Chuyện Cũ Afghanistan 1986
-
17: Chương 16
Oleg đưa Sasha đến cửa doanh trại, đứa trẻ quay đầu lại và rời đi.
Cậu quyết định đến Kunduz một mình mà không cần sự giúp đỡ của một ai.
Oleg không ép buộc cậu nữa, mỗi nười đều có số phận riêng, sống chết có số.
Euler hỏi hắn, “Sao không khyên nó, nó vẫn còn quá nhỏ?”
“Không còn nhỏ nữa.” Oleg nói, “Một đứa trẻ ở độ tuổi nó có thể mang bom trong đội du kích rồi.
Bởi vì vẫn luôn trốn trong trại tị nạn, quá trình trưởng thành xem như cũng tạm.
Tuy rằng mất mát gia đình, nhưng thế hệ của chúng, có thể sống sót vốn không nhiều lắm.
Chiến tranh, đói khát, di cư đường dài, bệnh tật, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể khiến họ mất mạng hoặc tàn phế mãi mãi.”
“Anh cứu nó, vốn không phải vì lòng tốt, cũng là vì lợi ích của bản thân.
Bây giờ nó lớn rồi, lẽ anh không nên ích kỷ giữ nó lại.
Tuy rằng nguy hiểm, nhưng đối với nó có khi ở đây cũng không hẳn là chuyện tốt.” Oleg nhăn mũi nheo mắt, “Trại tị nạn không phải là một giải pháp một lần cho tất cả, sớm muộn gì nó cũng sẽ phải ra ngoài trải nghiệm và đối mặt với cuộc sống của chính mình.
Tự nhốt mình ở đây cót eher sẽ đổi lấy một thảm họa lớn hơn.”
Trong lòng Euler có dự cảm không tốt, “Anh cảm thấy trại tị nạn hẳn sẽ không chống đỡ nổi nữa à?”
“Các trại tị nạn đã là một sự quản lý tạm thời cho người tị nạn và không thể là một giải pháp lâu dài.
Cách cơ bản là chấm dứt chiến tranh, phát triển kinh tế và đưa những người này trở về quê hương của họ.
Tổng Bí thư đã đồng ý đình chiến từng bước một, e rằng chiến trăng sẽ sớm kết thúc.” Oleg cúi đầu giẫm lên cái bóng của chính mình, “Mặc dù họ sống sót, nhưng làm thế nào để tiếp tục tồn tại là một điều khó khăn và tàn nhẫn.
Vấn đề của Sasha là nó không có kỹ năng để tồn tại.
Anh đã dạy nó đọc và viế.
Nó cũng có thể giúp làm một số công việc sắp xếp cơ bản trong trại tị nạn, nhưng nó chưa được giáo dục một cách có hệ thống.
Khi chiến tranh kết thúc, nó sẽ rất khó tìm việc để nuôi sống bản thân.
Nếu người thân của nó thực sự làm thợ mộc, ít nhất nó có thể học nghề, không đến mức chết đói.
Đó mới là giải pháp lâu dài cho nó.
Euler buột miệng, “Còn các anh thì sao? Các anh sẽ làm gì khi chiến tranh kết thúc?”
Oleg ngẩn ra, không trả lời cậu.
Euler buồn bã, cậu biết mình lỡ lời.
Oleg quay đầu mỉm cười với cậu, xoa xoa tóc cậu, cố gắng không để lộ cảm xúc chua chát của mình.
Một khhi chiến tranh kết thúc, những người lính không còn vai trò gì.
Liên Xô tuyên bố từ bên ngoài đã điều 100.000 quân đến Afghanistan; con số thực tế đã nhiều hơn.
Chỉ riêng Euler biết con số trong nội bộ là 300.000, trên thực tế có lẽ còn nhiều hơn thế.
Mà con số tử vong lại vượt không biên giới.
Khi chiến tranh kết thúc và những người lính này trở về Liên Xô và giải ngũ, bao nhiêu người trong số họ có thể trở lại cuộc sống bình thường và tìm được một công việc bình thường để nuôi vợ con? Ngoài những khuyết tật về thể chất, liệu họ có thể phục hồi vết thương tinh thần? Liệu Liên Xô có còn chấp nhận họ không? Đây là những vấn đề.
Một mặt, những người lính này đã ở trên chiến trường quá lâu, khái niệm về cuộc sống bình thường đang từ từ lướt qua cơ thể họ, giống như một chiếc gối lông vũ bị tung ra.
Chiến tranh đã rửa sạch tất cả những gì mềm mại bên trong, và họ cần thời gian dài để lấp đầy, nhưng sẽ không bao giờ trở về kết cấu của chiếc gối ban đầu.
Những vết thương do chiến tranh mang lại, cả về thể chất và tinh thần, khó có thể làm ngơ.
Mặt khác, vẫn còn phải xem liệu người dân có chấp nhận họ là những con người bình thường hay không, và kỳ vọng này có thể nói là rất mỏng manh.
Tâm tình phản đối chiến tranh trong nước không cách nào dập tắt nổi.
Người bình thường không cảm thấy những người lính là những anh hùng khải hoàn trở về.
Bọn hẹ đều biết những người này là những kẻ giết người tàn bạo và máu lạnh.
Chó đã cắn người một lần thì không còn đáng tin, huống chi là kẻ đã giết người.
Euler lo lắng cho Oleg, người mà cậu không biết gì về sáu năm nghĩa vụ quân sự của hắn ở Afghanistan, và mặc dù hắn đã cố gắng cư xử bình thường, nhưng tính khí nhạy cảm và nóng nảy của hắn không phải là một dấu hiện tốt.
“Đừng suy nghĩ lung tung.
Anh là sĩ quan chính quy tốt nghiệp trường quân đội, không tuêtj vọng như bọn họ đâu.” Oleg vỗ tay, chuẩn bị đi tắm rửa, “luôn có cách giải quyết mà.”
Euler đuổi theo một bước hỏi, “Vậy anh thì sao? Anh nghĩ thế nào?”
Oleg cười cười, “Nghĩ gì là nghĩ gì.” Hắn bắt đầu lảng tránh vấn đề,” Mỗi ngày trôi qua cũng thế thôi, Chỉ có đám nhà văn các em mới thích tìm hiểu sâu xa mấy chuyện như thế này, ngốc quá, chẳng biết gì cả.”
Hắn đóng sập cửa phòng tắm.
Euler không hài lòng.
Trái tim của Sasha nằm ở tình cảm dân tộc, còn Oleg thì sao? Câu hỏi mà hắn cố trốn tránh trong suốt những năm tháng chiến tranh này là gì?
Trời đã chạng vạng và ánh nắng xiên xẹo đã tắt ngấm.
Akaj trở lại tầng hầm của khu ổ chuột với sự rã rời.
Cậu ào ào kéo cửa, cái “gai độc” kia vẫn đang canh cửa chờ chủ nhân trở về.
Akaj khẽ cười vỗ đầu nói, thì thần, “Xin lỗi, về trễ rồi.”
Cậu ho khan hai tiếng, tìm thấy con thỏ đồ chơi của mình trên chiếc nệm lộn xộn, vùi mặt sâu vào ngực con thỏ và ngửi thấy mùi ẩm mốc của nó, nhưng cảm thấy hơi thoải mái.
Đây là món quà sinh nhật của Buri, hiển nhiên cũng nhặt được từ tay đứa nhỏ nào đó mặt trốn.
Mặc dù bẩn thỉu, nhưng Akaj coi nó như báu vật, mang theo cả ngày, còn ôm nó ngủ.
Mỗi lần bệnh cũ tái phát, con thỏ này cùng cậu trải qua những đêm đau đớn dưới tầng hầm ướt và đón chào ngày mới.
Akaj lấy một lưỡi dao nhỏ từ trong vỏ gối, cậu cất những lưỡi dao này, và trong một khoảnh khắc mạch não rẽ vào cổng trời, cậu cầm lấy lưỡi dao và cứa lên cổ tay mình hai cái, không xác định vị trí động mạch chủ, ánh mắt trở nên trống rỗng, cậu tiếc nuối nghĩ, làm hai nhát là xong chuyện ngay.
“Đừng nghĩ nữa, em yêu,” giọng người đàn ông vọng ra từ ngưỡng cửa, “Không muốn trở về quê hương của mình nữa sao? Em không muốn lần nữa ngồi trên chiếc thuyền tròng trành trên bờ sông Svisloch đến cửa nhà mình à?”
Akaj từ từ buông lưỡi dao xuống, không nói gì.
Khwaja đi qua, khinh thường đá lưỡi dao ra, “Chỉ có kẻ hèn nhát mới tự sát.”
Akaj lắc đầu, “Cũng không hẳn.”
Khwaja cười, “Tất nhiên, Akaj của tôi không phải là một kẻ hèn nhát.”
“Tôi đã lừa anh.” Akaj đứng dậy, lục lọi trong va ly của mình, “Nhà tôi không ở bên bờ sông Sviloch, đó là nơi tôi đi học, anh chưa từng đến Minks phải không? Vào năm 41, khi phát xít chiếm Minsk, chúng đã giết những kẻ bắt cóc và phá hủy toàn bộ thành phố.
Mãi đến năm 44, quân đội Liên Xô mới giải phóng nó.
Khi cha mẹ tôi được sinh ra, Minsk đang được xây dựng lại, mọi thứ đều mới mẻ và sôi động.
Thế hệ của họ siêng năng và dũng cảm, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, và ngôi nhà của tôi đã được xây dựng lại bởi sự làm việc chăm chỉ của họ.”
Khwaja đứng sau lưng cậu và nghe cậu nói.
“Tất cả những cây cầu bên bờ sông Svisloch đều bị nổ tung sau khi quân Đức tràn qua.
Đất nước lúc đó rất nghèo, cha tôi qua đời trong một vụ tai nạn xây dựng khi cố gắng xây dựng lại cây cầu.
Cây cầu mà ông ấy xây là cây cầu mà tôi phải đi qua mỗi ngày để tới trường.
Ngày còn nhỏ mẹ tôi đã nói với tôi rằng cha tôi là một kiến trúc sư và một anh hùng của Minsk.
Ông đã hy sinh, nhưng kể từ đó tất cả trẻ em của Minsk đều có thể đến tường.
Chính phủ Minsk đã trao tặng Huân chương Lao động cho cha tôi, và sáng nào mẹ cũng đưa cho tôi xem để động viên tôi đi học”, cậu nói.
Cuối cùng, cậu lấy ra một danh sách những cái tên từ vali của mình và tự hào khoe nó với Khwaja, “Tôi thực sự không có nhiều ấn tượng về cha mình, cũng không có nhiều tình cảm.
Tôi biết anh hùng như thế nào, nhưng tôi không biết cha tôi là người như thế nào.
Lớn lên, tôi bắt đầu ghét hình ảnh anh hùng, tôi muốn có một người cha, không muốn một anh hùng.
Cho nên tôi rời khỏi Minsk, đi Leningrad, sau đó lại đến Afghanistan, sau đó…”
Cậu dừng lại và nhìn Khwaja với ánh mắt kỳ lạ và hỏi, “Anh đã xây cầu chưa, Khwaja?”
Khwaja lấy danh sách từ trong tay cậu, “Không.
Tôi đã cho nổ tung những cây cầu,”
“Chậc, cũng không lạ gì.” Akaj lườm gã, đưa mắt nhìn danh sách, “Đây là thời gian hoạt động của người nhặt rác và thứ tự giao ca, tôi không có danh sách tất cả bọn họ, chuyện này không có khả năng.
Không chắc có bất kỳ thay đổi nào trong khoảng thời gian kể từ khi tôi rời đi hay không, hãy liên lạc Buri để biết thêm chi tiết, ông ấy là người biết rõ tình hình nhất.”
Khwaja gật đầu, “Tôi sẽ xem.
Còn các trại tị nạn thì sao?”
“Tôi đã tiếp xúc sơ qua với tình hình của họ trước, quản lý hiện tại của trại tị nạn rất tệ, nhưng tôi cảm thấy anh nên vui vì điều này.
Thủ tục đăng ký nhân sự của họ vừa phức tạp vừa không nhiều thông tin, họ cần phải xác nhận thông tin về quyền công dân, thành viên gia đình, nơi sinh, v.v, nhưng cuối cùng rất ít hồ sơ gốc có thể được lưu giữ, thường chỉ có tên, giới tính, tuổi và nơi sinh.”
Cậu ho khan hai tiếng, tiếp tục nói, “Họ đến từ nhiều nơi, một vài nơi hẻo lánh đến mức có thể anh cũng không biết đó là chỗ nào, giọng nói cũng hoàn toàn khác.
Tỷ lệ nam nữ chênh kệch, phân tầng tuổi tác cũng không đồng đều, theo ước tính sơ bộ thì tỷ lệ nam/nữ khoảng 4:1, nhiều người già hơn, nhóm tuổi khỏe mạnh giảm, và tỷ lệ giảm rất nhanh.
Điều này có thể được dự đoán, như anh nói, họ buộc phải tham gia vào các nhóm thánh chiến khác nhau.
Mấy thông tin này thì có sẵn.”
“Rất tốt, rất hiệu quả..”
“Thêm một điều nữa, tôi nghĩ có thể anh sẽ quan tâm đấy.”
Khwaja nói, “Em nói đi.”
“Do Kabul kiểm soát chặt chẽ dân số, dẫn đến các thủ tục đăng ký thành lập trại tị nạn cực kỳ phức tạp và nhàm chán.
Những thủ tục này sàng lọc vô số người thực sự cần được ở lại.
Vai trò của các trại tị nạn trong việc chăm sóc người tị nạn đã bị giảm xuống mức tối thiểu, và dần trở thành một công cụ để sử dụng chính thức, cũng có một chuỗi lợi ích khổng lồ.
Anh có biết một chỗ trong trại tị nạn được bán với giá bao nhiêu trên thị trường chợ đen không? 400 Afghani! Hàng ngày, những người bán máu ở chợ đen phải xếp hàng dài bán 100cc mới được có 7 Afghani.
Có người bị sốc và ngất xỉu vì truyền máu quá nhiều để đổi lấy một suất vào trại tị nạn.”
“Khwaja, những người tị nạn thực sự không ở trong trại tị nạn.” Akaj nói.”Để tổ chức và thống nhất nhóm khổng lồ này, chúng ta không thể bắt đầu với các trại tị nạn.”
“Vậy bắt đầu từ đâu?”
Akaj đứng lên, giang rộng hai tay ra và mỉm cười, “Từ đây.”
Cậu đề cập đến các khu ổ chuột, “Các khu ổ chuột của Kabul đang mở rộng với tốc độ đáng chú ý hàng năm và tổng số cư dân, khi tôi mới đến đây, đã tăng gấp ba lần cho đến nay.
Một số gia đình sống chen chúc dưới gầm giường của người khác, ban ngày đàn ông ra ngoài ăn trộm và đàn bà mang theo trẻ con.
Ban đêm họ quay về và ngủ.”
“Xem ra thời gian ở khu ổ chuột không vô ích nhỉ.” Khwaja nói với vẻ hải lòng.
Akaj siết chặt vòng tay, “Khwaja, họ đều là những người Afghanistan bình thường, một số sinh ra trong cảnh nghèo khó, một số khác phải di dời vì chiến tranh.
Sự thất bại của chính phủ đã dẫn đến cuộc sống tồi tệ của họ, bây giờ anh còn sử dụng họ để thực hiện tham vọng của mình, tôi không còn gì để nói.
Nhưng tôi nghĩ ít nhất anh cũng nên xem những người hy sinh vì anh trông như thế nào và họ đang sống ra sao.”
Cậu bước qua trèo lên một cái thang mở giếng trời, ánh sáng trắng từ đỉnh đầu rơi xuống tầng hầm hiện ra bộ dáng ban đầu của cậu.
Ánh mắt Khwaja rung động, được xếp bằng những quả lựu đạn phóng tên lửa được sắp xếp ngay ngắn, những họng pháo đen ngòm đang nhìn gã lom lom.
Akaj nhảy xuống từ thang, đạp cửa đóng lại, hai khẩu pháo gai độc xoay mình đối diện với Khwaja.
Cậu chỉ cẩn bóp cò súng, hỏa lực trong phòng có thể bắn Khwaja thành bã,
“Gậy ông đập lưng ông.” Sắc mặt Khwaja trầm xuống, “Em tiến bộ đấy, Akaj.”
Tay Akaj nhẹ nhàng đặt lên chốt, “Tốt hơn hết là anh đừng nhúc nhích, ba mươi khẩu bazoka ở đây không phải để trưng bày.”
Vẻ mặt Khwaja lạnh lùng, “Giết tôi, em sẽ không thể trở về Liên Xô.”
“Vậy thì sao? Nếu tôi ở lại với anh thì có hy vọng sao?”
Khwaja không nói lời nào, bất giác nắm chặt tay.
Akaj ngồi trên giá đỡ pháo gai độc, đung đưa trông rất ngây thơ.
Hai người rơi vào thế giằng co, cậu đột nhiên bật cười, “Ha ha ha ha.
Được rồi được rồi, không đùa nữa, anh nhìn mặt mình xem, giống như bia đỡ đạn vậy ha ha ha…”
Khuôn mặt của Khwaja rất đẹp.
“Sợ đúng không? Không khủng khiếp như anh nghĩ đâu.
Tôi sẽ không làm gì anh đâu, thật đấy.” Cậu nói, “Trông thì đáng sợ vậy thôi, nhưng không có đạn, anh yên tâm, đừng sợ.” “Cậu cười hì hì ôm thỏ của mình, “Mỗi người đến chỗ của tôi, tôi đều lấy mấy thứ này dọa họ, không ngờ anh cũng bị dọa đấy ha ha ha…”
Khwaja nói, “Nói đi, em còn muốn làm gì nữa?”
“Không có gì, chỉ muốn xem phản ứng của anh thôi.” Akaj vén tóc, “Tôi còn tưởng anh không sợ trời không sợ đất.
Xem ra cũng là người bình thường.”
“Tất nhiên tôi có thứ mình sợ rồi.”
Akaj gật đầu, “Tôi muốn nói, anh xem, khi anh bị tên lửa bao vây, anh có thể cảm thấy mạng sống của mình bị đe dọa.
Trong giây phút đó anh có thể đã tính toán đủ các loại phương pháp và khả năng thoát hiểm và đi tìm cứu viện, anh ước tính tỷ lệ thành công của chúng, và tự trấn an bản thân phải bình tĩnh, kiên nhẫn.
Phải không? Tôi không có ý thuyết phục anh, tôi biết anh khó bị thuyết phục.”
Cậu nhảy xuống khỏi gai độc, đến trước mặt gã và thì thầm, “Tôi muốn anh cảm nhận rằng những người sắp được bạn sử dụng trong trận chiến, những người đang đối mặt với sự bao vây của Liên Xô và binh lính của Najibullah, đang cảm thấy gì.
Đó chính là cảm xúc của anh, nỗi sợ hãi, khiếp đảm, ý chí sống của sót của họ cũng mạnh mẽ như thứ anh vừa trải qua, thậm chí còn mạnh hơn thế.
Nhưng bọn họ đồng ý lên chiến trường để vượt qua nỗi sợ này, không phải vì quyền lợi, vì của cải.
Mà là vì gia đình và người thân vốn nên thuộc về bọn họ.”
Khwaja cúi đầu, hôn lên cánh môi lạnh lẽo của cậu, ngăn cậu nói tiếp.
Akaj buộc phải chịu đựng nụ hôn dịu dàng này.
Khwaja vuốt ve mái tóc trước trán cậu, “Tôi không biết em có tài ăn nói tốt thế đấy.
Có vẻ như tôi đã quyết định đúng khi để em đi chung với những người nhặt rác nhỉ.” Gã lùi vài bước,”tôi tin chắc em có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Tôi sẽ thưởng cho em, em muốn thưởng thể nào cũng được.”
Akaj không quan tâm
Khwaja đi thẳng ra ngoài, “Đi thôi, chúng ta về nhà.”
Akaj nói, “Nhà tôi ở Minsk.”
Khwaja quay lại mỉm cười, “Nhà của em bây giờ là ở Afghanistan, bé cưng à, em phải làm quen với nó, sau này nhà của em cũng ở đây.
Chúng ta nên quay lại, kẻo lỡ bữa tối.”
Akaj không nhúc nhích, cậu hỏi, “Khwaja, tại sao lại là tôi?”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook