Cô Thành Bế
-
Quyển 2 - Chương 5: Mơ ủ
Trở lại gác, hai nương tử hãy còn đang ở trong uống trà, thấy kim thượng tới, vội vàng đứng dậy nghênh đón.
Kim thượng hỏi tình hình công chúa, Miêu chiêu dung đáp: “Ban nãy đi ngủ trưa, giờ đã tỉnh lại rồi, nhưng vẫn nằm dí trên giường không chịu dậy.”
Công chúa còn nhỏ tuổi, kim thượng trước nay vẫn gần gũi với nàng, chưa kiêng tránh gì nhiều, nghe chiêu dung nói vậy bèn tiện tay cầm một đĩa mơ ủ, món mứt kẹo thơm dịp Đoan Ngọ mà Ngự thiện cục mới dâng lên, nói: “Để ta đi nói chuyện với nó.”
Chiêu dung bằng lòng, gọi ta và một tiểu thị nữ tên là Gia Khánh Tử đi hầu hạ bên cửa phòng công chúa.
“Gia Khánh tử” vốn dùng để chỉ loại mận sinh trưởng trong phường Gia Khánh ở Lạc Dương thời Đường, có tiếng là thơm ngọt nên được gọi là Gia Khánh lý (*), truyền tới quốc triều, Gia Khánh tử trở thành mỹ danh của món mứt mận. Công chúa có bốn tiểu thị nữ chừng bảy tám tuổi, tên toàn do công chúa ban tặng, thảy đều đặt theo món ăn yêu thích, ba đứa còn lại lần lượt gọi là Tiếu Diệp Nhi, Vận Quả Nhi và Hương Duyên Tử (**).
(*) Lý (李) là quả mận.
(**) Tiếu diệp nhi là một món dùng bột chiên và mật đường tạo thành hình mặt cười, vận quả nhi là một loại kẹo mạch nha bọc mật đường, còn hương duyên tử thì là mứt làm từ quả thanh yên.
Gia Khánh Tử là đứa mới tới năm nay, vào gác lần đầu đúng lúc công chúa đang ăn cháo, Hàn thị thỉnh công chúa ban tên cho cô bé, công chúa ngó nó rồi hỏi nó họ gì, cô bé đáp là Khương. Vừa hay trong miệng công chúa đang nhai một miếng gừng lạt cước tử (*), nghe vậy tức thì hớn hở: “Vậy gọi ngươi là Lạt Cước Tử đi!”
(*) Lạt cước tử là món dưa cay muối từ rau cải và các loại gia vị cay, trong đó có gừng (gừng tiếng Hán gọi là khương).
Miêu chiêu dung nghe xong tức cười phản đối: “Nó lấy tên thế thật thì về sau biết ra ngoài gặp người khác thế nào?”
Công chúa cũng không khăng khăng, nói: “Vậy để con nghĩ lại.”
Ta thấy ánh mắt nàng rà soát khắp các món ăn trên bàn, toàn là rau diếp, đậu phụ vừng, chao gừng, củ cải cay, dưa chuột cải cay, đu đủ ngâm, cuối cùng lại liếc về phía bánh bao thịt lươn, lo nàng lại lấy cho tiểu cô nương người ta một cái tên kinh hãi thế tục khác, bèn mượn cơ hội đổi ly đĩa trống, đặt một đĩa Gia Khánh tử trước mặt nàng.
Quả nhiên đã kích thích cảm hứng cho nàng: “Ngươi lấy tên là Gia Khánh Tử đi, ta thích ăn món này lắm đó.”
Công chúa thích ăn mứt kẹo ngọt, nhưng dạo này đương lúc thay răng nên Miêu chiêu dung rất ít khi cho nàng ăn, nay kim thượng mang mơ ủ theo là để dỗ nàng vui.
Công chúa nằm trên giường, hiển nhiên là đã tỉnh, nghe phụ thân vào phòng lập tức xoay người vào trong giả bộ ngủ.
Kim thượng ngồi xuống đầu giường nàng, đưa mơ ủ tới dưới mũi nàng, cười gọi: “Huy Nhu, xem cha mang gì đến cho con này.”
Công chúa vẫn không nhúc nhích, cũng không đáp lời. Kim thượng bèn nói: “Là mơ ủ Đoan Ngọ mới làm xong đó, mật đang chảy từ trong vỏ mơ ra này, không ăn để lâu sẽ mất ngon mất.”
Mơ ủ là mứt kẹo thơm mùa này. Trước Đoan Ngọ, người đô thành sẽ bào xương bồ, gừng tươi, quả hạnh, mận và tía tô thành sợi, ngâm với mật đường, nhồi vào vỏ mơ chế thành, hương thơm dịu, vị chua ngọt, trước giờ vẫn luôn là món khoái khẩu của công chúa, huống hồ mỗi năm chỉ có mỗi một dịp tết Đoan Ngọ mà Miêu nương tử lại chẳng chịu cho ăn nhiều, thế nên lúc này trên tay kim thượng quả thật là một sự cám dỗ khổng lồ đối với nàng.
Công chúa khẽ động vai, trong lòng nhất định là đang khổ sở đấu tranh, nhưng sau cùng vẫn trụ vững, không phản ứng.
Kim thượng thở dài, lẩm bẩm như tự nhủ “Ngủ say ghê cơ…”, ngay sau đó gọi Gia Khánh Tử qua, đưa đĩa mứt trong tay cho nó, bảo: “Thưởng mơ ủ cho ngươi đấy, ngươi ăn một mình hay chia cho bọn Tiếu Diệp Nhi đều được.”
Gia Khánh Tử mừng rơn, nhận lấy rồi mới nhớ ra phải hành lễ tạ ơn, kim thượng cười khoát tay: “Thôi thôi, mau đi ăn đi.”
Lại nhìn sang công chúa, thấy nàng vẫn không có ý định mở mắt, kim thượng bèn đứng dậy, miệng nói: “Công chúa còn ngủ thì ta về trước vậy.”
Vừa nói vừa lẹ làng đi vào trong một bên màn che, nấp ở đó.
Công chúa hồi lâu không nghe thấy động tĩnh, hơi xoay người lại, mắt phải hé ra một cái khe, không thấy kim thượng đâu thì mở bừng hai mắt ngồi dậy, xác nhận phụ thân không ở trước mắt rồi, vén phắt chăn nhảy xuống, giày cũng không xỏ cứ thế chạy tới cạnh cửa thò đầu nhìn ra ngoài.
Vẫn chẳng thấy bóng dáng kim thượng, nàng quay sang hỏi ta: “Cha đi rồi?”
Ta mỉm cười cúi đầu.
“Ôi…” Nàng cho ấy là ta gật đầu, ánh mắt lập tức xám xịt, thất vọng hết sức.
Bấy giờ kim thượng cười to đi ra, công chúa trông thấy, hét lên một tiếng kinh hãi, nhanh chóng chạy về, nhảy lên giường kéo chăn bưng kín đầu, chỉ thấy dưới chăn hơi run run, cũng không biết công chúa là đang khóc hay đang cười.
Kim thượng đi tới kéo mạnh góc chăn ra, công chúa bị buộc phải lộ mặt, song hai mắt vẫn nhắm nghiền, miệng cũng mím thật chặt, tỏ vẻ không muốn nói chuyện với phụ thân.
“Ừ, không cười, nhất định không được cười,” Kim thượng giấu nụ cười đi, nói với công chúa, “Nếu không sẽ lộ chỗ răng khuyết ra mất.”
Công chúa không nhịn thêm được nữa, cười phì một tiếng, cuối cùng cũng mở mắt, nhìn kim thượng phản bác: “Cha lúc còn bé mới khuyết răng ấy!”
Kim thượng cười, hỏi nàng: “Không giận cha nữa?”
“Ưm…” Công chúa lưỡng lự, đáp rằng, “Con phải nghĩ đã…”
“Ha ha,” kim thượng gạt tóc trên trán công chúa, dịu dàng nói: “Hôm nay Huy Nhu không sai. Cha nói con có hơi lớn tiếng, nhưng tuyệt không phải là mắng con. Bát muội con không còn, Trương nương tử khó chịu trong lòng, rất dễ giận chó đánh mèo, nàng nói không muốn thấy con thì con cứ tạm thời theo ý nàng mà về trước đã. Người ở vào lúc mất đi người chí thân tựa như khi đổ bệnh nặng vậy, gặp chút chuyện không thuận lòng là không chịu nổi, vào những lúc thế này, nàng sẽ không chịu nghe con giải thích, con nói nhiều thêm bất kỳ câu gì cũng đều có thể khiến nàng khó chịu hơn, thế nên tốt nhất là đừng làm trái ý nàng, tránh đi là hơn cả.”
Công chúa liền hỏi: “Bà ấy đã không muốn thấy con thì sao cha còn bảo con mặc áo gai qua đó?”
Kim thượng cười cười bất đắc dĩ, bảo: “Thân cư nhà đế vương, nhất cử nhất động đều sẽ bị người đời để ý. Chuyện hiếu hỉ người thường có thể giấu hỉ nộ ái ố sâu trong lòng, không nhất thiết phải biểu lộ ra, nhưng chúng ta thì không được, chúng ta phải thuận theo ý thần dân mà buồn mà vui, còn phải thể hiện cái buồn vui ấy ra cho thiên hạ thấy. Bất kể Trương nương tử có muốn thấy con hay không, con đều phải đến lễ tế, mặc áo gai, bày tỏ sâu sắc niềm tiếc thương của hoàng trưởng nữ dành cho ấu muội cho thần dân thấy. Trương nương tử tuy nói không muốn gặp con nhưng nếu con không đi, nàng sẽ càng nghi ngờ chuyện lúc trước, nói con chột dạ hoặc hổ thẹn. Vả lại, bản thân con cũng muốn đi mà, không phải à?”
Công chúa gật đầu, chán nản nói: “Vâng, Ấu Ngộ qua đời, con cũng rất đau xót…” lại nhìn phụ thân, vươn tay lên xoa mặt ngài, công chúa hỏi: “Cha đã khá hơn chút nào chưa ạ? Mấy ngày nay quầng mắt thâm hết cả lại rồi.”
Kim thượng than: “Cha vẫn ổn. Người thương tâm nhất là Trương nương tử ấy, khóc bã cả người, thì ra trong mắt con người ta có thể tích trữ nhiều nước mắt đến thế… Cho nên sắp tới con đừng chọc tức nàng, nàng có nói con lời gì khó nghe cũng nhịn tạm đấy đã, giận quá thì hít sâu một hơi, ngẫm xem nếu như con là nàng, có phải cũng sẽ như vậy không. Nghĩ nhiều rồi khắc sẽ không tức giận nữa.”
Công chúa đồng ý, lại bỗng hỏi phụ thân: “Cha, bình thường đám quan lại phê bình cha cũng không thấy cha tức giận, có phải là cũng hít sâu, suy ngẫm rồi nhịn xuống như thế này không?”
Kim thượng sửng sốt, chợt cười ngỏn ngoẻn: “Đúng vậy đúng vậy, bình thường đều là vậy… Có điều, cũng có lúc nhịn không được, vẫn thấy giận tím mặt, chỉ hận không thể đâm đầu vào cột rồng.”
Công chúa nghe thế cũng bật cười thành tiếng. Kim thượng vuốt vuốt mũi nàng, hỏi: “Giờ đã hết giận chưa?”
Công chúa cười ngồi quỳ dậy, ôm cổ phụ thân, ghé vào tai ngài nói thật rõ ràng: “Cha, thực ra con đã hết giận cha từ sớm rồi, vừa nãy chỉ là ngại nói chuyện với cha… Dẫu cha có mắng con thật cũng không sao… Cha mắng con, con sẽ buồn, nhưng nếu mắng con rồi cha sẽ dễ chịu hơn phần nào, vậy con bằng lòng bị cha mắng… Nếu giữa cha và con nhất định phải có một người buồn khổ, hãy để con làm người ấy đi.”
Mấy câu này làm kim thượng cảm động khôn xiết, không khỏi ôm ghì lấy công chúa, nói với nàng: “Cha sẽ không để Huy Nhu buồn khổ… Con là con gái ngoan của cha, con muốn gì cha sẽ cho con cái đó, miễn là cha cho được…”
“Thế…con muốn mơ ủ! Cái này cha chắc chắn cho được.” Công chúa hớn hở ra mặt, tiện thể đề yêu cầu, “Một đĩa không đủ, ít nhất phải hai đĩa!”
Kim thượng lắc đầu cười, lập tức sai ta đi lấy hai đĩa qua đây.
Công chúa đón lấy một đĩa mơ ủ từ tay ta, ôm trong lòng nhấm nhấp từng quả, thỉnh thoảng lại ngước mắt nhìn phụ thân, thấy ngài trước sau vẫn mỉm cười xem mình, bèn cất tiếng: “Cha, con muốn xin cha đồng ý một việc.”
“Ồ, gì nào?”
“Sau này lúc con tức giận, cha lại mang thức ăn ngon qua đây nữa nhé, nếu thấy con không đếm xỉa hoặc nói không muốn, cha nhất định đừng từ bỏ, nhất định phải gắng đút cho con ăn.”
Kim thượng hỏi tình hình công chúa, Miêu chiêu dung đáp: “Ban nãy đi ngủ trưa, giờ đã tỉnh lại rồi, nhưng vẫn nằm dí trên giường không chịu dậy.”
Công chúa còn nhỏ tuổi, kim thượng trước nay vẫn gần gũi với nàng, chưa kiêng tránh gì nhiều, nghe chiêu dung nói vậy bèn tiện tay cầm một đĩa mơ ủ, món mứt kẹo thơm dịp Đoan Ngọ mà Ngự thiện cục mới dâng lên, nói: “Để ta đi nói chuyện với nó.”
Chiêu dung bằng lòng, gọi ta và một tiểu thị nữ tên là Gia Khánh Tử đi hầu hạ bên cửa phòng công chúa.
“Gia Khánh tử” vốn dùng để chỉ loại mận sinh trưởng trong phường Gia Khánh ở Lạc Dương thời Đường, có tiếng là thơm ngọt nên được gọi là Gia Khánh lý (*), truyền tới quốc triều, Gia Khánh tử trở thành mỹ danh của món mứt mận. Công chúa có bốn tiểu thị nữ chừng bảy tám tuổi, tên toàn do công chúa ban tặng, thảy đều đặt theo món ăn yêu thích, ba đứa còn lại lần lượt gọi là Tiếu Diệp Nhi, Vận Quả Nhi và Hương Duyên Tử (**).
(*) Lý (李) là quả mận.
(**) Tiếu diệp nhi là một món dùng bột chiên và mật đường tạo thành hình mặt cười, vận quả nhi là một loại kẹo mạch nha bọc mật đường, còn hương duyên tử thì là mứt làm từ quả thanh yên.
Gia Khánh Tử là đứa mới tới năm nay, vào gác lần đầu đúng lúc công chúa đang ăn cháo, Hàn thị thỉnh công chúa ban tên cho cô bé, công chúa ngó nó rồi hỏi nó họ gì, cô bé đáp là Khương. Vừa hay trong miệng công chúa đang nhai một miếng gừng lạt cước tử (*), nghe vậy tức thì hớn hở: “Vậy gọi ngươi là Lạt Cước Tử đi!”
(*) Lạt cước tử là món dưa cay muối từ rau cải và các loại gia vị cay, trong đó có gừng (gừng tiếng Hán gọi là khương).
Miêu chiêu dung nghe xong tức cười phản đối: “Nó lấy tên thế thật thì về sau biết ra ngoài gặp người khác thế nào?”
Công chúa cũng không khăng khăng, nói: “Vậy để con nghĩ lại.”
Ta thấy ánh mắt nàng rà soát khắp các món ăn trên bàn, toàn là rau diếp, đậu phụ vừng, chao gừng, củ cải cay, dưa chuột cải cay, đu đủ ngâm, cuối cùng lại liếc về phía bánh bao thịt lươn, lo nàng lại lấy cho tiểu cô nương người ta một cái tên kinh hãi thế tục khác, bèn mượn cơ hội đổi ly đĩa trống, đặt một đĩa Gia Khánh tử trước mặt nàng.
Quả nhiên đã kích thích cảm hứng cho nàng: “Ngươi lấy tên là Gia Khánh Tử đi, ta thích ăn món này lắm đó.”
Công chúa thích ăn mứt kẹo ngọt, nhưng dạo này đương lúc thay răng nên Miêu chiêu dung rất ít khi cho nàng ăn, nay kim thượng mang mơ ủ theo là để dỗ nàng vui.
Công chúa nằm trên giường, hiển nhiên là đã tỉnh, nghe phụ thân vào phòng lập tức xoay người vào trong giả bộ ngủ.
Kim thượng ngồi xuống đầu giường nàng, đưa mơ ủ tới dưới mũi nàng, cười gọi: “Huy Nhu, xem cha mang gì đến cho con này.”
Công chúa vẫn không nhúc nhích, cũng không đáp lời. Kim thượng bèn nói: “Là mơ ủ Đoan Ngọ mới làm xong đó, mật đang chảy từ trong vỏ mơ ra này, không ăn để lâu sẽ mất ngon mất.”
Mơ ủ là mứt kẹo thơm mùa này. Trước Đoan Ngọ, người đô thành sẽ bào xương bồ, gừng tươi, quả hạnh, mận và tía tô thành sợi, ngâm với mật đường, nhồi vào vỏ mơ chế thành, hương thơm dịu, vị chua ngọt, trước giờ vẫn luôn là món khoái khẩu của công chúa, huống hồ mỗi năm chỉ có mỗi một dịp tết Đoan Ngọ mà Miêu nương tử lại chẳng chịu cho ăn nhiều, thế nên lúc này trên tay kim thượng quả thật là một sự cám dỗ khổng lồ đối với nàng.
Công chúa khẽ động vai, trong lòng nhất định là đang khổ sở đấu tranh, nhưng sau cùng vẫn trụ vững, không phản ứng.
Kim thượng thở dài, lẩm bẩm như tự nhủ “Ngủ say ghê cơ…”, ngay sau đó gọi Gia Khánh Tử qua, đưa đĩa mứt trong tay cho nó, bảo: “Thưởng mơ ủ cho ngươi đấy, ngươi ăn một mình hay chia cho bọn Tiếu Diệp Nhi đều được.”
Gia Khánh Tử mừng rơn, nhận lấy rồi mới nhớ ra phải hành lễ tạ ơn, kim thượng cười khoát tay: “Thôi thôi, mau đi ăn đi.”
Lại nhìn sang công chúa, thấy nàng vẫn không có ý định mở mắt, kim thượng bèn đứng dậy, miệng nói: “Công chúa còn ngủ thì ta về trước vậy.”
Vừa nói vừa lẹ làng đi vào trong một bên màn che, nấp ở đó.
Công chúa hồi lâu không nghe thấy động tĩnh, hơi xoay người lại, mắt phải hé ra một cái khe, không thấy kim thượng đâu thì mở bừng hai mắt ngồi dậy, xác nhận phụ thân không ở trước mắt rồi, vén phắt chăn nhảy xuống, giày cũng không xỏ cứ thế chạy tới cạnh cửa thò đầu nhìn ra ngoài.
Vẫn chẳng thấy bóng dáng kim thượng, nàng quay sang hỏi ta: “Cha đi rồi?”
Ta mỉm cười cúi đầu.
“Ôi…” Nàng cho ấy là ta gật đầu, ánh mắt lập tức xám xịt, thất vọng hết sức.
Bấy giờ kim thượng cười to đi ra, công chúa trông thấy, hét lên một tiếng kinh hãi, nhanh chóng chạy về, nhảy lên giường kéo chăn bưng kín đầu, chỉ thấy dưới chăn hơi run run, cũng không biết công chúa là đang khóc hay đang cười.
Kim thượng đi tới kéo mạnh góc chăn ra, công chúa bị buộc phải lộ mặt, song hai mắt vẫn nhắm nghiền, miệng cũng mím thật chặt, tỏ vẻ không muốn nói chuyện với phụ thân.
“Ừ, không cười, nhất định không được cười,” Kim thượng giấu nụ cười đi, nói với công chúa, “Nếu không sẽ lộ chỗ răng khuyết ra mất.”
Công chúa không nhịn thêm được nữa, cười phì một tiếng, cuối cùng cũng mở mắt, nhìn kim thượng phản bác: “Cha lúc còn bé mới khuyết răng ấy!”
Kim thượng cười, hỏi nàng: “Không giận cha nữa?”
“Ưm…” Công chúa lưỡng lự, đáp rằng, “Con phải nghĩ đã…”
“Ha ha,” kim thượng gạt tóc trên trán công chúa, dịu dàng nói: “Hôm nay Huy Nhu không sai. Cha nói con có hơi lớn tiếng, nhưng tuyệt không phải là mắng con. Bát muội con không còn, Trương nương tử khó chịu trong lòng, rất dễ giận chó đánh mèo, nàng nói không muốn thấy con thì con cứ tạm thời theo ý nàng mà về trước đã. Người ở vào lúc mất đi người chí thân tựa như khi đổ bệnh nặng vậy, gặp chút chuyện không thuận lòng là không chịu nổi, vào những lúc thế này, nàng sẽ không chịu nghe con giải thích, con nói nhiều thêm bất kỳ câu gì cũng đều có thể khiến nàng khó chịu hơn, thế nên tốt nhất là đừng làm trái ý nàng, tránh đi là hơn cả.”
Công chúa liền hỏi: “Bà ấy đã không muốn thấy con thì sao cha còn bảo con mặc áo gai qua đó?”
Kim thượng cười cười bất đắc dĩ, bảo: “Thân cư nhà đế vương, nhất cử nhất động đều sẽ bị người đời để ý. Chuyện hiếu hỉ người thường có thể giấu hỉ nộ ái ố sâu trong lòng, không nhất thiết phải biểu lộ ra, nhưng chúng ta thì không được, chúng ta phải thuận theo ý thần dân mà buồn mà vui, còn phải thể hiện cái buồn vui ấy ra cho thiên hạ thấy. Bất kể Trương nương tử có muốn thấy con hay không, con đều phải đến lễ tế, mặc áo gai, bày tỏ sâu sắc niềm tiếc thương của hoàng trưởng nữ dành cho ấu muội cho thần dân thấy. Trương nương tử tuy nói không muốn gặp con nhưng nếu con không đi, nàng sẽ càng nghi ngờ chuyện lúc trước, nói con chột dạ hoặc hổ thẹn. Vả lại, bản thân con cũng muốn đi mà, không phải à?”
Công chúa gật đầu, chán nản nói: “Vâng, Ấu Ngộ qua đời, con cũng rất đau xót…” lại nhìn phụ thân, vươn tay lên xoa mặt ngài, công chúa hỏi: “Cha đã khá hơn chút nào chưa ạ? Mấy ngày nay quầng mắt thâm hết cả lại rồi.”
Kim thượng than: “Cha vẫn ổn. Người thương tâm nhất là Trương nương tử ấy, khóc bã cả người, thì ra trong mắt con người ta có thể tích trữ nhiều nước mắt đến thế… Cho nên sắp tới con đừng chọc tức nàng, nàng có nói con lời gì khó nghe cũng nhịn tạm đấy đã, giận quá thì hít sâu một hơi, ngẫm xem nếu như con là nàng, có phải cũng sẽ như vậy không. Nghĩ nhiều rồi khắc sẽ không tức giận nữa.”
Công chúa đồng ý, lại bỗng hỏi phụ thân: “Cha, bình thường đám quan lại phê bình cha cũng không thấy cha tức giận, có phải là cũng hít sâu, suy ngẫm rồi nhịn xuống như thế này không?”
Kim thượng sửng sốt, chợt cười ngỏn ngoẻn: “Đúng vậy đúng vậy, bình thường đều là vậy… Có điều, cũng có lúc nhịn không được, vẫn thấy giận tím mặt, chỉ hận không thể đâm đầu vào cột rồng.”
Công chúa nghe thế cũng bật cười thành tiếng. Kim thượng vuốt vuốt mũi nàng, hỏi: “Giờ đã hết giận chưa?”
Công chúa cười ngồi quỳ dậy, ôm cổ phụ thân, ghé vào tai ngài nói thật rõ ràng: “Cha, thực ra con đã hết giận cha từ sớm rồi, vừa nãy chỉ là ngại nói chuyện với cha… Dẫu cha có mắng con thật cũng không sao… Cha mắng con, con sẽ buồn, nhưng nếu mắng con rồi cha sẽ dễ chịu hơn phần nào, vậy con bằng lòng bị cha mắng… Nếu giữa cha và con nhất định phải có một người buồn khổ, hãy để con làm người ấy đi.”
Mấy câu này làm kim thượng cảm động khôn xiết, không khỏi ôm ghì lấy công chúa, nói với nàng: “Cha sẽ không để Huy Nhu buồn khổ… Con là con gái ngoan của cha, con muốn gì cha sẽ cho con cái đó, miễn là cha cho được…”
“Thế…con muốn mơ ủ! Cái này cha chắc chắn cho được.” Công chúa hớn hở ra mặt, tiện thể đề yêu cầu, “Một đĩa không đủ, ít nhất phải hai đĩa!”
Kim thượng lắc đầu cười, lập tức sai ta đi lấy hai đĩa qua đây.
Công chúa đón lấy một đĩa mơ ủ từ tay ta, ôm trong lòng nhấm nhấp từng quả, thỉnh thoảng lại ngước mắt nhìn phụ thân, thấy ngài trước sau vẫn mỉm cười xem mình, bèn cất tiếng: “Cha, con muốn xin cha đồng ý một việc.”
“Ồ, gì nào?”
“Sau này lúc con tức giận, cha lại mang thức ăn ngon qua đây nữa nhé, nếu thấy con không đếm xỉa hoặc nói không muốn, cha nhất định đừng từ bỏ, nhất định phải gắng đút cho con ăn.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook