Cô Thành Bế
-
Quyển 7 - Chương 1: Dĩnh Nương
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
1. Dĩnh Nương
Một vài biến hóa vi diệu của công chúa cũng khởi thủy vào năm Chí Hòa thứ hai.
Tảng sáng hôm lập hạ, như thường lệ, ta tới trước phòng công chúa, chuẩn bị đợi nàng rửa mặt chải đầu xong thì hầu hạ, Tiếu Diệp Nhi lại đi ra nói với ta, công chúa đã dậy từ sớm, sau khi gội đầu xức hương đã ra vườn hoa sau gác luyện đàn không hầu.
Ta lập tức ra sân sau tìm nàng. Chưa vào đã nghe thấy một chuỗi tiếng không hầu như nước chảy mây trôi theo gió tản ra, bay tới trước mặt.
Âm thanh ấy du dương trầm bổng, lại ngậm tình hàm vận, nghe mà lòng dạ bồng bềnh, trời đất cũng hóa trong xanh, đến chim chóc trên cây cũng như chợt quên ca hát.
Kể từ khi có không hầu, giữa ta và công chúa cơ hồ chẳng còn giấu nhau điều gì không nói nữa, nàng có thói quen đan một phần bí mật vào khúc không hầu, thế nên mỗi lần nghe nàng đàn, ta đều bất giác phỏng đoán tâm tư nàng như một phản xạ.
Ta bước chậm lại, khẽ khàng đến gần.
Nàng ngồi trước lan can bạch ngọc trong vườn thược dược. Thân bận áo đơn tay rộng bằng vải sa, eo quấn váy lựu đỏ thuần, mái tóc dài mới gội xong hãy còn ẩm, chưa vấn lên ngay mà để xõa sau lưng, đuôi tóc buông chấm làn váy la đỏ xếp li trải rộng, mái tóc đen tuyền uốn thành một độ cong mềm mại duyên dáng, nàng ngồi quỳ sau cây đàn không hầu sơn đen khắc vàng, cụp mi gảy dây.
Nàng chuyên chú diễn dịch khúc nhạc, không để ý tới ta lại gần, mãi đến khi tấu xong một khúc mới từ từ đứng lên, nghiêng người ngó ta.
“Hoài Cát, huynh đến rồi.” Nàng cười với ta, dáng vẻ yêu kiều, mắt mày xinh tươi.
Ánh mắt ta lướt qua nàng nhìn về vườn hoa phía sau – thược dược trong vườn đỏ thuần tươi thắm, màu sắc y hệt chiếc váy lựu của nàng, đang nở rộ rực lửa.
Năm nay nàng mười tám. Trước đây luôn cảm thấy tuổi thơ nàng đằng đẵng, tuy cũng từng nghĩ đến sẽ có một ngày nàng lớn lên, song lại chẳng ngờ ngày ấy tới nhanh đến thế, ta còn chưa kịp chuẩn bị tâm lí, nàng đã vụt thoắt trưởng thành.
Lớp vạt đỏ bên dưới chính là váy lựu, một kiểu trang phục bắt nguồn từ thời Đường, rất được các cô gái xem trọng, người mặc váy lựu thường là mỹ nhân nên cụm từ váy đỏ/váy lựu cũng thường được ví von với người đẹp.
Ngón đàn không hầu nàng luyện đã rất khá, đủ tốt để có thể lấy khúc tấu làm lễ vật quý giá công khai dâng lên cha mẹ trong những dịp đặc biệt. Chẳng hạn như sinh nhật hoàng hậu vào tháng Mười năm nay, quà mừng thọ công chúa hiến tặng, món lễ vật duy nhất hoàng hậu vui lòng nhận lấy, chính là khúc không hầu nàng đàn.
Phong ba chuyện truy phong Ôn Thành dần lắng xuống, kim thượng lại như cảm thấy áy náy với hoàng hậu, có ý muốn bồi thường, nên gần đây đối xử với bà rất tốt. Bữa tiệc mừng thọ hôm ấy, kim thượng đặc biệt mời rất nhiều thân thích hậu tộc tham dự, trong đó bao gồm cả cha con Tào Dật.
Tiệc bày ở Quần Ngọc Điện trong Hậu uyển, giữa nam tử hậu tộc và cung quyến buông một lớp rèm ngăn cách. Rượu qua vài tuần, có nội thị xướng danh nghênh công chúa, công chúa lộng lẫy đi vào, tấu vang không hầu sau bức rèm.
Khúc nàng chọn đàn là “Thanh bình nhạc”. Khi mười ngón tay nàng gảy búng nên chuỗi nhạc đầu tiên, Tào Bình ngoài rèm hơi trố mắt, ngước lên trông hướng công chúa ngồi.
Ta nghĩ công chúa hẳn là biết giờ khắc này Tào Bình đang nhìn mình, song nàng chẳng có ý định cho cậu một cái liếc mắt, rèm mi buông rủ, vẫn rành rọt gảy dây đâu ra đấy, khóe miệng loáng thoáng một nụ cười, nhưng lại dè dặt mà lãnh đạm.
Mấy năm nay, công chúa và Tào Bình cũng từng có cơ hội gặp mặt trong một số buổi tiệc rượu hoặc dạo vườn, nhưng công chúa một mực tránh né, không gặp lại cậu. Ta cũng chẳng ngờ nàng bướng bỉnh đến thế, trước đây Tào Bình chẳng qua chỉ nhìn Lư Dĩnh Nương nhiều hơn dăm cái liếc mà nàng đã lập tức người dưng nước lã với cậu kể từ đó.
Khúc “Thanh bình nhạc” của công chúa bây giờ thùy mị thanh tao, so với cách diễn dịch của Lư Dĩnh Nương năm đó còn trội thêm mấy phần cao quý. Khúc hết, mọi người đều hết lời khen ngợi. Công chúa đứng dậy bái tạ, nói lời chúc mừng hoàng hậu rồi xin cáo lui đi thay y phục, dẫn ta và hai thị nữ ra khỏi điện.
Đương đi tới bên Dao Tân Trì, cách đó không xa phía trước chợt truyền đến tiếng sáo, cũng là “Thanh bình nhạc”. Công chúa sững người, không khỏi bước về hướng đó mấy bước như tìm kiếm điều gì.
Sau hòn giả sơn bằng đá chồng ven hồ lộ ra một góc áo, là màu trời nước xanh biếc thanh nhã. Theo bước chân công chúa lại gần, người mặc tấm áo biếc cũng dịch bước đi ra, thổi sáo rồng trong gió mát lồng lộng, ống tay rộng tung bay, đôi mắt đẹp nhìn về phía công chúa như cười như không, ánh mắt và giai điệu tiếng sáo vấn vít phất qua khóe mắt đuôi mày công chúa.
Ta thầm thở dài. Chàng trai này bây giờ còn cuốn hút hơn năm đó, đối với công chúa cũng càng nguy hiểm hơn.
Tấu xong một đoạn dưới cái nhìn chăm chú đến thất thần của công chúa, Tào Bình hạ cây sáo rồng xuống, mỉm cười hỏi nàng: “Từ biệt gần năm năm, công chúa vẫn khỏe chứ?”
Công chúa khẽ cắn môi, không trả lời, xoay người muốn đi.
“Công chúa,” Tào Bình gọi nàng, tiến vài bước lại gần nàng, nghiêng đầu cúi người đến là nhã nhặn, nhẹ giọng nói: “Thần có một chuyện nghĩ mãi không ra, mong công chúa chỉ giáo.”
Công chúa do dự, nhưng cuối cùng vẫn đáp: “Chuyện gì?”
“Vì sao sau tết Càn Nguyên bốn năm trước, công chúa lại luôn tránh thần không gặp?” Cậu vẫn cười rất ôn hòa, câu hỏi hỏi ra thì lại rất trực tiếp.
Hai mắt công chúa dâng lên ánh lệ. Nàng vẫn duy trì tư thế đưa lưng về phía cậu, không để cậu phát hiện ra sự xúc động của mình lúc này. Trầm mặc một lát, nàng rảo bước bỏ đi, cái sau cùng để lại cho cậu là một đáp án lặng im.
Công chúa thay y phục xong trở lại điện, vô tình cố ý lướt mắt qua chỗ ngồi dành cho khách nam. Ta biết nàng muốn tìm gì, nhưng Tào Bình cũng không ở đó.
Ta lặng lẽ rời đi, không lâu sau trở về, nhỏ giọng báo cho nàng biết hướng đi của Tào Bình: “Tào công tử vẫn đang ở bên Dao Tân Trì, ngồi dưới cây liễu thất thần nhìn về phương xa… Trời mưa, cậu cũng không có ý đi tránh.”
Công chúa ngồi ngay ngắn, làm như không nghe thấy lời ta. Một lúc lâu sau, nàng mới quay đầu lại gọi ta, khẽ giọng phân phó: “Bảo người đưa cho hắn cái ô đi.”
Câu phân phó này cho thấy chung quy nàng vẫn không coi cậu là người dưng, qua đây, ta cảm giác được chuyện tình của đôi thiếu nam thiếu nữ này – nếu có thể coi tình cảm như ẩn như hiện ấy là chuyện tình – hãy còn cơ kéo dài. Mà vài ngày sau, một chuyện bất ngờ cũng đã chứng minh cho cảm giác đó.
Ngày ấy, vị nhạc sư vốn luôn đúng giờ đến dạy công chúa không tới, người vào Nghi Phượng Các cầu kiến công chúa lại là Lư Dĩnh Nương nàng chán ghét xưa nay. Lư Dĩnh Nương bẩm báo công chúa, vị nhạc sư cũ hôm nay bị ốm nên đặc biệt phái cô tới xin nghỉ với công chúa, công chúa có chỗ nào khó hiểu cần giải thích, có thể hỏi Dĩnh Nương.
Công chúa lạnh mặt, nói hôm nay không có vấn đề gì cần thỉnh giáo, bảo Dĩnh Nương đi về. Dĩnh Nương thưa dạ, lui tới cửa, công chúa lại gọi cô lại, nói: “Thôi, đã tới rồi thì tấu một khúc cho ta nghe đi.”
Dĩnh Nương ưng thuận, quay lại ngồi vào chỗ, mỉm cười hỏi: “Công chúa muốn nghe gì ạ?”
Công chúa đáp: “‘Thanh bình nhạc’.”
Dĩnh Nương cười: “Trong bữa tiệc mừng thọ hoàng hậu, khúc ‘Thanh bình nhạc’ của công chúa choáng ngợp bốn bề, thiếp mà tấu khúc này há chẳng phải múa rìu qua mắt thợ, học đòi vụng về ư?”
“Nào có,” công chúa lạnh nhạt nói, “Tết Càn Nguyên bốn năm trước, khúc ‘Thanh bình nhạc’ Dĩnh Nương cô tấu cùng Tào đại công tử mới gọi là choáng ngợp bốn bề. Ngón đàn tuyệt diệu, tư thái mỹ lệ của cô khiến mọi người khuynh đảo, mà giờ đây ta tấu khúc này mới là học đòi vụng về đó.”
“Công chúa đừng nói vậy, thiếp tổn thọ mất.” Dĩnh Nương vội cúi người bái tạ, sau đó, cô kể lại một chân tướng chưa từng cho ai biết khi ấy: “Nói ra mới đáng thẹn làm sao. Bận ấy thiếp nhận lệnh hợp tấu ‘Thanh bình nhạc’ cùng Tào đại công tử, chuyện đột ngột quá, trong lúc vội vàng thiếp cũng chẳng chuẩn bị cẩn thận được gì, chỉ bàn bạc đặng có vài câu với Tào công tử trước lúc diễn tấu, chi tiết phối hợp cũng là cậu ấy định. Lúc hợp tấu, thiếp lại quá đỗi khẩn trương, liên tiếp phạm sai lầm, không phải quên biến điệu theo cách Tào công tử biên khúc thì cũng là quên phối hợp chỗ phân hợp giữa không hầu và sáo rồng, làm cậu ấy cứ phải đánh mắt nhắc nhở suốt, thiếp xấu hổ hết sức, sai lại thêm sai…”
Cô chưa nói hết, công chúa đã trợn to hai mắt, một tay bắt lấy cánh tay cô, giọng hơi run run, hỏi: “Là cô đàn sai nên hắn mới nhìn cô?”
Dĩnh Nương gật đầu, chúm chím đáp: “Vâng. Khúc ấy đàn được tới cùng đều là nhờ Tào công tử phối hợp che đậy cho đấy ạ.”
“Thì ra là thế…” Công chúa buông Dĩnh Nương ra, ngơ ngẩn nhìn cô chằm chằm hồi lâu, bỗng bật cười không dứt, vùi đầu vào giữa cánh tay, tựa bàn không dậy nổi.
Dĩnh Nương thẹn thùng: “Thiếp lập lờ đánh lận con đen, để công chúa chê cười rồi.”
“Ôi, không phải ta cười cô đâu…” Công chúa vẫn nhoài người trên bàn, nhưng nghiêng đầu ngó cô, hai mắt như sao, lấp lánh ngập ánh vui mừng, “Cảm ơn cô, Dĩnh Nương. Sắc son của cô hôm nay đẹp lắm, hương lan xạ xông áo cũng rất thơm.”
1. Dĩnh Nương
Một vài biến hóa vi diệu của công chúa cũng khởi thủy vào năm Chí Hòa thứ hai.
Tảng sáng hôm lập hạ, như thường lệ, ta tới trước phòng công chúa, chuẩn bị đợi nàng rửa mặt chải đầu xong thì hầu hạ, Tiếu Diệp Nhi lại đi ra nói với ta, công chúa đã dậy từ sớm, sau khi gội đầu xức hương đã ra vườn hoa sau gác luyện đàn không hầu.
Ta lập tức ra sân sau tìm nàng. Chưa vào đã nghe thấy một chuỗi tiếng không hầu như nước chảy mây trôi theo gió tản ra, bay tới trước mặt.
Âm thanh ấy du dương trầm bổng, lại ngậm tình hàm vận, nghe mà lòng dạ bồng bềnh, trời đất cũng hóa trong xanh, đến chim chóc trên cây cũng như chợt quên ca hát.
Kể từ khi có không hầu, giữa ta và công chúa cơ hồ chẳng còn giấu nhau điều gì không nói nữa, nàng có thói quen đan một phần bí mật vào khúc không hầu, thế nên mỗi lần nghe nàng đàn, ta đều bất giác phỏng đoán tâm tư nàng như một phản xạ.
Ta bước chậm lại, khẽ khàng đến gần.
Nàng ngồi trước lan can bạch ngọc trong vườn thược dược. Thân bận áo đơn tay rộng bằng vải sa, eo quấn váy lựu đỏ thuần, mái tóc dài mới gội xong hãy còn ẩm, chưa vấn lên ngay mà để xõa sau lưng, đuôi tóc buông chấm làn váy la đỏ xếp li trải rộng, mái tóc đen tuyền uốn thành một độ cong mềm mại duyên dáng, nàng ngồi quỳ sau cây đàn không hầu sơn đen khắc vàng, cụp mi gảy dây.
Nàng chuyên chú diễn dịch khúc nhạc, không để ý tới ta lại gần, mãi đến khi tấu xong một khúc mới từ từ đứng lên, nghiêng người ngó ta.
“Hoài Cát, huynh đến rồi.” Nàng cười với ta, dáng vẻ yêu kiều, mắt mày xinh tươi.
Ánh mắt ta lướt qua nàng nhìn về vườn hoa phía sau – thược dược trong vườn đỏ thuần tươi thắm, màu sắc y hệt chiếc váy lựu của nàng, đang nở rộ rực lửa.
Năm nay nàng mười tám. Trước đây luôn cảm thấy tuổi thơ nàng đằng đẵng, tuy cũng từng nghĩ đến sẽ có một ngày nàng lớn lên, song lại chẳng ngờ ngày ấy tới nhanh đến thế, ta còn chưa kịp chuẩn bị tâm lí, nàng đã vụt thoắt trưởng thành.
Lớp vạt đỏ bên dưới chính là váy lựu, một kiểu trang phục bắt nguồn từ thời Đường, rất được các cô gái xem trọng, người mặc váy lựu thường là mỹ nhân nên cụm từ váy đỏ/váy lựu cũng thường được ví von với người đẹp.
Ngón đàn không hầu nàng luyện đã rất khá, đủ tốt để có thể lấy khúc tấu làm lễ vật quý giá công khai dâng lên cha mẹ trong những dịp đặc biệt. Chẳng hạn như sinh nhật hoàng hậu vào tháng Mười năm nay, quà mừng thọ công chúa hiến tặng, món lễ vật duy nhất hoàng hậu vui lòng nhận lấy, chính là khúc không hầu nàng đàn.
Phong ba chuyện truy phong Ôn Thành dần lắng xuống, kim thượng lại như cảm thấy áy náy với hoàng hậu, có ý muốn bồi thường, nên gần đây đối xử với bà rất tốt. Bữa tiệc mừng thọ hôm ấy, kim thượng đặc biệt mời rất nhiều thân thích hậu tộc tham dự, trong đó bao gồm cả cha con Tào Dật.
Tiệc bày ở Quần Ngọc Điện trong Hậu uyển, giữa nam tử hậu tộc và cung quyến buông một lớp rèm ngăn cách. Rượu qua vài tuần, có nội thị xướng danh nghênh công chúa, công chúa lộng lẫy đi vào, tấu vang không hầu sau bức rèm.
Khúc nàng chọn đàn là “Thanh bình nhạc”. Khi mười ngón tay nàng gảy búng nên chuỗi nhạc đầu tiên, Tào Bình ngoài rèm hơi trố mắt, ngước lên trông hướng công chúa ngồi.
Ta nghĩ công chúa hẳn là biết giờ khắc này Tào Bình đang nhìn mình, song nàng chẳng có ý định cho cậu một cái liếc mắt, rèm mi buông rủ, vẫn rành rọt gảy dây đâu ra đấy, khóe miệng loáng thoáng một nụ cười, nhưng lại dè dặt mà lãnh đạm.
Mấy năm nay, công chúa và Tào Bình cũng từng có cơ hội gặp mặt trong một số buổi tiệc rượu hoặc dạo vườn, nhưng công chúa một mực tránh né, không gặp lại cậu. Ta cũng chẳng ngờ nàng bướng bỉnh đến thế, trước đây Tào Bình chẳng qua chỉ nhìn Lư Dĩnh Nương nhiều hơn dăm cái liếc mà nàng đã lập tức người dưng nước lã với cậu kể từ đó.
Khúc “Thanh bình nhạc” của công chúa bây giờ thùy mị thanh tao, so với cách diễn dịch của Lư Dĩnh Nương năm đó còn trội thêm mấy phần cao quý. Khúc hết, mọi người đều hết lời khen ngợi. Công chúa đứng dậy bái tạ, nói lời chúc mừng hoàng hậu rồi xin cáo lui đi thay y phục, dẫn ta và hai thị nữ ra khỏi điện.
Đương đi tới bên Dao Tân Trì, cách đó không xa phía trước chợt truyền đến tiếng sáo, cũng là “Thanh bình nhạc”. Công chúa sững người, không khỏi bước về hướng đó mấy bước như tìm kiếm điều gì.
Sau hòn giả sơn bằng đá chồng ven hồ lộ ra một góc áo, là màu trời nước xanh biếc thanh nhã. Theo bước chân công chúa lại gần, người mặc tấm áo biếc cũng dịch bước đi ra, thổi sáo rồng trong gió mát lồng lộng, ống tay rộng tung bay, đôi mắt đẹp nhìn về phía công chúa như cười như không, ánh mắt và giai điệu tiếng sáo vấn vít phất qua khóe mắt đuôi mày công chúa.
Ta thầm thở dài. Chàng trai này bây giờ còn cuốn hút hơn năm đó, đối với công chúa cũng càng nguy hiểm hơn.
Tấu xong một đoạn dưới cái nhìn chăm chú đến thất thần của công chúa, Tào Bình hạ cây sáo rồng xuống, mỉm cười hỏi nàng: “Từ biệt gần năm năm, công chúa vẫn khỏe chứ?”
Công chúa khẽ cắn môi, không trả lời, xoay người muốn đi.
“Công chúa,” Tào Bình gọi nàng, tiến vài bước lại gần nàng, nghiêng đầu cúi người đến là nhã nhặn, nhẹ giọng nói: “Thần có một chuyện nghĩ mãi không ra, mong công chúa chỉ giáo.”
Công chúa do dự, nhưng cuối cùng vẫn đáp: “Chuyện gì?”
“Vì sao sau tết Càn Nguyên bốn năm trước, công chúa lại luôn tránh thần không gặp?” Cậu vẫn cười rất ôn hòa, câu hỏi hỏi ra thì lại rất trực tiếp.
Hai mắt công chúa dâng lên ánh lệ. Nàng vẫn duy trì tư thế đưa lưng về phía cậu, không để cậu phát hiện ra sự xúc động của mình lúc này. Trầm mặc một lát, nàng rảo bước bỏ đi, cái sau cùng để lại cho cậu là một đáp án lặng im.
Công chúa thay y phục xong trở lại điện, vô tình cố ý lướt mắt qua chỗ ngồi dành cho khách nam. Ta biết nàng muốn tìm gì, nhưng Tào Bình cũng không ở đó.
Ta lặng lẽ rời đi, không lâu sau trở về, nhỏ giọng báo cho nàng biết hướng đi của Tào Bình: “Tào công tử vẫn đang ở bên Dao Tân Trì, ngồi dưới cây liễu thất thần nhìn về phương xa… Trời mưa, cậu cũng không có ý đi tránh.”
Công chúa ngồi ngay ngắn, làm như không nghe thấy lời ta. Một lúc lâu sau, nàng mới quay đầu lại gọi ta, khẽ giọng phân phó: “Bảo người đưa cho hắn cái ô đi.”
Câu phân phó này cho thấy chung quy nàng vẫn không coi cậu là người dưng, qua đây, ta cảm giác được chuyện tình của đôi thiếu nam thiếu nữ này – nếu có thể coi tình cảm như ẩn như hiện ấy là chuyện tình – hãy còn cơ kéo dài. Mà vài ngày sau, một chuyện bất ngờ cũng đã chứng minh cho cảm giác đó.
Ngày ấy, vị nhạc sư vốn luôn đúng giờ đến dạy công chúa không tới, người vào Nghi Phượng Các cầu kiến công chúa lại là Lư Dĩnh Nương nàng chán ghét xưa nay. Lư Dĩnh Nương bẩm báo công chúa, vị nhạc sư cũ hôm nay bị ốm nên đặc biệt phái cô tới xin nghỉ với công chúa, công chúa có chỗ nào khó hiểu cần giải thích, có thể hỏi Dĩnh Nương.
Công chúa lạnh mặt, nói hôm nay không có vấn đề gì cần thỉnh giáo, bảo Dĩnh Nương đi về. Dĩnh Nương thưa dạ, lui tới cửa, công chúa lại gọi cô lại, nói: “Thôi, đã tới rồi thì tấu một khúc cho ta nghe đi.”
Dĩnh Nương ưng thuận, quay lại ngồi vào chỗ, mỉm cười hỏi: “Công chúa muốn nghe gì ạ?”
Công chúa đáp: “‘Thanh bình nhạc’.”
Dĩnh Nương cười: “Trong bữa tiệc mừng thọ hoàng hậu, khúc ‘Thanh bình nhạc’ của công chúa choáng ngợp bốn bề, thiếp mà tấu khúc này há chẳng phải múa rìu qua mắt thợ, học đòi vụng về ư?”
“Nào có,” công chúa lạnh nhạt nói, “Tết Càn Nguyên bốn năm trước, khúc ‘Thanh bình nhạc’ Dĩnh Nương cô tấu cùng Tào đại công tử mới gọi là choáng ngợp bốn bề. Ngón đàn tuyệt diệu, tư thái mỹ lệ của cô khiến mọi người khuynh đảo, mà giờ đây ta tấu khúc này mới là học đòi vụng về đó.”
“Công chúa đừng nói vậy, thiếp tổn thọ mất.” Dĩnh Nương vội cúi người bái tạ, sau đó, cô kể lại một chân tướng chưa từng cho ai biết khi ấy: “Nói ra mới đáng thẹn làm sao. Bận ấy thiếp nhận lệnh hợp tấu ‘Thanh bình nhạc’ cùng Tào đại công tử, chuyện đột ngột quá, trong lúc vội vàng thiếp cũng chẳng chuẩn bị cẩn thận được gì, chỉ bàn bạc đặng có vài câu với Tào công tử trước lúc diễn tấu, chi tiết phối hợp cũng là cậu ấy định. Lúc hợp tấu, thiếp lại quá đỗi khẩn trương, liên tiếp phạm sai lầm, không phải quên biến điệu theo cách Tào công tử biên khúc thì cũng là quên phối hợp chỗ phân hợp giữa không hầu và sáo rồng, làm cậu ấy cứ phải đánh mắt nhắc nhở suốt, thiếp xấu hổ hết sức, sai lại thêm sai…”
Cô chưa nói hết, công chúa đã trợn to hai mắt, một tay bắt lấy cánh tay cô, giọng hơi run run, hỏi: “Là cô đàn sai nên hắn mới nhìn cô?”
Dĩnh Nương gật đầu, chúm chím đáp: “Vâng. Khúc ấy đàn được tới cùng đều là nhờ Tào công tử phối hợp che đậy cho đấy ạ.”
“Thì ra là thế…” Công chúa buông Dĩnh Nương ra, ngơ ngẩn nhìn cô chằm chằm hồi lâu, bỗng bật cười không dứt, vùi đầu vào giữa cánh tay, tựa bàn không dậy nổi.
Dĩnh Nương thẹn thùng: “Thiếp lập lờ đánh lận con đen, để công chúa chê cười rồi.”
“Ôi, không phải ta cười cô đâu…” Công chúa vẫn nhoài người trên bàn, nhưng nghiêng đầu ngó cô, hai mắt như sao, lấp lánh ngập ánh vui mừng, “Cảm ơn cô, Dĩnh Nương. Sắc son của cô hôm nay đẹp lắm, hương lan xạ xông áo cũng rất thơm.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook