Công Chúa Thành Vương Phi
-
Chương 23
Editor: Búnn.
Hôm nay Bùi Nguyên Tu được Thuận Khải Đế triệu vào cung. Sau đó chờ lệnh của Thuận Khải Đế, muốn theo đại quân xuất chinh đi Tây Cương. Thứ nhất là báo thù cho phụ thân, thứ hai là do hắn không thể ở lại cái gọi là 'Nhà' kia nữa.
Bùi Nguyên Tu chính là con trai trưởng của Bùi Kính, Bùi đại tướng quân trước kia.
Phải nói nhân khẩu của Bùi gia vô cùng đơn giản, nhưng những chuyện làm người ta bực mình lại không thiếu.
Đời thứ ba của Bùi gia làm tướng, chết trên chiến trường, bây giờ trưởng bối trong nhà chỉ có một vị Bùi lão phu nhân, là kế mẫu của Bùi đại tướng quân, khi gả qua đó thì Bùi đại tướng quân đã mười ba tuổi rồi. Trong lúc đó tình cảm giữa mẹ kế và con riêng vốn không hoàn hợp, cộng thêm việc Bùi lão phu nhân là người lòng dạ hẹp hòi, mặc dù không khắt khe với Bùi đại tướng quân khi đó vẫn còn là thiếu niên, nhưng cũng không tốt. Có điều, nói đến Bùi lão phu nhân cũng là người mệnh khổ, làm mẹ kế cho Bùi đại tướng quân, sau đó chỉ sinh được bốn khuê nữ. Đến già chỉ có thể dựa vào kế tử sống qua ngày.
Phu nhân Bùi đại tướng quân, thời điểm sinh hạ Bùi Nguyên Tu bị nhiễm bệnh, kéo dài nhiều năm vẫn không tốt lên, cuối cùng đến năm Bùi Nguyên Tu bảy tuổi thì qua đời. Cũng không biết năm đó Bùi lão phu nhân sử dụng biện pháp gì, vào thời điểm Bùi phu nhân triền miên trên giường bệnh lại đáp ứng cho chất nữ Trần Như của Bùi lão phu nhân đến làm bình thê.
Ở Đại Chiêu quốc, cho dù dòng chính nữ của một gia đình lớn có gả thấp cũng không làm vợ kế, chứ đừng nói là bình thê. Bình thê là gì? Nói rõ một chút thì cũng chỉ là thiếp.
Nhưng mặc dù nhà mẹ đẻ của Bùi lão phu nhân và chất nữ của nàng không phải là tiểu môn tiểu hộ, nhưng cũng đã lụi bại rồi. Bùi lão phu nhân nhớ lại, sức khỏe của con dâu ngày càng sa sút, không biết ngày nào sẽ buông tay nhân thế. Kế tử vẫn còn trung niên(1), sớm muộn gì cũng lấy kế thê, không bằng mang chất nữ nhà mẹ đẻ tới đây, nói không chương tương lai cũng có thể bắt chẹt kế tử một chút.
Bùi đại tướng quân tức giận với thê tử bởi vì nàng không thương lượng với mình đã đáp ứng chuyện này. Bùi đại tướng quân chỉ cùng phòng với Trần Như duy nhất một ngày, đó chính là ngày Trần Như vào phủ, sau đó thì chưa từng bước vào cửa của nàng.
Lại nói đến bụng của Trần Như cũng không chịu thua kém, chỉ một lần mà có thể hoài thai, sau mười tháng thì sinh được một nhi tử. Bùi đại tướng quân cũng không muốn gặp, chỉ đặt cho một cái tên: Bùi Viễn. Ý là phải 'Kính nhi viễn chi'.
Hai tháng sau Bùi phu nhân qua đời, đúng lúc đó Tây Cương có chiến sự, Bùi đại tướng quân chờ lệnh xuất chinh, nhưng lại lo lắng nếu mình giao con trai trưởng vào tay hai nữ nhân trong nhà thì sợ lúc mình đánh giặc trở về thì nhi tử bị các nàng gặm đến mảnh vụn cũng không còn, cho nên bất chấp cái gọi là giữ đạo hiếu ba năm, mang nhi tử Bùi Nguyên Tu cùng ra chiến trường.
Bùi Nguyên Tu tám tuổi lên chiến trường với phụ thân, mười tuổi đã có thể bắn một mũi tên vào yết hầu của tướng địch. Người đã từng giết người, thì tất nhiên trong mắt sẽ lộ ra vẻ tàn ác, vì vậy Lung Nguyệt không nhìn lầm một chút nào.
Trận chiến Tây Cương bốn năm, lúc sắp thắng Bùi đại tướng quân lại trúng gian kế của địch, bị trọng thương, không chữa trị được. Bùi Nguyên Tu đỡ linh cữu hồi kinh, giữ đạo hiếu cho Bùi đại tướng quân.
Khi còn là thiếu niên, Bùi đại tướng quân thường đọc sách với Thuận Khải Đế, Bình Vương, An Vương. Tình cảm của ông với ba người họ rất thân thiết. Vào lúc Khang Vương mưu nghịch lại đỡ một kiếm cho Thuận Khải Đế, cứu Thuận Khải Đế một mạng.
Thuận Khải Đế vẫn nhớ tới Bùi đại tướng quân lúc còn sống, đến nỗi đến ngày tết luôn triệu Bùi Nguyên Tu vào cung hỏi han mấy câu. Ban thưởng hàng năm vẫn như lúc Bùi đại tướng quân chưa mất, chưa bao giờ thiếu.
Lúc Bùi Nguyên Tu còn nhỏ đã đi theo Bùi đại tướng quân ở trong quân, đương nhiên dốt đặc cán mai chuyện trong nhà. Mặc dù hai nữ nhân trong nhà không dám công khai nghiêm khắc với hắn, nhưng cũng ngầm làm không ít việc mờ ám.
Cho nên sau khi mãn hạn ba năm giữ đạo hiếu, Bùi Nguyên Tu muốn rời khỏi 'nhà' chướng khí mù mịt này, hôm nay được Thuận Khải Đế triệu kiến, vừa vặn chờ lệnh theo quân xuất chinh.
Nhưng Bùi Nguyên Tu này tuổi không lớn, lại còn là con trai trưởng duy nhất mà cựu thần lưu lại. Thuận Khải Đế vốn có ý định, đợi đến lúc hắn khoảng hai mươi tuổi(2), lấy công lao của tổ phụ và phụ thân, sẽ ấm(3) phong Bùi Nguyên Tu làm một Hầu gia nhàn tản, sau đó sinh cho lão Bùi gia con dòng chính nối dõi tông đường(4). Cho nên sẽ không thể để hắn ra chiến trường được.
Ai ngờ Bùi Nguyên Tu lại là người quật cường, tính tình cương trực. Cũng khó trách Bùi đại tướng quân cho hắn tên tự, gọi là: Nhận Chi. Chính là hi vọng hắn không nên chấp nhất quá mức, quá cứng sẽ gãy.
Mặt Thuận Khải Đế trầm xuống, đuổi thẳng Bùi Nguyên Tu ra khỏi ngự thư phòng. Nhưng tiểu tử kia lại quỳ ở bên ngoài, có ý là: Nếu ngày không nay ngài không cho phép thì thần sẽ quỳ cho đến chết.
Làm Thuận Khải Đế tức giận đến ngã ngửa. Sau đó không phúc hậu nghĩ thầm: Quỳ đi, lạnh cóng rồi bị bệnh, sau đó trẫm cho thái y chưa bệnh cho ngươi, để người nằm trên giường bệnh ba, năm tháng, xem người xuất chinh kiểu gì.
Bùi Nguyên Tu quỳ ngoài cửa ngự thư phòng khoảng nửa canh giờ. Cả người đã lạnh buốt, tay chân cứng ngắc, đầu gối đã không còn cảm giác nữa rồi.
Bỗng nhiên thấy trước mắt xuất hiện một người mặc y phục màu hồng, tiểu nha đầu giống như một cây pháo nhỏ. Ngũ quan trên khuôn mặt xinh đẹp phấn điêu ngọc trác tinh xảo đến kỳ lạ. Dù ai nhìn thấy cũng không nhịn được mà yêu mến nàng.
Bỗng nhiên tiểu nha đầu mở miệng hỏi hắn, giọng nói trong trẻo êm tai. "Ngươi là ai? Sao lại quỳ ở đây? Là phạm lỗi nên bị phạt sao?"
Bùi Nguyên Tu mím chặt môi, không lên tiếng.
Thứ nhất tiểu nha đầu quá nhỏ, nói nàng cũng không hiểu. Thứ hai, quỳ trong một thời gian dài, hắn đã bị đông cứng, không tìm thấy giọng nói của mình nữa.
Lung Nguyệt thấy hắn không thèm để ý tới mình, nhăn cái mũi đáng yêu lại, ma xui quỷ khiến thế nào lại móc lô giữ ấm tay trong tay áo giữ nhiệt ra, nhét vào tay hắn: "Ngươi chịu khó một lát, ta vào cầu tình giúp ngươi..." Sau đó quay người lại, bước những bước nhỏ, chạy vào trong ngự thư phòng.
Bùi Nguyên Tu nhìn lô giữ ấm trong tay mình, thoáng sững sờ. Nhiệt độ của lô giữ ấm từ lòng bàn tay truyền thẳng vào trái tim.
Lúc tiểu nha đầu kia đưa lô ấm tay cho hắn, áo choàng đỏ thẫm theo động tác mở ra, làm khóa Trường mệnh cũng theo đó mà lộ ra: Trên chiếc khóa bình an bằng vàng ròng có điểm vài hạt huyết ngọc thiên nhiên, trung tâm chiếc khóa bình an có khảm một viên ngọc nhẵn, viên ngọc kia chỉ nhỏ hơn mười hai viên ngọc trên mũ miện Thuận Khải Đế đang đội một chút.
Mỹ ngọc minh châu, khóa Trường mệnh ám chỉ khuê danh của nữ nhi nhà người ta, Bùi Nguyên Tu hiểu rõ, người này là Cửu công chúa được Hoàng thượng sủng ái nhất.
- -- ------ ---------
(1) Trung niên: khoảng ba bốn mươi tuổi.
(2) Trong nguyên tác là nhược quán: thời xưa gọi thanh niên khoảng 20 tuổi là nhược quán, nhưng vì để nhược quán mà đến cuối mới giải thích thì các bạn đập mình quá =))))
(3) Ấm phong: Thời đại phong kiến, do cha ông có công mà đem lại quyền lợi cho con cháu được đi học và được bổ làm quan.
(4) Phần này muốn giải thích thêm vì Bùi Nguyên Tu là con vợ cả, là đích tử, nên con của Bùi Nguyên Tu sẽ là dòng chính. Đại khái vậy đó.
Hôm nay Bùi Nguyên Tu được Thuận Khải Đế triệu vào cung. Sau đó chờ lệnh của Thuận Khải Đế, muốn theo đại quân xuất chinh đi Tây Cương. Thứ nhất là báo thù cho phụ thân, thứ hai là do hắn không thể ở lại cái gọi là 'Nhà' kia nữa.
Bùi Nguyên Tu chính là con trai trưởng của Bùi Kính, Bùi đại tướng quân trước kia.
Phải nói nhân khẩu của Bùi gia vô cùng đơn giản, nhưng những chuyện làm người ta bực mình lại không thiếu.
Đời thứ ba của Bùi gia làm tướng, chết trên chiến trường, bây giờ trưởng bối trong nhà chỉ có một vị Bùi lão phu nhân, là kế mẫu của Bùi đại tướng quân, khi gả qua đó thì Bùi đại tướng quân đã mười ba tuổi rồi. Trong lúc đó tình cảm giữa mẹ kế và con riêng vốn không hoàn hợp, cộng thêm việc Bùi lão phu nhân là người lòng dạ hẹp hòi, mặc dù không khắt khe với Bùi đại tướng quân khi đó vẫn còn là thiếu niên, nhưng cũng không tốt. Có điều, nói đến Bùi lão phu nhân cũng là người mệnh khổ, làm mẹ kế cho Bùi đại tướng quân, sau đó chỉ sinh được bốn khuê nữ. Đến già chỉ có thể dựa vào kế tử sống qua ngày.
Phu nhân Bùi đại tướng quân, thời điểm sinh hạ Bùi Nguyên Tu bị nhiễm bệnh, kéo dài nhiều năm vẫn không tốt lên, cuối cùng đến năm Bùi Nguyên Tu bảy tuổi thì qua đời. Cũng không biết năm đó Bùi lão phu nhân sử dụng biện pháp gì, vào thời điểm Bùi phu nhân triền miên trên giường bệnh lại đáp ứng cho chất nữ Trần Như của Bùi lão phu nhân đến làm bình thê.
Ở Đại Chiêu quốc, cho dù dòng chính nữ của một gia đình lớn có gả thấp cũng không làm vợ kế, chứ đừng nói là bình thê. Bình thê là gì? Nói rõ một chút thì cũng chỉ là thiếp.
Nhưng mặc dù nhà mẹ đẻ của Bùi lão phu nhân và chất nữ của nàng không phải là tiểu môn tiểu hộ, nhưng cũng đã lụi bại rồi. Bùi lão phu nhân nhớ lại, sức khỏe của con dâu ngày càng sa sút, không biết ngày nào sẽ buông tay nhân thế. Kế tử vẫn còn trung niên(1), sớm muộn gì cũng lấy kế thê, không bằng mang chất nữ nhà mẹ đẻ tới đây, nói không chương tương lai cũng có thể bắt chẹt kế tử một chút.
Bùi đại tướng quân tức giận với thê tử bởi vì nàng không thương lượng với mình đã đáp ứng chuyện này. Bùi đại tướng quân chỉ cùng phòng với Trần Như duy nhất một ngày, đó chính là ngày Trần Như vào phủ, sau đó thì chưa từng bước vào cửa của nàng.
Lại nói đến bụng của Trần Như cũng không chịu thua kém, chỉ một lần mà có thể hoài thai, sau mười tháng thì sinh được một nhi tử. Bùi đại tướng quân cũng không muốn gặp, chỉ đặt cho một cái tên: Bùi Viễn. Ý là phải 'Kính nhi viễn chi'.
Hai tháng sau Bùi phu nhân qua đời, đúng lúc đó Tây Cương có chiến sự, Bùi đại tướng quân chờ lệnh xuất chinh, nhưng lại lo lắng nếu mình giao con trai trưởng vào tay hai nữ nhân trong nhà thì sợ lúc mình đánh giặc trở về thì nhi tử bị các nàng gặm đến mảnh vụn cũng không còn, cho nên bất chấp cái gọi là giữ đạo hiếu ba năm, mang nhi tử Bùi Nguyên Tu cùng ra chiến trường.
Bùi Nguyên Tu tám tuổi lên chiến trường với phụ thân, mười tuổi đã có thể bắn một mũi tên vào yết hầu của tướng địch. Người đã từng giết người, thì tất nhiên trong mắt sẽ lộ ra vẻ tàn ác, vì vậy Lung Nguyệt không nhìn lầm một chút nào.
Trận chiến Tây Cương bốn năm, lúc sắp thắng Bùi đại tướng quân lại trúng gian kế của địch, bị trọng thương, không chữa trị được. Bùi Nguyên Tu đỡ linh cữu hồi kinh, giữ đạo hiếu cho Bùi đại tướng quân.
Khi còn là thiếu niên, Bùi đại tướng quân thường đọc sách với Thuận Khải Đế, Bình Vương, An Vương. Tình cảm của ông với ba người họ rất thân thiết. Vào lúc Khang Vương mưu nghịch lại đỡ một kiếm cho Thuận Khải Đế, cứu Thuận Khải Đế một mạng.
Thuận Khải Đế vẫn nhớ tới Bùi đại tướng quân lúc còn sống, đến nỗi đến ngày tết luôn triệu Bùi Nguyên Tu vào cung hỏi han mấy câu. Ban thưởng hàng năm vẫn như lúc Bùi đại tướng quân chưa mất, chưa bao giờ thiếu.
Lúc Bùi Nguyên Tu còn nhỏ đã đi theo Bùi đại tướng quân ở trong quân, đương nhiên dốt đặc cán mai chuyện trong nhà. Mặc dù hai nữ nhân trong nhà không dám công khai nghiêm khắc với hắn, nhưng cũng ngầm làm không ít việc mờ ám.
Cho nên sau khi mãn hạn ba năm giữ đạo hiếu, Bùi Nguyên Tu muốn rời khỏi 'nhà' chướng khí mù mịt này, hôm nay được Thuận Khải Đế triệu kiến, vừa vặn chờ lệnh theo quân xuất chinh.
Nhưng Bùi Nguyên Tu này tuổi không lớn, lại còn là con trai trưởng duy nhất mà cựu thần lưu lại. Thuận Khải Đế vốn có ý định, đợi đến lúc hắn khoảng hai mươi tuổi(2), lấy công lao của tổ phụ và phụ thân, sẽ ấm(3) phong Bùi Nguyên Tu làm một Hầu gia nhàn tản, sau đó sinh cho lão Bùi gia con dòng chính nối dõi tông đường(4). Cho nên sẽ không thể để hắn ra chiến trường được.
Ai ngờ Bùi Nguyên Tu lại là người quật cường, tính tình cương trực. Cũng khó trách Bùi đại tướng quân cho hắn tên tự, gọi là: Nhận Chi. Chính là hi vọng hắn không nên chấp nhất quá mức, quá cứng sẽ gãy.
Mặt Thuận Khải Đế trầm xuống, đuổi thẳng Bùi Nguyên Tu ra khỏi ngự thư phòng. Nhưng tiểu tử kia lại quỳ ở bên ngoài, có ý là: Nếu ngày không nay ngài không cho phép thì thần sẽ quỳ cho đến chết.
Làm Thuận Khải Đế tức giận đến ngã ngửa. Sau đó không phúc hậu nghĩ thầm: Quỳ đi, lạnh cóng rồi bị bệnh, sau đó trẫm cho thái y chưa bệnh cho ngươi, để người nằm trên giường bệnh ba, năm tháng, xem người xuất chinh kiểu gì.
Bùi Nguyên Tu quỳ ngoài cửa ngự thư phòng khoảng nửa canh giờ. Cả người đã lạnh buốt, tay chân cứng ngắc, đầu gối đã không còn cảm giác nữa rồi.
Bỗng nhiên thấy trước mắt xuất hiện một người mặc y phục màu hồng, tiểu nha đầu giống như một cây pháo nhỏ. Ngũ quan trên khuôn mặt xinh đẹp phấn điêu ngọc trác tinh xảo đến kỳ lạ. Dù ai nhìn thấy cũng không nhịn được mà yêu mến nàng.
Bỗng nhiên tiểu nha đầu mở miệng hỏi hắn, giọng nói trong trẻo êm tai. "Ngươi là ai? Sao lại quỳ ở đây? Là phạm lỗi nên bị phạt sao?"
Bùi Nguyên Tu mím chặt môi, không lên tiếng.
Thứ nhất tiểu nha đầu quá nhỏ, nói nàng cũng không hiểu. Thứ hai, quỳ trong một thời gian dài, hắn đã bị đông cứng, không tìm thấy giọng nói của mình nữa.
Lung Nguyệt thấy hắn không thèm để ý tới mình, nhăn cái mũi đáng yêu lại, ma xui quỷ khiến thế nào lại móc lô giữ ấm tay trong tay áo giữ nhiệt ra, nhét vào tay hắn: "Ngươi chịu khó một lát, ta vào cầu tình giúp ngươi..." Sau đó quay người lại, bước những bước nhỏ, chạy vào trong ngự thư phòng.
Bùi Nguyên Tu nhìn lô giữ ấm trong tay mình, thoáng sững sờ. Nhiệt độ của lô giữ ấm từ lòng bàn tay truyền thẳng vào trái tim.
Lúc tiểu nha đầu kia đưa lô ấm tay cho hắn, áo choàng đỏ thẫm theo động tác mở ra, làm khóa Trường mệnh cũng theo đó mà lộ ra: Trên chiếc khóa bình an bằng vàng ròng có điểm vài hạt huyết ngọc thiên nhiên, trung tâm chiếc khóa bình an có khảm một viên ngọc nhẵn, viên ngọc kia chỉ nhỏ hơn mười hai viên ngọc trên mũ miện Thuận Khải Đế đang đội một chút.
Mỹ ngọc minh châu, khóa Trường mệnh ám chỉ khuê danh của nữ nhi nhà người ta, Bùi Nguyên Tu hiểu rõ, người này là Cửu công chúa được Hoàng thượng sủng ái nhất.
- -- ------ ---------
(1) Trung niên: khoảng ba bốn mươi tuổi.
(2) Trong nguyên tác là nhược quán: thời xưa gọi thanh niên khoảng 20 tuổi là nhược quán, nhưng vì để nhược quán mà đến cuối mới giải thích thì các bạn đập mình quá =))))
(3) Ấm phong: Thời đại phong kiến, do cha ông có công mà đem lại quyền lợi cho con cháu được đi học và được bổ làm quan.
(4) Phần này muốn giải thích thêm vì Bùi Nguyên Tu là con vợ cả, là đích tử, nên con của Bùi Nguyên Tu sẽ là dòng chính. Đại khái vậy đó.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook