Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật
-
Chương 15: Bức thư thứ 15
Nhà trường và gia đình
Ankara 24.1.1964
Acmét thân mến,
Tôi vừa nhận được thư của bạn viết ngày 20/1. Hôm qua trường tôi tiêm chủng phòng đậu mùa nên hôm nay chúng tôi được nghỉ học. Ngồi trong phòng riêng đọc thư bạn nhưng tôi vẫn cuời to quá, làm mẹ tôi nghe thấy và mắng cho một trận :
- Cái gì mà mày cuời một mình thế hả con khùng này ?
Tôi nói lý do là đọc thư của bạn. Mẹ tôi vào phòng hỏi :
- Đâu, cho mẹ xem nó viết gì đó ?
Tôi đọc cho mẹ cùng nghe lá thư từ đầu đến cuối. Mẹ tôi cũng buồn cuời lắm, hai mẹ con cuời vang cả nhà.
Bây giờ đến luợt tôi. Từ lâu tôi đã định kể cho bạn nghe về những cuộc họp Hội Phụ Huynh Học Sinh ở trường tôi. Hôm nay có thời giờ tôi sẽ kể chi tiết cuộc gặp gỡ thú vị giữa thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Chỗ tiêm chủng khiến tôi hơi bị sốt một tí nhưng không sao.
Mấy ngày trước đây, ở trường tôi, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức cuộc họp với cha mẹ học sinh.
Đó là cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Hội Phụ Huynh Học Sinh. Tôi là một trong số các học sinh được cử ra để đón tiếp những người đến dự họp. Chúng tôi có tất cả năm đứa, ba gái và hai trai, đều là học sinh ở Khối 5. Tôi được nghe hết từ đầu đến cuối những chuyện người ta bàn tán trong cuộc họp ấy. Vì nó rất thú vị nên tôi sẽ kể để bạn được nghe cùng.
Thật ra chúng tôi không được dự họp và đáng lẽ cũng không được nghe vì đó là chuyện của người lớn. Sau khi các đại biểu ngồi vào ghế, bọn học sinh chúng tôi phải ra ngoài hết. Nhưng chúng tôi lại không được về mà phải chờ ngoài hành lang để cuối buổi họp còn phải phục vụ nước giải khát và bánh ngọt cho các đại biểu. Trong giờ nghỉ phải mời nước trà để mọi người cùng uống nữa.
Cuộc họp khá đông, hội trường chật ních người và rất nóng nực. Chỉ hơi người thôi cũng đủ chết ngộp lên rồi. Vì thế người ta phải mở toang hết cả cửa sổ và cửa lớn ra cho thoáng. Vậy nên dù ngồi ngoài hàng lang, chúng tôi cũng nghe được hết trong hội trường họp bàn chuyện gì.
Đầu tiên, thầy hiệu truởng phát biểu. Ông nói, lúc đầu coi mềm mỏng nhẹ nhàng, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ, sôi nổi. Thầy nhận xét rằng có một số vị cha mẹ học sinh thiếu sự chú ý đến con cái, số khác thì quan tâm quá ít đến sự học tập của các em, hầu như họ khoán trắng tất cả cho thầy cô và nhà trường. Thật ra, việc học tập của học sinh bắt đầu ngay từ ở nhà kia, cha mẹ phải kiểm tra, xem xét bài vở của con cái chứ không nên chỉ đợi khi đến trường họp mới hỏi các thầy cô xem chúng học hành ra sao.
Mọi người rất tán thành ý kiến ấy. Được thể, thầy liền dẫn chứng ngay cho cử tọa thấy sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của bản thân thầy :
- Vâng, chính tôi cũng còn có một đứa con trai đang học trung học. Vì công việc ở trường này mà tôi chẳng có chút thời giờ rảnh rỗi nào để chạy đến trường nó, để quan tâm đến việc học tập của con trai tôi. Trường trung học nơi con tôi học cứ gởi giấy cho tôi liên tiếp rằng : "Ông hãy đến trường, chúng ta sẽ thảo luận ..." Thế mà tôi chẳng có lúc nào để mà đến được ...
Cứ như vậy thầy xoáy sâu vào khía cạnh tế nhị của vấn đề cần quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình học tập của con cái.
Sau đó bà hội truởng Hội Phụ Huynh Học Sinh đề nghị các đại biểu cho ý kiến, thắc mắc của họ về nhà trường, về các thầy cô, về sự giáo dục, v.v...
Ngay lập tức, có một ông lên phát biểu ý kiến. Ông ta nhất quyết cho rằng con ông bị điểm kém trong môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một điều vô lý, không thể chấp nhận được.
- Thế là thế nào, thưa các vị, tại sao thầy giáo lại có thể hạ bút cho con tôi điểm kém môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ?
Thầy giáo chủ nhiệm lớp có học sinh đó hỏi ngay tại sao ông bố không chấp nhận con mình bị điểm kém. Ông ấy trả lời nghe rất khó hiểu, lời lẽ ý tứ không rõ ràng, rành mạch gì cả. Một câu của ông ấy bắt đầu bằng "thì hiện tại" của động từ, tiếp tục bằng "quá khứ" và kết thúc ở "thì tuơng lai" (1) ... Đại khái ông nói thế này :
- Vâng, không thể được, thưa thầy. Tiếng Pháp hay Tiếng Anh thì đã đành. Lúc ấy tôi đồng ý là thầy cho điểm thấp tức là cháu nó dốt. Có thể như vậy là công bằng. Nhưng thầy lại cho nó điểm kém chính ở môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Không được! Thế không công bằng chút nào cả! ... Nếu con tôi là người nước khác vì nó không biết tiếng Thổ, tất nhiên nó phải bị điểm kém. Đằng này cháu nó là con tôi, có nghĩa là một đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, biết tiếng Thổ. Sao nó lại bị điểm kém? ... Tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ kia mà. Tôi không bảo thầy phải cho nó điểm thật tốt hay giỏi ... Nhưng mỗi trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất cũng phải được điểm khá ở môn tiếng Thổ chứ ... Con tôi nói tiếng Thổ, tôi đang hiểu nó, mẹ nó đã hiểu nó ... bạn bè nó sẽ hiểu nó, tất cả mọi người sẽ hiểu nó ... thế thì thầy là thầy giáo, thầy cũng phải đang hiểu nó chứ ... ít nhất cháu nó cũng phải được điểm tốt mới công bằng.
Thầy giáo dạy lớp con ông ấy nói :
- Xin lỗi, tôi chưa hiểu rõ ông lắm. Ông, ... ông muốn nói rằng vì cháu là một đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ và vì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Thổ nên phải cho nó ít nhất là điểm khá phải không ạ ?
- Vâng, đúng, đúng ạ. Đó là điều tôi muốn trình bày với quý vị ... Tất cả mọi người hiểu con tôi nói thì thầy giáo cũng phải hiểu chứ!
- Vậy ông hiểu ý con ông ?
- Tất nhiên ...
- Thế con ông có hiểu ý ông muốn nói không ?
- Nó cần phải hiểu ...
Hội trường ầm ĩ cả lên vì có mấy người cùng tham gia tranh luận với ông bố kỳ cục ấy.
Cuối cùng thầy hiệu truởng phải xen vào mới làm ông ấy tạm yên.
Một ông bố khác xin phát biểu ý kiến, Ông này kể là con ông hỏi nhiều vấn đề trong chương trình học của nó và ông không trả lời được. Cuối cùng ông chất vấn cử tọa :
- Tại sao tôi không biết ? Các vị hãy giải thích cho tôi rõ xem nào. Tại sao tôi không biết những cái đó ?
Đầu tiên mọi người ngớ ra, không hiểu sao ông ta lại nổi cáu như thế, Khi ông ta tiếp tục tự hỏi "Sao người ta lại dạy con tôi nhiều kiến thức mà tôi không biết thế?" Lúc đó mọi người mới hiểu là ông kêu ca chương trình học của trường phổ thông quá nặng.
- Tôi đã tốt nghiệp phổ thông trung học, ấy thế mà tôi lại không trả lời được các câu hỏi trong chương trình sơ cấp. Như thế các cháu nhỏ của chúng ta làm sao mà chịu nổi chương trình học nặng nề như vậy ?
Một bà mẹ trả lời ngay thắc mắc cho ông đó. Bà này ngược lại cho rằng chương trình học tập của học sinh quá ít, người ta dạy cho các em quá ít kiến thức.
- Cái gì tôi hỏi con tôi cũng không biết. Thí dụ hôm Trước đi ăn ở nhà hàng, con gái tôi nhìn thấy một ông dùng tăm để xỉa răng, nó liền hỏi tôi "Ông ấy làm gì thế hả mẹ? Ông ta cầm cái gì thế ?" Thế đấy, các vị ạ, nó không biết cái tăm là gì và để làm gì. Tôi nghĩ rằng, đáng lẽ nhà trường phải dạy cho học sinh lớp bốn biết về cái tăm chứ!
Thầy hiệu truởng phải đứng lên giải thích rằng chương trình học tập là thống nhất trong cả nước và do Bộ Giáo dục soạn thảo, nhà trường không có quyền thay đổi. Nhưng bà mẹ cô học sinh lớp bốn không chịu :
- Chúng ta ỷ lại quá nhiều vào Nhà nước ... Tôi nghĩ rằng chuyện có cần dạy cho con cái chúng ta biết cái tăm là cái gì, chẳng cần đến Bộ Giáo dục phải quyết định.
Nhiều lúc tôi đã có ý nghĩ là trong hội trường, người ta đùa cợt nhiều hơn là bàn bạc nghiêm chỉnh. Nhưng bạn cứ nhìn mặt các đại biểu mà xem, chẳng ai có vẻ gì là muốn đùa cợt cả.
Lớp tôi có một bạn tên là Murat, tính tình rất kỳ cục. Mỗi lần thầy gọi :
- Em đứng lên.
Là y như rằng nó phải hỏi lại :
- Ai ạ ?
- Em !
- Thưa thầy, em ấy à ?
- Phải, em. Tôi nói với em.
- Với em ấy à ?
Ngay cả lúc thầy gọi hẳn tên nó ra, Murat vẫn ngơ ngơ ngác ngác. Cuối cùng, sốt ruột quá, thầy giáo không giữ được bình tĩnh, quát tuớng lên :
- Thế thì ai đứng trước mặt tôi hả Murat ? Tôi nói với em chứ nói với ai nữa đây ?
Nghe vậy, Murat ngoảnh lại đằng sau và nhìn lên tuờng như tìm người đang nói chuyện với thầy giáo. Nhìn cảnh đó không ai nhịn được cuời, ngay cả thầy giáo đang cáu cũng phải phì cuời.
Tại cuộc họp hôm ấy có một ông xin phát biểu ý kiến, về sau tôi biết đó chính là ba của Murat.
- Đề nghị cho phép tôi ... Tôi muốn bày tỏ một số ý kiến với quý vị ...
Bà chủ tịch Hội đang điều khiển cuộc họp, nhã nhặn mời ông ta :
- Vâng, xin mời. Chúng tôi nghe ông.
Nghe thế, ông ta hỏi lại :
- Tôi ấy à ?
- Không phải ông muốn nói ư ?
- Ai ạ ?
- Ông ...
- Tôi ấy à ?
- Vâng, đúng rồi. Xin mời ông phát biểu ý kiến.
Giống hệt như điệu bộ của Murat, ông ta để một tay lên ngực và vẫn hỏi lại :
- Tôi ấy à ?
Sốt ruột quá, một ông đứng dậy nói :
- Không phải ông, tôi nói ...
Trong hội trường, bật lên những tiếng cuời. Nhưng rồi ông bố của Murat cũng phát biểu ý kiến. Ông ta không vừa ý chuyện học sinh đá banh trong trường. Ông cho rằng vì bóng đá mà con ông không chịu học hành gì cả. Thầy hiệu truởng có vẻ chú ý đến ý kiến đó.
- Con trai ông đang học lớp nào thế ?
Có vẻ như lại bắt đầu một cuộc đối thoại không bao giờ dứt :
- Của tôi ấy à ?
- Vâng, con trai ông.
Ông ta suy nghĩ một lát :
- Cháu nó học trường này.
- Số báo danh của cháu là bao nhiêu ?
- Số gì ạ ?
Bên dưới có người nói "Số giày của ngài ấy!". Người khác đế thêm "Số áo sơ mi của ngài bao nhiêu ?" Người ta cuời ồ lên ... Ông ta chẳng biết số báo danh của cậu con trai là bao nhiêu. Sau khi nghe ông tả hình dạng, tên họ của nó, người ta mới hiểu đó là Murat, học lớp tôi.
Một ông khác lên phát biểu ý kiến. Ông ấy nói nhiều đến nỗi khó mà hiểu được ông ta muốn nói gì. Bắt đầu ông ta vào đề như sau :
- Nước Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển mạnh nhờ ngành nuôi ong ...
Chúng tôi ngây ra chẳng hiểu việc nuôi ong thì dính dáng gì tới cuộc họp Hội Phụ Huynh Học Sinh ? Ông ta tâm sự rằng đã đọc bao nhiêu là sách nói về con ong và việc nuôi ong.
Sau đó ông ta bắt đầu nói về loài ong. Nhưng rất lạ là những điều ông nói ra chỉ là những hiểu biết rất thông thường, ai cũng đã biết :
- Ong là một động vật nhỏ, có cánh, biết bay. Chúng biết làm ra mật và tích trữ lại. Mật ong rất có ích cho con người vì rất giá trị. Có thể dùng mật ong để ăn sáng, làm bánh hoặc ăn kèm ở các bữa ăn khác trong ngày ... Có đến mấy loại mật ong ...
Sau khi nói con cà con kê chán về mật, ông ta chuyển sang nói về con ong :
- Có mấy loại ong trong tổ : ong chúa đẻ trứng, ong thợ làm mật ...
Ngồi dưới, thính giả đã có vẻ chán ngấy. Nhiều người tỏ thái độ phản ứng công khai "Ôi trời ơi là trời ! Thế này thì đến bao giờ ?", "Ôi, mệt quá!". Cuối cùng không nhịn được, ông hiệu truởng phải xen vào :
- Ông cho biết bọn ong sẽ ra sao ?
- Sẽ ra sao ư ? Thì chúng làm mật chứ sao ?
- Thế mật ong thì sao ?
- Còn sao nữa ! A vâng, tôi xin trình bày. Tất cả phụ thưộc ...
Ông ta lại thưyết trình tràng giang đại hải. Nhưng ông hiệu truởng vội vã giải thích :
- Là tôi muốn hỏi ông chúng tôi sẽ làm gì với ong, với mật ở đây, ở trường này kia ạ ?
Có lẽ ông ta chỉ đợi có thế :
- Vâng, thì đó chính là vấn đề tôi muốn trình bày với quý vị. Lúc trước có một vị đã nói rất đúng rằng chúng ta phải dạy cho con cái những kiến thức có ích cho cuộc sống của chúng sau này. Điều đó rất chí lý ạ! ... Thí dụ con trai tôi đã được dạy tổng các góc trong một tam giác là 180o chứ không phải 700o hay 5000o thì có ích lợi gì nào ? ... Tôi xin mạn phép hỏi quý vị : chúng ta đã ngần này tuổi đầu rồi, từ bé đến giờ đã ai hỏi chúng ta xem tổng các góc trong một tam giác là bao nhiêu chưa ? Và thưa quý vị, đã ai trong chúng ta dùng những kiến thức kiểu đó để kiếm ra một cắc bạc nào chưa ? Chính vì thế mà tôi muốn bộ óc non nớt của các cháu đừng bị nhét đầy vào đó những kiến thức vô bổ kiểu tổng các góc là bao nhiêu, đuờng phân giác là gì .. v.v... Tốt hơn hết, hãy dạy cho con cái chúng ta những điều có ích như việc nuôi ong chẳng hạn ... Trong trường học phải có các tổ ong ! Nước Thổ Nhĩ Kỳ chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ chỉ cần dựa vào ngành nuôi ong mà thôi. Bởi vì như tôi đã nói ở trên, ong không giống các gia súc khác như cừu hay bò. Muốn có sữa bò, ta phải cho nó ăn cỏ, rơm. Ong cho ta mật, chúng ta chẳng phải cho nó ăn gì, nó biết tự đi kiếm lấy. Ong làm việc cho ta không công, nó cho mật mà chẳng đòi ta cái gì cả ...
Một ông khác tham gia tranh luận :
- Vâng, ông nói phải. Nhưng trong thành phố bị ô nhiễm thế này thì không thể nuôi ong được. Ông nhìn xem, khói của các nhà máy tuôn ra không ngừng suốt ngày đêm, đến người còn khó sống nữa là loài ong. Thêm vào đó chúng ta chớ quên rằng ong cho sản phẩm sáp, mật rất phụ thưộc vào môi trường mà chúng sống. Như vậy, nếu ở trong thành phố này mà ta nuôi được ong thì ong chẳng cho ta mật được, vì làm gì có cây cỏ hoa lá. Có lẽ chúng sẽ cho ta bụi khói và dầu nhờn cũng nên ...
Cử tọa nhiệt liệt ủng hộ ông này. Tuy nhiên, ông ta cũng không chịu kém trong việc đưa ra sáng kiến, ông ta có ý kiến riêng của ông ta chứ :
- Tôi có một đề nghị khác, xin các vị tham khảo. Chúng ta không nuôi ong mà hãy để các cháu nuôi gà. Đúng vậy ! Các vị đừng chê gà. Nuôi gà rất dễ dàng và kinh tế lắm các vị ạ. Con cái chúng ta phải được học kỹ thưật chăn nuôi gia cầm. Nhiều nước đã tiến bộ vuợt bực nhờ chăn nuôi gà đấy!
Đến lúc đó, ông hiệu truởng phải có ý kiến :
- Thưa các vị, như tôi đã trình bày lúc trước, chúng ta không thể nuôi ong hay nuôi gà, mà cũng chẳng nuôi cừu hay bò ở trong trường được. Chương trình học của học sinh do Bộ Giáo dục soạn thảo. Chúng ta không có quyền quyết định ở đây. Con cái các vị đang học ở một trường phổ thông tiểu học chứ không phải ở một trại chăn nuôi hay một cái gì khác ...
Một bà béo nói chen vào, cắt ngang lời thầy hiệu truởng :
- Có lẽ chúng ta đã lạc đề nhiều quá rồi. Trên cuơng vị là Uỷ viên Hội đồng Hội Phụ Huynh Học sinh, tôi đề nghị chúng ta hãy quan tâm hơn nữa đến các trẻ em nghèo ngay trong trường. Các cháu đang rất cần sự giúp đỡ về vật chất như : giấy, mực, sách vở, ... Để có tiền bạc giúp các em, chúng ta bàn xem nên mở một cuộc xổ số hay một buổi tối vui văn nghệ có bán vé ?
Sau một hồi thảo luận, cãi vã dài, người ta đi đến quyết định sẽ tổ chức một tối văn nghệ.
Rồi người ta quyên góp tiền mà thành lập một ban tổ chức cho tối văn nghệ "Vì các trẻ em nghèo cần giúp đỡ".
Cuối cùng cha mẹ học sinh quay lấy các thầy cô thành từng nhóm để hỏi han việc học tập của con cái họ. Chúng tôi mang nước giải khát và bánh ngọt vào mời các đại biểu dự họp.
Hôm đó tôi đã được một buổi giải trí đã đời. Giá mà tôi được có mặt ở tất cả các cuộc họp như vậy thì hay biết mấy! Nếu ở trường bạn, người ta cũng tổ chức các cuộc họp Hội Phụ Huynh HS thì bạn hãy ráng nghe xem nhé, chắc chắn bạn sẽ được cuời no bụng đấy.
Hôm ấy, mẹ tôi cũng đi họp. Khi về nhà, tôi hỏi mẹ :
- Sao mẹ không phát biểu ý kiến hả mẹ ?
- Ôi, cần gì ? Người ta bàn lung tung, đủ thứ ...
- Lúc đó mẹ có muốn nói không ?
- Con tuởng mẹ không biết nói sao ? Tất nhiên mẹ cũng định tham gia thảo luận một vấn đề nào đó. Nhưng nào có ai cho mẹ nói đâu.
Đấy, thế là tôi lại viết dài quá rồi !
Bạn nhắc Mine hộ tôi là nó còn nợ tôi đấy nhé. Nó vẫn chưa trả lời lá thư trước của tôi.
Chúc bạn những điều tốt lành nhất.
Bạn thân mến
Zeynep
Ankara 24.1.1964
Acmét thân mến,
Tôi vừa nhận được thư của bạn viết ngày 20/1. Hôm qua trường tôi tiêm chủng phòng đậu mùa nên hôm nay chúng tôi được nghỉ học. Ngồi trong phòng riêng đọc thư bạn nhưng tôi vẫn cuời to quá, làm mẹ tôi nghe thấy và mắng cho một trận :
- Cái gì mà mày cuời một mình thế hả con khùng này ?
Tôi nói lý do là đọc thư của bạn. Mẹ tôi vào phòng hỏi :
- Đâu, cho mẹ xem nó viết gì đó ?
Tôi đọc cho mẹ cùng nghe lá thư từ đầu đến cuối. Mẹ tôi cũng buồn cuời lắm, hai mẹ con cuời vang cả nhà.
Bây giờ đến luợt tôi. Từ lâu tôi đã định kể cho bạn nghe về những cuộc họp Hội Phụ Huynh Học Sinh ở trường tôi. Hôm nay có thời giờ tôi sẽ kể chi tiết cuộc gặp gỡ thú vị giữa thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Chỗ tiêm chủng khiến tôi hơi bị sốt một tí nhưng không sao.
Mấy ngày trước đây, ở trường tôi, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức cuộc họp với cha mẹ học sinh.
Đó là cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Hội Phụ Huynh Học Sinh. Tôi là một trong số các học sinh được cử ra để đón tiếp những người đến dự họp. Chúng tôi có tất cả năm đứa, ba gái và hai trai, đều là học sinh ở Khối 5. Tôi được nghe hết từ đầu đến cuối những chuyện người ta bàn tán trong cuộc họp ấy. Vì nó rất thú vị nên tôi sẽ kể để bạn được nghe cùng.
Thật ra chúng tôi không được dự họp và đáng lẽ cũng không được nghe vì đó là chuyện của người lớn. Sau khi các đại biểu ngồi vào ghế, bọn học sinh chúng tôi phải ra ngoài hết. Nhưng chúng tôi lại không được về mà phải chờ ngoài hành lang để cuối buổi họp còn phải phục vụ nước giải khát và bánh ngọt cho các đại biểu. Trong giờ nghỉ phải mời nước trà để mọi người cùng uống nữa.
Cuộc họp khá đông, hội trường chật ních người và rất nóng nực. Chỉ hơi người thôi cũng đủ chết ngộp lên rồi. Vì thế người ta phải mở toang hết cả cửa sổ và cửa lớn ra cho thoáng. Vậy nên dù ngồi ngoài hàng lang, chúng tôi cũng nghe được hết trong hội trường họp bàn chuyện gì.
Đầu tiên, thầy hiệu truởng phát biểu. Ông nói, lúc đầu coi mềm mỏng nhẹ nhàng, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ, sôi nổi. Thầy nhận xét rằng có một số vị cha mẹ học sinh thiếu sự chú ý đến con cái, số khác thì quan tâm quá ít đến sự học tập của các em, hầu như họ khoán trắng tất cả cho thầy cô và nhà trường. Thật ra, việc học tập của học sinh bắt đầu ngay từ ở nhà kia, cha mẹ phải kiểm tra, xem xét bài vở của con cái chứ không nên chỉ đợi khi đến trường họp mới hỏi các thầy cô xem chúng học hành ra sao.
Mọi người rất tán thành ý kiến ấy. Được thể, thầy liền dẫn chứng ngay cho cử tọa thấy sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của bản thân thầy :
- Vâng, chính tôi cũng còn có một đứa con trai đang học trung học. Vì công việc ở trường này mà tôi chẳng có chút thời giờ rảnh rỗi nào để chạy đến trường nó, để quan tâm đến việc học tập của con trai tôi. Trường trung học nơi con tôi học cứ gởi giấy cho tôi liên tiếp rằng : "Ông hãy đến trường, chúng ta sẽ thảo luận ..." Thế mà tôi chẳng có lúc nào để mà đến được ...
Cứ như vậy thầy xoáy sâu vào khía cạnh tế nhị của vấn đề cần quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình học tập của con cái.
Sau đó bà hội truởng Hội Phụ Huynh Học Sinh đề nghị các đại biểu cho ý kiến, thắc mắc của họ về nhà trường, về các thầy cô, về sự giáo dục, v.v...
Ngay lập tức, có một ông lên phát biểu ý kiến. Ông ta nhất quyết cho rằng con ông bị điểm kém trong môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một điều vô lý, không thể chấp nhận được.
- Thế là thế nào, thưa các vị, tại sao thầy giáo lại có thể hạ bút cho con tôi điểm kém môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ?
Thầy giáo chủ nhiệm lớp có học sinh đó hỏi ngay tại sao ông bố không chấp nhận con mình bị điểm kém. Ông ấy trả lời nghe rất khó hiểu, lời lẽ ý tứ không rõ ràng, rành mạch gì cả. Một câu của ông ấy bắt đầu bằng "thì hiện tại" của động từ, tiếp tục bằng "quá khứ" và kết thúc ở "thì tuơng lai" (1) ... Đại khái ông nói thế này :
- Vâng, không thể được, thưa thầy. Tiếng Pháp hay Tiếng Anh thì đã đành. Lúc ấy tôi đồng ý là thầy cho điểm thấp tức là cháu nó dốt. Có thể như vậy là công bằng. Nhưng thầy lại cho nó điểm kém chính ở môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Không được! Thế không công bằng chút nào cả! ... Nếu con tôi là người nước khác vì nó không biết tiếng Thổ, tất nhiên nó phải bị điểm kém. Đằng này cháu nó là con tôi, có nghĩa là một đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, biết tiếng Thổ. Sao nó lại bị điểm kém? ... Tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ kia mà. Tôi không bảo thầy phải cho nó điểm thật tốt hay giỏi ... Nhưng mỗi trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất cũng phải được điểm khá ở môn tiếng Thổ chứ ... Con tôi nói tiếng Thổ, tôi đang hiểu nó, mẹ nó đã hiểu nó ... bạn bè nó sẽ hiểu nó, tất cả mọi người sẽ hiểu nó ... thế thì thầy là thầy giáo, thầy cũng phải đang hiểu nó chứ ... ít nhất cháu nó cũng phải được điểm tốt mới công bằng.
Thầy giáo dạy lớp con ông ấy nói :
- Xin lỗi, tôi chưa hiểu rõ ông lắm. Ông, ... ông muốn nói rằng vì cháu là một đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ và vì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Thổ nên phải cho nó ít nhất là điểm khá phải không ạ ?
- Vâng, đúng, đúng ạ. Đó là điều tôi muốn trình bày với quý vị ... Tất cả mọi người hiểu con tôi nói thì thầy giáo cũng phải hiểu chứ!
- Vậy ông hiểu ý con ông ?
- Tất nhiên ...
- Thế con ông có hiểu ý ông muốn nói không ?
- Nó cần phải hiểu ...
Hội trường ầm ĩ cả lên vì có mấy người cùng tham gia tranh luận với ông bố kỳ cục ấy.
Cuối cùng thầy hiệu truởng phải xen vào mới làm ông ấy tạm yên.
Một ông bố khác xin phát biểu ý kiến, Ông này kể là con ông hỏi nhiều vấn đề trong chương trình học của nó và ông không trả lời được. Cuối cùng ông chất vấn cử tọa :
- Tại sao tôi không biết ? Các vị hãy giải thích cho tôi rõ xem nào. Tại sao tôi không biết những cái đó ?
Đầu tiên mọi người ngớ ra, không hiểu sao ông ta lại nổi cáu như thế, Khi ông ta tiếp tục tự hỏi "Sao người ta lại dạy con tôi nhiều kiến thức mà tôi không biết thế?" Lúc đó mọi người mới hiểu là ông kêu ca chương trình học của trường phổ thông quá nặng.
- Tôi đã tốt nghiệp phổ thông trung học, ấy thế mà tôi lại không trả lời được các câu hỏi trong chương trình sơ cấp. Như thế các cháu nhỏ của chúng ta làm sao mà chịu nổi chương trình học nặng nề như vậy ?
Một bà mẹ trả lời ngay thắc mắc cho ông đó. Bà này ngược lại cho rằng chương trình học tập của học sinh quá ít, người ta dạy cho các em quá ít kiến thức.
- Cái gì tôi hỏi con tôi cũng không biết. Thí dụ hôm Trước đi ăn ở nhà hàng, con gái tôi nhìn thấy một ông dùng tăm để xỉa răng, nó liền hỏi tôi "Ông ấy làm gì thế hả mẹ? Ông ta cầm cái gì thế ?" Thế đấy, các vị ạ, nó không biết cái tăm là gì và để làm gì. Tôi nghĩ rằng, đáng lẽ nhà trường phải dạy cho học sinh lớp bốn biết về cái tăm chứ!
Thầy hiệu truởng phải đứng lên giải thích rằng chương trình học tập là thống nhất trong cả nước và do Bộ Giáo dục soạn thảo, nhà trường không có quyền thay đổi. Nhưng bà mẹ cô học sinh lớp bốn không chịu :
- Chúng ta ỷ lại quá nhiều vào Nhà nước ... Tôi nghĩ rằng chuyện có cần dạy cho con cái chúng ta biết cái tăm là cái gì, chẳng cần đến Bộ Giáo dục phải quyết định.
Nhiều lúc tôi đã có ý nghĩ là trong hội trường, người ta đùa cợt nhiều hơn là bàn bạc nghiêm chỉnh. Nhưng bạn cứ nhìn mặt các đại biểu mà xem, chẳng ai có vẻ gì là muốn đùa cợt cả.
Lớp tôi có một bạn tên là Murat, tính tình rất kỳ cục. Mỗi lần thầy gọi :
- Em đứng lên.
Là y như rằng nó phải hỏi lại :
- Ai ạ ?
- Em !
- Thưa thầy, em ấy à ?
- Phải, em. Tôi nói với em.
- Với em ấy à ?
Ngay cả lúc thầy gọi hẳn tên nó ra, Murat vẫn ngơ ngơ ngác ngác. Cuối cùng, sốt ruột quá, thầy giáo không giữ được bình tĩnh, quát tuớng lên :
- Thế thì ai đứng trước mặt tôi hả Murat ? Tôi nói với em chứ nói với ai nữa đây ?
Nghe vậy, Murat ngoảnh lại đằng sau và nhìn lên tuờng như tìm người đang nói chuyện với thầy giáo. Nhìn cảnh đó không ai nhịn được cuời, ngay cả thầy giáo đang cáu cũng phải phì cuời.
Tại cuộc họp hôm ấy có một ông xin phát biểu ý kiến, về sau tôi biết đó chính là ba của Murat.
- Đề nghị cho phép tôi ... Tôi muốn bày tỏ một số ý kiến với quý vị ...
Bà chủ tịch Hội đang điều khiển cuộc họp, nhã nhặn mời ông ta :
- Vâng, xin mời. Chúng tôi nghe ông.
Nghe thế, ông ta hỏi lại :
- Tôi ấy à ?
- Không phải ông muốn nói ư ?
- Ai ạ ?
- Ông ...
- Tôi ấy à ?
- Vâng, đúng rồi. Xin mời ông phát biểu ý kiến.
Giống hệt như điệu bộ của Murat, ông ta để một tay lên ngực và vẫn hỏi lại :
- Tôi ấy à ?
Sốt ruột quá, một ông đứng dậy nói :
- Không phải ông, tôi nói ...
Trong hội trường, bật lên những tiếng cuời. Nhưng rồi ông bố của Murat cũng phát biểu ý kiến. Ông ta không vừa ý chuyện học sinh đá banh trong trường. Ông cho rằng vì bóng đá mà con ông không chịu học hành gì cả. Thầy hiệu truởng có vẻ chú ý đến ý kiến đó.
- Con trai ông đang học lớp nào thế ?
Có vẻ như lại bắt đầu một cuộc đối thoại không bao giờ dứt :
- Của tôi ấy à ?
- Vâng, con trai ông.
Ông ta suy nghĩ một lát :
- Cháu nó học trường này.
- Số báo danh của cháu là bao nhiêu ?
- Số gì ạ ?
Bên dưới có người nói "Số giày của ngài ấy!". Người khác đế thêm "Số áo sơ mi của ngài bao nhiêu ?" Người ta cuời ồ lên ... Ông ta chẳng biết số báo danh của cậu con trai là bao nhiêu. Sau khi nghe ông tả hình dạng, tên họ của nó, người ta mới hiểu đó là Murat, học lớp tôi.
Một ông khác lên phát biểu ý kiến. Ông ấy nói nhiều đến nỗi khó mà hiểu được ông ta muốn nói gì. Bắt đầu ông ta vào đề như sau :
- Nước Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển mạnh nhờ ngành nuôi ong ...
Chúng tôi ngây ra chẳng hiểu việc nuôi ong thì dính dáng gì tới cuộc họp Hội Phụ Huynh Học Sinh ? Ông ta tâm sự rằng đã đọc bao nhiêu là sách nói về con ong và việc nuôi ong.
Sau đó ông ta bắt đầu nói về loài ong. Nhưng rất lạ là những điều ông nói ra chỉ là những hiểu biết rất thông thường, ai cũng đã biết :
- Ong là một động vật nhỏ, có cánh, biết bay. Chúng biết làm ra mật và tích trữ lại. Mật ong rất có ích cho con người vì rất giá trị. Có thể dùng mật ong để ăn sáng, làm bánh hoặc ăn kèm ở các bữa ăn khác trong ngày ... Có đến mấy loại mật ong ...
Sau khi nói con cà con kê chán về mật, ông ta chuyển sang nói về con ong :
- Có mấy loại ong trong tổ : ong chúa đẻ trứng, ong thợ làm mật ...
Ngồi dưới, thính giả đã có vẻ chán ngấy. Nhiều người tỏ thái độ phản ứng công khai "Ôi trời ơi là trời ! Thế này thì đến bao giờ ?", "Ôi, mệt quá!". Cuối cùng không nhịn được, ông hiệu truởng phải xen vào :
- Ông cho biết bọn ong sẽ ra sao ?
- Sẽ ra sao ư ? Thì chúng làm mật chứ sao ?
- Thế mật ong thì sao ?
- Còn sao nữa ! A vâng, tôi xin trình bày. Tất cả phụ thưộc ...
Ông ta lại thưyết trình tràng giang đại hải. Nhưng ông hiệu truởng vội vã giải thích :
- Là tôi muốn hỏi ông chúng tôi sẽ làm gì với ong, với mật ở đây, ở trường này kia ạ ?
Có lẽ ông ta chỉ đợi có thế :
- Vâng, thì đó chính là vấn đề tôi muốn trình bày với quý vị. Lúc trước có một vị đã nói rất đúng rằng chúng ta phải dạy cho con cái những kiến thức có ích cho cuộc sống của chúng sau này. Điều đó rất chí lý ạ! ... Thí dụ con trai tôi đã được dạy tổng các góc trong một tam giác là 180o chứ không phải 700o hay 5000o thì có ích lợi gì nào ? ... Tôi xin mạn phép hỏi quý vị : chúng ta đã ngần này tuổi đầu rồi, từ bé đến giờ đã ai hỏi chúng ta xem tổng các góc trong một tam giác là bao nhiêu chưa ? Và thưa quý vị, đã ai trong chúng ta dùng những kiến thức kiểu đó để kiếm ra một cắc bạc nào chưa ? Chính vì thế mà tôi muốn bộ óc non nớt của các cháu đừng bị nhét đầy vào đó những kiến thức vô bổ kiểu tổng các góc là bao nhiêu, đuờng phân giác là gì .. v.v... Tốt hơn hết, hãy dạy cho con cái chúng ta những điều có ích như việc nuôi ong chẳng hạn ... Trong trường học phải có các tổ ong ! Nước Thổ Nhĩ Kỳ chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ chỉ cần dựa vào ngành nuôi ong mà thôi. Bởi vì như tôi đã nói ở trên, ong không giống các gia súc khác như cừu hay bò. Muốn có sữa bò, ta phải cho nó ăn cỏ, rơm. Ong cho ta mật, chúng ta chẳng phải cho nó ăn gì, nó biết tự đi kiếm lấy. Ong làm việc cho ta không công, nó cho mật mà chẳng đòi ta cái gì cả ...
Một ông khác tham gia tranh luận :
- Vâng, ông nói phải. Nhưng trong thành phố bị ô nhiễm thế này thì không thể nuôi ong được. Ông nhìn xem, khói của các nhà máy tuôn ra không ngừng suốt ngày đêm, đến người còn khó sống nữa là loài ong. Thêm vào đó chúng ta chớ quên rằng ong cho sản phẩm sáp, mật rất phụ thưộc vào môi trường mà chúng sống. Như vậy, nếu ở trong thành phố này mà ta nuôi được ong thì ong chẳng cho ta mật được, vì làm gì có cây cỏ hoa lá. Có lẽ chúng sẽ cho ta bụi khói và dầu nhờn cũng nên ...
Cử tọa nhiệt liệt ủng hộ ông này. Tuy nhiên, ông ta cũng không chịu kém trong việc đưa ra sáng kiến, ông ta có ý kiến riêng của ông ta chứ :
- Tôi có một đề nghị khác, xin các vị tham khảo. Chúng ta không nuôi ong mà hãy để các cháu nuôi gà. Đúng vậy ! Các vị đừng chê gà. Nuôi gà rất dễ dàng và kinh tế lắm các vị ạ. Con cái chúng ta phải được học kỹ thưật chăn nuôi gia cầm. Nhiều nước đã tiến bộ vuợt bực nhờ chăn nuôi gà đấy!
Đến lúc đó, ông hiệu truởng phải có ý kiến :
- Thưa các vị, như tôi đã trình bày lúc trước, chúng ta không thể nuôi ong hay nuôi gà, mà cũng chẳng nuôi cừu hay bò ở trong trường được. Chương trình học của học sinh do Bộ Giáo dục soạn thảo. Chúng ta không có quyền quyết định ở đây. Con cái các vị đang học ở một trường phổ thông tiểu học chứ không phải ở một trại chăn nuôi hay một cái gì khác ...
Một bà béo nói chen vào, cắt ngang lời thầy hiệu truởng :
- Có lẽ chúng ta đã lạc đề nhiều quá rồi. Trên cuơng vị là Uỷ viên Hội đồng Hội Phụ Huynh Học sinh, tôi đề nghị chúng ta hãy quan tâm hơn nữa đến các trẻ em nghèo ngay trong trường. Các cháu đang rất cần sự giúp đỡ về vật chất như : giấy, mực, sách vở, ... Để có tiền bạc giúp các em, chúng ta bàn xem nên mở một cuộc xổ số hay một buổi tối vui văn nghệ có bán vé ?
Sau một hồi thảo luận, cãi vã dài, người ta đi đến quyết định sẽ tổ chức một tối văn nghệ.
Rồi người ta quyên góp tiền mà thành lập một ban tổ chức cho tối văn nghệ "Vì các trẻ em nghèo cần giúp đỡ".
Cuối cùng cha mẹ học sinh quay lấy các thầy cô thành từng nhóm để hỏi han việc học tập của con cái họ. Chúng tôi mang nước giải khát và bánh ngọt vào mời các đại biểu dự họp.
Hôm đó tôi đã được một buổi giải trí đã đời. Giá mà tôi được có mặt ở tất cả các cuộc họp như vậy thì hay biết mấy! Nếu ở trường bạn, người ta cũng tổ chức các cuộc họp Hội Phụ Huynh HS thì bạn hãy ráng nghe xem nhé, chắc chắn bạn sẽ được cuời no bụng đấy.
Hôm ấy, mẹ tôi cũng đi họp. Khi về nhà, tôi hỏi mẹ :
- Sao mẹ không phát biểu ý kiến hả mẹ ?
- Ôi, cần gì ? Người ta bàn lung tung, đủ thứ ...
- Lúc đó mẹ có muốn nói không ?
- Con tuởng mẹ không biết nói sao ? Tất nhiên mẹ cũng định tham gia thảo luận một vấn đề nào đó. Nhưng nào có ai cho mẹ nói đâu.
Đấy, thế là tôi lại viết dài quá rồi !
Bạn nhắc Mine hộ tôi là nó còn nợ tôi đấy nhé. Nó vẫn chưa trả lời lá thư trước của tôi.
Chúc bạn những điều tốt lành nhất.
Bạn thân mến
Zeynep
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook