Cơn Mưa Định Mệnh
-
Chương 1
Bà tránh ra!
Tránh ra... Nhanh lên....
Tiếng ông Ưng hét lên trong đêm tối.
Tôi xin ông đấy, ông có còn tính người nữa không ông Ưng ơi?
Bà Ưng đau đớn thể xác, bây giờ lại đau đớn cả tinh thần khi mà ông Ưng bỗng nhiên nổi lên cái tính "thú vật". Gọi là thú vật quả không sai, đời thủa nào bố đẻ đòi ngủ với con gái bao giờ??? Bà đứng không nổi quỳ không xong bởi da bị bỏng, căng rát, chỉ cần cử động là toàn thân bà cảm giác như có ngàn mũi kim đâm vào da thịt, đau đớn vô cùng.
Ông Ưng không quan tâm đến sự đau đớn của vợ mình mà hung hăng gạt tay bà ra, trợn mắt giận dữ:
Mày có tránh ra không con kia?
Tao đang khó chịu đấy nhé, không cút ra tao đạp cho một đạp bây giờ?
Từ bao giờ cái loại mày đòi lên tiếng cãi lại lời tao vậy hả??
Bà Ưng nước mắt lưng tròng, mấy ngày nay rồi bà chưa chợp mắt được tí nào cũng là bởi buổi sáng hôm trước bà đi tôi vôi thuê cho người ta. Nhà nghèo, bữa sáng ông Ưng không cho nấu cơm, bà nhịn ăn sáng rồi đi làm, đến nửa buổi, đói quá hoa mắt nên trượt chân ngã xuống hố vôi đang tôi. Phúc lớn mạng lớn là hố vôi đó còn chưa nóng đỉnh điểm, xung quanh có người cùng làm nên kịp thời cứu được bà lên ngay. Nhưng từ gối chân trở xuống bỏng nặng, theo lý thì phải nằm viện để điều trị nhưng ông Ưng không đồng ý. Nói là tốn kém viện phí, mấy đồng lương hưu của ông không đủ để trang trải... Sơ cứu qua loa bà Ưng đòi con gái đưa về nhà...
Sống chung với người chồng vũ phu này mấy chục năm trời nên bà hiểu rõ, từ ngày bà bị bỏng, không giúp ông Ưng giải tỏa được cái máu "dê" trong người nên ông ấy mới hằm hè như vậy. Nhưng hỡi ôi, bà tưởng ông chỉ gia trưởng, vũ phu, keo kiệt thôi, nào ngờ ông ấy còn không bằng cả loài cầm thú nữa. Ông Ưng không làm gì được bà Ưng nên lăm le đòi ngủ với cô con gái út mới 15 tuổi là Thúy Hạnh. Bà nói nhẹ không được, nặng không xong, ông ấy nổi cơn thú tính lên lao vào căn buồng rách nát và đòi ngủ với cô con gái.
Trong căn buồng tối, Thúy Hạnh nghe thấy tiếng cãi nhau, tiếng đồ đạc đập loảng xoảng nên sợ hãi, cô bé định chạy ra ngoài bênh vực cho mẹ vì mẹ đang bỏng nặng. Nhưng... khi nghe được ông Ưng muốn làm trò đồi bại với mình, Hạnh sợ hãi chốn vào trong góc tường, ngồi thu lu một chỗ, tay cầm cái chổi để phòng thân...
Con Hạnh đâu rồi?
Con Hạnh đâu?
Ông Ưng đi vào trong buồng, tối quá nên ông không nhìn thấy gì, khi nãy còn đang hăng "máu", chưa được giải tỏa nên căng thẳng quá, cãi nhau với bà vợ một trận ông còn thấy khó chịu hơn. Quờ quạng tay trên giường không thấy con gái đâu, ông Ưng điên đú:
Cái con đĩ con này nó đi đâu mất rồi?
Con cái mất dạy, ba tuổi đầu đã xí xớn đi đêm không về?
Cái thứ này không để cho bố mày đ!t thì để làm gì...
Cái con mẹ nó chứ? Con mẹ nó đã đeo"" phục vụ được tao thì con đĩ con phải phục vụ bố mày...
Mẹ con chúng mày biết chưa...
Mẹ cha nhà chúng mày chứ...
Ông mày đang nưng"""" kak quá... hừ hừ...
Ông Ưng gầm gừ tìm kiếm trong chiếc chăn bông cũ rích, trời rét, chăn gối vứt ngổn ngang trên giường, tìm mãi không thấy con gái đâu ông ta phát điên lên rồi chợt nhớ ra: mình chưa bật đèn sáng lên! Ông Ưng hung hăng bật công tắc đèn lên và rồi ông ấy cười rú lên như một con sói:
Hahahaha... Con Hạnh, mày đây rồi!
Mày trốn ở đấy làm gì? Đến đây bố bảo.
Ông Ưng chìa tay ra phía trước, ở dưới đũng quần, của nợ khốn nạn của ông đang chĩa ra phía trước, hai con mắt ông nhìn rất đáng sợ. Hạnh sợ hãi tới mức tim đập thật nhanh, cả người run rẩy co rúm lại, cô bé hoang mang không biết nên làm gì khi bố đang tiến lại gần. Bờ môi mấp máy không nói thành câu.. Bà Ưng ở ngoài nhà đau khổ gào khóc:
Thằng khốn nạn... mày là chó chứ không phải người nữa... Ưng ơi, mày giết tao đi, mày giết tao đi còn hơn chứ mày làm thế này thì trời đất nào tha thứ cho mày được?
Nó là con gái mày đấy... thằng khốn nạn kia...
Mày thèm thì mày mang tiền đi mà kiếm gái, tại sao mày lại đối xử với con gái tao như vậy... Ưng ơi...
Ông Ưng nghe thế thì điên lên, ông giậm chân xuống nền nhà thật mạnh, chỉ tay ra ngoài nhà rồi nói:
Con đĩ kia mày im mồm.
Con gái mày đã chết đâu mà mày phải khóc? Không im tao ra tao vả cho giờ?
Thúy Hạnh mở to mắt, trời mùa đông mà mồ hôi trán vẫn ướt đầm đìa, cô bé còn quá nhỏ để hiểu được những việc sắp tới sẽ kinh khủng như thế nào nếu như người bố- người đàn ông khốn nạn kia tiến đến. Hạnh vẫn cầm cái chổi, hai cánh tay run run...
Đến đây bố bảo... đừng sợ, có cái đéo gì mà phải sợ?
Rồi thể nào chả phải làm người lớn??
Đến đây... Nhanh lên...
Khi ông Ưng đi đến gần Hạnh, ông ta đưa cánh tay lên phía trước định giật cái chổi từ tay HẠNH thì bất ngờ con bé phản đòn. Hạnh vung chổi lên vụt vào tay ông Ưng một cái, bị đánh bất ngờ ông ta rụt tay lại mồm tru tréo lên:
Á.... con đĩ con này mày dám đánh bố mày à?? Hả!
Hạnh ghê tởm ông ấy đến mức buồn nôn, cô bé chứng kiến hết những nỗi đau mà mẹ phải chịu đựng suốt thời gian qua. Cộng thêm hành động vô liêm sỉ ông ta đang định làm với mình càng làm cho Hạnh thấy hận bố, ghét bố, ghét đến mức muốn ông ấy chết ngay tức khắc.
Ông Ưng vung tay tát đốp vào mặt Hạnh, cô bé thấy tai mình ù đi, má đỏ ửng lên, Hạnh nhìn bố bằng ánh mắt căm thù:
Ông cút đi... huhu...
Nói rồi Hạnh đứng vùng dậy, cô vung chổi liên tiếp đánh trả vào người bố, vừa đánh con bé vừa gào lên:
Chết đi! Chết đi! Chết mẹ ông đi....
Ông Ưng không ngờ con gái lại phản ứng như vậy vì ngày thường Hạnh khá hiền và ít nói, nhất thời ngây ra vì hành động của con gái, ông ta không đánh nữa mà lặng thinh suy nghĩ. Phải chi ông đã thức tỉnh rồi? Ông đã biết việc mình làm là trái luân thường đạo lý nên vậy? Nhưng không, không hề có chuyện đó, chỉ là ông ngạc nhiên trước thái độ của Hạnh mà thôi, ông ta định đánh tiếp thì Hạnh nhanh như con sóc vụt cái chổi vào mặt ông ấy thật mạnh rồi chạy ù ra khỏi gian buồng. Hạnh sợ hãi, sợ bố đuổi theo nên cô bé không quay lại nhìn mẹ lấy một cái, cắm đầu cắm cổ chạy trong đêm tối.
Bị vụt vào mặt một cái đau điếng người, ông Ưng sa xẩm mặt mày choáng váng ngã phịch xuống đất, hai tay ôm lấy mặt rên rỉ:
Cha tiên nhân con đĩ này nó dám đánh ông!
Tiên sư chúng mày... con đĩ mẹ lại đẻ ra con đĩ con, ông nuôi chúng mày để chúng mày đối xử với ông thế này đây!
Để ông tóm được mày ông giết, con ranh con ạ... á á... đau quá...
Ông Ưng ngồi ở dưới nền nhà kêu than, bà Ưng ở bên ngoài thấy mừng thay cho con gái, không biết con bé bỏ chạy đi đâu ngoài trời đêm kia... nhưng thà vậy còn hơn ở nhà để thằng già kia nó giở trò đồi bại. Bà Ưng chắp tay lại khẽ khấn vái mong trời phù hộ cho con gái bà không nghĩ quẩn. Chỉ sợ tâm hồn ngây thơ của nó nghĩ không thông mà làn điều dại dột thì bà không sống nổi nữa. Hạnh ơi, con đừng bỏ mẹ mà đi nhé!
Gió bên ngoài trời thổi rất mạnh, lúc đi khỏi nhà Hạnh chạy như bay nên không hề thấy lạnh, thậm chí trong người vừa sợ vừa hận thù nên cô bé quên đi cả cái giá lạnh. Hạnh không biết bản thân mình nên đi đâu, chỉ sợ bố đuổi theo nên cứ cắm đầu chạy. Nếu là bình thường, có lẽ Hạnh không bao giờ có gan đi một mình giữa đêm khuya thế này. Vì cô bé sợ ma, sợ bóng đêm. Nhưng hôm nay, trong lúc chạy được một quãng dài rồi Hạnh mới nhận ra, thì ra bóng tối chẳng có gì đáng sợ cả... Chỉ có lòng dạ con người mới thực sự ghê tởm, Hạnh không ngờ bố mình lại trở nên đê tiện đến như vậy.
Ngay từ phút giây nghe thấy bố mình - ông Ưng nói rằng "Mẹ cô không phục vụ được ông ấy chuyện giường chiếu thì Hạnh sẽ phải là người thay thế..." Hạnh đã rất ghét bố, ghê tởm bố và sợ hãi đến mức không muốn nhìn thấy mặt ông ta nữa. Tiếng gió vẫn rít từng cơn, hai má Hạnh lạnh cóng, hai bàn tay nắm tròn thành nắm đấm, Hạnh vẫn cắm đầu cắm cổ chạy. Đến khi mệt quá dừng lại nghỉ chân cô bé mới phát hiện không có ai đuổi theo mình cả, nhìn lên phía trước là một ngôi chùa, nơi đây Hạnh có biết vì thỉnh thoảng dịp lễ đầu năm hoặc có việc gì đó cô bé vẫn theo mẹ lên chùa cầu may.
Cây đa trước cổng chùa hứng trận gió đông mạnh nên lá rơi lả tả, cánh cổng chùa đóng im lìm, nhìn qua khe cửa, Hạnh thấy có bóng đèn thắp ở giữa đình để canh kẻ trộm, ngoài ra không thấy bóng dáng một ai. Hạnh không sợ đêm tối nữa, cô bé cũng chẳng sợ ma, chỉ cần nghĩ đến câu chuyện vừa diễn ra khi nãy cũng đủ khiến cô bé rùng mình rồi.
Nghỉ ngơi một lát thần trí ổn định Hạnh bắt đầu thấy lạnh, nhiệt độ ban đêm quả nhiên xuống thấp. Hạnh đưa hai bàn tay lên trước mặt, hà hơi mấy cái để kiếm tìm hơi ấm nhưng không ăn thua. Trên người mặc có chiếc áo thu đông bên trong và chiếc áo len bên ngoài, hai manh áo mỏng không đủ để chống chọi với cái khí hậu khắc nghiệt thế này. Cô bé co ro ngồi xuống cạnh cổng chùa, thân hình bé nhỏ lạc lõng giữa đêm tối, thật đáng thương khi có nhà mà lại không dám trở về....
Sáu giờ sáng. Trời mùa đông nên vẫn còn tối, chú tiểu dậy tụng kinh và quét sân chùa, khi mở cánh cổng ra thì chú giật mình chạy biến vào trong nói với sư thầy:
Thầy ơi! Thầy ơi!
Giọng chú tiểu gấp gáp.
Gì mà nghiêm trọng thế?
Sư thầy vừa tụng kinh xong đang từ trong đình bước ra, trời rét, thầy mặc chiếc áo khoác rất dài và to, nhìn dáng đi chậm chạp đến sốt ruột.
Có người chết ở ngoài cổng thầy ạ!
Sao cơ?
Sư thầy ngạc nhiên.
Con vừa ra mở cổng thấy có một người chết cứng vừa ngã vật xuống đất xong...
Mặt chú tiểu cắt không còn giọt máu, sự tình thế nào không ai biết nhưng trời còn tối, hơn nữa rét buốt thế này tự nhiên có người ngã vật xuống đất bất động thì chắc hẳn ai chứng kiến cũng đều sợ hãi như vậy.
Đi theo ta!
Sư thầy nói xong liền cầm tràng hạt lên trước ngực, vừa đi vừa niệm chú a di đà phật..
Điện sáng được bật lên, đúng là ở giữa cổng có người. Là một cô gái còn rất trẻ. Khoảng lứa tuổi học sinh, thân hình co rúm vì lạnh, môi và mặt tái nhợt, mắt nhắm nghiền nằm co quắp trên nền đất. Sư thầy ngồi xuống đưa tay lên mũi cô bé xem còn thở không, kiểm tra xong thầy nói:
Vẫn còn sống! Mau bế con bé vào trong, đốt một chậu than hồng để ở phòng bên trái... khả năng là bị nhiễm lạnh rồi, mặt nóng ran...
Chú tiểu hấp tấp đỡ cô bé dậy và bế vào trong nhà, sư thầy chuẩn bị một chậu nước ấm và khăn sạch để lau mặt cho cô. Vào phòng kín có than hồng sưởi ấm, cộng thêm sư thầy lau mặt và chườm khăn ấm nên lát sau cô bé tỉnh dậy. Tuy nhiên, cô không tỉnh táo cho lắm, hai mắt nhìn lên trần nhà như vô hồn, mồm lẩm bẩm giống như mê sảng...
Con bé sốt cao lắm, mau lấy thuốc hạ sốt đến đây!
Dạ.!
Không biết con cái nhà ai đêm đông giá buốt mà không biết đường về nhà là sao?
Như này mà không phát hiện sớm là chết đấy..
Sư thầy nghiền nát viên thuốc hạ sốt hòa tan cùng nước và bón cho cô bé từng thìa một. Cơ thể ấm dần lên, thuốc ngấm, chú tiểu nấu một bát cháo loãng và đem lên. Ngủ một giấc đến trưa thì cô tỉnh dậy, đầu óc quay cuồng, nhất thời cô bé ngơ ngác không biết vì sao lại ở đây. Chú tiểu thấy cô tỉnh dậy thì mừng quá, vội chạy đi báo cho sư thầy biết.
Con thấy trong người thế nào?
Sư thầy nhìn cô bé nói nhẹ nhàng, thoáng nhìn đã thấy có thiện cảm. Thúy Hạnh nhìn thấy vị sư thầy trước mắt lúc này mới nhớ ra chuyện đêm qua ngủ quên trước cổng chùa. Bây giờ nằm ở đây, có lẽ được mọi người đưa vào trong chùa. Hạnh e ngại toan ngồi dậy thì sư thầy vội ngăn lại:
Đừng vội... con còn mệt. Cứ nằm nghỉ thêm đi, dậy ngay sẽ chóng mặt đó..
Con cảm ơn thầy!
Hạnh nói lí nhí, cô bé thấy đầu mình đau nhức khủng khiếp, cổ họng khô rát khàn cả tiếng, có lẽ cô đã bị nhiễm lạnh bởi cơ thể đã chịu rét cả đêm qua.
Nhà con ở đâu?
Sư thầy bắt đầu hỏi chuyện, bởi lẽ sư biết được một cô bé bỏ nhà đi đêm không về chắc chắn có nguyên nhân, mà lý do là gì thì người không suy luận ra nổi. Nhìn mặt cô bé cũng sáng sủa, dễ nhìn.. lý nào... Sư thầy trầm ngâm suy nghĩ... Hạnh không nói gì cả, nghe thầy hỏi nhà cô bé òa lên khóc, có phải họ muốn đuổi cô về nhà không nhỉ? Hạnh sợ cái cảnh phải quay về căn nhà đó, nơi đó có một người không bằng cầm thú. Cô không muốn về... Hạnh lắc đầu, cô ấp úng không nói được thành câu, liên tục xua tay...
Đừng sợ... đừng sợ...
Ta không làm hại con...
Bình tĩnh nào, có chuyện gì cứ cứ bình tĩnh rồi hãy nói...
Thầy ơi.. con không về nhà đâu, con mà về là ông ấy sẽ hại con đấy...
Hạnh khóc tu tu, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Sư thầy kiên nhẫn lắng nghe.
Ông ấy là ai?
Bố con! Bố con... Ông ấy... ông ấy đòi hại con... hu hu... huhu... bố con là người xấu... hu... hu...
Hạnh khóc nấc lên, dù chưa biết đầu đuôi thế nào nhưng sư thầy cũng đoán được rằng con bé bị bố bạo hành. Bàn tay người lại lần tràng hạt, mồm niệm chú a di đà phật, thật không ngờ lại có người cha nhẫn tâm đến như thế.
Tránh ra... Nhanh lên....
Tiếng ông Ưng hét lên trong đêm tối.
Tôi xin ông đấy, ông có còn tính người nữa không ông Ưng ơi?
Bà Ưng đau đớn thể xác, bây giờ lại đau đớn cả tinh thần khi mà ông Ưng bỗng nhiên nổi lên cái tính "thú vật". Gọi là thú vật quả không sai, đời thủa nào bố đẻ đòi ngủ với con gái bao giờ??? Bà đứng không nổi quỳ không xong bởi da bị bỏng, căng rát, chỉ cần cử động là toàn thân bà cảm giác như có ngàn mũi kim đâm vào da thịt, đau đớn vô cùng.
Ông Ưng không quan tâm đến sự đau đớn của vợ mình mà hung hăng gạt tay bà ra, trợn mắt giận dữ:
Mày có tránh ra không con kia?
Tao đang khó chịu đấy nhé, không cút ra tao đạp cho một đạp bây giờ?
Từ bao giờ cái loại mày đòi lên tiếng cãi lại lời tao vậy hả??
Bà Ưng nước mắt lưng tròng, mấy ngày nay rồi bà chưa chợp mắt được tí nào cũng là bởi buổi sáng hôm trước bà đi tôi vôi thuê cho người ta. Nhà nghèo, bữa sáng ông Ưng không cho nấu cơm, bà nhịn ăn sáng rồi đi làm, đến nửa buổi, đói quá hoa mắt nên trượt chân ngã xuống hố vôi đang tôi. Phúc lớn mạng lớn là hố vôi đó còn chưa nóng đỉnh điểm, xung quanh có người cùng làm nên kịp thời cứu được bà lên ngay. Nhưng từ gối chân trở xuống bỏng nặng, theo lý thì phải nằm viện để điều trị nhưng ông Ưng không đồng ý. Nói là tốn kém viện phí, mấy đồng lương hưu của ông không đủ để trang trải... Sơ cứu qua loa bà Ưng đòi con gái đưa về nhà...
Sống chung với người chồng vũ phu này mấy chục năm trời nên bà hiểu rõ, từ ngày bà bị bỏng, không giúp ông Ưng giải tỏa được cái máu "dê" trong người nên ông ấy mới hằm hè như vậy. Nhưng hỡi ôi, bà tưởng ông chỉ gia trưởng, vũ phu, keo kiệt thôi, nào ngờ ông ấy còn không bằng cả loài cầm thú nữa. Ông Ưng không làm gì được bà Ưng nên lăm le đòi ngủ với cô con gái út mới 15 tuổi là Thúy Hạnh. Bà nói nhẹ không được, nặng không xong, ông ấy nổi cơn thú tính lên lao vào căn buồng rách nát và đòi ngủ với cô con gái.
Trong căn buồng tối, Thúy Hạnh nghe thấy tiếng cãi nhau, tiếng đồ đạc đập loảng xoảng nên sợ hãi, cô bé định chạy ra ngoài bênh vực cho mẹ vì mẹ đang bỏng nặng. Nhưng... khi nghe được ông Ưng muốn làm trò đồi bại với mình, Hạnh sợ hãi chốn vào trong góc tường, ngồi thu lu một chỗ, tay cầm cái chổi để phòng thân...
Con Hạnh đâu rồi?
Con Hạnh đâu?
Ông Ưng đi vào trong buồng, tối quá nên ông không nhìn thấy gì, khi nãy còn đang hăng "máu", chưa được giải tỏa nên căng thẳng quá, cãi nhau với bà vợ một trận ông còn thấy khó chịu hơn. Quờ quạng tay trên giường không thấy con gái đâu, ông Ưng điên đú:
Cái con đĩ con này nó đi đâu mất rồi?
Con cái mất dạy, ba tuổi đầu đã xí xớn đi đêm không về?
Cái thứ này không để cho bố mày đ!t thì để làm gì...
Cái con mẹ nó chứ? Con mẹ nó đã đeo"" phục vụ được tao thì con đĩ con phải phục vụ bố mày...
Mẹ con chúng mày biết chưa...
Mẹ cha nhà chúng mày chứ...
Ông mày đang nưng"""" kak quá... hừ hừ...
Ông Ưng gầm gừ tìm kiếm trong chiếc chăn bông cũ rích, trời rét, chăn gối vứt ngổn ngang trên giường, tìm mãi không thấy con gái đâu ông ta phát điên lên rồi chợt nhớ ra: mình chưa bật đèn sáng lên! Ông Ưng hung hăng bật công tắc đèn lên và rồi ông ấy cười rú lên như một con sói:
Hahahaha... Con Hạnh, mày đây rồi!
Mày trốn ở đấy làm gì? Đến đây bố bảo.
Ông Ưng chìa tay ra phía trước, ở dưới đũng quần, của nợ khốn nạn của ông đang chĩa ra phía trước, hai con mắt ông nhìn rất đáng sợ. Hạnh sợ hãi tới mức tim đập thật nhanh, cả người run rẩy co rúm lại, cô bé hoang mang không biết nên làm gì khi bố đang tiến lại gần. Bờ môi mấp máy không nói thành câu.. Bà Ưng ở ngoài nhà đau khổ gào khóc:
Thằng khốn nạn... mày là chó chứ không phải người nữa... Ưng ơi, mày giết tao đi, mày giết tao đi còn hơn chứ mày làm thế này thì trời đất nào tha thứ cho mày được?
Nó là con gái mày đấy... thằng khốn nạn kia...
Mày thèm thì mày mang tiền đi mà kiếm gái, tại sao mày lại đối xử với con gái tao như vậy... Ưng ơi...
Ông Ưng nghe thế thì điên lên, ông giậm chân xuống nền nhà thật mạnh, chỉ tay ra ngoài nhà rồi nói:
Con đĩ kia mày im mồm.
Con gái mày đã chết đâu mà mày phải khóc? Không im tao ra tao vả cho giờ?
Thúy Hạnh mở to mắt, trời mùa đông mà mồ hôi trán vẫn ướt đầm đìa, cô bé còn quá nhỏ để hiểu được những việc sắp tới sẽ kinh khủng như thế nào nếu như người bố- người đàn ông khốn nạn kia tiến đến. Hạnh vẫn cầm cái chổi, hai cánh tay run run...
Đến đây bố bảo... đừng sợ, có cái đéo gì mà phải sợ?
Rồi thể nào chả phải làm người lớn??
Đến đây... Nhanh lên...
Khi ông Ưng đi đến gần Hạnh, ông ta đưa cánh tay lên phía trước định giật cái chổi từ tay HẠNH thì bất ngờ con bé phản đòn. Hạnh vung chổi lên vụt vào tay ông Ưng một cái, bị đánh bất ngờ ông ta rụt tay lại mồm tru tréo lên:
Á.... con đĩ con này mày dám đánh bố mày à?? Hả!
Hạnh ghê tởm ông ấy đến mức buồn nôn, cô bé chứng kiến hết những nỗi đau mà mẹ phải chịu đựng suốt thời gian qua. Cộng thêm hành động vô liêm sỉ ông ta đang định làm với mình càng làm cho Hạnh thấy hận bố, ghét bố, ghét đến mức muốn ông ấy chết ngay tức khắc.
Ông Ưng vung tay tát đốp vào mặt Hạnh, cô bé thấy tai mình ù đi, má đỏ ửng lên, Hạnh nhìn bố bằng ánh mắt căm thù:
Ông cút đi... huhu...
Nói rồi Hạnh đứng vùng dậy, cô vung chổi liên tiếp đánh trả vào người bố, vừa đánh con bé vừa gào lên:
Chết đi! Chết đi! Chết mẹ ông đi....
Ông Ưng không ngờ con gái lại phản ứng như vậy vì ngày thường Hạnh khá hiền và ít nói, nhất thời ngây ra vì hành động của con gái, ông ta không đánh nữa mà lặng thinh suy nghĩ. Phải chi ông đã thức tỉnh rồi? Ông đã biết việc mình làm là trái luân thường đạo lý nên vậy? Nhưng không, không hề có chuyện đó, chỉ là ông ngạc nhiên trước thái độ của Hạnh mà thôi, ông ta định đánh tiếp thì Hạnh nhanh như con sóc vụt cái chổi vào mặt ông ấy thật mạnh rồi chạy ù ra khỏi gian buồng. Hạnh sợ hãi, sợ bố đuổi theo nên cô bé không quay lại nhìn mẹ lấy một cái, cắm đầu cắm cổ chạy trong đêm tối.
Bị vụt vào mặt một cái đau điếng người, ông Ưng sa xẩm mặt mày choáng váng ngã phịch xuống đất, hai tay ôm lấy mặt rên rỉ:
Cha tiên nhân con đĩ này nó dám đánh ông!
Tiên sư chúng mày... con đĩ mẹ lại đẻ ra con đĩ con, ông nuôi chúng mày để chúng mày đối xử với ông thế này đây!
Để ông tóm được mày ông giết, con ranh con ạ... á á... đau quá...
Ông Ưng ngồi ở dưới nền nhà kêu than, bà Ưng ở bên ngoài thấy mừng thay cho con gái, không biết con bé bỏ chạy đi đâu ngoài trời đêm kia... nhưng thà vậy còn hơn ở nhà để thằng già kia nó giở trò đồi bại. Bà Ưng chắp tay lại khẽ khấn vái mong trời phù hộ cho con gái bà không nghĩ quẩn. Chỉ sợ tâm hồn ngây thơ của nó nghĩ không thông mà làn điều dại dột thì bà không sống nổi nữa. Hạnh ơi, con đừng bỏ mẹ mà đi nhé!
Gió bên ngoài trời thổi rất mạnh, lúc đi khỏi nhà Hạnh chạy như bay nên không hề thấy lạnh, thậm chí trong người vừa sợ vừa hận thù nên cô bé quên đi cả cái giá lạnh. Hạnh không biết bản thân mình nên đi đâu, chỉ sợ bố đuổi theo nên cứ cắm đầu chạy. Nếu là bình thường, có lẽ Hạnh không bao giờ có gan đi một mình giữa đêm khuya thế này. Vì cô bé sợ ma, sợ bóng đêm. Nhưng hôm nay, trong lúc chạy được một quãng dài rồi Hạnh mới nhận ra, thì ra bóng tối chẳng có gì đáng sợ cả... Chỉ có lòng dạ con người mới thực sự ghê tởm, Hạnh không ngờ bố mình lại trở nên đê tiện đến như vậy.
Ngay từ phút giây nghe thấy bố mình - ông Ưng nói rằng "Mẹ cô không phục vụ được ông ấy chuyện giường chiếu thì Hạnh sẽ phải là người thay thế..." Hạnh đã rất ghét bố, ghê tởm bố và sợ hãi đến mức không muốn nhìn thấy mặt ông ta nữa. Tiếng gió vẫn rít từng cơn, hai má Hạnh lạnh cóng, hai bàn tay nắm tròn thành nắm đấm, Hạnh vẫn cắm đầu cắm cổ chạy. Đến khi mệt quá dừng lại nghỉ chân cô bé mới phát hiện không có ai đuổi theo mình cả, nhìn lên phía trước là một ngôi chùa, nơi đây Hạnh có biết vì thỉnh thoảng dịp lễ đầu năm hoặc có việc gì đó cô bé vẫn theo mẹ lên chùa cầu may.
Cây đa trước cổng chùa hứng trận gió đông mạnh nên lá rơi lả tả, cánh cổng chùa đóng im lìm, nhìn qua khe cửa, Hạnh thấy có bóng đèn thắp ở giữa đình để canh kẻ trộm, ngoài ra không thấy bóng dáng một ai. Hạnh không sợ đêm tối nữa, cô bé cũng chẳng sợ ma, chỉ cần nghĩ đến câu chuyện vừa diễn ra khi nãy cũng đủ khiến cô bé rùng mình rồi.
Nghỉ ngơi một lát thần trí ổn định Hạnh bắt đầu thấy lạnh, nhiệt độ ban đêm quả nhiên xuống thấp. Hạnh đưa hai bàn tay lên trước mặt, hà hơi mấy cái để kiếm tìm hơi ấm nhưng không ăn thua. Trên người mặc có chiếc áo thu đông bên trong và chiếc áo len bên ngoài, hai manh áo mỏng không đủ để chống chọi với cái khí hậu khắc nghiệt thế này. Cô bé co ro ngồi xuống cạnh cổng chùa, thân hình bé nhỏ lạc lõng giữa đêm tối, thật đáng thương khi có nhà mà lại không dám trở về....
Sáu giờ sáng. Trời mùa đông nên vẫn còn tối, chú tiểu dậy tụng kinh và quét sân chùa, khi mở cánh cổng ra thì chú giật mình chạy biến vào trong nói với sư thầy:
Thầy ơi! Thầy ơi!
Giọng chú tiểu gấp gáp.
Gì mà nghiêm trọng thế?
Sư thầy vừa tụng kinh xong đang từ trong đình bước ra, trời rét, thầy mặc chiếc áo khoác rất dài và to, nhìn dáng đi chậm chạp đến sốt ruột.
Có người chết ở ngoài cổng thầy ạ!
Sao cơ?
Sư thầy ngạc nhiên.
Con vừa ra mở cổng thấy có một người chết cứng vừa ngã vật xuống đất xong...
Mặt chú tiểu cắt không còn giọt máu, sự tình thế nào không ai biết nhưng trời còn tối, hơn nữa rét buốt thế này tự nhiên có người ngã vật xuống đất bất động thì chắc hẳn ai chứng kiến cũng đều sợ hãi như vậy.
Đi theo ta!
Sư thầy nói xong liền cầm tràng hạt lên trước ngực, vừa đi vừa niệm chú a di đà phật..
Điện sáng được bật lên, đúng là ở giữa cổng có người. Là một cô gái còn rất trẻ. Khoảng lứa tuổi học sinh, thân hình co rúm vì lạnh, môi và mặt tái nhợt, mắt nhắm nghiền nằm co quắp trên nền đất. Sư thầy ngồi xuống đưa tay lên mũi cô bé xem còn thở không, kiểm tra xong thầy nói:
Vẫn còn sống! Mau bế con bé vào trong, đốt một chậu than hồng để ở phòng bên trái... khả năng là bị nhiễm lạnh rồi, mặt nóng ran...
Chú tiểu hấp tấp đỡ cô bé dậy và bế vào trong nhà, sư thầy chuẩn bị một chậu nước ấm và khăn sạch để lau mặt cho cô. Vào phòng kín có than hồng sưởi ấm, cộng thêm sư thầy lau mặt và chườm khăn ấm nên lát sau cô bé tỉnh dậy. Tuy nhiên, cô không tỉnh táo cho lắm, hai mắt nhìn lên trần nhà như vô hồn, mồm lẩm bẩm giống như mê sảng...
Con bé sốt cao lắm, mau lấy thuốc hạ sốt đến đây!
Dạ.!
Không biết con cái nhà ai đêm đông giá buốt mà không biết đường về nhà là sao?
Như này mà không phát hiện sớm là chết đấy..
Sư thầy nghiền nát viên thuốc hạ sốt hòa tan cùng nước và bón cho cô bé từng thìa một. Cơ thể ấm dần lên, thuốc ngấm, chú tiểu nấu một bát cháo loãng và đem lên. Ngủ một giấc đến trưa thì cô tỉnh dậy, đầu óc quay cuồng, nhất thời cô bé ngơ ngác không biết vì sao lại ở đây. Chú tiểu thấy cô tỉnh dậy thì mừng quá, vội chạy đi báo cho sư thầy biết.
Con thấy trong người thế nào?
Sư thầy nhìn cô bé nói nhẹ nhàng, thoáng nhìn đã thấy có thiện cảm. Thúy Hạnh nhìn thấy vị sư thầy trước mắt lúc này mới nhớ ra chuyện đêm qua ngủ quên trước cổng chùa. Bây giờ nằm ở đây, có lẽ được mọi người đưa vào trong chùa. Hạnh e ngại toan ngồi dậy thì sư thầy vội ngăn lại:
Đừng vội... con còn mệt. Cứ nằm nghỉ thêm đi, dậy ngay sẽ chóng mặt đó..
Con cảm ơn thầy!
Hạnh nói lí nhí, cô bé thấy đầu mình đau nhức khủng khiếp, cổ họng khô rát khàn cả tiếng, có lẽ cô đã bị nhiễm lạnh bởi cơ thể đã chịu rét cả đêm qua.
Nhà con ở đâu?
Sư thầy bắt đầu hỏi chuyện, bởi lẽ sư biết được một cô bé bỏ nhà đi đêm không về chắc chắn có nguyên nhân, mà lý do là gì thì người không suy luận ra nổi. Nhìn mặt cô bé cũng sáng sủa, dễ nhìn.. lý nào... Sư thầy trầm ngâm suy nghĩ... Hạnh không nói gì cả, nghe thầy hỏi nhà cô bé òa lên khóc, có phải họ muốn đuổi cô về nhà không nhỉ? Hạnh sợ cái cảnh phải quay về căn nhà đó, nơi đó có một người không bằng cầm thú. Cô không muốn về... Hạnh lắc đầu, cô ấp úng không nói được thành câu, liên tục xua tay...
Đừng sợ... đừng sợ...
Ta không làm hại con...
Bình tĩnh nào, có chuyện gì cứ cứ bình tĩnh rồi hãy nói...
Thầy ơi.. con không về nhà đâu, con mà về là ông ấy sẽ hại con đấy...
Hạnh khóc tu tu, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Sư thầy kiên nhẫn lắng nghe.
Ông ấy là ai?
Bố con! Bố con... Ông ấy... ông ấy đòi hại con... hu hu... huhu... bố con là người xấu... hu... hu...
Hạnh khóc nấc lên, dù chưa biết đầu đuôi thế nào nhưng sư thầy cũng đoán được rằng con bé bị bố bạo hành. Bàn tay người lại lần tràng hạt, mồm niệm chú a di đà phật, thật không ngờ lại có người cha nhẫn tâm đến như thế.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook