Chuyện Đời Của Gia Gia
-
Chương 2
Sau khi cu Út ra đời nhà ta lại càng nghèo hơn, nghèo đến nỗi chị Hai phải vào Sài Gòn đi ở cho người ta để kiếm tiền gửi về cho chị em ta đi học, mua sữa cho Út. Chị Hai hi sinh cả việc học hành của chính bản thân, không quan tâm điều tiếng, cứ thế im lặng kiếm tiền phụ giúp cả nhà. Từ ngày chị Hai đi, trong mắt Mẹ là cả một khoảng trời u ám. Có đêm ta giật mình dậy, ta thấy Mẹ không ngủ, yên lặng nhìn ra đầu ngõ, bất động, ta chỉ nghe ân ẩn tiếng nấc nghẹn trong bóng đêm não nề đến lạ, ta ngơ ngác không cảm giác. Năm đó ta mới sáu tuổi.
Năm thứ hai chị Hai đi xa, ta cũng bắt đầu đi học trường mẫu giáo. Vùng quê nghèo nàn sau khói lửa chiến tranh, ngôi trường tiểu học gắn với trí nhớ của ta lúc đó là một căn nhà với hai phòng được ngăn cách bởi vách tường mỏng. Trong phòng là vài bộ bàn ghế gỗ cũ mềm được sơn sửa lại từ các khu nhà người dân. Lần đầu tiên được đi ra khỏi cái thế giới nhỏ bé là nhà để khám phá thế giới bên ngoài một mình, có phần lạ lẫm, có phần lo lắng, nhưng lúc đó trong thâm tâm ta, không có gì đáng sợ, chỉ có thú vị hơn, thay vì cô đơn quanh quẩn trong nhà, ta đã gặp được nhiều bạn bè, gặp được cô giáo mặc chiếc áo dài màu xanh lam xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên trong trí nhớ của một đứa trẻ sáu tuổi là hình tượng cô giáo với khuôn mặt dịu dàng, giọng nói nhỏ nhẹ và êm ái, không giống với khuôn mặt Mẹ luôn trầm lặng. Đó cũng là lí do ta thích đi học hơn ở nhà, niềm vui sau khi ở trường về nhà chỉ là thằng nhóc một tuổi mang tên cu Út.
Bước vào lớp một, chủ nhiệm lớp ta là một cô giáo trung niên, khuôn mặt vô cùng dữ tợn, cô ấy có một giọng nói ồm ồm như đàn ông và luôn quát tháo. Năm ấy đúng vào thời gian bộ giáo dục đổi mới sách giáo khoa, mà nhà ta lại chỉ có một bộ sách cũ được truyền lại từ ông anh họ đã học xong tiểu học mấy chục đời. Mà một bộ sách giáo khoa thời đó là nguyên gần một tháng Mẹ ta đi làm công cho người khác, nhà ta làm gì có đủ điều kiện mua. Chính vì thế nên sau khi đổi mới sách hơn một tuần, ta vẫn sử dụng sách cũ để đi học. Thật ra cũng không khác nhau bao nhiêu, chỉ là mới hơn và thay đổi cách giáo viên dạy mà thôi.
Cô giáo ta lúc ấy ngày nào cũng kêu ta lên, bảo về nói với Bố Mẹ mua sách, không được mang sách cũ đi học nữa. Ta cũng có nói nhưng Mẹ ta vẫn im lặng, chỉ bảo cứ nói với cô học như vậy một thời gian nữa sẽ mua. Cho đến gần một tháng sau đó, ta bị cô giáo gọi lên bảng, ta không đọc đúng phần của sách giáo khoa mới, vì sách ta là sách cũ, nên ta bị cô giáo phạt. Cô ấy bắt ta chúm năm đầu ngón tay lại rồi dùng thước gỗ gõ lên ba cái. Ta đau đến nỗi nước mắt tràn ra nhưng không dám khóc, cũng không dám méc Mẹ. Sau khi về nhà ăn cơm ta không cầm được nổi cái chén, thế là Mẹ thấy năm đầu ngón tay bầm tím của ta, tra hỏi đến cùng ta mới vừa mếu vừa kể lại. Ta nhìn thấy ánh mắt Mẹ tối đi, mím môi kìm nén sự tức giận đang trào dâng trong người.
Sáng hôm sau đi học, Mẹ đích thân dắt ta đến trường, ngồi sau chiếc xe đạp cũ mềm của Mẹ, lòng ta thoáng run rẩy, chỉ sợ cô giáo biết ta méc Mẹ thì sẽ lại phạt ta. Cũng không biết cô và Mẹ nói chuyện với nhau những gì, nhưng sau ngày hôm đó cô không phạt ta nữa. Một tuần tiếp theo ta lại được đi học với bộ sách mới tinh. Với một con bé bảy tuổi, đó là niềm vui vô bờ bến khi không phải lạc loài giữa biết bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa.
Cứ thế, những năm tiểu học của ta đi qua trong nhẹ nhàng, có lẽ đối với ta mà nói thì mọi thứ đều bình yên.
Năm ta học lớp năm, chị Ba ta lúc đó lớp chín. Cuộc sống khó khăn, chị em chúng ta đều phải lao động từ nhỏ, chính vì thế nên tay chân đều chân lấm bùn. Chị Ba đi chăn trâu từ nhỏ, học hành cũng không mấy giỏi giang nhưng việc nhà thì siêng năng lắm. Bà ấy là người nóng tính nhất trong nhà, cứ mỗi lần làm việc gì đó mệt nhọc là lằng nhằng lẩm bẩm mãi không thôi. Mới đầu Ba Mẹ ta bực quá thì quát mắng, nhưng rồi sau đó không quan tâm nữa, tùy chị muốn nói gì thì nói, bởi thói quen như vậy không thể bỏ được, miễn sao công việc vẫn cứ làm là xong.
Ba ta không đi tàu nữa mà về nhà nghỉ, lo đồng áng với Mẹ. Sau bao năm khổ cực và chị Hai đi làm trong Sài Gòn gửi tiền về, năm đó nhà ta cũng mua được một chiếc Honda Cup 70, giá tới ba cây vàng. Họ hàng xúm xít vây quanh xem xét, người vui mừng cho gia đình ta, người thì tò mò xem xét. Ngay thời điểm ấy lại xảy ra một chuyện mà có lẽ suốt cuộc đời này, đó là nỗi ám ảnh lớn nhất của Ba, và là sự nuối nhất của chị Ba cho tới bây giờ.
Chuyện là chị Ba ta hay đi chăn trâu với mấy ông anh họ gần nhà. Tính bà ấy thì hay vui chơi, nhảy nhót như con trai, mấy lần để trâu gặm cỏ trong đất nhà của ông Chín hàng xóm. Mà người hàng xóm này nổi tiếng ác tính, mỗi khi có trâu vào ăn cỏ là sẽ bị đánh cho đến chết, hoặc bắt trâu về để người chủ tới tận nhà khom đầu xin lỗi, bị chửi bới cho nhục nhã mới được dắt trâu về. Mà trong nhà ông Chín có một thằng nhóc cũng bằng tuổi chị Ba ta, là kẻ thù không đội trời chung của nhóm chăn Trâu mà bà ấy cầm đầu. Một lần do chị Ba ham chơi, trâu nhà ta lại quen đường cũ vào nhà ông Chín ăn cỏ, bị thằng nhóc ấy đánh cho bị thương đầy mình, chị Ba ta thấy thế thì xót, hôm sau đi học, hội tập bạn bè xì lốp xe nó, sau đó nữa là ném đá làm nó u cả đầu, thế là thù lại thêm thù.
Ngày nhà ta mua được chiếc xe, chị em ta đang đi tắm biển gần nhà cùng với bà chị họ con bác Hai. Tụi con ông Chín kéo ra biển đánh chị Ba ta tím hết cả mặt mày, ta hồi đó chỉ mới có mười một tuổi, bị chị Ba đẩy ra khỏi đám hỗn loạn, chỉ biết sợ hãi trơ mắt đứng nhìn, nước mắt cứ thế thi nhau rơi xuống không kìm nén được. Trong mười một năm ta sống, chưa từng thấy người thân của mình bị đánh đến mức thảm hại như thế bao giờ.
Chuyện sẽ không là gì nếu như chị Ba ta không chạy về méc Ba. Ba ta là một người trầm tính, nghiêm khắc nhưng thương con thì không ai bằng. Ngó nhìn khuôn mặt tím bầm của con gái, ông không kìm chế được sự tức giận, ngay lập tức dắt con qua nhà ông Chín để nói chuyện phải trái, Bác Hai ta, chú Năm lúc đó đang coi xe mới cũng đi theo. Mọi chuyện trong cuộc sống này không ai có thể đoán được chữ ngờ, chào đón ba người là một nhóm gần chục người với bao nhiêu là dao kéo gậy gộc. Họ dường như mất hết cả nhân tính, mất hết cả đạo đức làm người, chỉ biết dùng bạo lực để giải quyết mọi thứ. Ba người chưa kịp nói tiếng nào thì đã có người đánh tới. Mọi diễn biến lúc ấy như thế nào ta cũng không còn nhớ, chỉ biết sau khi Ba về đến nhà đã thương tích đầy mình, nhưng nỗi tức giận thì dường như vẫn không hề vơi bớt.
Năm thứ hai chị Hai đi xa, ta cũng bắt đầu đi học trường mẫu giáo. Vùng quê nghèo nàn sau khói lửa chiến tranh, ngôi trường tiểu học gắn với trí nhớ của ta lúc đó là một căn nhà với hai phòng được ngăn cách bởi vách tường mỏng. Trong phòng là vài bộ bàn ghế gỗ cũ mềm được sơn sửa lại từ các khu nhà người dân. Lần đầu tiên được đi ra khỏi cái thế giới nhỏ bé là nhà để khám phá thế giới bên ngoài một mình, có phần lạ lẫm, có phần lo lắng, nhưng lúc đó trong thâm tâm ta, không có gì đáng sợ, chỉ có thú vị hơn, thay vì cô đơn quanh quẩn trong nhà, ta đã gặp được nhiều bạn bè, gặp được cô giáo mặc chiếc áo dài màu xanh lam xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên trong trí nhớ của một đứa trẻ sáu tuổi là hình tượng cô giáo với khuôn mặt dịu dàng, giọng nói nhỏ nhẹ và êm ái, không giống với khuôn mặt Mẹ luôn trầm lặng. Đó cũng là lí do ta thích đi học hơn ở nhà, niềm vui sau khi ở trường về nhà chỉ là thằng nhóc một tuổi mang tên cu Út.
Bước vào lớp một, chủ nhiệm lớp ta là một cô giáo trung niên, khuôn mặt vô cùng dữ tợn, cô ấy có một giọng nói ồm ồm như đàn ông và luôn quát tháo. Năm ấy đúng vào thời gian bộ giáo dục đổi mới sách giáo khoa, mà nhà ta lại chỉ có một bộ sách cũ được truyền lại từ ông anh họ đã học xong tiểu học mấy chục đời. Mà một bộ sách giáo khoa thời đó là nguyên gần một tháng Mẹ ta đi làm công cho người khác, nhà ta làm gì có đủ điều kiện mua. Chính vì thế nên sau khi đổi mới sách hơn một tuần, ta vẫn sử dụng sách cũ để đi học. Thật ra cũng không khác nhau bao nhiêu, chỉ là mới hơn và thay đổi cách giáo viên dạy mà thôi.
Cô giáo ta lúc ấy ngày nào cũng kêu ta lên, bảo về nói với Bố Mẹ mua sách, không được mang sách cũ đi học nữa. Ta cũng có nói nhưng Mẹ ta vẫn im lặng, chỉ bảo cứ nói với cô học như vậy một thời gian nữa sẽ mua. Cho đến gần một tháng sau đó, ta bị cô giáo gọi lên bảng, ta không đọc đúng phần của sách giáo khoa mới, vì sách ta là sách cũ, nên ta bị cô giáo phạt. Cô ấy bắt ta chúm năm đầu ngón tay lại rồi dùng thước gỗ gõ lên ba cái. Ta đau đến nỗi nước mắt tràn ra nhưng không dám khóc, cũng không dám méc Mẹ. Sau khi về nhà ăn cơm ta không cầm được nổi cái chén, thế là Mẹ thấy năm đầu ngón tay bầm tím của ta, tra hỏi đến cùng ta mới vừa mếu vừa kể lại. Ta nhìn thấy ánh mắt Mẹ tối đi, mím môi kìm nén sự tức giận đang trào dâng trong người.
Sáng hôm sau đi học, Mẹ đích thân dắt ta đến trường, ngồi sau chiếc xe đạp cũ mềm của Mẹ, lòng ta thoáng run rẩy, chỉ sợ cô giáo biết ta méc Mẹ thì sẽ lại phạt ta. Cũng không biết cô và Mẹ nói chuyện với nhau những gì, nhưng sau ngày hôm đó cô không phạt ta nữa. Một tuần tiếp theo ta lại được đi học với bộ sách mới tinh. Với một con bé bảy tuổi, đó là niềm vui vô bờ bến khi không phải lạc loài giữa biết bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa.
Cứ thế, những năm tiểu học của ta đi qua trong nhẹ nhàng, có lẽ đối với ta mà nói thì mọi thứ đều bình yên.
Năm ta học lớp năm, chị Ba ta lúc đó lớp chín. Cuộc sống khó khăn, chị em chúng ta đều phải lao động từ nhỏ, chính vì thế nên tay chân đều chân lấm bùn. Chị Ba đi chăn trâu từ nhỏ, học hành cũng không mấy giỏi giang nhưng việc nhà thì siêng năng lắm. Bà ấy là người nóng tính nhất trong nhà, cứ mỗi lần làm việc gì đó mệt nhọc là lằng nhằng lẩm bẩm mãi không thôi. Mới đầu Ba Mẹ ta bực quá thì quát mắng, nhưng rồi sau đó không quan tâm nữa, tùy chị muốn nói gì thì nói, bởi thói quen như vậy không thể bỏ được, miễn sao công việc vẫn cứ làm là xong.
Ba ta không đi tàu nữa mà về nhà nghỉ, lo đồng áng với Mẹ. Sau bao năm khổ cực và chị Hai đi làm trong Sài Gòn gửi tiền về, năm đó nhà ta cũng mua được một chiếc Honda Cup 70, giá tới ba cây vàng. Họ hàng xúm xít vây quanh xem xét, người vui mừng cho gia đình ta, người thì tò mò xem xét. Ngay thời điểm ấy lại xảy ra một chuyện mà có lẽ suốt cuộc đời này, đó là nỗi ám ảnh lớn nhất của Ba, và là sự nuối nhất của chị Ba cho tới bây giờ.
Chuyện là chị Ba ta hay đi chăn trâu với mấy ông anh họ gần nhà. Tính bà ấy thì hay vui chơi, nhảy nhót như con trai, mấy lần để trâu gặm cỏ trong đất nhà của ông Chín hàng xóm. Mà người hàng xóm này nổi tiếng ác tính, mỗi khi có trâu vào ăn cỏ là sẽ bị đánh cho đến chết, hoặc bắt trâu về để người chủ tới tận nhà khom đầu xin lỗi, bị chửi bới cho nhục nhã mới được dắt trâu về. Mà trong nhà ông Chín có một thằng nhóc cũng bằng tuổi chị Ba ta, là kẻ thù không đội trời chung của nhóm chăn Trâu mà bà ấy cầm đầu. Một lần do chị Ba ham chơi, trâu nhà ta lại quen đường cũ vào nhà ông Chín ăn cỏ, bị thằng nhóc ấy đánh cho bị thương đầy mình, chị Ba ta thấy thế thì xót, hôm sau đi học, hội tập bạn bè xì lốp xe nó, sau đó nữa là ném đá làm nó u cả đầu, thế là thù lại thêm thù.
Ngày nhà ta mua được chiếc xe, chị em ta đang đi tắm biển gần nhà cùng với bà chị họ con bác Hai. Tụi con ông Chín kéo ra biển đánh chị Ba ta tím hết cả mặt mày, ta hồi đó chỉ mới có mười một tuổi, bị chị Ba đẩy ra khỏi đám hỗn loạn, chỉ biết sợ hãi trơ mắt đứng nhìn, nước mắt cứ thế thi nhau rơi xuống không kìm nén được. Trong mười một năm ta sống, chưa từng thấy người thân của mình bị đánh đến mức thảm hại như thế bao giờ.
Chuyện sẽ không là gì nếu như chị Ba ta không chạy về méc Ba. Ba ta là một người trầm tính, nghiêm khắc nhưng thương con thì không ai bằng. Ngó nhìn khuôn mặt tím bầm của con gái, ông không kìm chế được sự tức giận, ngay lập tức dắt con qua nhà ông Chín để nói chuyện phải trái, Bác Hai ta, chú Năm lúc đó đang coi xe mới cũng đi theo. Mọi chuyện trong cuộc sống này không ai có thể đoán được chữ ngờ, chào đón ba người là một nhóm gần chục người với bao nhiêu là dao kéo gậy gộc. Họ dường như mất hết cả nhân tính, mất hết cả đạo đức làm người, chỉ biết dùng bạo lực để giải quyết mọi thứ. Ba người chưa kịp nói tiếng nào thì đã có người đánh tới. Mọi diễn biến lúc ấy như thế nào ta cũng không còn nhớ, chỉ biết sau khi Ba về đến nhà đã thương tích đầy mình, nhưng nỗi tức giận thì dường như vẫn không hề vơi bớt.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook