Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
-
85: Sâu Xanh Lớn Ngon Tuyệt
Đúng như dự đoán của Dịch Huyền, nhà họ Phổ không kịp chuẩn bị cho mùa đông, còn phải hứng chịu một trận bão tuyết.
Chuồng heo nhà họ bị tuyết làm sập đè chết heo con, heo to chết chỉ còn lại một con heo rừng thiến, vụ khoai thứ hai họ trồng chưa thu hoạch thì đều đã bị đông cứng hỏng hết cả rồi.
Bất hạnh không chỉ có vậy.
Để đào ra những chú heo con bị chôn vùi trong tuyết, hai cậu con trai ngốc nghếch nhà họ đã nhóm lên hai ngọn lửa ở bên cạnh chuồng heo, cố gắng làm tan chảy tuyết đóng băng, nhưng họ không ngờ là nước tuyết lại tràn vào hầm.
Sau khi đào heo xong thì phải vài ngày sau họ mới phát hiện ra nước đã tràn vào hầm nhà mình, chưa kể thức ăn đã trữ trước đó, thức ăn dùng thịt heo đổi được cũng không được bảo quản tốt, hầu hết đều bị mốc meo hết.
Cụ thể mốc meo như thế nào thì đương nhiên không thể nói với người khác được, quá mất mặt.
Hà Điền nhìn bộ dạng nhăn nhó của họ, nghĩ đến việc lúc đầu họ bắt nạt mình, cô không khỏi vui mừng khi người khác gặp họa mà nghĩ, theo như tiêu chuẩn vệ sinh của nhà mấy người, nói không chừng trong hầm vẫn còn thức ăn của mười năm trước, năm nay mới mốc meo đã là tổ tiên phù hộ rồi.
Dịch Huyền có vẻ tốt bụng hơn cô rất nhiều, khi nghe tin xui rủi đó, anh tỏ ra rất thương cảm, nhưng không hề nhắc đến chuyện cho mượn thức ăn.
Ba Phổ đợi một lúc lâu, nước trong ly tre cũng đã uống hết, hai người không tỏ vẻ gì cả, ông ta bắt đầu nhớ lại khoảng thời gian khi ông nội Hà Điền còn sống thật tốt biết bao, có một năm, nhà ông ta cũng không gặp may mắn, mùa đông tồi tệ, thiếu ăn, ông nội Hà Điền liền đưa cho nhà họ một bao kê to, hai xâu thịt xông khói, đồng thời còn đưa ông ta đi đục băng để bắt cá.
Trong mắt Dịch Huyền, thủ đoạn này vẫn còn "non và xanh" lắm.
Anh ngay lập tức nhắc đến ông bà của Hà Điền, rồi lại nói về bản thân mình và cô: "Hai đứa chúng con vẫn còn trẻ, không có người lớn chỉ dẫn, trận tuyết đầu tiên năm nay lại quá lớn, chúng con cũng thật sự phát sầu." Cuối cùng, anh nói thêm: "May mắn là cả hai đứa đều tích góp đủ lương thực."
Vừa nói, anh vừa nắm tay Hà Điền, cười nhìn cô: "Vậy mà, vợ con còn rất tiết kiệm.
Mấy hôm trước con lấy gạo nếp làm rượu ngọt, cô ấy vẫn còn giận con đây này.
Mỗi sáng nên nấu một chén rượu ngọt, đập một quả trứng vịt tươi vào, uống nóng như vậy vừa giữ ấm, lại còn dưỡng nhan nữa."
Cả nhà họ Phổ khi nghe đến đây thì đều kêu gào trong bụng, rượu ngọt gì đó, vừa nghe là đã biết ăn ngon rồi! Còn có cả trứng vịt tươi nữa!
Sự ghen tị và đố kỵ trong lòng của hai anh em nhà họ Phổ không cần nói cũng biết.
Lúc hai anh em họ vừa vào nhà thì liền bị Dịch Huyền lạnh lùng liếc mắt nhìn, sợ quá họ không dám nhìn lên, nhưng rồi họ lại nhớ tới bộ dáng vừa rồi lúc Hà Điền mở cửa, so với trước đây càng thêm kiều diễm, làn da trắng như tuyết còn đôi má thì ửng hồng, mềm mại như có thể nhéo ra nước luôn ấy chứ.
Cuộc sống hằng ngày của cô nhất định là rất tốt! Chứ còn gì nữa, nhà người ta có trứng vịt tươi mà.
Ba Phổ không còn cách nào khác đành phải đưa mặt già ra, đề nghị mượn ngũ cốc cho mùa đông.
Dịch Huyền giả vờ khó khăn trước: "Haizz, dù có tiết kiệm đủ lương thực, nhưng nhà chúng con chỉ có hai lao động mà thôi, chúng con có thể tiết kiệm được bao nhiêu chứ?" Nhà của ông thì có đến ba lao động lận nha.
Ba Phổ nài nỉ, Dịch Huyền đành phải khó xử nhìn "vợ" mình, cuối cùng thương lượng, đồng ý cho nhà họ mượn một ít thức ăn, rồi dạy họ đục băng, kéo lưới đánh cá.
Có điều, tuy nói là cho mượn thức ăn, nhưng cũng không cần phải trả lại, chỉ cần mùa hè năm nay họ dành chút thời gian tới giúp đỡ công việc là được.
Với lại, không thể đưa tất cả thức ăn cho họ cùng một lúc được.
Hà Điền cũng giảo biện giống Dịch Huyền: "Xét cho cùng thì chúng tôi cũng không có nhiều thức ăn.
Hai đứa chỉ có thể nhín lại cho nhà chú mượn một ít mà thôi.
Nếu đưa cho chú tất cả cùng một lúc rồi lỡ có chuyện gì xảy ra, hai đứa không còn thức ăn, nhà chú còn có thể đi mượn ai được nữa?"
Dịch Huyền lập tức chụp mông ngựa "Vợ" mình: "Em thật là chu đáo.
Đây gọi là cho vay theo kỳ."
Mắt thấy kho lương thực ở nhà sắp cạn, bất kể Hà Điền và Dịch Huyền đưa ra yêu cầu trao đổi nào, nhà họ Phổ chắc chắn sẽ đồng ý.
Hà Điền học giọng điệu "làm khó" của Dịch Huyền trong chốc lát, lại nói: "Cũng không thể để mọi người về tay không được.
Chúng tôi không mang theo quá nhiều thức ăn, chỉ có nửa túi khoai tây và hai con cá xông khói này thôi.
Nếu chú không chê thì cầm lấy trước đi.
Chờ chúng tôi về nhà rồi, chú có thể đến nhà lấy đồ ăn."
Ba Phổ ngàn ân vạn tạ.
Khi chào ra về, Phổ anh chỉ vào con sóc bị lột da trong chậu, hỏi: "Thứ này...!hai người có còn cần nữa không?"
Hà Điền tự nghĩ, gia đình này đói khổ quá mức luôn rồi, e rằng không chỉ có đồ ăn bị mốc thôi đâu.
Nói không chừng đạn của nhà họ cũng để ở trong hầm, đều bị ngập hết.
Vừa ra khỏi cửa, ba Phổ đã gõ vào đầu đứa con trai lớn: "Đồ ngu! Sao mày lại muốn thứ này!" Ông ta hận sắt không thành thép túm con sóc đã lột da kia: "Hai đứa kia tinh ranh như quỷ, lần này chắc chắn đã đoán được hầm của nhà chúng ta đã bị ngập nước, đạn dược đều trở thành thứ vô dụng, chỉ có thể dùng túi đi săn!"
Phổ em lẩm bẩm: "Ba, không phải ba nói chúng ta chỉ còn có một hộp đạn thôi sao? Không dùng túi đi săn thì dùng gì? Tại sao lại đánh anh con?"
"Haizz.
Sao tao lại nuôi ra hai đứa ngu như tụi bây vậy chứ? Đang yên đang lành lại để nước chảy vào hầm." Ba Phổ thở dài, may mà cơn túng quẫn trước mắt đã qua, Hà Điền đồng ý cho mượn thức ăn.
Chỉ cần chịu đựng qua mùa đông này, có lẽ rồi sẽ tốt hơn.
"Hè này chúng ta phải đến nhà họ làm việc để trả nợ thật sao?"
"Không đi? Nếu không đi, mày có thể đảm bảo sau này không cầu cứu tụi nó nữa không?"
Hai cậu con trai lầm bầm, ba Phổ thở dài: "Đến lúc đó rồi nói sau."
Hà Điền và Dịch Huyền có sợ nhà họ Phổ sẽ không trả lại thức ăn sau khi mượn, hoặc là đến hè sẽ chơi xấu hay không?
Dịch Huyền vòng tay ôm lấy "vợ" mình, cười nhạt: "Anh đã muốn lấy mạng của họ từ lâu rồi.
Sau này, khi nghe em nói "Tất cả tài nguyên quanh đây đều là của chúng ta", anh đã nghĩ, nếu ông trời đã cho chúng ta có một hàng xóm như vậy, thì nhất định là sẽ có chỗ lợi cho chúng ta.
Vợ đừng lo lắng, yên tâm đi, mình sẽ không thiệt thòi đâu.
Chúng ta sẽ sớm bắt họ trả dần khoản vay này."
Hà Điền đỏ mặt, vỗ nhẹ lên mặt anh: "Ai là vợ anh? Không biết xấu hổ!"
Dịch Huyền cười hỏi: "Sao hả, vừa rồi không phải người ta nói anh là người đàn ông của con em cũng không phủ nhận còn gì? Anh là người đàn ông của em, đương nhiên em là vợ của anh rồi.
Huống chi người nói như vậy cũng không chỉ mỗi ông Phổ thôi đâu.
Ông thợ mộc đã giúp chúng ta làm cửa sổ, Tam Tam và anh trai cô ấy, rồi còn có, hôm đó ở chợ có rất nhiều người đến đổi đồ với chúng ta cũng đều gọi anh như vậy, hình như anh cũng chưa từng nghe thấy em phản bác gì cả mà!"
Vốn dĩ hai người đang ngồi cạnh nhau trước bếp lửa, anh ôm Hà Điền, nói chuyện một hồi anh lại được nước làm tới, mạnh tay nửa kéo nửa ôm đặt Hà Điền ngồi trên đùi mình, hết xoa rồi nắn, rồi lại hôn hôn.
Hai người mải mê thân mật mà chẳng thèm ngó ngàng gì đến Lúa Mì, nó nép vào bên cạnh ổ chó, kêu hừ hừ vài tiếng.
Lần bắt chồn này, Hà Điền và Dịch Huyền đi đi về về giữa mấy nhà nghỉ.
Ba bốn ngày sau, họ thu hoạch được gần hai mươi bộ lông chồn, thắng lợi trở về.
Sở dĩ thành công như vậy là do họ đã có chuẩn bị đầy đủ.
Đường đi giữa các nhà nghỉ được sửa chữa tốt để thuận tiện cho việc đi lại giữa các nơi.
Các bẫy cũng được làm tốt lúc mùa xuân và phân bố hợp lý.
Về đến nhà, đầu tiên họ dỡ bỏ những viên gạch tuyết trước nơi trú ngụ của vịt và thỏ, vén tấm rèm bông lên, mở toàn bộ cửa cho thông gió, sau đó mới dỡ gạch tuyết trước cửa nhà gỗ, củi trong bếp hình như vẫn còn sót lại một số tia đỏ, Dịch Huyền dùng một thanh sắt để loại bỏ lớp tro dày màu xám ra, củi bên dưới vẫn đang lặng lẽ cháy, nhấp nháy ánh sáng đỏ rực, anh nhanh tay thêm một nắm gỗ vụn vào để lửa cháy lên, rồi thêm một khúc củi to vào.
Lúc trở về, Hà Điền đã nhấc cần câu lên, trên lưỡi câu đã dính được một con cá khác.
Cô lại đặt mồi, xách cá vào nhà, cho vào chậu rồi để ở bên cạnh bếp.
Cá hôm nay không phải là cá tuyết sông, đầu của con cá này rất lớn, màu trắng bạc, vảy nhỏ, chỉ có một chiếc vảy cỡ móng tay phía sau mang màu hồng nhạt, nhìn giống như được phủ một lớp lông tơ nên người dân gần đây gọi chúng là cá tuyết.
Khi Hà Điền đang chuẩn bị bữa tối, Dịch Huyền đã đi dọn dẹp nơi ở của vịt và thỏ.
Mấy ngày nay vịt và thỏ không thiếu đồ ăn thức uống, ấm no, nên thải ra rất nhiều phân.
Sau khi nhà kính được xây dựng, phân của vịt và thỏ sẽ không được đổ xuống bồn cầu nữa.
Dịch Huyền đặt một thùng gỗ lớn có nắp ở phía dưới trong nhà kính.
Sau khi đổ phân vịt và thỏ vào đó, phân vịt và thỏ sẽ được phủ một lớp tro thực vật.
Hàng tuần, cỏ khô bẩn quét ra từ chuồng thỏ, cũng như phân và cỏ khô ở chuồng của Gạo sẽ được đổ vào, khi mở cửa dưới của thùng gỗ ra sẽ thu được phân bón đã ủ tốt, đủ để bón cho mấy cây trồng trong nhà kính.
Anh bận rộn nửa ngày, sắc trời cũng dần dần mờ mịt.
Sau giữa tháng mười một, thời gian nắng càng rút ngắn nhanh hơn.
Trước khi đi đến bờ sông bên kia, phải gần đến năm giờ thì trời mới tối, hiện tại mới qua bốn giờ chiều, trời đã sớm tối hẳn.
Trở lại căn nhà gỗ, Hà Điền đã nấu xong cháo, cô lấy từ trong hầm ra một bắp cải và một miếng thịt heo rừng đã tẩm ướp.
Phần thịt heo rừng này là phần thịt ở bụng của con heo, trên mặt cắt có lớp mỡ màu trắng và hồng, nhìn rất ngon.
Hà Điền cắt hai miếng thịt xông khói, cắt hai lá bắp cải, chần qua nước nóng, cho vào dĩa để dùng sau.
Cô kêu Dịch Huyền lấy cá ra, băm nhuyễn, trộn với muối, đường và hạt tiêu, khuấy đều rồi thêm một quả trứng để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Lấy lá bắp cải đã chần trải ra, múc hỗn hợp đã khuấy vào rồi trải thịt muối, sau đó nắm chặt lá cải, cuộn lại, dùng xiên tre nhỏ cố định, xếp lên đĩa rồi cho vào nồi hấp.
Dịch Huyền nhìn thoáng qua, cười nói: "Giống một con sâu xanh lớn ghê."
Chờ cháo chín rồi, đồ ăn cũng đã hấp chín.
Rút xiên tre ra, Hà Điền thổi ngón tay mình: "Nóng quá, nóng quá."
Dịch Huyền chủ động xin ra trận: "Tiếp theo làm gì? Để anh."
"Cắt nó thành những lát dày một cm." Hà Điền chỉ vào con sâu bướm lớn trên đĩa.
Dịch Huyền vừa cắt một đoạn ra thì đã khen ngay.
Lá cải xanh mướt bao bọc một lớp thịt trắng, rồi đến một lớp thịt hồng, mặt cắt màu sắc thật đẹp, anh không sợ phỏng tay cầm lên cắn một miếng: "Ừm...!ngon quá!" Sau đó thổi thổi đút cho Hà Điền.
Làm sao mà không ngon cho được, cá rất tươi, thịt muối đậm đà, bắp cải cũng được bảo quản tốt, vị ngọt trong lá quyện với vị ngọt của cá và vị mặn thơm của thịt heo, tất nhiên là phải ngon rồi! Rưới thêm nước sốt làm từ nước tương và đường vào thì sẽ càng thơm ngon hơn nữa.
Họ vừa về đến nhà, hôm sau hai anh em nhà họ Phổ đến tìm như đã hẹn.
Dựa theo cách nói của Dịch Huyền, họ đến đây để trả dần khoản vay mượn.
Dịch Huyền cũng không khách sáo với hai người này, đầu tiên, anh dẫn họ đến chuồng vịt và thỏ, bảo họ dọn phân, sau đó chỉ vào chuồng vịt: "Trứng vịt tươi mỗi ngày đều có, chỉ là không tiện mang đi thôi, nhưng nếu đã được nấu chín thì được đó."
Hai anh em họ nhìn thấy có đồ ăn là có sức làm việc ngay, huống chi còn từng bị Dịch Huyền tẩn một trận, quét tước dọn dẹp còn tận tâm hơn lúc làm việc cho nhà mình nữa.
Sau khi dọn chuồng vịt và thỏ xong, Dịch Huyền kêu họ bỏ phân vịt và thỏ vào nhà kính.
Hai anh em lần này được mở rộng tầm mắt.
Ôi mẹ ơi, căn nhà này nhìn không khác gì Thủy Tinh Cung luôn! Mấy loại rau trồng bên trong mùa này rồi mà vẫn còn xanh mơn mởn.
Dịch Huyền cũng không trông cậy hai người ngu ngốc này chăm sóc rau dưa, chỉ cần họ có thể nhổ cỏ và tưới nước khi anh và Hà Điền ra ngoài là được rồi.
Từng đó việc hai thằng đàn ông khỏe mạnh làm cũng không mất bao nhiêu thời gian, chỉ một lát là đã xong hết cả.
Hà Điền gọi họ đến sông băng và dạy họ cách giăng lưới đánh cá trong lỗ băng.
Đục lỗ băng là một kỹ năng sinh tồn mà những người dân vùng núi sống gần đây đã thành thạo từ khi còn nhỏ, tất nhiên anh em nhà họ Phổ cũng vậy, nhưng vì nuôi heo, trong nhà lại có hai anh em đi săn thú, nên đã nhiều năm rồi nhà họ Phổ không có đục băng bắt cá vào mùa đông.
Vì vậy, họ không chuẩn bị trước mồi sống.
Thấy thức ăn dự trữ sắp cạn, ba cha con cố giăng câu, nhét miếng thịt nhỏ làm mồi rồi thả vào lỗ băng.
Nhưng lưỡi câu đã ở dưới nước được vài ngày rồi, cách lớp băng có thể nhìn thấy cá bơi qua bơi lại bên dưới nhưng chúng không hề để ý đến mồi câu.
Đừng nói đến việc dùng lưới đánh cá để bắt cá dưới băng, lúc mùa xuân với mùa hè, mấy người nhà họ Phổ còn không buồn thả lưới nữa là.
Đợi đến mùa thu, lưới đánh cá cũng không được sửa sang lại, hai anh em họ căn bản là không thể giăng lưới đánh cá lúc mùa đông được.
Nhiều năm trước lúc gặp khó khăn, ba Phổ cũng đã từng đi kéo lưới với ông nội của Hà Điền vài lần, từ đó trở đi chưa từng chạm qua nữa.
Họ căng da đầu bỏ lưới đánh cá xuống lỗ băng, thật sự có cá bơi vào, ông cha chỉ đạo hai anh em kéo lưới lên, mới kéo được một nửa thì lưới bị rách, cá bỏ chạy không nói, nửa tấm lưới cũng bị nước cuốn trôi luôn.
Giờ ba Phổ hối hận rồi.
Lúc ông của Hà Điền dẫn ông ta đi kéo lưới đã mấy lần thuyết phục ông ta rằng sống ở trong rừng, chỉ biết có mỗi việc đi săn, có mỗi một loại con mồi, sau này lỡ mà gặp chuyện thì khó mà lường được.
Mới đầu, ông ta còn để câu nói này trong lòng, mỗi năm dù có bao nhiêu thức ăn, ông ta vẫn luôn cùng vợ đục hai lỗ băng và thả lưới đánh cá.
Sau này, sinh được hai đứa con, vợ ông ta cũng lười nên nói với ông ta: "Năm nào trong nhà cũng nuôi nhiều heo như vậy, mình trồng thêm mấy củ khoai tây, củ cải, thiếu cái gì thì đến chợ phiên xuân thu dùng thịt heo đổi là được, cần gì phải kéo lưới trong một ngày lạnh giá? Nước đá ngấm vào trong bao tay, đau như bị dao cắt đây này."
Đúng vậy, đánh bắt cá vào mùa đông rất vất vả, ngay cả Hà Điền cũng vậy, nếu như không phải năm ngoái đột nhiên có thêm Dịch Huyền, cô cũng không muốn đi lưới cá đâu.
Chỉ là người không có chuyện để lo xa thì ắt sẽ có thứ để lo gần.
Người ta dạy mình kỹ năng tồn tại, mình học đó rồi lại quên nó đi, đến khi cần dùng đến thì chỉ có thể hối hận.
Vì vậy, ba Phổ không có mặt mũi nào đến cả.
Ông ta để hai đứa con trai của mình đi.
Hai cậu con trai ít nhất cũng cùng thế hệ với Hà Điền.
Cô dạy bọn họ, cũng chẳng có gì để nói.
Nhưng để ông ta đến học kéo lưới với một con nhóc một lần nữa.
Mặt già của ông ta biết để đâu?
Hà Điền và Dịch Huyền làm mẫu cách đặt lưới đánh cá giữa hai lỗ băng, cách kéo lưới, cách đưa lưới đánh cá vào lỗ băng rồi cho anh em họ thực hành một lần, cuối cùng cho họ mượn một chiếc lưới đánh cá cũ.
Hai anh em họ rất cảm kích.
Trước khi đi, Dịch Huyền đưa cho họ một túi khoai tây và một túi khoai lang đỏ khô, mười quả trứng vịt đã nấu chín.
Anh lạnh lùng nhìn bọn họ: "Về đi, nếu thuận lợi, mùa đông mấy người sẽ có cái ăn, còn nếu không được, vậy thì bốn ngày sau có thể đến nhà gỗ ở đối diện tìm chúng tôi.".
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook