Có Giọt Mưa Xuân Sà Vào Lòng Sông
-
Quyển 1 - Chương 2
Dinh thự của nhà họ Phan tại Hán Khẩu nằm ở khu Tô giới Pháp (*), đó là một tòa biệt thự mang màu trắng, được bao kín bởi những gốc đa cùng những rừng long não. Đây là một thế giới bí mật biệt lập với đời, người ngoài trông vào chẳng thể nhìn thấy cây cầu nhỏ bắc qua dòng nước, hay những khóm hoa mọc trên mặt hồ, họ chẳng tưởng tượng nổi nơi đây xa hoa lộng lẫy tới nhường nào.
(*) Tô giới Pháp: Trong đây có ý chỉ vùng đất thuộc Trung Quốc nhưng bị nhượng cho Pháp quản lý.
Cỏ cây tản mát thứ hương vị say đắm lòng người, những chú bồ câu hoang mang chiếc bụng màu xanh khói thong dong tản bộ trên mặt đất, mưa phùn thấm qua những ngọn cỏ cây đang dần trở sắc xanh ngắt rồi sà xuống đất. Đất trời cùng dệt nên một thước lụa mềm mại uyển chuyển.
Anh chuyển tới đây vào một ngày mùa xuân, trời cũng lất phất đổ mưa như hôm nay, khi ấy vườn hoa còn chưa được tỉa tót đẹp đẽ như bây giờ. Giờ nhìn lại, đó cũng đã là chuyện của hơn mười năm về trước rồi.
Cậu bé Cảnh Sâm từng phát hiện ra một gốc thủy tiên dại màu vàng dưới tán đa tươi tốt, sinh thời mẹ cậu thích nhất là thủy tiên. Cũng từng có một khoảng thời gian, mỗi năm trước khi Tết đến, mẹ lại nắm lấy bàn tay bé nhỏ của cậu, hai mẹ con cùng tới vườn hoa, trông chú Ngô – người làm vườn bị câm – đào từng hạt giống đã bắt đầu trổ mầm ra khỏi những hố đất hẵng còn đang ẩm ướt, dùng nước sạch rửa lại cẩn thận, rồi lại gieo chúng xuống chiếc bồn sứ Thanh Hoa be bé, hai mẹ con sẽ cùng đếm ngày, chờ những nụ hoa thơm dịu lần lượt bung nở, khi cả vườn hoa đã cùng trổ bông cũng là lúc bố cậu trở về nhà ăn Tết.
Đây là lần đầu Cảnh Sâm bắt gặp một bông thủy tiên cắm rễ dưới đất, phủ sắc vàng óng ánh thế này.
Đóa thủy tiên vàng này lớn hơn nhiều so với những bông thủy tiên khác cậu từng bắt gặp. Nó không có hương thơm, như thứ ánh sáng lấp lánh đọi đèn tỏa ra, soi sáng cho cậu bé lạnh lùng lặng lẽ nọ. Mưa phùn thả dọc mình theo hàng dây leo mà nhỏ giọt xuống đất, cậu bé vùi mặt vào đầu gối, cất nhịp thở nặng nề.
Chẳng biết Thịnh Đường đã đứng sau cậu từ bao giờ, ông khẽ kêu tên cậu, cậu rụt rè dùng mu bàn tay gạt lệ, rồi lại ngước mắt nhìn ông.
“Nếu mẹ con còn ở đây bà sẽ không muốn thấy con đau lòng đâu. Đợi khi nào con lớn, cha sẽ cho con theo cha kinh doanh, đàn ông có sự nghiệp rồi lòng dạ cũng trở nên khoáng đạt rộng lớn, mà một khi lòng con đã khoáng đạt, con sẽ không còn cảm thấy đau lòng nữa.”
Cậu ngước mắt nhìn người đàn ông ấy, dường như trong mắt ông cũng thấp thoáng ánh lệ, hoặc có lẽ đó chỉ là nước mưa.
Thịnh Đường xoa đầu cậu: “Đời người có vô vàn biến số, không ai biết trước được tương lai, và cũng chẳng ai thay đổi nổi quá khứ. Con trai, chúng ta đều phải tập làm quen, tập chấp nhận một cuộc sống khác xưa.”
Cảnh Sâm nghe lời gật đầu.
Chẳng mấy chốc, cuộc sống khác ấy đã bắt đầu. Gia đình họ có thêm thành viên mới.
Trước đó Cảnh Sâm không hề biết mình còn có một cậu em trai cùng một cô em gái nữa, cũng không biết mẹ của em trai em gái mình sẽ thay thế người mẹ đã khuất của cậu, trở thành nữ chủ nhân nhà họ Phan. Biến cố cuộc đời ập tới quá nhanh, khiến Cảnh Sâm của ngày thơ bé không kịp chuẩn bị, lại càng chẳng biết mình phải xoay xở ra sao.
Nhưng cậu rất hiểu chuyện. Thịnh Đường lên tiếng, dặn cậu phải yêu quý tôn trọng người mẹ mới, vậy là cậu bị buộc trở thành một đứa trẻ ngoan, vì cậu biết nếu mẹ còn sống, bà sẽ không cho phép cậu tỏ vẻ ngỗ ngược trước cha. Mà với tư cách con trai trưởng nhà họ Phan, mỗi hành động mỗi lời nói của cậu đều không thể có dù chỉ một chút sai lầm.
Cậu quan sát vị khách mới tới, lòng cậu tràn ngập cảm giác rối bời như mới tỉnh khỏi cơn mộng, ẩn chứa trong đó là cả nỗi sợ hãi bất an.
Bà Vân là mẹ mới của cậu, bà là một người phụ nữ Hồ Bắc xinh đẹp mảnh dẻ. Làn da bà trắng muốt, vẻ mặt ôn hòa dễ gần, giọng nói trong veo, âm cuối mỗi câu đều được bà kéo dài với vẻ nhu mì. Bà mỉm cười với Cảnh Sâm, gương mặt Cảnh Sâm thoắt đỏ, cậu cúi đầu. Người đàn ông mặc vest đen cười bảo: “A Sâm ngượng à. Anh rể, ngày mai em sẽ đưa hai thằng nhóc tới hiệu buôn Tây chơi, đây là lần đầu A Sâm tới Hán Khẩu, để cho thằng bé quen dần cũng hay.”
“Hai đứa còn bé lắm, cậu đừng dẫn nó đến hiệu buôn Tây, phải hiểu chuyện đã rồi mới đi học hỏi được.” Thịnh Đường vẫy tay với Cảnh Sâm, “Con qua đây.”
Cảnh Sâm tiến lại, Thịnh Đường nói: “Đây là em trai của mẹ mới, chú ấy là trợ thủ đắc lực nhất của bố tại Hán Khẩu, con phải gọi là cậu nhé, con chào cậu đi.”
Cảnh Sâm khẽ cúi người, giọng nói lí nhí như tiếng muỗi kêu: “Cậu.”
Vân Tú Thành vỗ vai khen cậu: “Đúng là một đứa trẻ ngoan.”
Thịnh Đường dịu dàng mỉm cười, rồi ông lại nhớ ra chuyện gì đó mà khẽ buông tiếng thở dài. Tú Thành hiểu ý, bèn cảm thán: “E là giờ cũng khó có cơ hội qua lại với họ hàng bên Quảng Châu nhỉ?”
Thịnh Đường gật đầu: “Người nhà mẹ thằng bé đi được thì đi, tan được cũng tan từ lâu rồi, dù có ở lại Quảng Châu cũng khó gặp mặt. Nhưng giờ anh có thể ở bên thằng bé nhiều hơn, coi như bù đắp cho nó phần nào.”
Bà Vân xen vào: “Nhất định em sẽ đối xử với thằng bé như con ruột của mình.”
Cảnh Sâm bứt rứt đứng kẹt giữa bọn họ, hai tay cậu đút túi quần đầy căng thẳng, đôi mắt đen láy đầy nỗi khiếp sợ, dè dặt quan sát vẻ mặt mỗi người ở đây. Cậu đã phát hiện trừ người quản gia Hà Sĩ Văn theo từ nhà cũ ở Quảng Châu tới, hầu hết người làm đều chẳng còn là những gương mặt quen thuộc nữa rồi, hôm nay nhà họ Vân cũng đem vài người ở tới cùng.
Ngoài cửa sổ là ánh mặt trời rực rỡ sau mưa, vạn vật bên ngoài đều như mang theo quầng sáng, loáng thoáng thấy vài bóng người rẽ quầng sáng ấy tiến lại: Hai vú nuôi lớn tuổi dắt theo cặp trai gái trắng trẻo mềm mại như hai cục bột bước từ ngoài vào.
Một đứa bé trai độ chừng năm tuổi, còn thêm cả bé gái hai tuổi, bé gái bước đi xiêu vẹo lảo đảo, vẫy cánh tay nhỏ mũm mĩm với Thịnh Đường, bé nũng nịu kêu lên: “Cha ơi, cha ơi!”
Thịnh Đường mỉm cười nói: “A Sâm, đây là em trai em gái con, giờ con có bạn chơi cùng rồi, con có vui không?”
Cảnh Sâm bừng tỉnh. Hóa ra em trai em gái cậu đã lớn nhường này. Ban đầu cậu tưởng bố mình vừa tìm mẹ mới được một hai năm nay thôi, ai ngờ xem ra bố đã có một gia đình tại Hán Khẩu rồi. Vậy thì cái gia đình của cậu và người mẹ đã khuất ở Quảng Châu là gì đây?
Cậu chỉ đứng im trong chốc lát rồi đã vội vã tiến lại bên chiếc bàn vuông kê cạnh cửa sổ, dưới chân bàn là chiếc hòm nhỏ đựng đồ chơi của cậu, cậu quỳ xuống, chậm rãi kéo nó lại, rồi mở ra, cậu cầm chiếc xe ô tô đồ chơi mình rất thích, bước tới trước mặt cậu bé con xa lạ mà cha nói là Cảnh Huyên, em hai của cậu.
Cảnh Sâm đặt chiếc xe ô tô đồ chơi vào tay cậu bé, nói: “Anh tặng em này.”
Tất cả mọi người có mặt ở đó cùng ngây ra như phỗng, sau khi bừng tỉnh, họ khen ngợi cậu luôn miệng.
Cậu em trai cất lời cảm ơn anh mình một cách rất đỗi tự nhiên, rồi cũng chia sẻ hai món đồ chơi xếp gỗ cùng cậu lính chì của mình cho anh, nói muốn chơi cùng anh. Hai anh em vừa gặp mặt mà như thân thiết đã lâu, mọi người đều rất hài lòng. Bà Vân muốn tỏ ý thân cận, bèn khẽ thơm lên má đứa con riêng, Cảnh Sâm ngẩn ra, không kịp phản ứng, một bàn tay be bé đã chợt đẩy mạnh vào hông cậu, đẩy cậu ra xa khỏi bà Vân, rồi gương mặt nhỏ xinh mang sắc hồng phấn lấn tới: “Không được không được! Không được thơm!”
Đây là câu đầu tiên cô nói với cậu.
Phan Cảnh Ninh hai tuổi mặc chiếc váy vải sa màu trắng, ống tay áo xếp nếp màu xanh lam, mái tóc đen óng mềm mại phủ xuống vai, thắt chiếc nơ bướm xanh to bự bằng lụa, lúc đẩy cậu, chiếc nơ cụp xuống, rủ lên phần tóc mái dày của cô, che mất hàng lông mày cong cong, cô ngúng nguẩy lắc đầu.
Cô có một cặp mắt đen láy to sáng, vốn nó chất chứa sự tức giận, nhưng lúc giao mắt với cậu, ánh mắt ấy lại dần biến thành sự tò mò.
“Ơ!” Cô nói.
“Ninh Ninh, đây là anh cả, con phải lễ phép chứ.” Bà Vân khẽ trách mắng, Cảnh Sâm đã cúi đầu lẳng lặng đứng im.
Cô bé quan sát người “anh cả” xa lạ này, cậu đứng đó, xem chừng rất tủi thân.
Cô thì thầm hỏi mẹ: “Mẹ anh ấy đâu rồi?”
Bà Vân khẽ nói: “Anh cả không có mẹ, con đừng làm anh cả buồn, biết chưa?”
Cảnh Ninh ậm ừ vâng một tiếng, không biết có hiểu hay không. Cảnh Sâm thoáng ngước mắt nhìn cô, cô bé con vùng khỏi tay mẹ, thích thú chạy khắp phòng khách, lại không chịu để bà vú dắt, cô bé phát hiện ra một thiên đường mới lạ thuộc về mình, bé muốn tự thám hiểm nó.
Cô bé chạy về phía chiếc hòm chứa đầy đồ chơi, nửa quỳ trên lớp thảm thêu hoa vàng, cô bé tìm được một chiếc cân trang trí bằng bạc, bèn dùng ngón tay bé xíu ngoắc nó lên, bàn cân và quả cân va phải nhau, phát ra tiếng vang lanh lảnh.
Cảnh Sâm cắn môi, lòng cậu nôn nao, đó là quà sinh nhật Thịnh Đường tặng cậu, nó từng là món đồ chơi cậu thích nhất, cậu vội vã đưa mắt liếc những người xung quanh, bọn họ đều nhìn cô bé kia bằng ánh mắt cưng chiều, vậy nên cậu chỉ im lặng.
Cuối cùng vẫn chỉ có Thịnh Đường chu đáo tỉ mỉ, ông cau mày nói: “Ninh Ninh, đây là đồ chơi của anh, anh không cho phép con thì con không được chạm vào.”
Cảnh Ninh còn chẳng buồn nhìn cha mình, một tay cô bé cầm cân, một tay nghịch ngợm lay cho quả cân đung đưa, rồi đột nhiên cô bé bò dậy, giơ chiếc cân trước mặt Cảnh Sâm, cô bé chớp đôi mắt to tròn: “Cho em nhé?”
Nụ cười của cô bé vô hại, chỉ có nét trong veo không đáy.
Thật ra có cho hay không thì bắt đầu từ bây giờ, tất cả đồ chơi trong cái nhà này sẽ không còn chỉ thuộc về mình cậu. Vậy là cậu gật đầu.
Nhưng chuyện xảy ra sau đó lại nằm ngoài dự liệu của cậu. Cô bé đặt món đồ chơi xuống thảm, bé kiễng chân lên, hai cánh tay vòng qua chân cậu, rồi lại kéo vạt áo cậu, cậu cúi người xuống, thứ hương thơm ngạt ngào trên người cô bé lan tới. Cô bé chu môi, vẫy tay, ý bảo cậu tiến lại gần, cậu nghe lời ghé lại, cô bé bèn vươn tay giữ đầu cậu, cặp mắt tròn xoe như nguồn suối trong, in cả vẻ mặt ngơ ngác của cậu, cô bé thình lình thơm một cái lên gò má cậu, bé híp mắt, vỗ tay hoan hỉ cất tiếng: “Thưởng này! Thưởng này!”
Mọi người cùng bật cười ha hả, ánh mắt họ tràn ngập sự ấm áp và vẻ khích lệ, Cảnh Sâm cũng không nén nổi nụ cười. Thịnh Đường nhìn cậu, đây là lần đầu tiên ông thấy đứa trẻ này cười kể từ khi bà Vinh qua đời.
Đám trẻ nô đùa cùng nhau, lúc trời trong, chúng phơi nắng, đá bóng ngoài vườn hoa, ánh mặt trời chiếu lên bãi cỏ, những ngọn cỏ xanh tươi cọ vào lòng bàn chân, khi đó Cảnh Sâm còn là một cậu bé mặc quần yếm và áo sơ mi caro.
Cảnh Ninh hai tuổi ngồi trong xe đẩy, chân đắp tấm thảm hoa nhỏ xinh bằng dạ, tay cầm ngọn cỏ đuôi chó, mỗi khi có chú bướm trắng bay qua, cô bé sẽ rụt ngọn cỏ lại, sợ làm phiền chuyến hành trình của đám bướm, ánh mắt lấp lánh lặng lẽ đuổi theo cánh bướm, nhưng chú bướm lại cứ nghịch ngợm bay đến trước mặt Cảnh Ninh, trêu đùa cô bé, cô bé vội vã rụt đầu vào, nhưng cũng chỉ có thể nấp sau tay vịn, bé kêu lên khe khẽ: “Trốn, trốn trốn!”
Các anh trai gọi bé con trong xe đẩy là “công chúa”, “con nhóc”, “em bé”, “chíp bông”, “đậu đậu”, dùng tất cả những danh xưng dễ thương nhất, lúc tâm trạng Cảnh Ninh tốt, cô bé sẽ mỉm cười gật đầu để đáp lại, hoặc là thẳng thừng vỗ hai tay, vui vẻ kêu lên: “A ha!”
Gió nhẹ thoảng qua, hoa trinh nữ lả tả rơi xuống tựa những bông tuyết, đóa hồng Pháp đẹp rực rỡ như tỏa ra thứ quầng sáng mềm mại, những tia sáng đẹp chẳng khác cảnh trong mộng. Ba đứa trẻ cùng chia nhau ăn chiếc bánh hạt dẻ, vì người lớn đã dặn không được để chúng ăn nhiều đồ ngọt quá nên mỗi đứa chỉ được nếm chút xíu. Cảnh Ninh muốn độc chiếm hạt dẻ trên bánh, nhưng các anh trai can, sợ cô bé không tiêu hóa nổi, Cảnh Ninh không được chiều ý liền khóc váng lên: “Hạt dẻ! Hạt dẻ bé cơ! Hạt dẻ bé của em!”
Nhưng chẳng những không ăn được hạt dẻ, cuối cùng cô bé còn bị gọi là “Bé Hạt Dẻ”.
“Xấu! Xấu!” Chân Bé Hạt Dẻ khua loạn lên trên xe đẩy, một chiếc giày rơi cả xuống đất.
Cô bé càng giận, hai anh trai lại càng vui, các bà vú trêu cô bé: “Ai xấu?”
Cô bé kêu to: “Xấu! Xấu!” Rồi chỉ hai cậu bé.
“Anh thấy con bé vui không?” Cảnh Huyên cười hỏi, rồi vò mái tóc đen dày của Cảnh Ninh, mặc cho cô bé vùng vẫy phản kháng, “Thuốc pháo!”
“Cậu hai tinh nghịch quá, cứ trêu em gái suốt!” Các bà vú cười mắng.
“Làm người ta tức lộn cả ruột!” Cậu hai học giọng nghiêm túc của quản gia Hà Sĩ Văn, cầm lọn tóc đuôi sam của em gái chỉ hướng anh mình, “Đúng là làm người ta tức lộn ruột! Lộn ruột!”
Cảnh Sâm cười, đánh tay cậu bé.
Cảnh Ninh sốt sắng tới độ đứng bật dậy, khiến xe đẩy khẽ nhúc nhích, Cảnh Sâm đỡ lấy cơ thể bé xinh mũm mĩm của cô bé, cô bé ngước mắt nhìn cậu, xem chừng đang rất tủi thân, Cảnh Sân bèn dịu giọng dỗ dành cô bé, vuốt gọn mái tóc rối bù của bé, rồi lại nhặt giày lên xỏ cho em, da thịt ấm sực nơi bàn chân giống hệt như ánh dương ấm áp.
“Cậu cả thương em gái, tốt quá rồi!” Các bà vú đồng loạt cảm thán, chỉ mình cô hầu A Mai là mặt lạnh tanh, ánh mắt sắc lẹm.
A Mai là cô hầu được bà Vinh đưa từ nhà mẹ đẻ theo khi lấy chồng, Cảnh Sâm được A Mai chăm sóc từ thuở lọt lòng cho đến tận năm ba tuổi, A Mai từng xin thôi việc một lần để về quê chăm sóc người mẹ góa bệnh liệt giường ở quê nhà. Sau khi mẹ ruột Cảnh Sâm qua đời, A Mai lại chủ động trở về chăm lo cho cuộc sống thường ngày của cậu. Gia đình bà Vân chuyển tới chưa được bao lâu thì A Mai tìm lý do xin thôi làm, vốn Thịnh Đường không để cô đi, vì cậu cả cần có một người được việc chăm sóc, nhưng A Mai rất kiên quyết, nói dù bà chủ mới rất hiền lành, chắc chắn sẽ đối xử rất tốt với cậu cả, nhưng mình lại nhớ thương chủ cũ, khó tránh khỏi có lời không đúng mực với bà chủ mới, chủ rộng lòng không tính toán, nhưng có khi các cô cậu trong nhà lại thấy không được thoải mái, vậy là Thịnh Đường không ngăn A Mai đi nữa.
A Mai bỏ đi rất dứt khoát, không mảy may lưu luyến. Người làm nhỏ to với nhau, bảo cậu cả thân thiết với gia đình bà chủ mới quá, khiến A Mai lạnh lòng, dù có là ai thì ở vào địa vị A Mai cũng khó thấy thoải mái nổi. Dẫu sao cậu cả do một tay A Mai chăm lo từ thuở lọt lòng, thế mà lúc đi cũng chẳng buồn tới tiễn.
Cậu cả chỉ ngồi trên chiếc giường nhỏ của mình, vẻ mặt vô cùng bình tĩnh, dưới giường có một đôi giày đá bóng bẩn thỉu, trước đó A Mai luôn là người mang chúng đi giặt.
Cảnh Sâm không hề thấy buồn, bà chủ mới của nhà họ Phan chăm sóc cậu như ruột thịt, cậu nên phụng dưỡng bà như mẹ cả, nếu cậu có thể có quan hệ hòa thuận mỹ mãn với anh em cùng cha khác mẹ thì chẳng khác nào dệt hoa trên gấm.
Trước giờ cậu chỉ làm những chuyện mình cho là đúng.
(*) Tô giới Pháp: Trong đây có ý chỉ vùng đất thuộc Trung Quốc nhưng bị nhượng cho Pháp quản lý.
Cỏ cây tản mát thứ hương vị say đắm lòng người, những chú bồ câu hoang mang chiếc bụng màu xanh khói thong dong tản bộ trên mặt đất, mưa phùn thấm qua những ngọn cỏ cây đang dần trở sắc xanh ngắt rồi sà xuống đất. Đất trời cùng dệt nên một thước lụa mềm mại uyển chuyển.
Anh chuyển tới đây vào một ngày mùa xuân, trời cũng lất phất đổ mưa như hôm nay, khi ấy vườn hoa còn chưa được tỉa tót đẹp đẽ như bây giờ. Giờ nhìn lại, đó cũng đã là chuyện của hơn mười năm về trước rồi.
Cậu bé Cảnh Sâm từng phát hiện ra một gốc thủy tiên dại màu vàng dưới tán đa tươi tốt, sinh thời mẹ cậu thích nhất là thủy tiên. Cũng từng có một khoảng thời gian, mỗi năm trước khi Tết đến, mẹ lại nắm lấy bàn tay bé nhỏ của cậu, hai mẹ con cùng tới vườn hoa, trông chú Ngô – người làm vườn bị câm – đào từng hạt giống đã bắt đầu trổ mầm ra khỏi những hố đất hẵng còn đang ẩm ướt, dùng nước sạch rửa lại cẩn thận, rồi lại gieo chúng xuống chiếc bồn sứ Thanh Hoa be bé, hai mẹ con sẽ cùng đếm ngày, chờ những nụ hoa thơm dịu lần lượt bung nở, khi cả vườn hoa đã cùng trổ bông cũng là lúc bố cậu trở về nhà ăn Tết.
Đây là lần đầu Cảnh Sâm bắt gặp một bông thủy tiên cắm rễ dưới đất, phủ sắc vàng óng ánh thế này.
Đóa thủy tiên vàng này lớn hơn nhiều so với những bông thủy tiên khác cậu từng bắt gặp. Nó không có hương thơm, như thứ ánh sáng lấp lánh đọi đèn tỏa ra, soi sáng cho cậu bé lạnh lùng lặng lẽ nọ. Mưa phùn thả dọc mình theo hàng dây leo mà nhỏ giọt xuống đất, cậu bé vùi mặt vào đầu gối, cất nhịp thở nặng nề.
Chẳng biết Thịnh Đường đã đứng sau cậu từ bao giờ, ông khẽ kêu tên cậu, cậu rụt rè dùng mu bàn tay gạt lệ, rồi lại ngước mắt nhìn ông.
“Nếu mẹ con còn ở đây bà sẽ không muốn thấy con đau lòng đâu. Đợi khi nào con lớn, cha sẽ cho con theo cha kinh doanh, đàn ông có sự nghiệp rồi lòng dạ cũng trở nên khoáng đạt rộng lớn, mà một khi lòng con đã khoáng đạt, con sẽ không còn cảm thấy đau lòng nữa.”
Cậu ngước mắt nhìn người đàn ông ấy, dường như trong mắt ông cũng thấp thoáng ánh lệ, hoặc có lẽ đó chỉ là nước mưa.
Thịnh Đường xoa đầu cậu: “Đời người có vô vàn biến số, không ai biết trước được tương lai, và cũng chẳng ai thay đổi nổi quá khứ. Con trai, chúng ta đều phải tập làm quen, tập chấp nhận một cuộc sống khác xưa.”
Cảnh Sâm nghe lời gật đầu.
Chẳng mấy chốc, cuộc sống khác ấy đã bắt đầu. Gia đình họ có thêm thành viên mới.
Trước đó Cảnh Sâm không hề biết mình còn có một cậu em trai cùng một cô em gái nữa, cũng không biết mẹ của em trai em gái mình sẽ thay thế người mẹ đã khuất của cậu, trở thành nữ chủ nhân nhà họ Phan. Biến cố cuộc đời ập tới quá nhanh, khiến Cảnh Sâm của ngày thơ bé không kịp chuẩn bị, lại càng chẳng biết mình phải xoay xở ra sao.
Nhưng cậu rất hiểu chuyện. Thịnh Đường lên tiếng, dặn cậu phải yêu quý tôn trọng người mẹ mới, vậy là cậu bị buộc trở thành một đứa trẻ ngoan, vì cậu biết nếu mẹ còn sống, bà sẽ không cho phép cậu tỏ vẻ ngỗ ngược trước cha. Mà với tư cách con trai trưởng nhà họ Phan, mỗi hành động mỗi lời nói của cậu đều không thể có dù chỉ một chút sai lầm.
Cậu quan sát vị khách mới tới, lòng cậu tràn ngập cảm giác rối bời như mới tỉnh khỏi cơn mộng, ẩn chứa trong đó là cả nỗi sợ hãi bất an.
Bà Vân là mẹ mới của cậu, bà là một người phụ nữ Hồ Bắc xinh đẹp mảnh dẻ. Làn da bà trắng muốt, vẻ mặt ôn hòa dễ gần, giọng nói trong veo, âm cuối mỗi câu đều được bà kéo dài với vẻ nhu mì. Bà mỉm cười với Cảnh Sâm, gương mặt Cảnh Sâm thoắt đỏ, cậu cúi đầu. Người đàn ông mặc vest đen cười bảo: “A Sâm ngượng à. Anh rể, ngày mai em sẽ đưa hai thằng nhóc tới hiệu buôn Tây chơi, đây là lần đầu A Sâm tới Hán Khẩu, để cho thằng bé quen dần cũng hay.”
“Hai đứa còn bé lắm, cậu đừng dẫn nó đến hiệu buôn Tây, phải hiểu chuyện đã rồi mới đi học hỏi được.” Thịnh Đường vẫy tay với Cảnh Sâm, “Con qua đây.”
Cảnh Sâm tiến lại, Thịnh Đường nói: “Đây là em trai của mẹ mới, chú ấy là trợ thủ đắc lực nhất của bố tại Hán Khẩu, con phải gọi là cậu nhé, con chào cậu đi.”
Cảnh Sâm khẽ cúi người, giọng nói lí nhí như tiếng muỗi kêu: “Cậu.”
Vân Tú Thành vỗ vai khen cậu: “Đúng là một đứa trẻ ngoan.”
Thịnh Đường dịu dàng mỉm cười, rồi ông lại nhớ ra chuyện gì đó mà khẽ buông tiếng thở dài. Tú Thành hiểu ý, bèn cảm thán: “E là giờ cũng khó có cơ hội qua lại với họ hàng bên Quảng Châu nhỉ?”
Thịnh Đường gật đầu: “Người nhà mẹ thằng bé đi được thì đi, tan được cũng tan từ lâu rồi, dù có ở lại Quảng Châu cũng khó gặp mặt. Nhưng giờ anh có thể ở bên thằng bé nhiều hơn, coi như bù đắp cho nó phần nào.”
Bà Vân xen vào: “Nhất định em sẽ đối xử với thằng bé như con ruột của mình.”
Cảnh Sâm bứt rứt đứng kẹt giữa bọn họ, hai tay cậu đút túi quần đầy căng thẳng, đôi mắt đen láy đầy nỗi khiếp sợ, dè dặt quan sát vẻ mặt mỗi người ở đây. Cậu đã phát hiện trừ người quản gia Hà Sĩ Văn theo từ nhà cũ ở Quảng Châu tới, hầu hết người làm đều chẳng còn là những gương mặt quen thuộc nữa rồi, hôm nay nhà họ Vân cũng đem vài người ở tới cùng.
Ngoài cửa sổ là ánh mặt trời rực rỡ sau mưa, vạn vật bên ngoài đều như mang theo quầng sáng, loáng thoáng thấy vài bóng người rẽ quầng sáng ấy tiến lại: Hai vú nuôi lớn tuổi dắt theo cặp trai gái trắng trẻo mềm mại như hai cục bột bước từ ngoài vào.
Một đứa bé trai độ chừng năm tuổi, còn thêm cả bé gái hai tuổi, bé gái bước đi xiêu vẹo lảo đảo, vẫy cánh tay nhỏ mũm mĩm với Thịnh Đường, bé nũng nịu kêu lên: “Cha ơi, cha ơi!”
Thịnh Đường mỉm cười nói: “A Sâm, đây là em trai em gái con, giờ con có bạn chơi cùng rồi, con có vui không?”
Cảnh Sâm bừng tỉnh. Hóa ra em trai em gái cậu đã lớn nhường này. Ban đầu cậu tưởng bố mình vừa tìm mẹ mới được một hai năm nay thôi, ai ngờ xem ra bố đã có một gia đình tại Hán Khẩu rồi. Vậy thì cái gia đình của cậu và người mẹ đã khuất ở Quảng Châu là gì đây?
Cậu chỉ đứng im trong chốc lát rồi đã vội vã tiến lại bên chiếc bàn vuông kê cạnh cửa sổ, dưới chân bàn là chiếc hòm nhỏ đựng đồ chơi của cậu, cậu quỳ xuống, chậm rãi kéo nó lại, rồi mở ra, cậu cầm chiếc xe ô tô đồ chơi mình rất thích, bước tới trước mặt cậu bé con xa lạ mà cha nói là Cảnh Huyên, em hai của cậu.
Cảnh Sâm đặt chiếc xe ô tô đồ chơi vào tay cậu bé, nói: “Anh tặng em này.”
Tất cả mọi người có mặt ở đó cùng ngây ra như phỗng, sau khi bừng tỉnh, họ khen ngợi cậu luôn miệng.
Cậu em trai cất lời cảm ơn anh mình một cách rất đỗi tự nhiên, rồi cũng chia sẻ hai món đồ chơi xếp gỗ cùng cậu lính chì của mình cho anh, nói muốn chơi cùng anh. Hai anh em vừa gặp mặt mà như thân thiết đã lâu, mọi người đều rất hài lòng. Bà Vân muốn tỏ ý thân cận, bèn khẽ thơm lên má đứa con riêng, Cảnh Sâm ngẩn ra, không kịp phản ứng, một bàn tay be bé đã chợt đẩy mạnh vào hông cậu, đẩy cậu ra xa khỏi bà Vân, rồi gương mặt nhỏ xinh mang sắc hồng phấn lấn tới: “Không được không được! Không được thơm!”
Đây là câu đầu tiên cô nói với cậu.
Phan Cảnh Ninh hai tuổi mặc chiếc váy vải sa màu trắng, ống tay áo xếp nếp màu xanh lam, mái tóc đen óng mềm mại phủ xuống vai, thắt chiếc nơ bướm xanh to bự bằng lụa, lúc đẩy cậu, chiếc nơ cụp xuống, rủ lên phần tóc mái dày của cô, che mất hàng lông mày cong cong, cô ngúng nguẩy lắc đầu.
Cô có một cặp mắt đen láy to sáng, vốn nó chất chứa sự tức giận, nhưng lúc giao mắt với cậu, ánh mắt ấy lại dần biến thành sự tò mò.
“Ơ!” Cô nói.
“Ninh Ninh, đây là anh cả, con phải lễ phép chứ.” Bà Vân khẽ trách mắng, Cảnh Sâm đã cúi đầu lẳng lặng đứng im.
Cô bé quan sát người “anh cả” xa lạ này, cậu đứng đó, xem chừng rất tủi thân.
Cô thì thầm hỏi mẹ: “Mẹ anh ấy đâu rồi?”
Bà Vân khẽ nói: “Anh cả không có mẹ, con đừng làm anh cả buồn, biết chưa?”
Cảnh Ninh ậm ừ vâng một tiếng, không biết có hiểu hay không. Cảnh Sâm thoáng ngước mắt nhìn cô, cô bé con vùng khỏi tay mẹ, thích thú chạy khắp phòng khách, lại không chịu để bà vú dắt, cô bé phát hiện ra một thiên đường mới lạ thuộc về mình, bé muốn tự thám hiểm nó.
Cô bé chạy về phía chiếc hòm chứa đầy đồ chơi, nửa quỳ trên lớp thảm thêu hoa vàng, cô bé tìm được một chiếc cân trang trí bằng bạc, bèn dùng ngón tay bé xíu ngoắc nó lên, bàn cân và quả cân va phải nhau, phát ra tiếng vang lanh lảnh.
Cảnh Sâm cắn môi, lòng cậu nôn nao, đó là quà sinh nhật Thịnh Đường tặng cậu, nó từng là món đồ chơi cậu thích nhất, cậu vội vã đưa mắt liếc những người xung quanh, bọn họ đều nhìn cô bé kia bằng ánh mắt cưng chiều, vậy nên cậu chỉ im lặng.
Cuối cùng vẫn chỉ có Thịnh Đường chu đáo tỉ mỉ, ông cau mày nói: “Ninh Ninh, đây là đồ chơi của anh, anh không cho phép con thì con không được chạm vào.”
Cảnh Ninh còn chẳng buồn nhìn cha mình, một tay cô bé cầm cân, một tay nghịch ngợm lay cho quả cân đung đưa, rồi đột nhiên cô bé bò dậy, giơ chiếc cân trước mặt Cảnh Sâm, cô bé chớp đôi mắt to tròn: “Cho em nhé?”
Nụ cười của cô bé vô hại, chỉ có nét trong veo không đáy.
Thật ra có cho hay không thì bắt đầu từ bây giờ, tất cả đồ chơi trong cái nhà này sẽ không còn chỉ thuộc về mình cậu. Vậy là cậu gật đầu.
Nhưng chuyện xảy ra sau đó lại nằm ngoài dự liệu của cậu. Cô bé đặt món đồ chơi xuống thảm, bé kiễng chân lên, hai cánh tay vòng qua chân cậu, rồi lại kéo vạt áo cậu, cậu cúi người xuống, thứ hương thơm ngạt ngào trên người cô bé lan tới. Cô bé chu môi, vẫy tay, ý bảo cậu tiến lại gần, cậu nghe lời ghé lại, cô bé bèn vươn tay giữ đầu cậu, cặp mắt tròn xoe như nguồn suối trong, in cả vẻ mặt ngơ ngác của cậu, cô bé thình lình thơm một cái lên gò má cậu, bé híp mắt, vỗ tay hoan hỉ cất tiếng: “Thưởng này! Thưởng này!”
Mọi người cùng bật cười ha hả, ánh mắt họ tràn ngập sự ấm áp và vẻ khích lệ, Cảnh Sâm cũng không nén nổi nụ cười. Thịnh Đường nhìn cậu, đây là lần đầu tiên ông thấy đứa trẻ này cười kể từ khi bà Vinh qua đời.
Đám trẻ nô đùa cùng nhau, lúc trời trong, chúng phơi nắng, đá bóng ngoài vườn hoa, ánh mặt trời chiếu lên bãi cỏ, những ngọn cỏ xanh tươi cọ vào lòng bàn chân, khi đó Cảnh Sâm còn là một cậu bé mặc quần yếm và áo sơ mi caro.
Cảnh Ninh hai tuổi ngồi trong xe đẩy, chân đắp tấm thảm hoa nhỏ xinh bằng dạ, tay cầm ngọn cỏ đuôi chó, mỗi khi có chú bướm trắng bay qua, cô bé sẽ rụt ngọn cỏ lại, sợ làm phiền chuyến hành trình của đám bướm, ánh mắt lấp lánh lặng lẽ đuổi theo cánh bướm, nhưng chú bướm lại cứ nghịch ngợm bay đến trước mặt Cảnh Ninh, trêu đùa cô bé, cô bé vội vã rụt đầu vào, nhưng cũng chỉ có thể nấp sau tay vịn, bé kêu lên khe khẽ: “Trốn, trốn trốn!”
Các anh trai gọi bé con trong xe đẩy là “công chúa”, “con nhóc”, “em bé”, “chíp bông”, “đậu đậu”, dùng tất cả những danh xưng dễ thương nhất, lúc tâm trạng Cảnh Ninh tốt, cô bé sẽ mỉm cười gật đầu để đáp lại, hoặc là thẳng thừng vỗ hai tay, vui vẻ kêu lên: “A ha!”
Gió nhẹ thoảng qua, hoa trinh nữ lả tả rơi xuống tựa những bông tuyết, đóa hồng Pháp đẹp rực rỡ như tỏa ra thứ quầng sáng mềm mại, những tia sáng đẹp chẳng khác cảnh trong mộng. Ba đứa trẻ cùng chia nhau ăn chiếc bánh hạt dẻ, vì người lớn đã dặn không được để chúng ăn nhiều đồ ngọt quá nên mỗi đứa chỉ được nếm chút xíu. Cảnh Ninh muốn độc chiếm hạt dẻ trên bánh, nhưng các anh trai can, sợ cô bé không tiêu hóa nổi, Cảnh Ninh không được chiều ý liền khóc váng lên: “Hạt dẻ! Hạt dẻ bé cơ! Hạt dẻ bé của em!”
Nhưng chẳng những không ăn được hạt dẻ, cuối cùng cô bé còn bị gọi là “Bé Hạt Dẻ”.
“Xấu! Xấu!” Chân Bé Hạt Dẻ khua loạn lên trên xe đẩy, một chiếc giày rơi cả xuống đất.
Cô bé càng giận, hai anh trai lại càng vui, các bà vú trêu cô bé: “Ai xấu?”
Cô bé kêu to: “Xấu! Xấu!” Rồi chỉ hai cậu bé.
“Anh thấy con bé vui không?” Cảnh Huyên cười hỏi, rồi vò mái tóc đen dày của Cảnh Ninh, mặc cho cô bé vùng vẫy phản kháng, “Thuốc pháo!”
“Cậu hai tinh nghịch quá, cứ trêu em gái suốt!” Các bà vú cười mắng.
“Làm người ta tức lộn cả ruột!” Cậu hai học giọng nghiêm túc của quản gia Hà Sĩ Văn, cầm lọn tóc đuôi sam của em gái chỉ hướng anh mình, “Đúng là làm người ta tức lộn ruột! Lộn ruột!”
Cảnh Sâm cười, đánh tay cậu bé.
Cảnh Ninh sốt sắng tới độ đứng bật dậy, khiến xe đẩy khẽ nhúc nhích, Cảnh Sâm đỡ lấy cơ thể bé xinh mũm mĩm của cô bé, cô bé ngước mắt nhìn cậu, xem chừng đang rất tủi thân, Cảnh Sân bèn dịu giọng dỗ dành cô bé, vuốt gọn mái tóc rối bù của bé, rồi lại nhặt giày lên xỏ cho em, da thịt ấm sực nơi bàn chân giống hệt như ánh dương ấm áp.
“Cậu cả thương em gái, tốt quá rồi!” Các bà vú đồng loạt cảm thán, chỉ mình cô hầu A Mai là mặt lạnh tanh, ánh mắt sắc lẹm.
A Mai là cô hầu được bà Vinh đưa từ nhà mẹ đẻ theo khi lấy chồng, Cảnh Sâm được A Mai chăm sóc từ thuở lọt lòng cho đến tận năm ba tuổi, A Mai từng xin thôi việc một lần để về quê chăm sóc người mẹ góa bệnh liệt giường ở quê nhà. Sau khi mẹ ruột Cảnh Sâm qua đời, A Mai lại chủ động trở về chăm lo cho cuộc sống thường ngày của cậu. Gia đình bà Vân chuyển tới chưa được bao lâu thì A Mai tìm lý do xin thôi làm, vốn Thịnh Đường không để cô đi, vì cậu cả cần có một người được việc chăm sóc, nhưng A Mai rất kiên quyết, nói dù bà chủ mới rất hiền lành, chắc chắn sẽ đối xử rất tốt với cậu cả, nhưng mình lại nhớ thương chủ cũ, khó tránh khỏi có lời không đúng mực với bà chủ mới, chủ rộng lòng không tính toán, nhưng có khi các cô cậu trong nhà lại thấy không được thoải mái, vậy là Thịnh Đường không ngăn A Mai đi nữa.
A Mai bỏ đi rất dứt khoát, không mảy may lưu luyến. Người làm nhỏ to với nhau, bảo cậu cả thân thiết với gia đình bà chủ mới quá, khiến A Mai lạnh lòng, dù có là ai thì ở vào địa vị A Mai cũng khó thấy thoải mái nổi. Dẫu sao cậu cả do một tay A Mai chăm lo từ thuở lọt lòng, thế mà lúc đi cũng chẳng buồn tới tiễn.
Cậu cả chỉ ngồi trên chiếc giường nhỏ của mình, vẻ mặt vô cùng bình tĩnh, dưới giường có một đôi giày đá bóng bẩn thỉu, trước đó A Mai luôn là người mang chúng đi giặt.
Cảnh Sâm không hề thấy buồn, bà chủ mới của nhà họ Phan chăm sóc cậu như ruột thịt, cậu nên phụng dưỡng bà như mẹ cả, nếu cậu có thể có quan hệ hòa thuận mỹ mãn với anh em cùng cha khác mẹ thì chẳng khác nào dệt hoa trên gấm.
Trước giờ cậu chỉ làm những chuyện mình cho là đúng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook