Công Tử Có Bệnh
-
Chương 2: Thanh y thương ngọc
Còn nhớ, trước đây, công tử thương xót ta tuổi nhỏ, vóc người lại thấp bé. Cho nên, việc nặng trong viện đều không cho ta động tay đến, ta chỉ cần đứng bên cạnh giúp chàng mài mực là được. Những khi rảnh rỗi, công tử còn dạy ta viết chữ, học thơ ca. Nhưng ta không có thiên phú, học trước quên sau, công tử thấy ta học hành khổ sở như vậy, bèn xoa đầu ta, cười bảo:
"Không thích học thì không cần học, đừng làm khó chính mình."
Khi ấy, ta chỉ cảm thấy công tử thật hiền lành hiểu lòng người.
Sau này, mới hiểu ra, tuy rằng chàng nói như thế, nhưng trong lòng hẳn vẫn mong có một hồng nhan tri kỷ cùng đối nguyệt ngâm thơ, một cô nương thông tuệ có thể hiểu hết những gì chàng nói, có thể san sẻ sở đắc với chàng.
Công chúa chính là người như thế.
Ta quả là vô dụng, học bao lâu cũng chỉ biết được vài câu thơ. Ta nhớ, công tử từng dạy cho ta một bài thơ của Đỗ Mục, trong đó có câu: "Thập niên nhất giác Dương Châu mộng." [1]
Lúc này, ta cảm thấy, bản thân chính là trong tình cảnh đó.
Ta chẳng rõ điều gì đã xảy ra. Chỉ biết sau khi ngất lịm đi, ý thức chìm vào bóng tối mịt mùng, bên tai lại văng vẳng tiếng gọi đau đớn của ai đó, không ngừng lải nhải gọi "Y Y, Y Y".
Nói đến cái tên này, cũng thật là buồn cười. Lúc công tử mang ta về, thấy trên người ta đang mặc một chiếc áo màu xanh nhạt, liền gọi ta là Thanh Y. Công tử nói, thanh y trong kịch là những vai thiếu nữ hiền lành, chính trực, công tử mong ta cũng sẽ là một cô nương như thế. Ta cứ thế ngây ngốc tin tưởng, mãi đến sau này, mới biết, thanh y cũng là cách gọi nữ tỳ trong nhà quyền quý.
Xem đi, số mệnh của ta quả là mệnh nô tỳ mà.
Ta cứ nghe tiếng lải nhải đó vang lên bên tai rất lâu, rất lâu. Sau đấy, đột nhiên im bặt.
Ta lại chìm vào mê man.
Dường như đã trải qua một đời người. Khi ta mơ màng tỉnh dậy, liền trông thấy một phụ nhân trung niên đang hiền từ nhìn mình.
"Lưu bà bà?" Ta sửng sốt gọi.
Sau đó, ta chợt nhận ra điều không đúng ở đây. Lưu bà bà trước mặt ta dường như trẻ hơn rất nhiều, không giống như bà lão đã qua ngũ tuần.
Lưu bà bà mỉm cười đỡ ta dậy, hỏi:
"Là công tử nói với con họ của ta sao?"
Ta ngơ ngẩn, trong đầu còn đang băn khoăn vì sao mình còn sống, thì thầm:
"Công tử..."
Lưu bà bà thở dài, nói:
"Sau khi mang con về đây, công tử đột ngột bệnh nặng. Đại phu nói... nói rằng khó mà qua khỏi con trăng này..."
Mang ta về?
Bệnh nặng?
Ta lục lại mớ ký ức hỗn độn trong đầu. Ta nhớ, năm ta lên bảy, đi theo đám người chạy nạn từ Huy Châu xuôi về phía Nam, sau đó do quá lạnh và đói mà ngã quỵ bên vệ đường. Người xe vẫn cứ thế lại qua, không ai vì ta dừng bước. Cho đến khi ta sắp ngất đi, có một chiếc xe ngựa nom rất quý phái đi ngang qua bên cạnh ta. Từ trong xe vang lên tiếng nói êm như nước chảy:
"Tô Lục, dừng xe."
"Công tử..."
"Xem như vì thọ mệnh của gia mà tích đức đi."
....
Lúc ta tỉnh dậy, chỉ thấy mình đang ở trong một xe ngựa ấm áp, bên cạnh là một vị công tử đang đọc sách. Vị công tử này mặt mày thanh tú nhưng sắc mặt lại tái nhợt, dường như là người bệnh nặng lâu năm. Công tử thấy ta đã tỉnh dậy, liền buông sách xuống, cười hỏi:
"Tỉnh rồi sao? Có đói không, ăn bánh trước nhé?"
Công tử rất đẹp, nhưng khi người ta nhìn chàng ánh mắt đầu tiên, cái để ý không phải là dung mạo, mà là đôi mắt. Đôi mắt của chàng dường như luôn đong đầy ý cười. Khi chàng mỉm cười, đôi mắt ấy cong cong, nom thật ôn hòa dễ gần, khiến người ta bất giác thấy thoải mái.
Ta có cái tật hay ngẩn người. Bấy giờ, nhìn bàn tay thon dài như ngọc đang đưa hai chiếc bánh nướng đến trước mặt mình, ta lại ngơ ngẩn, chỉ biết chăm chăm nhìn công tử.
Công tử không chê cười ta, dịu dàng lấy một chiếc khăn sạch ra, giúp ta lau sạch vết bẩn trên mặt, từ đầu chí cuối không hề có chút vẻ khinh ghét nào.
Hồi tưởng lại lúc đó, ta lại chợt nhớ ra một câu thơ công tử từng dạy: "Nhất kiến tri quân tức đoạn trường." [2]
Hôm ấy, do chiến loạn xảy ra, thư viện đóng cửa, công tử đi từ thư viện về nhà, trên đường gặp được ta, bèn cứu ta, mang theo về Dương Châu. Ta cảm thấy, lão gia cùng phu nhân quả thực không mấy quan tâm đến công tử. Công tử từ nhỏ thể nhược, bọn họ lại nỡ để chàng một mình quay về nhà, cũng không lo lắng tới đón. Sau này mới biết, công tử chỉ là thứ tử, không phải con ruột của phu nhân. Không phải máu mủ, tất nhiên không thương thật lòng.
Sau khi trở về Dương Châu, công tử đã ngã bệnh. Bệnh lần ấy rất nặng, ai cũng nghĩ chàng sẽ không qua khỏi. Mà sở dĩ công tử khỏi bệnh, chính là vì ta chợt nhớ ra phương thuốc mẫu thân từng kê cho người có cùng triệu chứng như công tử bấy giờ, bèn đánh liều lên núi hái thảo dược về sắc thuốc cho chàng uống.
Lúc này, ta mới giật mình, nhìn xuống đôi bàn tay cùng thân hình nhỏ bé như đứa trẻ của mình, liền lờ mờ đoán ra, bản thân thật sự đã quay trở về mười năm trước.
Hoặc là, tất cả vốn chỉ là một giấc hoàng lương.
Trong mộng trải qua mười năm. Tỉnh giấc nồi kê chưa vàng.
Ta mơ hồ như Trang Chu mơ hóa bướm, thức dậy lại chẳng biết mình là người hay bướm. Cứ thế, ta trốn trong gian phòng nhỏ được ba ngày, cuối cùng bật đứng dậy, âm thầm đi lên núi.
Đã có lúc, ta nghĩ, nếu bây giờ công tử chết đi, như vậy tất cả bi kịch của ta sẽ không xảy ra.
Nhưng rốt cuộc, ta vẫn không thể trơ mắt nhìn chàng chết.
Không phải vì còn yêu, chẳng qua là còn nợ.
Ta đưa mớ thảo dược cho Tô Lục, thề sống thề chết bảo đảm rằng những thứ này đúng là có thể chữa bệnh, lại chờ đại phu kiểm chứng qua một lượt, mới đem đi sắc thuốc cho công tử uống.
Đêm đến, ta ngồi bên cửa sổ, nhìn về hướng ánh đèn leo lắt nơi chính viện, thầm nghĩ: Công tử, qua đêm nay, chúng ta xem như không ai nợ ai. Sau này, chàng làm phò mã của chàng, ta về quê làm nông phụ của ta. Cả đời không can hệ gì nữa.
Đã từng, ta xem công tử như là cả thế giới của mình, mười hai canh giờ hai mươi bốn tiết khí đều chỉ xoay quanh chàng, xuân hạ cũng là chàng, thu đông cũng là chàng. Lúc ấy, ta nghĩ, công tử là lý do sống duy nhất của mình. Cho nên, ta đã lựa chọn cái chết.
Bây giờ, chết qua một lần, ta mới biết, bản thân khi đó ngu ngốc đến nhường nào. Không có ai không thể sống thiếu ai. Cho dù không có công tử, ngày đêm vẫn sẽ trôi qua, xuân hạ thu đông vẫn sẽ luân chuyển, hoa vẫn thơm, nước vẫn chảy, ta vẫn có thể vui vẻ.
Đời này, ta sẽ không dành cả thanh xuân để quay quanh công tử nữa.
Thế giới của công tử quá rộng lớn, nội tâm của chàng cũng quá phức tạp, ta không thể, cũng không muốn hiểu nữa.Ta muốn về lại Huy Châu, tìm kiếm phần mộ của mẫu thân, sau đó gả cho một nông phu, từ đây chồng cày bừa, vợ dệt vải, an ổn qua ngày.
Thật là một cuộc sống tốt đẹp.
Đêm đó, ta ngủ thiếp đi, trong mơ còn trông thấy cuộc sống mình hằng ước ao, vui vẻ đến bật cười.
.........
Mấy ngày sau, mùa xuân đã sang, tuyết tan đi, nghe nói bệnh tình của công tử cũng đã đỡ đi nhiều. Công tử muốn gặp ta, nói rằng muốn tạ ơn.
Tuy rằng ta không muốn gặp lại công tử, nhưng đang ăn nhờ ở đậu nhà người ta cũng phải biết điều một tí, ta liền theo Tô Lục đi tới chính viện.
Lúc ta bước vào, chỉ thấy bóng một người đang ngồi bên cửa sổ, đưa mắt xa xăm nhìn hồ sen ngoài kia.
Tuy rằng công tử bấy giờ chỉ mới là thiếu niên mười bốn tuổi, nhưng ta đã nhìn theo bóng lưng của chàng suốt hơn mười năm, kinh nghiệm dày dặn, vừa liếc mắt một cái liền nhận ra.
Công tử nghe thấy tiếng bước chân, bất chợt quay lại, chằm chằm nhìn ta. Bắt gặp ánh mắt của chàng, ta bất giác cảm thấy hơi chột dạ, rồi lại nghĩ, cho dù tính cả kiếp trước, ta cũng chưa từng làm gì có lỗi với công tử, có chột dạ thì phải là chàng mới đúng!
Cố gắng xem nhẹ cảm giác kỳ lạ nơi đáy lòng, ta khom người, nói:
"Thỉnh an công tử."
Công tử nhẹ gật đầu, vẫn là dáng vẻ ôn hòa dịu dàng trước giờ không đổi, chỉ là ánh mắt vẫn khiến ta cảm thấy da mặt bỏng rát. Chàng cười hỏi:
"Tiểu cô nương, muội tên là gì?"
"Nô tỳ không có tên. Mẫu thân nói, có tên chính là có số mệnh. Có số mệnh tức là bị ràng buộc. Chi bằng không danh không tánh, tự do tự tại." Ta lắc lắc đầu, đáp.
Công tử thoáng ngẩn ra, rồi lại nhanh chóng mỉm cười, nói:
"Tuy rằng nói như thế, nhưng trần thế có ai có thể hoàn toàn tự do chứ? Thay rằng nói là ràng buộc, chi bằng hãy xem danh tính như là thứ xác nhận sự tồn tại của mình. Có tên, tức là đã từng tồn tại. Gia thay muội đặt một cái tên, được không?"
Ta ngẩn người, biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy rằng ta không còn thích cái tên ấy nữa, nhưng dù gì cũng mang theo mười năm rồi, vốn dĩ đã thành thói quen. Ta do dự một chút, liền gật đầu.
Công tử vươn tay xoa đầu ta, khẽ nói:
"Hãy gọi là Thanh Y đi. "Lễ ký - Nguyệt lệnh" có câu: "Ý thanh y, phục thương ngọc." Là một cái tên hay." [3]
Ta giật mình.
Kiếp trước, công tử chưa từng nói những lời này.
Ta vốn lười đọc sách, chưa từng biết đến "Lễ ký" là sách gì, nói chi đến một câu trong đó. Vì vậy, ta không biết rằng, hóa ra tên của ta còn có thể hiểu như vậy.
Mà công tử, vừa khéo tên là Thương Ngọc, tự Nguyệt Lệnh.
.........
*Chú thích:
[1] Trích bài "Khiển hoài" của Đỗ Mục, nghĩa là:
Mười năm sực tỉnh mộng Dương Châu
[2] Trích bài "Tỉnh để dẫn ngân bình" của Bạch Cư Dị, nghĩa là:
Vừa nhìn thấy chàng đã đoạn trường
[3] Nghĩa là: mặc áo xanh, đeo ngọc biếc
.........
Nội tâm công tử: Kiếp trước lỡ đố hơi khó nên kiếp này tự giải luôn. �
"Không thích học thì không cần học, đừng làm khó chính mình."
Khi ấy, ta chỉ cảm thấy công tử thật hiền lành hiểu lòng người.
Sau này, mới hiểu ra, tuy rằng chàng nói như thế, nhưng trong lòng hẳn vẫn mong có một hồng nhan tri kỷ cùng đối nguyệt ngâm thơ, một cô nương thông tuệ có thể hiểu hết những gì chàng nói, có thể san sẻ sở đắc với chàng.
Công chúa chính là người như thế.
Ta quả là vô dụng, học bao lâu cũng chỉ biết được vài câu thơ. Ta nhớ, công tử từng dạy cho ta một bài thơ của Đỗ Mục, trong đó có câu: "Thập niên nhất giác Dương Châu mộng." [1]
Lúc này, ta cảm thấy, bản thân chính là trong tình cảnh đó.
Ta chẳng rõ điều gì đã xảy ra. Chỉ biết sau khi ngất lịm đi, ý thức chìm vào bóng tối mịt mùng, bên tai lại văng vẳng tiếng gọi đau đớn của ai đó, không ngừng lải nhải gọi "Y Y, Y Y".
Nói đến cái tên này, cũng thật là buồn cười. Lúc công tử mang ta về, thấy trên người ta đang mặc một chiếc áo màu xanh nhạt, liền gọi ta là Thanh Y. Công tử nói, thanh y trong kịch là những vai thiếu nữ hiền lành, chính trực, công tử mong ta cũng sẽ là một cô nương như thế. Ta cứ thế ngây ngốc tin tưởng, mãi đến sau này, mới biết, thanh y cũng là cách gọi nữ tỳ trong nhà quyền quý.
Xem đi, số mệnh của ta quả là mệnh nô tỳ mà.
Ta cứ nghe tiếng lải nhải đó vang lên bên tai rất lâu, rất lâu. Sau đấy, đột nhiên im bặt.
Ta lại chìm vào mê man.
Dường như đã trải qua một đời người. Khi ta mơ màng tỉnh dậy, liền trông thấy một phụ nhân trung niên đang hiền từ nhìn mình.
"Lưu bà bà?" Ta sửng sốt gọi.
Sau đó, ta chợt nhận ra điều không đúng ở đây. Lưu bà bà trước mặt ta dường như trẻ hơn rất nhiều, không giống như bà lão đã qua ngũ tuần.
Lưu bà bà mỉm cười đỡ ta dậy, hỏi:
"Là công tử nói với con họ của ta sao?"
Ta ngơ ngẩn, trong đầu còn đang băn khoăn vì sao mình còn sống, thì thầm:
"Công tử..."
Lưu bà bà thở dài, nói:
"Sau khi mang con về đây, công tử đột ngột bệnh nặng. Đại phu nói... nói rằng khó mà qua khỏi con trăng này..."
Mang ta về?
Bệnh nặng?
Ta lục lại mớ ký ức hỗn độn trong đầu. Ta nhớ, năm ta lên bảy, đi theo đám người chạy nạn từ Huy Châu xuôi về phía Nam, sau đó do quá lạnh và đói mà ngã quỵ bên vệ đường. Người xe vẫn cứ thế lại qua, không ai vì ta dừng bước. Cho đến khi ta sắp ngất đi, có một chiếc xe ngựa nom rất quý phái đi ngang qua bên cạnh ta. Từ trong xe vang lên tiếng nói êm như nước chảy:
"Tô Lục, dừng xe."
"Công tử..."
"Xem như vì thọ mệnh của gia mà tích đức đi."
....
Lúc ta tỉnh dậy, chỉ thấy mình đang ở trong một xe ngựa ấm áp, bên cạnh là một vị công tử đang đọc sách. Vị công tử này mặt mày thanh tú nhưng sắc mặt lại tái nhợt, dường như là người bệnh nặng lâu năm. Công tử thấy ta đã tỉnh dậy, liền buông sách xuống, cười hỏi:
"Tỉnh rồi sao? Có đói không, ăn bánh trước nhé?"
Công tử rất đẹp, nhưng khi người ta nhìn chàng ánh mắt đầu tiên, cái để ý không phải là dung mạo, mà là đôi mắt. Đôi mắt của chàng dường như luôn đong đầy ý cười. Khi chàng mỉm cười, đôi mắt ấy cong cong, nom thật ôn hòa dễ gần, khiến người ta bất giác thấy thoải mái.
Ta có cái tật hay ngẩn người. Bấy giờ, nhìn bàn tay thon dài như ngọc đang đưa hai chiếc bánh nướng đến trước mặt mình, ta lại ngơ ngẩn, chỉ biết chăm chăm nhìn công tử.
Công tử không chê cười ta, dịu dàng lấy một chiếc khăn sạch ra, giúp ta lau sạch vết bẩn trên mặt, từ đầu chí cuối không hề có chút vẻ khinh ghét nào.
Hồi tưởng lại lúc đó, ta lại chợt nhớ ra một câu thơ công tử từng dạy: "Nhất kiến tri quân tức đoạn trường." [2]
Hôm ấy, do chiến loạn xảy ra, thư viện đóng cửa, công tử đi từ thư viện về nhà, trên đường gặp được ta, bèn cứu ta, mang theo về Dương Châu. Ta cảm thấy, lão gia cùng phu nhân quả thực không mấy quan tâm đến công tử. Công tử từ nhỏ thể nhược, bọn họ lại nỡ để chàng một mình quay về nhà, cũng không lo lắng tới đón. Sau này mới biết, công tử chỉ là thứ tử, không phải con ruột của phu nhân. Không phải máu mủ, tất nhiên không thương thật lòng.
Sau khi trở về Dương Châu, công tử đã ngã bệnh. Bệnh lần ấy rất nặng, ai cũng nghĩ chàng sẽ không qua khỏi. Mà sở dĩ công tử khỏi bệnh, chính là vì ta chợt nhớ ra phương thuốc mẫu thân từng kê cho người có cùng triệu chứng như công tử bấy giờ, bèn đánh liều lên núi hái thảo dược về sắc thuốc cho chàng uống.
Lúc này, ta mới giật mình, nhìn xuống đôi bàn tay cùng thân hình nhỏ bé như đứa trẻ của mình, liền lờ mờ đoán ra, bản thân thật sự đã quay trở về mười năm trước.
Hoặc là, tất cả vốn chỉ là một giấc hoàng lương.
Trong mộng trải qua mười năm. Tỉnh giấc nồi kê chưa vàng.
Ta mơ hồ như Trang Chu mơ hóa bướm, thức dậy lại chẳng biết mình là người hay bướm. Cứ thế, ta trốn trong gian phòng nhỏ được ba ngày, cuối cùng bật đứng dậy, âm thầm đi lên núi.
Đã có lúc, ta nghĩ, nếu bây giờ công tử chết đi, như vậy tất cả bi kịch của ta sẽ không xảy ra.
Nhưng rốt cuộc, ta vẫn không thể trơ mắt nhìn chàng chết.
Không phải vì còn yêu, chẳng qua là còn nợ.
Ta đưa mớ thảo dược cho Tô Lục, thề sống thề chết bảo đảm rằng những thứ này đúng là có thể chữa bệnh, lại chờ đại phu kiểm chứng qua một lượt, mới đem đi sắc thuốc cho công tử uống.
Đêm đến, ta ngồi bên cửa sổ, nhìn về hướng ánh đèn leo lắt nơi chính viện, thầm nghĩ: Công tử, qua đêm nay, chúng ta xem như không ai nợ ai. Sau này, chàng làm phò mã của chàng, ta về quê làm nông phụ của ta. Cả đời không can hệ gì nữa.
Đã từng, ta xem công tử như là cả thế giới của mình, mười hai canh giờ hai mươi bốn tiết khí đều chỉ xoay quanh chàng, xuân hạ cũng là chàng, thu đông cũng là chàng. Lúc ấy, ta nghĩ, công tử là lý do sống duy nhất của mình. Cho nên, ta đã lựa chọn cái chết.
Bây giờ, chết qua một lần, ta mới biết, bản thân khi đó ngu ngốc đến nhường nào. Không có ai không thể sống thiếu ai. Cho dù không có công tử, ngày đêm vẫn sẽ trôi qua, xuân hạ thu đông vẫn sẽ luân chuyển, hoa vẫn thơm, nước vẫn chảy, ta vẫn có thể vui vẻ.
Đời này, ta sẽ không dành cả thanh xuân để quay quanh công tử nữa.
Thế giới của công tử quá rộng lớn, nội tâm của chàng cũng quá phức tạp, ta không thể, cũng không muốn hiểu nữa.Ta muốn về lại Huy Châu, tìm kiếm phần mộ của mẫu thân, sau đó gả cho một nông phu, từ đây chồng cày bừa, vợ dệt vải, an ổn qua ngày.
Thật là một cuộc sống tốt đẹp.
Đêm đó, ta ngủ thiếp đi, trong mơ còn trông thấy cuộc sống mình hằng ước ao, vui vẻ đến bật cười.
.........
Mấy ngày sau, mùa xuân đã sang, tuyết tan đi, nghe nói bệnh tình của công tử cũng đã đỡ đi nhiều. Công tử muốn gặp ta, nói rằng muốn tạ ơn.
Tuy rằng ta không muốn gặp lại công tử, nhưng đang ăn nhờ ở đậu nhà người ta cũng phải biết điều một tí, ta liền theo Tô Lục đi tới chính viện.
Lúc ta bước vào, chỉ thấy bóng một người đang ngồi bên cửa sổ, đưa mắt xa xăm nhìn hồ sen ngoài kia.
Tuy rằng công tử bấy giờ chỉ mới là thiếu niên mười bốn tuổi, nhưng ta đã nhìn theo bóng lưng của chàng suốt hơn mười năm, kinh nghiệm dày dặn, vừa liếc mắt một cái liền nhận ra.
Công tử nghe thấy tiếng bước chân, bất chợt quay lại, chằm chằm nhìn ta. Bắt gặp ánh mắt của chàng, ta bất giác cảm thấy hơi chột dạ, rồi lại nghĩ, cho dù tính cả kiếp trước, ta cũng chưa từng làm gì có lỗi với công tử, có chột dạ thì phải là chàng mới đúng!
Cố gắng xem nhẹ cảm giác kỳ lạ nơi đáy lòng, ta khom người, nói:
"Thỉnh an công tử."
Công tử nhẹ gật đầu, vẫn là dáng vẻ ôn hòa dịu dàng trước giờ không đổi, chỉ là ánh mắt vẫn khiến ta cảm thấy da mặt bỏng rát. Chàng cười hỏi:
"Tiểu cô nương, muội tên là gì?"
"Nô tỳ không có tên. Mẫu thân nói, có tên chính là có số mệnh. Có số mệnh tức là bị ràng buộc. Chi bằng không danh không tánh, tự do tự tại." Ta lắc lắc đầu, đáp.
Công tử thoáng ngẩn ra, rồi lại nhanh chóng mỉm cười, nói:
"Tuy rằng nói như thế, nhưng trần thế có ai có thể hoàn toàn tự do chứ? Thay rằng nói là ràng buộc, chi bằng hãy xem danh tính như là thứ xác nhận sự tồn tại của mình. Có tên, tức là đã từng tồn tại. Gia thay muội đặt một cái tên, được không?"
Ta ngẩn người, biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy rằng ta không còn thích cái tên ấy nữa, nhưng dù gì cũng mang theo mười năm rồi, vốn dĩ đã thành thói quen. Ta do dự một chút, liền gật đầu.
Công tử vươn tay xoa đầu ta, khẽ nói:
"Hãy gọi là Thanh Y đi. "Lễ ký - Nguyệt lệnh" có câu: "Ý thanh y, phục thương ngọc." Là một cái tên hay." [3]
Ta giật mình.
Kiếp trước, công tử chưa từng nói những lời này.
Ta vốn lười đọc sách, chưa từng biết đến "Lễ ký" là sách gì, nói chi đến một câu trong đó. Vì vậy, ta không biết rằng, hóa ra tên của ta còn có thể hiểu như vậy.
Mà công tử, vừa khéo tên là Thương Ngọc, tự Nguyệt Lệnh.
.........
*Chú thích:
[1] Trích bài "Khiển hoài" của Đỗ Mục, nghĩa là:
Mười năm sực tỉnh mộng Dương Châu
[2] Trích bài "Tỉnh để dẫn ngân bình" của Bạch Cư Dị, nghĩa là:
Vừa nhìn thấy chàng đã đoạn trường
[3] Nghĩa là: mặc áo xanh, đeo ngọc biếc
.........
Nội tâm công tử: Kiếp trước lỡ đố hơi khó nên kiếp này tự giải luôn. �
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook