Cô Thành Bế
-
Quyển 9 - Chương 3: Ngát hương
Gia Hựu năm thứ tư, mùa hạ đến sớm, mới đầu tháng Tư trời đã rất nực, mặc áo la mỏng đi được mấy bước người đã toát đẫm mồ hôi.
Công chúa thường ra đình hóng mát vào buổi tối, hôm đó lại sai người dời cửa vách ngăn dựng bên giàn trà mi, kê sập mây bên trong, trên sập bày bình phong sơn thủy, giỏ trúc vằn nước và gối sứ trắng lò Định (*) hình em bé, sau đó tự gỡ miện, tháo búi tóc, dùng một cây trâm ngọc bích vấn gọn lại, nằm trên sập nói chuyện phiếm với thị nữ. Thấy nhàm chán, lại gọi tiểu hoàng môn mang bàn cờ song lục (**) tới, dời đến trước sập, bảo thị nữ ngồi xuống đối diện, mình vẫn nằm nghiêng như trước, phe phẩy quạt lụa đánh cờ với thị nữ.
(*) Sứ lò Định là mặt hàng sứ trắng cao cấp trong công nghệ gốm sứ Trung Hoa, chủ yếu được sản xuất ở Định Châu thời xưa, nay là thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc, rất thịnh hành vào thời Bắc Tống.
(**) Một trò chơi cờ thời cổ đại, bàn cờ hình chữ nhật, trên mặt khắc đường tuyến, chia thành mười hai ô từ trái sang phải, quân cờ chia hai màu đen vàng hoặc đen trắng, mỗi bên mười lăm quân, còn gọi là “mã”, đỉnh nhọn đáy bằng, hình dạng như cái chày giặt quần áo, cao chừng 4-5cm. Xúc xắc hai con, chơi hai người, tung xúc xắc đi cờ, mỗi người xuất phát từ ô trong phía bên mình, ai có thể đi hết cờ vào ô trong của đối phương trước thì là người thắng. (chú thích của tác giả)
Đây là trò nàng giỏi nhất trong số các trò đánh cờ, nàng đong đưa quạt lúc có lúc không, hạ cờ rất đỗi thờ ơ, mà đối thủ vẫn liên tiếp thua liểng xiểng. Sau khi Tiếu Diệp Nhi và Vận Quả Nhi lần lượt thất bại, người ngồi đối diện nàng đổi thành Gia Khánh Tử. Tài nghệ của con bé vốn cũng không tệ, nhưng ứng phó vẫn có vẻ tương đối cật lực, thời gian suy tính cũng càng lúc càng lâu, còn công chúa thì từ đầu tới cuối vẫn duy trì trạng thái nhẩn nha, thường hạ xong một bước lại thong thả nghiêng người nằm xuống, nhàn nhã ngắm sông Ngân đầy sao, thi thoảng chiếc trâm ngọc bích lại gõ nhẹ lên gối sứ theo động tác trở mình của nàng, phát ra những tiếng giòn tan. Cuối cùng, Gia Khánh Tử không chống đỡ được, đưa mắt nhìn ta cầu cứu, khẽ gọi: “Lương tiên sinh…”
Ta nhoẻn cười với nó, tiếp tục lấy thìa bạc gảy bừng ngọn nến đốt trầm, đậy chụp lưu ly chóp hở chạm hoa lên rồi đi tới sau lưng nó xem thử, lại nhặt một quân mã màu đen trước mặt nó lên, chọn một phương hướng, đếm số theo kết quả tung xúc xắc mới rồi của nó, đi một bước thay nó. Nước đi này chưa khiến công chúa cảnh giác ngay, nàng vẫn hờ hững ứng đối, qua lại hai ba lượt với ta rồi mới dần dần nhìn ra tình thế có biến. Nàng vứt bỏ tư thế nằm thảnh thơi ban nãy, ngồi dậy tỉ mỉ đánh giá bàn cờ, lại đi thêm hai bước, thấy khó có thể vãn hồi được ưu thế ban đầu mới bất mãn oán trách: “Quân tử xem cờ không chỉ nước.”
Gia Khánh Tử bật cười: “Công chúa không muốn Lương tiên sinh chỉ điểm em đánh cờ thì sao không nói luôn từ trước?”
Công chúa trừng nó, nói: “Con bé chết tiệt, em bảo ta sợ huynh ấy đó hả?”
“Dạ, không sợ không sợ, công chúa tất nhiên là không sợ gì rồi!” Gia Khánh Tử cười đứng lên, kéo ta ngồi xuống, “Ván cờ này để tiên sinh hạ tiếp thôi. Nhưng đừng có nhường ai đó đấy nhé, ba chị em chúng em có rửa được nhục hay không là nhờ cả vào tiên sinh đấy.”
Ta cười không đáp, thấy công chúa không vui, bèn đề nghị: “Ván cờ này hai người chơi cũng sắp xong rồi, coi như hòa đi, chúng ta mở ván khác.”
Công chúa thuận thế gạt xóa bàn cờ, lại nói: “Huynh hạ cờ thì chúng ta phải đặt cược trước đã.”
Ta mỉm cười, hỏi: “Thế công chúa muốn đặt cược gì nào?”
“Huynh thua phải vẽ cho ta một cuộn tranh sơn thủy.” Công chúa nói đến là nghiêm túc, tiếp tục, “Ta thua, ta cho phép huynh vẽ cho ta một cuộn tranh sơn thủy.”
Ta không nín được cả cười: “Hóa ra là công chúa muốn đổi tranh trên bình phong trước gối.”
Hiện giờ trên đầu sập của nàng đang dựng một bình phong nhỏ chắn gió trước gối, tranh sơn thủy bên trên vốn là bức họa “Yên thủy viễn loan đồ” của ta, nàng trông thấy đã hỏi xin ta, nào ngờ là để cắt làm bức bình phong chắn gối. Kể từ đó mỗi lần nàng hỏi ta xin tranh ta đều từ chối, bây giờ nàng đặt ra điều khoản ngang ngược này hẳn là cảm thấy đến lúc thay hình vẽ trên bình phong rồi.
Gia Khánh Tử nghe xong cũng che miệng cười: “Tranh Lương tiên sinh vẽ có cất vào Bí các cũng đủ tư cách, đem ra làm bình phong thật phí của lắm thay.”
“Em thì biết cái gì? Cất vào Bí các có gì hay?” Công chúa lập tức phản bác,”Cũng chẳng nhìn xem, thư họa cất vào Bí các hằng năm có bao nhiêu mà được ta chọn làm bình phong thì được mấy!”
Hơn mười năm chung đụng sớm chiều đã giúp ta ý thức được sâu sắc rằng đừng hòng nói lý với cô nương này. Sau một phen cò kè mặc cả, cuối cùng ta đề nghị, nếu ta thua sẽ vẽ một bức sơn thủy cho nàng, nhưng nếu nàng thua thì phải trả lại bình phong cho ta.
Nàng miễn cưỡng bằng lòng, rất ư không tình nguyện, cứ như thể phải chịu thiệt hại gì lớn lắm không bằng.
Nàng dốc toàn lực ứng phó ván song lục kế tiếp, ta cũng tập trung đối đáp, ngầm triển khai thế công trong phòng thủ chặt chẽ, không cho nàng bao nhiêu cơ hội. Một nén nhang sau, quá nửa số quân cờ của ta đã đi được vào ô đối phương, thắng lợi trong tầm mắt.
Nàng bắt đầu đứng ngồi không yên, khi thì liếc nhìn giàn hoa, khi thì ngửa đầu trông trời, nhưng lần nào ánh mắt cũng bị tiếng ta hạ cờ dẫn trở lại bàn, nàng vô thức bĩu môi, chân mày cũng nhíu lại.
Sau khi ta hạ xuống nước cờ chủ chốt, nàng vắt óc nghĩ mãi mà không tìm được phương pháp nào hóa giải, mắt thấy thua trận này tới nơi rồi. Đúng lúc ấy Tiếu Diệp Nhi bế con mèo nhỏ qua, mỉm cười quan chiến bên cạnh chúng ta, công chúa thấy mèo, ánh mắt rực sáng, kế đó tủm tỉm bảo ta: “Hoài Cát, sao hôm nay không thấy sao Chức Nữ đâu nhỉ?”
Ta liền ngước mắt nhìn lên, trong sát na không phát hiện ra sao trời có gì khác lạ thì đồng thời cũng hiểu được mục đích của nàng, khóe mắt liếc thấy nàng chỉ tay vào bàn cờ, đang ra sức nháy mắt với Tiếu Diệp Nhi.
Tiếu Diệp Nhi hiểu ý, nhẹ buông tay, ném con mèo nhỏ trong lòng lên bàn cờ. Con mèo quẫy đạp hai cái, quân mã trên bàn cờ tức thì tứ tán, đổ trái ngã phải, hoàn toàn nhìn không ra thế trận ban đầu.
“Ôi chao, con mèo chết tiệt!” Công chúa vừa làm bộ đánh yêu con mèo, vừa liếc bàn cờ bị đảo loạn, đắc ý cười trộm.
“Đáng tiếc quá, ván cờ đang yên đang lành lại không chơi nốt được!” Nàng cố ý thở dài.
Ta cũng thầm cười trong lòng, không thể hiện lên mặt. “Ồ, không sao.” ta nói với nàng, “Thần vẫn nhớ bố cục vừa rồi, xếp lại quân cờ như cũ là được.”
Thế là, dưới cái nhìn trợn mắt há hốc của nàng, ta nhặt từng quân lên, không nhanh không chậm đặt lại quân mã hai màu về đúng vị trí trước khi bị đảo loạn.
Nàng không nghĩ ra được diệu kế nào khác, đành chơi xấu, thò tay chuyển quân mã ta vừa bày sang chỗ khác: “Quân này rõ ràng ở đây…”
Ta xua tay, lại dời về: “Là ở đây, thần không lừa công chúa đâu.”
“Không đúng không đúng!” Nàng ghìm tay ta lại, cưỡng đoạt quân cờ, đặt vào vị trí nàng mong muốn.
Ta nhất thời nổi hứng, cũng tranh giành với nàng, nàng la hét cười ầm ĩ, dứt khoát vươn cả hai tay ra quơ loạn bàn cờ, ta muốn cản nàng, nhưng tay vừa đưa ra đã dẫn tới một kết quả ấm nóng – ta nắm trúng bàn tay trên bàn cờ của nàng.
Ngón tay nàng thon dài trắng mịn, móng tay bóng loáng sắc hoa đào, xúc cảm mềm mại làm tim ta run lên, không khỏi ngước mắt nhìn nàng.
Khi ấy nàng mặc chiếc váy dài quây ngực bằng vải lĩnh thêu mẫu đơn, bên ngoài khoác một tấm áo choàng sắc đỏ không hoa bằng sa mỏng tên gọi “khinh dung”, là sản phẩm làm bằng sa khinh dung Giang Nam, nhẹ như sương khói, đường nét vai cổ và cánh tay cũng có thể hiện lên rõ ràng trên lần vải. Áo choàng không buộc dây, hai vạt áo hé mở, để lộ khoảng da quanh xương quai xanh, nõn nà trơn láng, tựa như mỡ đông.
Ánh mắt ta không dám lưu luyến nhiều tại đó, tiếp tục lướt lên trên, lần tới mắt mày nàng duyên dáng.
Khóe miệng nàng ngậm cười, cũng đang chăm chú nhìn ta, bốn mắt chạm nhau, ta trông thấy hoa đèn nến trầm rọi vào con ngươi nàng một đốm lửa rực rỡ, tiếp đó, hai má nàng lặng lẽ ửng lên màu đỏ phớt hây hây như lây nhiễm nhiệt độ hoa đèn.
“Đó, đã bảo rồi, phải là thế này mới đúng.” Nàng thoát khỏi khoảnh khắc hai bên cùng thất thần trước, đẩy tay ta ra, bày quân cờ theo ý đồ của mình.
Khói bếp bảng lảng, bình phong man mát, ta thẳng người ngồi ngay ngắn, không tranh cãi nữa, nhìn nàng kéo áo thu mắt, nhìn nàng nói cười thản nhiên, thầm thưởng thức hương thơm ẩn dưới ống tay áo đỏ thẫm này, cúi đầu cam chịu thế cờ nàng bày cho mình.
Thần hồn bay bổng, như lạc trong mơ, thẳng đến khi nghe thấy bọn thị nữ hô gọi: “Đô úy!”
Ta kinh ngạc quay đầu, thấy Lý Vĩ cầm một quyển trục, lặng im đứng cạnh cửa tường hoa.
Công chúa thường ra đình hóng mát vào buổi tối, hôm đó lại sai người dời cửa vách ngăn dựng bên giàn trà mi, kê sập mây bên trong, trên sập bày bình phong sơn thủy, giỏ trúc vằn nước và gối sứ trắng lò Định (*) hình em bé, sau đó tự gỡ miện, tháo búi tóc, dùng một cây trâm ngọc bích vấn gọn lại, nằm trên sập nói chuyện phiếm với thị nữ. Thấy nhàm chán, lại gọi tiểu hoàng môn mang bàn cờ song lục (**) tới, dời đến trước sập, bảo thị nữ ngồi xuống đối diện, mình vẫn nằm nghiêng như trước, phe phẩy quạt lụa đánh cờ với thị nữ.
(*) Sứ lò Định là mặt hàng sứ trắng cao cấp trong công nghệ gốm sứ Trung Hoa, chủ yếu được sản xuất ở Định Châu thời xưa, nay là thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc, rất thịnh hành vào thời Bắc Tống.
(**) Một trò chơi cờ thời cổ đại, bàn cờ hình chữ nhật, trên mặt khắc đường tuyến, chia thành mười hai ô từ trái sang phải, quân cờ chia hai màu đen vàng hoặc đen trắng, mỗi bên mười lăm quân, còn gọi là “mã”, đỉnh nhọn đáy bằng, hình dạng như cái chày giặt quần áo, cao chừng 4-5cm. Xúc xắc hai con, chơi hai người, tung xúc xắc đi cờ, mỗi người xuất phát từ ô trong phía bên mình, ai có thể đi hết cờ vào ô trong của đối phương trước thì là người thắng. (chú thích của tác giả)
Đây là trò nàng giỏi nhất trong số các trò đánh cờ, nàng đong đưa quạt lúc có lúc không, hạ cờ rất đỗi thờ ơ, mà đối thủ vẫn liên tiếp thua liểng xiểng. Sau khi Tiếu Diệp Nhi và Vận Quả Nhi lần lượt thất bại, người ngồi đối diện nàng đổi thành Gia Khánh Tử. Tài nghệ của con bé vốn cũng không tệ, nhưng ứng phó vẫn có vẻ tương đối cật lực, thời gian suy tính cũng càng lúc càng lâu, còn công chúa thì từ đầu tới cuối vẫn duy trì trạng thái nhẩn nha, thường hạ xong một bước lại thong thả nghiêng người nằm xuống, nhàn nhã ngắm sông Ngân đầy sao, thi thoảng chiếc trâm ngọc bích lại gõ nhẹ lên gối sứ theo động tác trở mình của nàng, phát ra những tiếng giòn tan. Cuối cùng, Gia Khánh Tử không chống đỡ được, đưa mắt nhìn ta cầu cứu, khẽ gọi: “Lương tiên sinh…”
Ta nhoẻn cười với nó, tiếp tục lấy thìa bạc gảy bừng ngọn nến đốt trầm, đậy chụp lưu ly chóp hở chạm hoa lên rồi đi tới sau lưng nó xem thử, lại nhặt một quân mã màu đen trước mặt nó lên, chọn một phương hướng, đếm số theo kết quả tung xúc xắc mới rồi của nó, đi một bước thay nó. Nước đi này chưa khiến công chúa cảnh giác ngay, nàng vẫn hờ hững ứng đối, qua lại hai ba lượt với ta rồi mới dần dần nhìn ra tình thế có biến. Nàng vứt bỏ tư thế nằm thảnh thơi ban nãy, ngồi dậy tỉ mỉ đánh giá bàn cờ, lại đi thêm hai bước, thấy khó có thể vãn hồi được ưu thế ban đầu mới bất mãn oán trách: “Quân tử xem cờ không chỉ nước.”
Gia Khánh Tử bật cười: “Công chúa không muốn Lương tiên sinh chỉ điểm em đánh cờ thì sao không nói luôn từ trước?”
Công chúa trừng nó, nói: “Con bé chết tiệt, em bảo ta sợ huynh ấy đó hả?”
“Dạ, không sợ không sợ, công chúa tất nhiên là không sợ gì rồi!” Gia Khánh Tử cười đứng lên, kéo ta ngồi xuống, “Ván cờ này để tiên sinh hạ tiếp thôi. Nhưng đừng có nhường ai đó đấy nhé, ba chị em chúng em có rửa được nhục hay không là nhờ cả vào tiên sinh đấy.”
Ta cười không đáp, thấy công chúa không vui, bèn đề nghị: “Ván cờ này hai người chơi cũng sắp xong rồi, coi như hòa đi, chúng ta mở ván khác.”
Công chúa thuận thế gạt xóa bàn cờ, lại nói: “Huynh hạ cờ thì chúng ta phải đặt cược trước đã.”
Ta mỉm cười, hỏi: “Thế công chúa muốn đặt cược gì nào?”
“Huynh thua phải vẽ cho ta một cuộn tranh sơn thủy.” Công chúa nói đến là nghiêm túc, tiếp tục, “Ta thua, ta cho phép huynh vẽ cho ta một cuộn tranh sơn thủy.”
Ta không nín được cả cười: “Hóa ra là công chúa muốn đổi tranh trên bình phong trước gối.”
Hiện giờ trên đầu sập của nàng đang dựng một bình phong nhỏ chắn gió trước gối, tranh sơn thủy bên trên vốn là bức họa “Yên thủy viễn loan đồ” của ta, nàng trông thấy đã hỏi xin ta, nào ngờ là để cắt làm bức bình phong chắn gối. Kể từ đó mỗi lần nàng hỏi ta xin tranh ta đều từ chối, bây giờ nàng đặt ra điều khoản ngang ngược này hẳn là cảm thấy đến lúc thay hình vẽ trên bình phong rồi.
Gia Khánh Tử nghe xong cũng che miệng cười: “Tranh Lương tiên sinh vẽ có cất vào Bí các cũng đủ tư cách, đem ra làm bình phong thật phí của lắm thay.”
“Em thì biết cái gì? Cất vào Bí các có gì hay?” Công chúa lập tức phản bác,”Cũng chẳng nhìn xem, thư họa cất vào Bí các hằng năm có bao nhiêu mà được ta chọn làm bình phong thì được mấy!”
Hơn mười năm chung đụng sớm chiều đã giúp ta ý thức được sâu sắc rằng đừng hòng nói lý với cô nương này. Sau một phen cò kè mặc cả, cuối cùng ta đề nghị, nếu ta thua sẽ vẽ một bức sơn thủy cho nàng, nhưng nếu nàng thua thì phải trả lại bình phong cho ta.
Nàng miễn cưỡng bằng lòng, rất ư không tình nguyện, cứ như thể phải chịu thiệt hại gì lớn lắm không bằng.
Nàng dốc toàn lực ứng phó ván song lục kế tiếp, ta cũng tập trung đối đáp, ngầm triển khai thế công trong phòng thủ chặt chẽ, không cho nàng bao nhiêu cơ hội. Một nén nhang sau, quá nửa số quân cờ của ta đã đi được vào ô đối phương, thắng lợi trong tầm mắt.
Nàng bắt đầu đứng ngồi không yên, khi thì liếc nhìn giàn hoa, khi thì ngửa đầu trông trời, nhưng lần nào ánh mắt cũng bị tiếng ta hạ cờ dẫn trở lại bàn, nàng vô thức bĩu môi, chân mày cũng nhíu lại.
Sau khi ta hạ xuống nước cờ chủ chốt, nàng vắt óc nghĩ mãi mà không tìm được phương pháp nào hóa giải, mắt thấy thua trận này tới nơi rồi. Đúng lúc ấy Tiếu Diệp Nhi bế con mèo nhỏ qua, mỉm cười quan chiến bên cạnh chúng ta, công chúa thấy mèo, ánh mắt rực sáng, kế đó tủm tỉm bảo ta: “Hoài Cát, sao hôm nay không thấy sao Chức Nữ đâu nhỉ?”
Ta liền ngước mắt nhìn lên, trong sát na không phát hiện ra sao trời có gì khác lạ thì đồng thời cũng hiểu được mục đích của nàng, khóe mắt liếc thấy nàng chỉ tay vào bàn cờ, đang ra sức nháy mắt với Tiếu Diệp Nhi.
Tiếu Diệp Nhi hiểu ý, nhẹ buông tay, ném con mèo nhỏ trong lòng lên bàn cờ. Con mèo quẫy đạp hai cái, quân mã trên bàn cờ tức thì tứ tán, đổ trái ngã phải, hoàn toàn nhìn không ra thế trận ban đầu.
“Ôi chao, con mèo chết tiệt!” Công chúa vừa làm bộ đánh yêu con mèo, vừa liếc bàn cờ bị đảo loạn, đắc ý cười trộm.
“Đáng tiếc quá, ván cờ đang yên đang lành lại không chơi nốt được!” Nàng cố ý thở dài.
Ta cũng thầm cười trong lòng, không thể hiện lên mặt. “Ồ, không sao.” ta nói với nàng, “Thần vẫn nhớ bố cục vừa rồi, xếp lại quân cờ như cũ là được.”
Thế là, dưới cái nhìn trợn mắt há hốc của nàng, ta nhặt từng quân lên, không nhanh không chậm đặt lại quân mã hai màu về đúng vị trí trước khi bị đảo loạn.
Nàng không nghĩ ra được diệu kế nào khác, đành chơi xấu, thò tay chuyển quân mã ta vừa bày sang chỗ khác: “Quân này rõ ràng ở đây…”
Ta xua tay, lại dời về: “Là ở đây, thần không lừa công chúa đâu.”
“Không đúng không đúng!” Nàng ghìm tay ta lại, cưỡng đoạt quân cờ, đặt vào vị trí nàng mong muốn.
Ta nhất thời nổi hứng, cũng tranh giành với nàng, nàng la hét cười ầm ĩ, dứt khoát vươn cả hai tay ra quơ loạn bàn cờ, ta muốn cản nàng, nhưng tay vừa đưa ra đã dẫn tới một kết quả ấm nóng – ta nắm trúng bàn tay trên bàn cờ của nàng.
Ngón tay nàng thon dài trắng mịn, móng tay bóng loáng sắc hoa đào, xúc cảm mềm mại làm tim ta run lên, không khỏi ngước mắt nhìn nàng.
Khi ấy nàng mặc chiếc váy dài quây ngực bằng vải lĩnh thêu mẫu đơn, bên ngoài khoác một tấm áo choàng sắc đỏ không hoa bằng sa mỏng tên gọi “khinh dung”, là sản phẩm làm bằng sa khinh dung Giang Nam, nhẹ như sương khói, đường nét vai cổ và cánh tay cũng có thể hiện lên rõ ràng trên lần vải. Áo choàng không buộc dây, hai vạt áo hé mở, để lộ khoảng da quanh xương quai xanh, nõn nà trơn láng, tựa như mỡ đông.
Ánh mắt ta không dám lưu luyến nhiều tại đó, tiếp tục lướt lên trên, lần tới mắt mày nàng duyên dáng.
Khóe miệng nàng ngậm cười, cũng đang chăm chú nhìn ta, bốn mắt chạm nhau, ta trông thấy hoa đèn nến trầm rọi vào con ngươi nàng một đốm lửa rực rỡ, tiếp đó, hai má nàng lặng lẽ ửng lên màu đỏ phớt hây hây như lây nhiễm nhiệt độ hoa đèn.
“Đó, đã bảo rồi, phải là thế này mới đúng.” Nàng thoát khỏi khoảnh khắc hai bên cùng thất thần trước, đẩy tay ta ra, bày quân cờ theo ý đồ của mình.
Khói bếp bảng lảng, bình phong man mát, ta thẳng người ngồi ngay ngắn, không tranh cãi nữa, nhìn nàng kéo áo thu mắt, nhìn nàng nói cười thản nhiên, thầm thưởng thức hương thơm ẩn dưới ống tay áo đỏ thẫm này, cúi đầu cam chịu thế cờ nàng bày cho mình.
Thần hồn bay bổng, như lạc trong mơ, thẳng đến khi nghe thấy bọn thị nữ hô gọi: “Đô úy!”
Ta kinh ngạc quay đầu, thấy Lý Vĩ cầm một quyển trục, lặng im đứng cạnh cửa tường hoa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook