Cô Nàng Mộ Bên
-
Chương 50: Benny
Tôi như ở trên mấy trong mấy tuần đầu sau khi Désirée đưa Klara về nhà. Điều duy nhất khiến tôi hơi áy náy là tôi đã quên bỏ phim vào máy ảnh. Thế nên chúng tôi chẳng có tấm ảnh nào… Nhưng mọi việc rất tốt đẹp, cô ấy đã khỏe lại, và tôi mặc kệ tình trạng thảm hại trong nhà. Désirée tỏ ra hạnh phúc. Cô ấy cười rất nhiều và chấp nhận mọi chuyện. Sau đó cô ấy bắt tay vào dọn dẹp căn nhà lộn xộn.
Nhưng mặc dù Désirée được nghỉ thai sản và ở nhà, con cái không quấy khóc, cô ấy trở nên ngày càng căng thẳng. Một hôm, Désirée mệt mỏi nói với tôi là có cảm giác như cô ấy phải trả giá đắt. Nói xong cô ấy đi vào bếp và đóng sập cửa lại sau lưng.
Trả giá vì cái gì kia? Vì ba thiên thần bé nhỏ của chúng tôi, vì cuộc sống yên bình ở làng quê, vì bánh mì và sữa, vì những đêm chúng tôi đáng lẽ phải ngủ nhưng lại không thể không chạm vào nhau ư?
Mà tại sao lại trả giá? Tôi có bắt cô ấy giúp chăm sóc đàn bò, giống như mẹ tôi từng làm đâu? Chỉ có mỗi việc kiểm tra sữa, vì tôi không thể tự xoay xở được. Vào các dịp cuối tuần, để thỉnh thoảng tôi được rảnh rỗi và ngủ nướng một chút. Có thế thôi mà cô ấy cũng cự nự: “ Thế em thì sao, em được rảnh rỗi khi nào?”. Tôi đáp: “Em được nghỉ cả ngày ở nhà còn gì”. Giờ thì cô ấy được nghỉ ở nhà sáu tháng liền và chẳng cần phải vào thành phố ba ngày rưỡi mỗi tuần như lúc đi làm.
Ba ngày rưỡi trên bảy! Trong khi lũ bò khỉ gió ngày nào cũng phải vắt sữa!
Trước khi nghỉ sinh, Désirée chỉ phải làm việc ba phần tư thời gian tại thư viện. Công việc không nặng nhọc đến độ chai tay, có những hôm đến quá trưa cô ấy mới bắt đầu làm. Đồng ý là cô ấy còn phải đưa con đi nhà trẻ, nhưng bữa ăn sáng của chúng nhà trẻ lo liệu luôn rồi còn gì. Tôi á, tôi phải dậy từ năm rưỡi sáng, ngày nào cũng thế, rồi phải đi lại khẽ khàng để không đánh thức mấy mẹ con. Nhiều khi Désirée phải ở lại làm việc tại thư viện đến tám giờ tối, và tôi buộc phải đi đón mấy thằng bé đưa sang nhà Violet. Tôi không thích như thế tẹo nào, con ai người ấy chăm sóc chứ! Tôi muốn Désirée không đi làm nữa. Cô ấy luôn bảo tình hình tài chính bấp bênh, nhưng nhà trẻ được miễn phí còn gì, với lại việc di chuyển tới lui giữa nông trại và thành phố cũng tốn kém lắm. Nhưng cô ấy nói đó là sự nghỉ ngơi duy nhất mình có. Khi đến thư viện, cô ấy có thể làm điều mình thích mà không bị quấy rầy. Trong đó có cả chuyện đi vệ sinh một mình.
Tôi chắc chắn Désirée biết thừa là so với tôi, cô ấy thanh thản hơn nhiều. Mặc dù đôi khi cô ấy cũng cằn nhằn khi tôi lái máy kéo sang chơi với Bengt-Göran, hoặc khi tôi đi săn cùng với nhóm bạn. “Đã ba năm nay em không đi xem phim”, cố ấy bảo thế, “còn anh á, anh có thể đi xem khúc côn cầu bất cứ lúc nào!”. Gì cơ, thỉnh thoảng tôi cũng dẫn thằng Arvid đi cùng mà! Bengt-Göran thì chẳng bao giờ làm như thế.
Désirée phàn nàn việc giặt quần áo mất quá nhiều thời gian vì chúng tôi có đến năm người, thế nên tôi đã chia sẻ phần nào công việc đó bằng cách tự giặt bộ đồ bảo hộ lao động, thỉnh thoảng xử lý luôn cả tất và đồ lót nữa. Mẹ tôi mà biết được chắc chắn sẽ không yên nghỉ. Hồi còn độc thân, tôi cũng đã học sử dụng máy giặt rồi, có nặng nề gì lắm đâu. Thế mà Désirée chỉ nhìn tôi mà nói gọn lỏn: “Vậy ra, anh tự giặt quần áo của anh, còn tất cả những thứ khác, từ quần áo bọn trẻ đến khắn trải giường, khăn ăn, rèm cửa… đều là chuyện của em à?”
Nhưng tôi không nấu ăn. Cái gì cũng phải có giới hạn của nó. Đồng ý là mẹ tôi không phải đi làm ở bên ngoài, nhưng mẹ cũng phải chăm sóc tôi và đỡ đần bố trong chuồng bò gần như hằng ngày. Tôi không nói thẳng thừng như thế, đúng hơn là không nói thường xuyên, vì chẳng ích gì. Désirée không bao giờ chịu thua. Hôm nọ cô ấy bảo tôi: “Vâng, nhưng bà anh mới là người nấu gần như toàn bộ các bữa ăn trong nhà và trông anh. Dì anh thì lo dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ. Anh thấy đấy, với một lực lượng như thế thì em hoàn toàn có thể vừa làm việc ở thư viện, vừa giúp anh nuôi bò và điền các loại giấy tờ không thua chuyên gia!”
Chẳng bao giờ Désirée thừa nhận điều theo tôi mới là vấn đề chính: cô ấy gặp khó khăn trong việc quán xuyến nhà cửa. Désirée không biết lên kế hoạch. Đầu óc cô ấy rõ ràng nằm ở trên mây và đầy ứ các bản nhạc opera.
Như hôm qua chẳng hạn, tôi mời bác sĩ thú y uống cà phê sau khi hai chúng tôi đã vắt kiệt sức để đỡ đẻ cho ca sinh đôi của Rosamunda. Tôi đã báo trước với Désirée để cô ấy có thời gian chuẩn bị, rã đông vài cái bánh ngọt hoặc làm vài lát bánh mì phết mứt. Rốt cuộc tôi ngượng chín mặt khi chúng tôi vào nhà và trông thấy căn bếp lộn xộn như chuồng lợn, thằng Nils không ai chăm sóc đang vẽ bậy lên bức tường tôi vừa dán giấy, còn cà phê thì không hề có, vì Désirée quên mua.
Nếu không có mặt bác sĩ thú y ở đó, chắc tôi đã văng tục. Lúc ấy tôi đói muốn chết. Nhưng cô ấy tỏ ra bực dọc và hỏi xem tôi có trông bọn trẻ một lúc được hay không! Anita chắc chẳng bao giờ…
Ấy chết, tôi đã thề sẽ không bao giờ để cho suy nghĩ của mình đi lạc sang hướng đó. Vì tôi sẽ không đời nào đổi nàng Tôm của mình lấy ai khác, kể cả người đàn bà đẹp Julia Roberts. Cô ấy luôn là tình yêu muôn thủơ của tôi, nàng Tôm tai hại của tôi với đôi giày tụt đế, bãi nôn của con gái trên vai và mái tóc rối bù… Trước đây cô ấy chưa bao giờ chăm chút đến ngoại hình, và chắc chắn việc kết hôn với tôi cũng chẳng thể làm cô ấy thay đổi. Hôm nọ, khi tôi đi vào bếp để tìm cái kìm, cô ấy tự dưng nổi cáu đùng đùng, thậm chí còn nhắc đến việc đi tư vấn hôn nhân. Lúc đó tôi tự nhủ rằng: “Em mơ đấy à con Tôm bé nhỏ của anh, một khi đã đưa em lên thuyền, anh sẽ đưa em đến bến, cho dù có phải buộc em vào ghế ngồi. Với lại, em lấy đâu ra thời giờ để đi gặp nhà tư vấn trong khi thời gian đi xem phim còn chẳng có?”
- Em không biết anh có từng yêu em không nữa. – Désirée sụt sùi khi bị tôi buông vài câu bình phẩm về kế hoạch của mình ngày hôm đó. – Nhưng rõ ràng là anh hết yêu em rồi. Anh chỉ coi em như một con bé thực tập đến nông trại để làm các việc lặt vặt.
Chữ “yêu” của em mang nghĩa gì vậy? Phụ nữ toàn hỏi chuyện yêu đương, nhớ như in trong đầu ngày kỷ kiệm đám cưới, lễ tình nhân, và ôm cổ bạn để hỏi xem bạn có yêu họ hay không. Bengt-Göran đã mua xe mới cho Violet, còn tôi, trời ạ, tôi đã làm cả cái hiên nhà đẹp đẽ rồi kia mà?
Tôi nghĩ tình yêu của đàn ông cũng giống như bệnh nhồi máu ở phụ nữ, rất khó phát hiện, vì chúng có những biểu hiện khác thường!
Nhưng mặc dù Désirée được nghỉ thai sản và ở nhà, con cái không quấy khóc, cô ấy trở nên ngày càng căng thẳng. Một hôm, Désirée mệt mỏi nói với tôi là có cảm giác như cô ấy phải trả giá đắt. Nói xong cô ấy đi vào bếp và đóng sập cửa lại sau lưng.
Trả giá vì cái gì kia? Vì ba thiên thần bé nhỏ của chúng tôi, vì cuộc sống yên bình ở làng quê, vì bánh mì và sữa, vì những đêm chúng tôi đáng lẽ phải ngủ nhưng lại không thể không chạm vào nhau ư?
Mà tại sao lại trả giá? Tôi có bắt cô ấy giúp chăm sóc đàn bò, giống như mẹ tôi từng làm đâu? Chỉ có mỗi việc kiểm tra sữa, vì tôi không thể tự xoay xở được. Vào các dịp cuối tuần, để thỉnh thoảng tôi được rảnh rỗi và ngủ nướng một chút. Có thế thôi mà cô ấy cũng cự nự: “ Thế em thì sao, em được rảnh rỗi khi nào?”. Tôi đáp: “Em được nghỉ cả ngày ở nhà còn gì”. Giờ thì cô ấy được nghỉ ở nhà sáu tháng liền và chẳng cần phải vào thành phố ba ngày rưỡi mỗi tuần như lúc đi làm.
Ba ngày rưỡi trên bảy! Trong khi lũ bò khỉ gió ngày nào cũng phải vắt sữa!
Trước khi nghỉ sinh, Désirée chỉ phải làm việc ba phần tư thời gian tại thư viện. Công việc không nặng nhọc đến độ chai tay, có những hôm đến quá trưa cô ấy mới bắt đầu làm. Đồng ý là cô ấy còn phải đưa con đi nhà trẻ, nhưng bữa ăn sáng của chúng nhà trẻ lo liệu luôn rồi còn gì. Tôi á, tôi phải dậy từ năm rưỡi sáng, ngày nào cũng thế, rồi phải đi lại khẽ khàng để không đánh thức mấy mẹ con. Nhiều khi Désirée phải ở lại làm việc tại thư viện đến tám giờ tối, và tôi buộc phải đi đón mấy thằng bé đưa sang nhà Violet. Tôi không thích như thế tẹo nào, con ai người ấy chăm sóc chứ! Tôi muốn Désirée không đi làm nữa. Cô ấy luôn bảo tình hình tài chính bấp bênh, nhưng nhà trẻ được miễn phí còn gì, với lại việc di chuyển tới lui giữa nông trại và thành phố cũng tốn kém lắm. Nhưng cô ấy nói đó là sự nghỉ ngơi duy nhất mình có. Khi đến thư viện, cô ấy có thể làm điều mình thích mà không bị quấy rầy. Trong đó có cả chuyện đi vệ sinh một mình.
Tôi chắc chắn Désirée biết thừa là so với tôi, cô ấy thanh thản hơn nhiều. Mặc dù đôi khi cô ấy cũng cằn nhằn khi tôi lái máy kéo sang chơi với Bengt-Göran, hoặc khi tôi đi săn cùng với nhóm bạn. “Đã ba năm nay em không đi xem phim”, cố ấy bảo thế, “còn anh á, anh có thể đi xem khúc côn cầu bất cứ lúc nào!”. Gì cơ, thỉnh thoảng tôi cũng dẫn thằng Arvid đi cùng mà! Bengt-Göran thì chẳng bao giờ làm như thế.
Désirée phàn nàn việc giặt quần áo mất quá nhiều thời gian vì chúng tôi có đến năm người, thế nên tôi đã chia sẻ phần nào công việc đó bằng cách tự giặt bộ đồ bảo hộ lao động, thỉnh thoảng xử lý luôn cả tất và đồ lót nữa. Mẹ tôi mà biết được chắc chắn sẽ không yên nghỉ. Hồi còn độc thân, tôi cũng đã học sử dụng máy giặt rồi, có nặng nề gì lắm đâu. Thế mà Désirée chỉ nhìn tôi mà nói gọn lỏn: “Vậy ra, anh tự giặt quần áo của anh, còn tất cả những thứ khác, từ quần áo bọn trẻ đến khắn trải giường, khăn ăn, rèm cửa… đều là chuyện của em à?”
Nhưng tôi không nấu ăn. Cái gì cũng phải có giới hạn của nó. Đồng ý là mẹ tôi không phải đi làm ở bên ngoài, nhưng mẹ cũng phải chăm sóc tôi và đỡ đần bố trong chuồng bò gần như hằng ngày. Tôi không nói thẳng thừng như thế, đúng hơn là không nói thường xuyên, vì chẳng ích gì. Désirée không bao giờ chịu thua. Hôm nọ cô ấy bảo tôi: “Vâng, nhưng bà anh mới là người nấu gần như toàn bộ các bữa ăn trong nhà và trông anh. Dì anh thì lo dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ. Anh thấy đấy, với một lực lượng như thế thì em hoàn toàn có thể vừa làm việc ở thư viện, vừa giúp anh nuôi bò và điền các loại giấy tờ không thua chuyên gia!”
Chẳng bao giờ Désirée thừa nhận điều theo tôi mới là vấn đề chính: cô ấy gặp khó khăn trong việc quán xuyến nhà cửa. Désirée không biết lên kế hoạch. Đầu óc cô ấy rõ ràng nằm ở trên mây và đầy ứ các bản nhạc opera.
Như hôm qua chẳng hạn, tôi mời bác sĩ thú y uống cà phê sau khi hai chúng tôi đã vắt kiệt sức để đỡ đẻ cho ca sinh đôi của Rosamunda. Tôi đã báo trước với Désirée để cô ấy có thời gian chuẩn bị, rã đông vài cái bánh ngọt hoặc làm vài lát bánh mì phết mứt. Rốt cuộc tôi ngượng chín mặt khi chúng tôi vào nhà và trông thấy căn bếp lộn xộn như chuồng lợn, thằng Nils không ai chăm sóc đang vẽ bậy lên bức tường tôi vừa dán giấy, còn cà phê thì không hề có, vì Désirée quên mua.
Nếu không có mặt bác sĩ thú y ở đó, chắc tôi đã văng tục. Lúc ấy tôi đói muốn chết. Nhưng cô ấy tỏ ra bực dọc và hỏi xem tôi có trông bọn trẻ một lúc được hay không! Anita chắc chẳng bao giờ…
Ấy chết, tôi đã thề sẽ không bao giờ để cho suy nghĩ của mình đi lạc sang hướng đó. Vì tôi sẽ không đời nào đổi nàng Tôm của mình lấy ai khác, kể cả người đàn bà đẹp Julia Roberts. Cô ấy luôn là tình yêu muôn thủơ của tôi, nàng Tôm tai hại của tôi với đôi giày tụt đế, bãi nôn của con gái trên vai và mái tóc rối bù… Trước đây cô ấy chưa bao giờ chăm chút đến ngoại hình, và chắc chắn việc kết hôn với tôi cũng chẳng thể làm cô ấy thay đổi. Hôm nọ, khi tôi đi vào bếp để tìm cái kìm, cô ấy tự dưng nổi cáu đùng đùng, thậm chí còn nhắc đến việc đi tư vấn hôn nhân. Lúc đó tôi tự nhủ rằng: “Em mơ đấy à con Tôm bé nhỏ của anh, một khi đã đưa em lên thuyền, anh sẽ đưa em đến bến, cho dù có phải buộc em vào ghế ngồi. Với lại, em lấy đâu ra thời giờ để đi gặp nhà tư vấn trong khi thời gian đi xem phim còn chẳng có?”
- Em không biết anh có từng yêu em không nữa. – Désirée sụt sùi khi bị tôi buông vài câu bình phẩm về kế hoạch của mình ngày hôm đó. – Nhưng rõ ràng là anh hết yêu em rồi. Anh chỉ coi em như một con bé thực tập đến nông trại để làm các việc lặt vặt.
Chữ “yêu” của em mang nghĩa gì vậy? Phụ nữ toàn hỏi chuyện yêu đương, nhớ như in trong đầu ngày kỷ kiệm đám cưới, lễ tình nhân, và ôm cổ bạn để hỏi xem bạn có yêu họ hay không. Bengt-Göran đã mua xe mới cho Violet, còn tôi, trời ạ, tôi đã làm cả cái hiên nhà đẹp đẽ rồi kia mà?
Tôi nghĩ tình yêu của đàn ông cũng giống như bệnh nhồi máu ở phụ nữ, rất khó phát hiện, vì chúng có những biểu hiện khác thường!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook