Chưởng Sự
-
Quyển 1 - Chương 42: Gả như không gả (tứ)
Những ngày ở Từ Niệm am trôi qua rất nhanh, nháy mắt đã là ngày thứ sáu.
Hôm nay, Cầu Tam nương thả tự do cho Bạch Hà và Lục Cúc, để hai người giả trang thành bộ dạng gã sai vặt, ra ngoài đi dạo. Tiểu Y thì xuất quỷ nhập thần, không biết lại trốn ở nơi nào trong am. Mặc Tử trở thành nha đầu duy nhất hầu hạ bên cạnh Cầu Tam nương.
Sau trưa, Cầu Tam nương ngại giường trong am khô cứng khó nằm, nhất quyết không chịu nghỉ ngơi, gọi Mặc Tử mang theo đàn, tìm một đình mát yên tĩnh ở trong rừng.
Mặc Tử lấy đàn ra, thật cẩn thận đặt ở trên bàn đá. Sau đó từ trong túi mang theo, lấy ra một cái đỉnh đồng nhỏ, đốt chút hương thơm. Lại từ bên phải túi rút ra bình gỗ do nàng tự chế tạo, vặn nắp, rồi đổ trà nóng ra chén. Sau đó lấy từ ngăn lớn nhất của túi ra một cái thảm bằng gấm xinh đẹp, cẩn thận đặt lên trên ghế. Cuối cùng rút ra một cái áo choàng màu đỏ, cuộn lại cẩn thận đặt lên trên ghế dựa.
“Cô nương, đều đã xong, còn có gì phân phó hay không?” Mặc Tử hỏi.
“Cái túi này của ngươi đúng là tốt, chẳng những đựng được nhiều đồ, còn có thể đeo trên hai vai.” Nếu là trước kia, nhiều đồ như vậy thì ba nha đầu của nàng phải chia nhau mà mang theo.
Mặc Tử vỗ vỗ ba lô do nàng “thiết kế”, Lục Cúc may: “Hai vai chịu đựng sắc nặng so với một vai hoặc hai tay thì thoải mái và dễ dàng hơn nhiều.”
Cầu Tam nương chỗ hiểu chỗ không gật gật đầu, không quá quan tâm đến nguyên lý, ngồi xuống nói: “Ta biết ngươi không thích nghe đàn, miễn cho ngươi nghe mà chỉ thấy buồn ngủ, ngươi dạo đi quanh đây đi, đừng đi quá xa là được.”
“Cô nương, ta canh gác ở đầu rừng. Như vậy, ngươi có thể thấy được ta, cũng sẽ không có người tiến vào quấy rầy.” Mặc Tử không thích những tiết tấu cổ điển chậm rãi như thế này, tiếng lộc cộc leng keng của trăm ngàn con ngựa cùng chạy còn khiến nàng thấy có cảm xúc mãnh liệt hơn.
“Đi đi.” Cầu Tam nương ôm lấy đàn, cúi đầu điều chỉnh dây.
Ngồi dựa vào mỏm núi đá bên đường, Mặc Tử vẫn có thể nghe thấy tiếng đàn. Gió núi thổi khiến tiếng đàn hơi tản ra rồi lại tụ lại bên tai nàng, tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhưng buồn chán trong ý nghĩ của nàng biến thành tiếng róc rách như nước suối chảy, nghe cũng không đến nỗi nào.
Nếu nói thứ nàng cảm thấy thích nhất khi đến thời đại này thì có lẽ đó chính là tay áo. Có hẹp có rộng, nhưng đều có thể đựng đồ vật. Thiết kế tinh xảo, vung lên vung xuống cũng không rơi ra được. Khăn, bạc vụn, thư sách linh tinh đều chứa được. Chỉ cần không để quá ý xem có đẹp hay xấu, thì tay áo đối với người bình thường mà nói vẫn rất thực dụng. Có lúc, nàng cũng suy nghĩ xem có thể làm ra vũ khí gì đó để tự vệ nhét vào trong tay áo cho tiện hay không.
Có điều hôm nay, bên trong tay áo của nàng chỉ mang theo một quyển Ngọc Lăng Dạ Chu chí*. Là cách đây không lâu khi lấy sách cho Cầu Tam nương trong thư phòng của Cầu lão gia nàng tiện tay cầm luôn, so với những quyển sách bình thường khác nhỏ hơn một nửa nhưng cũng dày hơn một nửa, có điều chất giấy rất nhẹ, dễ dàng để mang theo. Cái này không được coi là trộm, Cầu Tam nương đối với hành vi đọc sách của nàng đã sớm ngầm đồng ý. Tuy rằng nha đầu biết chữ trong Cầu phủ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, ngay cả Lục cô nương, Thất cô nương cũng không biết được nhiều chữ lắm, nhưng Cầu Tam nương lại là người yêu thích đủ loại thi thư, Mặc Tử thì yêu đọc sách, cũng coi như là bạn sách, bởi vậy Cầu Tam nương đối với nàng cũng được coi là rộng lượng.
*Chí: một loại sách thời cổ, ghi chép về dân phong, sản vật, địa thế các nơi. Hay còn gọi là địa chí. Ngọc Lăng Dạ Chu chí, tạm dịch là “những chuyến đi thuyền đêm ở Ngọc Lăng”.
Ngọc Lăng Dạ Chu chí là một bản viết tay, Mặc Tử không rõ đến tột cùng là được ra đời vào năm tháng nào, chỉ có thể suy đoán là ở ba mươi hoặc sớm hơn ba mười năm trước. Sách này chủ yếu ghi chép lại những chuyện kỳ lạ lý thú mà những người lữ khách đi thuyền đêm chứng kiến được ở Ngọc Lăng, nhưng tinh diệu chỗ ở trong sách có những bức vẽ minh họa tỉ mỉ về các loại thuyền nhỏ dạ hành, khiến cho người xuất thân thuyền công như Mặc Tử cảm thấy vô cùng hứng thú.
Nâng sách ở trên tay, lại mơ hồ nghe thấy trong tiếng đàn mang chút tâm tư.
Đêm đó, Mặc Tử nói với Bạch Hà chuyện nên tìm cơ hội nói với Vệ thị về tính cách thật sự của Cầu Tam nương. Đến ngày thứ tư, Bạch Hà, Lục Cúc và Tam nương đi gặp Vệ thị, nàng đúng là theo đó mà làm. Sau khi trở về Cầu Tam nương oán giận không nhỏ, nói nha đầu các nàng tự ý quết định, không thương lượng trước đã vạch trần khuyết điểm của nàng trước mặt người ngoài.
Bạch Hà thấy Cầu Tam nương thực sự tức giận, cho nên nhận toàn bộ chủ ý đều là của mình.
Không biết có phải Cầu Tam nương nể tình Bạch Hà từ nhỏ theo hầu bên cạnh mà không truy cứu hay không, dù sao cũng không xử phạt Bạch Hà nộp mấy trăm lượng bạc như Mặc Tử.
Sau đó, Mặc Tử nghe Lục Cúc nói, ngày ấy Cầu Tam nương và Vệ thị trò chuyện với nhau thật sự vui vẻ, tán gẫu từ trời nam đất bắc, còn tìm được vài nơi hai người đã từng đi qua, bởi vậy đề tài nói chuyện kéo dài không dứt. Thậm chí Vệ thị còn chủ động mời Cầu Tam nương ở lại dùng bữa tối, lại bị Cầu Tam nương lấy việc muốn đọc kinh văn cho buổi lễ ban đêm mà khéo léo từ chối.
Khi Lục Cúc nói chuyện này với Mặc Tử, biểu tình vô cùng tiếc hận, nói thẳng là không nên từ chối lời mời của Vệ thị.
Theo Mặc Tử thấy, xem ra Cầu Tam nương đã thực sự nhập cuộc rồi.
Lạt mềm buộc chặt.
Không phải rất tốt sao? Khi nào thẳng thắn, khi nào tuân thủ lễ nghi, khi nào nên tiến, khi nào nên lùi, nắm chắc tình hình chắc chắn trong tay thì cơ hội sẽ xuất hiện thôi.
Không cần biết như thế nào, Cầu Tam nương đối với Cầu lão gia vẫn là thật tâm hiếu thuận, làm lễ Thất Mộc trai quả thực là vất vả. Khấu đầu ngàn lần, đọc kinh ngàn lần, viết sách ngàn lần, mỗi một giai đoạn đều rất phiền phức hơn nữa còn phải đích thân làm. Mà lấy hiếu làm đầu, đây có lẽ cũng là điều Vệ thị coi trọng nhất khi chọn lựa người đi.
Từ ngày thứ hai trở đi, chỉ khi ăn sáng Cầu Tam nương mới gặp gỡ Vệ thị. Mặc dù giờ phút này, rõ ràng là rảnh rỗi, nhưng cũng không muốn quá dây dưa quấn quýt, nàng hiểu phải có chừng mực.
Nhưng mọi chuyện có thể thuận lợi như các nàng suy nghĩ hay không, Mặc Tử không biết.
“Hoa bạch trà trên chừng núi này nở trông thật đẹp mắt.” Một giọng nói trầm ổn từ phía sau mỏm núi bỗng nhiên truyền đến.
Mặc Tử cảm thấy giọng nói này hình như nàng đã nghe qua ở đâu, lập tức lấy lại tinh thần.
“Đúng thế, ở trên kinh ta chưa từng nhìn thấy hoa nở tươi tắn xinh đẹp như thế này. Vốn muốn hỏi am chủ xin về vài nhánh hoa, nhưng lại sợ lặn lội đường xa, chỉ khiến những bông hoa này bị dày vò héo úa, cho nên mới thôi. Có điều mẫu thân ngươi yêu nhất là hoa bạch trà, ta thấy tiếc thay cho nàng.” Một giọng nói khác vang lên mang theo ý cười, còn có chút yêu mến.
Trong đầu Mặc tử lập tức hiện ra khuôn mặt thân thiết từ ái của Vệ thị, nàng nghĩ thầm, ở gần nhau đúng là tốt, cúi đầu không thấy, ngẩng đầu đã gặp.
Trong lòng nghĩ thế, nhưng hành động cũng không chậm, thả sách lại trong tay áo, rồi sau đó xoay người từ sau núi đi ra.
“Phu nhân khỏe.” Hơi cúi đầu, người nghiêng về phía trước một chút, hai tay đặt ở bên thắt lưng, đầu gối cong cong.
“Ngươi là ——?” Vệ thị không nhìn rõ mặt người phía trước nên có chút nghi hoặc.
Mặc Tử hơi ngẩng đầu, vẫn nghiêng người, “Phu nhân, ta là nha đầu của Tam Cô nương ở Cầu phủ, Mặc Tử.”
“Thì ra là ngươi.” Dù Vệ thị đối với diện mạo của Mặc Tử không để ý lắm, nhưng đối với tên Mặc Tử lại rất có ấn tượng, “Đã nhiều ngày cùng cô nương nhà ngươi dùng bữa, không thấy ngươi, ta còn nghĩ ngươi không có ở đây.”
“Đa tạ phu nhân nhớ nhung. Mặc Tử chỉ là nha hoàn hai bậc, không thường xuyên hầu hạ bên cạnh cô nương.” Ngươi khách khí, ta khách khí, mọi người cùng khách khí. Mặc Tử lại ngẩng đầu lên chút, nhìn thấy nam tử bên cạnh Vệ thị, vội vàng cúi đầu xuống năm độ, trong lòng kinh hãi.
Giọng nói quen thuộc, chính là người nàng mới gặp qua mấy hôm trước. Nam tử kia chính là Nhị Lang nhà nào đó gặp ở Vọng Thu lâu. Ngày đó gặp gỡ đúng là không vui. Mà hôm nay ở đây gặp lại thật sự là oan gia ngõ hẹp.
“Cô nương nhà ngươi đúng là có bản lĩnh, ngay cả vài nha đầu bên cạnh cũng đều là người thông minh.” Đây là khen thực.
“Gặp được cô nương mới là phúc khí của chúng ta.” Cẩn thận toàn tâm cũng chỉ có Bạch Hà, Tiểu Y, Lục Cúc, còn nàng chỉ được một nửa.
“Nhìn miệng lưỡi khéo léo của ngươi xem.” Thái độ khiêm nhường của Mặc Tử hiển nhiên phù hợp với tâm ý của Vệ thị, nàng ta tươi cười rạng rỡ, quay lại nói với nam tử trẻ tuổi bên cạnh, “Nhị Lang, chuyện xưa mà ngươi vô cùng khen ngợi cũng là tác nhân khiến Tam thúc thúc của ngươi đánh gãy ý niệm cưới thế thiếp, chính là được kể từ nha đầu này.”
Hôm nay, Cầu Tam nương thả tự do cho Bạch Hà và Lục Cúc, để hai người giả trang thành bộ dạng gã sai vặt, ra ngoài đi dạo. Tiểu Y thì xuất quỷ nhập thần, không biết lại trốn ở nơi nào trong am. Mặc Tử trở thành nha đầu duy nhất hầu hạ bên cạnh Cầu Tam nương.
Sau trưa, Cầu Tam nương ngại giường trong am khô cứng khó nằm, nhất quyết không chịu nghỉ ngơi, gọi Mặc Tử mang theo đàn, tìm một đình mát yên tĩnh ở trong rừng.
Mặc Tử lấy đàn ra, thật cẩn thận đặt ở trên bàn đá. Sau đó từ trong túi mang theo, lấy ra một cái đỉnh đồng nhỏ, đốt chút hương thơm. Lại từ bên phải túi rút ra bình gỗ do nàng tự chế tạo, vặn nắp, rồi đổ trà nóng ra chén. Sau đó lấy từ ngăn lớn nhất của túi ra một cái thảm bằng gấm xinh đẹp, cẩn thận đặt lên trên ghế. Cuối cùng rút ra một cái áo choàng màu đỏ, cuộn lại cẩn thận đặt lên trên ghế dựa.
“Cô nương, đều đã xong, còn có gì phân phó hay không?” Mặc Tử hỏi.
“Cái túi này của ngươi đúng là tốt, chẳng những đựng được nhiều đồ, còn có thể đeo trên hai vai.” Nếu là trước kia, nhiều đồ như vậy thì ba nha đầu của nàng phải chia nhau mà mang theo.
Mặc Tử vỗ vỗ ba lô do nàng “thiết kế”, Lục Cúc may: “Hai vai chịu đựng sắc nặng so với một vai hoặc hai tay thì thoải mái và dễ dàng hơn nhiều.”
Cầu Tam nương chỗ hiểu chỗ không gật gật đầu, không quá quan tâm đến nguyên lý, ngồi xuống nói: “Ta biết ngươi không thích nghe đàn, miễn cho ngươi nghe mà chỉ thấy buồn ngủ, ngươi dạo đi quanh đây đi, đừng đi quá xa là được.”
“Cô nương, ta canh gác ở đầu rừng. Như vậy, ngươi có thể thấy được ta, cũng sẽ không có người tiến vào quấy rầy.” Mặc Tử không thích những tiết tấu cổ điển chậm rãi như thế này, tiếng lộc cộc leng keng của trăm ngàn con ngựa cùng chạy còn khiến nàng thấy có cảm xúc mãnh liệt hơn.
“Đi đi.” Cầu Tam nương ôm lấy đàn, cúi đầu điều chỉnh dây.
Ngồi dựa vào mỏm núi đá bên đường, Mặc Tử vẫn có thể nghe thấy tiếng đàn. Gió núi thổi khiến tiếng đàn hơi tản ra rồi lại tụ lại bên tai nàng, tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhưng buồn chán trong ý nghĩ của nàng biến thành tiếng róc rách như nước suối chảy, nghe cũng không đến nỗi nào.
Nếu nói thứ nàng cảm thấy thích nhất khi đến thời đại này thì có lẽ đó chính là tay áo. Có hẹp có rộng, nhưng đều có thể đựng đồ vật. Thiết kế tinh xảo, vung lên vung xuống cũng không rơi ra được. Khăn, bạc vụn, thư sách linh tinh đều chứa được. Chỉ cần không để quá ý xem có đẹp hay xấu, thì tay áo đối với người bình thường mà nói vẫn rất thực dụng. Có lúc, nàng cũng suy nghĩ xem có thể làm ra vũ khí gì đó để tự vệ nhét vào trong tay áo cho tiện hay không.
Có điều hôm nay, bên trong tay áo của nàng chỉ mang theo một quyển Ngọc Lăng Dạ Chu chí*. Là cách đây không lâu khi lấy sách cho Cầu Tam nương trong thư phòng của Cầu lão gia nàng tiện tay cầm luôn, so với những quyển sách bình thường khác nhỏ hơn một nửa nhưng cũng dày hơn một nửa, có điều chất giấy rất nhẹ, dễ dàng để mang theo. Cái này không được coi là trộm, Cầu Tam nương đối với hành vi đọc sách của nàng đã sớm ngầm đồng ý. Tuy rằng nha đầu biết chữ trong Cầu phủ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, ngay cả Lục cô nương, Thất cô nương cũng không biết được nhiều chữ lắm, nhưng Cầu Tam nương lại là người yêu thích đủ loại thi thư, Mặc Tử thì yêu đọc sách, cũng coi như là bạn sách, bởi vậy Cầu Tam nương đối với nàng cũng được coi là rộng lượng.
*Chí: một loại sách thời cổ, ghi chép về dân phong, sản vật, địa thế các nơi. Hay còn gọi là địa chí. Ngọc Lăng Dạ Chu chí, tạm dịch là “những chuyến đi thuyền đêm ở Ngọc Lăng”.
Ngọc Lăng Dạ Chu chí là một bản viết tay, Mặc Tử không rõ đến tột cùng là được ra đời vào năm tháng nào, chỉ có thể suy đoán là ở ba mươi hoặc sớm hơn ba mười năm trước. Sách này chủ yếu ghi chép lại những chuyện kỳ lạ lý thú mà những người lữ khách đi thuyền đêm chứng kiến được ở Ngọc Lăng, nhưng tinh diệu chỗ ở trong sách có những bức vẽ minh họa tỉ mỉ về các loại thuyền nhỏ dạ hành, khiến cho người xuất thân thuyền công như Mặc Tử cảm thấy vô cùng hứng thú.
Nâng sách ở trên tay, lại mơ hồ nghe thấy trong tiếng đàn mang chút tâm tư.
Đêm đó, Mặc Tử nói với Bạch Hà chuyện nên tìm cơ hội nói với Vệ thị về tính cách thật sự của Cầu Tam nương. Đến ngày thứ tư, Bạch Hà, Lục Cúc và Tam nương đi gặp Vệ thị, nàng đúng là theo đó mà làm. Sau khi trở về Cầu Tam nương oán giận không nhỏ, nói nha đầu các nàng tự ý quết định, không thương lượng trước đã vạch trần khuyết điểm của nàng trước mặt người ngoài.
Bạch Hà thấy Cầu Tam nương thực sự tức giận, cho nên nhận toàn bộ chủ ý đều là của mình.
Không biết có phải Cầu Tam nương nể tình Bạch Hà từ nhỏ theo hầu bên cạnh mà không truy cứu hay không, dù sao cũng không xử phạt Bạch Hà nộp mấy trăm lượng bạc như Mặc Tử.
Sau đó, Mặc Tử nghe Lục Cúc nói, ngày ấy Cầu Tam nương và Vệ thị trò chuyện với nhau thật sự vui vẻ, tán gẫu từ trời nam đất bắc, còn tìm được vài nơi hai người đã từng đi qua, bởi vậy đề tài nói chuyện kéo dài không dứt. Thậm chí Vệ thị còn chủ động mời Cầu Tam nương ở lại dùng bữa tối, lại bị Cầu Tam nương lấy việc muốn đọc kinh văn cho buổi lễ ban đêm mà khéo léo từ chối.
Khi Lục Cúc nói chuyện này với Mặc Tử, biểu tình vô cùng tiếc hận, nói thẳng là không nên từ chối lời mời của Vệ thị.
Theo Mặc Tử thấy, xem ra Cầu Tam nương đã thực sự nhập cuộc rồi.
Lạt mềm buộc chặt.
Không phải rất tốt sao? Khi nào thẳng thắn, khi nào tuân thủ lễ nghi, khi nào nên tiến, khi nào nên lùi, nắm chắc tình hình chắc chắn trong tay thì cơ hội sẽ xuất hiện thôi.
Không cần biết như thế nào, Cầu Tam nương đối với Cầu lão gia vẫn là thật tâm hiếu thuận, làm lễ Thất Mộc trai quả thực là vất vả. Khấu đầu ngàn lần, đọc kinh ngàn lần, viết sách ngàn lần, mỗi một giai đoạn đều rất phiền phức hơn nữa còn phải đích thân làm. Mà lấy hiếu làm đầu, đây có lẽ cũng là điều Vệ thị coi trọng nhất khi chọn lựa người đi.
Từ ngày thứ hai trở đi, chỉ khi ăn sáng Cầu Tam nương mới gặp gỡ Vệ thị. Mặc dù giờ phút này, rõ ràng là rảnh rỗi, nhưng cũng không muốn quá dây dưa quấn quýt, nàng hiểu phải có chừng mực.
Nhưng mọi chuyện có thể thuận lợi như các nàng suy nghĩ hay không, Mặc Tử không biết.
“Hoa bạch trà trên chừng núi này nở trông thật đẹp mắt.” Một giọng nói trầm ổn từ phía sau mỏm núi bỗng nhiên truyền đến.
Mặc Tử cảm thấy giọng nói này hình như nàng đã nghe qua ở đâu, lập tức lấy lại tinh thần.
“Đúng thế, ở trên kinh ta chưa từng nhìn thấy hoa nở tươi tắn xinh đẹp như thế này. Vốn muốn hỏi am chủ xin về vài nhánh hoa, nhưng lại sợ lặn lội đường xa, chỉ khiến những bông hoa này bị dày vò héo úa, cho nên mới thôi. Có điều mẫu thân ngươi yêu nhất là hoa bạch trà, ta thấy tiếc thay cho nàng.” Một giọng nói khác vang lên mang theo ý cười, còn có chút yêu mến.
Trong đầu Mặc tử lập tức hiện ra khuôn mặt thân thiết từ ái của Vệ thị, nàng nghĩ thầm, ở gần nhau đúng là tốt, cúi đầu không thấy, ngẩng đầu đã gặp.
Trong lòng nghĩ thế, nhưng hành động cũng không chậm, thả sách lại trong tay áo, rồi sau đó xoay người từ sau núi đi ra.
“Phu nhân khỏe.” Hơi cúi đầu, người nghiêng về phía trước một chút, hai tay đặt ở bên thắt lưng, đầu gối cong cong.
“Ngươi là ——?” Vệ thị không nhìn rõ mặt người phía trước nên có chút nghi hoặc.
Mặc Tử hơi ngẩng đầu, vẫn nghiêng người, “Phu nhân, ta là nha đầu của Tam Cô nương ở Cầu phủ, Mặc Tử.”
“Thì ra là ngươi.” Dù Vệ thị đối với diện mạo của Mặc Tử không để ý lắm, nhưng đối với tên Mặc Tử lại rất có ấn tượng, “Đã nhiều ngày cùng cô nương nhà ngươi dùng bữa, không thấy ngươi, ta còn nghĩ ngươi không có ở đây.”
“Đa tạ phu nhân nhớ nhung. Mặc Tử chỉ là nha hoàn hai bậc, không thường xuyên hầu hạ bên cạnh cô nương.” Ngươi khách khí, ta khách khí, mọi người cùng khách khí. Mặc Tử lại ngẩng đầu lên chút, nhìn thấy nam tử bên cạnh Vệ thị, vội vàng cúi đầu xuống năm độ, trong lòng kinh hãi.
Giọng nói quen thuộc, chính là người nàng mới gặp qua mấy hôm trước. Nam tử kia chính là Nhị Lang nhà nào đó gặp ở Vọng Thu lâu. Ngày đó gặp gỡ đúng là không vui. Mà hôm nay ở đây gặp lại thật sự là oan gia ngõ hẹp.
“Cô nương nhà ngươi đúng là có bản lĩnh, ngay cả vài nha đầu bên cạnh cũng đều là người thông minh.” Đây là khen thực.
“Gặp được cô nương mới là phúc khí của chúng ta.” Cẩn thận toàn tâm cũng chỉ có Bạch Hà, Tiểu Y, Lục Cúc, còn nàng chỉ được một nửa.
“Nhìn miệng lưỡi khéo léo của ngươi xem.” Thái độ khiêm nhường của Mặc Tử hiển nhiên phù hợp với tâm ý của Vệ thị, nàng ta tươi cười rạng rỡ, quay lại nói với nam tử trẻ tuổi bên cạnh, “Nhị Lang, chuyện xưa mà ngươi vô cùng khen ngợi cũng là tác nhân khiến Tam thúc thúc của ngươi đánh gãy ý niệm cưới thế thiếp, chính là được kể từ nha đầu này.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook