Ba năm trôi qua.
Tôi làm việc ở tầng 2 của công ty phiên dịch Khai Nguyên. Tổng cộng có 10 nhân viên chính thức, tất cả còn lại đều là nhân viên hợp đồng tạm thời. Tiền lương của tôi chỉ bằng một nửa ở Bắc Kinh, nghe nói ở Côn Minh coi như cao. Tôi thuê một nhà trọ trong một khu gần công ty, một tháng tôi quyên góp 500 tệ cho quỹ dành cho người tàn tật, 500 tệ cho quỹ dành cho bệnh nhân ung thư, hoàn toàn là nặc danh, cho nên mặc dù thu nhập của tôi xem như cao, nhưng cuộc sống của tôi hoàn toàn không hề xa xỉ, vô cùng bình thường, phúc lợi của công ty phiên dịch không thể nào so sánh được với Cửu Thông hoặc CGP, cường độ làm việc lại bằng nhau, buổi trưa không có cơm miễn phí, có khi tôi ăn cơm hộp, có khi ăn mì ăn liền, rất ít khi ra tiệm ăn, tiết kiệm hết sức.
Có lẽ là ăn quá nhiều mì ăn liền, hơn nữa công việc bận rộn, cuộc sống không có quy luật, dạ dày tôi xuất huyết một lần, nằm viện 12 ngày. Tiểu Đông đang học Tiến sĩ ở Học viện Y học, nghe vậy vội vàng về thăm, chăm sóc tôi được 5 ngày, bị tôi đuổi về Quảng Đông.
Tôi giữ lời hứa, chưa từng chủ động gọi điện thoại cho Lịch Xuyên. Nhưng thật ra Lịch Xuyên lại ngẫu nhiên sẽ gọi điện thoại cho tôi, có đôi khi còn gửi email, khoảng 2, 3 tháng một lần. Sinh nhật tôi, anh sẽ gửi bánh quy chocolate tới. Ngày lễ, Tết cũng sẽ gọi điện thoại tới hỏi thăm. Tóm lại, vẫn là bạn bè.
Anh không hay nói về tình huống của mình lắm, có lẽ là có khi tốt có khi xấu.
Năm thứ hai sau khi quay về Thụy Sĩ, Lịch Xuyên rốt cuộc tìm được tủy phù hợp, liền lập tức đi Mỹ ghép tủy. Kết quả phát sinh một đống biến chứng, hơn bảy tháng trời không gọi điện thoại cho tôi. Sau đó tôi hỏi anh tình huống như thế nào rồi, anh nói tốt hơn rồi, nhưng không ổn định lắm. Bị bệnh lâu như vậy, anh đã không tin sức khỏe của mình cho lắm, bất kì thời điểm nào cũng có thể chuyển biến xấu. Ngoại trừ phối hợp trị liệu ra, anh không thể làm gì hơn.
Lịch Xuyên tựa như một chiếc bong bóng trong tay tôi, cho dù nó đã bay lên tận trời mây, cho dù nó đã bay xa tới mức không nhìn thấy màu sắc của nó nữa, nhưng chỉ cần kéo nhẹ một cái, thì nó lại ở ngay cạnh tôi. Giữa tôi và anh, có thể rất lạnh lẽo, cũng có thể rất nóng bỏng, cũng có thể trở nên thật dịu mát, nhưng sợi dây liên kết này, sẽ không bao giờ đứt.
Ngẫu nhiên cũng sẽ nhai đi nhai lại bài cũ rích : “Em thì sao? Move on chưa? Có bạn trai mới chưa?”
Tôi nhẹ nhàng bâng quơ trả lời : “Nếu đã đồng ý move on với anh rồi, thì đương nhiên sẽ giữ lời. Anh hỏi nhiều như vậy làm gì? Em không thèm nói cho anh để anh khoái trá đâu.”
Yêu một người như vậy, yêu suốt mười năm trời. Trái tim của chính mình, bị đẩy xuống vực sâu, hai lần. Chỉ muốn tuổi già thật yên lặng. Chữ “yêu” này, tôi không bao giờ muốn nói ra nữa. Độc thân rất tốt. Tự do tự tại, không nhanh không chậm.
Tôi trải qua sinh nhật năm nay ở bệnh viện. Tiểu Đông mua một chiếc bánh kem thật lớn cho tôi, chúng tôi ăn hơn một nửa, còn lại chia với các bệnh nhân cùng phòng.
Nói cũng buồn cười, lúc Tiểu Đông tới bệnh viện thăm tôi, vô cùng không hài lòng với tình trạng của tôi lúc này. Hôm sau liền đi ra ngoài mua vài món quần áo về tặng tôi : “Chị, hai mươi bảy thì mặc đồ hai mươi bảy, được không? Đừng khiến cho mình mặc đồ như người ba mươi bảy. Còn tóc cũng chăm chút một chút đi. Đừng cắt tóc ngắn như ổ quạ nữa, nửa nam nửa nữ. Còn nữa, chị cũng hút thuốc dữ lắm đó, quyết tâm cai đi.”
Đây là người nhà. Người nhà rất đáng yêu, cũng vô cùng lải nhải. Tiểu Đông còn thêm một tật nữa : ngang ngược. Bản thân nó nghèo muốn chết, còn đòi đưa hai ngàn tệ cho tôi. Cháo nấu dở muốn chết, tôi vẫn phải cố cười mà ăn. Nó ở năm ngày, tôi chỉ muốn nó đi nhanh một chút.
Xuất viện, nhận được một đống tin nhắn của Lịch Xuyên. Có một cái nói : “Tiểu Thu! Sinh nhật vui vẻ! Anh gửi quà cho em đó, em nhận được chưa? Hy vọng em thích.” Lại có một cái nói : “Tiểu Thu, em đi công tác à? Tại sao bảy ngày liên tục không có ai tiếp điện thoại, ngay cả email cũng không trả lời?”
Máy nhắn lại của tôi chỉ lưu được hai mươi cái, lập đức đầy nhóc.
Dù gì cũng là bệnh nhân, vẫn thiếu kiên nhẫn như xưa a. Tôi cười khổ xóa hết tin nhắn.
Ngày đầu tiên sau khi xuất viện tôi liền đi làm. Tôi làm ở phòng tiếng Anh, làm việc vô cùng tích cực. Rất nhiều việc ở công ty phiên dịch tính theo sản lượng, dịch càng nhiều, tiền thưởng cuối năm càng nhiều, cho nên tôi cố gắng kiếm tiền.
Tôi làm việc ở tầng 2 của công ty phiên dịch Khai Nguyên. Tổng cộng có 10 nhân viên chính thức, tất cả còn lại đều là nhân viên hợp đồng tạm thời. Tiền lương của tôi chỉ bằng một nửa ở Bắc Kinh, nghe nói ở Côn Minh coi như cao. Tôi thuê một nhà trọ trong một khu gần công ty, một tháng tôi quyên góp 500 tệ cho quỹ dành cho người tàn tật, 500 tệ cho quỹ dành cho bệnh nhân ung thư, hoàn toàn là nặc danh, cho nên mặc dù thu nhập của tôi xem như cao, nhưng cuộc sống của tôi hoàn toàn không hề xa xỉ, vô cùng bình thường, phúc lợi của công ty phiên dịch không thể nào so sánh được với Cửu Thông hoặc CGP, cường độ làm việc lại bằng nhau, buổi trưa không có cơm miễn phí, có khi tôi ăn cơm hộp, có khi ăn mì ăn liền, rất ít khi ra tiệm ăn, tiết kiệm hết sức.
Có lẽ là ăn quá nhiều mì ăn liền, hơn nữa công việc bận rộn, cuộc sống không có quy luật, dạ dày tôi xuất huyết một lần, nằm viện 12 ngày. Tiểu Đông đang học Tiến sĩ ở Học viện Y học, nghe vậy vội vàng về thăm, chăm sóc tôi được 5 ngày, bị tôi đuổi về Quảng Đông.
Tôi giữ lời hứa, chưa từng chủ động gọi điện thoại cho Lịch Xuyên. Nhưng thật ra Lịch Xuyên lại ngẫu nhiên sẽ gọi điện thoại cho tôi, có đôi khi còn gửi email, khoảng 2, 3 tháng một lần. Sinh nhật tôi, anh sẽ gửi bánh quy chocolate tới. Ngày lễ, Tết cũng sẽ gọi điện thoại tới hỏi thăm. Tóm lại, vẫn là bạn bè.
Anh không hay nói về tình huống của mình lắm, có lẽ là có khi tốt có khi xấu.
Năm thứ hai sau khi quay về Thụy Sĩ, Lịch Xuyên rốt cuộc tìm được tủy phù hợp, liền lập tức đi Mỹ ghép tủy. Kết quả phát sinh một đống biến chứng, hơn bảy tháng trời không gọi điện thoại cho tôi. Sau đó tôi hỏi anh tình huống như thế nào rồi, anh nói tốt hơn rồi, nhưng không ổn định lắm. Bị bệnh lâu như vậy, anh đã không tin sức khỏe của mình cho lắm, bất kì thời điểm nào cũng có thể chuyển biến xấu. Ngoại trừ phối hợp trị liệu ra, anh không thể làm gì hơn.
Lịch Xuyên tựa như một chiếc bong bóng trong tay tôi, cho dù nó đã bay lên tận trời mây, cho dù nó đã bay xa tới mức không nhìn thấy màu sắc của nó nữa, nhưng chỉ cần kéo nhẹ một cái, thì nó lại ở ngay cạnh tôi. Giữa tôi và anh, có thể rất lạnh lẽo, cũng có thể rất nóng bỏng, cũng có thể trở nên thật dịu mát, nhưng sợi dây liên kết này, sẽ không bao giờ đứt.
Ngẫu nhiên cũng sẽ nhai đi nhai lại bài cũ rích : “Em thì sao? Move on chưa? Có bạn trai mới chưa?”
Tôi nhẹ nhàng bâng quơ trả lời : “Nếu đã đồng ý move on với anh rồi, thì đương nhiên sẽ giữ lời. Anh hỏi nhiều như vậy làm gì? Em không thèm nói cho anh để anh khoái trá đâu.”
Yêu một người như vậy, yêu suốt mười năm trời. Trái tim của chính mình, bị đẩy xuống vực sâu, hai lần. Chỉ muốn tuổi già thật yên lặng. Chữ “yêu” này, tôi không bao giờ muốn nói ra nữa. Độc thân rất tốt. Tự do tự tại, không nhanh không chậm.
Tôi trải qua sinh nhật năm nay ở bệnh viện. Tiểu Đông mua một chiếc bánh kem thật lớn cho tôi, chúng tôi ăn hơn một nửa, còn lại chia với các bệnh nhân cùng phòng.
Nói cũng buồn cười, lúc Tiểu Đông tới bệnh viện thăm tôi, vô cùng không hài lòng với tình trạng của tôi lúc này. Hôm sau liền đi ra ngoài mua vài món quần áo về tặng tôi : “Chị, hai mươi bảy thì mặc đồ hai mươi bảy, được không? Đừng khiến cho mình mặc đồ như người ba mươi bảy. Còn tóc cũng chăm chút một chút đi. Đừng cắt tóc ngắn như ổ quạ nữa, nửa nam nửa nữ. Còn nữa, chị cũng hút thuốc dữ lắm đó, quyết tâm cai đi.”
Đây là người nhà. Người nhà rất đáng yêu, cũng vô cùng lải nhải. Tiểu Đông còn thêm một tật nữa : ngang ngược. Bản thân nó nghèo muốn chết, còn đòi đưa hai ngàn tệ cho tôi. Cháo nấu dở muốn chết, tôi vẫn phải cố cười mà ăn. Nó ở năm ngày, tôi chỉ muốn nó đi nhanh một chút.
Xuất viện, nhận được một đống tin nhắn của Lịch Xuyên. Có một cái nói : “Tiểu Thu! Sinh nhật vui vẻ! Anh gửi quà cho em đó, em nhận được chưa? Hy vọng em thích.” Lại có một cái nói : “Tiểu Thu, em đi công tác à? Tại sao bảy ngày liên tục không có ai tiếp điện thoại, ngay cả email cũng không trả lời?”
Máy nhắn lại của tôi chỉ lưu được hai mươi cái, lập đức đầy nhóc.
Dù gì cũng là bệnh nhân, vẫn thiếu kiên nhẫn như xưa a. Tôi cười khổ xóa hết tin nhắn.
Ngày đầu tiên sau khi xuất viện tôi liền đi làm. Tôi làm ở phòng tiếng Anh, làm việc vô cùng tích cực. Rất nhiều việc ở công ty phiên dịch tính theo sản lượng, dịch càng nhiều, tiền thưởng cuối năm càng nhiều, cho nên tôi cố gắng kiếm tiền.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook