Nhưng chúng tôi còn trẻ và khỏe mà, sao có thể không làm chuyện kia được, đúng không?" Người đàn ông rất buồn rầu: "Chuyện này nếu không nghĩ cách thì sẽ lại có nữa. Phải làm sao bây giờ? Cái thứ bong bóng cá kia không phải lúc nào cũng có thể dùng được. Mùi của nó khó ngửi vô cùng, làm mất cả hứng! Thêm một điều nữa là, tôi phải giết bao nhiêu con cá mới được một con có bong bóng cá phù hợp chứ!" Anh ấy nói xong thì vỗ vai Dịch Huyền, thở dài.
Người đàn ông chẳng qua chỉ là thuận miệng thổ lộ chút chuyện đau khổ của những người đàn ông với Dịch Huyền mà thôi, nhưng anh ấy không ngờ rằng cuộc nói chuyện này lại gặp đúng người rồi.
Đây là lần đầu tiên Dịch Huyền nghe nói bong bóng cá cũng có thể được sử dụng theo cách này, tưởng tượng một chút, cũng hiểu được bong bóng cá có kích thước phù hợp thật sự rất khó tìm.
Truyền bá các biện pháp tránh thai đúng cách và an toàn trong thời đại thiếu bác sĩ, thiếu thuốc, thiếu lương thực thực phẩm quả thật chính là cứu người khỏi lửa bỏng, vậy nên anh đã rất nhiệt tình chia sẻ phương pháp của mình.
Sau đó, người đàn ông đưa đứa bé cho vợ và đi theo Dịch Huyền đi tìm Tam Bảo.
Tam Tam nhìn người đàn ông và Dịch Huyền đang kẹp anh trai mình ở giữa, đứng bên chuồng cừu thì thầm gì đó, nhíu mày hỏi nhỏ Hà Điền: "Họ đang nói về cái gì vậy?"
Hà Điền nghĩ đến số ruột cừu đang chờ phơi khô ở nhà, đỏ mặt nói: "Chắc là cũng muốn mua một con cừu."
Một lúc sau, người đàn ông cao lớn xách theo gói lá tre chào tạm biệt mọi người, trước khi đi còn vỗ vai Dịch Huyền: "Dịch Huyền, cậu đừng lo, ngày 1 tháng 6 tôi nhất định sẽ đến dưới núi nhà cậu. Đến lúc đó nhớ ra bờ sông đón tôi đấy!" Sau đó vỗ vỗ vai Tam Bảo: "Anh Tam Bảo, đến lúc đó tôi sẽ đến nhà của anh trước, chúng ta cùng nhau đi."
Trên đường đi tìm Tam Bảo, Dịch Huyền nói với người đàn ông rằng anh sẽ xây một ngôi nhà mới, người đàn ông ngay lập tức chủ động gia nhập. Nhà của anh ấy ở vùng đồng bằng phía hạ lưu của làng, muốn đến đây phải chèo thuyền ngược dòng nước mất ba bốn tiếng đồng hồ. Nói cách khác, anh ấy sẽ phải mất hai ngày mới đến được nhà của Dịch Huyền và Hà Điền. Những gì phía Dịch Huyền có thể cung cấp đó là trả công một con chồn cho một ngày làm việc. Muốn nhiều hơn nữa, bọn họ không thể.
Dịch Huyền giải thích tình hình cho anh ấy, người đàn ông xua tay: "Chuyện nhỏ. Chú nói với tôi mấy cái này mới là chuyện lớn đó! Vợ tôi mà biết thì cũng sẽ vậy thôi. Dùng biện pháp mà chú chỉ, sau này chúng tôi cũng thuận tiện hơn rất nhiều, vợ tôi cũng sẽ muốn cảm ơn hai người. Lần này chờ vợ tôi sinh xong, dù là trai hay gái cũng sẽ nghỉ ngơi hai ba năm rồi lại tính tiếp. Chú không biết đâu, đàn bà sinh con bị ảnh hưởng nhiều lắm. Vợ tôi trước đây tóc rất dài, vừa đen vừa bóng. Giờ sinh con xong, tóc rụng đến mức trông thấy cả da đầu. Vừa mới dưỡng không bao lâu thì giờ lại mang bầu tiếp. Vì chuyện này mà cả hai chúng tôi cũng đều không thoải mái. Giờ thì có cái này, coi như được cứu rồi. Hà hà hà!"
Người đàn ông tạm biệt rồi chạy trở lại chợ để mua cừu.
Dịch Huyền đưa ra ý tưởng với Tam Bảo, đề nghị anh ấy bắt đầu kinh doanh ruột cừu. Có lẽ sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận khác nếu đem nó bán ở chợ mùa thu.
Lần này Dịch Huyền đi chợ cũng không phải về tay không, mà mua mấy thứ linh tinh này nọ.
Trên đường về nhà Hà Điền và Dịch Huyền nhìn thấy một vài tổ chim, nhưng họ không dừng lại để nhặt trứng.
Sau đầu mùa xuân, vịt rất tích cực đẻ trứng, một ngày tám con vịt đẻ đến mười quả.
Trứng ở nhà còn ăn không hết, nhặt thêm về để làm gì?
Sau khi đọc Bách khoa toàn thư về chăn nuôi gà, họ nhận ra rằng gà và vịt không đẻ trứng vào mùa đông khi thời gian nắng ngắn, nhưng nếu được chiếu sáng nhân tạo, chúng vẫn sẽ đẻ.
Hà Điền và Dịch Huyền đặt một cái lò sắt trong chuồng là vì sợ vịt bị chết cóng, nhưng nhờ bếp sắt phát sáng cả ngày lẫn đêm nên lần này vịt tăng gia sản xuất là nhờ vào tình huống bất ngờ này.
Suốt cả chặng đường không ngừng không nghỉ, về đến nhà mới ba bốn giờ chiều.
Trước khi rời đi, Tam Tam đã đổ cho Hà Điền hai ống sữa cừu đầy, về đến nhà, Hà Điền và Dịch Huyền dọn máy trộn bê tông ra, thay bằng thùng gỗ đựng thức ăn, nấu một ống tre đựng sữa dê rồi đổ vào thùng, phủ một tấm vải gạc lên trên, sau đó để Gạo kéo trộn sữa lên. Trộn xong rồi thì sữa sẽ trở thành bơ! Ống sữa cừu còn lại thì cất tạm ở trong hầm.
Hai người đem muối, đường, gia vị mua được đi cất hết, sau đó mở tấm vải dầu ra, đo kích thước, lại tìm trong kho vật liệu gỗ vài cây tre, rồi đứng ở hiên nhà cắt tấm vải dầu ra. Họ muốn làm hai tấm mành vải dầu để che trên rạp gỗ nhà kính.
Đầu tiên cắt tấm vải dầu theo chiều cao của tường và chiều dài gấp đôi chiều dài của đỉnh nghiêng, ở giữa may một nếp gấp rộng hai cm, cắm cọc tre vào, sau đó cắt dọc thành ba miếng, đo từ giữa ra hai bên, cứ 50 cm thì tạo một nếp gấp và xỏ cọc tre vào, sau khi đóng mép, khâu bốn vòng tre dưới mỗi nếp gấp, sau đó dùng dây thừng to luồn qua vòng tre trên cùng, thắt nút để cố định rồi luồn vào cây tre tiếp theo. Cứ làm như vậy cho đến cây trên cùng nhất, khi kéo dây, mành sẽ được gấp lại nhiều đoạn, khi muốn thông gió thì cứ kéo lên và cột dây vào rạp là được. Cách làm này cũng giống như mành rơm treo trên rạp gỗ bây giờ, nhưng vải dầu màu trắng so với mành rơm thì sáng hơn, ban ngày cũng không cần kéo mành lên.
Về phần mái nhà hình tam giác ở hai bên rạp gỗ, Hà Điền và Dịch Huyền trải tấm vải dầu trên mặt đất, cắt hai hình tứ giác theo kích thước rồi cắt thêm bốn hình tam giác nữa, lấy cái thùng sắt nhỏ đựng keo bong bóng cá ra rồi đun cho nóng chảy, thoa keo, dán các mảnh gỗ lên rạp, sau đó đóng đinh thêm một lớp tre cho chắc.
Hai bên rạp gỗ cũng đã được phủ rèm che lên, sau khi tất cả đều được cột chặt lại, rạp gỗ lại trở thành một không gian kín, Hà Điền và Dịch Huyền đứng bên trong cảm nhận một lúc.
Lúc này, mặt trời đã sớm lặn xuống núi, bầu trời thì chuyển sang màu xanh xám nên tạm thời không nhìn thấy được cường độ ánh sáng của nhà kính mới, cả hai nhìn nhau cười, cất công cụ trở về nhà chuẩn bị cơm tối.
Nhìn Gạo thì thấy anh chàng này đã ngừng lại không chịu đi nữa, Hà Điền gỡ vải gạc ra, vì trời nhá nhem tối nên không nhìn rõ được bơ trong thùng đã như thế nào rồi.
Cô xách cái thùng về nhà, lấy một cái chậu đất, đặt một cái rây tre và gạc lên, lọc lấy phần bơ còn chưa thành hình trong sữa.
Lần này, sau khi vắt hết độ ẩm trong bơ, cô cho bơ vào hộp tre mà họ dùng để làm đậu hũ, dùng gạc đậy lại, ấn một viên đá lớn lên rồi đặt lên hai thanh gỗ gác ở trên chậu gốm để có thể bài trừ nước sữa nhiều hơn.
Khi làm đậu hũ, chất cặn sau khi tách sữa đậu nành có thể dùng để làm đậu hũ, còn váng sữa và sữa đặc trong sữa cừu có thể dùng để làm món gì?
Hà Điền đổ váng sữa và sữa đặc còn sót lại từ quá trình làm phô mai và bơ vào các hũ thủy tinh đậy kín rồi cất tạm trong hầm.
Bữa tối do Dịch Huyền làm.
Sau hai ngày bôn ba đi tới đi lui, anh cảm thấy cần phải ăn cái gì đó ngon một chút. Vì vậy, anh không ngần ngại bắt tay vào nấu nướng.
Đầu tiên anh nấu một nồi cháo khoai lang. Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, cho vào nồi đất cùng gạo, thêm nước, nấu từ từ.
Khi cháo đang nấu, anh dùng phần sữa đặc còn sót lại khi làm bơ để nhào bột, không hề thêm một giọt nước nào cả, bột sau khi nhào xong thì da sáng bóng, ngửi được mùi thơm của sữa. Để một lúc cho bột dậy rồi cắt một miếng bơ có kích thước tương đương với miếng bột, khi thấy bột hơi mềm nhưng khi bên trong vẫn còn cứng thì dùng cây lăn cán dẹt miếng bột thành hình chữ nhật, cho bơ vào miếng bột rồi cán mỏng, gấp miếng bột lại, cán mỏng rồi lại gập đôi, sau vài lần thì để bột sang một bên để cho bột nghỉ.
Thời gian để bột thư giãn không nên quá lâu. Chỉ cần mười phút là được. Cắt thành những viên nhỏ, kéo rồi cuộn lại sau đó cho vào khay nướng. Sau khi nướng khoảng mười phút, mùi thơm bắt đầu thoảng qua mũi là có thể lấy bánh ra khỏi lò.
Lúc này bột đã thành một cái bánh nhỏ hình xoắn ốc, bề mặt có màu vàng vàng, từng lớp từng lớp giòn xốp.
Tiếp theo sẽ nấu món chính.
Con gà rừng mà hôm qua đã bắt được trên đường đi chợ phiên đã được vặt lông và làm sạch, Dịch Huyền chặt làm đôi, lấy phần ức gà băm nhuyễn, sau đó lấy một miếng đậu hũ đã làm trước đó dùng tay trực tiếp bóp nhuyễn luôn, cho gà đã bằm nhuyễn vào, thêm muối, đường vừa ăn rồi đập trứng vào khuấy đều thành hỗn hợp đặc sệt.
Anh lấy một củ khoai tây lớn, gọt vỏ rồi cắt thành sợi, ớt đỏ ớt xanh anh cũng cắt sợi luôn.
Cháo đã chín, nhấc qua một bên, tiếp đó bắc chảo lên bếp, đổ một lớp mỡ ngỗng vào chảo. Lấy một chút đậu hũ thịt gà vo thành viên sau đó lăn lên ớt và khoai tây thái sợi một lượt, trên viên thịt liền dính một lớp rau củ đủ màu sắc, bỏ vào chảo chiên từ từ. Sau khi cho hết viên thịt vào chảo, rưới một muôi lớn nước vào, đậy nắp rồi nấu khoảng vài phút. Chờ cho đến khi nước cạn là có thể ăn được.
Lúc ăn cơm, Hà Điền tỏ ra hài lòng với món cháo khoai lang và bánh hình xoắn ốc vàng xốp có độ ngọt vừa phải kia, còn món chính thì... cũng coi như là khích lệ.
"Thật sự ý tưởng này của anh khá hay. Nhưng nếu nấu thịt viên thì anh nên chiên ngập dầu ấy, vậy thì rau củ sẽ không dính vào nồi."
Dịch Huyền mím nhẹ cái miệng nho nhỏ của mình: "Tại anh sợ nhiều dầu mỡ quá thôi." Món bánh xoắn ốc vàng vốn đã thơm và béo ngậy rồi, nếu món chính lại chiên nữa thì sẽ quá ngấy.
Món chính của anh lúc bày ra, mười viên thì đã có đến tám viên có bề ngoài không đẹp rồi, sợi khoai tây bị dính vào chảo.
Nhưng anh lại lập tức vui vẻ trở lại ngay, cầm một cái bánh xoắn ốc màu vàng lên chiêm ngưỡng: "Chắc là anh có thiên phú làm bánh hay sao ấy? Mới làm lần đầu mà đã thành công rồi này!"
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook