Cơn Gió Đến Muộn
-
Chương 33
Trời trong được một lúc lại bắt đầu mưa, mưa càng lúc càng lớn.
Mưa rì rào, từng hạt mưa rơi trên mặt hồ của tiểu khu bắn lên không trung những bọt nước trắng xóa. Đàn thiên nga dường như chẳng sợ mưa giông vẫn tiếp tục vui đùa trên mặt hồ, có con chúi đầu xuống nước, có con rượt đuổi nhau.
Cơn gió nhẹ thổi đến, cành liễu đung đưa bên làn nước xanh biếc.
Trời bạc trắng, màn mưa mênh mông.
Cảnh Nguyệt ngồi trên ghế đặt ngoài ban công ngắm cảnh hồ, cuối cùng cô cũng cảm nhận được giá trị của hoa viên Mộng Hoan này. Cô thầm khen Cảnh Dương biết nhìn xa trông rộng. Trước khi có quyết định chính phủ quy hoạch vùng đất ngập nước này thành khu bảo tồn, Cảnh Dương đã dốc hết tài sản mua khu này xây khu biệt thự. Đảo mắt, một vùng đất khô cằn thành khu đất vàng, là nơi dành cho giới đại gia ở thành phố Lô.
Cảnh Nguyệt pha xong ly cà phê bỗng nghe được tiếng còi hụ cảnh sát, cô khẽ nhíu mày đứng ở ban công nhìn về phía đằng xa. Hoa viên Mộng Hoan cam kết đảm bảo tính an toàn và riêng tư cho cư dân nên khá nhiều ngôi sao lớn sở hữu biệt thự tại đây, Cảnh Nguyệt cũng thường thấy nhóm phóng viên tụ tập phía ngoài hoa viên theo dõi và chụp trộm; thế nhưng… đây là xe cảnh sát, ắt hẳn…
Cảnh Nguyệt thay quần áo, cầm cây dù trắng đi về phía căn biệt thự có xe cảnh sát đỗ đằng trước.
“Xảy ra chuyện gì?” Cảnh Nguyệt hỏi một cảnh viên đứng bên ngoài biệt thự.
Cảnh viên này biết Cảnh Nguyệt là pháp y đảm nhận vụ án này nên không giấu giếm: “Siêu sao Lê Hựu mất tích, đội trưởng Sở hoài nghi cô ta sẽ là mục tiêu tiếp theo của tên sát thủ liên hoàn.”
“Đội trưởng Sở đến rồi ư?” Cảnh Nguyệt không biết tại sao Sở Từ suy đoán được nhân vật tiếp theo là Lê Hựu nhưng cô tin tưởng năng lực của anh.
“Cảnh sát Chu đến trước, đội trưởng Sở đang trên đường tới đây!”
Cảnh Nguyệt gật đầu, cô gọi điện thoại cho quản lý tiểu khu yêu cầu trích suất camera tại căn biệt thự 118.
Một lát sau Sở Từ và quản lý tiểu khu cũng đến, Cảnh Nguyệt giao đoạn băng ghi hình cho Sở Từ rồi cùng anh vào biệt thự 118.
Quản lý của Lê Hựu và trợ lý đến rồi, Chu Huyền đang lấy lời khai của bọn họ.
“Có camera không?” Sở Từ hỏi.
Trợ lý là một cô gái có vóc dáng trung bình hơi mập, nghe Sở Từ hỏi cô ta lắp bắp trả lời có. Sở Từ yêu cầu cô ta đưa băng ghi hình ra.
“Đây là đoạn băng ghi hình gần khu vực biệt thự 118 trong nửa năm nay, vì lý do an toàn nên cứ 6 tháng chúng tôi lại xóa toàn bộ.” Nhân viên quản lý giải thích.
Sở Từ chọn tháng gần nhất, tua nhanh gấp ba lần, các hình ảnh nhanh chóng trôi qua.
Mỗi mét vuông biệt thự ở đây cả mấy trăm ngàn, dòng xe cộ qua lại khu này không nhiều, vì công việc nên Lê Hựu cũng không thường ở đây.
Bỗng nhiên Sở Từ bấm tạm dừng, chỉ vào đứa trẻ Lê Hựu đang nắm tay: “Là con của Lê Hựu?”
Trợ lý không dám trả lời, nhìn quản lý.
Quản lý là một người đàn ông trung niên, tướng mạo phốp pháp. Chuyện liên quan đến tính mạng của Lê Hựu nên ông ta không dám giấu, gật đầu xác nhận: “Vâng, thằng bé tên Lê Ngôn, năm nay 11 tuổi.”
Sở Từ lại tua nhanh một vài đoạn, hỏi tiếp: “Ngày 7 hàng tháng Lê Hựu đều đưa Lê Ngôn về đây?”
Quản lý tròn mắt kinh ngạc: “Sao đồng chí biết?”
Sở Từ chỉ vào đoạn băng ghi hình, “Cố định mỗi tháng không biết cũng khó.”
“Lê Ngôn mắc bệnh tự kỷ, ngày 7 hàng tháng Lê Hựu đều đưa thằng bé đi khám bệnh tâm lý nhưng đã nhiều năm trôi qua bệnh tình cũng không khởi sắc, gặp ai cũng không nói lời nào.”
Ông ta thở dài: “Lê Hựu đúng số khổ, có ông bố hút máu, buộc cô ta phải kiếm tiền. Mới 16 tuổi đã tiến vào giới này kiếm tiền nuôi gia đình. Cô ta không theo quy tắc ngầm nên chịu khổ không ít, vất vả lắm mới tạo dựng được sự nghiệp. Năm 18 tuổi ngây thơ yêu lầm tên sở khanh, mang thai, thằng khốn không chịu trách nhiệm buộc cô ta phá thai. Sức khỏe Lê Hựu không tốt, bác sĩ nói nếu nạo thai lần này mãi mãi sẽ không có con được nữa nên cô ta cắn răng sinh thằng bé ra, làm bà mẹ đơn thân.”
“Lê Hựu phát triển theo con đường ngọc nữ thanh thuần, nếu chưa kết hôn mà có con sẽ ảnh hưởng con đường tiến thân của cô ta, nên tôi khuyên cô ta giấu tin này đi. Khi ấy cô ta còn chưa nổi tiếng, không nhiều người biết, tên khốn sợ ảnh hưởng danh dự lại càng không dám tung tin nên giấu được cả 11 năm nay… Không ngờ vẫn có người đào lên.”
“Lê Hựu mắc bệnh trầm cảm.” Cảnh Nguyệt nhìn lọ thuốc chống trầm cảm cạnh tivi.
Quản lý giải quyết: “Áp lực công việc lớn, cộng thêm chuyện Lê Ngôn nên cô ta đã mắc bệnh và uống thuốc hơn ba năm nay.”
Cảnh Nguyệt và Sở Từ hai mắt nhìn nhau, hai người có chung một suy nghĩ, ám thị tâm lý chỉ có tác dụng khi thỏa mãn ba điều kiện quan trọng:
Thứ nhất, nạn nhân phải là người có tâm lý ám thị mạnh
Thứ hai, nạn nhân xảy ra chuyện bất ngờ dễ dàng chịu sự ám thị tâm lý
Thứ na, nạn nhân mắc nhiều vấn đề về tâm lý nghiêm trọng
Người bị hại nhất định phải thỏa mãn một trong ba yêu cầu mới có thể chịu sự điều khiển của người ám thị.
Chính vì lý do đó, đối tượng mà tên sát nhân chọn lựa đều là những người trong hoàn cảnh này.
Kim Việt Thanh vì sự cố dược phẩm mà sầu não, uất ức, cộng thêm chuyện con ông ta – Kim Huy đột ngột qua đời, muốn ám thị người này quả thực quá dễ dàng.
Phạm Thừa, tính tình cố chấp, si mê nhạc cổ điển đến mức cực đoan. Hung thủ dùng Kim Các Tự làm ám thị, tự sát cùng âm nhạc cũng không khó.
Triệu Nguyên thường xuyên bị theo dõi và đe dọa, đã mất ngủ từ lâu. Anh ta chính là con chim sợ cành cong… Loại người này càng dễ ám thị.
Trần Khải Nhất cũng giống Triệu Nguyên, bị bạn cùng phòng bắt nạt, giáo viên bạn bè lạnh nhạt, bản thân cậu ta lại tự ti nên rất dễ đi vào đường cùng.
Và hiện tại Lê Hựu cũng vậy.
Một kẻ am hiểu cách thức ám thị với những con người nội tâm yếu ớt, khiến họ tự giác đi tự sát là một chuyện kinh khủng đến mức nào.
“Mọi người nghĩ kỹ lại xem Lê Hựu có khả năng sẽ đi đâu? Có nơi nào cô ta muốn đi hoặc nơi nào có kỷ niệm với cô ta nhất không?” Sở Từ hỏi.
Nạn nhân sẽ lựa chọn tỉ mỉ nơi mình quyết định sẽ tự sát, nơi ấy chính là đại diện cho khát vọng nội tâm của họ. Vì vậy, Lê Hựu sẽ đến nơi cô ta mong ước nhất hoặc là nơi hoài niệm nhất.
Quản lý lắc đầu: “Lê Hựu thích lavender nhưng cô ấy cũng không biểu hiện thích đi ra nước ngoài. Tính cách cô ấy nhạt nhẽo, ngày thường cũng chẳng nghe cô ấy bộc lộ mình muốn đi đâu hoặc là đến nơi nào.”
Quản lý nhìn qua cô trợ lý: “Em biết Hựu Hựu thích đi đâu không?”
Cô trợ lý vừa bị quản lý mắng cho một trận té tát nên không dám ngẩng đầu, cô ta cúi gằm mặt, lí nhí trả lời: “Chị Lê Hựu rất ít khi kể cho em nghe những chuyện này.”
Quản lý tức giận chỉ tay vào thái dương cô ta quát lớn: “Cô nói cô xem, tôi cần cô làm gì, tôi bảo cô cẩn thận chăm sóc Hựu Hựu, cuối cùng lại đi về nhà, về nhà gì chứ, cho gì Hựu Hựu cho cô về cô cũng không được về, cô không biết xảy ra chuyện lớn thế này cô ta rất cần có người ở bên an ủi sao?”
Cô trở lý bị xỉa trán, vô thức vùi về sau mấy bước, không dám phản kháng.
Cảnh Nguyệt thở dài, đưa tay bắt lấy cổ tay quản lý, lạnh lùng: “Dành thời gian nghĩ xem Lê Hựu đã đi đâu mới là quan trọng, nếu ông muốn trút giận thì ra ngoài.”
Quản lý là một người đàn ông cao hơn 1m8 bị Cảnh Nguyệt chế ngự ông ta cảm thấy mất mặt, muốn phản kháng như động đậy cổ tay hai lần vẫn không thể nhúc nhích, đành lúng túng đáp: “Cũng là do tôi sốt ruột quá!”
Cảnh Nguyệt buông tay ông ta, hỏi cô trợ lý, “Xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu?”
Cô ta mỉm cười nhìn Cảnh Nguyệt, chỉ về một hướng: “Ở bên đó ạ!”
Cảnh Nguyệt qua đó rửa tay.
Trên bồn rửa bày một chai nước rửa tay mùi sữa dành cho trẻ em. Cảnh Nguyệt trầm tư một lát rồi quay qua kệ phía phòng tắm, tất cả đều là sản phẩm không cồn dành riêng cho trẻ em. Cô ra khỏi phòng vệ sinh bắt đầu quan sát bố trí trong phòng.
Chiếc thảm lông mềm mại, các góc bàn đều được bịt miếng cao su bảo vệ, hầu như không có bất kỳ đồ trang trí nào bằng pha lê, món đồ chơi cho trẻ em được đặt ngăn nắp trong một gian riêng biệt, phân loại theo màu sắc.
Cảnh Nguyệt tiến vào phòng ngủ chính, đối diện là một tấm ảnh của trẻ con. Cô tiến sâu vào bên trong, toàn bộ một mặt tường treo đầy những tấm ảnh theo từng giai đoạn lớn khôn của Lê Ngôn.
Ảnh siêu âm, ảnh Lê Ngôn vừa chào đời… hầu như cứ 6 tháng Lê Hưu và con trai lại chụp chung một bức ảnh. Những bức ảnh đó tuy Lê Ngôn không biểu hiện cảm xúc nhưng có thể trông thấy nét vui tươi trên khuôn mặt của Lê Hựu.
Căn phòng ngăn nắp, sạch sẽ, nền nhà trải tấm thảm nhung dày, đầu giường đặt rất nhiều sách, Cảnh Nguyệt lật qua xem một lượt, toàn bộ đều là sách liên quan đến chứng bệnh tự kỷ.
“Giáo sư Cảnh có phát hiện?” Sở Từ không biết đứng ngoài cửa từ bao giờ, nhìn nét mặt của Cảnh Nguyệt anh biết chắc chắn cô đã có manh mối.
Cảnh Nguyệt gật đầu, ra khỏi phòng khách hỏi người quản lý: “Lê Hựu sinh con ở đâu?”
Quản lý lắc đầu: “Không biết, lúc sinh con là do mẹ cô ta lo liệu.”
Cảnh Nguyệt lạnh mặt nhìn ông ta.
Người quản lý run rẩy: “Để tôi gọi điện thoại hỏi mẹ Lê Hựu xem sao.”
Qua mấy phút, ông ta lên tiếng: “Bệnh viện Tam Giang.”
Sở Từ lập tức dặn Chu Huyền: “Mau cùng anh em đến bệnh viện Tam Giang, Lê Hựu ở đó.”
Từ lúc mới đặt chân vào đây Sở Từ cũng cảm nhận được thiết kế căn nhà đều lấy trẻ em làm chủ đạo, từ đó cho thấy Lê Hựu rất yêu con của mình.
Dựa theo lời giải thích của quản lý và trợ lý, nếu Lê Hựu không đặc biệt thích một nơi nào đó, vậy nơi Lê Hựu sinh Lê Ngôn chính là nơi đọng lại nhiều kỷ niệm nhất,
“Tôi có quen bác sĩ ở bệnh viện Tam Giang, để tôi gọi cho anh ấy hỗ trợ chúng ta trước.” Bệnh viện Tam Giang là bệnh viện lớn với các trang thiết bị hiện đại nhất thành phố Lô, người đến khám bệnh rất đông, do đó không dễ dàng tìm ra được một người.
Sở Từ gật đầu: “Vậy thì phiền giáo sư Cảnh.”
Cảnh Nguyệt lập tức gọi cho sư huynh Tống Lan Chu, hiện đang công tác tại bệnh viện Tam Giang.
*
Lê Hựu cao 1m7 nhưng nặng chưa đến 45kg, cô ta mặc chiếc đầm trắng, đeo một chiếc túi vải, đầu tóc rối bù trông như một bóng ma. Cô ta đeo khẩu trang đi dọc theo phòng sinh, muốn tìm lại ký ức năm cô ta sinh Lê Ngôn.
Trong phòng sinh, có một thai phụ sắp sanh, truyền ra ngoài tiếng kêu la đau đớn, bên ngoài người thân đầu đầy mô hôi, vẻ mặt lo lắng. Lê Hựu đứng đó nhìn một lúc lâu, mãi cho đến khi nghe được tiếng trẻ con khóc cô ta bất chợt nhoẻn miệng cười.
Tốt quá, lại một sinh mệnh nữa cất tiếng khóc chào đời, khóc cũng lớn giọng như tiểu Ngôn nhà cô ta vậy.
Nghĩ đến tiểu Ngôn, Lê Hựu lại cảm thấy bứt rứt khó chịu.
Cô ta biết mình có bệnh, bệnh rất nặng.
Cô ta đã vô số lần muốn rời khỏi thế giới này nhưng luôn có một tiếng thì thầm nhắc nhở khiến cô ta lại nhịn xuống.
Thế nhưng thế giới này quá tăm tối, nội tâm đầy bi thương như nước suối không ngừng tuôn trào nhấn chìm lý trí của cô ta.
Cô ta muốn kết thúc tất cả mọi chuyện.
Cô ta muốn rời khỏi thế giới này.
Lê Hựu xoay người, rời đi như một bóng ma.
Cô ta mở cửa phòng vệ sinh, tìm một gian khuất sáng, cởi vớ, trên vách tường có một móc sắt dành cho bệnh nhân treo bình truyền dịch. Cô ta quấn một vòng tất quanh cổ, rồi treo trên móc sắt.
Cô ta thử một chút, hô hấp trở nên khó khăn hơn, chiết tất siết lấy cổ cô ta như một bàn tay siết chặt vận mệnh của cô ta vậy.
Cô ta rút ra một quyển sách khỏi túi xách đặt trên bệ bồn cầu, chỉ muốn nhắc bản thân không lãng quên điều gì, có thể an tâm rời đi.
À! Đúng rồi! Lê Hựu lấy di động, khởi động. Trong điện thoại báo ra vô số cuộc gọi lỡ và tin nhắn gửi tới, nhưng cô ta không xem, mở tin nhắn đã được soạn sẵn, bấm nút gửi.
Tin nhắn cô ta viết: Tiểu Ngôn, mẹ tuy rằng đi rồi nhưng mẹ mãi mãi yêu con… Chỉ vì mẹ quá mệt mỏi, xin con hãy tha thứ cho mẹ đã không từ mà biệt.
Cô ta nhắm mắt lại, di động rơi xuống nền đất.
Dòng nước mắt chảy xuống, nhỏ xuống sàn nhà lạnh lẽo.
Một đời siêu sao kết thúc.
*
Sở Từ đá mạnh vào cửa phòng vệ sinh, đứng bất động ở đó một lúc. Anh đưa tay bắt mạch đập của Lê Hựu, hoàn toàn không còn phản ứng.
Sở Từ muốn chửi thề… Anh lại chậm một bước.
“Tôi tìm được rồi, phòng vệ sinh gần khoa phụ sản lầu ba.” Sở Từ thông báo với các anh em trong đội, sau đó lấy điện thoại chụp ảnh làm chứng cứ.
Cửa phòng vệ sinh viết một chữ cái L rất to bằng phấn, trên bệ cầu đặt quyển sách “Cuộc thảm sát Nam Kinh”, khỏi cần nghĩ cũng biết được mục tiêu kế tiếp của hung thủ.
Ánh mắt Sở Từ lạnh đi thấy rõ, đầu tiên anh kiểm tra trạng thái tử vong của Lê Hựu, đúng là dùng vớ treo cổ, anh lật coi túi vải của Lê Hựu, trong đó trống không, có lẽ đây là túi chứa quyển sách này.
Anh đeo găng tay, nhặt di động ở dưới đất lên, một tin nhắn đã được gửi đi khoảng nửa tiếng trước, người nhận tin nhắn là Lê Ngôn.
Đọc xong tin nhắn anh thinh lặng, tắt di động, hai tay anh nắm chặt thành quyền.
Sở Từ ra khỏi phòng vệ sinh chờ đồng đội, và ngăn cản người khác bước vào.
Sở Từ tựa người trên tường, cơn nghiện thuốc lá lại đến. Anh đút tay vào túi quần, ngón tay vuốt ve chiếc bật lửa, cố dằn cơn thèm thuốc xuống.
Mưa rì rào, từng hạt mưa rơi trên mặt hồ của tiểu khu bắn lên không trung những bọt nước trắng xóa. Đàn thiên nga dường như chẳng sợ mưa giông vẫn tiếp tục vui đùa trên mặt hồ, có con chúi đầu xuống nước, có con rượt đuổi nhau.
Cơn gió nhẹ thổi đến, cành liễu đung đưa bên làn nước xanh biếc.
Trời bạc trắng, màn mưa mênh mông.
Cảnh Nguyệt ngồi trên ghế đặt ngoài ban công ngắm cảnh hồ, cuối cùng cô cũng cảm nhận được giá trị của hoa viên Mộng Hoan này. Cô thầm khen Cảnh Dương biết nhìn xa trông rộng. Trước khi có quyết định chính phủ quy hoạch vùng đất ngập nước này thành khu bảo tồn, Cảnh Dương đã dốc hết tài sản mua khu này xây khu biệt thự. Đảo mắt, một vùng đất khô cằn thành khu đất vàng, là nơi dành cho giới đại gia ở thành phố Lô.
Cảnh Nguyệt pha xong ly cà phê bỗng nghe được tiếng còi hụ cảnh sát, cô khẽ nhíu mày đứng ở ban công nhìn về phía đằng xa. Hoa viên Mộng Hoan cam kết đảm bảo tính an toàn và riêng tư cho cư dân nên khá nhiều ngôi sao lớn sở hữu biệt thự tại đây, Cảnh Nguyệt cũng thường thấy nhóm phóng viên tụ tập phía ngoài hoa viên theo dõi và chụp trộm; thế nhưng… đây là xe cảnh sát, ắt hẳn…
Cảnh Nguyệt thay quần áo, cầm cây dù trắng đi về phía căn biệt thự có xe cảnh sát đỗ đằng trước.
“Xảy ra chuyện gì?” Cảnh Nguyệt hỏi một cảnh viên đứng bên ngoài biệt thự.
Cảnh viên này biết Cảnh Nguyệt là pháp y đảm nhận vụ án này nên không giấu giếm: “Siêu sao Lê Hựu mất tích, đội trưởng Sở hoài nghi cô ta sẽ là mục tiêu tiếp theo của tên sát thủ liên hoàn.”
“Đội trưởng Sở đến rồi ư?” Cảnh Nguyệt không biết tại sao Sở Từ suy đoán được nhân vật tiếp theo là Lê Hựu nhưng cô tin tưởng năng lực của anh.
“Cảnh sát Chu đến trước, đội trưởng Sở đang trên đường tới đây!”
Cảnh Nguyệt gật đầu, cô gọi điện thoại cho quản lý tiểu khu yêu cầu trích suất camera tại căn biệt thự 118.
Một lát sau Sở Từ và quản lý tiểu khu cũng đến, Cảnh Nguyệt giao đoạn băng ghi hình cho Sở Từ rồi cùng anh vào biệt thự 118.
Quản lý của Lê Hựu và trợ lý đến rồi, Chu Huyền đang lấy lời khai của bọn họ.
“Có camera không?” Sở Từ hỏi.
Trợ lý là một cô gái có vóc dáng trung bình hơi mập, nghe Sở Từ hỏi cô ta lắp bắp trả lời có. Sở Từ yêu cầu cô ta đưa băng ghi hình ra.
“Đây là đoạn băng ghi hình gần khu vực biệt thự 118 trong nửa năm nay, vì lý do an toàn nên cứ 6 tháng chúng tôi lại xóa toàn bộ.” Nhân viên quản lý giải thích.
Sở Từ chọn tháng gần nhất, tua nhanh gấp ba lần, các hình ảnh nhanh chóng trôi qua.
Mỗi mét vuông biệt thự ở đây cả mấy trăm ngàn, dòng xe cộ qua lại khu này không nhiều, vì công việc nên Lê Hựu cũng không thường ở đây.
Bỗng nhiên Sở Từ bấm tạm dừng, chỉ vào đứa trẻ Lê Hựu đang nắm tay: “Là con của Lê Hựu?”
Trợ lý không dám trả lời, nhìn quản lý.
Quản lý là một người đàn ông trung niên, tướng mạo phốp pháp. Chuyện liên quan đến tính mạng của Lê Hựu nên ông ta không dám giấu, gật đầu xác nhận: “Vâng, thằng bé tên Lê Ngôn, năm nay 11 tuổi.”
Sở Từ lại tua nhanh một vài đoạn, hỏi tiếp: “Ngày 7 hàng tháng Lê Hựu đều đưa Lê Ngôn về đây?”
Quản lý tròn mắt kinh ngạc: “Sao đồng chí biết?”
Sở Từ chỉ vào đoạn băng ghi hình, “Cố định mỗi tháng không biết cũng khó.”
“Lê Ngôn mắc bệnh tự kỷ, ngày 7 hàng tháng Lê Hựu đều đưa thằng bé đi khám bệnh tâm lý nhưng đã nhiều năm trôi qua bệnh tình cũng không khởi sắc, gặp ai cũng không nói lời nào.”
Ông ta thở dài: “Lê Hựu đúng số khổ, có ông bố hút máu, buộc cô ta phải kiếm tiền. Mới 16 tuổi đã tiến vào giới này kiếm tiền nuôi gia đình. Cô ta không theo quy tắc ngầm nên chịu khổ không ít, vất vả lắm mới tạo dựng được sự nghiệp. Năm 18 tuổi ngây thơ yêu lầm tên sở khanh, mang thai, thằng khốn không chịu trách nhiệm buộc cô ta phá thai. Sức khỏe Lê Hựu không tốt, bác sĩ nói nếu nạo thai lần này mãi mãi sẽ không có con được nữa nên cô ta cắn răng sinh thằng bé ra, làm bà mẹ đơn thân.”
“Lê Hựu phát triển theo con đường ngọc nữ thanh thuần, nếu chưa kết hôn mà có con sẽ ảnh hưởng con đường tiến thân của cô ta, nên tôi khuyên cô ta giấu tin này đi. Khi ấy cô ta còn chưa nổi tiếng, không nhiều người biết, tên khốn sợ ảnh hưởng danh dự lại càng không dám tung tin nên giấu được cả 11 năm nay… Không ngờ vẫn có người đào lên.”
“Lê Hựu mắc bệnh trầm cảm.” Cảnh Nguyệt nhìn lọ thuốc chống trầm cảm cạnh tivi.
Quản lý giải quyết: “Áp lực công việc lớn, cộng thêm chuyện Lê Ngôn nên cô ta đã mắc bệnh và uống thuốc hơn ba năm nay.”
Cảnh Nguyệt và Sở Từ hai mắt nhìn nhau, hai người có chung một suy nghĩ, ám thị tâm lý chỉ có tác dụng khi thỏa mãn ba điều kiện quan trọng:
Thứ nhất, nạn nhân phải là người có tâm lý ám thị mạnh
Thứ hai, nạn nhân xảy ra chuyện bất ngờ dễ dàng chịu sự ám thị tâm lý
Thứ na, nạn nhân mắc nhiều vấn đề về tâm lý nghiêm trọng
Người bị hại nhất định phải thỏa mãn một trong ba yêu cầu mới có thể chịu sự điều khiển của người ám thị.
Chính vì lý do đó, đối tượng mà tên sát nhân chọn lựa đều là những người trong hoàn cảnh này.
Kim Việt Thanh vì sự cố dược phẩm mà sầu não, uất ức, cộng thêm chuyện con ông ta – Kim Huy đột ngột qua đời, muốn ám thị người này quả thực quá dễ dàng.
Phạm Thừa, tính tình cố chấp, si mê nhạc cổ điển đến mức cực đoan. Hung thủ dùng Kim Các Tự làm ám thị, tự sát cùng âm nhạc cũng không khó.
Triệu Nguyên thường xuyên bị theo dõi và đe dọa, đã mất ngủ từ lâu. Anh ta chính là con chim sợ cành cong… Loại người này càng dễ ám thị.
Trần Khải Nhất cũng giống Triệu Nguyên, bị bạn cùng phòng bắt nạt, giáo viên bạn bè lạnh nhạt, bản thân cậu ta lại tự ti nên rất dễ đi vào đường cùng.
Và hiện tại Lê Hựu cũng vậy.
Một kẻ am hiểu cách thức ám thị với những con người nội tâm yếu ớt, khiến họ tự giác đi tự sát là một chuyện kinh khủng đến mức nào.
“Mọi người nghĩ kỹ lại xem Lê Hựu có khả năng sẽ đi đâu? Có nơi nào cô ta muốn đi hoặc nơi nào có kỷ niệm với cô ta nhất không?” Sở Từ hỏi.
Nạn nhân sẽ lựa chọn tỉ mỉ nơi mình quyết định sẽ tự sát, nơi ấy chính là đại diện cho khát vọng nội tâm của họ. Vì vậy, Lê Hựu sẽ đến nơi cô ta mong ước nhất hoặc là nơi hoài niệm nhất.
Quản lý lắc đầu: “Lê Hựu thích lavender nhưng cô ấy cũng không biểu hiện thích đi ra nước ngoài. Tính cách cô ấy nhạt nhẽo, ngày thường cũng chẳng nghe cô ấy bộc lộ mình muốn đi đâu hoặc là đến nơi nào.”
Quản lý nhìn qua cô trợ lý: “Em biết Hựu Hựu thích đi đâu không?”
Cô trợ lý vừa bị quản lý mắng cho một trận té tát nên không dám ngẩng đầu, cô ta cúi gằm mặt, lí nhí trả lời: “Chị Lê Hựu rất ít khi kể cho em nghe những chuyện này.”
Quản lý tức giận chỉ tay vào thái dương cô ta quát lớn: “Cô nói cô xem, tôi cần cô làm gì, tôi bảo cô cẩn thận chăm sóc Hựu Hựu, cuối cùng lại đi về nhà, về nhà gì chứ, cho gì Hựu Hựu cho cô về cô cũng không được về, cô không biết xảy ra chuyện lớn thế này cô ta rất cần có người ở bên an ủi sao?”
Cô trở lý bị xỉa trán, vô thức vùi về sau mấy bước, không dám phản kháng.
Cảnh Nguyệt thở dài, đưa tay bắt lấy cổ tay quản lý, lạnh lùng: “Dành thời gian nghĩ xem Lê Hựu đã đi đâu mới là quan trọng, nếu ông muốn trút giận thì ra ngoài.”
Quản lý là một người đàn ông cao hơn 1m8 bị Cảnh Nguyệt chế ngự ông ta cảm thấy mất mặt, muốn phản kháng như động đậy cổ tay hai lần vẫn không thể nhúc nhích, đành lúng túng đáp: “Cũng là do tôi sốt ruột quá!”
Cảnh Nguyệt buông tay ông ta, hỏi cô trợ lý, “Xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu?”
Cô ta mỉm cười nhìn Cảnh Nguyệt, chỉ về một hướng: “Ở bên đó ạ!”
Cảnh Nguyệt qua đó rửa tay.
Trên bồn rửa bày một chai nước rửa tay mùi sữa dành cho trẻ em. Cảnh Nguyệt trầm tư một lát rồi quay qua kệ phía phòng tắm, tất cả đều là sản phẩm không cồn dành riêng cho trẻ em. Cô ra khỏi phòng vệ sinh bắt đầu quan sát bố trí trong phòng.
Chiếc thảm lông mềm mại, các góc bàn đều được bịt miếng cao su bảo vệ, hầu như không có bất kỳ đồ trang trí nào bằng pha lê, món đồ chơi cho trẻ em được đặt ngăn nắp trong một gian riêng biệt, phân loại theo màu sắc.
Cảnh Nguyệt tiến vào phòng ngủ chính, đối diện là một tấm ảnh của trẻ con. Cô tiến sâu vào bên trong, toàn bộ một mặt tường treo đầy những tấm ảnh theo từng giai đoạn lớn khôn của Lê Ngôn.
Ảnh siêu âm, ảnh Lê Ngôn vừa chào đời… hầu như cứ 6 tháng Lê Hưu và con trai lại chụp chung một bức ảnh. Những bức ảnh đó tuy Lê Ngôn không biểu hiện cảm xúc nhưng có thể trông thấy nét vui tươi trên khuôn mặt của Lê Hựu.
Căn phòng ngăn nắp, sạch sẽ, nền nhà trải tấm thảm nhung dày, đầu giường đặt rất nhiều sách, Cảnh Nguyệt lật qua xem một lượt, toàn bộ đều là sách liên quan đến chứng bệnh tự kỷ.
“Giáo sư Cảnh có phát hiện?” Sở Từ không biết đứng ngoài cửa từ bao giờ, nhìn nét mặt của Cảnh Nguyệt anh biết chắc chắn cô đã có manh mối.
Cảnh Nguyệt gật đầu, ra khỏi phòng khách hỏi người quản lý: “Lê Hựu sinh con ở đâu?”
Quản lý lắc đầu: “Không biết, lúc sinh con là do mẹ cô ta lo liệu.”
Cảnh Nguyệt lạnh mặt nhìn ông ta.
Người quản lý run rẩy: “Để tôi gọi điện thoại hỏi mẹ Lê Hựu xem sao.”
Qua mấy phút, ông ta lên tiếng: “Bệnh viện Tam Giang.”
Sở Từ lập tức dặn Chu Huyền: “Mau cùng anh em đến bệnh viện Tam Giang, Lê Hựu ở đó.”
Từ lúc mới đặt chân vào đây Sở Từ cũng cảm nhận được thiết kế căn nhà đều lấy trẻ em làm chủ đạo, từ đó cho thấy Lê Hựu rất yêu con của mình.
Dựa theo lời giải thích của quản lý và trợ lý, nếu Lê Hựu không đặc biệt thích một nơi nào đó, vậy nơi Lê Hựu sinh Lê Ngôn chính là nơi đọng lại nhiều kỷ niệm nhất,
“Tôi có quen bác sĩ ở bệnh viện Tam Giang, để tôi gọi cho anh ấy hỗ trợ chúng ta trước.” Bệnh viện Tam Giang là bệnh viện lớn với các trang thiết bị hiện đại nhất thành phố Lô, người đến khám bệnh rất đông, do đó không dễ dàng tìm ra được một người.
Sở Từ gật đầu: “Vậy thì phiền giáo sư Cảnh.”
Cảnh Nguyệt lập tức gọi cho sư huynh Tống Lan Chu, hiện đang công tác tại bệnh viện Tam Giang.
*
Lê Hựu cao 1m7 nhưng nặng chưa đến 45kg, cô ta mặc chiếc đầm trắng, đeo một chiếc túi vải, đầu tóc rối bù trông như một bóng ma. Cô ta đeo khẩu trang đi dọc theo phòng sinh, muốn tìm lại ký ức năm cô ta sinh Lê Ngôn.
Trong phòng sinh, có một thai phụ sắp sanh, truyền ra ngoài tiếng kêu la đau đớn, bên ngoài người thân đầu đầy mô hôi, vẻ mặt lo lắng. Lê Hựu đứng đó nhìn một lúc lâu, mãi cho đến khi nghe được tiếng trẻ con khóc cô ta bất chợt nhoẻn miệng cười.
Tốt quá, lại một sinh mệnh nữa cất tiếng khóc chào đời, khóc cũng lớn giọng như tiểu Ngôn nhà cô ta vậy.
Nghĩ đến tiểu Ngôn, Lê Hựu lại cảm thấy bứt rứt khó chịu.
Cô ta biết mình có bệnh, bệnh rất nặng.
Cô ta đã vô số lần muốn rời khỏi thế giới này nhưng luôn có một tiếng thì thầm nhắc nhở khiến cô ta lại nhịn xuống.
Thế nhưng thế giới này quá tăm tối, nội tâm đầy bi thương như nước suối không ngừng tuôn trào nhấn chìm lý trí của cô ta.
Cô ta muốn kết thúc tất cả mọi chuyện.
Cô ta muốn rời khỏi thế giới này.
Lê Hựu xoay người, rời đi như một bóng ma.
Cô ta mở cửa phòng vệ sinh, tìm một gian khuất sáng, cởi vớ, trên vách tường có một móc sắt dành cho bệnh nhân treo bình truyền dịch. Cô ta quấn một vòng tất quanh cổ, rồi treo trên móc sắt.
Cô ta thử một chút, hô hấp trở nên khó khăn hơn, chiết tất siết lấy cổ cô ta như một bàn tay siết chặt vận mệnh của cô ta vậy.
Cô ta rút ra một quyển sách khỏi túi xách đặt trên bệ bồn cầu, chỉ muốn nhắc bản thân không lãng quên điều gì, có thể an tâm rời đi.
À! Đúng rồi! Lê Hựu lấy di động, khởi động. Trong điện thoại báo ra vô số cuộc gọi lỡ và tin nhắn gửi tới, nhưng cô ta không xem, mở tin nhắn đã được soạn sẵn, bấm nút gửi.
Tin nhắn cô ta viết: Tiểu Ngôn, mẹ tuy rằng đi rồi nhưng mẹ mãi mãi yêu con… Chỉ vì mẹ quá mệt mỏi, xin con hãy tha thứ cho mẹ đã không từ mà biệt.
Cô ta nhắm mắt lại, di động rơi xuống nền đất.
Dòng nước mắt chảy xuống, nhỏ xuống sàn nhà lạnh lẽo.
Một đời siêu sao kết thúc.
*
Sở Từ đá mạnh vào cửa phòng vệ sinh, đứng bất động ở đó một lúc. Anh đưa tay bắt mạch đập của Lê Hựu, hoàn toàn không còn phản ứng.
Sở Từ muốn chửi thề… Anh lại chậm một bước.
“Tôi tìm được rồi, phòng vệ sinh gần khoa phụ sản lầu ba.” Sở Từ thông báo với các anh em trong đội, sau đó lấy điện thoại chụp ảnh làm chứng cứ.
Cửa phòng vệ sinh viết một chữ cái L rất to bằng phấn, trên bệ cầu đặt quyển sách “Cuộc thảm sát Nam Kinh”, khỏi cần nghĩ cũng biết được mục tiêu kế tiếp của hung thủ.
Ánh mắt Sở Từ lạnh đi thấy rõ, đầu tiên anh kiểm tra trạng thái tử vong của Lê Hựu, đúng là dùng vớ treo cổ, anh lật coi túi vải của Lê Hựu, trong đó trống không, có lẽ đây là túi chứa quyển sách này.
Anh đeo găng tay, nhặt di động ở dưới đất lên, một tin nhắn đã được gửi đi khoảng nửa tiếng trước, người nhận tin nhắn là Lê Ngôn.
Đọc xong tin nhắn anh thinh lặng, tắt di động, hai tay anh nắm chặt thành quyền.
Sở Từ ra khỏi phòng vệ sinh chờ đồng đội, và ngăn cản người khác bước vào.
Sở Từ tựa người trên tường, cơn nghiện thuốc lá lại đến. Anh đút tay vào túi quần, ngón tay vuốt ve chiếc bật lửa, cố dằn cơn thèm thuốc xuống.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook