Cô Thành Bế
-
Quyển 5 - Chương 4: Mai đỏ
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Bên bờ sông Mẫn, bướm mai dập dờn, thiếu niên cởi tấm áo choàng lông cò trắng xuống, khoác lên vai thiếu nữ.
“Đừng để bị lạnh.” Cậu cười nói.
Bên trong cậu mặc áo bào kép tay rộng màu đỏ hoa mai, viền áo bằng gấm sắc son thiên thảo, lúc cử động, trong cổ áo, dưới ống tay lấp ló lớp áo đơn bằng sa trắng. Sắc điệu vốn diễm lệ, song dung nhan cậu ngời ngời xán lạn, thần thái cởi mở phóng khoáng, tưởng chừng như ẩn chứa ánh sáng nhật nguyệt, hòa quyện cùng màu sắc rực rỡ này ấy nhưng tuyệt không khiến người ta có cảm giác lẫn mùi son phấn bên trong.
Thiếu nữ nghiêng đầu cười đáp ứng, choàng tấm áo lông cò đan dệt tinh vi kia lên, toàn thân trắng muốt thanh nhã, chỉ duy có hai gò má là hây hây bừng đỏ, như mặc gió xuân thổi sắc hồng muôn cánh mai chung quanh nhuốm lên gương mặt.
Ấy là cảnh tượng ta trông thấy lúc tìm được công chúa và Tào Bình bên bờ sông Mẫn trong Ngọc Tân Viên.
Họ đưa lưng về phía ta, vai kề vai ngồi trên lối gỗ con đê, trước mặt là dòng nước xanh biếc, sau lưng là mai đỏ vạn cội.
Mai đỏ trong tuyết trắng.
Mai đỏ hé nhụy vốn là cảnh sắc vô song chốn Ngọc Tân đầu xuân. Loài mai này trong đỏ có tím, hoa dày như hạnh, hương thơm cũng từa tựa mùi hạnh, nguyên có xuất xứ từ Cô Tô, sau được Án Thù mang giống lên kinh thành trồng, nay trong đô chỉ có ở tất thảy ba nơi, cây trồng trong Ngọc Tân Viên được người phương Nam chăm sóc nên nở đẹp nhất. Tiết trời năm nay ấm lên quá sớm, vừa chớm tháng Giêng, hai bên bờ sông sắc xuân đã dập dìu, mây vờn bóng liễu non vàng, gió lướt mai đỏ tuyết trắng, cộng thêm đôi trai gái thanh tân như ngọc tạc phấn điểm đặt mình vào trong, cảnh tượng càng thêm tươi đẹp tựa một bức đan thanh kỳ công.
Lo lắng và chút tức giận vô hình trước đó lúc này lẳng lặng phai nhạt, ta dừng bước, lặng lẽ đứng dưới bóng cây cách họ không xa phía sau, cũng không lên tiếng quấy rầy họ.
Họ đang chuyên tâm chuyện trò vui vẻ, hoàn toàn không hay biết ta đã đến.
Tào Bình đại khái cũng chạy từ yến hội ra, bưng theo một mâm thức ăn, giờ đang đặt bên người. Cậu lựa một khúc sườn nướng đưa cho công chúa: “Công chúa nếm thử món này đi. Đây là thịt tỳ ly Khiết Đan, hiếm thấy trong kinh lắm đó.”
Công chúa không đón lấy ngay mà cúi đầu ngửi ngửi trước, sau đó nói: “Mùi hơi gây.”
“Tỳ ly này nuôi bằng sữa dê.” Tào Bình giải thích, lại khuyên nàng, “Thực ra mùi gây không nặng lắm đâu, công chúa nếm thử một miếng đi, béo ngậy thơm lắm.”
Cậu đưa khúc sườn tới bên miệng công chúa, công chúa cau mày cắn một miếng, vừa nhai mấy cái đã rộ ngay nụ cười: “Thơm thật đó.”
Bèn đón lấy, nhanh chóng gặm sạch thịt trên khúc xương. Tào Bình lại đưa cho nàng một nắm cơm: “Đây là cơm nấu bằng tủy cừu trắng và gạo nếp Ngự thiện cục làm theo kiểu Khiết Đan.”
Công chúa nói nắm cơm to quá, Tào Bình bèn bẻ ra chia với nàng, đợi công chúa ăn xong, lại lấy một thức gì đó nom như thịt khô chìa tới: “Đây là thịt ngỗng trời khô người Khiết Đan săn bằng hải đông thanh (*), cũng giống như thịt tỳ ly, là đồ sứ giả Khiết Đan mang đến cống nạp chuyến này.”
(*) Loài chim ưng được xưng là “thần của muôn ưng” ở vùng Mạc Bắc Trung Quốc.
Công chúa lại bắt đầu thưởng thức thịt ngỗng trời khô. Giữa chừng Tào Bình rót một chén sữa dê cho nàng, nàng không còn tay để tiếp, bèn dứt khoát cúi đầu uống cái chén trong tay Tào Bình.
Uống xong lại tập trung vào nhai gặm, dáng vẻ hết sức say sưa nồng nhiệt. Tào Bình ngắm nàng một lúc, chợt quay đầu về phía khói sóng biếc xanh bật cười.
Công chúa nuốt miếng ăn trong miệng, lấy làm ngạc nhiên: “Sao thế?”
Tào Bình cười nói: “Tối hôm trước thần mời công chúa ăn bánh, công chúa không chịu ăn, thần còn tưởng công chúa không ham thú ăn uống…”
Công chúa xấu hổ đỏ bừng cả tai, bỏ nửa miếng thịt ngỗng trời còn lại xuống, nhỏ giọng: “Ta không ăn nữa.”
“Công chúa đừng để bụng, không phải thần cười người đâu.” Tào Bình thu lại nụ cười, ôn hòa giải thích với nàng, “Thần thấy công chúa thích ăn đồ thần mang đến cho người nên rất vui… Có lần thần mang đồ ăn ngon về cho đám thị nữ trong nhà, họ rõ ràng rất thích mà trước mặt thần lại cứ giả bộ sức ăn như mèo, chỉ nhấm nhấm cắn một hai xíu, thần nhìn mà phát ghét lên được.”
Cậu lại gắp một miếng cá cho công chúa, công chúa vẫn không chịu tiếp, cậu bèn đút miếng cá vào miệng mình, nhai nhai hai cái rồi nuốt xuống, lại nhặt vài món khác bỏ cả miếng lớn vào miệng ăn, tiếp đó nói với công chúa: “Xem này, thần đã ăn nhiều hơn công chúa rồi, nếu thần còn cười công chúa thì công chúa cứ cười ngược lại thần là được.”
Công chúa nghe vậy nhoẻn cười, bấy giờ mới đón lấy miếng cá cậu một lần nữa đưa tới.
Họ tiếp tục thưởng thức mỹ thực Khiết Đan, thi thoảng lại cười đùa dăm câu, tiếng cười rộ lên kinh động đến đám chim trĩ gà lôi trắng phau sống ven sông, khiến chúng nhao nhao ngoái đầu ngó họ, rồi túm năm tụm ba dang cánh bay lên, cảnh tượng làm họ nhìn mà thích thú, càng thêm tíu tít nói cười liên miên.
Ta nhếch nhếch khóe miệng, cũng muốn cười theo họ, song chung quy chẳng thể cười lên được.
Trước mắt rõ ràng là cả vườn cảnh xuân, ta lại như cô độc lạc giữa gió xuân, mặc nó thổi đáy lòng hoang hoải.
Cuối cùng, ta vẫn không tiến lên quấy rầy công chúa mà yên lặng lui về con đường trước vườn mai, thấy có người tới thì lại gần tán gẫu, nương đó dắt hướng họ rời đi để họ khỏi phát hiện ra người đang ngồi bên đê là Tào Bình và công chúa.
Qua chừng một canh giờ, họ mới đứng dậy rời đi. Ta tránh vào nơi kín đáo, dõi mắt nhìn họ chia tay nhau trở về, sau đó chậm rãi quay lại lầu gác công chúa ngự.
“Hoài Cát, huynh vừa đi đâu vậy?” Nhác thấy ta, công chúa hỏi liền, trong giọng nói nhút nhát mang vẻ ân cần, cũng bao hàm chút thấp thỏm không yên, như sợ ta dò hỏi hay trách cứ. Chắc là Trương Thừa Chiếu đã nói gì đó với nàng.
Giờ nàng như đã coi ta thành người nhà giám thị nàng. Ý nghĩ này khiến lòng ta đượm vị đắng chát, nhưng ta vẫn cố gắng không để nó hiện lên thành sắc thành hình.
“Thần vào vườn tìm công chúa, nhưng không tìm thấy, đi mệt bèn vào đình trong vườn lê nghỉ chân chốc lát, bất giác ngủ mất, nãy mới tỉnh dậy, nghĩ hẳn công chúa đã về rồi nên lập tức quay lại đây.” Ta đáp lại nàng bằng một lời nói dối không có ác ý.
“À,” Công chúa thở phào một hơi, rồi ấp úng biện minh: “Ta đi xem voi… Một mình… Xem xong voi thì đi xem con nghê nước Thiên Trúc… Còn có tê giác… Với lại dê thần…”
Nàng tựa hồ không quen nói dối trước mặt ta, giọng càng nói càng nhỏ, mặt cũng không cầm được đỏ lên.
Ta mỉm cười với nàng, dùng vẻ mặt dịu dàng trấn an nàng: “Phải, sao thần lại không nghĩ ra nhỉ? Vốn công chúa đã nói từ trước là muốn đi xem voi rồi mà.”
Bên bờ sông Mẫn, bướm mai dập dờn, thiếu niên cởi tấm áo choàng lông cò trắng xuống, khoác lên vai thiếu nữ.
“Đừng để bị lạnh.” Cậu cười nói.
Bên trong cậu mặc áo bào kép tay rộng màu đỏ hoa mai, viền áo bằng gấm sắc son thiên thảo, lúc cử động, trong cổ áo, dưới ống tay lấp ló lớp áo đơn bằng sa trắng. Sắc điệu vốn diễm lệ, song dung nhan cậu ngời ngời xán lạn, thần thái cởi mở phóng khoáng, tưởng chừng như ẩn chứa ánh sáng nhật nguyệt, hòa quyện cùng màu sắc rực rỡ này ấy nhưng tuyệt không khiến người ta có cảm giác lẫn mùi son phấn bên trong.
Thiếu nữ nghiêng đầu cười đáp ứng, choàng tấm áo lông cò đan dệt tinh vi kia lên, toàn thân trắng muốt thanh nhã, chỉ duy có hai gò má là hây hây bừng đỏ, như mặc gió xuân thổi sắc hồng muôn cánh mai chung quanh nhuốm lên gương mặt.
Ấy là cảnh tượng ta trông thấy lúc tìm được công chúa và Tào Bình bên bờ sông Mẫn trong Ngọc Tân Viên.
Họ đưa lưng về phía ta, vai kề vai ngồi trên lối gỗ con đê, trước mặt là dòng nước xanh biếc, sau lưng là mai đỏ vạn cội.
Mai đỏ trong tuyết trắng.
Mai đỏ hé nhụy vốn là cảnh sắc vô song chốn Ngọc Tân đầu xuân. Loài mai này trong đỏ có tím, hoa dày như hạnh, hương thơm cũng từa tựa mùi hạnh, nguyên có xuất xứ từ Cô Tô, sau được Án Thù mang giống lên kinh thành trồng, nay trong đô chỉ có ở tất thảy ba nơi, cây trồng trong Ngọc Tân Viên được người phương Nam chăm sóc nên nở đẹp nhất. Tiết trời năm nay ấm lên quá sớm, vừa chớm tháng Giêng, hai bên bờ sông sắc xuân đã dập dìu, mây vờn bóng liễu non vàng, gió lướt mai đỏ tuyết trắng, cộng thêm đôi trai gái thanh tân như ngọc tạc phấn điểm đặt mình vào trong, cảnh tượng càng thêm tươi đẹp tựa một bức đan thanh kỳ công.
Lo lắng và chút tức giận vô hình trước đó lúc này lẳng lặng phai nhạt, ta dừng bước, lặng lẽ đứng dưới bóng cây cách họ không xa phía sau, cũng không lên tiếng quấy rầy họ.
Họ đang chuyên tâm chuyện trò vui vẻ, hoàn toàn không hay biết ta đã đến.
Tào Bình đại khái cũng chạy từ yến hội ra, bưng theo một mâm thức ăn, giờ đang đặt bên người. Cậu lựa một khúc sườn nướng đưa cho công chúa: “Công chúa nếm thử món này đi. Đây là thịt tỳ ly Khiết Đan, hiếm thấy trong kinh lắm đó.”
Công chúa không đón lấy ngay mà cúi đầu ngửi ngửi trước, sau đó nói: “Mùi hơi gây.”
“Tỳ ly này nuôi bằng sữa dê.” Tào Bình giải thích, lại khuyên nàng, “Thực ra mùi gây không nặng lắm đâu, công chúa nếm thử một miếng đi, béo ngậy thơm lắm.”
Cậu đưa khúc sườn tới bên miệng công chúa, công chúa cau mày cắn một miếng, vừa nhai mấy cái đã rộ ngay nụ cười: “Thơm thật đó.”
Bèn đón lấy, nhanh chóng gặm sạch thịt trên khúc xương. Tào Bình lại đưa cho nàng một nắm cơm: “Đây là cơm nấu bằng tủy cừu trắng và gạo nếp Ngự thiện cục làm theo kiểu Khiết Đan.”
Công chúa nói nắm cơm to quá, Tào Bình bèn bẻ ra chia với nàng, đợi công chúa ăn xong, lại lấy một thức gì đó nom như thịt khô chìa tới: “Đây là thịt ngỗng trời khô người Khiết Đan săn bằng hải đông thanh (*), cũng giống như thịt tỳ ly, là đồ sứ giả Khiết Đan mang đến cống nạp chuyến này.”
(*) Loài chim ưng được xưng là “thần của muôn ưng” ở vùng Mạc Bắc Trung Quốc.
Công chúa lại bắt đầu thưởng thức thịt ngỗng trời khô. Giữa chừng Tào Bình rót một chén sữa dê cho nàng, nàng không còn tay để tiếp, bèn dứt khoát cúi đầu uống cái chén trong tay Tào Bình.
Uống xong lại tập trung vào nhai gặm, dáng vẻ hết sức say sưa nồng nhiệt. Tào Bình ngắm nàng một lúc, chợt quay đầu về phía khói sóng biếc xanh bật cười.
Công chúa nuốt miếng ăn trong miệng, lấy làm ngạc nhiên: “Sao thế?”
Tào Bình cười nói: “Tối hôm trước thần mời công chúa ăn bánh, công chúa không chịu ăn, thần còn tưởng công chúa không ham thú ăn uống…”
Công chúa xấu hổ đỏ bừng cả tai, bỏ nửa miếng thịt ngỗng trời còn lại xuống, nhỏ giọng: “Ta không ăn nữa.”
“Công chúa đừng để bụng, không phải thần cười người đâu.” Tào Bình thu lại nụ cười, ôn hòa giải thích với nàng, “Thần thấy công chúa thích ăn đồ thần mang đến cho người nên rất vui… Có lần thần mang đồ ăn ngon về cho đám thị nữ trong nhà, họ rõ ràng rất thích mà trước mặt thần lại cứ giả bộ sức ăn như mèo, chỉ nhấm nhấm cắn một hai xíu, thần nhìn mà phát ghét lên được.”
Cậu lại gắp một miếng cá cho công chúa, công chúa vẫn không chịu tiếp, cậu bèn đút miếng cá vào miệng mình, nhai nhai hai cái rồi nuốt xuống, lại nhặt vài món khác bỏ cả miếng lớn vào miệng ăn, tiếp đó nói với công chúa: “Xem này, thần đã ăn nhiều hơn công chúa rồi, nếu thần còn cười công chúa thì công chúa cứ cười ngược lại thần là được.”
Công chúa nghe vậy nhoẻn cười, bấy giờ mới đón lấy miếng cá cậu một lần nữa đưa tới.
Họ tiếp tục thưởng thức mỹ thực Khiết Đan, thi thoảng lại cười đùa dăm câu, tiếng cười rộ lên kinh động đến đám chim trĩ gà lôi trắng phau sống ven sông, khiến chúng nhao nhao ngoái đầu ngó họ, rồi túm năm tụm ba dang cánh bay lên, cảnh tượng làm họ nhìn mà thích thú, càng thêm tíu tít nói cười liên miên.
Ta nhếch nhếch khóe miệng, cũng muốn cười theo họ, song chung quy chẳng thể cười lên được.
Trước mắt rõ ràng là cả vườn cảnh xuân, ta lại như cô độc lạc giữa gió xuân, mặc nó thổi đáy lòng hoang hoải.
Cuối cùng, ta vẫn không tiến lên quấy rầy công chúa mà yên lặng lui về con đường trước vườn mai, thấy có người tới thì lại gần tán gẫu, nương đó dắt hướng họ rời đi để họ khỏi phát hiện ra người đang ngồi bên đê là Tào Bình và công chúa.
Qua chừng một canh giờ, họ mới đứng dậy rời đi. Ta tránh vào nơi kín đáo, dõi mắt nhìn họ chia tay nhau trở về, sau đó chậm rãi quay lại lầu gác công chúa ngự.
“Hoài Cát, huynh vừa đi đâu vậy?” Nhác thấy ta, công chúa hỏi liền, trong giọng nói nhút nhát mang vẻ ân cần, cũng bao hàm chút thấp thỏm không yên, như sợ ta dò hỏi hay trách cứ. Chắc là Trương Thừa Chiếu đã nói gì đó với nàng.
Giờ nàng như đã coi ta thành người nhà giám thị nàng. Ý nghĩ này khiến lòng ta đượm vị đắng chát, nhưng ta vẫn cố gắng không để nó hiện lên thành sắc thành hình.
“Thần vào vườn tìm công chúa, nhưng không tìm thấy, đi mệt bèn vào đình trong vườn lê nghỉ chân chốc lát, bất giác ngủ mất, nãy mới tỉnh dậy, nghĩ hẳn công chúa đã về rồi nên lập tức quay lại đây.” Ta đáp lại nàng bằng một lời nói dối không có ác ý.
“À,” Công chúa thở phào một hơi, rồi ấp úng biện minh: “Ta đi xem voi… Một mình… Xem xong voi thì đi xem con nghê nước Thiên Trúc… Còn có tê giác… Với lại dê thần…”
Nàng tựa hồ không quen nói dối trước mặt ta, giọng càng nói càng nhỏ, mặt cũng không cầm được đỏ lên.
Ta mỉm cười với nàng, dùng vẻ mặt dịu dàng trấn an nàng: “Phải, sao thần lại không nghĩ ra nhỉ? Vốn công chúa đã nói từ trước là muốn đi xem voi rồi mà.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook