Công Tử Có Bệnh
-
Chương 12: Tơ hồng khó nối
"Nhị thập tứ kiều nhưng tại,
Ba tâm đãng lãnh nguyệt vô thanh.
Niệm kiều biên Hồng Dược,
Niên niên tri vị thuỳ sinh." [1]
............
Thất Tịch qua đi, tiết Trung Nguyên nhanh chóng đến.
Sau buổi nói chuyện đêm ấy, công tử lại bệnh nặng. Lần này, nghe nói quả thực là thập tử nhất sinh, công tử lại khăng khăng không chịu uống thuốc, Hoa Đà tái thế cũng khó cứu.
Tiết Trung Nguyên đến gần, trong phủ lại có người bệnh, Tô phủ bỗng chốc tràn ngập u ám, người người đều nặng trĩu lo lắng.
Phú quý của Tô gia hiện tại đều là nhờ vào công tử chống đỡ. Nếu chàng có mệnh hệ gì, Tô gia tất sẽ chao đảo.
Trong phủ trên dưới nhiều người như vậy, lại chẳng biết có mấy ai thật lòng lo lắng là vì chàng. Ta cảm thấy, công tử cũng có phần đáng thương.
Mấy ngày này, phụ thân vẫn nán lại Tô phủ. Mọi chuyện đều diễn ra như kiếp trước, phụ thân gặp được biểu tiểu thư, sau đó lại là một màn cha con nhận nhau.
Vì vậy, biểu tiểu thư trở thành tỷ tỷ của ta.
Tỷ tỷ biết được còn có một muội muội là ta liền vui vẻ vô cùng, lại nghe tin công tử bệnh nặng, vẫn chần chừ chưa muốn rời Dương Châu. Phụ thân cũng chiều theo ý tỷ tỷ, quyết định ở lại thêm vài ngày.
Kể ra cũng thật kỳ lạ, theo lý mà nói, sau chuyện hôm đó, ấn tượng của phụ thân với công tử hẳn là rất xấu mới phải. Thế mà chẳng rõ công tử đã uốn ba tấc lưỡi ra sao, khiến phụ thân không tức giận nữa, trái lại còn ngày ngày khuyên ta đi gặp công tử, khuyên nhủ chàng uống thuốc.
Phụ thân bảo:
"Dù gì Nguyệt Lệnh cũng có ân nuôi dưỡng con mấy năm, không nên tuyệt tình quá."
Ta đáp:
"Nữ nhi có đi cũng không ích gì, chỉ cần tỷ tỷ thường đến thăm Tô công tử, chàng nhất định sẽ sớm khỏe lại."
Phụ thân nghe vậy, chỉ thở dài một tiếng, cũng không ép ta nữa.
Ta thật sự không hiểu, A Kiều hiểu lầm cũng đã đành, tỷ tỷ suốt ngày lên án ta tuyệt tình nhẫn tâm với công tử cũng có thể cho là tỷ ấy đơn thuần dễ lừa, tại sao ngay cả phụ thân cũng nghĩ rằng công tử có tình ý với ta?
Công tử yêu ta ư? Chỉ cần nghĩ đến điều này, ta liền cảm thấy thật buồn cười.
Công tử diễn kịch quá nhập vai, ai ai cũng bị chàng lừa. May mắn rằng, ta đã sống qua một kiếp, mới có thể tỉnh táo như vậy.
Từ lúc sống lại đến nay, mọi oán hận của ta với công tử cũng trôi theo dòng nước. Tình yêu, cũng bị cuốn trôi.
Kiếp trước, ta từng yêu công tử, moi hết ruột gan để yêu. Nhưng mà, từ đầu đến cuối, vẫn không đổi lại được một cái quay đầu của chàng.
Kiếp này, tất cả mọi người, bao gồm cả công tử, lại muốn ta chấp nhận chàng.
Nhưng mà, ta đã không còn cách nào tiếp tục yêu chàng nữa.
Trải qua một lần chết, tình yêu của ta dường như đã bị rút cạn. Ta không còn đủ dũng khí để đem tất cả sinh mệnh đặt cược vào ván cờ mạo hiểm như ái tình. Kiếp này, ta không muốn dính đến cái gọi là tình yêu oanh oanh liệt liệt nữa. Ta chỉ muốn tìm một người thật thà đáng tin, cùng nhau sống bình an qua ngày.
Huống hồ, công tử cũng không phải thật lòng yêu ta.
Ta đã từng nghĩ, chẳng cần bận tâm chàng có yêu ta hay không, chỉ cần ta yêu chàng, vậy là đủ rồi. Sống qua một kiếp, ta mới hiểu ra, tình yêu cũng cần hồi đáp. Nếu chỉ có một người mãi luôn đuổi theo một người khác, đơn phương thầm mến, đơn phương trao ra tất cả, thì đến một lúc nào đó, cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, tình sâu như biển cũng sẽ bị mài mòn.
Kiếp này, ta không muốn tiếp tục làm phiền người không yêu mình nữa.
Nhưng mà, công tử lại không ngừng làm ta cảm thấy phiền não.
Rốt cuộc, ta cũng hiểu được cảm giác của công tử kiếp trước. Bị một người mình không yêu nhằng nhẵng bám theo, quả thực là rất mệt mỏi.
Tiết Trung Nguyên kéo đến, trời sụp tối rất nhanh, âm khí tràn ngập đất trời, mưa gió nổi lên, nhà nhà đều đóng kín cửa, bắt đầu đốt vàng mã, lầm rầm khấn cầu.
Trong phủ có người bệnh, Tô phủ kiêng đốt giấy tiền, vì vậy mọi người đều đi ngủ rất sớm, màn đêm vừa buông xuống đã ai về phòng nấy, cả tòa đại trạch chìm sâu vào giấc ngủ im lìm.
Ta nằm trên giường, nghe tiếng mưa giật rít từng cơn ngoài hiên nhà, vẫn trằn trọc không thể chợp mắt. Trời bắt đầu nổi sấm, những tia sáng lóe lên rạch đôi bầu trời, theo sau là một chuỗi tiếng nổ lớn.
Ta chợt nhớ đến, công tử rất sợ sấm chớp.
Chuyện này chỉ có một mình ta biết.
Mỗi khi trời mưa, công tử đều không cho ai gác đêm. Sau đó, có một đêm, ta chợt nhớ ra than sưởi ấm đã sắp hết, sợ công tử bị lạnh, len lén đi vào phòng của chàng. Bấy giờ, ngoài trời chớp giật ì đùng, ta nhón chân bước vào, bên trong không thắp đèn, chỉ có thể nương theo ánh chớp liên hồi mà nhìn thấy công tử. Chàng không ngủ, cuộn mình ngồi trong bóng tối, sắc mặt tái mét.
Ta bước lại gần, lo lắng khẽ gọi:
"Công tử..."
Công tử ngẩng đầu nhìn ta, bất thình lình ôm cứng lấy ta. Ta có thể cảm thấy, cả người chàng đang nhè nhẹ run lên. Ta chần chừ một lúc, rốt cuộc đặt tay lên lưng chàng, khe khẽ vỗ vỗ.
Đêm đó, công tử chập chờn cả đêm, thi thoảng lại mơ thấy ác mộng. Lúc thì, chàng ôm chặt ta, thốt lên:
"Mẫu thân... Đừng đi, đừng bỏ Nhị Lang lại một mình..."
Lúc thì sắc mặt chàng đột nhiên lạnh lẽo đến đáng sợ, bất chợt bóp cổ ta, cười lạnh, nói:
"Kẻ phản bội gia, tất phải chết. Nhũ nương, bà đừng trách gia..."
Cũng may, trước khi ta bị bóp cổ đến chết, công tử sực tỉnh lại, buông ta ra.
Lúc đó, ta rất sợ hãi, nhưng lại không chạy đi. Ta ở lại, khe khẽ cất tiếng hát, dỗ cho công tử ngủ thiếp đi, không bị ác mộng quấy nhiễu nữa.
Từ đó, mỗi khi có sấm chớp, ta đều lẻn đến, âm thầm ở bên công tử, cùng chàng vượt qua một đêm đầy ác mộng. Ta hiểu, công tử cũng biết điều này, nhưng chàng chưa từng trách phạt, ta liền cứ thế lì lợm mà làm.
Có lẽ, đó cũng là một trong những nguyên do khiến ta không thể oán hận công tử. Bởi vì, ta biết, chàng vốn dĩ cũng đã khổ lắm rồi.
Ta lăn qua lăn lại trên giường, vẫn không cách nào chợp mắt.
Cuối cùng, ta vẫn bật ngồi dậy, khoác lên ngoại bào, cầm theo đèn lồng bước ra khỏi phòng.
Lục lạc trên chân ta đã được phụ thân lấy xuống, bây giờ đi đứng không còn phát ra tiếng leng keng gây chú ý nữa, tự do hơn rất nhiều, ta lại có chút không quen.
Lúc ta đi ngang qua gian thờ, chợt thấy bên trong vẫn sáng đèn, trong lòng có hơi kinh sợ. Ta do dự một chút, rốt cuộc vẫn tiến đến ngoài cửa, âm thầm nhìn vào trong.
Chỉ thấy, bên trong leo lét một ngọn đèn dầu, một bóng người cao gầy đang đứng trước linh vị của Đại di nương, nhè nhẹ vuốt ve, khe khẽ thì thầm gì đó.
Nếu không phải có hàm râu kia, ta còn ngỡ là công tử.
Đại di nương là mẹ đẻ của công tử, xưa nay vẫn luôn là cấm kỵ trong phủ, không ai dám nhắc đến. Một là, phu nhân không thích vị di nương này, mọi người đều sợ vạ lây. Hai là, công tử đã chưởng quản gia sự, không ai dám nhắc lại xuất thân của chàng, sợ tội bất kính. Ba là, lão gia cũng không thích nghe ai nói về bà ấy. Ta còn nhớ, lúc nhỏ, từng có một vị di nương lỡ miệng bàn tán về Đại di nương, bị lão gia nghe thấy, vị di nương đang được sủng ái đó liền bị đánh đến chết.
Tuy rằng công tử phụ ta, nhưng so với lão gia, ta cảm thấy chàng đã là rất có tình có nghĩa.
Tô lão gia là một nam nhân đa tình, nhưng lại bạc tình. Chỉ cần nhìn công tử, liền có thể đoán ra thuở trẻ lão gia từng là một mỹ nam tử xếp nhất nhì trong vùng Giang Nam này. Thậm chí, ngay cả bây giờ, khi đã qua tứ tuần, ông ấy vẫn có thể khiến bao thiếu nữ mê muội, người trước kẻ sau đều cam nguyện vào phủ làm hầu thiếp. Tô lão gia tính đến lúc này đã có chín phòng thiếp thất, người trẻ nhất là Cửu di nương cũng chỉ hơn ta vài ba tuổi, người nào người nấy đều một lòng một dạ với ông, kể cả Tô phu nhân âm ngoan hiểm độc cũng là vì quá yêu ông mà ra. Thế nhưng, Tô lão gia lại dường như không yêu ai cả. Ông đối với ai cũng dịu dàng mềm mỏng, nhưng không sủng ai được lâu. Khi được sủng, chính là tâm can bảo bối. Khi thất sủng, liền không đáng một đồng.
Ta vẫn luôn cảm thấy may mắn, may mắn vì công tử giống phụ thân mình về mọi mặt, chỉ trừ cái tính phong lưu này.
Mà mẫu thân của công tử lại mất sớm, khi ấy ta còn chưa vào phủ, tất nhiên không thể biết được bà có từng được sủng ái hay không. Nhưng mà, nghe công tử kể, mẫu thân chàng vốn là thê tử kết tóc của Tô lão gia, là người cùng ông trải qua thuở hàn vi.
Ta nghĩ, một nam nhân có thể phụ rẫy người vợ tào khang vì vinh hoa phú quý, hẳn cũng không yêu thương sâu đậm gì lắm. Lại nhìn cách ông đối xử với công tử, e rằng cũng thật sự không có tình với mẹ ruột của chàng.
Ta không ngờ, lúc này lại gặp lão gia ở đây.
Lại càng không ngờ, lão gia lại khóc. Tuy rằng ta không nhìn thấy nước mắt, nhưng chỉ nhìn bờ vai run run của ông ấy, ta liền biết, Tô lão gia đã khóc.
Một lúc sau, ông mới đưa tay lau nước mắt, khàn khàn thì thầm:
"Uyển nhi, cũng đã mười lăm năm rồi, mỗi đêm vi phu đều mong gặp nàng trong mộng. Nhưng mà, mười lăm năm qua đi, nàng vẫn chưa một lần đi vào giấc mộng của ta, chắc là Uyển nhi vẫn còn hận vi phu rất sâu, phải không?"
Ta kinh ngạc, không thể tin vào tai mình. Trong ấn tượng của ta, Tô lão gia luôn vô cùng nghiêm khắc, tuy rằng không lớn tiếng với ai, nhưng chưa bao giờ ta nghe thấy ông dùng giọng dịu dàng như thế để nói chuyện với người nào, kể cả vị Lục di nương từng được sủng ái nhất kia.
Dường như Tô lão gia sợ ta chưa đủ kinh hãi, lại lấy ra một đĩa bánh, cười nói:
"Uyển nhi không tha thứ cho ta cũng phải, vi phu không ép nàng. Hôm nay ta vừa xuống bếp làm mấy cái bánh hoa mai, không phải Uyển nhi thích nhất bánh này sao, mau ăn đi... Ài, vi phu tuổi đã cao, càng ngày càng vô dụng, lúc nãy chỉ làm có mấy cái bánh mà loay hoay mãi mới xong, nếu Uyển nhi còn ở đây, ắt sẽ chê cười ta, phải không?"
Ta nhìn lão gia lẩm bẩm tự nói tự cười trước bài vị, trong lòng thầm nghĩ, bệnh của công tử mười phần hết chín là do di truyền từ phụ thân.
Tô lão gia lải nhải một hồi, lại thở dài, nói:
"Vốn dĩ muốn chờ Nhị Lang trưởng thành một chút, vi phu sẽ xuống dưới làm bạn với nàng. Nhưng mà, bây giờ bệnh tình của nó như thế, ta thật không yên lòng... Uyển nhi, xin nàng phù hộ cho con trai chúng ta tai qua nạn khỏi, bình an khỏe mạnh, dù cho có dùng thọ mạng của ta đổi sang cho Nhị Lang, vi phu cũng cam lòng..."
Ta bất chợt nhớ đến, kiếp trước, khi công tử chính thức thâu tóm toàn bộ quyền hành trong nhà, phu nhân đã không còn chút thế lực nào, thì lão gia cũng đột ngột qua đời. Không có bệnh tật, không hề báo trước, chỉ là ngủ một đêm, sáng dậy thì đã thấy không còn hơi thở.
Ta vốn cho rằng, lão gia là bị công tử làm cho tức chết.
Nhưng mà, bây giờ nghĩ lại, đó chẳng qua chỉ là ông ấy tự giải thoát cho chính mình mà thôi.
Ta cảm thấy cha con nhà công tử thật kỳ quái. Rõ ràng công tử rất ngóng trông tình thương của phụ thân, ngoài mặt lại tỏ ra không để tâm. Rõ ràng lão gia rất yêu thương công tử, lại hà khắc với chàng nhất trong các con, không hề cho chàng chút ấm áp nào.
Quả thật là phụ tử đều có bệnh.
Ta lặng lẽ rời khỏi gian thờ, đi vào phòng của công tử.
Bấy giờ, trời vẫn sấm chớp liên hồi, mưa tuôn ầm ầm như thác. Phòng của công tử vẫn tối om, không một ai canh gác, chỉ có Tô Lục đứng ở ngoài cửa, cách gian trong rất xa.
Ta biết, công tử không muốn ai bắt được nhược điểm của mình. Cho nên, những lúc thế này, chỉ có một mình chàng chịu đựng.
Tô Lục trông thấy ta, không hề ngăn cản. Ta cứ thế, bưng thuốc bước vào trong.
Bên trong vọng ra tiếng ho khe khẽ, lại có giọng nói lành lạnh cất lên:
"Ra ngoài."
Người khác nghe thấy, tất sẽ sợ hãi. Ta lại chỉ cảm thấy buồn cười. Ta hiểu rõ, lúc này công tử hẳn là vô cùng hoảng loạn, chỉ là cố gồng lên tỏ vẻ điềm tĩnh mà thôi.
Ta vẫn tiếp tục đi vào. Công tử lạnh giọng quát:
"Gia bảo ra ngoài, không nghe thấy sao?"
Ta mặc kệ sát khí dày đặc trong phòng bấy giờ, ung dung đặt bát thuốc xuống bàn, nói:
"Thấy công tử có thần thái như vậy, bệnh tình hẳn là không đáng lo ngại nữa rồi?"
Công tử nghe tiếng nói của ta, vội ngẩng đầu nhìn lên, ánh mắt tức khắc nhu hòa lại, dịu giọng gọi:
"Y Y... Nàng đến rồi sao?"
Công tử quả là cố chấp, biết rõ tên của ta là gì, vẫn cứ khăng khăng gọi ta là Y Y. Ta sửa bao nhiêu lần vẫn không đổi, chỉ đành mặc kệ chàng.
Ta mỉm cười, nói:
"Phụ thân nói bệnh của công tử trở nặng, lại không chịu uống thuốc, bảo Lục Chi đến khuyên nhủ công tử một tiếng."
Giữa khi ấy, trời bất chợt giáng một cơn sét, ánh sáng lóe lên.
Công tử lập tức kéo ta ngã vào lòng chàng, ôm ghì lấy ta.
Ta nhìn thấy khuôn mặt tái nhợt không chút huyết sắc của chàng, không nỡ đẩy chàng ra. Đối diện với công tử thường ngày, ta có thể cứng lòng. Nhưng trước mặt công tử yếu ớt lúc này, ta lại bất giác dễ dàng bao dung hết tất thảy.
Công tử ôm chặt ta, run run nói:
"Y Y, ta rất sợ..."
Ta không biết chàng sợ cái gì, chỉ nhè nhẹ vỗ lưng chàng, dỗ:
"Không sao, không sao rồi. Công tử mau ngủ đi."
Công tử hỏi:
"Y Y có thể hát cho ta nghe một khúc không?"
Ta gật gật đầu, bắt đầu cất tiếng hát:
""Nhị thập tứ kiều nhưng tại,
Ba tâm đãng lãnh nguyệt vô thanh.
Niệm kiều biên Hồng Dược,
Niên niên tri vị thuỳ sinh." [1]
Đó là khúc "Dương Châu mạn", người Dương Châu hầu như ai cũng biết.
Công tử lẳng lặng nghe ta hát, tay vẫn không nới lỏng khỏi eo ta một khắc.
Ta hát xong, chàng vẫn chưa ngủ thiếp đi như mọi lần.
Ta bảo:
"Công tử uống thuốc rồi nghỉ sớm đi."
Công tử ngước mắt nhìn ta, khẽ hỏi:
"Sau khi ta ngủ rồi, Y Y có rời đi không?"
Ta cúi đầu, nhẹ đáp:
"Nhân thế có hợp có tan là chuyện thường. Ta rồi cũng sẽ phải rời đi nơi này, theo phụ thân đến kinh thành."
Công tử thở dài, nói:
"Nàng vẫn không thể tha thứ cho ta..."
Ta lắc lắc đầu, đáp:
"Nếu ta không tha thứ cho công tử, thì đã không đến đây."
Đôi mắt công tử chợt sáng lên. Chàng khẽ cười, đôi mắt cũng cong cong nhu hòa vô hạn, đầy chờ mong cất tiếng hỏi:
"Y Y bằng lòng gả cho ta, phải không?"
Ta lắc lắc đầu, bảo:
"Ta không muốn tiếp tục quấy nhiễu người không yêu mình nữa. Công tử nên bày tỏ với tỷ tỷ, sau đó..."
Công tử không cho ta nói hết câu, đã cười khổ, nói:
"Y Y, có nhiều khi, ta không hiểu nàng có phải thật sự không tim không phổi hay không... Ta đối với nàng như vậy, còn không rõ ràng sao?"
Ta đưa tay sờ sờ ngực trái, chỉ cảm thấy một mảnh bình lặng. Từ sau khi ta sống lại, nơi này, không còn vì công tử mà đập nữa.
Ta nghe giọng mình đều đều ráo hoảnh, nói:
"Ta tất nhiên là có tim, cũng đã từng vì công tử mà dốc hết ruột gan. Chẳng qua là, trái tim ấy đã bị công tử bóp nát. Bây giờ, cho dù ta có lòng muốn quay trở lại như xưa, thì cũng không biết phải làm sao để yêu công tử một lần nữa. Không phải là không muốn, mà là không thể."
"Y Y... Kiếp trước ta..." Công tử chỉ nói đến đây, sau đó bỏ dở.
Chàng cúi đầu, lấy khăn che miệng lại.
Khi chiếc khăn được buông ra, ta liếc nhìn, chỉ trông thấy một màu đỏ sẫm của máu.
Công tử nhìn ta, mấp máy môi, muốn nói gì đó, nhưng lại không thể nói thành lời. Cuối cùng, chàng lại cười khổ, nói:
"Y Y, ta không cách nào giải thích cho nàng nghe những chuyện kiếp trước. Nhưng xin nàng tin ta, cho dù ta phụ cả thiên hạ, cũng chưa bao giờ phụ nàng..."
Ta cười, hỏi:
"Ta tin công tử hay không, có khác gì?"
..........
*Chú thích:
[1] Trích bài "Dương Châu mạn" của Khương Quỳ, tạm dịch:
Hai bốn nhịp cầu còn đó
Lòng sông sóng gợn trăng lạnh im thinh
Nhớ kia Hồng Dược bên cầu,
Năm năm có biết vì ai mà sinh?
........
@Tác giả: Gia đình công tử có truyền thống bệnh thần kinh, được mỗi anh giai Tiểu Bạch là bình thường tí.:v
Ba tâm đãng lãnh nguyệt vô thanh.
Niệm kiều biên Hồng Dược,
Niên niên tri vị thuỳ sinh." [1]
............
Thất Tịch qua đi, tiết Trung Nguyên nhanh chóng đến.
Sau buổi nói chuyện đêm ấy, công tử lại bệnh nặng. Lần này, nghe nói quả thực là thập tử nhất sinh, công tử lại khăng khăng không chịu uống thuốc, Hoa Đà tái thế cũng khó cứu.
Tiết Trung Nguyên đến gần, trong phủ lại có người bệnh, Tô phủ bỗng chốc tràn ngập u ám, người người đều nặng trĩu lo lắng.
Phú quý của Tô gia hiện tại đều là nhờ vào công tử chống đỡ. Nếu chàng có mệnh hệ gì, Tô gia tất sẽ chao đảo.
Trong phủ trên dưới nhiều người như vậy, lại chẳng biết có mấy ai thật lòng lo lắng là vì chàng. Ta cảm thấy, công tử cũng có phần đáng thương.
Mấy ngày này, phụ thân vẫn nán lại Tô phủ. Mọi chuyện đều diễn ra như kiếp trước, phụ thân gặp được biểu tiểu thư, sau đó lại là một màn cha con nhận nhau.
Vì vậy, biểu tiểu thư trở thành tỷ tỷ của ta.
Tỷ tỷ biết được còn có một muội muội là ta liền vui vẻ vô cùng, lại nghe tin công tử bệnh nặng, vẫn chần chừ chưa muốn rời Dương Châu. Phụ thân cũng chiều theo ý tỷ tỷ, quyết định ở lại thêm vài ngày.
Kể ra cũng thật kỳ lạ, theo lý mà nói, sau chuyện hôm đó, ấn tượng của phụ thân với công tử hẳn là rất xấu mới phải. Thế mà chẳng rõ công tử đã uốn ba tấc lưỡi ra sao, khiến phụ thân không tức giận nữa, trái lại còn ngày ngày khuyên ta đi gặp công tử, khuyên nhủ chàng uống thuốc.
Phụ thân bảo:
"Dù gì Nguyệt Lệnh cũng có ân nuôi dưỡng con mấy năm, không nên tuyệt tình quá."
Ta đáp:
"Nữ nhi có đi cũng không ích gì, chỉ cần tỷ tỷ thường đến thăm Tô công tử, chàng nhất định sẽ sớm khỏe lại."
Phụ thân nghe vậy, chỉ thở dài một tiếng, cũng không ép ta nữa.
Ta thật sự không hiểu, A Kiều hiểu lầm cũng đã đành, tỷ tỷ suốt ngày lên án ta tuyệt tình nhẫn tâm với công tử cũng có thể cho là tỷ ấy đơn thuần dễ lừa, tại sao ngay cả phụ thân cũng nghĩ rằng công tử có tình ý với ta?
Công tử yêu ta ư? Chỉ cần nghĩ đến điều này, ta liền cảm thấy thật buồn cười.
Công tử diễn kịch quá nhập vai, ai ai cũng bị chàng lừa. May mắn rằng, ta đã sống qua một kiếp, mới có thể tỉnh táo như vậy.
Từ lúc sống lại đến nay, mọi oán hận của ta với công tử cũng trôi theo dòng nước. Tình yêu, cũng bị cuốn trôi.
Kiếp trước, ta từng yêu công tử, moi hết ruột gan để yêu. Nhưng mà, từ đầu đến cuối, vẫn không đổi lại được một cái quay đầu của chàng.
Kiếp này, tất cả mọi người, bao gồm cả công tử, lại muốn ta chấp nhận chàng.
Nhưng mà, ta đã không còn cách nào tiếp tục yêu chàng nữa.
Trải qua một lần chết, tình yêu của ta dường như đã bị rút cạn. Ta không còn đủ dũng khí để đem tất cả sinh mệnh đặt cược vào ván cờ mạo hiểm như ái tình. Kiếp này, ta không muốn dính đến cái gọi là tình yêu oanh oanh liệt liệt nữa. Ta chỉ muốn tìm một người thật thà đáng tin, cùng nhau sống bình an qua ngày.
Huống hồ, công tử cũng không phải thật lòng yêu ta.
Ta đã từng nghĩ, chẳng cần bận tâm chàng có yêu ta hay không, chỉ cần ta yêu chàng, vậy là đủ rồi. Sống qua một kiếp, ta mới hiểu ra, tình yêu cũng cần hồi đáp. Nếu chỉ có một người mãi luôn đuổi theo một người khác, đơn phương thầm mến, đơn phương trao ra tất cả, thì đến một lúc nào đó, cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, tình sâu như biển cũng sẽ bị mài mòn.
Kiếp này, ta không muốn tiếp tục làm phiền người không yêu mình nữa.
Nhưng mà, công tử lại không ngừng làm ta cảm thấy phiền não.
Rốt cuộc, ta cũng hiểu được cảm giác của công tử kiếp trước. Bị một người mình không yêu nhằng nhẵng bám theo, quả thực là rất mệt mỏi.
Tiết Trung Nguyên kéo đến, trời sụp tối rất nhanh, âm khí tràn ngập đất trời, mưa gió nổi lên, nhà nhà đều đóng kín cửa, bắt đầu đốt vàng mã, lầm rầm khấn cầu.
Trong phủ có người bệnh, Tô phủ kiêng đốt giấy tiền, vì vậy mọi người đều đi ngủ rất sớm, màn đêm vừa buông xuống đã ai về phòng nấy, cả tòa đại trạch chìm sâu vào giấc ngủ im lìm.
Ta nằm trên giường, nghe tiếng mưa giật rít từng cơn ngoài hiên nhà, vẫn trằn trọc không thể chợp mắt. Trời bắt đầu nổi sấm, những tia sáng lóe lên rạch đôi bầu trời, theo sau là một chuỗi tiếng nổ lớn.
Ta chợt nhớ đến, công tử rất sợ sấm chớp.
Chuyện này chỉ có một mình ta biết.
Mỗi khi trời mưa, công tử đều không cho ai gác đêm. Sau đó, có một đêm, ta chợt nhớ ra than sưởi ấm đã sắp hết, sợ công tử bị lạnh, len lén đi vào phòng của chàng. Bấy giờ, ngoài trời chớp giật ì đùng, ta nhón chân bước vào, bên trong không thắp đèn, chỉ có thể nương theo ánh chớp liên hồi mà nhìn thấy công tử. Chàng không ngủ, cuộn mình ngồi trong bóng tối, sắc mặt tái mét.
Ta bước lại gần, lo lắng khẽ gọi:
"Công tử..."
Công tử ngẩng đầu nhìn ta, bất thình lình ôm cứng lấy ta. Ta có thể cảm thấy, cả người chàng đang nhè nhẹ run lên. Ta chần chừ một lúc, rốt cuộc đặt tay lên lưng chàng, khe khẽ vỗ vỗ.
Đêm đó, công tử chập chờn cả đêm, thi thoảng lại mơ thấy ác mộng. Lúc thì, chàng ôm chặt ta, thốt lên:
"Mẫu thân... Đừng đi, đừng bỏ Nhị Lang lại một mình..."
Lúc thì sắc mặt chàng đột nhiên lạnh lẽo đến đáng sợ, bất chợt bóp cổ ta, cười lạnh, nói:
"Kẻ phản bội gia, tất phải chết. Nhũ nương, bà đừng trách gia..."
Cũng may, trước khi ta bị bóp cổ đến chết, công tử sực tỉnh lại, buông ta ra.
Lúc đó, ta rất sợ hãi, nhưng lại không chạy đi. Ta ở lại, khe khẽ cất tiếng hát, dỗ cho công tử ngủ thiếp đi, không bị ác mộng quấy nhiễu nữa.
Từ đó, mỗi khi có sấm chớp, ta đều lẻn đến, âm thầm ở bên công tử, cùng chàng vượt qua một đêm đầy ác mộng. Ta hiểu, công tử cũng biết điều này, nhưng chàng chưa từng trách phạt, ta liền cứ thế lì lợm mà làm.
Có lẽ, đó cũng là một trong những nguyên do khiến ta không thể oán hận công tử. Bởi vì, ta biết, chàng vốn dĩ cũng đã khổ lắm rồi.
Ta lăn qua lăn lại trên giường, vẫn không cách nào chợp mắt.
Cuối cùng, ta vẫn bật ngồi dậy, khoác lên ngoại bào, cầm theo đèn lồng bước ra khỏi phòng.
Lục lạc trên chân ta đã được phụ thân lấy xuống, bây giờ đi đứng không còn phát ra tiếng leng keng gây chú ý nữa, tự do hơn rất nhiều, ta lại có chút không quen.
Lúc ta đi ngang qua gian thờ, chợt thấy bên trong vẫn sáng đèn, trong lòng có hơi kinh sợ. Ta do dự một chút, rốt cuộc vẫn tiến đến ngoài cửa, âm thầm nhìn vào trong.
Chỉ thấy, bên trong leo lét một ngọn đèn dầu, một bóng người cao gầy đang đứng trước linh vị của Đại di nương, nhè nhẹ vuốt ve, khe khẽ thì thầm gì đó.
Nếu không phải có hàm râu kia, ta còn ngỡ là công tử.
Đại di nương là mẹ đẻ của công tử, xưa nay vẫn luôn là cấm kỵ trong phủ, không ai dám nhắc đến. Một là, phu nhân không thích vị di nương này, mọi người đều sợ vạ lây. Hai là, công tử đã chưởng quản gia sự, không ai dám nhắc lại xuất thân của chàng, sợ tội bất kính. Ba là, lão gia cũng không thích nghe ai nói về bà ấy. Ta còn nhớ, lúc nhỏ, từng có một vị di nương lỡ miệng bàn tán về Đại di nương, bị lão gia nghe thấy, vị di nương đang được sủng ái đó liền bị đánh đến chết.
Tuy rằng công tử phụ ta, nhưng so với lão gia, ta cảm thấy chàng đã là rất có tình có nghĩa.
Tô lão gia là một nam nhân đa tình, nhưng lại bạc tình. Chỉ cần nhìn công tử, liền có thể đoán ra thuở trẻ lão gia từng là một mỹ nam tử xếp nhất nhì trong vùng Giang Nam này. Thậm chí, ngay cả bây giờ, khi đã qua tứ tuần, ông ấy vẫn có thể khiến bao thiếu nữ mê muội, người trước kẻ sau đều cam nguyện vào phủ làm hầu thiếp. Tô lão gia tính đến lúc này đã có chín phòng thiếp thất, người trẻ nhất là Cửu di nương cũng chỉ hơn ta vài ba tuổi, người nào người nấy đều một lòng một dạ với ông, kể cả Tô phu nhân âm ngoan hiểm độc cũng là vì quá yêu ông mà ra. Thế nhưng, Tô lão gia lại dường như không yêu ai cả. Ông đối với ai cũng dịu dàng mềm mỏng, nhưng không sủng ai được lâu. Khi được sủng, chính là tâm can bảo bối. Khi thất sủng, liền không đáng một đồng.
Ta vẫn luôn cảm thấy may mắn, may mắn vì công tử giống phụ thân mình về mọi mặt, chỉ trừ cái tính phong lưu này.
Mà mẫu thân của công tử lại mất sớm, khi ấy ta còn chưa vào phủ, tất nhiên không thể biết được bà có từng được sủng ái hay không. Nhưng mà, nghe công tử kể, mẫu thân chàng vốn là thê tử kết tóc của Tô lão gia, là người cùng ông trải qua thuở hàn vi.
Ta nghĩ, một nam nhân có thể phụ rẫy người vợ tào khang vì vinh hoa phú quý, hẳn cũng không yêu thương sâu đậm gì lắm. Lại nhìn cách ông đối xử với công tử, e rằng cũng thật sự không có tình với mẹ ruột của chàng.
Ta không ngờ, lúc này lại gặp lão gia ở đây.
Lại càng không ngờ, lão gia lại khóc. Tuy rằng ta không nhìn thấy nước mắt, nhưng chỉ nhìn bờ vai run run của ông ấy, ta liền biết, Tô lão gia đã khóc.
Một lúc sau, ông mới đưa tay lau nước mắt, khàn khàn thì thầm:
"Uyển nhi, cũng đã mười lăm năm rồi, mỗi đêm vi phu đều mong gặp nàng trong mộng. Nhưng mà, mười lăm năm qua đi, nàng vẫn chưa một lần đi vào giấc mộng của ta, chắc là Uyển nhi vẫn còn hận vi phu rất sâu, phải không?"
Ta kinh ngạc, không thể tin vào tai mình. Trong ấn tượng của ta, Tô lão gia luôn vô cùng nghiêm khắc, tuy rằng không lớn tiếng với ai, nhưng chưa bao giờ ta nghe thấy ông dùng giọng dịu dàng như thế để nói chuyện với người nào, kể cả vị Lục di nương từng được sủng ái nhất kia.
Dường như Tô lão gia sợ ta chưa đủ kinh hãi, lại lấy ra một đĩa bánh, cười nói:
"Uyển nhi không tha thứ cho ta cũng phải, vi phu không ép nàng. Hôm nay ta vừa xuống bếp làm mấy cái bánh hoa mai, không phải Uyển nhi thích nhất bánh này sao, mau ăn đi... Ài, vi phu tuổi đã cao, càng ngày càng vô dụng, lúc nãy chỉ làm có mấy cái bánh mà loay hoay mãi mới xong, nếu Uyển nhi còn ở đây, ắt sẽ chê cười ta, phải không?"
Ta nhìn lão gia lẩm bẩm tự nói tự cười trước bài vị, trong lòng thầm nghĩ, bệnh của công tử mười phần hết chín là do di truyền từ phụ thân.
Tô lão gia lải nhải một hồi, lại thở dài, nói:
"Vốn dĩ muốn chờ Nhị Lang trưởng thành một chút, vi phu sẽ xuống dưới làm bạn với nàng. Nhưng mà, bây giờ bệnh tình của nó như thế, ta thật không yên lòng... Uyển nhi, xin nàng phù hộ cho con trai chúng ta tai qua nạn khỏi, bình an khỏe mạnh, dù cho có dùng thọ mạng của ta đổi sang cho Nhị Lang, vi phu cũng cam lòng..."
Ta bất chợt nhớ đến, kiếp trước, khi công tử chính thức thâu tóm toàn bộ quyền hành trong nhà, phu nhân đã không còn chút thế lực nào, thì lão gia cũng đột ngột qua đời. Không có bệnh tật, không hề báo trước, chỉ là ngủ một đêm, sáng dậy thì đã thấy không còn hơi thở.
Ta vốn cho rằng, lão gia là bị công tử làm cho tức chết.
Nhưng mà, bây giờ nghĩ lại, đó chẳng qua chỉ là ông ấy tự giải thoát cho chính mình mà thôi.
Ta cảm thấy cha con nhà công tử thật kỳ quái. Rõ ràng công tử rất ngóng trông tình thương của phụ thân, ngoài mặt lại tỏ ra không để tâm. Rõ ràng lão gia rất yêu thương công tử, lại hà khắc với chàng nhất trong các con, không hề cho chàng chút ấm áp nào.
Quả thật là phụ tử đều có bệnh.
Ta lặng lẽ rời khỏi gian thờ, đi vào phòng của công tử.
Bấy giờ, trời vẫn sấm chớp liên hồi, mưa tuôn ầm ầm như thác. Phòng của công tử vẫn tối om, không một ai canh gác, chỉ có Tô Lục đứng ở ngoài cửa, cách gian trong rất xa.
Ta biết, công tử không muốn ai bắt được nhược điểm của mình. Cho nên, những lúc thế này, chỉ có một mình chàng chịu đựng.
Tô Lục trông thấy ta, không hề ngăn cản. Ta cứ thế, bưng thuốc bước vào trong.
Bên trong vọng ra tiếng ho khe khẽ, lại có giọng nói lành lạnh cất lên:
"Ra ngoài."
Người khác nghe thấy, tất sẽ sợ hãi. Ta lại chỉ cảm thấy buồn cười. Ta hiểu rõ, lúc này công tử hẳn là vô cùng hoảng loạn, chỉ là cố gồng lên tỏ vẻ điềm tĩnh mà thôi.
Ta vẫn tiếp tục đi vào. Công tử lạnh giọng quát:
"Gia bảo ra ngoài, không nghe thấy sao?"
Ta mặc kệ sát khí dày đặc trong phòng bấy giờ, ung dung đặt bát thuốc xuống bàn, nói:
"Thấy công tử có thần thái như vậy, bệnh tình hẳn là không đáng lo ngại nữa rồi?"
Công tử nghe tiếng nói của ta, vội ngẩng đầu nhìn lên, ánh mắt tức khắc nhu hòa lại, dịu giọng gọi:
"Y Y... Nàng đến rồi sao?"
Công tử quả là cố chấp, biết rõ tên của ta là gì, vẫn cứ khăng khăng gọi ta là Y Y. Ta sửa bao nhiêu lần vẫn không đổi, chỉ đành mặc kệ chàng.
Ta mỉm cười, nói:
"Phụ thân nói bệnh của công tử trở nặng, lại không chịu uống thuốc, bảo Lục Chi đến khuyên nhủ công tử một tiếng."
Giữa khi ấy, trời bất chợt giáng một cơn sét, ánh sáng lóe lên.
Công tử lập tức kéo ta ngã vào lòng chàng, ôm ghì lấy ta.
Ta nhìn thấy khuôn mặt tái nhợt không chút huyết sắc của chàng, không nỡ đẩy chàng ra. Đối diện với công tử thường ngày, ta có thể cứng lòng. Nhưng trước mặt công tử yếu ớt lúc này, ta lại bất giác dễ dàng bao dung hết tất thảy.
Công tử ôm chặt ta, run run nói:
"Y Y, ta rất sợ..."
Ta không biết chàng sợ cái gì, chỉ nhè nhẹ vỗ lưng chàng, dỗ:
"Không sao, không sao rồi. Công tử mau ngủ đi."
Công tử hỏi:
"Y Y có thể hát cho ta nghe một khúc không?"
Ta gật gật đầu, bắt đầu cất tiếng hát:
""Nhị thập tứ kiều nhưng tại,
Ba tâm đãng lãnh nguyệt vô thanh.
Niệm kiều biên Hồng Dược,
Niên niên tri vị thuỳ sinh." [1]
Đó là khúc "Dương Châu mạn", người Dương Châu hầu như ai cũng biết.
Công tử lẳng lặng nghe ta hát, tay vẫn không nới lỏng khỏi eo ta một khắc.
Ta hát xong, chàng vẫn chưa ngủ thiếp đi như mọi lần.
Ta bảo:
"Công tử uống thuốc rồi nghỉ sớm đi."
Công tử ngước mắt nhìn ta, khẽ hỏi:
"Sau khi ta ngủ rồi, Y Y có rời đi không?"
Ta cúi đầu, nhẹ đáp:
"Nhân thế có hợp có tan là chuyện thường. Ta rồi cũng sẽ phải rời đi nơi này, theo phụ thân đến kinh thành."
Công tử thở dài, nói:
"Nàng vẫn không thể tha thứ cho ta..."
Ta lắc lắc đầu, đáp:
"Nếu ta không tha thứ cho công tử, thì đã không đến đây."
Đôi mắt công tử chợt sáng lên. Chàng khẽ cười, đôi mắt cũng cong cong nhu hòa vô hạn, đầy chờ mong cất tiếng hỏi:
"Y Y bằng lòng gả cho ta, phải không?"
Ta lắc lắc đầu, bảo:
"Ta không muốn tiếp tục quấy nhiễu người không yêu mình nữa. Công tử nên bày tỏ với tỷ tỷ, sau đó..."
Công tử không cho ta nói hết câu, đã cười khổ, nói:
"Y Y, có nhiều khi, ta không hiểu nàng có phải thật sự không tim không phổi hay không... Ta đối với nàng như vậy, còn không rõ ràng sao?"
Ta đưa tay sờ sờ ngực trái, chỉ cảm thấy một mảnh bình lặng. Từ sau khi ta sống lại, nơi này, không còn vì công tử mà đập nữa.
Ta nghe giọng mình đều đều ráo hoảnh, nói:
"Ta tất nhiên là có tim, cũng đã từng vì công tử mà dốc hết ruột gan. Chẳng qua là, trái tim ấy đã bị công tử bóp nát. Bây giờ, cho dù ta có lòng muốn quay trở lại như xưa, thì cũng không biết phải làm sao để yêu công tử một lần nữa. Không phải là không muốn, mà là không thể."
"Y Y... Kiếp trước ta..." Công tử chỉ nói đến đây, sau đó bỏ dở.
Chàng cúi đầu, lấy khăn che miệng lại.
Khi chiếc khăn được buông ra, ta liếc nhìn, chỉ trông thấy một màu đỏ sẫm của máu.
Công tử nhìn ta, mấp máy môi, muốn nói gì đó, nhưng lại không thể nói thành lời. Cuối cùng, chàng lại cười khổ, nói:
"Y Y, ta không cách nào giải thích cho nàng nghe những chuyện kiếp trước. Nhưng xin nàng tin ta, cho dù ta phụ cả thiên hạ, cũng chưa bao giờ phụ nàng..."
Ta cười, hỏi:
"Ta tin công tử hay không, có khác gì?"
..........
*Chú thích:
[1] Trích bài "Dương Châu mạn" của Khương Quỳ, tạm dịch:
Hai bốn nhịp cầu còn đó
Lòng sông sóng gợn trăng lạnh im thinh
Nhớ kia Hồng Dược bên cầu,
Năm năm có biết vì ai mà sinh?
........
@Tác giả: Gia đình công tử có truyền thống bệnh thần kinh, được mỗi anh giai Tiểu Bạch là bình thường tí.:v
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook